Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN Su dung hinh anh va cac doan phim ngan trong dayhoc sinh hoc 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.53 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
<b>I.</b> <b>LỜI MỞ ĐẦU:</b>


Từ năm học 2002 - 2003 ngành Giáo dục đã tiến hành đổi mới phương
pháp dạy học, sách giáo khoa được biên soạn lại cho phù hợp với tình hình
đổi mới. Qua 10 năm triển khai thực hiện, cho đến nay toàn ngành đã gặt hái
được nhiều thắng lợi, đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, cách làm hay và
cũng đã có nhiều điều chỉnh kịp thời cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Ngày nay, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học cũng đang từng
bước được đầu tư quan tâm, đặc biệt cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học kỹ thuật thì nhiều ứng dụng của cơng nghệ thơng tin đang được đưa
vào phục vụ công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.


Khoa học kỹ thuật nói chung, mơn sinh học nói riêng hàng ngày, hàng giờ
đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, lượng thơng tin, tri thức của nhân loại
ngày càng đa dạng, phong phú và vươn tới đỉnh cao của nó. Học sinh không
chỉ đơn thuần lĩnh hội kiến thức khoa học thông qua những tiết học trên lớp
mà còn được tiếp cận và nắm bắt qua nhiều kênh thông tin khác nhau như:
truyền hình, báo, đài và đặc biệt là qua mạng Internetr ... Đứng trước thực tế
đó, nếu giáo viên chỉ lên lớp với phấn trắng, bảng đen và chỉ khai thác kênh
chữ, kênh hình trong sách giáo khoa thì tiết học dễ trở nên nhàm chán, khơ
khan, khơng kích thích được hứng thú học tập của học sinh.


Môn sinh học lớp 7 là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về thế giới
động vật, sách giáo khoa đã được in 4 màu với nhiều hình ảnh về hình dạng,
cấu tạo, đời sống và tập tính ... của các đại diện động vật. Tuy nhiên đó chỉ là
những hình ảnh tĩnh, chỉ thuận lợi trong việc tìm hiểu kiến thức về mặt cấu
tạo giải phẫu, điều này đôi khi làm cho học sinh bị giới hạn và thụ động bởi
những hình ảnh mang tính chất đại diện, điển hình. Để hạn chế được nhược
điểm này cũng như tăng thêm hiệu quả và hứng thú học tập cho học sinh
trong tiết học sinh học 7, tơi đã sưu tầm, tìm kiếm thêm và sử lí các đoạn


phim, các hình ảnh liên quan đến chương trình để đưa vào giảng dạy. Việc sử
dụng các hình ảnh và đoạn phim ngắn vào giảng dạy bộ mơn sinh học lớp 7
có thể được áp dụng vào phần lớn các tiết học trong chương trình. Song tơi
thấy có hiệu quả nhất là trong các tiết học nghiên cứu về đời sống, cấu tạo
ngoài của đại diện các lớp động vật, các tiết thực hành xem băng hình về đời
sống và tập tính động vật, các tiết đa dạng sinh học động vật ... Tôi xin trình
bày một vài kinh nghiệm nhỏ trong “Sử dụng hình ảnh và các đoạn phim
<i><b>ngắn trong giảng dạy Sinh học 7”.</b></i>


<b>II.</b> <b>THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.</b>
<b>1. Thực trạng:</b>


<i><b>a. Tình hình chung về việc sử dụng các hình ảnh và đoạn phim ngắn</b></i>
<i><b>trong dạy học sinh học 7.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong năm học 2011-2012 ngay từ đầu năm học Bộ GD&ĐT cũng đã có
cơng văn số 4906 BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 V/v hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2011-2012.


Thực hiện công văn của Bộ GD&ĐT, Phịng GD&ĐT huyện Thạch Thành
cũng đã có cơng văn số 359/PGD&ĐT-TKKH ngày 07/10/2011 để hướng dẫn
kịp thời các nhà trường về nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học.


Vì vậy, trong những năm qua khả năng ứng dụng và khai thác nguồn tài
nguyên công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác giảng dạy của giáo viên
THCS đã đạt nhiều kết quả khả quan. Huyện Thạch Thành là một huyện miền
núi, cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác dạy và học cịn nhiều khó khăn, tuy
vậy trong một vài năm gần đây việc đưa các bài giảng điện tử vào giảng dạy
cũng đã trở nên phổ biến ở nhiều trường THCS. Tuy nhiên thông qua dự giờ


thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy vẫn cịn có một số hạn chế sau:


- Một số trường chưa được trang bị hệ thống máy vi tính, máy projector,
chưa được kết nối mạng Internet ... nên chưa có điều kiện đưa các bài giảng
có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Do vậy việc sử dụng các
đoạn phim và hình ảnh ngồi sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chưa thực
hiện được.


- Một số trường đã được trang bị đầy đủ các thiết bị kể trên song việc thiết
kế các bài giảng điện tử chỉ mới dừng lại ở việc đưa các hình ảnh có trong
sách giáo khoa hoặc một vài hình ảnh tĩnh khác vào giảng dạy.


- Nhiều giáo viên sử dụng các bài giảng được tải từ các thư viện bài giảng
điện tử trên mạng Internet sau đó chỉnh sửa lại. Tôi cũng đã tải về nhiều bài
giảng để nghiên cứu và ứng dụng, song những bài giảng đó chỉ có rất ít bài có
đưa vào các đoạn phim ngắn nhưng khi tải về thì khơng chạy được hoặc chất
lượng hình ảnh không tốt (Do giáo viên khi đưa bài giảng lên mạng chưa biết
cách đóng gói bài giảng, khơng đưa được các file gốc của các đoạn phim kèm
với bài giảng ...).


Sở dĩ việc thiết kế bài giảng có sử dụng các đoạn phim ngắn chưa được
chú ý bởi nguồn tư liệu hạn chế, các đoạn phim nói về đời sống, tập tính và
hoạt động của các lồi động vật khơng được Bộ giáo dục cấp, tìm mua trên thị
trường khơng có, hoặc nếu có thì khơng phù hợp. Các đoạn phim sưu tầm
được lại quá dài, một số phim thì khơng chạy được trên phần mềm
PowerPoint do giáo viên chưa sử dụng được các phần mềm chuyên dụng để
đổi định dạng hoặc cắt đoạn phim theo ý muốn.


Ngoài ra khi thiết kế các bài giảng có sử dụng các hình ảnh và đoạn phim
ngắn mất rất nhiều thời gian, nhất là công đoạn tìm kiếm và sử lí hình ảnh,


đoạn phim ... Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc kết nối dữ liệu, chèn
hình ảnh, truy cập Internet để Download tư liệu, đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho việc đưa các hình ảnh và đoạn phim trong giảng dạy
chưa thực sự hiệu quả và phổ biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện và đặc biệt là
Phòng GD&ĐT Thạch Thành, từ năm học 2009 - 2010 nhà trường đã được
chủ tịch UBND huyện phê duyệt xây dựng nhà trường là một trong hai trung
tâm giáo dục chất lượng cao của huyện nhà. Cơ sở vật chất nhà trường đang
từng bước được đầu tư quan tâm, hiện nay nhà trường đã có 15 bộ máy tính
được kết nối mạng Internet, nhà trường đã huy động được nguồn vốn để đầu
tư mua sắm được 2 laptop, 2 máy projector. Đặc biệt nhà trường đã được
UBND huyện đầu tư phần mềm Trí Việt của cơng ti TNHH phát triển Hương
Việt phục vụ cho việc thiết kế các bài giảng điện tử và quản lí ngân hàng đề
thi.


Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, đã chỉ đạo và mở nhiều lớp tập huấn sử dụng phần
mềm MS PowerPoin và phần mềm Trí Việt đến 100% cán bộ giáo viên. Hầu
hết giáo viên trẻ trong nhà trường đã sử dụng thành thạo phần mềm Trí Việt
và PwerPoint trong thiết kế các bài giảng thông thường, tuy vậy các bài giảng
đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ tin học vẫn chưa thực hiện được.


<b>2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:</b>


Hiện nay Ngành giáo dục đã có nhiều cơng văn chỉ đạo và khuyến khích
giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy với các phần mềm hỗ
trợ E-learning, các bài giảng khơng chỉ đơn thuần sử dụng kênh chữ và kênh
hình mà còn đảm bảo được sự đa dạng cách truyền tải thơng tin (nghe,
nhìn ...) Những video clip, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng, những hình


ảnh, âm thanh ... được đưa đến cho học sinh đúng lúc, mặc dù trong thời gian
ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của học sinh.


Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, khi mà việc sử dụng các đoạn
phim ngắn để thiết kế bài giảng ở môn sinh học chưa phải là việc làm thường
xun, tơi đã nghiên cứu, tìm kiếm, sưu tầm và sử lí nhiều hình ảnh, đoạn
phim về cấu tạo, đời sống, tập tính ... của các lồi động vật để đưa vào giảng
dạy môn sinh học lớp 7. Qua thực tế giảng dạy tại hai lớp 7A và 7B trường
THCS Vân Du, tôi thấy việc làm này mang lại hiệu quả khả quan, học sinh
sơi nổi, tích cực hơn trong các tiết học có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim
ngắn. Qua các hình ảnh và đoạn phim các em dễ dàng phát hiện ra kiến thức
một cách chủ động, ghi nhớ được kiến thức, khả năng khái quát hoá và vận
dụng kiến thức tốt và đặc biệt là mở rộng thêm hiểu biết của các em về thế
giới phong phú và đa dạng của động vật.


<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>I.</b> <b>CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>1. Thiết kế bài giảng (Soạn giáo án).</b>


<b>2. Sưu tầm các hình ảnh và đoạn phim liên quan đến bài giảng.</b>
<b>3. Sử lí các hình ảnh và đoạn phim.</b>


<b>4. Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng hình ảnh và đoạn phim, tiến</b>
<b>hành thực nghiệm.</b>


<b>II.</b> <b>CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.</b>
<b>1.</b> <b>Thiết kế bài giảng: </b>


Giáo viên tiến hành soạn giáo án lên lớp - lập kế hoạch chi tiết, cụ thể toàn


bộ hoạt động dạy và học trong giờ lên lớp. Đặc biệt và chú ý đến việc tìm
hiểu trong tiết dạy cần những hình ảnh gì, đoạn phim nào và những hoạt động
nào, phần nào cần đưa hình ảnh hoặc đoạn phim để khai thác kiến thức, để
củng cố khắc sâu hay để mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh.


Ở nội dung này giáo viên nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, bám sát chuẩn
kiến thức kỹ năng để xây dựng ý tưởng cho bài dạy. Yêu cầu phải đưa ra được
mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ, xác định được trọng tâm bài
học và đưa ra được phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài. Lưu ý việc
tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, giáo dục kỹ
năng sống ... trong giảng dạy. Từ đó xây dựng và định hướng các hoạt động
học tập của học sinh, xác định hoạt động nào tổ chức theo nhóm, hoạt động
nào cá nhân, hoạt động nào trên lớp, hoạt động nào ở nhà ... Tổ chức các hoạt
động kiểm tra đánh giá học sinh theo mục tiêu đã đặt ra.


Lưu ý ở nội dung này giáo viên phải xác định được hình ảnh, đoạn phim
nào là cần thiết, phù hợp cho bài dạy đó, nhưng cũng không được lạm dụng
đưa quá nhiều tư liệu vào bài giảng gây nhiễu đối với học sinh. Việc sử dụng
hình ảnh hay đoạn phim phải đảm bảo phù hợp với nội dung bài học, giúp
thực hiện được mục tiêu của bài học và gây được hứng thú học tập cho học
sinh.


Nếu việc sử dụng hình ảnh hay đoạn phim nhằm để liên hệ, mở rộng hay
nâng cao kiến thức cho học sinh thì cũng nên lựa chọn hình ảnh, đoạn phim
điển hình, chứa đựng những thơng tin cần thiết, có ích cho việc tiếp thu bài
học, đáp ứng được tính ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh
của học sinh. Tránh việc sử dụng hình ảnh hay đoạn phim tuỳ tiện làm phân
tán sự chú ý của học sinh và làm loãng kiến thức.


<b>2. Sưu tầm các hình ảnh và đoạn phim liên quan đến bài giảng:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Sưu tầm hình ảnh từ các trang sách, báo, các tài liệu, atlat, tạp chí ... sử
dụng máy quét ảnh để lưu ảnh ở dạng tập tin điện tử (thông qua các cửa hàng
in ấn, quảng cáo) hoặc dùng máy ảnh điện tử chụp lại. Việc làm này mất khá
nhiều thời gian, hình ảnh thu được thường không sắc nét, màu sắc không
chuẩn như ảnh gốc.


- Mua các đĩa VCD về thế giới động vật có bán trên thị trường hoặc liên hệ
tại các đài truyền hình. Sưu tầm theo cách này cũng gặp nhiều khó khăn vì
lượng đĩa VCD có nội dung về thế giới động vật có bán trên thị trường
thường rất hiếm, thường chỉ có ở ít các cửa hàng bán đồ dùng dạy học, chất
lượng hình ảnh do in sao thủ cơng nên cũng khơng đảm bảo. Xin từ các đài
truyền hình thường khó vì nó liên quan đến bản quyền và vấn đề lưu hành.


- Khai thác nguồn tài nguyên từ mạng Internet. Có thể nói đây là kho tư
liệu khổng lồ mà nếu biết cách khai thác nó thì rất hiệu quả, do vậy tôi ưu tiên
chọn cách khai thác theo hướng này. Tôi xin nêu một vài thủ thuật khi tải hình
ảnh và đoạn phim trên mạng Internet:


+ Tải hình ảnh: Vào trang Google.com.vn gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm từ
khố (tên động vật, q trình sinh học ...) cần tìm. Chọn chức năng tìm kiếm
hình ảnh sau đó bấm enter ta đã có một loạt trang Websile hiển thị hình ảnh
có liên quan, khi đó ta dễ dàng chọn được hình ảnh cần tìm. Hoặc vào trang
Google.com gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm từ khố là tên khoa học của động
vật cần tìm ta cũng có thể tìm kiếm được hình ảnh cần tìm từ các trang
Websile nước ngoài.


+ Tải video: Vào trang gõ vào thanh cơng cụ tìm
kiếm từ khố (tên động vật cần tìm) chúng ta sẽ thấy có rất nhiều trang
Websile hiện ra. Sau khi mở trang Websile ta sẽ xem được các đoạn phim và


tìm được các đoạn phim mong muốn. Nhưng phần lớn các phim này chỉ cho
phép xem chứ không cho tải về máy, để tải được các đoạn phim từ các trang
YouTube hoặc các trang mạng chia sẻ video trực tuyến tồn cầu khác có
nhiều cách khác nhau. Cách tôi vẫn tiến hành là sử dụng phần mềm Internet
Download Manager (hay gọi tắt là phần mềm IDM). Phần mềm này có thể tải
miễn phí dùng thử 30 ngày từ mạng Internet hoặc đặt mua bản quyền, cách
cài đặt cũng được hướng dẫn rất cụ thể trên mạng. Sau khi máy tính đã cài đặt
được phần mềm này thì khi vào mạng internet xem phim phần mềm sẽ tự
động tìm đường dẫn của trang websile và chỉ cần bấm chuột vào biểu tượng
có chữ Download this video thì nó sẽ tải đoạn phim đó về máy tính. (Tơi đã
coppi phần mềm này vào đĩa CD để các đồng nghiệp cùng tham khảo)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hợp cho việc đưa vào các bài giảng. Các đoạn phim trong trang websile này
có thể cho tải miễn phí và khơng cần phải cài đặt bất cứ phần mềm hỗ trợ
download nào khác. Tôi xin được nêu địa chỉ và cách tải thông tin của trang
websile này để các đồng nghiệp cùng tham khảo - địa chỉ trang websile:
www. arkive.org. Để tải được hình ảnh hoặc các đoạn phim từ trang websile
này, chúng ta vào trang tìm kiếm Google.com.vn gõ vào thanh cơng cụ tìm
kiếm từ khố: (Video arkive + tên khoa học của loài động vật, họ động vật
hoặc bộ động vật) cần tìm kiếm, bấm Enter. Khi đó một loạt hình ảnh và các
đoạn phim về đời sống và tập tính của động vật cần tìm hiện ra, chúng ta có
thể xem trước để lựa chọn được các hình ảnh hoặc đoạn video cần tìm và tải
về máy. Ví dụ muốn có những đoạn phim về Bộ Dơi ta có thể gõ vào thanh
cơng cụ tìm kiếm của trang Google.com.vn cụm từ: Video arkive Chiroptera.
(Nếu muốn có đoạn phim về lồi động vật cụ thể nào thì gõ tên khoa học cụ
thể của lồi đó, ví dụ muốn có đoạn phim về tập tính và đời sống của kanguru
ta gõ từ khố: Video Arkive kanguru).


<b>3. Sử lí các hình ảnh và đoạn phim.</b>



- Sử lí hình ảnh: Sau khi đã tìm được các hình ảnh mong muốn, để có những
hình ảnh đẹp mắt, rõ nét giáo viên có thể dùng phần mềm Photoshop hoặc
phần mềm Paint để cắt dán hình. Nhưng để thuận tiện hơn và mất ít thời gian
hơn tôi dùng chức năng của Crop trên thanh công cụ piture để cắt dán viền
ngồi các hình ảnh, cách này đơn giản mà vẫn được những hình ảnh sắc nét.


Cách tiến hành: Trong chương trình Microsoft Ofice PowerPoint
-Khởi động chương trình MS PowerPoint. Chèn hình cần sử lí vào các slide
trống. Bấm chuột phải vào hình ảnh, chọn Show Piture Toolbar. Chọn chức
năng Crop (Biểu tượng ). Dùng chuột dịch chuyển các điểm nút trên ảnh
vào bên trong ảnh để cắt những phần khơng cần thiết. Sau khi sử lí ta có được
hình ảnh như mong muốn.


- Sử lí các đoạn phim: Sau khi tải được các đoạn phim về máy, có nhiều phim
khơng xem được vì chương trình xem video phổ biến được cài đặt kèm
windows trong máy tính hiện nay không hỗ trợ để đọc định dạng của đoạn
phim đó (các phim tải về từ Internet chủ yếu có định dạng FLV, với định dạng
này phần mềm MS PowerPoint khơng hỗ trợ chạy trên nền của nó). Cũng có
những đoạn phim tải về máy lại quá dài, chứa nhiều nội dung về nhiều loài
động vật khác mà thời gian của một tiết học không cho phép sử dụng đoạn
phim đó. Do vậy tơi dùng hai phần mềm chun dụng để đổi đuôi và cắt đoạn
video đã sưu tầm được (Tôi đã copi hai phần mềm này vào đĩa CD để các
đồng nghiệp cùng tham khảo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dạng wmv). Tại mục Output đánh địa chỉ lưu tập tin sau khi đổi định dạng,
cuối cùng chọn Convert Now để bắt đầu quá trình chuyển đổi.


+ Sử dụng phần mềm Ultra Video Splitter v 4.1 để cắt video sưu tầm được
thành các đoạn video ngắn. Mục đích của việc làm này là tạo ra các đoạn
phim chỉ chứa đựng những thơng tin cần thiết, có dung lượng ngắn, nội dung


cơ đọng, điển hình. Sau khi cài đặt và khởi động chương trình Ultra Video
Spliter v 4.1 sẽ hiện cửa sổ giao diện của chương trình, chọn open (Biểu
tượng dấu cộng “+”) và chọn file (Video) cần cắt. Chọn điểm bắt đầu cắt bằng
cách chuyển thanh bar đến vị trí bắt đầu và bấm vào biểu tượng “<” , để chọn
điểm kết thúc ta di chuyển thanh bar đến vị trí kết thúc và bấm vào biểu tượng
“>” hoặc cũng có thể chọn điểm bắt đầu bằng cách gõ trực tiếp thời gian vào
mục Start time và chọn điểm kết thúc bằng cách gõ thời gian vào mục End
time. Tại mục OutPut Folder chọn địa chỉ nơi lưu video sau khi cắt, tại mục
OutPut Format chọn định dạng đoạn phim sau khi cắt, cuối cùng chọn Split để
cắt đoạn phim từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.


Như tôi đã giới thiệu ở phần trên, nếu chúng ta sử dụng các đoạn phim
từ trang websile www. arkive. org thì khơng cần phải sử dụng các phần mềm
để đổi đuôi hay cắt video. Vì các đoạn phim tải về từ trang websile này rất
phong phú, thường có dung lượng ngắn chỉ từ 30 giây đến 2 hoặc 3 phút và
được định dạng “wmv” nên có thể sử dụng trực tiếp chúng mà khơng cần phải
qua sử lí. Chỉ những đoạn phim nào được sưu tầm từ nguồn khác mới cần
được sử lí theo các cơng đoạn như trên.


<b>4. Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng các hình ảnh và đoạn phim.</b>
Để tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học môn sinh học, chất lượng
giảng dạy đạt kết quả cao, học sinh hiểu bài ngay tại lớp, tôi đã cung cấp thêm
cho các em những hình ảnh sinh động, những đoạn phim về các quá trình
chuyển biến thay đổi của hiện tượng, sự vật diễn ra trong và ngồi cơ thể sinh
vật thơng qua phần mềm MS PowrPoint.


Sau khi đã sử lí và có được những hình ảnh, đoạn phim cần thiết, tôi tiến
hành thiết kế bài dạy trên MS PowerPoint dựa trên giáo án đã soạn. Sau khi
soạn xong, chạy thử từng phần và toàn bộ các sile để kiểm tra và điều chỉnh
sai sót về kỹ thuật trên máy vitính, cuối cùng đóng gói bài giảng, copy vào


USB để chạy thử trên máy khác.


Sau khi nghiên cứu tồn bộ nội dung chương trình, tơi thấy trong chương
trình sinh học lớp 7 phần lớn các bài giảng đều có thể đưa thêm các hình ảnh
và đoạn phim ngắn vào tiết học một cách hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ</b>
<b>BỘ THÚ HUYỆT - BỘ THÚ TÚI</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


<b>1. Kiến thức:</b>


- HS nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số lồi, số bộ, mơi trường
sống và tập tính của chúng.


- Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo của thú mỏ vịt và kanguru
với những điều kiện sống khác nhau.


- Trình bày được tập tính sinh sản đặc biệt của thú mỏ vịtt và kangru.
- Giải thích được vì sao thú mỏ vịt và kanguru được xếp vào thú bậc thấp.


<b>2. Kĩ năng:</b>


- Quan sát tranh hình, xem các đoạn video và nêu được đặc điểm về hình thái,
cấu tạo, tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của
chúng.


- Phân tích, so sánh. đặc điểm hình thái cấu tạo, tập tính của thú mỏ vịt và
kanguru để giải thích được vì sao chúng được xếp vào Thú bậc thấp.



- Hoạt động độc lập và hoạt động nhóm thành cơng để hoàn thiện phiếu học
tập.


* Một số kỹ năng sống được giáo dục: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng hợp tác.


<b>3. Thái độ:</b>


- Có ý thức và đề suất được phương án bảo vệ động vật và u thích mơn
học.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


<b>1. Chuẩn bị của giáo viên:</b>


- Tranh hình về hình thái cấu tạo và tập tính của một số đại điện thuộc Bộ
Thú huyệt và Bộ Thú túi.


- Các đoạn phim về đời sống và tập tính của thú mỏ vịt, thú lơng nhím,
kanguru..


- Phiếu học tập và bài tập trắc nghiệm củng cố.


- Chuẩn bị soạn bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu ...
<b>2. Chẩn bị của học sinh:</b>


- Xem trước bài mới: “Đa dạng của lớp thú - Bộ thú huyệt, bộ thú túi”.
- Sưu tầm tranh ảnh về thú mỏ vịt và kanguru.


- Tìm hiểu trước thơng tin về đời sống và tập tính của Thú mỏ vịt và


Kanguru trên mạng Internet.


<b>III. Phương pháp: </b>


- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp giảng giải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>1. Ổn định tổ chức: </b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>


* Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ quan: tuần hồn, hơ hấp, bài
tiết, tiêu hoá của thỏ?


<b>3. Bài mới: </b>


<i><b>* Giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số lồi thú trong</b></i>
tự nhiên và thú ni mà em biết ...  Có rất nhiều các lồi thú khác nhau sống
khắp nơi trên Trái đất tạo nên sự đa dạng.


<i><b>Hoạt động của giáo viên và học sinh</b></i> <i><b>Nội dung</b></i>
<i><b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của Lớp</b></i>


<b>Thú.</b>


- Giáo viên chiếu một số hình ảnh đại diện của Lớp
thú, yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét về
sự đa dạng của Lớp Thú:


<i>? Bằng hiểu biết của mình và qua quan sát hình,</i>


<i>em có nhận xét gì về số lồi, số lượng cá thể và</i>
<i>môi trường sống của Lớp Thú ?</i>


<i>? Sự đa dạng về thành phần loài của Lớp Thú thể</i>
<i>hiện như thế nào ? </i>


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ một số
bộ thú quan trọng trong SGK và trả lời câu hỏi:
<i>? Người ta phân chia Lớp Thú như thế nào ?</i>


- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chiếu sơ đồ
phân chia một số bộ thú quan trọng trên màn chiếu.
Yêu cầu học sinh quan sát nhắc lại cách phân chia
một số bộ thú quan trọng và trả lời câu hỏi:


<i>? Người ta phân chia Lớp Thú dựa trên đặc điểm</i>
<i>nào ?</i>


- Giáo viên giới thiệu thêm về cơ sở phân chia Lớp
Thú (Bộ răng: Thú Gặm nhấm, Thú ăn thịt; Chi:
Bộ Guốc chẵn, Bộ Guốc lẻ ...)


- Giáo viên chuyển tiếp: Sau đây chúng ta sẽ
nghiên cứu về Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi.


<b>I. Sự đa dạng của lớp</b>
<b>Thú.</b>


- Lớp Thú có số lượng
lồi lớn (4600 loài), chia


làm 26 bộ ,sống ở khắp
mọi nơi trên Trái đất.


- Sự phân chia lớp Thú
dựa trên đặc điểm: sinh
sản, bộ răng, chi ...


<i><b>* Hoạt động 2: Tìm hiểu về Bộ Thú huyệt.</b></i>


- Giáo viên giới thiệu đại diện của Bộ Thú huyệt là
Thú mỏ vịt.


- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK/156 về Bộ
Thú huyệt.


- Học sinh quan sát tranh hình sách giáo khoa, đọc
thơng tin và ghi nhớ kiến thức.


- Giáo viên nêu yêu cầu và chiếu đoạn phim về đời
sống và tập tính đào hang, công rác làm tổ của Thú


<b>II. Bộ Thú huyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

mỏ vịt: Quan sát đoạn phim sau và cho biết Thú
<i>mỏ vịt sống ở đâu ? Qua đoạn phim chúng ta biết</i>
<i>được tập tính gì của chúng ?</i>


- Học sinh trả lời Thú mỏ vịt sống vừa ở nước, vừa
ở cạn ven các dòng suối ở Châu Đại dương.



- Giáo viên chiếu hình ảnh đặc điểm cấu tạo ngoài
của Thú mỏ vịt, yêu cầu học sinh quan sát và trả
lời câu hỏi:


<i>? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của Thú mỏ vịt thích</i>
<i>nghi với đời sống bơi lội và kiếm ăn trong nước ?</i>
- Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh
thảo luận theo nhóm bàn để hoàn thành phiếu trong
thời gian 2 phút.


- Giáo viên chiếu phiếu học tập.


- Gọi đại diện 3 nhóm, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi
trong phiếu học tập, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.


- Giáo viên chốt lại và chiếu đáp án đúng.
<i>? Nêu đặc điểm sinh sản của Thú mỏ vịt?</i>


- Học sinh trả lời câu hỏi, thảo luận toàn lớp và
giáo viên chốt đáp án.


- Giáo viên giới thiệu Thú mỏ vịt là nhánh thú cổ
nhất trong Lớp Thú xuất hiện cách nay khoảng 160
triệu năm. Chi sau của thú mỏ vịt có cựa như cựa
gà nhưng rỗng, có tuyến độc phía trong đùi.


- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu trước về Bộ
<i>Thú huyệt, ngồi thú mỏ vịt, em cịn biết lồi thú</i>
<i>nào đẻ trứng nữa ?</i>



- Học sinh có thể trả lời được hoặc khơng trả lời
được. Giáo viên giới thiệu ngồi thú mỏ vịt thì cịn
thú lơng nhím là 1 trong 2 lồi thú đẻ trứng còn tồn
tại đến ngày nay.


- Giáo viên chiếu đoạn phim về tập tính kiếm mồi
và sinh sản của Thú lơng nhím và u cầu học sinh
quan sát.


- GV giới thiệu chuyển tiếp: Một động vật đại diện
cho đất nước Oxtraylia đó là Kanguru.


- Bộ lơng mao rậm, mịn,
khơng thấm nước. Chân
có màng bơi.


<b>2. Sinh sản:</b>


- Đẻ trứng, nuôi con
bằng sữa, khơng có núm
vú, thú con liếm sữa do
thú mẹ tiết ra.


<i><b>* Hoạt động 3: Tìm hiểu về Bộ Thú túi</b></i>


- Giáo viên giới thiệu đại diện của Bộ Thú túi là
Kanguru.


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh hình và



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

đọc thơng tin sách giáo khoa/157 ghi nhớ kiến
thức.


- Giáo viên nêu yêu cầu và chiếu đoạn phim về đời
sống và cách di chuyển của Kanguru: Kanguru
<i>sống ở đâu, ăn thức ăn gì và chúng di chuyển như</i>
<i>thế nào ?</i>


- Học sinh trả lời: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu
đại dương, di chuyển bằng cách bật nhảy đồng thời
cả hai chân sau.


- GV chiếu hình ảnh đặc điểm cấu tạo ngoài của
Kanguru, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu
hỏi:


<i>? Nêu đặc điểm của kanguru thích nghi với lối</i>
<i>sống chạy nhảy trên thảo nguyên?</i>


- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi, giáo viên chốt
đáp án.


- Giáo viên nêu yêu cầu và chiếu đoạn phim về tập
tính sinh sản của kanguru, học sinh quan sát và trả
lời câu hỏi:


<i>? Trình bày đặc điểm sinh sản của kanguru ?</i>


- GV chiếu hình ảnh tập tính sinh sản của kanguru,


u cầu học sinh lên trình bày trên tranh đặc điểm
sinh sản của kanguru.


<i>? Tại sao kanguru con phải được nuôi trong túi ấp</i>
<i>của thú mẹ ?</i>


- Kanguru non rất yếu, chưa phát triển đầy đủ nên
phải được nuôi trong túi ấp của thú mẹ.


- GV giới thiệu thêm kanguru sống trong túi da của
thú mẹ từ 6 đến 8 tháng, khi gặp nguy hiểm chúng
vẫn chui vào túi da của mẹ để trốn. Phải 1 năm tuổi
chúng mới bắt đầu sống tự lập.


- Giáo viên u cầu học sinh: nêu tên các lồi thú
<i>có túi khác mà em biết ?</i>


- Giáo viên chiếu hình ảnh một số thú có túi khác:
gấu túi (Koala), wombat, chuột túi.


- Học sinh quan sát và ghi nhớ


- GV đặt câu hỏi: Em cịn biết gì về thú mỏ vịt và
<i>kanguru qua sách báo và mạng internet ?</i>


- HS liên hệ thực tế để trả lời.


- GV đặt câu hỏi: Qua môi trường sống của thú
<i>mỏ vịt và kanguru em hãy cho biết làm cách nào</i>
<i>để có thể bảo tồn được hai loài thú kể trên ?</i>



(Chúng chỉ sống ở Châu Đại dương, ít gặp ở mơi


<b>1. Đặc điểm:</b>


- Chi sau lớn khoẻ, đuôi
to dài.


<b>2. Sinh sản:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

trường sống khác - Chúng có mơi trường sống đặc
trưng nên cần xây dựng các khu bảo tồn và quy
định chính sách pháp luật để bảo vệ chúng)


- GV đặt câu hỏi: Có tài liệu ghi thú mỏ vịt và
kanguru là thú bậc thấp, tại sao lại như vậy ?


GV gợi ý: Thú mỏ vịt đẻ trứng, kanguru đẻ con
nhưng con non yếu phải nuôi trong túi ấp.


<b>4. Tổng kết - Củng cố: </b>
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.


- Gọi học sinh đọc mục Em có biết. GV chiếu đoạn phim ngắn về khả năng
tự vệ của kanguru.


- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Chinh phục đỉnh Quyết Thắng”. Qua trò
chơi này nhằm củng cố kiến thức cho học sinh và giáo dục cho hs ý thức bảo
vệ động vật.



- Thể lệ: Chia lớp thành 2 đội chơi: Đội Thú mỏ vịt và Đội kanguru. Mỗi
Đội lần lượt trả lời 4 câu hỏi. Nhóm nào trả lời đúng sẽ được cắm cờ trên núi
Quyết Thắng, Đội nào cắm cờ nhiều nhất Đội đó sẽ chinh phục được đỉnh
Quyết Thắng.


<b>Câu 1:Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì: </b>
a. Cấu tạo thích ghi với đời sống ở nước.
b. Có lông mao, nuôi con bằng sữa.
c. Là động vật đẳng nhiệt.


<b>Câu 2: Kanguru được xếp vào thú bậc thấp là do:</b>
a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.


b. Con non rất nhỏ, phát triển chưa đầy đủ phải nuôi trong túi ấp.
c. Hai chi sau lớn khoẻ hơn hai chi trước.


<b>Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của thú mỏ vịt thích nghi với đời sống bơi lội là:</b>
a. Chân có màng bơi.


b. Thân thon dài, mình có lơng mao bao phủ.
c. Có vây lưng giữ thăng bằng.


<b>Câu 4: Kanguru có những đặc điểm thích nghi với đời sống ở đồng cỏ là:</b>
a. Chi trước lớn, đuôi ngắn.


b. Bốn chi to, khoẻ.


c. Chi sau to, khoẻ, đuôi dài.
<b>5. Nhận xét - Dặn dò: </b>



* Nhận xét: Nhận xét về tinh thần, ý thức học tập của HS.
* Dặn dò:


- Học và trả lời câu hỏi cuối bài.


- Đọc mục: “Em có biết?” tr 158 SGK.
- Soạn bài 49 và bài 50.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>PHIẾU HỌC TẬP </b>


Quan sát tranh, đọc thông tin SGK trang 156, trả lời các câu hỏi sau
<b>•</b> Tại sao thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú?


<b>•</b> Thú mỏ vịt có những đặc điểm nào giống với bị sát?
<b>•</b> Con non lấy sữa bằng cách nào?


Với cách làm như trên tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm các tiết học có
sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn tại hai lớp 7A và 7B trường THCS
Vân Du năm học 2011 - 2012. Đặc biệt tiết 50 - Bộ Thú huyệt, Bộ Thú túi là
một trong những tiết học có áp dụng cách làm trên cũng là tiết học mà nhà
trường chỉ định tôi dạy thao giảng cụm với nhiều đồng nghiệp từ 3 trường
THCS Thành Tâm, THCS Thành Vân và THCS Vân Du đến dự. Tiết học
được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao và nhận định đây là cách làm có nhiều
sáng tạo cần được nhân rộng và triển khai ở nhiều tiết dạy khác.


<b>KẾT LUẬN</b>
<b>1. Kết quả nghiên cứu</b>


Qua quá trình tích luỹ, tìm tịi nghiên cứu để thiết kế và đưa các bài giảng
có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn vào các tiết học sinh học 7 tơi


thấy việc làm này có ý nghĩa thực tế rất lớn. Bản thân tôi đã thành thạo hơn
trong kỹ năng thiết kế các bài giảng điện tử, việc thiết kế mỗi bài giảng khơng
cịn mất nhiều thời gian như trước.


Với các đồng nghiệp sau khi dự một số giờ dạy của tôi với cách làm như
trên đã thấy việc sử dụng các hình ảnh và đoạn phim ngắn trong thiết kế các
bài giảng điện tử là rất có ý nghĩa. Đây là một hướng đi nên được áp dụng
nhiều ở các tiết dạy khác, môn học khác.


Đối với học sinh, các em có hứng thú học tập, tích cực hơn, sôi nổi hơn
trong các tiết học và hiểu bài, nhớ bài ngay trên lớp. Mỗi bài giảng được thiết
kế dưới hình thức có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn thường tạo
khơng khí học tập thoải mái, học sinh không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi
sau mỗi tiết học. Mỗi nội dung kiến thức đều được thể hiện trực quan, do vậy
học sinh nhanh chóng phát hiện ra vấn đề từ đó lượng kiến thức học sinh lĩnh
hội được nhiều hơn, khắc sâu hơn và nhớ lâu hơn.


Kết quả thực nghiệm áp dụng trên hai lớp 7A và 7B trường THCS Vân Du
với việc dạy thử nghiệm trên lớp 7A và lấy lớp 7B làm đối chứng:


KHI CHƯA ÁP DỤNG SAU KHI ÁP DỤNG


Lớp 7B


Sĩ số 30 Số lượng Tỷ lệ %


Giỏi 2


Khá 7



Trung bình 18


Yếu 2


Lớp 7A


Sĩ số 32 Số lượng Tỷ lệ


Giỏi 6


Khá 12


Trung bình 14


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2. Kiến nghị, đề xuất.</b>


Việc sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn trong thiết kế các bài giảng
ứng dụng trong các tiết học môn sinh học 7 là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
Mỗi giáo viên trong q trình cơng tác cần xây dựng cho mình một thói quen
giảng dạy phải gắn liền với thực tế, trong soạn giảng phải chú ý hướng dẫn
học sinh cách tự học, tự tìm hiểu và đặc biệt là cách thu thập kiến thức thơng
qua kênh hình. Khi đã thành thạo thì việc thiết kế một bài giảng có sử dụng
hình ảnh và các đoạn phim ngắn khơng cịn q khó và mất nhiều thời gian.
Song để có được một bài giảng thực sự hiệu quả và chất lượng thì phải trải
nghiệm qua nhiều bước mà mỗi bước là cả một quá trình phải học tập và tích
luỹ để rút kinh nghiệm. Do vậy để đạt hiệu quả cao trong cách làm này theo
tôi cần:


<i><b>a.</b></i> <i><b>Đối với giáo viên:</b></i>



Cần không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và trình độ chun mơn,
nghiệp vụ. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ
thơng tin vào giảng dạy.


Tích cực sưu tầm, đầu tư mua sắm các tài liệu có liên quan đến mơn dạy,
đặc biệt là việc tích luỹ được nguồn tư liệu điện tử phục vụ cho công tác
giảng dạy.


Học tập sử dụng một số phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc thiết kế
bài giảng điện tử, tích cực khai thác nguồn tài nguyên trên mạng Internet và
từ những nguồn khác.


<i><b>b.</b></i> <i><b>Đối với nhà nước:</b></i>


Đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc
biệt là cần xây dựng nhanh các phòng học chức năng, phịng học bộ mơn có
trang bị đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu để giáo viên thuận lợi hơn trong
việc sử dụng bài giảng điện tử.


Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy bộ mơn
sinh học 7, đây có thể là cách làm khơng cịn mới đối với nhiều đơn vị và địa
phương trên cả nước. Song đây là kinh nghiệm thực tế của tơi trong q trình
giảng dạy và cơng tác do vậy khơng thể tránh khỏi tính chủ quan và sẽ cịn
nhiều khiếm khuyết. Tơi rất mong được sự chia sẻ kinh nghiệm và nhận xét,
góp ý của q thầy cơ và các đồng chí đồng nghiệp để giúp tơi hồn thiện hơn
trong kinh nghiệm giảng dạy bộ mơn sinh học nói chung và việc sử dụng hình
ảnh và các đoạn phim ngắn trong giảng dạy sinh học 7 nói riêng được hiệu
quả cao hơn nữa.


Tơi xin chân thành cảm ơn !



Vân Du, ngày 28 tháng 03 năm 2012
Người viết


</div>

<!--links-->

×