Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bình luận quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thủ tục kết thúc điều tra của cơ quan điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.94 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
B. NỘI DUNG................................................................................................1
I. Khái quát chung về kết thúc điều tra vụ án hình sự...........................1
1. Điều tra vụ án hình sự..........................................................................1
2. Kết thúc điều tra...................................................................................2
II. Bình luận về thủ tục kết thúc điều tra của Cơ quan điều tra theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.......................................3
1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều
tra...............................................................................................................3
2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình
chỉ điều tra................................................................................................4
3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và
chữ ký của người ra kết luận...................................................................6
4. Việc giao bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra.......................7
III. Mở rộng – Thực trạng và một số kiến nghị hồn thiện pháp luật
trong trường hợp đình chỉ điều tra............................................................8
1. Thực trạng đình chỉ điều tra..............................................................8
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong trường hợp đình chỉ
điều tra.......................................................................................................9
C. KẾT LUẬN.............................................................................................10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................11


A. MỞ ĐẦU
Kết thúc điều tra là một giai đoạn của hoạt động điều tra do các cơ quan
có thẩm quyền, người có thẩm quyền tố tụng thực hiện nhằm chấm dứt các
hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ về vụ án hình sự đã được khởi tố, đưa ra
kết luận điều tra. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, quy
định cụ thể đặc biệt là quy định về thủ tục kết thúc điều tra của Cơ quan điều


tra được quy định ở Điều 232 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, góp phần
giúp cho việc điều tra vụ án được chính xác, thực hiện đúng theo pháp luật.
Chúng em xin được chọn đề tài: “Bình luận quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự 2015 về thủ tục kết thúc điều tra của Cơ quan điều tra” để có thể tìm hiểu
rõ hơn về vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về kết thúc điều tra vụ án hình sự
1. Điều tra vụ án hình sự
a. Khái niệm
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng, trong đó Cơ quan có thẩm
quyền điều tra sử dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để thu
thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có
liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
b. Nhiệm vụ của điều tra vụ án hình sự
Thứ nhất, xác định tội phạm, người thực hiện tội phạm và những vấn đề
khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Thứ hai, lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can, ra quyết định khác để
giải quyết vụ án.
Thứ ba, xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan,
tổ chức có liên quan khắc phục, phòng ngừa tội phạm.
c. Ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Thứ nhất, kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát truy tố bị can hoặc ra
quyết định khác giải quyết vụ án.
Thứ hai, kết quả điều tra là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội.
Thứ ba, nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi
trong việc thực hiện tội phạm thơng qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng
thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc

1



không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình
sự, tránh bỏ lọt tội phạm.
Thứ tư, góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình
sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách
không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy có thể sẽ kéo theo một loạt hậu
quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các
giai đoạn tố tụng hình sự (như truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của Tịa
án khơng khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vơ
tội).
Thứ năm, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản
và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công
dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa
án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần hiệu quả vào cuộc
đấu tranh phịng và chống tội phạm trong tồn xã hội.
2. Kết thúc điều tra
a. Khái niệm
Kết thúc điều tra là việc chấm dứt hoạt động điều tra trong trường hợp cơ
quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều
tra và quyết định đình chỉ điều tra.
b. Chủ thể
Chủ thể trực tiếp kết thúc điều tra ở đây là Cơ quan điều tra. Sau khi
điều tra xác định rõ tội phạm, người phạm tội và những vấn đề cần chứng
minh liên quan đến việc xử lý người phạm tội và giải quyết đúng đắn vụ án
thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Nội dung của
kết thúc điều tra
Có thể có hai hình thức kết thúc điều tra. Tuỳ thuộc vào kết luận cuối cùng
của quá trình điều tra mà việc kết thúc điều tra có thể bằng một trong hai hình
thức: đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra:
Thứ nhất, kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị

truy tố là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh
một cách có căn cứ các tình tiết khẳng định rõ hành vi xảy ra mang đầy
2


đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ
luật hình sự và người đã thực hiện hành vi phạm tội đó phải chịu trách
nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra kết luận và đề nghị Viện
Kiểm sát truy tố tội phạm và người phạm tội.
Thứ hai, kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra về quyết định
đình chỉ điều tra là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến
chứng minh một cách có căn cứ rằng khơng có tội phạm xảy ra hoặc
hành vi xảy ra không đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể
được quy định trong Bộ luật Hình sự và người đã thực hiện hành vi đó
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra
quyết định đình chỉ điều tra.
c. Ý nghĩa của bản kết luận điều tra
Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra dựa trên các chứng cứ đã thu thập
được phải ra một trong hai loại văn bản sau: Bản kết luận điều tra đề nghị
truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
Hai văn bản này đều dẫn đến chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Tuy nhiên, hậu quả pháp lí đối với vụ án của hai văn bản trên thì khác nhau.
Trong trường hợp cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, vụ
án được đưa đến giai đoạn tiếp theo – giai đoạn truy tố. Do đó, có thể hiểu ý
nghĩa của bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là các chứng cứ thu thập đã đủ
để đề nghị xử lí đối với các bị can trong vụ án. Trong trường hợp Cơ quan
điều tra ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra thì vụ án chấm
dứt ở giai đoạn điều tra.
II. Bình luận về thủ tục kết thúc điều tra của Cơ quan điều tra theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

1. Quy định về trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra theo Bộ luật tố tụng
hình sự 2015
1.1. Quy định về trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra theo thủ tục thông
thường
Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015) quy định
như sau:
3


“Điều 232. Kết thúc điều tra
1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.
2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề
nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ
ký của người ra kết luận.
4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan
điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều
tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát
cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ
điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra
đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông
báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Thứ nhất, giai đoạn kết thúc điều tra được bắt đầu từ khi Cơ quan điều
tra ra bản kết luận điều tra và kết thúc khi Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án
cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền (trong trường hợp đình
chỉ điều tra); huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố
(trong trường hợp quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ và có căn cứ
để truy tố bị can). Trong trường hợp bị can đã chết, hoặc không xác định được
bị can ở đâu thì giai đoạn kết thúc điều tra chấm dứt khi Viện kiểm sát nhận
được bản kết luận điều tra.

Thứ hai, có thể có hai hình thức kết thúc điều tra. Tuỳ thuộc vào kết
luận cuối cùng của quá trình điều tra mà việc kết thúc điều tra có thể bằng
một trong hai hình thức: đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra.
Sau khi điều tra rõ tội phạm, người phạm tội và những vấn đề cần
chứng minh liên quan đến việc xử lý người phạm tội và xử lý đúng đắn vụ án,
thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố theo quy định
của Điều 233 BLTTHS 2015 như sau:
“Điều 233. Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố
Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến
hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn,
động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội
4


gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng
chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân
của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng;
nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý
nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản,
điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ
án.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức
vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.”
Kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra về quyết định đình chỉ điều
tra thì Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra theo Điều 234 BLTTHS
2015.
“Điều 234. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra
Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn
biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức

vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý
do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và
các vấn đề khác có liên quan.”
1.2. Quy định về trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra theo thủ tục rút
gọn
Căn cứ khoản 2 Điều 460 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
thủ tục kết thúc điều tra theo thủ tục rút gọn như sau:
“Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố.
Quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ,
mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân
của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và
căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được

5


áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết
định.”
Theo quy định của BLTTHS khi tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục
rút gọn phải theo quy định của Điều 461 BLTTHS 2015 như sau
“Điều 461. Quyết định truy tố
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và
hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tịa án bằng quyết định truy tố;
b) Khơng truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án;
c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

d) Tạm đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ vụ án.
2. Quyết định truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục
đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu
giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của
bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lý do
và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp
dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải
giao quyết định cho bị can hoặc người đại diện của họ; gửi cho Cơ quan điều
tra, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển
quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án.”
2. Bình luận về thủ tục kết thúc điều tra của Cơ quan điều tra theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2.1. Bình luận về thủ tục kết thúc điều tra của Cơ quan điều tra theo thủ
tục thông thường
2.1.1. Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra khi kết thúc điều tra
Kết thúc điều tra là một giai đoạn của hoạt động điều tra mà nội dung
của nó là một chuỗi hoạt động tố tụng được các cơ quan có thẩm quyền,
người có thẩm quyền tố tụng thực hiện nhằm chấm dứt các hoạt động được
quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến thu thập chứng cứ về vụ
án hình sự đã được khởi tố, đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc đã được điều

6


tra bằng bản án kết luận điều tra và quan điểm xử lý của cơ quan điều tra đối
với vụ án đó.
Sau khi điều tra, xác định rõ tội phạm, người phạm tội và những vấn đề

cần chứng minh liên quan đến việc xử lý người phạm tội và giải quyết đúng
đắn vụ án thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố.
Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là văn bản tố tụng tổng kết việc điều
tra và đề xuất giải quyết vụ án của cơ quan điều tra. Khi có đầy đủ chứng cứ
để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên,
chức vụ, chữ ký của người ra kết luận và trình bày diễn biến của hành vi
phạm tội, nêu rõ các chứng cứ và chứng minh tội phạm, thủ đoạn, động cơ,
mục đích phạm tội, tính chất mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những đặc điểm về nhân thân
của bị can… những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lí do và căn cứ
đề nghị truy tố. Để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát điều tra đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án giải quyết đúng đắn các vấn đề dân sự,
hành chính phát sinh trong q trình tố tụng, giải quyết việc áp dụng, thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo, kèm theo văn bản kết
luận điều tra, cơ quan điều tra phải có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp
ngăn chặn đã được áp dụng, ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng đã
thu giữ, biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản
nếu có.
2.1.2. Việc điều tra kết thúc
Giai đoạn kết thúc điều tra bắt đầu từ khi cơ quan điều tra ra bản án kết
luận điều tra và kết thúc khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ vụ án cùng quyết
định đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra sang Viện kiểm sát cùng
cấp. Sau khi nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thể trả lại
hồ sơ cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền (trong trường hợp
đình chỉ điều tra), hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố
(trong trường hợp quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ và có căn cứ
để truy tố bị can). Theo quy định tại Điều 162 BLTTHS 2015 thì có thể có
7



hai hình thức kết thúc điều tra. Tùy thuộc vào kết luận cuối cùng của quá trình
điều tra mà việc kết thúc điều tra có thể bằng một trong hai hình thức: Đề
nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra.
Kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là trường hợp
mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ các tình
tiết khẳng định rõ hành vi xảy ra mang đầy đủ những dấu hiệu của những tội
phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và người đã thực hiện hành
vi phạm tội đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra
kết luận và đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước pháp luật. Trong thời
hạn hai ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra phải giao
bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng
cấp, giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho bị can hoặc đại diện của họ
và gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho người bào chữa, thông báo cho
bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều
tra là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách
có căn cứ rằng khơng có tội phạm xảy ra hoặc hành vi xảy ra không đủ những
dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và
người thực hiện hành vi đó khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Khác với
tạm đình chỉ điều tra, việc dừng các hoạt động điều tra ở đây khơng có ý
nghĩa tạm thời mà là kết thúc hoạt động. Đình chỉ điều tra là kết cục của một
quá trình hoạt động điều tra. Khi xuất hiện lý do khách quan theo quy định
của pháp luật không thể xử lý hoặc do khả năng chủ quan của Cơ quan điều
tra, bằng các hoạt động điều tra không thể chứng minh được hành vi phạm tội
khi thời hạn điều tra đã hết và theo quy định của pháp luật phải ngừng các
hoạt động đó. Đình chỉ điều tra phải tn theo những nguyên tắc, trình tự, thủ
tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Điều 164 BLTTHS 2015 quy định
về các trường hợp đình chỉ điều tra theo những lý do nhất định, những điều
kiện để đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc đình chỉ điều tra.

Ví dụ: Khi đình chỉ điều tra đối với bị can là người dưới 18 tuổi phải nêu
rõ hành vi phạm tội là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (tên tội danh
8


– điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng), tội phạm gây hại khơng lớn,
chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ mà bị can được hưởng và cơ quan, tổ chức nào
hoặc gia đình bị can nhận giám sát, giáo dục bị can. Nêu rõ căn cứ Khoản 2
Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về miễn
trách nhiệm hình sự đối với họ, căn cứ Khoản 1 Điều 230 BLTTHS 2015 về
việc bị can được đình chỉ điều tra.
2.1.3. Hình thức bản kết luận điều tra
Theo quy định tại khoản 3 Điều 232 BLTTHS 2015, trong trường hợp
kết thúc điều tra Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra. Bản kết luận
điều tra là một văn bản tố tụng hình sự có giá trị pháp lý tố tụng hình sự và là
hành vi mở đầu giai đoạn kết thúc điều tra. Trong bản kết luận điều tra phải
ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.
Quy định như vậy để khẳng định giá trị và hiệu lực pháp lý của văn bản cũng
như trách nhiệm của người ra văn bản đó.
Bản kết luận điều tra cịn phải thỏa mãn những yêu cầu khác như: trình
bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm,
những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy
tố (Điều 233 BLTTHS 2015) hoặc những căn cứ để quyết định đình chỉ điều
tra (Điều 234 BLTTHS 2015).
Bản kết luận điều tra là văn bản pháp lí được quy định trong thủ tục kết
thúc điều tra vụ án hình sự. Nếu làm tốt bản kết luận điều tra sẽ giúp cho việc
đề nghị truy tố có căn cứ và hợp pháp, làm cơ sở cho các hoạt động giải quyết
vụ án tiếp theo như truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bản
kết luận phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chữ ký của người ra
kết luận điều tra.

Đối với bản kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra sẽ đưa
đến hậu quả pháp lý là vụ án chấm dứt ở giai đoạn điều tra. Trong bản kết
luận điều tra phải thể hiện rõ diễn biến sự việc, kết quả của quá trình điều tra,
lý do, căn cứ và điều luật cụ thể về việc đình chỉ điều tra. Căn cứ đình chỉ
điều tra ví dụ như: Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được
bị can đã thực hiện tội phạm…
9


Khi kết thúc điều tra, sau đó sẽ phát sinh vấn đề giao, nhận hồ sơ vụ án
và bản kết luận điều tra. Vấn đề này quy định tại Điều 238 BLTTHS 2015.
Thời điểm giao nhận hồ sơ vụ án có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu việc
xác định thời hạn quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát. Việc giao, nhận
hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều
133 của BLTTHS 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án. Biên bản sẽ là cơ sở pháp lí
cho việc xác định thời hạn quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát, đồng
thời là cơ sở xác định sự chuyên giao trách nhiệm của Cơ quan điều tra và
Viện kiểm sát đối với hồ sơ vụ án hình sự.
Ngồi ra, hành vi và hoạt động tố tụng bao giờ cũng được tiến hành ở
một thời điểm và địa điểm nào đó nên pháp luật quy định khi tiến hành các
hoạt động tố tụng trong biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng năm
tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt
động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị
của họ.
2.1.4. Việc giao bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra
Để bảo đảm cho quá trình tố tụng hình sự được thực hiện một cách
nhanh chóng nhất, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ và lợi
ích của những người có liên quan, Điều luật đã quy định cụ thể những thủ tục
mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện và thời hạn tiến hành những

thủ tục đó.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 232 BLTTHS 2015, trong thời hạn hai
ngày, kể từ ngày ra Bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi Bản kết
luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để
Viện kiểm sát quyết định việc truy tố. Trong trường hợp Cơ quan điều tra
quyết định đình chỉ điều tra thì cũng trong thời hạn hai ngày, phải gửi Bản kết
luận điều tra kèm theo Quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện
kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát kiểm sát việc đình chỉ điều tra.
Chậm nhất 10 ngày đối với vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 15
ngày đối với vụ án rất nghiêm trọng, 20 ngày đối với vụ án đặc biệt nghiêm
10


trọng trước khi kết thúc điều tra hoặc hết thời hạn điều tra vụ án, Điều tra viên
và Kiểm sát viên phải phối hợp để đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu và các
thủ tục tố tụng của vụ án, nếu thấy có đủ căn cứ kết thúc điều tra thì thống
nhất để Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
kết thúc điều tra vụ án; nếu thấy cần phải tiếp tục điều tra thì báo cáo Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát để gia hạn thời hạn điều tra, tạm giam bị can theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự.
Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc Điều tra viên và
Kiểm sát viên không thống nhất quan điểm đánh giá chứng cứ, tội danh, thì
Điều tra viên trao đổi với Kiểm sát viên báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra,
Viện trưởng Viện kiểm sát để Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện
kiểm sát tổ chức họp đánh giá kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo giải quyết những
vấn đề chưa thống nhất, khó khăn, vướng mắc, bảo đảm việc kết thúc điều tra,
giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản thống nhất nội dung
đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan điều tra, hồ sơ

kiểm sát.1
Trong cả hai trường hợp trên hồ sơ vụ án phải thỏa mãn những yêu cầu
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Hồ sơ và các văn bản, các bản kê
vật chứng, các bút lục đều phải có chữ ký của cán bộ điều tra, chữ ký của cấp
có thẩm quyền đóng dấu của Cơ quan điều tra.
Trong thời hạn nói trên, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra
đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can và người bào chữa
của họ. Quyết định đình chỉ điều tra phải được thi hành ngay và là căn cứ để
huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn (nếu có) đã áp dụng đối với bị can.
2.2. Bình luận về thủ tục kết thúc điều tra theo thủ tục rút gọn của
Cơ quan điều tra trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Hoạt động điều tra trong thủ tục rút gọn cũng được thực hiện theo các
thủ tục chung, tuy nhiên so với thủ tục thơng thường thì hoạt động này có
điểm khác biệt trong thủ tục kết thúc điều tra như sau:
1 Xem Điều 31 TTLT Số: 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP đã dẫn

11


Cơ quan điều tra không ra bản kết luận điều tra mà sẽ quyết định đề nghị
truy tố. Quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn,
động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng
chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân
thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý
do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của BLHS được áp
dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
Sau khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố, Viện kiểm sát ra
một trong các quyết định theo đúng quy định của pháp luật như theo khoản 1
Điều 461 BLTTHS 2015, ví dụ: tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án; trả hồ sơ

điều tra bổ sung; truy tố bị can trước Tòa bằng quyết định truy tố,…
Về hình thức của quyết định truy tố phải được đảm bảo theo khoản 2
Điều 461 BLTTHS 2015. Bên cạnh đó, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra
quyết định truy tố, Viện kiểm sát có trách nhiệm cho quyết định cho các cá
nhân, cơ quan,… theo luật định và chuyển quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án
cho Tòa án
III. Mở rộng – Thực trạng và một số kiến nghị hồn thiện pháp luật
trong trường hợp đình chỉ điều tra
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, kết thúc điều tra là một giai đoạn quan trọng trong hoạt động
điều tra của Cơ quan điều tra. Giai đoạn đó là một chuỗi hoạt động tố tụng
được các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tố tụng thực hiện
nhằm chấm dứt các hoạt động được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
liên quan đến thu thập tài liệu chứng cứ về vụ án hình sự đã được khởi tố, đưa
ra kết luận cuối cùng về vụ việc đã được điều tra bằng bản kết luận điều tra và
triển khai trên thực tế văn bản đó. Như vậy q trình kết thúc điều tra sẽ mang
tính quyết định là vụ án sẽ được Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra để
đề nghị truy tố hay là sẽ chấm dứt việc điều tra khi có căn cứ của Bộ luật Tố
tụng Hình sự 2015 quy định bằng quyết định đình chỉ điều tra, từ đó q trình
điều tra sẽ được thực hiện đúng quy trình thủ tục, xử lý đúng người, đúng tội,
đúng theo pháp luật. Để được như vậy thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
12


phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý trong suốt quá trình điều tra,
thực hiện đúng quy trình thủ tục và đảm bảo tuân thủ pháp luật, khơng để xảy
ra sai phạm trong q trình hoạt động điều tra vụ án.
Trong q trình tìm hiểu, nhóm cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cơ và các bạn. Nhóm chúng em xin
chân thành cảm ơn!


13


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2017;
3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
4. Ts. Trần Văn Biên – Ts. Đinh Thế Hưng, Bình luận khoa học Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015;
5. />6. />
14



×