Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bắt người, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.37 KB, 17 trang )

Đề bài số 04: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bắt người, thực tiễn thi hành và
hướng hoàn thiện.
BÀI LÀM
PHẦN MỞ ĐẦU
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI
Bộ luật Tố tụng hình sự. Hoạt động bắt người phạm tội luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời
sống chính trị, xã hội vì bắt người đúng hay không đúng các quy định của pháp có liên
quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm...của
công dân, liên quan nhiều đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam luôn là đòi hỏi
không thể thiếu để góp phần hoàn thiện pháp luật. Mặt khác, bắt người là biện pháp ngăn
chặn nên cần phải đánh giá hiệu quả thực tế của nó trong phòng ngừa, đấu tranh phòng
chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhằm phát huy tác
dụng tích cực, khắc phục những hạn chế là hết sức cần thiết.
Sau đây bài viết sẽ tìm hiểu về vấn đề bắt người theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự, thực tiễn thi hành và một số phương hướng hoàn thiện.
PHẦN NỘI DUNG
I - Nhận thức chung về biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự
1. Khái niệm bắt người.
Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với
bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang
thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi
phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Vai trò và ý nghĩa của việc bắt người phạm tội
1
Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn
tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, bảo đảm cho
việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Ngược lại, việc bắt người


không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều mặt như xâm phạm quyền tự do thân thể của
công dân, làm giảm uy tín của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang
mang trong dư luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để
xuyên tạc nói xấu chế độ, chống lại nhà nước.
Vì vậy, có thể nói việc bắt người trong tố tụng hình sự có ý nghĩa và tầm quan
trọng rất lớn.
II. Qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bắt người
Bắt người không phải là một biện pháp trừng phạt của pháp luật đối với người
phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự được áp dụng để tước bỏ điều
kiện gây ra tội phạm, chặn đứng hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của
người phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Xuất phát từ những diễn biến của tình hình phạm tội, từ yêu cầu của cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm, yêu cầu tăng cường pháp chế và vấn đề bảo đảm các quyền cơ
bản của công dân, Bộ luật TTHS đã phân định ba trường hợp bắt người cụ thể với nội
dung, thẩm quyền và thủ tục khác nhau, đó là: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người
trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1.1. Khái niệm
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã
bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục
phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự.
1.2. Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng
Như vậy, đối tượng của việc bắt người để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo.
Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc hoặc người chưa bị Tòa án quyết định đưa
ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam.
2
Tuy vậy, cũng cần nhấn mạnh rằng, bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là
biện pháp ngăn chặn duy nhất, vì thế không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm
giam. Việc quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất của tội

phạm đã xảy ra, nhân thân người phạm tội và thái độ của người phạm tội sau khi thực
hiện tội phạm. Điều đó có nghĩa là chỉ được bắt để tạm giam đối với một người khi có đủ
căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội mà xét thấy đáng bắt để tạo
điều kiện cho việc điều tra xử lý tội phạm. Người phạm tội nhưng không đáng bắt thì kiên
quyết không bắt. Đối với họ có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Ví dụ: bị can, bị
cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hành
động cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt tạm giam. Đối với những bị
can, bị cáo phạm tội có tính chất nghiêm trọng như phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm
phạm an ninh quốc gia, giết người, cướp tài sản… hoặc phạm các tội mà Bộ luật hình sự
quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng họ sẽ trốn, tiếp tục phạm tội
hoặc có hành động cản trở việc điều tra, xét xử thì cần kiên quyết bắt để tạm giam.
1.3. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những người sau đây có quyền
ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng cơ quan điều tra các cấp quyết định;
Trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh thì lệnh bắt bị can để tạm giam phải được Viện
kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là một
thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh bắt để bảo
đảm hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can. Ngoài ra,
quy định việc xem xét để phê chuẩn lệnh bắt người của Cơ quan điều tra trước khi thi
hành còn giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để
tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì những
mục đích cá nhân. Những lệnh bắt người không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng
cấp sẽ không có giá trị thi hành. Thời hạn xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không
phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là ba ngày kể từ khi Viện kiểm sát nhận được công
văn đề nghị xét phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan đến việc bắt.
3
- Trong giai đoạn truy tô, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định;

- Chánh án, Phó chánh án tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
- Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án nhân dân và Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức
vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết
định.
1.4. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
- Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh
bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của
người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu của cơ
quan.
- Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt,
quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe.
- Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa
điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh
bắt, thái độ của người bị bắt trong việc chấp hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu liên quan
được phát hiện, bị tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt. Người bị bắt,
người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản. Nếu có ý kiến
khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và ký
tên.
- Khi tiến hành bắt người phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại
diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng của
người bị bắt chứng kiến. Sự vắng mặt của những người nói trên làm cho việc bắt người
trong trường hợp này không bảo đảm tính hợp pháp.
Các quy định về thủ tục bắt người chặt chẽ như trên nhằm đề cao trách nhiệm cá
nhân của người ra lệnh bắt và người thi hành lệnh bắt, bảo đảm bắt đúng người phạm tội
cần bắt và những quyền chính đáng của người bị bắt, đồng thời cũng nhằm loại trừ những
4
hành động của bọn lưu manh giả danh cán bộ đến bắt người hòng chiếm đoạt tài sản của
công dân.

- Để bảo đảm lợi ích chính đáng của người bị bắt, thân nhân của họ và của những
người láng giềng và tránh tình trạng căng thẳng do việc bắt người gây ra, khoản 3 Điều 80
của Bộ luật còn quy định: Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn
cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Theo quy định về việc tính thời hạn tại Bộ luật tố tụng hình sự, ban đêm được tính
từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
2.1. Khái niệm
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp
thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ
trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
2.2. Những trường hợp khẩn cấp
Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ được bắt khẩn cấp khi có
một trong các căn cứ (trường hợp) sau đây:
* Trường hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi, kiểm tra, xác
minh các tin tức thu được và có đủ cơ sở để khẳng định một người đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm nghiêm trọng nên cần bắt ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây
thiệt hại cho xã hội.
Muốn xác định được trường hợp khẩn cấp này phải đảm bảo được hai điều kiện sau
đây:
- Thứ nhất: Phải có căn cứ để khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn
bị thực hiện tội phạm.. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại
lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa
rất nghiệm trọng. Vì vậy, yêu cầu của cuộc đấu tranh đặt ra hết sức cấp bách, cần ngăn
chặn ngay, không để tội phạm xảy ra.
5
- Thứ hai: Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng

hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội
phạm nên không phải mọi hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần truy cứu trách
nhiệm hình sự. Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chỉ người nào chuẩn bị thực
hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu
trách nhiệm hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự không cho phép bắt khẩn cấp đối với người
đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, vì theo quy định của Điều 15 BLHS,
người chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, đối
với người chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền chỉ có thể áp dụng các biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa, không được
phép áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam…
* Trường hợp khẩn cấp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra
tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét
thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Đây là trường hợp hành vi phạm tội đã được thực hiện, người phạm tội không bị
bắt ngay lúc đó, nhưng người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm tận mắt
chứng kiến hành vi phạm tội và trực tiếp xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm,
xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Muốn bắt khẩn cấp trong trường hợp này,
cần bảo đảm hai điều kiện sau:
- Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác
nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. Người này chỉ có thể là người bị hại hoặc
người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm đã trực tiếp chứng kiến lúc tội phạm đang xảy ra. Có
như vậy mới bảo đảm tính xác thực và giá trị của lời tố giác tội phạm. Trường hợp người
bị hại hoặc người khác đã xác nhận về kẻ thực hiện tội phạm nhưng họ không phải là
người trực tiếp chứng kiến lúc tội phạm đang diễn ra mà nghe người khác kể lại, mô tả lại
đặc điểm nhận dạng của người phạm tội, thì không được bắt khẩn cấp.
- Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Điều kiện này cho thấy yêu cầu
ngăn chặn đặt ra rất cấp bách, nếu không bắt ngay kẻ phạm tội sẽ trốn, gây khó khăn cho
việc điều tra, khám phá tội phạm.
6

×