Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bình luận vai trò cơ quan công tố pháp giai đoạn điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.59 KB, 3 trang )

I.Bình luận vai trị cơ quan cơng tố Pháp giai đoạn điều tra
Thứ nhất, Cơ quan công tố là cơ quan có quyền tiếp nhận và xử lý tin báo, tố
giác về tội phạm.
Tất cả các nhà chức trách, cán bộ hoặc công chức, trong khi thực hiện nhiệm vụ,
biết được sự tồn tại của một tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng có nghĩa vụ thơng
báo ngay cho cơng tố viên trưởng cấp sơ thẩm về tội phạm và chuyển cho công tố
viên này thông tin liên quan, báo cáo hoặc tài liệu chính thức.
Khơng chỉ các cán bộ, công chức khi phát hiện tội phạm phải thông báo cho cơ
quan công tố mà các sĩ quan cảnh sát khi phát hiện tội phạm cũng phải thực hiện
nhiệm vụ này. Sỹ quan cảnh sát tư pháp phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện
cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm những tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi
cảnh mà họ phát hiện được. Sau khi hoàn tất công việc, phải gửi ngay cho Viện
trưởng Công tố bên cạnh Tịa sơ thẩm bản chính và bản sao có chứng thực tất cả các
biên bản mà họ đã lập cũng như những văn bản và tài liệu liên quan. Nhưng đồ vật kê
biên thuộc quyền xem xét của Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm.
Người lập biên bản phải ghi rõ tư cách sỹ quan cảnh sát tư pháp của mình.
Cơ quan cơng tố giải quyết tin báo, tố giác tội phạm theo cách thức sau:
Khi thấy rằng các tình tiết được chuyển đến phù hợp với các quy định tại điều 40
cấu thành một tội phạm được thực hiện bởi một người biết được danh tính và nơi ở,
và khơng có quy định pháp lý ngăn cản việc thi hành của công tố viên, cơng tố viên
trưởng cấp sơ thẩm có quyền tài phán theo lănh thổ quyết định liệu có phù hợp:
+ Khởi tố;
+ Hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng thay thế việc khởi tố, phù hợp với các quy
định tại các điều 41-1 hoặc 41-2;
+ Hoặc khép lại vụ án mà khơng làm gì thêm, khi các tình huống cụ thể liên quan
đến việc thực hiện tội phạm biện minh cho điều này.
Thứ hai, Cơ quan cơng tố có quyền chỉ đạo điều tra, đề ra yêu cầu điều tra và
trong một số trường hợp có quyền tự điều tra.
Các sỹ quan, công chức và nhân viên cảnh sát tư pháp thực hiện nhiệm vụ cảnh
sát tư pháp dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tịa sơ thẩm. Ở
cấp phúc thẩm, Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm


giám sát việc áp dụng pháp luật hình sự trong tồn bộ địa bàn theo thẩm quyền của


mình .Vì vậy, trong phạm vi thẩm quyền của mỗi Tòa phúc thẩm, cảnh sát tư pháp
chịu sự giám sát của Viện cơng tố bên cạnh Tịa phúc thẩm và sự kiểm tra của Tòa
điều tra theo quy định.
Đối với trường hợp cơ quan công tố tự tiến hành điều tra, Viện trưởng Viện cơng
tố bên cạnh Tịa sơ thẩm trực tiếp tiến hành hoặc cho tiến hành mọi công việc cần
thiết để truy tìm và truy tố các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Khi phát hiện việc điều tra không được tiến hành theo sự chỉ đạo của cơng tố
viên trưởng cấp quận tại tồ án cấp sơ thẩm nơi xảy ra việc tạm giữ, người bị tạm giữ
phải gửi ngay yêu cầu quy định tại điều 77-2 cho công tố viên trưởng cấp quận tiến
hành điều tra.
Các quyền hạn, nhiệm vụ khác của cơ quan công tố trong quá trình điều tra
theo quy định của BLTTHS Pháp:
+ Sĩ quan cảnh sát chỉ tịch biên các đồ vật, tài liệu cần thiết cho việc xác định sự
thật của vụ án khi được sự đồng ý của Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ
thẩm (Điều 56 BLTTHS Pháp);
+ Công tố viên được thông báo về việc bắt giữ, phê chuẩn gia hạn tạm giữ hoặc
thả người tạm giữ (Điều 63, 77 BLTTHS Pháp);
+Viện trưởng Viện công tố có quyền ban hành lệnh khám xét (Điều 71 BLTTHS
Pháp);
+Viện trưởng Viện cơng tố có quyền chỉ thị tiến hành các hoạt động tìm kiếm
người mất tích hoặc u cầu mở một cuộc điều tra tìm kiếm nguyên nhân mất tích
(Điều 74-1 BLTTHS Pháp);
+ Viện trưởng Viện cơng tố có quyền u cầu Thẩm phán giám sát Tịa án sơ
thẩm cho phép can thiệp, ghi âm, lưu lại thư tín để tìm kiếm 01 người bỏ trốn cần
thiết cho quá trình điều tra (Điều 74-2 BLTTHS Pháp);
+ Viện trưởng Viện cơng tố có quyền ấn định thời hạn tiến hành điều tra hoặc gia
hạn điều tra (Điều 75-1 BLTTHS Pháp);

+ Viện trưởng Viện cơng tố tự mình hoặc cho phép sĩ quan cảnh sát tư pháp ra
lệnh lấy mẫu thân thể;
+ Viện trưởng Viện cơng tố tự mình hoặc ủy quyền cho sĩ quan cảnh sát tư pháp
ra lệnh cho bất kỳ ai, cơ quan, tổ chức công hoặc tư nào đang sở hữu tài liệu liên quan
đến việc điều tra phải cung cấp tài liệu cho họ trừ trường hợp có căn cứ hợp pháp


hoặc vì bí mật nghề nghiệp khơng thể cung cấp được (Điều 70-1.1 BLTTHS Pháp);
+ Thẩm phán điều tra chỉ có thể điều tra phù hợp với đề nghị của Viện trưởng
Viện công tố (Điều 80 BLTTHS Pháp);
+ Công tố viên có thể tham dự các buổi thẩm vấn, xét hỏi và đối chất của những
người thuộc diện thẩm tra tư pháp, bên dân sự và nhân chứng trợ giúp;
+ Cơng tố viêncó quyền u cầu áp giải nhân chứng tới trình diện (Điều 109
BLTTHS Pháp);
+ Cơng tố viên có quyền yêu cầu tiêu hủy hồ sơ sau khi hết thời hiệu truy tố
(Điều 100-6 BLTTHS Pháp);
+ Công tố viên có quyền yêu cầu Thẩm phán áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện
pháp giám sát tư pháp (Điều 141, 197 BLTTHS Pháp);
+ Cơng tố viên có quyền u cầu Thẩm phán trưng cầu giám định;
+ Cơng tố viên có quyền kháng nghị các quyết định của Thẩm phán hoặc cảnh
sát;



×