Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài tậo nhóm phát triển bền vững chỉ số thành tích môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.45 KB, 23 trang )

Chủ đề: Chỉ số thành tích mơi trường (EPI)
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Danh sách thành viên và phân cơng nhiệm vụ:

STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Võ Thu Hiền (nhóm
trưởng)
Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn Phúc Thắng
Phạm Thị Bích Ngọc
Đỗ Thị Thu Hằng

CuuDuongThanCong.com

Cơng việc
Phân cơng nhiệm vụ, tổng hợp,
thuyết trình, làm phần a
Làm slide, làm phần c
Thuyết trình, làm phần b
Thuyết trình, làm phần c
Tìm một số tài liệu, làm phần b

Mức độ hoàn


thành
100%

/>
100%
100%
100%
100%


A. TÓM TẮT BÁO CÁO
Bản báo cáo này giới thiệu tổng qt về chỉ số thành tích mơi trường (EPI). Đây là một chỉ số xếp
hạng toàn cầu kết quả môi trường của các nước trên thế giới, nằm trong nhóm các chỉ số đo lường các
vấn đề mơi trường và hệ sinh thái trong điều kiện ô nhiễm môi trường tồn cầu và biến đổi khí hậu.
Báo cáo chỉ ra định nghĩa, mục đích, ý nghĩa và cách tính cho chỉ số EPI. Từ đó so sánh, xếp hạng
EPI của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, chỉ ra những điểm mạnh của
các quốc gia thực hiện tốt và điểm yếu của những nước có thành tích kém hơn. Báo cáo cũng đưa ra
phương pháp dự báo EPI của Việt Nam trong thời gian sắp tới và đánh giá các con số này.
Báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu tiếng
Anh, chủ yếu lấy nguồn từ Trung tâm Luật và Chính sách mơi trường Đại học Yale) và phương pháp
phân tích (sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để so sánh chỉ số giữa các quốc gia)…
*Một số đóng góp và phát hiện chính:
+ Chỉ số EPI đang được quan tâm toàn cầu và xếp hạng được nhiều quốc gia trên thế giới.
+ EPI của Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm EPI trung bình.
+ Dự báo EPI Việt Nam trong tương lai, từ đó nhận thấy tốc độ tăng EPI của Việt Nam chậm so với
các nước khác.

B. NỘI DUNG BÁO CÁO

I. ĐỊNH NGHĨA, MỤC ĐÍCH, CÁCH TÍNH

1. Định nghĩa
Chỉ số thành tích mơi trường (EPI) được Trung tâm Luật và chính sách mơi trường Đại học Yale;
Trung tâm mạng lưới thông tin khoa học Trái Đất tại Đại học Columbia (CIESIN); phối hợp với Diễn
đàn kinh tế thế giới và trung tâm hợp tác nghiên cứu của Ủy ban châu Âu thực hiện và phát triển qua
các năm.
Theo đó, chỉ số thành tích mơi trường (EPI) là chỉ số xếp hạng tồn cầu kết quả mơi trường của các
nước(2014 là 178 nước )ở hai lĩnh vực chính sách lớn : bảo vệ con người khỏi tổn hại môi trường và
bảo vệ các hệ sinh thái. Trong đó, EPI (2014) cho điểm thành tích mơi trường quốc gia ở 9 nội dung
với 20 chỉ tiêu. Chỉ số EPI đo lường các quốc gia gần kề nhau đáp ứng các mục tiêu quốc tế được
thiết lập như thế nào hoặc trong trường hợp thiếu vắng các mục tiêu đó, làm thế nào họ so sánh được
một cách tương đối với các nước có thành tích tốt nhất.

CuuDuongThanCong.com

/>

2. Thành phần
Gồm 2 lĩnh vực chính sách, 9 nội dung và 20 chỉ tiêu (2014):
Lĩnh vực 1: Sức khỏe môi trường – Tập trung vào việc giảm áp lực môi trường đối với sức khỏe con
người và gồm 3 nội dung, 6 chỉ tiêu:
-

Tác động sức khỏe: Tỷ lệ tử vong ở trẻ em

- Chất lượng khơng khí: Chất lượng khơng khí hộ gia đình, Ơ nhiễm khơng khí Avg. Exp. to
PM2.5, Ơ nhiễm khơng khí PM2.5 Exceedance
-

Nước và vệ sinh môi trường: Tiếp cận (access to) với nước uống, tiếp cận với vệ sinh môi trường


Lĩnh vực 2: Sức sống của hệ sinh thái – tập trung vào việc bảo tồn các hệ sinh thái và gồm 6 nội
dung, 14 chỉ tiêu:
-

Nguồn nước: Xử lý nước thải

-

Nông nghiệp: Quy định các loại thuốc trừ sâu, Trợ cấp nông nghiệp

-

Lâm nghiệp: Thay đổi độ che phủ rừng

-

Thủy sản: Nguồn cung cấp cá, Áp lực đánh bắt cá ven biển

- Đa dạng sinh học và môi trường sống: Bảo vệ môi trường sống quan trọng, Khu vực bảo tồn biển,
Bảo vệ quần xã xinh vật toàn cầu, Bảo vệ quần xã sinh vật quốc gia
- Khí hậu và năng lượng: Chiều hướng phát thải CO2 trên mỗi Kwh, Thay đổi xu hướn g trong
cường độ carbon, Xu hướng cường độ carbon
Lưu ý: Điện lực không bao gồm trong các loại trên vì nó khơng được sử dụng để tính điểm cho các
quốc gia.

CuuDuongThanCong.com

/>

3. Mục đích

- Thứ nhất, trách nhiệm với các hoạt động môi trường của các tổ chức ngày càng, thể hiện qua số
lượng ngày càng gia tăng của pháp luật, quy định và hình phạt trong lĩnh vực này. Do đó, các tổ chức
hiện nay buộc phải đo lường, kiểm sốt và cơng bố thành tích mơi trường của họ.
- Thứ hai, EPI đáng tin cậy là cần thiết để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong khi đảm
bảo các mục tiêu môi trường. EPI cho phép những người ra quyết định tiếp cận với những dữ liệu
môi trường quan trọng được tổ chức theo cách dễ hiểu nhất, hữu ích và theo hướng cạnh tranh hiệu
quả.
- Thứ ba, nhu cầu cần có các chỉ số thành tích mơi trường ngày càng tăng. Nhu cầu này thúc đẩy
bởi:
+ Sự cơng nhận về lợi ích của việc ra quyết định dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có.
+ Áp lực liên tiếp từ các chính phủ đối với nguồn đầu tư giới hạn
+ Mối quan tâm ngày càng tăng về sự nguy hiểm gây ra bởi những rủi ro quản lý môi trường yếu kém
+ Cam kết rộng rãi để tạo ra tính bền vững trong nguyên tắc hoạt động trọng tâm của chương trình
nghị sự phát triển quốc tế sau năm 2015
+Phổ biến nhanh chóng các chiến lược phát triển bền vững ở doanh nghiệp
4. Ý nghĩa

CuuDuongThanCong.com

/>

- Chỉ số thành tích mơi trường (EPI) – xếp hạng tồn cầu kết quả mơi trường của các nước – là
nhân tố góp phầnquan trọng/chìa khóa đối với khả năng ngày càng tăng của thế giới đểđánh giá hoạt
động mơi trường trên tồn thế giới.
- So sánh thành tích bảo vệ môi trường giữa các quốc gia. Với một chuỗi các dữ liệu theo thời
gian, các nước có thể nhận thấy thành tích của họ thay đổi như thế nào. Đo lường EPI một cách vững
chắc cung cấp nền tảng cho việc hoạch định chính sách từ đó thúc đẩy các chính sách mơi trường.
- Là cơng cụ hiệu quả để cải thiện hoạt động kinh doanh và thành tích của tổ chức.
- Cung cấp các cơng cụ để so sánh thành tích mơi trường của 1 quốc gia qua các năm. Từ đó đánh
giá về hiệu quả chính sách, tìm kiếm các nguyên nhân, giải pháp để khắc phục các lĩnh vực yếu kém

và phát huy các lĩnh vực thực hiện tốt. Tính minh bạch mà EPI xây dựng và tính chất mở của các dữ
liệu cơ bản làm cho EPI là điểm khởi đầu cho nhiều quốc gia phải hành động. Một cách lý tưởng,
những hành động này sẽ bao gồm:
+ Sự phát triển của hệ thống đo lường và giám sát tốt hơn để cải thiện việc thu thập dữ liệu về môi
trường.
+ Việc tạo ra các chính sách để giải quyết các khu vực đặc biệt yếu kém.
+ Thông tin liên lạc và báo cáo dữ liệu cấp quốc gia và thống kê cho các cơ quan quốc tế như Liên
Hiệp Quốc
+ Phân định các số liệu địa phương và mục tiêu cải thiện thành tích mơi trường.
5. Cách tính
a, Các bước:
Bước 1: Xác định các mục tiêu: Trước khi các chỉ tiêu có thể tính tốn, các điểm chuẩn thành tích cao
và thấp cần được thành lập.
Bước 2: Tính tốn các chỉ tiêu: Sử dụng phương pháp “gần đến mục tiêu” để chuyển đổi các bộ dữ
liệu thô thành các chỉ tiêu cụ thể.
Bước 3: Gán trọng số và tổng hợp thành chỉ số EPI: Lựa chọn và gán trọng số cho các hạng mục
chính sách, các chỉ tiêu để tính tốn chỉ số EPI tổng hợp.
b, Cụ thể: tập trung vào phân tích bước 2 và 3 (cho vào các phần t bôi vàng và chỉ dẫn nhé)
Bước 2: Tính tốn các chỉ tiêu
- Chuẩn bị dữ liệu: xử lý bộ dữ liệu thơ. Việc tiêu chuẩn hóa thơng thường bao gồm sự thay đổi
phần trăm (ví dụ như tỉ lệ phá rừng trong một khoảng thời gian), đơn vị trên mỗi sản lượng kinh tế (
ví dụ như sử dụng năng lượng trên GDP), đơn vị trên mỗi khu vực ( ví dụ, phần trăm lãnh thổ nơi mà
việc khai thác nước ngọt vượt quá ngưỡng nhất định), hoặc đơn vị trên dân số (ví dụ như lượng khí
thải CO2 trên đầu người). Cần lưu ý rằng mẫu số trong từng trường hợp nên có liên quan đến các vấn
đề mơi trường được quan tâm.
- Chuyển đổi dữ liệu: Trong bước thứ hai của việc xây dựng chỉ số, việc phân phối dữ liệu cần
được kiểm tra để xác định xem việc biến đổi hơn nữa là cần thiết. Vì dữ liệu chuyển đổi cho EPI

CuuDuongThanCong.com


/>

thường có nhiều sai lệch nên thường thực hiện chuyển đổi logarit trên bộ dữ liệu đặc biệt ( ví dụ các
bộ dữ liệu bị lệch sang trái hoặc sang phải).
Chuyển đổi logarit nhằm 2 mục đích. Đầu tiên, và quan trọng nhất, nếu 1 chỉ tiêu có số lượng đáng
kể các quốc gia rất gần với các mục tiêu, thang điểm logarit phân biệt rõ ràng hơn giữa các thành tích
mơi trường tốt nhất. Sử dụng dữ liệu thơ (chưa chuyển đổi) bỏ qua những khác biệt nhỏ giữa các quốc
gia hàng đầu thực hiện và chỉ thừa nhận sự khác biệt đáng kể giữa các những người đi đầu và đi sau.
Việc sử dụng chuyển đổi loga có tác dụng lam rộng ra thành tích, cho phép EPI phản ánh các khác
biệt quan trọng, không chỉ giữa những người đi trước và đi sau, mà còn trong số những người thể
hiện tốt nhất. Thứ hai, chuyển đổi loga cải thiện việc giải thích sự khác biệt giữa các đơn vị địa
phương ở hai phía của thang điểm.
Trong một vài trường hợp, cũng cần thiết phải đảo ngược dữ liệu để thực hiện sự phù hợp về khung
chỉ số. Xảy ra thường xuyên nhất với EPI khi thành tích mơi trường tốt trái ngược với các hình
ảnh/quang phổ từ dữ liệu khác. Ví dụ, 1% mơi trường sống được bảo vệ ngụ ý rằng một mức độ cao
trong thành tích mơi trường, trong khi 1% của thủy sản khai thác quá mức hoặc sụp đổ hàm ý thành
tích kém. Để giữ điểm số cao vào cuối cùng, các bộ dữ liệu này có thể được đảo ngược bằng cách lấy
điểm và trừ đi 1.
- Chuyển đổi dữ liệu thành các chỉ tiêu: Bước cuối cùng để xây dựng chỉ số, dữ liệu biến đổi và
đăng nhập được chuyển đổi thành các chỉ số để tạo ra đơn vị chung của phân tích, cho phép so sánh
giữa các chỉ tiêu, và cho phép kết hợp thành một chỉ số tổng hợp sử dụng phương pháp gần đến mục
tiêu, như mô tả dưới đây. Các chỉ tiêu khác nhau sẽ sử dụng các số liệu khác nhau. Phương pháp “gần
đến mục tiêu” đo lường mỗi thành tích của quốc gia trên bất kỳ chỉ tiêu nào đưa ra dựa trên vị trí của
nó trong phạm vi được thành lập bởi các quốc gia có thành tích thấp nhất (tương đương với 0 trên
thang điểm 0-100) và mục tiêu (tương đương với 100).
(cho bảng dưới vào nhé)

CuuDuongThanCong.com

/>


(Sơ đồ minh học phương pháp gần đến mục tiêu đã được sử dụng để tính tốn các chỉ tiêu thành tích.
Thành tích tốt hơn hoặc kém hơn chỉ mang tính tương đối và tham khảo khoảng cách đến mục tiêu).
Cơng thức chung cho tính tốn chỉ tiêu trong nội dung của EPI:
(International Range – Distance to target)/International Range x 100
Hay là : (Phạm vi quốc tế - Khoảng cách đến mục tiêu)/ phạm vi quốc tế x 100
Ví dụ: điểm cho chỉ tiêu Tiếp cận với cải thiện vệ sinh mơi trường ( ví du phần trăm dần dố được tiếp
cận với vệ sinh phù hợp) được tính như sau:
+ Mục tiêu là 100% tiếp cận với sự cải thiện điều kiện vệ sinh
+ Thành tích kém nhất có thể là 5% dân số tiếp cận vơi các điều kiện vệ sinh đầy đủ
+ Các cách tiếp caanh của các quốc gia khác đối với vệ sinh môi trường có thể là 65%
+ Phạm vi quốc tế là 100 -5 = 95
+ Đối với đất nước với 65% tiếp cận với cải thiện điều kiện vệ sinh, số điểm “gần đến mục tiêu”
được tính như sau:
(95-35)/95 x 100 = 63,1
Bước 3: Trọng số và tổng hợp
Đối với chỉ số hỗn hợp, các vấn đề về trọng lượng và kết hợp lại đặc biệt nhạy cảm và chủ quan.
Khơng có một sự đồng thuận rõ ràng giữa các chuyên gia về cách tốt nhất để xác định một chiến lược
phương pháp cho kết hợp các vấn đề đa dạng, chẳng hạn như nhưng vấn đề đại diện cho EPI. Chúng
ta gán trọng số đối với các chỉ tiêu, hạng mục chính sách và các mục tiêu bao gồm EPI để tạo ra các
điểm EPI tổng hợp.
Trọng số của EPI được thành lập sau khi xem xét các khuyến nghị chuyên gia bao gồm chất lượng
nhận thức của dữ liệu, tầm quan trọng của các chỉ tiêu và danh mục cho hoạch định chính sách, và
mức độ đo lường cung cấp giải pháp trực tiếp của thành tích mơi trường.

CuuDuongThanCong.com

/>

Đối với EPI, trọng số được xác định thông qua một quá trình lặp đi lặp lại (xem hình 6.3). Nói chung,

các trọng số ở mọi cấp độ của sự kết hợp được chia đều ở điểm khởi đầu. Đối với EPI, điều này có
nghĩa là hai mục tiêu (Sức khỏe môi trường và sức sống hệ sinh thái) ban đầu nhận trọng số 5050,một trong số 10 loại chính sách nhận được 10%, và các chỉ tiêu nhận được trọng số tùy thuộc vào
số lượng các chỉ tiêu trong mỗi loại chính sách. Trọng số sau đó được điều chỉnh để phản ánh tầm
quan tọng của các vấn đề nhất định và sự liên quan của các chỉ tiêu đối với thành tích. Ví dụ, chúng
tơi quyết định dựa trên đầu vào chun mơn, cho rằng C02 trên bình quân đầu người và C02 trên
GDP là quan tọng để xem xét biến đổi khí hậu đóng họp nhiều hơn cho số lượng các thế hệ năng
lượng tái tạo. Vì thế, 2 chỉ tiêu này nhận các trọng số lớn hơn so với các trọng số trong hạng mục
chính sách.

CuuDuongThanCong.com

/>

II.
HIỆN TRẠNG EPI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC KHÁC
1. Nhận xét về chỉ số FDI của toàn thế giới
*Xếp hạng EPI năm 2012
Kể từ 2006, cứ mỗi 2 năm, Yale – Colombia công bố bảng phân hạng EPI. Năm 2012, bảng phân
hạng EPI của 132 quốc gia được công bố ngày 26/2/2012 (Bảng 1). Kết quả cho thấy, Switzerland là
quốc gia có mơi trường sống cao nhất (76,69 điểm), thấp nhất là Iraq (25,32). Việt Nam ở thứ hạng
79 (50,64 điểm), cao hơn Trung quốc (thứ hạng 116; 42,24 điểm).
Trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về EPI gồm 9 quốc gia Âu Châu (Switzerland, Latvia, Norway,
Luxembourg, Pháp, Austria, Italy, Anh quốc, Thụy điển, chỉ có Costa Rica thuộc Mỹ Châu đứng
hạng 5.
Trong số 19 quốc gia trong nhóm G20 (không kể European Union), quốc gia dẫn đầu là Pháp (thứ 6;
69,0 điểm), kế là Italy (thứ 8; 68,9), Anh (9; 68,82), Đức (11; 66,91), Nhật (23; 63,36), Brazil (30;
60,9), Canada (37; 58,41), South Korea (43; 57,2), Australia (48; 56,61), Hoa Kỳ (49; 56,59),
Argentina (50; 56,48), Indonesia (74; 52,29), Saudi Arabia (82; 49,97), Mexico (84; 49,11), Nga

CuuDuongThanCong.com


/>

(106; 45,43); Turkey (109; 44,8), Trung quốc (116; 42,24), Ấn độ (125; 36,23), Nam Phi (128;
34,55). Như vậy, các cường quốc kinh tế hay qn sự khơng có nghĩa là có EPI cao, chẳng hạn như
Hoa Kỳ (thứ 49), Nga (thứ 106), Trung quốc (thứ 116).
Chỉ số EPI cũng không liên hệ gì với GDP, mức độ giàu nghèo của mỗi quốc gia. Các nước giàu dầu
hỏa có GDP cao lại có EPI thấp: Saudi Arabia (thứ 82), Iran (114), Libya (123), Kuwait (126), Iraq
(132, chót).
Trong khối Đơng Nam Á (SE Asia), Malaysia dẫn đầu (thứ 25; 62,51 điểm), kế là Brunei (26; 62,49),
Thái Lan (34; 59,68), Philippines (42; 57,4), Singapore (52; 56,36), Cambodia (59; 55,29), Myanmar
(69; 52,72), Indonesia (74; 52,29), chót là Việt Nam (79; 50,64). Lào khơng có trong danh sách năm
2012. Tuy nhiên, trong bảng phân loại EPI năm 2010, Lào đứng vị trí 80 cịn Việt Nam thứ 85.
Bảng 1. Danh sách đánh giá năm 2012 về chỉ số EPI (Số trong dấu ngoặc là thang điểm)
10 quốc gia có EPI mạnh nhất
1. Switzerland (76.69)

2. Latvia (70.37) 3. Norway (69.92)

4. Luxembourg (69.2)

5. Costa Rica (69.03)

7. Austria (68.92)

8. Italy (68.9)

6. France (69)

9. United Kingdom (68.82)


10. Sweden (68.82)
36 quốc gia có EPI mạnh
11. Germany (66.91)

12. Slovakia (66.62) 13. Iceland (66.28)

14. New Zealand (66.05)
17. Lithuania (65.5)

15. Albania (65.85)

16. Netherlands (65.65)

18. Czech Republic (64.79) 19. Finland (64.44)

20. Croatia (64.16)
23. Japan (63.36)

21. Denmark (63.61)

22. Poland (63.47)

24. Belgium (63.02) 25. Malaysia (62.51)

26. Brunei Darussalam (62.49) 27. Colombia (62.33) 28. Slovenia (62.25)
29. Taiwan (62.23)

30. Brazil (60.9) 31. Ecuador (60.55)


32. Spain (60.31)

33. Greece (60.04)

35. Nicaragua (59.23)
38. Nepal (57.97)
41. Portugal (57.64)
44. Cyprus (57.15)

CuuDuongThanCong.com

34. Thailand (59.98)

36. Ireland (58.69) 37. Canada (58.41)
39. Panama (57.94) 40. Gabon (57.91)

42. Philippines (57.4) 43. South Korea (57.2)
45. Hungary (57.12)

46. Uruguay (57.06)

/>

38 quốc gia có EPI trung bình
47. Georgia (56.84)

48. Australia (56.61) 49. USA (56.59)

50. Argentina (56.48)


51. Cuba (56.48) 52. Singapore (56.36)

53. Bulgaria (56.28)

54. Estonia (56.09) 55. Sri Lanka (55.72)

56. Venezuela (55.62)

57. Zambia (55.56) 58. Chile (55.34)

59. Cambodia (55.29)
62. Bolivia (54.57)
65. Belarus (53.88)

60. Egypt (55.18)

61. Israel (54.64)

63. Jamaica (54.36) 64. Tanzania (54.26)
66. Botswana (53.74) 67. Côte d'Ivoire (53.55)

68. Zimbabwe (52.76)

69. Myanmar (52.72)

70. Ethiopia (52.71)

71. Honduras (52.54)

72. Dominican Rep (52.44) 73. Paraguay (52.4)


74. Indonesia (52.29)

75. El Salvador (52.08) 76. Guatemala (51.88)

77. United A. Emirates (50.91) 78. Namibia (50.68)
80. Benin (50.38)

79. Viet Nam (50.64)

81. Peru (50.29) 82. Saudi Arabia (49.97)

83. Kenya (49.28)

84. Mexico (49.11)

36 Quốc gia có EPI yếu
85. Togo (48.66)

86. Algeria (48.56)

88. Romania (48.34)
91. Ghana (47.5)
94. Lebanon (47.35)

89. Mozambique (47.82) 90. Angola (47.57)

92. Dem. Rep. Congo (47.49) 93. Armenia (47.48)
95. Congo (47.18) 96. Trinidad and Tobago (47.04)


97. Macedonia (46.96)
100. Qatar (46.59)

98. Senegal (46.73) 99. Tunisia (46.66)

101. Kyrgyzstan (46.33) 102. Ukraine (46.31)

103. Serbia (46.14)
106. Russia (45.43)
109. Turkey (44.8)

104. Sudan (46)

105. Morocco (45.76)

107. Mongolia (45.37)
110. Oman (44)

112. Cameroon (42.97)
115. Bangladesh (42.55)

CuuDuongThanCong.com

87. Malta (48.51)

108. Moldova (45.21)

111. Azerbaijan (43.11)

113. Syria (42.75)


114. Iran (42.73)

116. China (42.24) 117. Jordan (42.16)

/>

118. Haiti (41.15)

119. Nigeria (40.14)

120. Pakistan (39.56)

12 quốc gia có EPI yếu nhất
121. Tajikistan (38.78)

122. Eritrea (38.39)

123. Libyan Arab Jam (37.68)

124. Bosnia & Herzegov (36.76) 125. India (36.23) 126. Kuwait (35.54)
127. Yemen (35.49)

128. South Africa (34.55) 129. Kazakhstan (32.94)

130. Uzbekistan ( 32.24)

131. Turkmenistan (31.75) 132. Iraq (25.32)

*Chỉ số FDI của Việt Nam

Năm 2012:
Việt Nam ở vị trí 79 trong số 132 quốc gia trên thế giới, được phân loại trong nhóm có EPI trung bình
(Hình 1).

Theo hình 1, các quốc gia nằm bên trái trục tung có chỉ số EPI thấp, thấp nhất là Iraq với số điểm
25,32. Ngược lại, các quốc gia bên tay mặt của trục tung có EPI từ trung bình, đến mạnh và mạnh
nhất là Switzerland với số điểm 76,69. Việt Nam với số điểm 50,64 nằm gần trục tung.
Các quốc gia nằm bên dưới trục hồnh có khuynh hướng giảm EPI so với các năm trước. Nga là nước
càng ngày càng tồi tệ trong vấn đề quản trị môi trường. Các quốc gia nằm bên trên trục hồnh có cố
gắng cải thiện mơi trường, quốc gia; cải thiện nhiều nhất là Latvia, từ vị thứ 21 năm 2010 lên hạng 2
năm 2012, với khuynh hướng gia tăng 18 điểm.
Trung quốc và Ấn độ coi như khơng có cải thiện gì so với các năm trước.
Việt Nam có cải thiện chút ít trong vấn đề mơi trường, với khuynh hướng gia tăng 4,2 điểm. Mặc dầu
khuynh hướng có gia tăng trong vấn đề cải thiện mơi trường liên hệ tới sức khỏe (environmental

CuuDuongThanCong.com

/>

health), điểm yếu nhất của Việt Nam là ô nhiễm khơng khí ảnh hưởng tới sức khỏe (thứ 123), ơ
nhiễm khơng khí trong nhà (indoor air pollution) (thứ 105), và khơng khí chứa q nhiều vi chất độc
(particulate matter) (thứ 112).
Ngồi ra, mặc dù Việt Nam có cải thiện, tử vong trẻ con năm 2010 vẫn còn cao (0,0046%) (thứ 77),
25% dân số chưa có cầu tiêu (thứ 87), và 6% dân số chưa có nước sạch để uống (thứ 67).
Năm 2014:
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, năm 2014, chỉ số EPI của Việt Nam vẫn khơng có nhiều thay đổi,
có một số chỉ số thay đổi theo chiều hướng tăng lên: như nước và nhà vệ sinh (99,49%), nông nghiệp
tăng lên 0,66%. Cụ thể:
Bảng 2: Chi tiết tổng thể về các chỉ tiêu cụ thể của chỉ số EPI Việt Nam năm 2014.


(Nguồn: epi.yale.edu)

CuuDuongThanCong.com

/>

Sơ đồ về 9 vấn đề cốt lõi trong đánh giá EPI ở Việt Nam.
2. So sánh chỉ số EPI với các nước trên thế giới
-

Các nước Đông Nam Á.

Theo báo cáo xếp hạng môi trường mới được Trung tâm nghiên cứu Môi trường của trường Đại học
Yale và Columbia của Mỹ công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 02/2012 vừa
qua, trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá, Việt Nam có chỉ số chất lượng mơi trường EPI
thấp nhất (Bảng 3). Điều này cho thấy, chất lượng môi trường của Việt Nam, đặc biệt là chất lượng
mơi trường khơng khí là thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khu vực này, nước có chỉ số EPI xếp hạng cao nhất là Malaysia, với thứ hạng 25. Trong một
năm qua, nước này đã qua mặt quốc đảo Singapore để dẫn đầu khu vực về việc thực hiện các chính
sách BVMT, đẩy nước láng giềng xuống thứ hạng dưới, ở mức 52.
Ở vị thế là các nước thuộc quần đảo nhỏ và chưa tập trung, buộc các quốc gia như Malaysia, và
Singapore phải tập trung vào tiêu thụ tài nguyên hiệu quả và tái sử dụng. Qua đó, thì các quốc gia này
đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp quy hoạch sử dụng đất lâu dài đặt ra những mục tiêu môi trường
và phát triển bền vững.

CuuDuongThanCong.com

/>

Bảng 3: Xếp hạng EPI các quốc gia Đông Nam Á

STT

Quốc Gia

EPI

1

Malaysia

25

2

Brunei

26

3

Thái Lan

34

4

Philippines

42


5

Singapore

52

6

Campuchia

59

7

Myanmar

69

8

Indonesia

74

9

Việt Nam

79


(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo EPI 2012, Đại học Yale và Columbia)

-

Các nước Công nghiệp phát triển và Công nghiệp mới (NICs).

Ở phần trên, ta thấy so với các nước thuộc cùng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có chỉ số EPI cịn
rất thấp so với khu vực. Vậy so với các nước Công nghiệp phát triển và Cơng nghiệp mới NICs thì ra
sao? Ta quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 4: Xếp hạng giá trị EPI của Việt Nam với các nước Công nghiệp mới và NICs (2014)

CuuDuongThanCong.com

/>

(Nguồn:Nhóm tổng hợp dựa trên epi.yale.edu)
Qua dữ liệu của Biểu đồ ta thấy, giá trị EPI của Việt Nam còn rất thấp, chỉ đạt giá trị 38,17. Đứng sau
cả Trung Quốc.
Trong nhóm các nước cơng nghiệp phát triển và nhóm NICs, dẫn đầu là Singapore (81,78), Japan
(72,53) và Hàn Quốc (63,79). Phải chăng là ở Singapore có những chính sách và kinh nghiệm quản lý
môi trường chất lượng hơn?
Khi nhắc tới Singapore, chúng ta thường nghĩ ngay đến những thành phố sạch nhất thế giới, chính
phủ nước này đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến môi trường cùng các biện pháp chế tài dân sự,
hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với vi phạm pháp luật môi trường. Là
một quốc đảo nhỏ với dân số hơn 5 triệu nhưng diện tích chỉ 671 km vuông, Singapore đã bị buộc
phải tập trung vào tiêu thụ tài nguyên hiệu quả và tái sử dụng. Với vị trí địa lý giới hạn của mình,
Singapore đã thực hiện mạnh mẽ, tích hợp và các biện pháp quy hoạch sử dụng đất lâu dài và là nhà
lãnh đạo quốc tế được công nhận về phát triển bền vững. Kế hoạch Singapore bền vững thiết lập vào
năm 2009 một số mục tiêu môi trường cho đất nước để đáp ứng vào năm 2030, trong đó có một số
mục đích nhiều tham vọng trong viêc tái chế 70% chất thải của đất nước trong thời gian đó. Hiệu suất

thành phố - nhà nước về xử lý nước thải, kết nối để có nước uống, vệ sinh sạch sẽ nói lên tiềm năng
của cơ sở hạ tầng đô thị để đảm bảo yếu tố chính của sức khỏe mơi trường. Singapore đạt 99,65 trên
100 cho lĩnh vực xử lý nước thải. Mức trung bình của thế giới, trong khi đó, là 24.87. Đáng chú ý
hơn, trong số 10 quốc gia được xếp hạng hàng đầu, Singapore cũng là quốc gia hàng đầu thưc hiện
chính sách khí hậu và năng lượng. Tuy nhiên, đất nước là một trong những quốc gia thực hiện kém
nhất chính sách Thủy sản, và nhận dĩ nhiên đã nhận được một số điểm bằng khơng.
Cịn ở Hàn Quốc, một nước không giàu tài nguyên, 97% tổng nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào
nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Và quốc gia này cũng đã từng đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch

CuuDuongThanCong.com

/>

trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày nay. Chính những
khó khăn này, cấp thiết chính phủ Hàn Quốc phải tính đến việc PTBV bằng việc cơng bố chiến lược
“Tăng trưởng xanh, cac-bon thấp”, chuyển dịch sang mơ hình phát triển “nền kinh tế xanh”. Và nhờ
những điểm mới này, mà Hàn Quốc đã có những bước đi mới cả về kinh tế, chính trị.
-

Các nước Đơng Âu:

Chưa có những chính sách phù hợp cũng như hướng đi đúng đắn, Việt Nam đã bị bỏ xa bởi các nước
có nền công nghiệp phát triển và NICs. So với những nước Đông Âu – Cái nôi của sự phát triển thế
giới thì Việt Nam đang đứng ở hạng nào? Chúng ta quan sát biểu đồ sau:
Bảng 5: Xếp hạng giá trị EPI của Việt Nam so với các nước Đông Âu (2014)

(Nguồn: Nhóm tổng hợp trên epi.yale.edu)
Trên biểu đồ quan sát, ta thấy giá trị EPI của các nước thuộc khối Đông Âu rất cao và bỏ xa lại Việt
Nam. Cụ thể, cao nhất là Thụy sỹ (87,68), đứng thứ hai là Luxembourgh (83,29), xếp hạng dưới hơn
trên biểu đồ là Norway (78,04), tiếp đó là Đan Mạch (76,92), và Phần Lan (75,27)…

Sở dĩ, Thụy Sỹ là nước đạt được chỉ số EPI rất cao trong năm 2014 với mức điểm cao trong các
chương trình Bảo vệ Đa dạng sinh học và Mơi trường sống, chương trình khí hậu và năng lượng.
Trong nhiều thế kỉ, Thụy Sỹ chỉ có một chỉ định là bảo vệ các khu vực công viên , nhưng hơn 5 năm
qua, những các quan chức đã giới thiệu 15 công viên mới trong khu vực, với tiến hành thêm hai dự án
công viên quốc gia .Với sự tăng mạnh trong việc phát triển công viên , Thụy Sỹ đã đạt đến mức điểm
cao nhất có thể có cho dự án bảo vệ những khu vực đất liền – cao hơn đáng kể so với các nước láng
giềng Pháp , Ý và Áo. Về biến đổi khí hậu, Thụy Sĩ đã giảm đáng kể cường độ carbon trong tăng
trưởng kinh tế, với hơn một nửa sản xuất điện trong nước từ các nhà máy thủy điện và 40 phần trăm
từ hạt nhân. Đất nước cũng cam kết giảm cường độ carbon trong nền kinh tế, và một tốc độ nhanh

CuuDuongThanCong.com

/>

hơn đáng kể so với Đức, Pháp, Áo hoặc Ý. Năm 2000, Thụy Sĩ đã thông qua một đạo luật quy định
lượng khí thải CO2 dựa trên năng lượng phải giảm 10 phần trăm mức của năm 1990 từ năm 2008 đến
năm 2012. Vào năm 2013, đất nước thiết lập lại mục tiêu ít nhất giảm 20 phần trăm mức của năm
1990 vào năm 2020.Thụy Sỹ đang giảm thiểu cả 2 quá trình cùng lúc: giảm xu hướng và thay đổi
trong cường độ các bon của đất nước với xếp hạng thứ 7 trong hạng mục chính sách Thời tiết và
năng lượng.
Các nước Đơng Âu có giá trị EPI rất sát nhau, chênh lệch nhau rất ít, điều đó khẳng định rằng họ
đang phấn đấu trong công việc BVMT, nhằm thúc đẩy chất lượng môi trường, kinh tế trong và ngoài
khu vực.
III. DỰ BÁO EPI VIỆT NAM ĐÉN NĂM 2050. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT
NAM
1. Dự báo EPI của VN năm 2020, 2030 và 2050
Ta có bảng số liệu EPI của VN các năm 2002-2012 như sau:

Năm


EPI

2002

36.99

2003

36.86

2004

36.91

2005

36.92

2006

36.77

2007

36.22

2008

36.55


2009

36.83

2010

37.46

2011

37.96

2012

38.17

Phương pháp 1: Sử dụng trung bình cộng. Ta sử dụng phương pháp lượng tăng giảm tuyệt đối bình
quân, dự báo EPI của Việt Nam các năm 2020,2030 và 2050. Phương pháp này chỉ được áp dụng nếu
hiện tượng có các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.

CuuDuongThanCong.com

/>

Yn+L = Yn +



*L


Trong đó: Yn là mức độ cuối cùng của dãy số
L là tầm xa dự đoán


là lượng tăng giảm tuyệt đối bình qn với

+ Ta sẽ tính được



=



Yn - Y1
= n-1

Y2012 - Y2002 38.17 – 36.99
=
= 0,118
11 - 1
10

+ Từ đó dự đốn được EPI như sau:
Y2020= Y2012 +



*8
= 38,17 + 0,118*8 = 39,114


Y2030= Y2012 +



*18

= 38,17 + 0,118*18 = 40,294
Y2050= Y2012 +



*38

= 38,17 + 0,118*38 = 42,654
Phương pháp 2: Sử dụng trung bình nhân. Đây là phương pháp dự đoán dựa trên tốc độ phát triển
trung bình: đầu tiên ta sẽ tính tốc độ phát triển bình qn hàng năm của chỉ số EPI, sau đó, dựa trên
mơ hình dự đốn để dự báo kết quả.
Dựa trên số liệu cho trong bảng trên, ta tính được tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2002- 2012
như sau:
t*EPI =

= 1,0026

Mơ hình dự đốn:

YN+L =YN x (t*) ^ L

Kết quả dự đoán:
Y2020= Y2012 x (1,0026 ^ 8)


= 39,97

Y2030= Y2012 x (1,0026 ^ 18) = 39,99
Y2050 = Y2012 x (1,0026 ^ 38) = 42,12
 Ở đây, nhóm chúng tơi lựa chọn sử dụng phương pháp 2, bởi vì sai số ít hơn so với phương pháp
1, có thể cho phép dự đốn EPI trong thời gian tới chính xác hơn.

CuuDuongThanCong.com

/>

 Từ các kết quả trên, nhóm chúng tơi đưa ra kết luận: Tốc độ tăng EPI của Việt Nam khơng cao,
thậm chí trong những năm sắp tới, xếp hạng của EPI của Việt Nam mới đạt đến mức của các nước
hiện tại và vẫn nằm trong nhóm có EPI trung bình.
2. Thuận lợi – Khó khăn
* Khó khăn
+Chất lượng khơng khí
Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có mơi trường khơng khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng
số 132 nước. Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á, hàm lượng bụi cao
gấp nhiều lần mức cho phép, các chuyên gia nước ngồi khẳng định. “Tại các đơ thị lớn ở Việt Nam,
ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà
Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực
Đông Nam Á”, ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies nước Pháp cảnh báo.
ARIA Technologies là công ty chun cung cấp giải pháp phần mềm tính tốn, mơ phỏng ơ nhiễm
mơi trường khơng khí và hỗ trợ dự báo khí tượng Theo ơng Jacques Moussafir, nguồn gây ra ô nhiễm
chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới. PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ bay lơ lửng trong khơng khí, có thể xuyên qua các loại
khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.
Trước năm 1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử

dụng xe gắn máy. Theo ước tính, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình qn các phương tiện giao
thông (mà chủ yếu là xe máy) từ 12% – 15%, các phương tiện này phát thải ra mơi trường một lượng
lớn khí CO, CO2, SO2, NOx… và một số chất độc hại khác. “Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương
đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới”. “Nếu khơng có
biện pháp giảm thiểu, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ tăng lên tới 200 mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo
của Tổ chức Y tế thế giới”.
Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút
giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đơng, những khu vực đông dân cư, nồng độ
bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ơ nhiễm khác như CO, SO2 dưới tiêu
chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.
70% chất thải khí từ phương tiện giao thông
Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời sống của con người sẽ chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi trường toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1,8 tỉ người sẽ phải sống trong
các khu vực khan hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng 16.000 loài sẽ có nguy cơ
tuyệt chủng.
Theo bà Nguyễn Ngọc Lý - tư vấn phát triển bền vững cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP) tại HN, VN đang có tình trạng ơ nhiễm mơi trường báo động, mặc dù đã xây dựng một
khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường trong năm

CuuDuongThanCong.com

/>

1994. Việt Nam cũng đã phát triển Chiến lược bảo vệ mơi trường cho giai đoạn 2001-2010. Đó là
một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cần phải hồn thành đến năm 2015.
Q trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và đô thị hố trên diện rộng,
đặc biệt ở các khu đơ thị. Các cơng trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp
mọi nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia môi trường, nồng
độ bụi tại các TP đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần.
Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, “70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các

phương tiện tham gia giao thông các nguồn gây ô nhiễm khác là hoạt động từ làng nghề tái chế, khu
vực xây dựng”.
Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thơng và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nước thải
cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ơ nhiễm khơng khí trầm trọng. Nhiều khu cơng nghiệp
và khu dân cư khơng có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải
không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như Tô Lịch, Kim
Ngưu và sơng Sài Gịn bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
Giải pháp:
Để cải thiện tình trạng ơ nhiễm khơng khí ở Hà Nội, các chuyên gia đề nghị, cần giảm phương tiện
giao thông cá nhân, tăng tỷ lệ người tham gia phương tiện cơng cộng, cần có mạng lưới giao thơng
cơng cộng hiện đại, ít gây ơ nhiễm hơn là phương tiện cá nhân chúng ta đang sử dụng”, ông Bernard
Favre, cơng ty ARIA Technologies nói.
Ơng Hồng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho rằng Việt Nam cần học
Thái Lan để phát triển hệ thống tàu điện trên cao và tàu điện ngầm trong việc cải thiện vấn đề khơng
khí.
Ngồi ra, các chun gia khác đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng khơng khí ở Hà Nội như
cần tuyên truyền người dân giảm thiếu đun nấu bằng than, tăng sử dụng năng lượng mặt trời.
Chính phủ VN khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời có lợi cho mơi trường và vì
thế, theo những thơng tin mới được cơng bố, Chính phủ hiện đang phối hợp với Gamuda - tập đoàn
phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia - nhằm cải tạo công viên Yên Sở thành
một công viên mang tầm cỡ quốc tế. 5 hồ trong công viên sẽ được nạo vét, nhà máy xử lý nước thải
sẽ được xây dựng với khả năng xử lý nửa lượng nước thải của HN, góp phần giảm ơ nhiễm nước và
khơng khí cho các khu vực lân cận.
+ Tài nguyên nước: đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
Nước tiêu thụ: dân cư đông đúc,việc gia tăng đơ thị và cơng nghiệp hóa q nhanh, trong khi thiết bị
xử lý nước còn lạc hậu đã khiến nguồn nước tại nhiều thành phố ở Việt Nam bị ô nhiễm và suy thối
nghiêm trọng (Các con sơng như Tơ Lịch, Kim Ngưu và sơng Sài Gịn bị ơ nhiễm nghiêm trọng.)
+ Đa dạng sinh học và MT sống

CuuDuongThanCong.com


/>

Bảo vệ nơi hoang dã:Nhiều loài động thực vật quý hiếm giảm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Bảo vệ vùng sinh thái: Biển Việt Nam tuy chưa được xếp vào loại ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng
cũng được cảnh báo là có nguy cơ ơ nhiễm cao trong tương lai. Theo đánh giá của các nhà khoa học,
chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Đã có 70 lồi hải sản
được đưa vào danh sách đỏ để bảo vệ, 85 lồi ở tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau, đặc
biệt là hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện năm 2002, 2003 ở Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận
gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.
+ Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp luật đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến
tích cực trong hoạt động BVMT, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
* Thuận lợi
+ Tỷ lệ thu hoạch gỗ: Việt Nam ghi điểm cao trong lĩnh vực nông lâm kết hợp nhờ đầu tư rất lớn vào
các hoạt động trồng cây gây rừng. S rừng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, VN đang thực
hiện rát nhiều các chương trình trồng mới rừng.
+ Năng lượng tái tạo: Việt nam là nướccó nguồn năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào và phân bố trên
khắp cả nước nhưng chưa được chú trọng khai thác. Và việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần
giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính
+ Hành động của chính phủ với mục tiêu Phát triển bền vững:
Quan điểm Bảo vệ môi trường (BVMT) (trụ cột thứ ba trong ba trụ cột phát triển bền vững bên cạnh
hai trụ cột kinh tế và xã hội) đã được Đảng và Nhà nước xác định ngày càng rõ trong các Kế hoạch và
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và trong Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhận thức
rõ tầm quan trọng của điều này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách và định hướng về BVMT.
Việc lồng ghép BVMT với phát triển KT-XH, hài hòa phát triển 3 mặt KT-XH-MT ở nước ta trong
những năm gần đây đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động
BVMT ở nước tatrong 5 năm qua ngày càng sôi động hơn, đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn, từ
việc xây dựng ban hành các chính sách và văn bản pháp luật được hồn thiện hơn, xây dựng và phát
triển tổ chức quản lý môi trường được tăng cường hơn, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm,

cải thiện môi trường ngày càng có hiệu quả hơn, đầu tư ngân sách cho cơng tác BVMT tăng lên, việc
huy động toàn dân tham gia cơng tác BVMT đã có nhiều tiến bộ. Tuy vậy, vẫn phải nhìn nhận một
thực tế là phát triển bền vững về mặt môi trường ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều vấn đề bất
cập và tồn tại. Để có thể đưa những chủ trương của Đảng và Nhà nước về BVMT, phịng, chống ơ
nhiễm, phá hoại mơi trường, bồi bổ và tô điểm môi trường, thực hiện phát triển xanh vào cuộc sống,
cần phải có các hành động quyết liệt cũng như quyết tâm và sự đồng lòng hợp tác của tất cả các cấp,
các ngành, các tổ chức cũng như người dân trong xã hội.

CuuDuongThanCong.com

/>

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 2014 Environmental Performance Index. Yale Center for Environmental Law & Policy, Yale
University. Center for International Earth Science Information Network, Columbia
University.
2. Wan Khadijah Wan Ismail, Lazim Abdullah. A new Environmental Performance Index using
analytic hierarchy process: A case of ASEAN countries(September 2012). Department of
Mathematics, Faculty of Science and Technology, University Malaysia Terengganu 21030
Kuala Terengganu, Terengganu, Malaysia.
3. Trang web: />
CuuDuongThanCong.com

/>


×