Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

phát triển bền vững các khu đô thị mới tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.08 MB, 106 trang )

Luận văn
Phát triển bền vững các khu
đô thị mới: Tổng quan kinh
nghiệm quốc tế, trong nước
và đánh giá thực tế tại
Hà Nội


2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ĐÔ THỊ ..................................................................................................... 4
1. 1. Khái niệm về phát triển đô thị bền vững ................................................... 4
1.1.1. Phát triển bền vững nói chung ............................................................... 4
1.1.2. Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) ................................................... 4
1.2. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá PTĐTBV ..................................................... 8
1. 2.1. Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững .................................................. 8
1.2.2. Yêu cầu đối với quá trình PTĐTBV ....................................................... 8
1.2.2.1. Phát triển kinh tế............................................................................... 8
1.2.2.2. Phát triển dân số lành mạnh ............................................................. 9
1.2.2.3. Quy hoạch xây dựng đô thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị ...................... 9
1.2.2.4. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng ................................................ 9
1.2.2.5. Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài ngun............ 10
1.2.2.6. Xã hội hóa cơng tác quy hoạch và PTĐT và ĐT hóa bền vững ........ 10
1.2.2.7. Quản lý hành chính đơ thị ............................................................... 10
1.2.2.8. Tài chính đơ thị ............................................................................... 10
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển đơ thị bền vững ........................................... 10
1.3.1. Các nhà sinh thái ................................................................................. 11


1.3.2. Các nhà ngân hàng .............................................................................. 11
1.3.3. Các nhà quản lý ................................................................................... 11
1.4. Thực tiễn về phát triển đô thị bền vững ................................................... 11
1.4.1. Tình hình phát triển tại các đô thị trên thế giới ................................... 11
1.4.2. Mối quan tâm của các tổ chức quốc tế tới PTBV ................................. 12
1.5. Thực tiễn phát triển đơ thị và đơ thị hóa bền vững tại Việt Nam ........... 13


CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VÀ
ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI ..... 19
2.1. Kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của các nước trên thế giới....... 19
2.1.1. Về quy hoạch – kiến trúc đô thị............................................................ 19
2.1.2. Quản lý đất đai xây dựng đô thị. ......................................................... 21
2.1.3. Về giao thông. ...................................................................................... 23
2.1.4.Môi trường đô thị. ................................................................................. 24
2.1.5. Quản lý nhà ở. ...................................................................................... 25
2.1.6. Phát triển đô thị với sự tham gia của cộng đồng: ................................ 27
2.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững đô thị ...................... 29
2.2.1. Ở Vương Quốc Anh: ............................................................................ 30
2.2.2. Ở Mỹ ..................................................................................................... 32
2.2.3. Bộ chỉ tiêu PTBV Malaysia .................................................................. 34
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu PTBV của Trung Quốc: .......................................... 40
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG
TRONG PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI............................... 44
3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến
thực trạng phát triển các khu đơ thị mới ........................................................ 44
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội ............... 44
3.1.2. Các điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội .............................................. 47
3.1.3. Thực trạng các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội ............................ 49
3.1.3.1. Quy mô các khu đơ thị mới .............................................................. 49

3.1.3.2. Tình trạng vi phạm quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng ............. 51
3.1.3.3. Tình trạng thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội......................... 52
3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển khu đô thị mới trên địa bàn
Hà Nội............................................................................................................ 56
3.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ, cần giải quyết trong thời gian tới .. 56
CHƯƠNG IV: ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC ĐÔ
THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI ....................................................................................... 57


4.1. Giới thiệu về cuộc điều tra đánh giá mức độ phát triển bền vững các đô
thị mới tại Hà Nội ............................................................................................. 57
4.1.1. Mục đích............................................................................................... 57
4.1.2.Đối tượng .............................................................................................. 57
4.1.3. Thời gian .............................................................................................. 57
4.1.4. Đại điểm và quy mô .............................................................................. 57
4.2. Thực tế sau khi điều tra, phỏng vấn người dân tại các khu đô thị mới .. 58
4.2.1. Vấn đề mơi trường ............................................................................... 58
4.2.1.1. Chất lượng khơng khí ...................................................................... 58
4.2.1.2. Mức độ tiếng ồn .............................................................................. 59
4.3. 1.3. Rác thải.......................................................................................... 60
4.3. 1.4. Cấp thốt nước .............................................................................. 61
4.1. 1.5. Giao thơng ..................................................................................... 63
4.1.1.6. Mức độ che phủ và diện tích m2 đất/người...................................... 65
4.2.2. Xã hội ................................................................................................... 66
4.2.2.1. Giáo dục ......................................................................................... 66
4.2.2.2. Y tế.................................................................................................. 68
3.2. 2.3. Dịch vụ .......................................................................................... 69
3.2.2.4. Quản lý ........................................................................................... 70
3.2.3. Kinh tế .................................................................................................. 71
3.2.4. Các mặt khác ........................................................................................ 73

CHƯƠNG V:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI ...................................... 75
5.1. Định hướng phát triển bền vững cho các đô thị tại Việt nam ................. 75
5.2. Phương hướng phát triển đô thị bền vững ............................................... 78
5.3. Các mục tiêu phát triển bền vững các khu đô thị mới của Hà Nội trong
thời gian tới ...................................................................................................... 80
5.4. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển bền vững các khu đô thị mới
trên địa bàn Hà Nội .......................................................................................... 81


5.5. Một số kiến nghị ........................................................................................ 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Bộ chỉ số PTBV tại Malaysia ............................................................. 34
Bảng 2.2: Bộ chỉ tiêu đề xuất cho chuyên đề ...................................................... 42
Bảng 3.1: Quy mô dân số Hà Nội qua các năm .................................................. 47
Bảng3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 1996 – 2009................. 48
Bảng 3.3: Biểu đồ đánh giá về quy mơ 131 khu đơ thị mới tại Hà Nội (tính đến
tháng 7 năm 2009) ............................................................................................... 50
Bảng 3.4: Số lượng trường học tại một số khu đô thị mới ở Hà Nội ................. 54
Bảng 4.1. Thống kê số phiều điều tra tại mội khu đô thị ................................... 57
Bảng 4.2 : Kết quả điều tra về chất lượng khơng khí ........................................ 58
Bảng 4.3: Biểu đồ đánh giá của người dân về chất lượng khơng khí ................ 59
Bảng 4.4: Kết quả điều tra về tiếng ồn ............................................................... 59
Bảng 4.5: Biểu đồ đánh giá mức độ tiềng ồn ...................................................... 59
Bảng 4.6: Kết quả điều tra về rác thải ................................................................ 60
Bảng 4.7: Biểu đồ đánh giá về lượng rác thải..................................................... 61

Bảng 4.8: Kết quả về cấp thoát nước. ................................................................. 62
Bảng 4.9: Biểu đồ đánh giá cấp thoát nước ........................................................ 62
Bảng 4.10: Kết quả về giao thơng ....................................................................... 63
Bảng 4.11: Biểu đồ đánh tình trạng giao thông.................................................. 64
Bảng 4.12: Kết quả về mức độ lấp đầy đô thị ..................................................... 65
Bảng 4.13:Biểu đồ mức độ che phủ..................................................................... 65
Bảng 4.14: Kết quả về diện tích căn hộ .............................................................. 66
Bảng 4.15:Biểu đồ diện tích căn hộ ..................................................................... 66
Bảng 4.16: Kết quả về giáo dục........................................................................... 67
Bảng 4.17: Biểu đồ về giáo dục đào tạo .............................................................. 67
Bảng 4.18: Kết quả về y tế................................................................................... 68
Bảng 4.19:Biểu đồ số lượng cơ sở y tế ................................................................ 68
Bảng 4.20: Kết quả về dịch vụ ............................................................................ 69
Bảng 4.21:Biểu đồ dịch vụ................................................................................... 70


Bảng 4.22: Kết quả về mức độ quan trọng cho việc đầu tư, cải tạo .................. 71
Bảng 4.23: Kết quả về kinh tế ............................................................................. 72
Bảng 4.24:Biểu đồ đánh giá về giá đất................................................................ 72
Bảng 4.25: Các vần đề khác ................................................................................ 73
Bảng 4.26:Biểu đồ sức lan tỏa của đô thị............................................................ 73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HDI

Chỉ số phát triển con người

KT-XH
LHQ

PTBV
PTĐT
PTĐTBV
QHXDĐT
QHXDĐTBV

Kinh tế-xã hội
Liên hợp quốc
Phát triển bền vững
Phát triển đô thị
Phát triển đô thị bền vững
Quy hoạch xây dựng đô thị

UBND

Quy hoach xây dựng đô thị bền vững
Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây khoảng 20 năm, q trình đơ thị hóa bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, và
trong khoảng 10 năm trở lại đây, đơ thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và
nhanh chóng. Năm 1990, tỷ lệ đơ thị hố mới đạt khoảng 17-18%, đến năm 2000,
con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đơ thị hố của
Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong xu thế đó, cùng với thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đơ thị hóa cao nhất. Ước tính đến năm
2011, tỷ lệ đơ thị hóa đạt ở Hà Nội là 35 - 40% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm

2020. Song song với quá trình này là sự gia tăng dân số tại thủ đô. Năm 1990, Hà
Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã
đạt tới con số 6,5 triệu dân. Như vậy trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên
khoảng 4 triệu người, tạo sức ép lớn cho thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các
tiện ích xã hội phục vụ dân cư.
Để đáp ứng tốc độ đô thị hóa, đồng thời giải quyết bài tốn nhà ở cho dân cư,
một trong các giải pháp được thành phố Hà Nội đưa ra là xây dựng các khu đô thị
mới. Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 dự án đơ
thị mới, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha, và đang có xu hướng tăng mạnh trong
tương lai.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong các khu đô thị
mới này. Đó là tình trạng hệ thống hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, mật độ xây dựng quá
dày, thiếu các tiện ích xã hội như siêu thị, trung tâm chăm sóc sức khỏe,cơng viên,
trường học, hệ thống giao thơng cơng cộng; ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, thu
gom và xử lý rác thải... và nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý.
Xuất phát từ thực tế phát triển các đơ thị hiện nay, cịn rất nhiều vần đề bất
cập như đã nêu. Chỉ có con đường duy nhất để cải thiện tình trạng trên là phát triển
bền vững các đô thị (PTĐTBV). Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu mà các quốc
gia đang hướng tới trong đó có Việt Nam. Hà Nội, là trung tâm văn hóa, chính trị
của cả nước thì q trình phát triển bền vững các đơ thị là một tất yếu khách quan.
Để các đô thị thực sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu, đánh giá
hiện trạng phát triển, từ đó tìm ra các vấn đề cịn bất cập để có hướng phát triển
trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững các đơ thị để
từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Hà
Nội là hết sức cần thiết.Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề


2

cấp bách của thực tiễn hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn thực hiện đề tài: Phát

triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong
nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của nhóm hướng tới hai mục tiêu chính là nghiên cứu các
kinh nghiệm PTBVDT trên thế giới, đồng thời phát hiện các vấn đề đang tồn tại ở
các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, và trên cơ sở đó, đưa ra các giải
pháp cũng như các kiến nghị để khắc phục và phát triển các khu đô thị này.
3.Đối tượng nghiên cứu
- Thực tế tình hình phát triển đơ thị bền vững trên thế giới, các nghiên cứu báo
cáo về PTĐTBV.
- Thực trạng PTĐTBV tại Hà Nội
4.Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Về mặt nội dung: Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu
chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện phát
triển bền vững đô thị
- Về mặt không gian: Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra thực tế tại 5 khu đô
thị mới: Khu ĐTM Định Công, KĐTM Đại Kim, KĐTM Linh Đàm, KĐTM Lĩnh
Nam, KĐTM Nam Trung n và KĐTM Trung Hịa Nhân Chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Tổng quan, phân tích, tổng hợp các tài liệu, báo cáo trong và ngoài nước về
PTBV,PTBVĐT
+ Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp: sử dụng số liệu thống kê về phát
triển đô thị mới tại Hà Nội
+ Phương pháp điều tra xã hội học ( phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên,
phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp… ) các số liệu thu thập được qua điều tra
được nhóm tiến hành xử lý, phân tích bằng phần mềm excel
* Nguồn số liệu: nhóm nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Các số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của các Bộ, Viện, phòng ban, các
cuộc hội nghị hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học của các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước;

+ Các số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát tai các khu đô thị


3

6. Kết cấu, nội dung của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm các
chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững đô thị
Chương II: Kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị và đánh giá phát triển bền
vững các đô thị trên thế giới
Chương III: Thực trạng phát triển và tính bền vững trong phát triển các đô thị
mới tại Hà Nội
Chương IV: Điều tra mức độ phát triển bền vũng các đô thị mới tại Hà Nội
Chương V: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triên các
khu đô thị mới của Hà


4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐÔ THỊ
1. 1. Khái niệm về phát triển đơ thị bền vững
1.1.1. Phát triển bền vững nói chung
Khái niệm về phát triển bền vững đầu tiên được đề cập vào năm1987 trong
báo cáo của Ủy ban Môi trường và phát triển của Ngân hàng Thế giới (Brundtland
Commission 1987). Khái niệm này cho rằng sự phát triển phải thỏa mãn nhu cầu
của con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn cho cả tương lai, phải đáp
ứng cả yêu cầu kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Năm 1991 Ngân hàng châu Á (ADB)
xác định thêm nội dung của phát triển bền vững, nhấn mạnh thêm khả năng của thế

hệ hiện tại đáp ứng cho các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Kể từ đó một phương
pháp phát triển mới được định hình và được chấp nhận rộng rãi.
Như vậy phát triển bền vững có mục tiêu rõ ràng: thứ nhất, phát triển sản xuất
phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
thứ hai, phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay phải có
trách nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài nguyên có giá trị.
Phương thức phát triển mới này được xây dựng với nội dung bao gồm ba vế
phát triển kinh tế, phát triển môi trường và phát triển xã hội, là sự tổng hợp của các
chỉ tiêu chủ yểu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là hướng tới tương
lai.
1.1.2. Phát triển đơ thị bền vững (PTĐTBV)
Cho đến này,chưa có một khái niệm thống nhất về phát triển bền vững đơ thị.
Rất khó để đưa ra được một định nghĩa hay hệ khái niệm được coi là thống nhất về
phát triển đô thị bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng nghiên
cứu.Tùy thuộc vào mục đích và phương pháp nghiên cứu mà các tác giả sẽ có
những quan điểm khác nhau. Các quan điểm về phát triển đô thị bền vững được
trình bày rất đa dạng.
Quan điểm của thế giới
-Xuất phát từ bản báo cáo của Ủy ban Brundtland, tại hội nghị URBAN21 (tổ
chức tại Berlin tháng 7/2000), người ta đã đưa ra định nghĩa về phát triển đô thị bền
vững:


5

"Cải thiện chất lượng cuộc sống trong một thành phố, bao gồm cả các thành
phần sinh thái, văn hóa, chính trị, thể chế, xã hội và kinh tế nhưng không để lại
gánh nặng cho các thế hệ tương lai,một gánh nặng bị gây ra bởi sự sút giảm nguồn
vốn tự nhiên và nợ địa phương quá lớn. Mục tiêu của chúng ta là nguyên tắc dòng
chảy, dựa trên cân bằng về vật liệu và năng lượng cũng như đầu vào/ra về tài

chính, phải đóng vai trị then chốt trong tất cả các quyết định tương lai về phát triển
các khu vực đô thị"
Phát triển đô thị bền vững trên thực tế được định nghĩa chi tiết hơn tùy theo
từng khu vực địa lý, trình độ phát triển và góc nhìn.
Phát triển đô thị bền vững cũng được xem xét dưới một thuật ngữ khác, đó là
“phát triển cộng đồng bền vững” theo đó:
"Phát triển cộng đồng bền vững là năng lực đưa ra quyết định phát triển tôn
trọng mối tương quan giữa ba khía cạnh – kinh tế, sinh thái, và bình đẳng:
 Kinh tế - Hành vi kinh tế cần đem lại những điều tốt đẹp chung cho cả cộng
đồng, có thể tự làm mới, và tạo ra tài sản và có khả năng tự túc.
 Sinh thái – Con người là một phần của tự nhiên, tự nhiên có những giới hạn,
và cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng các tài sản thiên nhiên.
 Bình đẳng – Cơ hội tham dự hồn tồn trong các hoạt động, lợi ích, và q
trình ra quyết định của một cộng đồng."
(Swisher, Rezola, & Sterns; 2009)
-Trung Tâm môi trường khu vực miền Trung và Đông Âu ( REC), một tổ
chức quốc tế với nhiệm vụ trợ giúp trong việc giải quyết các vần đề mơi trường,
trong đó có phát triển đô thị bền vững đã đưa ra các quan điểm khác nhau về phát
triển đô thị bền vững:
( />* Ấn Độ, một quốc gia đang và sẽ là nước có tốc độ đơ thị hóa hàng đầu Châu
Á đã đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững:
"Một cộng đồng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của mình để đáp ứng nhu
cầu hiện tại, trong khi đảm bảo đủ nguồn lực có sẵn cho các thế hệ tương lai. Nó
tìm cách cải thiện sức khỏe cộng đồng và một cuộc sống chất lượng tốt hơn cho tất
cả cư dân của nó bằng cách hạn chế chất thải, ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và phát
huy tối đa hiệu quả, và phát triển nguồn lực địa phương để khôi phục nền kinh tế
địa phương. "


6


* Quan điểm của Argentina về phát triển đô thị bền vững
“. Một thành phố bền vững kết hợp hài hịa yếu tố mơi trường với các ngành kinh tế
và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến
những thế hệ tương lai”
* Theo Viện Môi Trường Stockholm của Thụy Điển, một thành phố bền vững
có thể được định nghĩa là "một thành phố tại đó tiền hành các hành động được đề
ra bởi các chính sách kế hoạch nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sẵn có và thực hiện
tái sử dụng, ổn định xã hội, phát triên các nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo phát
triển kinh tế cho các thế hệ tương lai".
Quan điểm của Việt Nam về phát triển đô thị bền vững:
- Theo Viện Quy Hoạch Đô Thị-Nông Thôn-Bộ Xây Dựng (Dự án VIE),trên
cơ sở các khái niệm về PTBV, một phạm trù PTĐTBV đô thị cũng được xây dựng
mang tính đặc thù hơn.Nhìn chung PTBV đơ thị tập trung giải quyết các vần đề
sau:
* Phát triển kinh tế đô thị ổn định, tạo công ăn việc làm cho dân cư đơ thị, đặc
biệt cho người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị.
* Đảm bảo đời sống vật chất văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc truyền thống
dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội.
* Tơn tạo, giữ gìn và bảo vệ mơi trường đơ thị luôn xanh, sạch, đẹp với đầy đủ
ý nghĩa vật thể và phi vật thể đô thị.
Như vậy PTĐTBV luôn đồng hành với PTBV nói chung.Đương nhiên,theo
ý nghĩa này, PTĐTBV khơng bó hẹp theo quan điểm và nhiệm vụ của các nhà quy
hoạch mà cần mở rộng hơn nhiều lĩnh vực. Phát triển đô thị cần được lồng ghép và
tiếp cận theo cách nhìn nhận mà các tổ chức Quốc tế đã đồng thuận đề ra đó là:
 Là nơi ở cho tất cả mọi người, khái niệm này ý chỉ việc cải thiện nơi ở thông
qua việc thực hiện chính sách nhà ở quốc gia. Hình thành thị trường nhà ở với
những chức năng đầy đủ và thích hợp. Huy động sự tham gia của cộng đồng. Cải
thiện và đảm bảo tính pháp lý và an tồn về quyền sử dụng đất. Cải thiện việc huy
động tài chính nhà ở. Và cung cấp đầy đủ cở sở hạ tầng dịch vụ cơ bản.

 Giảm nghèo đói đơ thị ở đây có 3 tiêu chí nghèo đơ thị là nghèo tiền, nghèo
bất động sản và nghèo quyền do đó cần có một chính sách tồn diện mới giải quyết
được 3 tiều chí quan trọng này. Muốn vậy cần xây dựng một cơ chế bền vững về


7

phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư đặc biệt là đối
với người nghèo. Cung cấp đầy đủ thông tin cho cộng đồng để họ có thể tiếp cận
học hỏi thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
 Quản lý môi trường đô thị là cải thiện các điều kiện môi trường và làm giảm
các chất thải sinh hoạt và các chất thải công nghiệp trong đô thị. Cải tiến công tác
tiếp cận đồng bộ trong viêc cung cấp các dịch vụ môi trường. Bảo vệ môi trường,
đảm bảo sức khỏe, an toàn dịch bệnh để hỗ trợ đầy đủ phát triển đô thị bền vững.
 Phát triển kinh tế địa phương cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều
cơng nhận chính sách phi tập trung là cần thiết và có hiệu quả. Điều ấy có nghĩa, các
nhà chức trách địa phương có trách nhiệm cao hơn, nặng nề hơn trong công cuộc
phát triển kinh tế cho địa phương mình, cho đơ thị mình. Tuy nhiên, năng lực của
chính quyền địa phương nói chung cịn rất hạn chế. Vì thế việc nâng cao năng lực
cho chính quyền địa phương là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc
PTBV kinh tế địa phương.
 Quản lý và điều hành đơ thị theo các tiêu chí: Khuyến khích tư vấn thảo luận
và đối thoại giữa cộng đồng, những người có liên quan đến các quyết định, sự ưu
tiên và sở hữu. Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để xây dựng các tiêu
chí đánh giá.Nâng cao năng lực thông qua việc chia sẻ kinh ngiệm và thơng tin.Hình
thành mạng lưới truyền thơng liên kết người dân với chính quyền địa phương, chính
quyền quốc gia và tồn cầu.
-Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Ashui), đã định nghĩa về phát triển đô
thị bền vững như sau:” Mối quan hệ hữu cơ,mật thiết giữa: A) Kinh tế đơ thị;B) Văn
hóa xã hội đơ thị;C) Mơi trường-Sinh thái đô thị; D) Cơ sở hạ tầng đô thị và E)

Quản lý đơ thị”
Tóm lại, PTĐTBV là một lĩnh vực đặc thù, PTĐTBV cần sự phối hợp phát
triển đa nghành, đa cấp và của đại bộ phận dân cư. PTĐTBV thể hiện một cách thức
suy nghĩ và một hướng giải quyết về đơ thị hóa mà trong đó việc xây dựng các đô
thi sẽ được diễn giải trên cơ sở duy trì những hiểu biết về kinh tế,văn hóa và bảo vệ
môi trường. PTĐTBV là nền tảng vững chắc để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Do đó có thể hiểu một cách đơn giản PTĐTBV là một cách sửa chữa những
thiếu sót của q trình đơ thị hóa, trên cơ sở xem xét lại tồn bộ cách thức quy


8

hoạch xây dựng đơ thị hiện nay và tìm ra một xu thế phát triển mới trường tồn trong
tương lai.
1.2. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá PTĐTBV
Mặc dù, mỗi quốc gia, mỗi tác giả có cách nhìn nhận khác nhau về PTĐTBV,
nhưng tựu chung lại PTĐTBV phải đảm bảo các yêu cầu chung nhất.
1. 2.1. Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững
Nguyên lý mang tính quy luật của phát triển đơ thị bền vững, đó là sự kết hợp
tối ưu giữa các quy luật vận động của tự nhiên và các quy luật vận động kinh tế- xã
hội của đô thị, nhằm xây dựng nên một môi trường nhân tạo (kỹ thuật), đảm bảo
mối quan hệ hài hòa về: Kinh tế, xã hội và môi trường trong đô thị, vùng lãnh thổ
đơ thị và ngồi vùng lãnh thổ đơ thị theo những giai đoạn phát triển nhất định. Điều
đó có nghĩa là: đơ thị sẽ có những biến đổi về chất và lượng (quy mô) theo không
gian và thời gian
Nguyên tắc bao trùm của phát triển bền vững là: thỏa mãn các nhu cầu phát
triển của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của thế hệ
tương lai
Cụ thể, phát triển bền vững đơ thị có các ngun tắc cơ bản sau:
* Xu hướng phát triển của đô thị không làm thế hệ tương lai phải trả giá, bởi

sự yếu kém về: Chiến lược phát triển, quy hoạch và quản lý đô thị, nợ nần, suy thối
mơi trường, cũng như các hậu quả xấu khác của thế hệ hiện tại để lại...
* Đô thị phát triển cần bằng giữa các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Nói
một cách khác, nó là sợi chỉ đỏ xun suốt q trình phát triển, đó là sự thay thế liên
tục từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác
* Một đô thị chỉ phát triển bền vững trong mối quan hệ bền vững với vùng
lãnh thổ đô thị, các vùng và các đơ thị khác mà nó chịu ảnh hưởng cũng phát triển
bền vững (thông qua các luồng trao đổi vật chất, thơng tin, văn hóa...)
1.2.2. u cầu đối với q trình PTĐTBV
1.2.2.1. Phát triển kinh tế
Đơ thị cần được tính tốn phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có và triển
vọng phát triển kinh tế của địa phương.Cân đối vốn đầu tư theo khả năng tăng
trưởng KT-XH theo từng giai đoạn/theo từng nhóm ngành/theo kế hoạch PTĐT
ngắn và dài hạn đã được QHXDĐT được duyệt quy định, ngoài ra kinh tế đơ thị cần
được tính tồn sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn
nước, năng lực và lao động đô thị


9

1.2.2.2. Phát triển dân số lành mạnh
Về yếu tố xã hội, đô thị cần được đánh giá đầy đủ về dân số lao động, tỷ lệ đơ
thị hóa, dịng dịch cư và xu hướng di dân, sức chứa tối đa, khả năng chịu tác động
của thiên tài, tác động của địa chấn đến phát triển dân số đô thị. Tăng cường quản lý
dân số từ ngoài thành phố vào, điều chỉnh phân bố dân cư thúc đẩy phát triển dân số
hài hòa với phát triển KT-XH và bảo vệ giữ gìn tài ngun mơi trường.
1.2.2.3. Quy hoạch xây dựng đơ thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị phải đánh giá đầy đủ điều kiện địa lý và nguồn tài
nguyên để đánh giá đúng vị trí, chức năng, vai trị của từng đơ thị. Cân đối đất
đai,cơ sở vật chất và tạo lập môi trường thích hợp cho người dân là chủ thể của đơ

thị được sống, làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất để tái tạo sức lao động cao nhất cho xã
hội.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đô thị phải được lập theo hướng cân
bằng giữa đô thị và nông thơn, giữa phát triển mới và cũ và có kế hoạch dài hạn với
các khu đất dự phòng.
Quy hoạch phải đề xuất được một hệ thống kết nối không gian tạo sự hấp dẫn
cho đô thị (hấp dẫn mang cả ý nghĩa tạo vẻ đẹp cho đô thị và tạo sự hấp dẫn cho các
nhà phát triển)
Đảm bảo đánh giá tác động môi trường cho các dự án quy hoạch cải tạo và
quy hoạch PTĐT; đề xuất được các dự báo PTĐT ngắn và dài hạn đúng và đủ đối
với điều kiện KT-XH-MT của địa phương.
1.2.2.4. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật đô thị cần được quan tâm xây dựng và quản lý đồng bộ các
mặt như: Chuẩn bị kỹ thuật đô thị; Hệ thống giao thơng đơ thị; Hệ thống cấp nước
và thốt nước đô thị; Hệ thống cấp năng lượng điện, chất đốt đô thị và chiếu sáng đô
thị; Hệ thống quản lý tài chế chất thải rắn, nước thải, vệ sinh môi trường đô thị; Hệ
thống quản lý nghĩa trang và các chất phát thải.
Việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ này phải được thực hiện trên quan
điểm tiết kiệm, chống hao mịn thất thốt, chống gây ơ nhiễm môi trường và phải
triệt để tuân thủ theo QHXDĐTBV đã được duyệt.


10

1.2.2.5. Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên
Môi trường đô thị cần quan tâm xử lý mơi trường ơ nhiễm (gồm phịng chống
ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước, ơ nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm công nghiệp, ô
nhiễm tiếng ồn, điện tử, hóa chất độc hại và các chất phóng xạ)
Cải thiện mơi trường sinh thái đô thị (gồm xây dựng các tuyền vành đai xanh
đô thị, tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tăng cường quản lý

nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng)
Tạo dựng môi trường cảnh quan, môi trường văn hóa, xã hội phù hợp với sinh
thái địa phương và thể hiện rõ tất cả các giá trị vật chất và tinh thần của đơ thị.
1.2.2.6. Xã hội hóa cơng tác quy hoạch và PTĐT và ĐT hóa bền vững
Xã hội hóa cơng tác PTĐT trên cơ sở quan tâm nâng cao sự hiểu biết của
chính quyền địa phương và cộng đồng về cơng tác PTĐT và ĐT hóa bền vững,
đồng thời khuyến khích họ tham gia vào cơng tác lập, thực hiện và quản lý quy
hoạch, phát triển đô thị.
1.2.2.7. Quản lý hành chính đơ thị
Quản lý thực hiện PTĐT phải được phối hợp hai chiều từ cấp quản lý
TW/quản lý địa phương đến người dân và ngược lại. Đề xuất quy chế, gắn kết quy
hoạch với thể chế quản lý hành chính cơng tại địa phương
1.2.2.8. Tài chính đô thị
Huy động và cân đối hợp lý các nguồn tài chính đơ thị trên cơ sở tăng cường
sự tham gia của cộng đồng trong cơng tác QHXDĐT. Ngồi ra quản lý PTĐT cịn
cần quan tâm điều chỉnh cơng tác quản lý hành chính và phân phối vốn đầu tư cho
xây dựng cơ bản theo định kỳ, hàng năm, 5 năm/lần và dài hạn
Các nội dung trên phải được nồng ghép vào các chương trình lập quy hoạch và
kế hoạch hành động PTĐT và ĐT hóa bền vững quốc gia. Đương nhiên theo ý
nghĩa này, PTĐT và ĐT hóa bên vững phải được thực hiện cả theo định hướng của
nhà nước và cũng rất cần các chương trình hành động thể hiện sự đồng tình ủng hộ
của đơng đảo các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng.
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững
Dù cùng xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland, nhiều nhà
khoa học, dưới sự chi phối của lĩnh vực hoạt động của mình, đã đưa ra các tiêu chí
đánh giá khác nhau về phát triển đô thị bền vững.


11


1.3.1. Các nhà sinh thái
Các nhà sinh thái đưa ra các tiêu chuẩn để phát triển đô thị bền vững như sau:
- Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và mặt
bằng;
- Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên;
- Tránh xây dựng thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễ lở;
- Bảo vệ và phát triển cây xanh đơ thị;
- Khuyến khích tiết kiệm nước;
- Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển có động cơ;
- Tái sinh vật liệu phế thải.
1.3.2. Các nhà ngân hàng
Các nhà ngân hàng chú trọng đến lĩnh vực tài chính. Theo họ, phát triển đơ thị
bền vững có 4 tiêu chí:
- Đảm bảo và phát triển khả năng cạnh tranh của thành phố;
- Đảm bảo cuộc sống của cư dân tốt hơn;
- Nền tài chính lành mạnh (nguồn thu, các chính sách tài chính, nguồn lực);
- Quản lý đơ thị tốt.
1.3.3. Các nhà quản lý
Các nhà nghiên cứu và quản lý chú trọng đến đường lối:
- Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô thị chứ không dựa vào quy mô dân số, kinh
tế hay xây dựng như trước đây;
- Giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa nơng thơn và thành thị;
- Sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý.
1.4. Thực tiễn về phát triển đơ thị bền vững
1.4.1. Tình hình phát triển tại các đô thị trên thế giới
Phát triển đô thị bền vững đã có hơn 30 năm trước. Tuy nhiên mức độ phát
triển đô thị bền vững phụ thuộc vào tỷ lệ đơ thị hóa của từng quốc gia. Đối với các
nước phát triển cơng nghiệp hóa cao như các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật… tỷ lệ dân
tập trung tại các đơ thị trên 70% thì xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật PTĐTBV đã
đạt được mức độ cao và từng bước đáp ứng được các yêu cầu về PTĐTBV.

Như chúng ta đã thấy đô thị phản ánh cả hai mặt tốt và xấu. Cái được hay không
được là ở chỗ nó sẽ trở nên tốt hay xấu. Thực tế cho thấy sự phát triển tốt hay xấu
có ảnh hưởng rất nhiều đến người dân đô thị. Ngày nay, hiện đại hoá ngày càng


12

được phổ cập và lan rộng, không gian đô thị ngày càng được nâng cấp cải tạo và
khuyếch chương. Ví dụ từ năm 1980 đến 1990, dân số châu Á tăng rất nhanh, hiện
chiếm khoảng 62% dân số thế giới. Trong đó có 990 triệu người sống ở đơ thị và
trong tương lai đến 2020 con số này sẽ là 2,4 t ỷ, tại Châu Á sẽ có nữa số dân sống
ở các đơ thị (Johanna Son,1995). Nhìn lại thời điểm những năm 1950, tồn thế giới
chỉ có 83 thành phố có dân số 1 triệu người, đến nay con số này đã tăng lên 280 và
vượt 500 tại thời điểm 2015.
Ngồi ra cũng cịn nhiều thống kê khác cho thấy giai đoan từ 1950 –1990 dân số
ở các nước chậm phát triển đã tăng gấp 5 lần, trong đó dân số đô thị chiếm 40%
(Robert. D. Kaplan, 1996). Cụ thể ví dụ, năm 1990 Trung Quốc có 467 thành phố
lớn nhỏ, 2000 tăng lên thành 660 thành phố lớn và 17.000 thị xã thi trấn, đưa dân số
đô thị của Trung Quốc thành 350 triệu người, theo dự kiến các thành phố lớn của
Trung Quốc sẽ còn tăng lên trên con số 800 vào đầu thế kỷ 21 và sẽ có 630 triêu
người dân sẽ sống ở đơ thị. Ba thành phố lớn nhất Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng
Hải, Thẩm Quyến là 3 thành phố nằm trong danh sách các thành phố cực lớn
(Megar-City) của thế giới với dân số lớn hơn 10 triệu người. (Antoaneta
Bezlova,1997) .
1.4.2. Mối quan tâm của các tổ chức quốc tế tới PTBV
Thế giới đã quan tâm tới phát triển đô thị như thế nào? Liên hợp quốc
(UNESCO) quan tâm hàng đầu tới vấn đề con người tới việc thoả mãn nhu cầu sống
và làm việc cho con người tại các khu đô thị với 5 mục tiêu chính: (1) Nhằm vào
các khu dân nghèo thành thị (2) Việc cung cấp dich vụ, hàng hoá, tái sử dụng các
vật liệu và xử lý mơi trường. (3) Kiểm sốt dân số. (4) Vấn đề khí hậu mơi trường

và những biện pháp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu. (5) Vấn đề tắc nghẽn giao
thông, chống ô nhiễm tiếng ồn và dich bệnh. Bằng những nỗ lực lớn nhất, Liên hợp
quốc đã dành khá nhiều đầu tư tìm kiến giải phát PTBV cho tồn cầu, trước tiên đến
với chiến lược bảo vệ môi trường (trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20), trên cơ sở xác
định bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp sống còn của nhân loại. Ngân
hàng thế giới hưởng ứng chương trình hành động của LHQ bằng việc tập trung vốn


13

đầu tư bảo vệ sinh thái mơi trường và tích cực giúp đỡ chương trình xố đói giảm
nghèo cùng lúc đó đầu tư cho văn hố với các dự án bảo tồn di sản.
Sau 1995, UNESCO bắt đầu dành những ngân quỹ lớn hơn cho các đề tài
nghiên cứu về văn hố - mơi trường và PTBV. Hiệu quả bước đầu thể hiện qua việc
tái thiết lập lại các chính sách văn hoá đồng thời xúc tiến xem xét lại sự tồn tại của
các nền văn hố trên tồn thế giới. Tại các hội nghị thượng đỉnh văn hoá được xem
như là mục tiêu hướng tới phát triển, với hy vọng mang lại sự thịnh vượng cho mọi
người ở tất cả mọi nơi trên trái đất. Văn hoá sáng tạo và biểu lộ sự trưởng thành của
các dân tộc vì vậy việc giữ gìn và củng cố “tính đa dạng văn hố” là chiến lược
mang tính tồn cầu. (UNESCO,1998 )
Xung quanh chủ đề PTBV vẫn còn khá nhiều tranh cãi, Munn (1992) cho rằng
PTBV là (1) Qua trình tiến hố nhưng giữ vững được nhịp độ (2) Một số sự cơi nới
được chấp nhận và đáng mong chờ (3) Cải thiện chất lượng cuộc sống. Cịn Giles
Clarke (1994) thì cho rằng PTBV cho bất cứ đô thị nào trên thế giới phải tính đến:
(1) Hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng nguồn lực phát triển mà vẫn duy trì được
tiềm lực tự nhiên theo hoặc trên mức độ hiện tại của các của các đơ thị (2) Bình
đẳng xã hội trong việc phân phối của sự phát triển giữa chi phí và lợi ích (3) Tránh
những thế chấp khơng cần thiết cho sự lựa chọn trong tương lai; Dovers (1996)
nhấn mạnh vào mục tiêu chung của xã hội coi trọng đạo đức và tính cơng bằng giữa
các thế hệ, coi trọng các chính sách và kế hoạch thực hiện cụ thể của chính phủ.

Hiện nay LHQ cùng các các tổ chức quốc tế đang dốc toàn lực nhằm hỗ trợ các
quốc gia xây dựng các tiêu chí PTBV cho riêng họ.
1.5. Thực tiễn phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững tại Việt Nam
Cơng cuộc đổi mới đất nước trong gần 20 năm qua chứng kiến nhiều thành tựu
vĩ đại của dân tộc ta, trong đó có sự nghiệp đơ thị hóa. Từ một nước nơng nghiệp lạc
hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong nhiều năm dài, chúng ta đã dành được độc
lập, thống nhất đất nước và tạo đà tăng trưởng kinh tế toàn diện làm cho bộ mặt đất
nước thay đổi từng ngày, nhất là ở khu vực đô thị với tỷ lệ tăng từ 17% lên đến 25%
trong quá trình đổi mới đất nước.
Theo số liệu mới nhất được Bộ Xây dựng cơng bố, tính đến tháng 12/2010, cả
nước có 755 đơ thị. Tỷ lệ đơ thị hóa hiện đạt gần 30%. Ngồi 2 đơ thị loại đặc biệt
(Hà Nội, TP HCM), có 10 đơ thị loại I, 12 đơ thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị
loại IV và 634 đơ thị loại V. Đó là kết quả của một thời kỳ chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường cùng các chính sách mở cửa, chính sách mới về nhà đất và sự


14

quan tâm của Nhà nước đối với công tắc quy hoạch, đầu tư cải tạo và xây dựng cơ
sở hạ tầng… giúp cho các đô thị nước ta phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng, tạo nên một khối lượng xây dựng gấp hàng chục lần trước đây, đáp ứng
được sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, trở thành những nhân tố tích cực và
chủ yếu của q trình phát triển hệ thống đơ thị nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội
nói chung. Trên bình diện đó các đơ thị đã đảm nhiệm được vai trị là trung tâm phát
triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, các ngành nghề mới,
trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng, trung tâm giao lưu
thương mại trong và ngoài nước ; thu hút đầu tư nước ngooài, phát triển kinh tế đối
ngoại ; phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao đầu tư trong nước và phát triển nguồn
lực ; giữ vai trò quan trọng làm tăng thu ngân sách cho Nhà nước hàng năm và góp
phần to lớn đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên so với các nước phát triển và một số nước đang phát triển trong khu
vực, tỷ lệ đơ thị hóa ở nước ta vẫn cịn thấp, vị trí đơ thị vẫn cịn tình trạng lạc hậu
do kết quả của những năm chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với trình độ phát triển
lực lượng săn xuất ở mức thấp làm cho nền kinh tế còn kém hiệu quả, bị tác động
bởi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong dài hạn, cộng thêm với một số
quyết định chưa thật thích hợp trong chính sách quản lý và phát triển đô thị, đặc biệt
là sự tác động của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn đầu đã để lại những mâu
thuẫn khá gay gắt ở các điểm sau:
* Cơ sở kinh tế-kỹ thuật hoặc động lực phát triển đơ thị cị yếu, tăng trưởng
kinh tế chưa cân đối vơi tăng trưởng dân số. Điều này được phản ánh qua tốc độ
tăng trưởng kinh tế đơ thị trung bình hàng năm của đơ thị tuy đạt 13-15 %, mỗi năm
giải quyết được việc làm cho trên dưới 1 triệu lao động, nhưng hai ngành dịch vụ và
công ngiệp - những động lực phát triển đô thị quan trọng nhất mới chỉ thu hút được
27,7% tổng số lao động xã hội.Trên thực tế tỷ lệ dân số trong đơ tuổi lao động chưa
có việc làm tại các đơ thị vẫn cịn cao, nhất là các đô thị lớn chiếm khoảng 15-20%.
Số người sống lang thang, cơ nhỡ, vô gia cư; các khu định cư bất hợp pháp, kém
chất lượng đang là một trong những vần đề xã hội và môi trường bức xúc, cũng
phần lớn xảy ra ở các đơ thị lớn.
* Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây
dựng đơ thị đang tiềm ẩn mối nguy cơ khơng nhỏ đối với vần đề an tồn lương thực
và thực phẩm. Thực tế hiện nay cho thấy, trên 70% đô thị và dân số đô thị được
phấn bố tại các vùng đồng bằng, ven biển, nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông


15

nghiệp cả nước, trong đó phân lớn là đất tốt cho năng suất sản phẩm cây lương thực
cao. Nếu giữ nguyên tình trạng phân bố dân cư như hiện nay thì quỹ đất nơng
nghiệp sẽ giảm đi trung bình mỗi năm khoảng 3.800 ha. Một con số báo động cho
vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm.

* Cơ cấu tổ chức không gian hệ thống phân bố dân cư trên địa bàn cả nước
mất cân đối, đang tạo ra sự cách biệt giữa đô thị-nông thôn, giữa phát triển-kém
phát triển cịn lớn và đang có xu thế diễn biến ngày một xấu hơn. Thực tế cho thấy
hình thức phân bố dân cư đô thi-nông thôn ở nước ta trước đây có mối quan hệ
tương đơi gắn bó giờ đây đang trở nên cách biệt hơn về kinh tế, xã hôi, văn hóa,
dịch vụ và nghỉ ngơi giải trí. Tình trạng này đang duy trì một tỷ lệ cách biệt lớn giữa
vùng chậm phát triển và chưa phát triển chiếm 82% diện tích tự nhiên cả nước,
trong khi chỉ có 18% diện tích thuộc về phát triển. Về tồn cục thế cân bằng chiến
lược phát triển giữa ba vùng Bắc-Trung-Nam chưa được hình thành. Điểm cốt yếu
là khu vực miền Trung vẫn chưa có được các trung tâm kinh tế lớn xứng đáng là đối
trọng với các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam. Trong khi đó hệ
thống các đơ thị trung tâm vẫn chưa hình thành đều khắp các vùng; có đến gần 50%
dân số đơ thị hiện nay đang tập trung tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp Hồ Chí
Minh.Tại các vùng trung du, miền núi và hải đảo cịn thiếu các đơ thị-trung tâm tạo
cực tăng trưởng cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội trong vùng. Ngược lại
các đô thị lớn có sức hút mạnh đang tọa ra sự tập trung dân cư-công nghiệp quá tải,
gây áp lực lớn cho môi trường sống dân cư ở các nơi đó. Trên thực tế các đơ thi nhỏ
và vừa hiện nay cịn kém sức hấp dẫn, rất khó có khả năng đảm đương nhiệm vụ
một cách trọn vẹn vị trí và vai trị trung tâm của mình trong mạng lưới đơ thị của
tỉnh,vùng cũng như Quốc gia.
* Q trình đơ thị hóa và phát triển đô thị chưa phản ánh thật đậm đà bản sắc
văn hóa văn hóa dân tộc, các đặc thù sinh thái nhân văn và sinh thái tự nhiên trong
quy hoạch và kiến trúc đô thị. Điều này rất dễ nhận dạng khi khơng ít những đơ thị
miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng ven biển, vùng
đồng bằng sông Cửu Long được nghiên cứu qua những đồ án quy hoạch và triển
khai xây dựng không khác biệt nhiều nhau nhiều để thể hiện tính đặc thù trong các
nét bản địa, tính đặc trưng văn hóa, nét kiên trúc địa phương, các biểu trưng về sinh
thái tự nhiên, sinh thái xã hội. Trong các giải pháp quy hoạch tổ chức không gian,
bố cục cơ cấu chức năng và xây dựng từng cơng trình thường chỉ hướng đến đơ thị
hiện đại mà q ít đầu tư cho những đặc thù truyền thống của mỗi đô thị.



16

* Cơ sở hạ tầng đơ thị cịn phát triển hạn chế khơng nhìn nhận đồng bộ trên
diện rộng, nhiều nơi cịn xây dựng manh mún và nói chung cịn yếu kém, không
đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thi tương xứng với điều kiện cơng nghiệp hóahiện đại hóa. Một số nét nổi bật về vần đề này cho thấy :
+ Về hạ tầng xã hội, sự hạn chế rõ rệt là diện tích nhà đơ thị mới đạt bình
quân 5,8m2 người. Những tình trạng bất bình đẳng về nhu cầu ở còn chênh lệch cao
làm cho một bộ phận dân cư vẫn phải sống trong điều kiện hết sức khó khăn. Nhìn
chung cơ sở hạ tầng xã hội công cộng và kỹ thuật ở các khu đô thị vẫn còn rất thiếu
đồng bộ, nhiều nơi bị xuống câp nghiêm trọng đã tác động tiêu cực khơng ít đến
chất lượng môi trường ở đô thị.
+ Về hạ tầng kỹ thuật tuy đã có nhiều cố gắng trong đầu tư xây dựng, nhưng
mọi hoạt động vận hành vẫn còn xa mới đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Hoạt động giao
thông vẫn chưa thuận lợi trong lưu thông giữa đô thị với các vùng lân cận, với nông
thôn ; chưa thỏa mãn được việc liên kết giữa ba môi trường làm việc, sinh hoạt và
nghỉ ngơi giải trí. Tại các đơ thị lớn giao thơng cơng cộng cịn chiếm tỷ lệ rất thấp
đã dẫn đến tình trạng ách tắc giao thơng phổ biến. Nhìn chung tỷ lệ đất dành cho
giao thông, nhất là giao thông tĩnh chỉ đạt dưới 5% diện tích đất đơ thị.Cấp nước
mới chỉ đảm bảo cho khoảng 47% dân cư đô thị, trong khi tỷ lệ thất thốt nước có
nơi lên tới 45%. Kế hoạch khai thác tồn diện nguồn nước cho phát triển cơng
nghiệp, sinh hoạt đô thị chưa đặt ra hợp lý. Trong khi đó mạng lưới thốt nước và
vệ sinh đơ thị giải quyết chưa tốt và không triệt để cho từng khu vực đã dẫn đến nạn
ngập úng, ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn.Công
tác phân loại thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cúng đang là một vần đề
bức xúc vì hiện nay mới có khoảng 50% chất thải rắn được thu gom và xử ly tại các
thành phố lớn.Khu vức các thi xã, thị trấn thì hâu như chưa được xem xét để có giải
pháp khắc phục.
* Những vấn đề thời sự có tầm vĩ mơ trong mối quan hệ vùng, đô thi với công

tác bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm lớn đối với sự phát triển bền vững của
cả nước. Đó là việc tài nguyên thiên nhiên sử dụng chưa thật sự hợp lý thiếu kế
hoạch đang làm cho quỹ rừng bị suy giảm rất nghiêm trọng, nhất là đồi với rừng
phòng hộ và rừng đầu nguồn nên khí hậu đang có nhiều biến động với thiên tai
thường xuyên xảy ra và ngày càng đe dọa nghiêm trọng cuộc sống dân cư ở nhiều
nơi. Trong đó ở các vùng đơ thị hóa, bộ khung bảo vệ thiên nhiên đang bị xâm
phạm, không được quy hoạch và có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với các vành


17

đai xanh,hệ thống công viên, vườn hoa, mạng lưới hồ điều hịa… Tiêu chuẩn đất
dành cho cây xanh đơ thị quá thấp, trung bình mới đạ chỉ 0,5-1,0m2 /người. Nhiều
di sản văn hóa, lịch sử có giá trị cũng chưa được quan tâm đúng mức đang bị cuộc
sống đô thị chen lấn, vi phạm và có chiếu hướng suy thối dần theo thời gian. Nhìn
chung tình trạng nay đang dẫn đến mức báo động về tình trạng ơ nhiễm nước, đất
và khơng khí ở một số khu cơng nghiệp và đô thị.
* Công tác quản lý đô thị tuy đã được quan tâm, chỉ đạo và quán triệt đến các
cấp hành chính đơ thị nhưng vẫn đang cịn nhiều tồn tại. Phản ánh tổng quan về vấn
đề này thể hiện ở chỗ nhận thức về nôi dung, khái niêm trong cơng tác quả lý Nhà
nước về đơ thị cịn chưa được đổi mới, thậm chí đơi khi cịn chưa thật rõ ràng. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu phát triển đô thị vừa hiện đại, vừa đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc; đồng thời bảo đảm được sức trường tồn của mơi trường sinh
thái trong q trình phát triển bền vững ; Thực tế đó dẫn đến tình trạng phát triển đơ
thị lộn xộn, vi phạm dọc các trục quốc lộ, thực hiện sai ý đồ quy hoachh, coi thường
pháp luật trong xây dựng… đang còn khá phổ biến nhưng chưa có biện pháp hữu
hiệu ngăn chặn. Kiến trúc đơ thị phát triển chưa có định hướng. Chính sách, biện
pháp cơ chế tạo vốn và tạo điều kiện phát huy sức mạnh cộng đồng vào mục đích
xây dựng đơ thị cịn rất thiếu.Thủ tục hành chính chuyển giao đất, cấp phép xây
dựng và thẩm định các dự án đầu tư còn phiến hà, rườm rà và thiếu hiệu lực. Các

tồn tại lịch sử trong quản lý đô thị chậm được giải quyết… Tất cả đang là trở ngãi
cho việc lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý đơ thị cũng như huy động mọi nguồn
lực có thể vào phát triển đơ thị.
Thực trạng nói trên đang đặt động thái đơ thị hóa, phân bố dân cư và phát triển
đô thị-nông thôn ở nước ta trước những thách thức phải vượt qua để đảm bảo sự
phát triển bền vững trong tương lai. Đó cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong q
trình hịa nhập của nước ta để cam kết cùng cộng đồng quốc tế thực hiện nghiêm túc
Chương Trình nghị sự 21(Agenda 21) đã đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về
nông thôn và phát triển ở Rio de Janero (Braxin) năm 1992 và khẳng định lại tại Hội
nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bển vững ở Johannesburg( C.H Nam Phi)
năm 2002 vừa qua. Tinh thần này đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt thành
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam về định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004.
Như vậy là mục tiêu phát triển của nước ta trong 10-15 năm đều phải song hành giải
quyết 2 nhiệm vụ chiến lược là « Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển,


×