Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giao an day bai hoc minh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.76 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 38. Bài 19. LUYỆN TẬP (về LIÊN KẾT HÓA HỌC – LIÊN KẾT ION – LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ- HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN – SỰ LAI HÓA) I/ Mục tiêu : 1, Kiến thức : Sau tiết 37 học sinh đã nắm đựơc liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực và không cực, sự lai hóa các obital nguyên tử, sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba, nên giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu kỹ các nội dung đó thông qua việc tổ chức thi giữa các tổ trong lớp nhằm trả lời các câu hỏi của tiết luyện tập 2, Kỹ năng : Học sinh – Trả lời nhanh và đúng các câu hỏi đặt ra. II/ Phương pháp dạy học : - Nêu câu hỏi dưới hình thức vui mà học-học mà vui để học sinh tìm hiểu và trả lời III/ Chuẩn bị :  Giáo viên : + Nội dung các câu hỏi tìm hiểu về liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, hiệu độ âm điện và lai hóa,….. + Máy chiếu projector - máy vi tính- bảng con- bút dạ  Học sinh : cần nắm chắc + Kiến thức về liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, hiệu độ âm điện và lai hóa và các phần đã học. IV/ Hình thức : Tổ chức lớp học thành các đội (tổ học tập), có đội trưởng và thi 4 nội dung :  Khởi động (ô chữ)  Tiếp sức.  Trả lời câu hỏi trắc nghiệm  Thi giải toán nhanh. Thời gian : 45 phút IV/ Các hoạt động dạy học :  Kiểm tra bài cũ : (không). Nội dung hoạt động Gv công bố luật chơi trong phần này là :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN I : Ô CHỮ (10 phút) Hs chọn ngẫu nhiên các câu hỏi theo thứ tự các đội thi : + Gv click vào ô câu hỏi  hoặc  để chon có bao nhiêu từ hàng ngang. + Sau đó click vào ô nội dung Œ đã được liên kết đến câu hỏi tương ứng + Sau 2 hoặc 3 câu trả lời, Hs có thể trả lời từ khoá (Từ khoá là từ có các nội dung liên quan đến các từ hàng ngang) + Tính điểm như bên..  Nội dung các câu hỏi phần ô chữ ? Thời lượng suy nghĩ cho mỗi câu hói là 10 giây  p X  pY 24  p pY 8  X .  p X 16 p  Y 8. PHẦN II : THI TIẾP SỨC (10 phút) * Gv nêu luật thi phần tiếp sức. Các tổ-nhóm lần lượt chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong 8 câu cho sẵn để trả lời.Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm + Trả lời được từ khoá được 20 điểm. + Nếu trả lời sau 4 lượt chọn thì được 15 điểm, sau khi có câu gợi ý được 5đ. Trả lời sai mất lượt + Thời gian cho mỗi câu trả lời là 10 giây. Câu 1 : (8) Đại lượng chỉ khả năng hút e của 1 nguyên tử khi tạo thành liên kết hoá học Câu 2: (10) Loại liên kết được hình thành do các nguyên tử góp chung một hay nhiều cặp e Câu 3 : (7) Cấu hình e của nguyên tử nguyên tố nào bền vững nhất Câu 4 : (9) Liên kết có trong cấu tạo của phân tử nitơ ? Câu 5 : (8) Liên kết ion được hình thành do lực hút …. giữa các ion mang điện tích trái dấu. Câu 6 : (6) Nguyên tử kim loại nhường e thì trở thành phần tử mang điện có tên gọi là gì ? Câu 7 : (6) Để bền vững hơn, các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo thành gì ? Câu 8 : (10) Loại liên kết có trong phân tử NaF  Từ khoá : LIÊN KẾT HÓA HỌC (13) Câu gợi ý : Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Các tổ cử lần lượt các bạn học sinh trong tổ lên bảng viết công thức e và công thức cấu tạo của các phân tử. Mỗi bạn chỉ viết 1 phần trong công việc, bạn khác tiếp sức. + Tổ nhất đươc 6.3+2 = 20đ. + Tổ nhì 6.3 + 1 = 19đ. + Tổ còn lại 18 đ (Nếu đúng hết các phần)  Chú ý : mỗi ô ghi đúng được 3đ. Có tống số 6 ô ghi Gv chuẩn bị phần ghi trên bảng các yêu cầu về : + Viết công thức e + Viết công thức cấu tạo Của các phân tử đã cho sẵn ở máy chiếu PHẦN III : Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm :. A, Phần trả lời ĐÚNG-SAI Có tổng số 8 (hoặc nhiều hơn)câu hỏi, mỗi đội lần lượt trả lời 1 câu luân phiên cho đến hết. Mỗi câu đúng được 2 điểm. Bắt đầu từ tổ 1.... Phần trắc nghiệm 4 phươg án Gv yêu cầu Hs trả lời một số. Nội dung câu hỏi : trả lời nhanh lần lượt theo đội Câu 1 Nguyên tử kim loại nhường e để trở thành ion dương (Đ) Câu 2 : Ion âm còn gọi là anion (Đ) 2+ Câu 3 : Cation Cu là ion đa nguyên tử (S) Câu 4 : Liên kết trong phân tử AlCl3 là liên kết ion (S) Câu 5 : Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình (Đ) 2+ Câu 6 : trong cation Ca số e ít hơn số p 2 lần (S) Câu 7 : Mạng tinh thể NaCl là tinh thể ion (Đ) Câu 8 : Nguyên tử phi kim có khuynh hướng đặc trưng là nhường e và tạo thành ion âm (Đ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn + Tổng số 8 câu, các đội chọn ngẫu nhiên câu hỏi một cách luân phiên + Các tổ có đại diện chon phương án, cả 4 đội cùng đưa bảng trả lời. Mỗi câu đúng được 5 điểm. .. + Gv click vào các ô có số thứ tự câu tương ứng để đến nội dung câu hói (Hs chọn ngẫu nhiên)  Nội dung câu hỏi xem bên p X  p Y 24 . . p 12. Nội dung câu hỏi : Câu 1 :Liên kết hóa học trong phân tử H2 được hình thành : A, Nhờ sự xen phủ giưa hai obitan p của 2 nguyên tử. B, Nhờ sự xen phủ giữa 2 obitan s của 2 nguyên tử. C, Nhờ sự xen phủ của obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia. D, Do nguyên tử H này nhường e cho nguyên tử H kia. Đáp B Câu 2 : Liên kết xichma là liên kết hóa học trong đó trục obitan liên kết : ( Đáp C) A, Song song với đường nối tâm của 2 nguyên tử liên kết B, Vuông góc với đường nối tâm của 2 nguyên tử liên kết C, Trùng với đường nối tâm của 2 nguyên tử liên kết D,Tạo với đường nối tâm của 2 nguyên tử liên kết 1 góc 450 Câu 3 : Liên kết bội là liên kết giữa 2 nguyên tử được thực hiện bởi : A, Hai hay nhiều liên kết xichma B, Một liên kết xichma và 3 liên kết pi C, Một liên pi và một hay nhiều liên kết xichma D, Một liên kết xichma và một hay hai liên kết pi Đáp : D Câu 4 : Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây được hình thành bởi sự xen phủ các obitan p – p ? D, Cl . A, H B, H O C, HCl 2. 2. 2. Đáp D Câu 5: Cho biết kết luận về trạng thái lai hóa của nguyên tử trung nào sau đây là đúng: A, S trong SO lai hóa sp3. B. N trong NH lai hóa sp3. C,O trong H O lai hóa sp. D. C trong CO lai hóa sp2. 3. 2. Đáp B. 3. 2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 6 : Cho phân tử A có CTCT CH = CH -CH theo thứ 3 tự từ trái sang phải, nguyên tử C có kiểu lai hóa là : A, sp2, sp2, sp3, B, sp2, sp, sp3, C, sp2, sp2, sp2, D, sp2, sp, sp2, Đáp : A Câu 7 : Hình dạng của các phân tử CH4, BF3, BeH2, H2O tương ứng là : A, Tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng B, Tứ diện, tam giác,thẳng, gấp khúc C, Thẳng, tam giác, tứ diện, gấp khúc. D, Tam giác, gấp khúc, thẳng, tứ diện. Đáp B Câu 8 : Trong phân tử HCl, xác suất tìm thấy e nhiều nhất ở: A, Khu vực chính giữa 2 hạt nhân nguyên tử B, Tại khu vực gần nguyên tử H hơn. C, Tại khu vực giữa 2 nguyên tử nhưng lệch về phía nguyên tử Cl D, khu vực nằm về 2 phía của trục nối 2 hạt nhân nguyên tử Đáp C PHẦN IV : TÍNH TOÁN NHANH(10 ph) Dành cho toàn lớp học, các HS làm trên giấy để nộp, chọn 5 bạn để chấm và sửa bài. Mỗi bài đúng được 10đ. Số em đúng được tính theo tổ (đội). • Bài 1 : Một nguyên tử có 3 lớp, mà tổng số electron trên các phân lớp s là 5e. Hỏi đó là nguyên tố nào ? Viết sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết giữa nguyên tử đó với nguyên tử Cl Đáp : Một nguyên tử có 3 lớp + Có 5 electron ở phân lớp s, nên cấu hình là : 1s22s22p63s1. Vậy đó là 11Na Na+ + Cl- → NaCl • Bài 2 : Trong hợp chất XY2; X và Y là 2 nguyên tố ở cùng 1 nhóm A thuộc 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số p trong 2 hạt nhân là 24. Xác định X và Y. Viết CTCT của XY2. Trong phân tử XY2 có những loại liên kết nào ? . + Đáp :. p X  pY 24  p 12. vậy X và Y đều ở chu kỳ  p X  pY 24  p X 16    p X  pY 8   pY 8 nhỏ, nên.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHẦN ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CỦA GIÁO VIÊN. Gv nhận xét về : - Tinh thần tham gia của các đội. - Đội (tổ) có thành tích cao nhất. - Củng cố các kiến thức chuẩn cho Hs - Dặn dò chuẩn bị bài mới cho tiết sau : “Bài thực hành số 1” + Xem nội dung thực hành..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Nắm qui luật biến đổi tính chất kim loại-phi kim, tính axit-bazơ của các hợp chất  Một số lưu ý : + Tuỳ theo sức học của học sinh (Khá giỏi, trung bình...) mà giáo viên có thể tăng-giảm số lượng và nội dung câu hỏi theo các hình thức trên cho phù hợp đối tượng. + Hình thức tổ chức có thể thay đổi chút ít, nhưng cơ bản có các bước trên và phân bố sao cho phù hợp với thời lượng 1 tiết học (45 phút) + Đây chỉ là một cách thức trong vô số cách tổ chức mang tính ứng dụng CNTT trong giờ học, mong các đồng nghiệp góp xây dựng cho hiệu quả hơn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×