Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT bắc ninh (tóm tắt luận văn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.16 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
---------------------------------------

ĐỖ TRỌNG ĐẠI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH TẠI VNPT BẮC NINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
( Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2019


Luận văn được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn San

Phản biện 1: ………………………………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Vào lúc:

....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm ...............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, các dịch vụ băng rộng cố định được xem là dịch vụ mũi
nhọn, là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của VNPT Bắc Ninh. Với nhiều tính năng ưu
việt, hiện đại, chất lượng cao nên các dịch vụ băng rộng cố định của VNPT được đông đảo
khách hàng lựa chọn sử dụng, VNPT Bắc Ninh cung cấp dịch vụ tới khách hàng với phương
châm: “ Số lượng phải đi đôi với chất lượng ”.
Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định đã và đang trở thành
trọng tâm của VNPT Bắc Ninh. Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc Ninh là cần thiết
nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao được hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực Viễn thông của VNPT Bắc Ninh.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Trong nước
Hiện nay cả ba nhà mạng là Viettel, VNPT và FPT đều đang cung cấp các dịch vụ
băng rộng trong đó có 2 dịch vụ chính là dịch vụ Internet và truyền hình trả tiền. Theo thống
kê vào tháng 10/2017 của cục Viễn thông: có 10.917.421 th bao truy nhập internet trên
tồn quốc, trong đó VNPT chiếm 49%, FPT chiếm 15% và Vietel là 36%. Đối với dịch vụ
truyền hình trả tiền: VNPT đang là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền MyTV có thị
phần đứng thứ 3 tại Việt Nam (với gần 1,2 triệu thuê bao), cả 3 nhà mạng lớn hiện đang
cạnh tranh rất khốc liệt. Với nhu cầu sử dụng mạng của các doanh nghiệp, các hộ gia đình
rất lớn nhưng bên cạnh đó, chất lượng mạng cũng cần đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà
các nhà mạng ln tìm cách tối ưu mạng lưới cũng như băng thơng của mình để tăng chỉ số
cạnh tranh nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn và hơn nữa là hướng đến cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 trong tương lai gần. Về vấn đề nghiên cứu này, hiện tại ở VNPT Bắc Ninh
chưa có cá nhân nào thực hiện về đề tài này. Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, hiện có một
số đề tài như “Nghiên cứu cơng nghệ mạng truy nhập quang và ứng dụng cho VNPT Lạng

Sơn” [8], “Mạng quang thụ động (GPON) và ứng dụng triển khai tại viễn thông Hà Nội”
[3]. Với đề tài mà tôi lựa chọn, đề tài này sẽ giới thiệu một cách đầy đủ các dịch vụ mạng
băng rộng cố định mà VNPT Bắc Ninh đang triển khai hiện nay đồng thời cũng đi sâu vào
phân tích và tìm ra các giải pháp để khắc phục một số điểm hạn chế cũng như chưa đạt về
mặt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm cung cấp đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.


2

2.2 Ngồi nước
- Theo trang Webportal: tính đến tháng 3/2017, có 3,74 tỷ người dùng Internet trên
thế giới, con số này vào năm 2016 là 3,26 tỷ người dùng [10].
Trong số các châu lục, châu Á là nơi có nhiều người dùng Internet nhất trên thế giới.
Trên thực tế, số lượng và tỷ lệ phần trăm người dùng Internet ở châu Á tăng lên không
ngừng so với năm 2016. Số lượng tài khoản ở châu Á hiện nay chiếm khoảng 50,1% hoặc
hơn một nửa trong tổng số người dùng Internet tồn thế giới. Theo sát phía sau là châu Âu,
chiếm 17% tổng số người dùng.
- Trung Quốc có nhiều người dùng Internet nhất trên thế giới, số lượng tài khoản
hiện tại của Trung Quốc chiếm hơn 25% tổng số Internet user trên toàn thế giới. Con số này
đã tăng đáng kể so với 21,97% người dùng được thống kê trong năm ngoái.
- Theo Báo cáo của Grandviewresearch và Dataxis, quy mơ thị trường truyền hình
trả tiền (Pay TV) đã đạt 210,99 tỷ USD doanh thu vào năm 2016 và 1,05 tỷ thuê bao, trong
đó, riêng năm 2016 đã tăng lên 60 triệu thuê bao và đến quý II/2017 đạt mốc 1,05 tỷ thuê
bao.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ băng rộng cố định của VNPT Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu về các dịch vụ băng rộng cố định được VNPT cung cấp cho
khách hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Đo kiểm và khảo sát thực tế về chất lượng dịch vụ viễn thông, những thông tin
được tập hợp, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp thực tiễn.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỊCH VỤ BĂNG RỘNG
CỐ ĐỊNH
1.1. Khái niệm dịch vụ băng rộng
Băng thông rộng hay truy cập Internet tốc độ cao cho phép người sử dụng truy cập Internet
và các dịch vụ Internet liên quan ở các tốc độ cao hơn đáng kể so với tốc độ khả dụng thông
qua các dịch vụ "quay số". Tốc độ băng thông rộng khác biệt đáng kể tuỳ theo công nghệ và
mức dịch vụ được yêu cầu. Dịch vụ băng rộng cho phép người sử dụng truy cập thông tin
thông qua mạng Internet sử dụng một trong nhiều công nghệ truyền dẫn tốc độ cao.

1.2. Giới thiệu các loại dịch vụ băng rộng cố định
1.2.1. Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang
1.2.1.1. Dịch vụ truy cập mạng cáp quang chủ động (Active Optical Network - AON)
FTTx ( Fiber To The x ) là một kiến trúc mạng trong đó sợi quang được kéo từ các
thiết bị chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ đến các thuê bao. Ở đây, “x” được hiểu là
một ký hiệu đại diện cho các loại hình mạng khác nhau như FTTH, FTTC, FTTB, FTTN…
Do đó nó có thể thay thế cơ sở hạ tầng cáp đồng hiện tại như dây điện thoại, cáp đồng trục.
Đối với dịch vụ cáp quang AON, sau một thời gian triển khai phát triển và thay thế
dần cho th bao cáp đồng thì hiện nay tập đồn VNPT triển khai chuyển đổi hạ tầng sang
mạng cáp quang GPON đến khách hàng do có nhưng ưu điểm nổi bật hơn.

1.2.1.2. Dịch vụ truy cập mạng cáp quang thụ động (PON)
Đây là kiến trúc mạng dạng điểm – nhiều điểm (point to multipoint). Để giảm chi phí trên
mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT (Optical Line

Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) để đến nhiều người dùng cùng một lúc
(có thể chia từ 32 – 64 thuê bao). Splitter là thiết bị khơng cần nguồn cung cấp, có thể đặt
bất kỳ đâu nên việc triển khai mạng PON sẽ tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí so với AON.
Bên cạnh đó, thay vì mỗi th bao là đường cáp riêng nên mơ hình mạng PON cịn giúp cho
nhà cung cấp có thể tiết kiệm tối đa khơng gian chưa cáp.
Tuy nhiên PON cũng có những khuyết điểm nhất định như:
– Khó nâng cấp băng thơng khi th bao u cầu (do kiến trúc điểm – nhiều điểm nên việc
nâng cấp có thể sẽ ảnh hưởng đến những thuê bao khác trong trường hợp đã dùng hết băng
thông)


4

– Khó xác định lỗi hơn do 1 sợi quang chung cho nhiều người dùng, việc sửa chữa cũng như
bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng tới nhiều người dùng cùng một lúc.
– Tính bảo mật cũng khơng cao như AON (có thể bị nghe lén nếu khơng mã hóa dữ liệu)….

1.2.2. Dịch vụ truy nhập Internet cáp đồng
 Khái niệm
DSL (Digital Subscriber Line: đường dây thuê bao số) là một công nghệ sử dụng các
phương pháp điều biến phức tạp, nhằm mục đích biến đổi các gói dữ liệu nhận được ở đầu
vào thành tập hợp các tín hiệu có tần số cao ở đầu ra sao cho phù hợp với việc truyền tải
trên đường dây điện thoại nhất.
 Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
Ưu điểm lớn của công nghệ xDSL khi ra đời chính là khả năng truyền tải được nhiều
ứng dụng khác nhau mà trước đây chưa thực hiện được, đồng thời lại tận dụng được mạng
điện thoại sẵn có và rộng khắp. Một công nghệ mới ra đời được coi là hiệu quả khi tận dụng
được các tài nguyên, và cơ sở hạ tầng sẵn có.
+ Nhược điểm:

-

Yêu cầu chất lượng của cáp truyền dẫn tín hiệu DSL cao hơn nhiều so với yêu cầu
của cáp truyền dẫn thoại.

-

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đường truyền DSL như: nhiễu
xuyên âm gần đầu cuối, xa đầu cuối, tín hiệu xâm nhập, phản xạ tín hiệu trên dây
nhánh.

 Phân loại các công nghệ xDSL:
+ Công nghệ ISDN
+ Công nghệ HDSL
+ Công nghệ VDSL
+ Công nghệ ADSL

1.2.3. Dịch vụ truyền hình trả tiền IPTV
IPTV (Internet Protocol Television) là dịch vụ truyền tải hình ảnh, âm thanh kĩ thuật số tới
người dùng qua giao thức IP trên mạng Internet với kết nối băng thông rộng. Khả năng của
IPTV là rất lớn và nó hứa hẹn mang đến mang đến những nội dung kĩ thuật số chất lượng


5

cao như video theo yêu cầu (Video-on Demand-VoD), game, hội thảo, video
blogging(vBlog), giáo dục từ xa, truyền hình tương tác/trực tiếp…

1.2.3.1. Một số ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ IPTV
+ Ưu điểm :

- Không phụ thuộc thời gian: IPTV khi kết hợp với máy thu video số cho phép tạo
chương trình nội dung khơng phụ thuộc thời gian bằng cơ chế ghi và lưu lại nội dung IPTV
và sau đó có thể xem lại.
- Khả năng truy nhập trên nhiều loại thiết bị: việc xem nội dung IPTV khơng bị giới
hạn là dùng cho các máy thu hình. Các khách hàng thường sử dụng máy tính cá nhân và các
thiết bị di động để truy cập tới các dịch vụ IPTV.
- Hỗ trợ truyền hình tương tác: các khả năng hoạt động hai chiều của hệ thống IPTV
cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra một số lượng lớn các ứng dụng truyền hình tương tác.
- Yêu cầu về băng thơng thấp : thay vì phải truyền tải tất cả các kênh cho mọi đối tượng sử
dụng, công nghệ IPTV cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần phải phát các kênh mà
đối tượng sử dụng yêu cầu.
- Tăng tính cá nhân: hệ thống IPTV từ đầu cuối đến đầu cuối hỗ trợ thông tin hai
chiều và cho phép các đối tượng sử dụng lựa chọn và thiết lập việc xem TV theo sở thích
riêng như chương trình và thời gian xem ưa thích.
+ Nhược điểm :
- Nhược điểm chính của IPTV là khả năng mất dữ liệu và độ trễ truyền tín hiệu. Nếu
chất lượng đường truyền mạng của người dùng không được tốt hoặc băng thơng khơng đủ
lớn thì chất lượng chương trình truyền tới người xem rất hay bị sự cố như bị giật, hình ảnh
bị vỡ hoặc việc chuyển kênh sẽ gặp khó khăn khi phải mất thời gian để tải về. Bên cạnh đó
nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ khơng đủ mạnh thì khi số lượng người dùng truy cấp
cùng lúc tăng cao thì sẽ gây cho chất lượng dịch vụ bị giảm sút đáng kể.

1.3. Quy định về chất lượng đối với các loại dịch vụ băng rộng cố định
1.3.1. Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
1.3.1.1. Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công
Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công là tỷ lệ (%) giữa số lần đăng nhập hệ thống thành công
trên tổng số lần đăng nhập hệ thống.
- Chỉ tiêu
+Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công: ≥ 95 %.



6

- Phương pháp xác định
+Phương pháp mô phỏng.

1.3.1.2. Tốc độ tải dữ liệu trung bình
Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm hai loại: tốc độ tải xuống trung bình (Pd) và tốc độ tải lên
trung bình (Pu):
+ Tốc độ tải xuống trung bình (Pd) là tỷ số giữa tổng dung lượng dữ liệu tải xuống trên tổng
thời gian tải xuống.
+ Tốc độ tải lên trung bình (Pu) là tỷ số giữa tổng dung lượng dữ liệu tải lên trên tổng thời
gian tải lên.
- Chỉ tiêu
+ Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng (sử dụng website/server của DNCCDV):
· Pd ≥ 0,8 Vdmax
· Pu ≥ 0,8 Vumax
+ Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng (sử dụng website/server không phải của
DNCCDV):
· Pd ≥ 0,75 Vdmax
· Pu ≥ 0,75 Vumax
Vdmax : Tốc độ tải xuống tối đa của gói dịch vụ được ghi trong hợp đồng cung cấp
dịch vụ giữa DNCCDV và khách hàng.
Vumax : Tốc độ tải lên tối đa của gói dịch vụ được ghi trong hợp đồng cung cấp dịch
vụ giữa DNCCDV và khách hàng.
- Phương pháp xác định :
+ Phương pháp mô phỏng.

1.3.1.3. Lưu lượng sử dụng trung bình
Lưu lượng sử dụng trung bình là tỷ lệ (%) giữa lượng dữ liệu trung bình truyền qua đường

truyền trong một đơn vị thời gian và tốc độ tối đa của đường truyền (tính bằng bit/s).
- Chỉ tiêu:
+ Lưu lượng sử dụng trung bình của mỗi hướng kết nối ≤ 70 %.
- Phương pháp xác định:
+ Phương pháp giám sát.


7

1.3.1.4. Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai
Dung lượng truy nhập bị ghi cước sai là độ chênh lệch dữ liệu mà DNCCDV đã dùng
để tính cước cho khách hàng với dung lượng truy nhập thực. Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị
ghi cước sai là tỷ số giữa tổng giá trị tuyệt đối dung lượng truy nhập bị ghi cước sai trên
tổng dung lượng truy nhập thực.
- Chỉ tiêu
+Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai ≤ 0,1 %.
- Phương pháp xác định
+ Phương pháp mô phỏng.

1.3.2 Các tham số QoS trong mạng IP
- Băng thông – Bandwidth
- Độ trễ (delay)
- Jitter (biến động trễ)
- Mất gói

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ băng rộng cố định
1.4.1. Công nghệ
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ. Xã hội ngày
càng phát triển, hiện đại thì cơng nghệ cũng phải thay đổi liên tục để phù hợp với hoàn
cảnh, nhu cầu sử dụng của khách hàng.


1.4.2.Trình độ quản lý điều hành của doanh nghiệp
Các công ty hoạt động ổn định, phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào những nhà
quản lý, điều hành công ty, doanh nghiệp. Người quản lý cần phải nắm rõ tình hình sản xuất
kinh doanh của cơng ty, theo sát và kiểm soát được chất lượng dịch vụ hiện tại của cơng ty
mình, phân tích nhưng mặt hạn chế còn tồn tại, những điểm mạnh cần phát huy, từ đó đưa ra
những giải pháp, chiến lược đúng thời điểm tạo ra những lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh giúp
cơng ty ngày càng phát triển.

1.4.3. Trình độ nhân viên
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vì trực tiếp tham gia
sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm đến khách hàng.


8

1.5. Kết luận chương 1
Chương này đã nêu ra một cách tổng quan các loại hình dịch vụ băng rộng đến khách
hàng, làm rõ những ưu, nhược điểm của từng cơng nghệ và chỉ ra ngun nhân vì sao cần
phải thay đổi hạ tầng mạng cáp đồng dần sang cáp quang, chuyển đổi mạng truy nhập quang
FTTx sang mạng truy nhập quang PON và tiến tới thay thế hoàn toàn mạng cáp đồng nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ băng thông để đảm bảo nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng
cho người sử dụng được tốt nhất.


9

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ BĂNG RỘNG CỐ
ĐỊNH TẠI VNPT BẮC NINH
2.1. Giới thiệu tổng quan về VNPT Bắc Ninh

2.1.1. Điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên của Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng,
liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng
trưởng Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu
kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đơ Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.1.2. Khái quát quá trình hình thành VNPT Bắc Ninh
- Kể từ ngày 1/1/2008, Viễn thông Bắc Ninh chính thức được thành lập và bắt đầu đi vào
hoạt động độc lập.
- Ngày 6/12/2007, Hội đồng Quản trị Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam đã có quyết
định số 597/QĐ-TCCB/HĐQT về việc chính thức thành lập Viễn thông Bắc Ninh.
- Trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin và
các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Bắc Ninh sau khi thực hiện phương án chia
tách bưu chính viễn thơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ băng rộng cố định của VNPT Bắc Ninh
2.2.1. Giới thiệu các loại dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc Ninh
2.2.1.1. Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang AON và GPON
Hiện tại, theo số liệu mới nhất của Viễn Thông Bắc Ninh tính đến 01/11/2018 tổng
số 69284 thuê bao đang sử dụng dịch vụ internet băng rộng cố định của VNPT Bắc Ninh.
Trong đó có 2387 thuê bao sử dụng dịch vụ internet theo công nghệ cáp quang AON, 66041
thuê bao sử dụng dịch vụ internet theo công nghệ GPON, 3551 thuê bao sử dụng điện thoại
Gphone và 30779 thuê bao sử dụng điện thoại cố định.


2.2.1.2. Dịch vụ truy nhập Internet cáp đồng


10

Tính đến 01/11/2018 theo thống kê của VNPT Bắc Ninh hiện cịn 3243 th bao
internet sử dụng cơng nghệ cáp đồng ADSL. Hiện số lượng thuê bao này trong năm 2018 sẽ
được Viễn thông Bắc Ninh chuyển dần sang công nghệ cáp quang GPON .

2.2.1.3. Dịch vụ truyền hình Mytv của VNPT
2.2.1.3.1. Các thành phần chính của dịch vụ
 Dịch vụ Live TV
Đây được hiểu là dịch vụ truyền hình số trên nền mạng IP cung cấp dạng phát
(Broadcast) những chương trình truyền hình được thu lại từ hệ thống truyền hình
mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh hoặc kênh truyền hình riêng tới khách
hàng.
 Dịch vụ VOD
- Người xem lựa chọn các phim, clip trực tiếp từ thư viện của nhà cung cấp để xem
qua trên TV của khách hàng.
- Khách hàng có thể xem trước clip giới thiệu phim trước khi đưa ra quyết định có
mua phim đó hay khơng.
- Dịch vụ VoD có những tính cơ bản của thiết bị ghi hình VCR như là tạm dừng,
chạy tiếp, chuyển nhanh về phía trước, chuyển nhanh về phía sau. Tính năng chuyển nhanh
về phía trước, chuyển nhanh về phía sau cần đạt được tốc độ 2X, 4X, 8X, 16X, 32X và 64X.
 TVoD (TV on Demand)
Tính năng này cho phép các chương trình LiveTV được lưu lại trên server trong một
khoảng thời gian nào đó. Khách hàng sau đó có thể lựa chọn để xem lại (như đối với VoD)
các chương trình mà mình bỏ lỡ.
 Time-shifted TV
Tính năng tạm dừng TV là tính năng giúp người xem có thể tạm dừng kênh truyền

hình đang phát và có thể xem tiếp sau đó.
 NVoD (Near Video on Demand)
Chức năng này cho phép hệ thống phát một chương trình truyền hình hoặc VoD tùy
chọn lặp lại nhiều lần trên các kênh multicast khác nhau.
 Các dịch vụ giá trị gia tăng
+ Dịch vụ Karaoke theo yêu cầu
+ Dịch vụ Game theo yêu cầu
+ Dịch vụ MobieTV ( Mytv net )


11

+ Các dịch vụ khác theo yêu cầu: Sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, đọc truyện...
+ Kho nội dung thể thao trên tivi
+ Đọc báo trên tivi

2.2.1.3.2. Dịch vụ MyTV Net
MyTV Net là dịch vụ truyền hình và giải trí trực tuyến cung cấp qua hạ tầng mạng
Internet do Tổng công ty Truyền thông nghiên cứu phát triển.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cung cấp dịch vụ băng rộng cố định
2.2.2.1. Mạng MAN-E
- Mạng MAN-E của viễn thông Bắc Ninh được xây dựng từ năm 2008 với cấu hình gồm 6
vịng ring trong đó 5 vịng ring UPE và 01 vịng ring Core, sau năm 2016 thì có 7 ring UPE.
Tháng 1 năm 2018 Viễn thông Bắc Ninh đã nâng cấp băng thơng, hiện tại các vịng ring
Mane đã được nâng cấp từ 20G cho đến 40G để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho
khách hàng.

2.2.2.2. Mạng truyền dẫn
Hiện tại Viễn thơng Bắc Ninh có một mạng cáp quang rộng khắp trên toàn tỉnh với

520 km cáp quang trục chính liên trạm dung lượng từ 8 - 48FO kết nối các trạm truyền dấn
SDH, MANE và khoảng 662 km cáp quang truy nhập dung lượng từ 8 – 128 FO kết nối các
trạm DSLAM, MSAN, Switch Access vào mạng MAN-E hoặc kết nối các Modem quang,
các đầu quang STM1 vào trạm SDH, kết nối các khách hàng FTTH, trạm 3G.

2.2.2.3. Mạng băng rộng
Hiện tại, Viễn thông Bắc Ninh có 180 IP DSLAM gồm hai loại thiết bị MA5600 của
Huawei và MSAN của Alcatel giao tiếp với mạng MAN-E qua cổng GE, 240 thiết bị switch
Access giao tiếp với mạng MAN-E qua cổng GE được lắp đặt tại 59 trạm Viễn thơng. Mơ
hình đấu nối các trạm truy nhập băng rộng.

2.2.2.4. Mạng ngoại vi
Tồn mạng có khoảng 254.940 đôi cáp gốc, dung lượng đã sử dụng đạt khoảng 200.217 đôi
cáp gốc, hiệu suất đạt 78%. Hạ tầng mạng ngoại vi thuộc khu vực thành phố, thị xã và trung
tâm các huyện đã được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ ngầm hóa chưa cao phần lớn vẫn sử dụng
cáp treo.


12

2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng dịch vụ băng rộng tại VNPT Bắc
Ninh
2.3.1. Những kết quả đạt được
Với cấu hình hiện tại, Viễn thơng Bắc Ninh cơ bản đã cung cấp được dịch vụ băng
rộng với tốc độ ≤ 100 Mbps tới các điểm trên toàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với các dịch
vụ băng rộng tốc độ >100 Mbps có chi phí cao mà khơng phải khách hàng nào cũng có khả
năng chi trả. Hiện nay mới chỉ có hơn 35 khách hàng đang sử dụng gói cước tốc độ cao này.
Hiện tại tồn tỉnh có 69284 thuê bao FTTx và GPON, 3243 thuê bao ADSL trong đó
có 2387 thuê bao FTTx với khoảng 90% thuê bao cáp đồng có tiềm năng chi trả khoảng
190.000 đ/tháng hồn tồn có thể chuyển sang sử dụng cơng nghệ GPON.


2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Do công nghệ cáp quang ngày càng phát triển, số lượng mạng cáp đồng và cáp quang
AON hiện vẫn cịn lớn. Vì vậy cần phải tối ưu đồng thời phát triển công nghệ quang mới, xu
hướng chuyển dần các thuê bao cáp đồng và cáp quang FTTx sang hạ tầng mạng GPON với
nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

2.4. Định hướng công nghệ cho mạng truy nhập của VNPT Bắc Ninh đến năm
2030
Với nhiều ưu điểm, công nghệ GPON là công nghệ phù hợp cho triển khai mạng truy
nhập quang hiện tại và trong tương lai. VNPT cũng như Viễn thông Bắc Ninh đã định
hướng ưu tiên xây dựng mạng truy nhập băng rộng của mình dựa trên cơng nghệ Gigabit
PON (GPON).

2.4.1 Giới thiệu chung
Công nghệ truy nhập quang thụ động (PON) đang dần chiếm ưu thế so với các công
nghệ truy nhập khác và đóng vai trị nền tảng trong việc phân phối các dịch vụ băng thông
cao và siêu cao đến nhiều tầng lớp người dùng nhờ sự hiệu quả về chi phí đầu tư ban đầu
(CAPEX) cũng như chi phí vận hành bảo dưỡng (OPEX). Hiện tại, công nghệ truy nhập
quang thụ động Gigabit như G-PON, E-PON,… đang được triển khai rộng khắp ở nhiều
quốc gia trên thế giới và là cơng nghệ truy nhập nhanh nhất hiện có trên thị trường. Trong
thời gian tới, họ các công nghệ truy nhập quang thụ động sẽ được tăng cường thêm với hai
chuẩn cơng nghệ PON thế hệ mới đã được hồn thiện là XG-PON của ITU-T và 10G-EPON
của IEEE và công nghệ mạng truy nhập quang thụ động thế hệ kế tiếp thứ hai (NG-PON2).


13

2.4.2. Động lực phát triển và nhu cầu công nghệ NG-PON2
- Từ phía dịch vụ và người dùng

Dịch vụ viễn thơng đang chuyển hướng mạnh mẽ từ loại hình dịch vụ hướng dữ liệu
thơng thường sang loại hình dịch vụ hướng video và giàu nội dung. Nhu cầu băng thông
đang ngày một tăng lên và bị chi phối chính bởi cuộc cách mạng về dịch vụ video như dịch
vụ truyền hình theo yêu cầu, truyền hình Internet, chia sẻ video…
- Từ phía nhà khai thác viễn thơng
Nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và lợi nhuận trong việc cung cấp dịch vụ truy
nhập băng rộng và đáp ứng nhu cầu của người dùng, các nhà khai thác viễn thông mong
muốn có các giải pháp cơng nghệ mới hiệu quả nhưng họ cũng không thể nâng cấp hay triển
khai công nghệ mới bằng mọi giá. Do vậy, họ đòi hỏi thế hệ công nghệ mạng truy nhập
quang thụ động mới phải đảm bảo được rất nhiều các tiêu chí khắt khe trải rộng từ những
yêu cầu về giá thành của quá trình đầu tư nâng cấp đến các yêu cầu về tính năng kỹ thuật và
mức độ hiệu quả của hệ thống trong quá trình hoạt động.

2.5. Kết luận chương 2
VNPT cũng như Viễn thông Bắc Ninh đã định hướng ưu tiên xây dựng mạng truy
nhập băng rộng của mình dựa trên công nghệ Gigabit PON (GPON). Để triển khai công
nghệ GPON cho mạng viễn thông của Bắc Ninh, đề tài luận văn đã dự báo nhu cầu phát
triển dịch vụ và thuê bao băng rộng cho mạng Viễn thông của Viễn thơng Bắc Ninh. Đồng
thời, luận văn đã tính tốn băng thông cho các dịch vụ và thiết bị GPON cho mạng Viễn
thông của Viễn thông Bắc Ninh, cũng như đề xuất ứng dụng công nghệ GPON cho mạng
truy nhập băng rộng tại Viễn thông Bắc Ninh tới năm 2020 và định hướng tới 2030.


14

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BĂNG
RỘNG CỐ ĐỊNH TẠI VNPT BẮC NINH
3.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc
Ninh
3.1.1. Đối với mạng truy nhập

+ Giải pháp ngầm hố, cải tạo mạng lưới viễn thơng Bắc Ninh
3.1.2. Đối với mạng gom
+ Giải pháp đấu thêm đường uplink cho các thiết bị switch và OLT GPON của VNPT Bắc
Ninh ( ghép trunk )
+ Giải pháp tách chuỗi thiết bị DSLAM, Switch đấu chuỗi dài.
+ Giải pháp tối ưu tài nguyên trên Switch
3.1.3. Đối với mạng Core (MAN-E)
+ Giải pháp “ Tối ưu tài nguyên MAN-E ”
+ Giải pháp "Mở rộng vòng ring mạng MAN-E để tăng băng thơng lưu thốt lưu lượng dịch
vụ băng rộng"
3.1.4. Các giải pháp xây dựng hệ thống giám sát chất lượng
+ Sử dụng chương trình XNET giám sát tài nguyên và lưu lượng mạng MAN-E
+ Sử dụng hệ thống ITS đo kiểm 3 nhà mạng
3.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất
+ Đánh giá lợi ích thu được
+ Khả năng áp dụng
3.3. Khuyến nghị, đề xuất
Hồn thiện xây dựng cấu hình mạng truy nhập dựa trên công nghệ GPON cho Viễn
thông Bắc Ninh tới năm 2020. Nghiên cứu kỹ thuật truy nhập NG-PON2 cho GPON, trên
cơ sở đó đưa ra những giải pháp triển khai mạng truy nhập cụ thể phù hợp với mạng lưới
của VNPT nói chung và của Viễn thơng Bắc Ninh nói riêng.
3.4. Kết luận chương 3
Trước nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ internet băng rộng và truyền hình IPTV , đòi
hỏi yêu cầu về chất lượng dịch vụ phải đảm bảo để đáp ứng cho khách hàng, Viễn thông
Bắc Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ băng rộng. Các giải
pháp này được đề xuất và đưa ra thử nghiệm trên một số thiết bị thực tế, qua đó các giải
pháp đã được nhân rộng và triển khai trên địa bàn toàn tỉnh , hiện tượng nghẽn , tràn lưu


15


lượng, băng thông trong giờ cao điểm đã được khắc phục hoàn toàn. Chất lượng dịch vụ
băng rộng được nâng cao nhằm cung cấp đến người sử dụng chất lượng tốt nhất.


16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng mạng băng rộng cố
định và đã đạt được một số kết quả sau:
 Đảm bảo băng thông cung cấp đến khách hàng
 Không xảy ra hiện tượng bị nghẽn lưu lượng internet vào giờ cao điểm
 Tăng cường khả năng dự phòng của mạng MAN-E, đáp ứng nhu cầu phát triển
dịch vụ trong tương lai
 Tạo được sự ổn định mạng lưới, tăng khả năng cạnh tranh giữ khách hàng
 Xây dựng được hệ thống đo kiểm, giám sát, quản lý thực tế các thuê bao internet
mà VNPT Bắc Ninh đang cung cấp đến khách hàng giúp việc chăm sóc khách
hàng đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Hướng phát triển tiếp theo
Hiện tại, luận văn đã sử dụng các giải pháp nêu trên áp dụng thành công trong thực
tế. Hướng phát triển tiếp theo sẽ là nâng cấp công nghệ mạng cáp quang GPON lên công
nghệ XG-PON cung cấp 10 Gbit/s đường xuống và xa hơn nữa là công nghệ NG-PON2 hỗ
trợ tốc độ 40 Gbit/s đường xuống theo lộ trình phát triển của tập đồn VNPT.


17

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Huawei, “Next – Generation PON Evolution”, 2016.

[2]

Kun Wang, “ Migration Towards Next Generation Optical - Access and Transport
Networks ” Stockholm, Sweden, 2017.

[3]

Lê Hải Châu, “Công nghệ truy nhập quang thụ động thế hệ kế tiếp”, Tạp chí CNTT
& TT, trang 25-33, kỳ 1, tháng 3, 2013.

[4]

Ngô Văn Tháp, “Mạng quang thụ động (GPON) và ứng dụng triển khai tại viễn
thông Hà Nội”, luận văn thạc sĩ ngành công nghệ điện tử - viễn thông, Đại học
Quốc Gia Hà Nội, 2010.

[5]

Nguyễn Đăng Khương, “Các dịch vụ băng rộng của VNPT Bắc Ninh”, Tài liệu kỹ
thuật của VNPT Bắc Ninh, 2015.

[6]

Simon Kemp, “Digital in 2017: A study of Internet, Social Media, and Mobile use
throughout the region of Southeast Asia”, We Are Social Blog, 16/01/2017.

[7]


Thomas Plückebaum and Juan Eulogio Sanchez, “GPON and TWDM-GPON in the
context of the wholesale local access market”, Bad Honnef, Germany, 2016.

[8]

Vi Quang Hiệu, “Nghiên cứu công nghệ mạng truy nhập quang và ứng dụng cho
VNPT Lạng Sơn”, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kỹ thuật điện tử, Học viện Cơng
nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2011.

[9]

Quy chuẩn quốc gia về Chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định
mặt đất, QCVN 34:2014/BTTTT,
www.vnpt.vn/qlcl/Default.aspx?cid=1670&newsid=XF2Z/ZhRYTM=

[10]

Trang Webportal, “Những con số biết nói về thế giới Internet trong năm 2017”,
www.webportal.vn/blog/cong-nghe/nhung-con-so-biet-noi-ve-the-gioi-internettrong-nam-2017.html

[11]

Robert Balsamo,“ NG-PON2 track–LasVegas Oct 2017 ”, www.broadbandforum.org, 2017.

[12]

www.dientuvietnam.net/.




×