Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

5 tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.43 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chính thức phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (GD&TĐ)-Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vừa chính thức được Thu tướng Chính phu phê duyệt sáng qua (9/2).. “Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi” khẳng định thành tựu quốc gia trong viêc giáo dục và chăm sóc trẻ em. Ảnh: internet Đề án tập trung vào 3 nội dung chính: Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; giữ vững, củng cố nhà trẻ và mẫu giáo 3- 4 tuổi; xây dựng thêm trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện khó khăn. Trong đó, lấy phổ cập mẫu giáo 5 tuổi làm trọng tâm. Theo đề án này, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và hệ thống trường, lớp mầm non phải đủ cho phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, tỉ lệ huy động cháu dưới 5 tuổi phải duy trì không thấp hơn hiện nay. Từ nay đến năm 2015, có 39.000 phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được kiên cố hóa; đào tạo mới và nâng chuẩn cho 22.400 giáo viên… “Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi” là một trong những quy định quan trọng được bổ sung tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Đây là quy định thể hiện tính ưu việt của chế độ ta và khẳng định thành tựu quốc gia trong viêc giáo dục và chăm sóc trẻ em. Để bảo đảm tính khả thi của Luật này sau khi được ban hành, Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT xây dựng Đề án triển khai thực hiện quy định này, nhằm tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng. Hiếu Nguyễn. Chính thức phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi 10-02-2010 06:56:51 / Tệp đính kèm. -Theo thông tin từ Bô GD&ĐT, Đề án Phổ cập.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vừa chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sáng 9/2. Đề án tập trung vào 3 nội dung chính: Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; giữ vững, củng cố nhà trẻ và mẫu giáo 3- 4 tuổi; xây dựng thêm trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện khó khăn. Trong đó, lấy phổ cập mẫu giáo 5 tuổi làm trọng tâm. Theo đề án này, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và hệ thống trường, lớp mầm non phải đủ cho phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, tỉ lệ huy động cháu dưới 5 tuổi phải duy trì không thấp hơn hiện nay. Từ nay đến năm 2015, có 39.000 phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được kiên cố hóa; đào tạo mới và nâng chuẩn cho 22.400 giáo viên… “Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi” là một trong những quy định quan trọng được bổ sung tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Đây là quy định thể hiện tính ưu việt của chế độ ta và khẳng định thành tựu quốc gia trong viêc giáo dục và chăm sóc trẻ em. Để bảo đảm tính khả thi của Luật này sau khi được ban hành, Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT xây dựng Đề án triển khai thực hiện quy định này, nhằm tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng.. Theo GDTĐ. Về đầu trang Gửi cho bạn bè. KÕ ho¹ch phæ cËp gi¸o dôc mÇm non cho trÎ 5 tuæi giai ®o¹n 2010 – 2015 Mai sơn là huyện trọng điểm của Tỉnh Sơn la. Những năm qua, hệ thống giáo dục MN đã có bớc phát triển mạnh mẽ cả số lợng và chất lợng. Toàn huyện đã có 26 trờng MN công lập , 1 trờng MN t thục. Tỷ lệ học sinh đI học ngày càng cao. Đặc biệt tỷ lệ học sinh 5 tuổi ra lớp đợc chú trọng, tạo điều kiện duy trì và phát triển. Tuy vậy, đánh giá chung chất lợng giáo dục trẻ 5 tuổi tính bền vững và ổn định chua cao, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp ở các vùng 2,3 thấp. Việc nâng cao chất lợng giáo dục trẻ 5 tuổi một số nhà trờng còn chua chú trọng.… Do đó việc củng cố và duy trì vững chắc kết quả chăm sóc, nuôi dỡng, giáo dục trẻ MN, nhất đối với trẻ 5 tuổi ngày càng trở lªn hÕt søc quan träng. V× v©y, Phßng Gi¸o dôc - §µo t¹o Mai S¬n x©y dùng kÕ ho¹ch phæ cËp GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn toàn huyện nh sau: I. Nh÷ng c¨n cø: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Căn cứ Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 19 tháng 6 năm 2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; Căn ca quyết định phờ duyệt Đờ̀ án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-. 2015 cña Thñ tíng chÝnh phñ ra ngµy 09/02/2010.. Căn cứ đề án phát triển sự nghiệp giáo dục MN Tỉnh Sơn la giai đoạn 2010 – 2015 của Sở giáo dôc - §µo t¹o S¬n La. Quyết định phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 Trích Quyết định số 239/QĐ-TTg, ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. BÁO. CÁO. VIỆC THỰC VÀ PHƯƠNG NĂM HỌC 2008-2009. TỔNG KẾT HIỆN NĂM HƯỚNG. ĐÁNH GIÁ HỌC 2007-2008 NHIỆM VỤ. TS. Lê Minh Hà Vụ trưở trưởng Vụ Vụ Giáo dụ dục Mầ Mầm non. o o . Những mặt đã làm được Tích cực triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và cuộc vận động ‘Hai không” của ngành Hầu hết CBQL, GV học tập ND cuộc vận động, tham gia và đạt giải cao ở hội thi kể chuyện về Bác Hồ. Cuộc vận động gắn liền với GD phẩm chất đạo đức, phát huy tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của CBQL và GVMN. . Thực hiện chăm sóc thực, GD thực và đánh giá thực chất trong GDMN; phát hiện kịp thời và xử lý kỷ luật 14 CBQL và 6 GV tại Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Sơn La, Đăk Lắk, Đồng Nai .... . Chỉ đạo triển khai QĐ, NQ, Thông tư và luật GD năm 2005. Tiếp tục thực hiện QĐ số 161, QĐ số 149/2006/QĐ-TTg, QĐ số 20/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng CP. 64 tỉnh, TP đã có Đề án phát triển GDMN. Một số tỉnh, TP có chính sách tốt đối với GDMN như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thái Bình, Lào Cai…..  . . Năm 2008 Bộ đã ban hành 04 văn bản: QĐ số 02 về Chuẩn nghề nghiệp GVMN; số 14 về Điều lệ trường MN; số 36 về Quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia; số 41 về Quy chế tổ chức hoạt động trường MN tư thục..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tổ chức các hội nghị chuyên đề PT GDMN các tỉnh vùng núi, vùng dân tộc tại Lào Cai và Tây Nguyên.. . Tập trung chỉ đạo quản lí GDMN ngoài công lập, ra chỉ thị số 13003/BGDĐT-GDMN V/v Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo thực hiện CSSK, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các CS GDMN. Bộ đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như UNICEF, Plan, CRS, Unilever… quản lí và triển khai tốt các dự án Công tác thanh, kiểm tra cơ sở được tiến hành có nề nếp, đảm bảo nguyên tắc.. .  . 2. Quy mô mạng lưới trường lớp MN và tỷ lệ huy đông trẻ đến trường Tỷ. lệ. trẻ. đến. nhà. Cả nước: Trẻ trong độ tuổi NT:3.216.796; đến lớp: 606.168. Tỷ. lệ. trẻ. 5. tuổi. Cả nước: Trẻ trong có 15 tỉnh tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 100%. bị dân. đến độ. tuổi. trẻ,. trường, MG:1266873;. nhóm. lớp đến. trẻ. MG lớp:. (%). (%) 1.223.425. Chất lượng CS được chỉ đạo và thực hiện hiệu quả, công tác VSATTP được coi trọng, không có trẻ ngộ độc trong trường MN. Tỷ lệ ăn bán trú ở NT là 92,2%, tăng 12,2%; MG là 62,1% tăng hơn 10%. Phát triển mô hình bán trú nuôi: Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Kon Tum.. Tỷ lệ trẻ SDD giảm:. 4. Chất lượng giáo dục trẻ 4. Chất lượng giáo dục trẻ (tiếp) 4. Chất lượng giáo dục trẻ (tiếp) 5. Công tác nâng cao chất lượng đôi ngũ GV v à CBQL. - Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn toàn bậc học đạt 92%,( tăng 2% so với năm học trước). trong đ ó trên chuẩn18.4%, - Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn là 98,8% trong đó có 49% trên chuẩn - Vẫn còn 1,2%, CBQL, và 8.1% GV chưa đạt chuẩn Tình hình đôi ngũ giáo viên năm học 2007-2008. 6. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị - Toàn quốc có upload.123doc.net.865 phòng học + Xây mới: 5.932 phòng + Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: 11.377phòng. - Toàn quốc hiện có 1380 trường MN đạt chuẩn quốc gia chiến 11,6% tổng số trường Năm học 07-08 tăng 262 trường cụ thể : Bắc Giang tăng thêm 20 trường, Nghệ An 20, Thái Nguyên 17 , Phú thọ 14, Vĩnh Phúc 15 trường -. Tỉnh có nhiều trường đạt chuẩn QG: Thanh hoá, Nghệ An. Tỉnh có tỷ lệ trường MN đạt chuẩn cao là Bắc Ninh ( 48%) - Kinh phí đầu tư cho GDMN tăng, có một số tỉnh đầu tư kinh phí cao: Bình Dương 25%, Hà Nội 20,4%, Bắc Kạn 19,6%, Tp.HCM 19%, Lào cai 16%. II. Những khó khăn - hạn chế.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Bất cập giữa nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh ngày càng tăng với khả năng thu nhận trẻ có hạn của các CS GDMN  Tỷ lệ trẻ đến trường (5 tuổi) cao nhưng chất lượng CS thấp  Tỷ lệ GVMN đạt chuẩn và trên chuẩn cao, nhưng chất lượng còn chưa tương xứng.  Còn thiếu CSVC, thiếu nhiều phòng học; còn 62.6% phòng học nhờ, học tạm, tranh tre nứa lá. Khó khăn - hạn chế (tiếp)  Tỷ lệ CBQL chưa đạt chuẩn cao ở một số tỉnh: Bình Phước 42,8%, Ninh Thuận 16,6%, Trà Vinh (CBQL phòng GD&ĐT: 22,2%; CBQL trường MN: 21%)  Tỷ lệ gv chưa đạt chuẩn còn cao ở một số tỉnh: Hưng Yên 31,9%, Hoà Bình 32,6%, Bình Phước 29,6%, Trà Vinh 27,5%, Tuyên Quang 23,6%, Lạng Sơn 20% và Ban phụ nữ quân đội 34,9%.. Khó khăn - hạn chế (tiếp)  Kinh phí đầu tư cho GDMN hiện còn 50% số tỉnh mức chi dưới 10%. Hưng Yên 6%, Ninh Thuận 7.6%, Cà Mau 7.7%, Bến Tre 7.9%, Lạng Sơn 8.7%...  Công tác quản lí các cơ sở GDMN ngoài CL ở một số tỉnh còn lỏng lẻo, hạn chế; chế độ chính sách của gv ngoài CL còn bất cập, đời sống khó khăn.  Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  Thực hiện nghiêm túc CT số 33/2006/CT-TTg về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD và cuộc vận động “Hai không” của ngành.  Thực hiện nghiêm túc QĐ số 16/2008/QĐ-BGDĐT Quy định về đạo đức nhà giáo. Gắn ND cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” với thực hiện chuẩn nghề nghiệp GVMN, thực hiện mỗi gv là 1 tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; kiên quyết đấu tranh, xử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế nuôi dạy trẻ.  Triển khai phong trào thi đua “XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học 08-09 mỗi tỉnh, TP XD ít nhất 1 trường MN đạt tiêu chuẩn “trường học thân thiện, hs tích cực”..  -. Tập trung giải quyết 3 vấn đề: Trường có nước sạch, có nhà VS đạt tiêu chuẩn; Đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi của. trẻ; XD môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.  . Tiếp tục mở rông quy mô GDMN XD Đề án phổ cập một năm MG 5 tuổi.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Huy động trẻ đến trường: NT 20%, MG 75%, MG 5 tuổi 92-95%  Đẩy mạnh XD trường đạt chuẩn QG, mỗi tỉnh, TP XD thêm ít nhất 3 trường MN đạt chuẩn QG.  Nâng chất lượng CSSK và nuôi dưỡng  Tích cực triển khai phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ.  Tăng tỷ lệ trường MN có mô hình phòng chống SDD, chống béo phì. Giảm tỷ lệ trẻ SDD xuống dưới 10% và giảm từ 1-2% so với năm trước.  Nâng chất lượng CSSK và nuôi dưỡng (tiếp) . Đảm bảo VS an toàn TP, không để xảy ra tình trạng ngộ độc.  Tăng cường tuyên truyền GD VS cá nhân, phòng tránh dịch bệnh, chống đói, khát, chống rét cho trẻ. . Nâng chất lượng CSGD  Mở rộng thực hiện CT thí điểm ở trường có điều kiện; tập trung thực hiện kế hoạch đổi mới mục tiêu ND,CT bồi dưỡng GV; tăng cường thanh tra, KT các đơn vị mới tham gia; bổ sung, điều chỉnh thiết bị GDMN  Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và tiếng dân tốc cho GV để làm tốt việc chuẩn ị tiếng việt cho trẻ vào học lớp 1  Tiếp tục tham mưu để tuyển GVMN đủ điều kiện vào biên chế, bổ sung đội ngũ kế toán – văn phòng, y tế cho trường MN. Theo Thông tư 71 . . GD dân tôc, GD khuyết tật.  Tăng cường các biện pháp can thiệp sớm và GD hoà nhập trẻ KT và quản lý tốt hồ sơ cá nhân của trẻ để chuyển giao lên tiểu học.  Nâng chất lượng CSGD (tiếp)  Các Sở GD&ĐT tham mưu, XD đề án, kế hoạch ƯDCNTT trong GDMN theo CV số 6704/BGDĐT-GDMN.  Bộ sẽ ban hành chuẩn phát triển trẻ em 5-6 tuổi và sẽ triển khai hướng dẫn cách đánh giá vào cuối năm 08-09.  Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, GDMN cho các bậc cha mẹ, cộng đồng.  đôi ngũ Sử dụng tài liệu của địa phương về truyền thống lịch sử văn hoá dân gian, VHXH của địa phương. .  Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về CNTT, QL tài chính cho CBQL đảm bảo thực hiện chủ đề: “Năm học ƯDCNTT, đổi mới quản lý tài chính và XD trường học thân thiện, hs tích cực”.. . Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí đầu tư. Tăng cường đầu tư XD cơ sở GDMN đảm bảo đủ điều kiện để CSGD trẻ Tích cực tham mưu để tăng ngân sách đầu tư cho GDMN tối thiểu 10% đối với các tỉnh còn thấp.  .

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Đẩy mạnh công tác XHHGD, đầu tư trang thiết bị GD đáp ứng yêu cầu danh mục thiết bị đồ chơi tối thiểu phục vụ CT thí điểm..  Công tác tổ chức quản lý  Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn thực hiện một số VBQPPL mới ban hành, tập huấn cho CBQL cốt cán về công tác quản lý tài chính;  Các Sở GD&ĐT tham mưu thực hiện hiệu quả việc phân cấp quản lý GD; phối hợp quản lý, tạo điều kiện để cơ sở GDMN ngoài CL phát triển.  Tăng cường KT, giám sát các cơ sở GDMN ngoài CL theo quy chế tổ chức và hoạt động trường MNTT.  Công tác tổ chức quản lý  Bộ sẽ kiểm tra toàn diện từ 3-5 tỉnh, TP trong năm học, kiểm tra thực hiện CT GDMN, thực hiện dự án; các Sở GD&ĐT thanh tra, kiểm tra khoảng 20% các cơ sở GDMN trên địa bàn.  Thực hiện cải cách hành chính, tin học hoá công tác quản lý các cấp.. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 19 tháng 6 năm 2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 với những nội dung chính như sau: I. QUAN ĐIỂM 1. Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đào tạo các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn. 2. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. 3. Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. 4. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp tiên tiến, gắn với đổi mối giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. 2. Mục tiêu cụ thể a) Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm đến năm 2015, có 95% số trẻ em trong độ tuổi năm tuổi được học 2 buổi/ngày; b) Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1; c) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên dạy mầm non năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2015 có 50% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá; d) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non năm tuổi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo làm mô hình mẫu và là nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục mầm non; đ) Đưa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ 55% năm 2010 lên 85% năm 2012 và 100% năm 2015. III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI 1. Điều kiện phổ cập a) Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn; b) Trường, lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phầm mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính để học tập; c) Có đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non; d) Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành, được chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non mới, trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1. 2. Tiêu chuẩn phổ cập a) Đối với xã, phường, thị trấn - Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường, lớp mầm non năm tuổi; - Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1; - Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt từ 90% trở lên; - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%. b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. c) Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm 100% số huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; b) Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau như: xuất bản phẩm, băng hình; thông qua báo, đài trung ương và địa phương; các hội nghị, hội thảo để phổ biến các nội dung của Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. 2. Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp a) Hàng năm, huy động hầu hết trẻ em năm tuổi đến lớp mầm non để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> buổi/ngày, duy trì và giữ vững số trẻ em dưới năm tuổi đến các cơ sở giáo dục mầm non dưới nhiều hình thức. Đến năm 2015, quy mô trẻ em mầm non 5 tuổi của cả nước là 1.378.600 cháu. Trong đó, công lập là 1.097.700 cháu, chiếm tỷ lệ 79,6%; ngoài công lập là 280.900 cháu, chiếm 20,4%; duy trì 70% số trẻ 3 đến 4 tuổi đến lớp mẫu giáo và 25% số trẻ đến nhà trẻ; b) Hàng năm, đưa chỉ tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào chương trình; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, để chỉ đạo thực hiện; đưa kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hóa và đơn vị văn hóa. Cấp ủy, chính quyền địa phương giao trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các gia đình đưa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp học 2 buổi/ngày; c) Hỗ trợ trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường mầm non tư thục được nhà nước hỗ trợ một phần học phí, nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường; d) Phát huy các sáng kiến của nhân dân, cộng đồng, động viên các bậc phụ huynh đăng ký đưa trẻ đến trường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; đ) Tổ chức các loại hình trường lớp phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ em năm tuổi được đến trường: các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, 100% số trẻ em năm tuổi được học tại các trường công lập từ năm 2010. Vùng nông thôn đồng bằng, phần lớ trẻ em được học tại các trường công lập có thu học phí. Duy trì, giữ vững số trẻ em dưới năm tuổi ra lớp công lập không thấp hơn mức hiện có, phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện. 3. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non a) Triển khai thực hiện đại trà Chương trình giáo dục mầm non mới cho 39.400 lớp mầm non năm tuổi, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi; b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 30% số trường mầm non được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ; c) Xây dựng chương trình, tài liệu chuẩn bị tiếng Việt cho các lớp mầm non năm tuổi người dân tộc thiểu số; d) Ban hành và hướng dẫn sử dụng bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. 4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non a) Tăng cường năng lực của các trường sư phạm, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập và đổi mới giáo dục mầm non - Đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới 22.400 giáo viên, bảo đảm đến năm 2015, có đủ giáo viên dạy các lớp mầm non năm tuổi theo định mức quy định. Tăng tỷ lệ giáo viên người dân tộc, cử tuyển 2.000 giáo viên cho các vùng khó khăn với nguồn tuyển tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông tại các thôn, bản; - Xây dựng và mở rộng mô hình dạy tiếng dân tộc cho giáo viên công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, có học phần dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo sinh cử tuyển trong các trường sư phạm; - Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật, kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên người dân tộc thiểu số. b) Xây dựng chính sách hợp lý và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý - Nhà nước hỗ trợ ngân sách để thực hiện trả lương cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập theo bảng lương và nâng lương theo định kỳ. Các cơ sở giáo dục mầm non tư thục bảo đảm chế độ lương cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở mầm non dân lập, công lập và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định hiện hành; - Khuyến khích các địa phương thực hiện cơ chế học phí mới, tăng nguồn thu hợp pháp ở những nơi thuận lợi, cha mẹ trẻ có khả năng chi trả để thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non dạy trẻ dưới năm tuổi; - Ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, phù hợp với các.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội. 5. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách cho các lớp mầm non năm tuổi a) Xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi - Xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi ở các xã vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Bảo đảm tất cả các xã khó khăn và các vùng dân tộc đều có trường với quy mô ít nhất 3 lớp ở trung tâm và các điểm lớp lẻ có phòng học được xây kiên cố theo hướng chuẩn hóa; - Xây dựng 11.000 phòng học theo chương trình kiên cố hóa trường lớp. Xây dựng bổ sung mới 11.600 phòng học và khoảng 1.570.000 m2 khối phòng chức năng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều lệ trường mầm non, bảo đảm có đủ 39.400 phòng học vào năm 2015 cho tất cả các lớp mầm non năm tuổi; - Xây dựng 86 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo mức độ I tại 62 huyện khó khăn trong Danh mục tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và 24 huyện miền núi của 6 tỉnh giáp Tây Nguyên, làm mô hình và là nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo dục mầm non miền núi khó khăn. b) Bảo đảm đủ thiết bị và đồ chơi để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi - Trang bị bộ thiết bị tối thiểu cho 39.400 lớp mầm non năm tuổi để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới và bộ thiết bị nội thất dùng chung cho các lớp học, cung cấp đủ số thiết bị cho các nhóm/trẻ em dưới năm tuổi có đủ điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới; - Cung cấp 8.800 bộ thiết bị phần mềm trò chơi làm quen với vi tính cho các trường, lớp có điều kiện; - Trang bị 6.600 bộ đồ chơi ngoài trờ để đến năm 2015 có khoảng 70% các trường có bộ đồ chơi ngoài trời. c) Bảo đảm ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non năm tuổi - Nhà nước từng bước nâng định mức chi thường xuyên cho trẻ em mầm non năm tuổi hàng năm để đạt 7,3 triệu đồng/trẻ/năm vào năm 2015, bảo đảm khoảng 20% ngân sách giáo dục mầm non được chi cho hoạt động chuyên môn; - Vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, nhà nước tổ chức các trường, lớp mầm non công lập và bảo đảm 100% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên, bố trí đủ giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; - Các vùng nông thôn, Nhà nước tổ chức các trường, lớp mầm non công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động và bảo đảm từ 75% đến 80% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên; phần còn lại được huy động sự đóng góp của cha mẹ trẻ; - Đối với khu vực thành phố, thị xã, vùng kinh tế phát triển, Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên cho trường công lập tự chủ một phần với mức độ khác nhau, phần còn lại được huy động từ đóng góp của cha mẹ trẻ. Đối với các cơ sở dân lập, Nhà nước hỗ trợ để trả lương cho giáo viên theo thang bảng lương giáo viên mầm non và nâng lương theo định kỳ. 6. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi a) Lồng ghép các chương trình dự án khác nhau trên cùng một địa bàn và huy động nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; b) Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. c) Tại các vùng khó khăn có giải pháp thích hợp huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách nhà nước để xây dựng trường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức ăn bán trú hoặc thực hiện chương trình bữa ăn học đường tại lớp cho tất cả trẻ em năm tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dạy tiếng Việt cho trẻ; d) Thực hiện việc chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang loại hình nhà trường theo quy định, phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo đủ trường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. 7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế xây dựng một dự án ODA cho để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. V. KINH PHÍ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Kinh phí thực hiện Đề án là 14.660 tỷ đồng, gồm 4 dự án: a) Dự án 1: Xây dựng phòng học, phòng chức năng theo quy định của Điều lệ trường mầm non - Nội dung chủ yếu + Xây dựng mới 11.600 phòng học đáp ứng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi; + Xây dựng 1.570.000 m2 khối phòng chức năng theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường mầm non; - Kinh phí dự kiến: 9.200 tỷ đồng. b) Dự án 2: Mua sắm trang thiết bị, đồ chơi - Nội dung chủ yếu + Mua sắm 39.400 bộ thiết bị, đồ chơi, 39.400 bộ thiết bị nội thất dùng chung cho các lớp mầm non năm tuổi thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới; + Mua 6.600 bộ đồ chơi ngoài trời và 8.800 bộ thiết bị cho trẻ em làm quen với tin học – ngoại ngữ phục vụ thực hiện đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. - Kinh phí dự kiến: 2.200 tỷ đồng. c) Dự án 3: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ trẻ em nghèo - Nội dung chủ yếu + Bồi dưỡng chuẩn hóa 11.300 giáo viên từ sơ cấp lên trung cấp sư phạm mầm non, thời gian đào tạo 15 tháng; đào tạo mới 11.100 giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non; + Hỗ trợ ăn trưa cho 394.000 trẻ em/năm cho trẻ em tuổi vùng núi cao, biên giới, trẻ em con gia đình nghèo. - Kinh phí dự kiến: 2.900 tỷ đồng d) Dự án 4: Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho các huyện khó khăn - Nội dung chủ yếu: xây dựng 86 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I cho 86 huyện khó khăn làm mô hình mẫu, tập huấn chuyên môn cho các xã; - Kinh phí dự kiến: 360 tỷ đồng. Trong đó: 1. Ngân sách nhà nước: 11.930 tỷ đồng, bao gồm: a) Chi thường xuyên: 2.542 tỷ đồng; b) Chi đầu tư: 4.740 tỷ đồng; c) Chương trình mục tiêu quốc gia: 2.340 tỷ đồng d) Vốn ODA: 2.307 tỷ đồng. 2. Nguồn kinh phí khác là: 2.730 tỷ đồng, bao gồm: a) Học phí công lập: 780 tỷ đồng; b) Học phí trường ngoài công lập: 1.042 tỷ đồng; c) Tài trợ, đóng góp của cộng đồng trong và ngoài nước: 909 tỷ đồng. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Lộ trình thực hiện a) Giai đoạn 2010 – 2012 - Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án, để chính quyền các cấp, các tổ chức và nhân dân ủng hộ nhằm huy động từ 90% đến 93% trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền đến nhằm thực hiện phổ cập; - Tập trung vào đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng nông thôn, bảo đảm 90% trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được học 2 buổi ngày; huy động 92% số trẻ em mầm non năm tuổi vùng nông thôn để thực hiện phổ cập; - Thực hiện phân bổ ngân sách thường xuyên hàng năm, bảo đảm 100% kinh phí cho trẻ em tại vùng núi, vùng sâu, vùng khó khăn và các trường công lập; thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách học tại trường theo quy định; - Xây dựng mới 7.300 phòng học (nguồn kiên cố hóa được duyệt) cho lớp trẻ em năm tuổi các xã khó khăn, các xã biên giới, hải đảo, các xã có đồng bào dân tộc thiểu số và vùng nông thôn; tất cả các trường, lớp công lập đều bảo đảm tỷ lệ 1 lớp/1 phòng học; - Chuyển các trường, lớp bán công, sang loại hình theo quy định; thành lập thêm các trường tư thục ở thành phố, thị xã, vùng thuận lợi; - Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới cho khoảng 37.200 lớp mầm non năm tuổi. Trong đó thành phố, thị xã có 11.600 lớp; nông thôn đồng bằng 15.800 lớp và miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc 9.800 lớp; - Cung cấp bộ thiết bị tối thiểu cho 37.200 lớp mầm non năm tuổi thực hiện Chương trình giáo dục mầm.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> non mới, cung cấp 5.300 bộ đồ chơi và phần mềm trò chơi để cho trẻ làm quen với ứng dụng tin học cho trường, lớp có điều kiện; - Bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn cho 8.900 giáo viên sơ cấp lên trình độ chuẩn, và đào tạo bổ sung 6.400 giáo viên, bao gồm cả giáo viên người dân tộc thiểu số được cử tuyển từ học sinh trường dân tộc nội trú; - Bổ sung chính sách, chế độ để giáo viên mầm non ngoài công lập được trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non; - Tạo điều kiện cho cộng đồng và doanh nghiệp đóng góp thêm nguồn lực để nâng cao chất lượng; rà soát bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật. b) Giai đoạn 2013 – 2015 - Tiếp tục tập trung vào đối tượng trẻ em vùng khó khăn, vùng nông thôn để huy động đạt 95% số trẻ em mầm non năm tuổi thực hiện phổ cập; - Phân bổ ngân sách thường xuyên hàng năm, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; - Thực hiện xây mới 4.250 phòng học còn thiếu và 2.200 phòng học tăng thêm giai đoạn II; - Đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn cho khoảng 2.400 giáo viên đạt trình độ cao đẳng và đào tạo mới, bổ sung 4.600 giáo viên; cung cấp tiếp 550 bộ đồ chơi và phần mềm trò chơi để cho trẻ làm quen với ứng dụng tin học cho trường, lớp có điều kiện; - Cung cấp bộ thiết bị tối thiểu cho 2.200 lớp mầm non năm tuổi thực hiện chương trình mới; - Thực hiện các chính sách hợp lý cho giáo viên và cán bộ quản lý; - Nâng cao chất lượng các lớp thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành a) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm - Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Đề án; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các dự án thuộc Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, xây dựng các đề án chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Đề án này để triển khai thực hiện; - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục giai đoạn 2011 – 2015, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; - Xây dựng và ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể và quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; - Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; - Tổ chức, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ. b) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm - Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành trung ương, các địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phát triển giáo dục mầm non, bảo vệ quyền trẻ em được học đầy đủ Chương trình giáo dục mầm non trước khi vào học lớp một; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên và trẻ mầm non. c) Bộ Y tế có trách nhiệm - Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; - Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non năm tuổi theo các mục tiêu phổ cập; phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại gia đình. d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm - Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định các dự án thuộc Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục giai đoạn 2011 – 2015, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Chủ trì phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> năm tuổi. đ) Bộ Tài chính có trách nhiệm - Bố trí ngân sách thường xuyên, chương trình mục tiêu chi cho giáo dục mầm non để bảo đảm các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án, kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai cơ chế tài chính mới cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 – 2015. e) Bộ Nội vụ có trách nhiệm ban hành chính sách mới đối với giáo viên mầm non, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non thuộc các loại hình nhà trường; bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non. g) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm - Xây dựng chương trình, dự án cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn; - Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, huy động trẻ đến trường; - Chỉ đạo việc dành quỹ đất, xây dựng đủ phòng học, bảo đảm thuận tiện cho việc thu hút trẻ em đi học trên địa bàn, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới; ban hành chính sách phát triển giáo dục mầm non của địa phương; bảo đảm bố trí đủ ngân sách chi cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và giáo dục mầm non nói chung theo đúng quy định; - Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên mầm non trên địa bàn theo quy định; - Huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ về cơ sở vật chất, giáo viên và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em dân tộc, miền núi để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi có chất lượng; - Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn. h) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể tham gia tích cực phát triển giáo dục mầm non, vận động trẻ em đến lớp, thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định số 239/QĐ-TTg Ngày ban hành và hiệu lực: 09/02/2010. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤNĂM HỌC 2009-2010 - Căn cứ Chỉ thị số 4899/2009/CTBGD&ĐT, ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010 và Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009-2010 - Căn cứ vào kế hoạch của Phòng giáo dục & Đào tạo Đại Lộc , về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2009-2010 ; Nay Ban giám hiệu trường mẫu giáo Đại Sơn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Trường, như sau : Nhiệm vụ trọng tâm:Tiếp tục quán triệt các nghị quyết của Đảng các cấp về công tác GD&ĐT,cùng với toàn ngành tập trung và triển khai sâu rộng các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là môt tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.và"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục. thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp,cải tiến hình thức thi đua trong nhà trường, tạo động lực cho nhà trường phát triển, phấn đấu đạt danh hiệu Tập thể LĐTT cấp huyện trong năm hoc 2009-2010. Nhiệm vụ cụ thể:1/ Triển khai nghiêm túc cuôc vận đông “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”và cuôc vận đông “ Hai không” với 5 nôi dung Gắn nội dung cuộc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> vận động với việc giáo dục phẩm chất đạo đức nhà giáo, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện vi phạm về hành vi không được làm đối với nhà giáo tại điều 75 của Luật Giáo dục năm 2005. Đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn đơn vị. Biện pháp thực hiện:Đưa vào sinh hoạt hội đồng hàng tháng nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Tổ chức cho đội ngũ đăng ký học tập và làm theo tấm gương của Bác bằng những việc cụ thể được giao.2/ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:Nhà trường triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đến tất cả đội ngũ, rà sát nội dung cụ thể hoá đến từng cán bộ giáo viên và kết hợp cùng phụ huynh học sinh trong công tác xây dựng trường học thân thiện. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có sáng kiến trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ. Hoàn thiện một số về cơ sở vật chất tiến đến công tác mở bán trong nhà trường.Biện pháp thực hiện:Cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự đăng ký những nội dung nhà trường đã triển khai và vận động phụ huynh cùng tham gia hổ trợ tìm kiếm những trò chơi dân gian, ca dao tục ngữ, hò về...Mỗi giáo viên tìm kiếm cho trường một trò chơi dân gian, một bài ca dao hoặc tục ngữ để nhà trường làm tư liệu.II/Kế hoạch phát triển mạng lước trường lớp:*Tổng số lớp : 7 lớp. mẫu giáo Trong đó : 1 lớp lớn , 4 lớp lớn ghép, 1 lớp nhỡ, 1 lớp bé. Số lượng Tỉ lệ đạt(%) Ghi chú Điều tra Huy động 5 tuổi ( Sinh năm 2004 ) 69 69 100 4 tuổi ( Sinh năm 2005 ) 63 63 100 3 tuổi ( Sinh năm 2006 ) 42 33 78,5 Cộng 174 165 94,8 Biện pháp thực hiện: - Phân công giáo viên đến từng hộ dân điều tra từ 0-5 tuổi vào cuối tháng 5 và rà sát bổ sung vào tháng 8. - Nhờ các hệ thống thông tin đại chúng hiện có trong địa bàn như : Đài Truyền thanh xã, Loa truyền thanh tại các thôn và phối kết hợp với các BDC các thôn để vận động phụ huynh cho trẻ ra lớp. - Bố trí sắp xếp mạng lưới trường lớp hợp lý, tích cực trong công tác huy động trẻ đến lớp (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đạt 100 %) - Tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp tăng cường nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, kinh phí tuyển dụng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để huy động trẻ đến trường . III/Kế hoạch Chăm sóc –giáo dục:Độ tuổi. Tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tai nạn, thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ ở trường, lớp mầm non.. Sức khoẻ Khảo sátđầu năm Cuối họckỳ 1 Kết quảcuối năm Ghi chú Vượt Kênh A 4% 5% 6% Kênh A 73% 78% 84% Kênh B 20% 16% 10% Kênh C 3% 1% 0% Biện pháp thực hiện: - Chỉ đạo cân đo 4 lần/năm để theo dõi sự phát triển của trẻ, liên hệ phụ huynh học sinh những trẻ suy dinh dưỡng kịp thời để có cách bồi dưỡng cho trẻ. - Tổ chức cho trẻ uống sữa Nutìfood - Liên hệ trạm y tế khám sức khoẻ 2 lần /năm .Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì. - Phòng chống các bệnh thường gặp.Theo dõi tiêm chủng qua đó phát hiện trẻ mắc bệnh và chữa kịp thời. - Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp - Thực hiện tốt góc tuyên truyền, góc phụ huynh ở các lớp. - Kỳ II tiến hành xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.. 2/ Kế hoạch giáo dục:- 100% lớp thực hiện chương trình GDMN mới.- 100% trẻ được khảo sát đánh giá theo tiêu chí của từng độ tuổi.-Tiếp tục nâng cao việc thực hiện các chuyên đề trọng tâm như: LQVH –LQVT- KPKH-HĐG .Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng,quản lý, khai thác mạng intenet để cập nhập thông tin và báo cáo kịp thời.`-Tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông bằng nhiều hình thức về kết quả và giải pháp phát triển giáo dục mầm non. - Tỷ lệ bé ngoan đạt 87%. Tỷ lệ chuyên cần đạt 96% trở lên. Thực hiện đổi mới cách đánh giá trẻ theo các lĩnh vực đối với từng lứa tuổi.-Triển khai giáo dục an toàn giao thông cho các bậc phụ huynh, cho trẻ, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý qua các biểu bảng tuyên truyền tại trường,đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị,đồ dùng học tậpvui chơi phục vụ cho các hoạt động.- Tiếp tục thực hiện môi trường xanh , sạch, đẹp ở các cụm lớp .- Tổ chức hội thi “ Thiết kế giáo án điện tử” trong tập thể giáo viên.Biện pháp thực hiên: Nhà trường thống nhất.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> việc lựa chọn chủ đề chung của các độ tuổi và chỉ đạo cho các lớp tuỳ vào đặc điểm học sinh của lớp mà xây dựng các mậng hoạt động theo ý tưởng của trẻ và sự sáng tạo của giáo viên.Nâng cao chất lượng các chuyên đề trọng tâm bằng cách tổ chức các hoạt động như; thao giảng, tổ chức các hội thi Đồ dùng sáng tạo , giáo án sáng tạoTổ chức đánh giá đúng độ tuổi (đánh giá theo thông tư GDMN) Tạo nguồn kinh phí hổ trợ các chuyên đề hoạt động có hiệu quả.Xây dựng kế hoạch chuyên môncả năm cụ thể hoá ỏ từng tháng nhằm giúp cho tổ chuyên môn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ.IV/ Xây dựng đôi ngũ :Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 11 người, Trong đó : - Cán bộ quản lý : 2 người - Giáo viên : 7 người - Nhân viên : 2 người- Trình độ chuyên môn : Cao đẳng : 9 người ; Trung cấp 1 người (Kế toán)- Chính trị : Đảng viên : 3 người . ( Trong năm học này có 1 giáo viên nghĩ hộ sản vào giai đoạn học kỳ 1 .- Rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong CBCC- Phát huy tính tích cực của giáo viên khi xây dựng kế hoạch soạn giảng và thực hành trên máy vi tính.Biện pháp thực hiên: - Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và có về chất lượng, đạt trình độ chuyên môn khá, giỏi, có tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục, dạy trẻ . Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ Khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Đảm bảo không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo trong năm học này. - Tổ chức giao lưu sinh hoạt chuyên đề với trường bạn giúp giáo viên có điều kiện học tập lẫn nhau trong chuyên môn để cùng tiến bộ. - Phối hợp với công đoàn trường tổ chức hội thảo SKKN nhằm giúp giáo viên viết sáng kiến V/ Xây dựng cơ sở vật chất: - Tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng mới phòng hai học ở thôn Đồng Chàm và Thôn Tân Đợi đảm bảo diện tích có cảnh quang xanh sạch đẹp. Xây dựng nguồn nước sạch, bếp ăn, tu sữa công trình vệ sinh ở cụm chính (Hội Khách) … nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. - Có kế hoạch mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, bán trú, đồ chơi đáp ứng yêu cầu cơ bản của danh mục thiết bị đồ chơi tối thiểu phục vụ chương trình chăm sóc GDMN mới. Biện Tên hạng mục Cơ sở vật chất Số tiền( đồng ) Ghi chú pháp Đã sử dụng KH làm mới thực Phòng học 7 2 430.000.000 Đang xây dựng Phòng làm việc 2 0 0 Bàn ghế HS 88 bộ 1 300.000 Để kitmads Bàn ghế văn phòng 2 bộ 0 Kệ góc 17 cái 11 cái 1.200.000 Hệ thống âm thanh 1 1 1.500.000 Ti vi Sạp ngũ 15 cái 2.500.000 Bếp ga 1 cái 15.000.000 Đồ dùng phục vụ bán trú 80 3.000.000 Nhà trẻ ăn 1 13.000.000 Tổng kinh phí đầu tư: 466.500.000 hiên: - Tham mưu Uỷ ban xã về việc xây dựng lớp học Đồng Chàm, Tân Đợi theo đúng thời gian. (Nguồn vốn tài trợ của Công đoàn ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Tỉnh Quảng nam và chương trình mục tiêu) - Liên hệ Trạm kiểm lâm đóng trên địa bàn để xin một số gỗ để đóng kệ góc , Cửa , Gác lững và làm các bảng biểu, sạp ngũ v v… - Liên hệ các cơ quan đoàn thể, các nhà hảo tâm để xin hổ trợ kinh phí mua : Máy chiếu , Trang thiết bị ngoài trời. Mở rộng khu vực để mở bàn trú tại cụm chính - Vận động phụ huynh đóng góp kinh phí mua sắm đồ dùng phục vụ công tác và mua sắm sữa chữa nhỏ. - Tiến hành làm 1 nhà vòm với diện tích 40 m2 và mua sắm bếp ăn phục vụ cho việc bán trú. - Liên hệ các nhà tài trợ như Tổ chức AOG , Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ,… để xin kinh phí xây dựng giếng nước sạch cho cụm chính. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có, động viên sự tham gia đóng góp của cha mẹ trẻ, của cộng đồng vào việc bổ sung thiết bị đồ chơi cho trẻ mầm - Phối hợp với hợp công đoàn về việc vận động CBCC đóng góp, hổ trợ (mượn) để thực hiện công tác mở bán trú. VI/ Công tác quản lý chỉ đạo:- Lãnh đạo đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, nội qui của nhà trường.-Thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục mầm non : Đảm bảo cho việc ổn định và phát triển cấp.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> học, tạo điều kiện cho trẻ đến trường thuận lợi hơn, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên về số lượng, chất lượng, chế độ chính sách cho giáo Cán bộ ,giáo viên và học sinh (Vùng kinh tế xã hội đặt biệt khó khăn). - Quản lý, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng góp phần nâng cao chất lượng và phát triển GDMN tại địa phương.- Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học sát đúng tình hình thực tế của trường. Có 30% giáo viên được kiểm tra toàn diện.thường xuyên dự giờ kiểm tra chuyên đề, tăng cường kiểm tra đột xuất cụ thể từng ngày/tháng/năm có hiệu quả. - Đẩy mạnh công tác thi đua – khen thưởng trong nhà tạo khí thế thi đua đến từng cán bộ, giáo viên,nhân viên, phong trào viết SKKN được chú trọngBiện pháp thực hiên:Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh để tăng thêm nguồn lực cho nhà trường để tổ chức các hoạt động.- - Cải tiến nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý : Sắp xếp bố trí phân công đội ngũ hợp lý. Xây dựng hệ thống tổ chức từ BGH đến tổ chuyên môn hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao. - Thực hiện đánh giá xếp loại CBCC đảm bảo tính khách quan, sát người, sát việc theo đúng pháp lệnh CBCC. - Cải tiến trong công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng, giúp giáo viên nhân viên chuyển biến tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Phối hợp công đoàn thực hiện tốt 2 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, không đọc chép trong giáo dục”. “Đưa phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với tâm lý trẻ vào trường lớp Mẫu Giáo. - Cùng với công đoàn vận động giáo viên đăng ký thi đua từ đầu năm học. Tích cực tham gia các phong trào thi đua do ngành phát động. - Viết, áp dụng SKKN đảm bảo danh hiệu đăng ký thi đua. - Tổ chức khen thưởng kịp thời các tổ, lớp, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhằm động viên tinh thần đội ngũ.VII/ Công tác thi đua : +Tập thể : - Trường : Trường tiên tiến cấp Huyện . - Công đoàn cơ sở : Vững mạnh. - SKKN : 9 đề tài,(đạt loại A cấp trường : 5 đề tài; loại B cấp huyện: 2 đề tài) + Cá nhân: - CSTĐ cấp cơ sở : 4 người , Lao động tiên tiến : 6 người .D- PHẦN ĐỀ NGHỊ Để việc thực hiện kế hoạch năm học 2009-2010 đạt hiệu quả nhà trường rất mong nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo và nhà trường có một số ý kiến đề xuất sau: 1- Đối với phòng GD-ĐT Đại Lôc : - Hổ trợ cho nhà trường trang thiết bị ngoài trời - Hổ trợ cho nhà trường bếp ga phục vụ cho 80 cháu. 2- Đối với chính quyền địa phương : - Tiến hành xây dựng hai phòng học tại thôn Đồng Chàm và Thôn Tân Đợi, để việc học tập của các cháu được ổn định hơn. - Hổ trợ kinh phí cho trường làm nhà cho trẻ ăn và tu sữa công trình vệ sinh tại cụm chính. Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Trường Mẫu giáo Đại Sơn. Nhà trường rất mong nhận được sự chỉ đạo của quí cấp lảnh đạo ngành, lảnh đạo địa phương , và sự đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp để bả TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐẠI SƠN Hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×