Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.21 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẮC NHÂN TÂM. THUẬT ỨNG XỬ Trong cuộc sống không ai hoàn hảo cả, do đó để cuộc sống chúng ta được tốt đẹp là cả một quá trình phấn đấu và rèn luyện không ngừng. KIÊN NHẪN.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> “ Không phải là sức mạnh mà là lòng kiên nhẫn đã làm nên những công trình vĩ đại” S . johnson Trong chúng ta ai không trải qua một chặng đường học tập? Từ khi học a, b, c cho đến khi học thông viết thạo chúng ta đã cố gắng kiên nhẫn một cách đáng phục. Nhiều người lầm tưởng “sự đi” là đức tính trời cho! Không phải! Nếu các bậc phụ huynh không tập trẻ đi thì trẻ sẽ đi bằng “bốn chân” chứ không phải bằng hai chân. Đây chính là bài học kiên nhẫn đầu tiên của loài người. Đức kiên nhẫn không phải dành riêng cho loài người. Thiên nhiên cũng có một “tính kiên nhẫn” rất lớn: các loài động vật ăn thịt phải phục kích hàng giờ để có được con mồi, sinh vật có khi phải chờ đến hàng triệu năm để mọc lên… Các bậc danh nhân, thiên tài…có ai là không có tính kiên nhẫn? Descartes nói: “ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài”. Tài năng nào cũng kinh qua một sự tích lũy. Vậy tại sao chúng ta không tập tính kiên nhẫn. Đức kiên nhẫn chẳng những giúp ta khắc phục mọi khó khăn, nó còn giúp ta chinh phục được những người khó tính. Lòng kiên nhẫn càng làm tăng thêm tính lịch sự. Muốn luyện tính kiên nhẫn điều đầu tiên nhất là không nên nôn nóng, phải biết giữ im lặng, và sau cùng là nên đem sự kiên nhẫn ra để luyện đức kiên nhẫn. Tính kiên nhẫn không độc quyền cho ai. Mọi người đều phải có ý thức để rèn luyện lấy. Muốn tập tính kiên nhẫn phải can đảm, độ lượng và không được nôn nóng, phải dùng nó để rèn luyện nó như dùng búa sắt để luyện sắt thành những vật dụng có ích. GIẢN DỊ Chân thành và giản dị là cách cư xử khôn khéo nhất. -La Bruyère Tích cực- giản dị là điều rất phong vị và rất hiếm có. -E. Bersot Giản tắc dị tùng(giản dị thì dễ theo) -Kinh dịch Một trong những nết tốt rất quý báu của con người là có một cuộc sống giản dị. Giản dị không phải riêng cho cách phục sức, mà nói rộng cho cách sinh hoạt hàng ngày, từ ăn uống, ngôn ngữ cho đến điệu bộ, đi đứng, văn hóa.. Trong ăn uống, giản dị là sự đạm bạc, điều độ; trong ngôn ngữ, câu văn, lời nói giản dị là tính trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ….
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tính giản dị giúp cho con người thanh thản, nhẹ nhàng xóa bỏ được những ưu tư phiền toái. Giản dị trong cuộc sống còn đồng nghĩa với sự khiêm tốn, độ lượng. người có tính giản dị không có thì giờ cho sự câu chấp bắt bẻ những việc nhỏ nhặt. Giản dị là một cách trang điểm cho tâm hồn cao đẹp. Tính giản dị rất dễ thích hợp với mọi hoàn cảnh. KHIÊM TỐN VÀ KHOE KHOANG Một chút khoe khoang làm tan một khối danh vọng. -Le Roux Khiêm tốn làm tăng thêm thành tích và làm cho người ta bỏ qua những nhược điểm khác của mình. -Rochedoucauld Không nên phàn nàn trước mặt mình đất quá hẹp, cứ lùi lại một bước thôi tự khắc sẽ thấy rộng ngay. -Minh Tâm Bảo Giám Không phải ngẫu nhiên loài người đặt ra khiêm cung tôn kính. Từ khi con người có được mái nhà riêng, thì tính gia đình cũng tự nhiên mà phát sinh. Cha mẹ phải bảo bọc con cái, anh em đùm bọc nhau. Rồi những thủ tục đơn giản trong gia đình được đặt ra: cung kính, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; “huynh khiêm, đệ cung”: (làm anh thì nhường, làm em thì kính) xuất hiện từ thời thượng cổ. dần dần mọi người giao thiệp với nhau, người ta dùng đúc khiêm cung trong gia đình ra đối xử ngoài xã hội, lâu dần thành những công lệ. Đức khiêm tốn hội đủ mọi đặc tính văn minh. Lễ phép chỉ là một phần nhỏ trong sự khiêm tốn. Người khiêm tốn là người lịch sự, giản dị, lễ phép, biết nhường nhịn, kính trên nhường dưới… Có thể nói, càng khiêm tốn giá trị con người càng cao thêm. Trái với khiêm tốn là khoe khoang. Người khoe khoang chỉ chuốc lấy tai nạn mà thôi. Vứt bỏ một cách không thương tiếc lòng kiêu căng, tự tôn, tự đại, khoe khoang để đổi lấy một sự thiện cảm của mọi người đối với mình. Sự khiêm tốn là cha mẹ của mọi tính tốt. Ta nên giữ gìn, quý trọng đức khiêm tốn bất cứ lúc nào, nơi nào, người nào. LÀM VIỆC Sự làm việc có ba ích lợi lớn: không buồn nản, không có thói hư, tránh được sự nghèo túng..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - j.j Rousseau Đừng hẹn đến ngày mai những gì bạn có thể làm được hôm nay. - Franklin Thần nghèo có thể đi qua cửa nhà người siêng năng nhưng không dám vào. - Franklin Sự làm việc là một chức năng thiên phú của mọi sinh vật. Lá cây làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra tinh bột và khí ô xi cho mọi sinh vật sống, rễ hút nước và chất dinh dưỡng cho cây, hoa tạo ra quả…Con gà đứng trên sân lúa chỉ cần mổ lúa mà ăn, thế mà nó vẫn bươi xới. Hình ảnh đó đáng để chúng ta suy gẫm. Ngay thẳng mà nói, chua từng có một người nào sống mà không làm việc, nhưng vấn đề làm việc ở đây đòi hỏi một sự tận tâm, sự cầu tiến. Sở dĩ loài người tiến bộ như ngày nay là do sự làm việc hết lòng với tinh thần cầu tiến, học hỏi không ngừng. Theo kinh nghiệm cho thấy, ai tận lực tận tâm thì sẽ tìm thấy một thú vui và xóa đi được những ưu tư. Và sung sướng hơn nữa, chính mắt bạn nhìn thấy thành quả lao động bạn đã làm ra. Rodin nói: “ Cõi đời này chỉ thật sự sung sướng khi mọi người đều có tâm hồn nghệ sĩ, nghĩa là vui vẻ làm công việc của mình”. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc chữa bệnh ưu tư. Các nhà phân tâm học sau một thời gian dài nghiên cứu đều đồng ý lấy công thức cổ điển: Chỉ có làm việc mới chữa được những chứng bệnh tâm lý. Chúng ta không đợi đến lúc buồn, lúc nghèo mới làm việc. hãy khởi sự làm việc bằng những việc gì bạn thích làm, có thể làm có lợi cho chính bạn và cho mọi người. Ai tận lực tận tâm sẽ tìm thấy sự vui thú trong việc làm của mình. Mọi thành quả của công việc đều có thần, miễn là có lương tâm tham dự vào việc làm đó. ĐIỀU ĐỘ Điều độ là vị lương y của mỗi người. - J.j Rousseau Rút ngắn bữa ăn chiều là kéo dài đời sống. - Franklin Ai ăn uống có điều độ, thì sẽ giàu có như một ông vua. - Tục ngữ Ả rập Điều độ, không những chỉ cho sự ăn uống có chừng mực, mà là mọi sự sinh hoạt đều có chừng mực: Đông không ấm lắm, hè không mát lắm, ăn không no lắm, ngủ không nhiều lắm… - Hải Thượng Lãn Ông.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bớt sắc dục để dưỡng tinh, bớt nói để dưỡng khí, bớt ưu tư để dưỡng thần. – Lão Tử. Người có tính điều độ là người biết quân bình về tâm tưởng, hành động, biết bình tĩnh xử sự mọi hành động của mình. Người điều độ là người biết tự trọng. Điều độ là bảo vệ sức khỏe cho ta và cho mọi người. THÀNH THẬT - Thành thật, theo ngôn ngữ bình dân nghĩa là: “Bụng nghĩ sao nói vậy” không nói dối hầu lấy tiếng khen, hoặc che giấu cái dỡ của mình. - Người thành thật là người không tự dối lòng mình không dối gạt người khác. Trong cư xử, ngôn ngữ, hành động họ luôn tỏ ra thực tình, tín nghĩa. Người không thành thật: Đó là hạng người: Giả hình, Dối trá, Lừa đảo, mưu mô, xảo quyệt, gian dối Không thành thật trong sáng: - Ngôn ngữ : Nói láo, nói khoác, thề gian, vu khống... - Cử chỉ điệu bộ : Giả hình, giả bộ... - Hành động : Làm chứng gian, thi cử 'copy', mua bán gian lận, lường gạt, chơi ăn gian... - Trong cư xử, giao tiếp lịch sự, chân thành là căn bản để được mọi người tín nhiệm và yêu mến. Ai cũng sợ 'khẩu phật, tâm xà’, hoặc như lời của của Nguyễn Du: 'Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao'. - “Một con người chân thành luôn trọng chữ thành tín, nhất định sẽ được mọi người chung quanh ưu đãi, tha thiết”. - Người thành thật thường được mọi người khâm phục, quí mến, tín nhiệm và cởi mở tâm tình. - Trái lại, ngươi sống lừa dối, xảo trá, gian lặn, thì bị khinh bỉ và xa lánh. - “ Bạn có thể lường gạt mọi người trong một thời gian và lường gạt vài người luôn mãi, song bạn không thể gạt luôn mãi hết mọi người (A.Lincoln). - Sách Luận ngữ có câu: “Có 3 hạng bạn bè ích lợi: Bạn ngay thẳng, bạn nghe nhiều, bạn học rộng; và 3 hạng ngươi làm nguy hại: Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng, bạn nịnh bợ gian xảo'' NGHE Tạo hóa cho con người có hai tai và một miệng, là có ý dạy cho cho biết nên nghe nhiều mà nói ít. - Zénon.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Người ta hối hận vì đã thốt ra lời, chứ không phải vì lặng im. - Simonided’Amotrgos Nghe là bản năng hằng hữu của mọi sinh vật. ngay cả cỏ cây cũng có khuynh hướng vươn đến tiếng động và ánh sáng. Đối với con người nghe đến trước tiếng nói, một đúa trẻ mất đi sự nghe thì sẽ không thể nói được. Có thể nói, nghe là bậc thầy của nói. Tuy nhiên tuyệt đại đa số nhân loại thích nói hơn. Sở dĩ như vậy là do họ muốn chứng tỏ họ là nhân vật quan trọng, họ muốn phô cái hiểu biết của họ cho người ta khâm phục; nếu không thì họ khoe của cải, quyền lực gì đó…Đó là chứng bệnh về đề cao cái ta của loài người. Nếu ta ngắt ngang lời nói của họ trong lúc cao hứng thật là nguy hiểm. trước nhất chúng ta hiểu rằng “nghe tức là học”. Nhe người khác nói chúng ta được ba cái lợi: - Ta học khôn ở họ một điều gì đó. - Chân thành nghe họ nói tức là giúp cho họ một niềm vui. - Giúp cho họ vui chúng ta cũng cảm thấy sung sướng, và nhất là chúng ta gâyđược mối thiện cảm đối với họ. Sự lắng nghe mang đến sự thành công to lớn, làm phát triển thêm những đức tính tốt trong mọi lĩnh vực. Biết nghe là giúp cho người nói chuyện một niềm vui. Biết cách nghe và gợi cho người ta nói là một nghệ thuật thu phục nhân tâm. NÓI Lời nói là y phục của tư tưởng. Tiếng nói là hình ảnh của của tính tình. Câu nói là tiếng của trái tim.. – Rivarol – Disraeli – Châu Hy. Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt ý nghĩ của mỗi người. Người câm không nói được bằng lời thì dùng cử chỉ để thay thế cho lời nói. Ngôn ngữ được coi là thứ tài sản riêng của mỗi người. Người ta cần sử dụng nó trong giao tiếp cẩn thận như sử dụng tiền bạc. Sau đây là vài nguyên tắc cơ bản khi sứ dụng lời nói; 1. Không nên tỏ ra mình là kẻ hiểu biết nhiều hơn tất cả mọi người. 2. Lời nói phải dịu dàng, cử chỉ khiêm tốn, giữ thái độ ôn hòa, nhẫn lại. 3. Tránh sự cãi vã vô bổ. 4. Trong khi nói phải biết mình nói gì, nói với ai, lúc nào.,.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>