Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật ứng xử với cấp trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.56 KB, 5 trang )

Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Nếu là người có sáng kiến, làm tốt công việc được giao, bạn sẽ được
đánh giá là nhân viên hoàn hảo. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Hiểu ý
cấp trên để công việc tiến triển hơn cũng rất cần thiết.
“Hôm nay, giám đốc quát tôi ngay giữa phòng họp, dù tôi chỉ mắc một
lỗi nhỏ không đáng gì so với hiệu quả của công việc tôi đem lại. Tôi rất
bực mình”. Nghe xong, Lan, một đồng nghiệp, nói: “Bạn sai rồi, ai
cũng biết giám đốc là người nóng tính mà. Nếu muốn góp ý, bạn nên gửi
e-mail hoặc hẹn trao đổi riêng chứ”. Tôi thấy đồng nghiệp của mình nói
không sai.
Ứng xử với cấp trên là một nghệ thuật. Và, tính cách của nam và nữ
khác nhau nên cách làm sếp cũng khác. Là nhân viên, bạn cần nắm vững
những quy tắc sau:

Cấp trên là nữ giới:
- Dùng trạng từ khi báo cáo
Phụ nữ thường ít dùng từ theo đúng nghĩa đen. Thay vào đó, họ hay
dùng các trạng từ như “luôn luôn”, “hầu hết…” để nhấn mạnh điều
muốn nói. Do vậy, bạn cố gắng nói chuyện với cấp trên theo cách đó.
Thay vì nói: “8 trong 10 lần thương thảo, tôi đều thuyết phục được
khách hàng kí hợp đồng”, bạn hãy nói: “Hầu như lần nào thương thảo,
tôi cũng kí được hợp đồng”.
- Chịu đựng tốt những buổi nói chuyện căng thẳng
Buổi nói chuyện của cấp trên có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Nó không
chỉ liên quan đến công việc hiện tại mà cả các vấn đề đã xảy ra trong quá
khứ, mối nguy hiểm ở tương lai… Cuộc trao đổi này của cấp trên có thể
không theo trình tự nào cả. Lúc này, bạn nên là thính giả kiên nhẫn.
- Gương mặt biểu cảm
Nếu không muốn cấp trên hỏi: “Nãy giờ có nghe tôi nói không đấy?”,
bạn hãy bộc lộ cảm xúc qua gương mặt. Điều đó chứng tỏ bạn đang lắng
nghe và thấu hiểu họ. Ngoài ra, một gương mặt sáng, thân thiện của


nhân viên luôn tạo ấn tượng với cấp trên. Thực hiện những điều trên
không quá khó, bạn thử xem.

Khi sếp nổi nóng thì bạn nên cử xử nhẹ nhàng, tế nhị (Ảnh minh họa).
Cấp trên là nam giới:
- Đưa ra mỗi lần một ý kiến
Bộ não đàn ông được chia ngăn và chuyên biệt hóa, tức là trong một thời
gian nhất định, họ chỉ làm được một việc cụ thể nào đó.
Vì thế, khi trình bày ý tưởng hoặc báo cáo với cấp trên, bạn nên làm rõ
từng ý một. Khi đã kết thúc ý này mới nói tiếp ý khác.
Để cấp trên phân biệt rõ ràng từng ý kiến, bạn nên dùng những từ như
“thứ nhất là…”, “thứ hai là…”. Nếu không, báo cáo của bạn sẽ khó gây
ấn tượng. Phái nam thường nói những câu ngắn, trực tiếp, đúng nghĩa
đen. Vì thế, trước cấp trên, bạn nên nói đúng trọng tâm.
- Không nên khuyên răn
Đàn ông không muốn bị xem là kẻ bại trận. Thế nên, cấp trên cũng
không thích bị phê bình. Do đó, khi cùng bàn luận về một sự cố, bạn
tránh nói những câu để cấp trên cảm thấy họ sai.
Cấp trên cũng không thích được khuyên răn. Vì vậy, tốt nhất hãy nói bạn
tin là họ đủ khả năng để giải quyết vấn đề.
- Gây ấn tượng bằng con số
Đàn ông có cách tiếp cận logic và giỏi về con số. Vì thế, nếu muốn khoe
thành quả, bạn hãy nói cụ thể như: “Tôi đã làm tăng doanh số lên 70%
so với 6 tháng đầu năm”, “Số hợp đồng ký kết tăng gấp ba…”.
Nên hay không nên?
- Biểu lộ sự quan tâm: Khi cấp trên phát biểu, bạn hãy nghiêng đầu về
phía họ. Bạn cũng nên gật đầu để thể hiện sự tán thành và tâm đắc với
điều họ nói. Thế nhưng, đừng gật nhiều quá, kẻo họ cảm thấy bạn thiếu
kiên nhẫn.
- Chú ý đến vị thế: Khi đứng hay ngồi, hãy chọn vị trí và tư thế thấp hơn

cấp trên, nhưng cũng đừng làm quá, kẻo bạn bị đánh giá là nịnh bợ.

×