Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Tổng quan về thương mại điện tử và thanh toán điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.79 KB, 150 trang )

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành

CHƯƠNG 1: Tổng quan về thương mại điện tử và thanh
toán điện tử.
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử.
1.1.1 Khái niệm và các loại hình thương mại điện tử.
1.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử.
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử”
nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn như nêu ra dưới đây.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử bao gồm các hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện
tử theo hướng này.
Theo WTO thì thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, kể cả
được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những
thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm :
thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên việc
truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp thương
mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua
mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax,
telex... Thương mại điện tử là hình thức mua bán mà hàng hóa được bày tại các trang
Web trên Internet và được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Qua hình thức mua bán và
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 1
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
thanh toán này, thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi
cách thức mua sắm .
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng.


Đạo luật mẫu về thương mại điện tử (TMĐT) của ủy ban Liên Hợp quốc về
Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã nêu: “Đạo luật này có hiệu lực áp dụng
đối với mọi hoạt động thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu trong khuốn khổ các
hoạt động thương mại”. Theo cách hiểu này, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất
rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế và TMĐT là việc sử dụng các
phương pháp điện tử để làm thương mại.
ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: Thương mại điện tử
được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử, dựa
trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh.
Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi, trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và
dịch vụ qua phương tiện điện tử, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công
cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng, giao nhận
các nội dung kỹ thuật số trên mạng, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu
giá thương mại, chuyển tiền điện tử. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả
thương mại hàng hóa (hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại
dịch vụ (dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính).
Tóm lại, theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua mạng Internet, còn theo nghĩa rộng, TMĐT được hiểu là các
giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu
điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Như vậy, thương mại điện tử là một khái niệm dùng để chỉ quá trình mua và
bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử
(electronic network), phương tiện trung gian phổ biến nhất của thương mại điện tử là
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 2
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Internet. Qua môi trường mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua
bán bất cứ sản phẩm gì từ hàng hoá cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng.
1.1.1.2 Các loại hình thương mại điện tử.
Thương mại điện tử có các hình thái hoạt động chủ yếu sau:
a. Thư điện tử

Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng
hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách "trực tuyến" thông qua mạng, gọi là
thư điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin ở dạng "phi
cấu trúc" (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã
thoả thuận trước (khác với "trao đổi dữ liệu điện tử" sẽ nói dưới đây).
b. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua
thông điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã
hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện
tử tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện tử, thẻ thông minh, giao
dịch ngân hàng số hoá.
c. Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc trao đổi
các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" (structured form) từ máy tính điện tử này sang
máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty, hay giữa các công ty (hay tổ chức) đã
thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự
can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận
từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin). Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật
thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra định nghĩa pháp lý sau đây: "Trao đổi
dữ liệu điện tử" (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 3
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử trong đó sử dụng một tiêu chuẩn đã được
thoả thuận về cấu trúc thông tin."
Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc biệt là buôn
bán giữa các nước có quan điểm, chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau về
căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan
điểm về tự do hoá thương mại và tự do hoá việc sử dụng Internet; chỉ như vậy mới
đảm bảo được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của trao đổi dữ liệu điện
tử (EDI).

d. Giao gửi số hoá các dung liệu
Dung liệu (content) là các hàng hoá mà cái người ta cần đến là nội dung của
nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hoá) chứ không phải là bản thân vật
mang nội dung, ví dụ như: tin tức, sách báo, nhạc, phim, các chương trình phát
thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm. Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé
xem phim xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v. nay cũng được đưa vào danh mục các
dung liệu. Đồng thời, trên giác độ kinh tế-thương mại, các loại thông tin kinh tế và
kinh doanh trên Internet đều có ở mức phong phú, do đó một nhiệm vụ quan trọng
của công tác thông tin ngày nay là khai thác trực tiếp được lượng thông tin trên Web
và phân tích tổng hợp.
e. Bán lẻ hàng hoá hữu hình
Để tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và
Java, người bán xây dựng trên mạng các "cửa hàng ảo" (virtual shop) để thực hiện
việc bán hàng. Người sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng
hoá hiển thị trên màn hình, lựa chọn hàng, xác nhận mua, và trả tiền bằng thanh toán
điện tử. Vì là hàng hoá hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các
phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách; điều quan trọng nhất
là: khách có thể mua hàng tại nhà (home shopping), mà không cần phải đích thân đi
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 4
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
tới cửa hàng.
Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, theo các dự báo: thương mại
điện tử hiện nay và trong một vài năm tới chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực tài
chính-ngân hàng, tiếp đó đến du lịch, kinh doanh bán lẻ, và quảng cáo; thương mại
điện tử trong lĩnh vực buôn bán hàng hữu hình còn rất hạn chế.
1.1.2 Một số mô hình chủ yếu về hệ thống TMĐT
1.1.2.1 Mô hình tổng quan các thành viên tham gia TMĐT của một quốc gia.
Thương mại điện tử không chỉ được áp dụng đối với kinh doanh của các
doanh nghiệp mà nó từng bước thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực xã hội, với trình độ
ngày càng cao hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn. Nước nào áp dụng các hình thức

giao dịch thương mại điện tử càng nhiều với mức độ càng cao thì nước đó càng có
lợi thế phát triển và trở thành người dẫn đầu trong một nền kinh tế thế giới số hóa.
Mỗi quốc gia có thể áp dụng một loại hình TMĐT đặc thù, nhưng nhìn chung
tuân thủ mô hình tổng quan sau:
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 5
Ebook.VCU www.ebookvcu.com Giỏo trỡnh chuyờn ngnh
Hỡnh 1.1: Mụ hỡnh tng quan cỏc thnh viờn tham gia h thng thng mi in t
ca mt quc gia.
Theo mụ hỡnh ny ta thy rng khi thc hin TMT thỡ i tng cn tham
gia u tiờn l nh nc, cỏc n v cung ng c s h tng; Tham gia vo phn dch
v l cỏc t chc m nhn thanh toỏn v to dch v nh ngõn hng, t chc ti
chớnh-tớn dng, t chc th (cỏc loi th...), cỏc cụng ty bo him;
Ngi tiờu dựng sau khi ó c cp xỏc thc tham gia vo h thng ny
cú th s dng tt c cỏc dch v cú sn trờn ú. Vỡ õy tin in t úng vai trũ
then cht trong vic thc hin cỏc giao dch in t bng c s h tng núi trờn, cho
nờn, m bo mi thnh viờn trong xó hi u cú quyn tham gia sau khi ó c
xỏc nhn.
Vi mụ hỡnh ny, thnh viờn cú li nhiu nht trờn TMT l cỏc t chc/cỏc
nh m trỏch phn vn chuyn hng hoỏ do lu lng hng hoỏ v kh nng lu
Ebook.VCU Khoa Thng Mi in T 6
Người tham gia Thanh toán
Banks/Financial Institute/
Credit Cards/ Smart Cards
Cơ quan Công chứng Điện tử
cho người tham gia
Cơ quan Cấp phát chứng nhận CA
Mạng mở
Công nghệ mã hoá/
Chữ ký điện tử
Doanh nghiệp/Công ty

Overseas EC
Cửa hàng ảo
Dung liệu số
E-Money/
Tiền điện tử
E-Money/
Tiền điện tử
Hệ thống cửa hàng
Công ty Bảo hiểm/ Thuế
Nhà hàng/ Giải trí
Các thành viên tham gia Thương mại Điện tử
Các thành viên tham gia Thương mại Điện tử
Bí mật
Các nhà vận chuyển
Chính phủ/
Nhà nước
Ebook.VCU www.ebookvcu.com Giỏo trỡnh chuyờn ngnh
thụng qua TMT rt ln nờn nú giỳp y nhanh chu trỡnh sn xut, rỳt ngn vũng
quay vn u t, to ra nhiu sn phm mi mang sc cnh tranh v thuyt phc
ngi tiờu dựng hn. Hn na, vic quy nh mó s v quy cỏch phm cht-cht
lng theo tiờu chun quc t ca cỏc sn phm hng hoỏ v dch v s lm tng uy
tớn ca cỏc nh sn xut ng thi lm yờn lũng ngi tiờu dựng, t ú to ra dũng
luõn chuyn lu thụng hng hoỏ ngy mt tng v hiu sut ln hn.
Ngoi ra, khi thc hin thng mi in t cũn cú th to mi liờn h trc
tuyn mang tớnh quc t, thỳc y vic trao i v lu thụng hng hoỏ vi bờn ngoi,
y nhanh quỏ trỡnh tin ti ton cu hoỏ.
1.1.2.2 Mụ hỡnh h thng TMT ca mt doanh nghip
Mụ hỡnh tng quan v h thng TMT ca mt doanh nghip c th hin
ti s sau:
Hỡnh 1.2: Cu trỳc h thng h tr thng mi in t trờn Internet

Ebook.VCU Khoa Thng Mi in T 7
Electronic Ecommerce = World Wide Manufacturing Web
+ Borderless Marketing
Internet
Intranet
Dịch vụ
Thông tin
Trực tuyến
Hệ thống
Thanh toán
Điện tử
Xác nhận
Điện tử
R & D
Thiết kế
Sản phẩm
Mua sắm
Phân phối &
Hậu cần
Kiểm soát
sản xuất
Hỗ trợ
Internet
Intranet
Mã hoá và
Mật mã
Dịch vụ
Thông tin
Trực tuyến
Hệ thống

Thanh toán
Điện tử
Xác nhận
Điện tử
Call Centre
Thông tin
Quảng cáo
Chọn lựa
Chào hàng
Đặt hàng
Kế toán
Thanh toán
Phân phối
Hỗ trợ
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
của doanh nghiệp
Một khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet, phải
nhìn nhận vấn đề thương mại điện tử như là nền tảng và là chỗ dựa vững chắc trong
quá trình phát triển kinh doanh của mình. Trong bối cảnh đó, hệ thống thông tin trên
Internet tạo dựng cho doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận lợi trong việc canh tranh
và đưa ra các dịch vụ cũng như sản phẩm có giá trị đối với người tiêu dùng; giảm chi
phí cho việc tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng và giảm tính chất cát
cứ địa phương. Thông qua Internet, một doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm của
mình theo đúng nghĩa “không biên giới”, làm cho người tiêu dùng ở bất kỳ đâu, bất
kỳ lúc nào, cũng có thể lựa chọn được các sản phẩm của doanh nghiệp theo ý của
mình cùng các với dịch vụ kèm theo.
Trên phương diện đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với định
hướng chiến lược làm cho các nhà quản lý tạo cho mình một tầm nhìn tổng quan
hơn. Đồng thời mô hình trên tạo đà cho doanh nghiệp thấy được chiều hướng phát
triển của mình, nhìn nhận lại quá trình sản xuất để có những sản phẩm và dịch vụ

mới mang tính cạnh tranh hơn đồng thời thuyết phục người tiêu dùng hơn.
1.1.2.3 Mô hình giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C.
Trong TMĐT quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp
với người tiêu dùng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 8
Ebook.VCU www.ebookvcu.com Giỏo trỡnh chuyờn ngnh
EC người tiêu dùng EC giữa các Công ty
D
â
n

t
h
ư

n
g

-

K
h
u

v

c

k
i

n
h

t
ế

t
i
ê
u

d
ù
n
g
I
n
t
e
r
n
e
t

-

T
r
u
y


n

h
ì
n
h

c
á
p

-

T
h
ô
n
g

t
i
n

q
u
a

m
á

y

t
í
n
h
Siêu thị điện tử
Tìm kiếm hàng
Chọn hàng
Chỉ định đặt hàng
Chọn phương thức
thanh toán
Chỉ định thanh toán
Trungtâm xác nhận
Ngành bán lẻ
Bán buôn/
Hãng sản xuất
Ngành dịch vụ
Thị trườngđiện tử
Triển lãm điện tử
và mẫu điện tử
Chức năng cạnh
tranh
Chức năng bỏ thầu
Chọn phương thức
thanh toán
Chỉ định thanh toán
I
n
t

e
r
n
e
t



























M

n
g

c
h
u
y
ê
n

d

n
g

c
ó


s

n
Ngành chế tạo
Bán buôn/
Hãng sản xuất
Trungtâm xác nhận
Trung tâm phát hành thẻ tín dụng

Ngân hàng thanh toán
Lưu thông hàng hoá
Hàng hoá
Hàng hoá
Hỡnh 1.3: Mụ hỡnh chung v thng mi in t B2B v B2C
Mi quan h khng khớt do TMT to nờn qua vic thc hin mua, bỏn, giao
dch ó to cho vic phỏt trin nhng h thng thanh toỏn t ng, lm cho cỏc
doanh nghip v ngi tiờu dựng gn gi nhau hn, rng buc trỏch nhim hn,
ng thi phỏt huy mnh chc nng ca cỏc t chc ti chớnh v ngõn hng trong
vic to ra cỏc dch v em li hiu qu trong sn xut ca doanh nghip, tng nhanh
chu trỡnh tỏi sn xut.
Nh vy, thng mi in t ó em li nhng li ớch tim tng khụng ch i
vi cỏc doanh nghip m cũn i vi h thng ngõn hng, cỏc t chc v ngi tiờu
dựng. Khỏch hng cú thờm thụng tin phong phỳ v th trng v i tỏc, gim chi
phớ, d dng to dng v cng c mi quan h; rỳt ngn chu trỡnh sn xut, tỏi - to
nhiu sn phm mi trờn quan im chin lc lõu di; giỳp v thỳc y cho s phỏt
trin cụng ngh thụng tin trong giai on chuyn tip sang kinh t s hoỏ, kinh t tri
Ebook.VCU Khoa Thng Mi in T 9
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
thức- một xã hội thông tin với một xu thế tất yếu không thể đảo ngược.
1.2 Tổng quan về thanh toán điện tử.
1.2.1 Khái niệm.
Thanh toán điện tử (Electronic Payment): Là việc thanh toán tiền qua thông
điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt.
Theo cách hiểu như trên, thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống thanh toán
dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính
và mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Việc
chuyển những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho
khoảng cách giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân
hàng, giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu chuyển

vốn của khách hàng và nền kinh tế.
1.2.2 Những ưu thế và sự phát triển tất yếu của thanh toán điện tử.
So với các hình thức thanh toán truyền thống, hệ thống thanh toán điện tử có
một số ưu thế nổi trội sau:
 Thanh toán điện tử không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.
Dưới giác độ của thương mại điện tử, hoạt động thương mại không chỉ hạn
chế trong phạm vi một địa bàn, một quốc gia mà được thực hiện với hệ thống thị
trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tài chính - tiền tệ được kết nối trên phạm vi
toàn cầu, trong suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày/tuần. Nhu cầu thanh toán cũng
được đáp ứng liên tục 24/24 giờ trong ngày trên phạm vi toàn cầu.
 Thanh toán với thời gian thực.
Thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán thông qua mạng máy tính và viễn
thông đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực (real time), đặc biệt là hệ thống
thanh toán điện tử trực tuyến (on line) diện rộng giữa các ngân hàng và khách hàng.
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 10
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Nhờ ưu thế tuyệt đối nêu trên, đặc biệt khi so sanh với thanh toán dùng tiền
mặt, thanh toán điện tử là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia phát triển và kể các các
quốc gia đang phát triển, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế, kinh doanh trên phạm
vi toàn cầu.
1.2.3 Các hệ thống thanh toán điện tử.
1.2.3.1 Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng
Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng còn được gọi là
hệ thống thanh toán điện tử nội bộ. Thực chất, đây là nghiệp vụ chuyển tiền, thanh
toán cho các khách hàng trong cùng hệ thống, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong
nội bộ ngân hàng, do đó, không làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng. Việc
chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán được thực hiện thông qua mạng máy tính
trong nội bộ ngân hàng.
Tùy theo mối quan hệ về cách thức quản lý tài khoản và thông tin khách hàng
tập trung hay phân tán, tùy theo mối quan hệ giữa các chi nhánh, tùy theo quy mô và

mạng lưới, tùy theo sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế, xây
dựng và tổ chức thực hiện mà hệ thống chuyển tiền điện tử được gọi là hệ thống
thanh toán hay hệ thống chuyển tiền.
Thanh toán điện tử là việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua
mạng máy tính giữa các chi nhánh trong nội bộ một ngân hàng hoặc giữa các ngân
hàng, trong đó có các chủ thể tham gia thanh toán.
Như vậy hệ thống thanh toán điện tử nội bộ thực chất là thanh toán liên hàng,
làm nghiệp vụ chuyển tiền, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng,
và không làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng.
1.2.3.2 Hệ thống thanh toán điện tử đa ngân hàng.
Thanh toán điện tử đa ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 11
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
ngân hàng thương mại (NHTM) hay chi nhánh NHTM trong và ngoài hệ thống, trên
cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Hệ thống này được thể hiện dưới hai hình thức:
thanh toán song biên giữa hai ngân hàng thương mại và thanh toán điện tử liên ngân
hàng.
a. Thanh toán song biên giữa hai NHTM.
Trong trường hợp này, việc thanh toán diễn ra trực tiếp giữa hai ngân hàng,
không có sự can thiệp của ngân hàng trung gian đầu mối. Thông thường, thanh toán
song biên được thực hiện dưới hai hình thức: thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền
gửi với nhau hoặc uỷ nhiệm thu hộ chi hộ.
 Thanh toán mở tài khoản tiền gửi với nhau tại các NHTM
Trong trường hợp tần suất thanh toán giữa hai ngân hàng thương mại cao
trong khi không tổ chức thanh toán liên hàng được (vì không cùng hệ thống), không
tổ chức thanh toán bù trừ được (vì không cùng địa bàn), các NHTM có thể ký kết
hợp đồng thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau Tuy nhiên, việc mở
tài khoản lẫn nhau làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhau có hạn chế là gây đọng
vốn cho các ngân hàng thương mại.
 Uỷ nhiệm thu hộ chi hộ giữa các NHTM

Để khắc phục những hạn chế của phương thức thanh toán mở tài khoản lẫn
nhau, Ngân hàng Nhà nước cho phép các NHTM có thể ký hợp đồng thanh toán
song biên trên cơ sở sự tín nhiệm lẫn nhau giữa hai ngân hàng thương mại bằng cách
ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. Phương thức thanh toán này được xây dựng trên cơ sở sự
tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ thanh toán giữa hai NHTM
b. Hệ thống TTĐT liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai
hay nhiều ngân hàng bao gồm hai phân hệ là thanh toán bù trừ điện tử cho các khoản
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 12
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
thanh toán giá trị thấp và thanh toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị
cao hoặc thanh toán khẩn.
 Hệ thống TTĐT liên ngân hàng tổng tức thời
Với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tổng tức thời từng món thanh
toán giá trị cao được thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước trung ương (không
qua bù trừ) bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của ngân hàng chi trả sang tài
khoản tiền gửi của ngân hàng thụ hưởng mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Đây là mô hình tiên tiến, thể hiện xu thế mới của hệ thống thanh toán điện tử
hiện đại trên thế giới, cơ chế thanh toán tức thời từng món thanh toán giá trị cao
thông qua Ngân hàng Trung ương. Khi áp dụng cơ chế này, chỉ khi số dư trên tài
khoản tiền gửi của ngân hàng chi trả có đủ tiền thì lệnh thanh toán mới được thực
hiện, nhờ đó loại trừ mọi rủi ro về khả năng thanh khoản và chiếm dụng vốn các
ngân hàng thành viên trên thị trường liên ngân hàng có thể cung ứng vốn lẫn nhau
đảm bảo cơ sở để Ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng.
Mỗi hệ thống thanh toán điện tử tổng tức thời đều phải xử lý các yếu tố cơ
bản về cấu trúc luồng tin, cơ chế thanh toán, cơ chế xếp hạng và cấu trúc tài khoản
thích hợp.
 Hệ thống thanh toán xử lý theo lô quyết toán cuối ngày
Đây là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo nguyên tắc quyết toán
cuối phiên sau khi bù trừ lẫn nhau. Ưu điểm của hệ thống này là chi phí thấp, nhưng

tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán, chiếm dụng vốn lẫn nhau và hạn chế khả năng
kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước trung ương.
 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng có thể xử lý thanh toán bù
trừ tự động tất cả các khoản thanh toán điện tử phát sinh trong cả nước giữa các ngân
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 13
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
hàng khác hệ thống với nhau. Trong hệ thống này, việc thanh toán bù trừ bằng chứng
từ truyền thống được thay thế dần bằng chứng từ điện tử hoàn toàn tự động với các
trung tâm xử lý thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử được xây dựng tại các tỉnh và
thành phố. Việc quyết toán cuối cùng được thực hiện tại trung tâm thanh toán quốc
gia, nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại.
1.2.3.3 Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT
SWIFT là từ viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication. Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại
Brucxen. Tổ chức này hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp cho các Ngân hàng
thành viên một mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. SWIFT đã
sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization – ISO) và
ngược lại ISO cũng sử dụng định dạng các bức điện trong thanh toán liên Ngân hàng
phù hợp với chuẩn mực do SWIFT đưa ra.
Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá
thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân
hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mã hoá mà chỉ những người có phận sự
mới nắm được.
Ngày nay, thị trường tài chính-tiền tệ phát triển và quốc tế hoá cao, hoạt động
liên tục 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm. Trên thị trường ấy,
giao dịch mua, bán hết sức sôi động, giá cả biến động từng giờ, từng phút và luân
chuyển liên tục từ quốc gia, châu lục này sang quốc gia, châu lục khác với khối
lượng thanh toán lớn, đạt con số khó tưởng tượng nổi. Trong khi tổng doanh số
thương mại dịch vụ thông thường trên toàn thế giới đạt khoảng 4.000 tỷ USD thì

khối lượng giao dịch ngoại tệ trên thế giới đạt tới con số 280.000 tỷ, gấp 70 lần.
Hàng ngày bình quân giá trị giao dịch ngoại tệ trên toàn thế giới đạt khoảng 1.200 tỷ
và phần lớn số đó được chuyển tải qua SWIFT.
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 14
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
1.2.3.4 Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking
Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện
thoại, mạng không dây và các phương tiện điện tử khác. Hiện nay, ngân hàng điện tử
tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi
trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô
hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các
dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh
phân phối mới.
Ngân hàng điện tử có thể giúp các cá nhân và doanh nghiệp giảm được các
chi phí hành chính, nâng cao năng suất và quản lý tiền mặt tốt hơn, trong một môi
trường hoàn toàn an toàn. Nó còn giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát tài chính
của mình tại nhà, văn phòng hoặc khi đi công tác chặt chẽ hơn.
Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một
kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu
cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và
thuận tiện. Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay, dịch vụ ngân
hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính
sau đây: ngân hàng tại nhà (home-banking); Internet-banking; ngân hàng tự động
qua điện thoại (Phone-banking, mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây
(Wireless-banking).
a. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking):
Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép
khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách
hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng.

Home-banking mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện.
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 15
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế
lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh
được.
Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ
thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web
Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng,
thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và
khách hàng. Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng
dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thiết lập kết nối.
Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng
qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc
giao diện người sử dụng của phần mềm). Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng
(khách hàng nhập User ID, Password… và hệ thống máy tính kiểm tra, xác nhận),
khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login)
vào mạng máy tính của ngân hàng.
Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ.
Dịch vụ ngân hàng điện tử rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông
tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện
tử … và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác.
Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa
và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi việc
khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch
vụ và của ngân hàng.
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng:
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 16
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành

Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và
thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, lưu trữ và gửi
tới khách hàng khi có yêu cầu.
b. Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking)
Phone-banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng nhấn
vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước để yêu
cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết.
Theo phương thức này, dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua một hệ thống
máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua
tổng đài của dịch vụ. Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước, khách
hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp
một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có
thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-
banking như sau:
- Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết
và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó, khách hàng sẽ
được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ
thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận
tiện trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật.
- Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách
hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím
chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể
thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch
sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong.
Qua Phone-banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngân hàng
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 17
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
như : hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng, cung
cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ, báo có, cung cấp thông tin

ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và dịch vụ
hỗ trợ khách hàng,..thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính.
c. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile-banking):
Mobile-banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ
thống mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được
mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động
của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…).
Với dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống Mobile-banking khách hàng có thể
thanh toán tiền mua sắm hàng hoá dịch vụ tại các siêu thị, nhà hàng, trang web bán
hàng trên mạng…. Khi khách hàng gửi tin nhắn yêu cầu thanh toán theo mẫu có sẵn,
ngân hàng sẽ gửi tin nhắn để xác nhận giao dịch và thực hiện việc trả tiền cho các
đại lý. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán hoá
đơn (tiền điện, tiền nước, cước điện thoại cố định và điện thoại di động…) hay thậm
chí có thể giao dịch chứng khoán qua điện thoại di động chỉ bằng vài tin nhắn đơn
giản.
d. Internet-banking:
Internet banking cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng, “đưa” ngân hàng đến từng nhà, từng văn phòng, trường học, đến bất
kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, khách hàng của ngân
hàng sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng.
Qua Internet-banking khách hàng có thể gửi đến ngân hàng những thắc mắc, góp ý
với ngân hàng và được trả lời sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, so với dịch vụ
Home-banking hoặc Kiosk-banking thì dịch vụ Internet-banking vẫn còn được cung
cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn do độ bảo mật
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 18
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
không cao bằng hai dịch vụ trên.
e. Kiosk-banking
Kiosk-banking là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ
khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các

trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần thực hiện
giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân
và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình.
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ
Một trong những yếu tố quyết định thành công của hoạt động thương mại điện tử là
sự ra đời và phát triển của hệ thống thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử phát triển
từ khá sớm, trước khi có sự ra đời của hoạt động thương mại điện tử. Sự phát triển
của hoạt động này gắn liền với những sáng tạo về các phương tiện thanh toán và sự
phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử và công nghệ thông tin. Trong phần tiếp theo
chúng ta sẽ xem xét những đặc trưng và ứng dụng cơ bản của các phương tiện thanh
toán thường áp dụng trong thương mại điện tử.
2.1 Thẻ thanh toán
2.1.1 Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán tiện dụng và tiên tiến trên thế giới.
Thẻ thanh toán ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển và việc ứng dụng công
nghệ tin học vào hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Ngành công nghiệp thẻ thanh toán tuy mới được phát triển thật sự trong
khoảng 25 năm gần đây, nhưng thẻ lại có một lịch sử lâu đời bắt nguồn từ việc các
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 19
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
đại lý bán lẻ cung cấp tín dụng cho khách hàng (mua hàng trước, trả tiền sau). Tuy
nhiên, trong thực tế, nhiều đại lý nhỏ không đủ khả năng cung cấp tín dụng cho các
khách hàng của họ và điều này tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vào cuộc.
Năm 1946, thẻ ngân hàng John Biggins có tên là Charg-It xuất hiện lần đầu
tiên tại Mỹ. Đó là một hệ thống tín dụng cho phép các khách hàng thực hiện các giao
dịch nội địa tại các đại lý bằng các “phiếu” có giá trị do ngân hàng phát hành. Các
đại lý nộp lại các “phiếu” giao dịch cho ngân hàng Biggins, ngân hàng sẽ thanh toán
các giao dịch thực hiện bằng các “phiếu” đó cho đại lý và thu tiền lại từ các khách

hàng. Đó là tiền đề cho việc phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của ngân hàng Franklin
National NewYork vào năm 1951.
Năm 1960, Ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ ngân hàng
riêng của mình, gọi là BankAmericard. Tiếp đó, việc phát triển mạng lưới đại lý và
chủ thẻ ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn nước Mỹ. Năm 1966, 14 ngân hàng
Mỹ đã liên kết với nhau hình thành tổ chức Hiệp hội thẻ liên ngân hàng (Interbank
Card Association-ICA), một tổ chức mới có khả năng trao đổi, liên kết các thông tin
về giao dịch thẻ tín dụng. Năm 1967, bốn ngân hàng ở California đổi tên từ
California Bankcard Association thành Western States BankCard Association
(WSBA). WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở
phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là Master Charge.
Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của
MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với BankAmericard. Năm 1968, ICA mở rộng
thành viên ra khỏi phạm vi nước Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính Châu Âu,
hình thành tổ chức Eurocard. Cũng trong những năm đó, thành viên đầu tiên của
Nhật tham gia vào tổ chức ICA. Năm 1977, BankAmericard đổi tên thành Visa
International (có trên 1,2 tỷ chủ thẻ). Năm 1979, MasterCharge đổi tên thành
MasterCard (hiện nay có khoảng trên 500 triệu chủ thẻ). Trong những năm tiếp theo,
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 20
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
ngày càng nhiều tổ chức tài chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân
hàng.
Ngoài các loại thẻ chính kể trên, các sản phẩm thẻ khác với thị phần ít hơn
cũng lần lượt hình thành và phát triển như American Express - năm 1958, Diners
Club - năm 1950, JCB - năm 1961.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng
phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc
để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi
số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát
hành thẻ và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối

với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền
mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.
Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ thẻ
(khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hóa dịch vụ), ngân hàng phát
hành, ngân hàng thanh toán.
2.1.2 Đặc điểm của thẻ thanh toán
* Tính linh hoạt: Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn
mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những
khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập
cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu
cầu giải trí. Thẻ cung cấp cho khách hàng độ thỏa dụng tối đa, thỏa mãn nhu cầu
của mọi đối tượng khách hàng.
* Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung
cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể
mang lại được. Đặc biệt đối với những người thường xuyên ra nước ngoài công tác
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 21
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
hay đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở hầu như bất cứ nơi nào mà không cần
phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần
thanh toán. Thẻ được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện
thanh toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh.
* Tính an toàn và nhanh chóng: Không tính đến những vấn nạn ăn cắp và
làm giả thẻ thanh toán trên toàn cầu hiện nay, có thể nói người sử dụng thẻ thanh
toán rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp do móc túi hay trộm
cắp. Ngay cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ
thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ,… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn
trộm.
Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối
trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán,
ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Do đó, việc ghi nợ, ghi có cho các

chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động, dẫn đến việc
quá trình thanh toán diễn ra rất dễ dàng tiện lợi và nhanh chóng.
2.1.3 Cấu tạo của thẻ
Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: Được làm bằng Plastic, có kích
thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm; 8,5cm. Thẻ thường dày từ 2-2,5mm. Trên
thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của
nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày cuối cùng có hiệu lực)
… và một số đặc tính khác tùy theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc Hiệp
hội phát hành thẻ…
Mặt trước của thẻ:
- Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của
tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một đặc tính mang tính an ninh nhằm
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 22
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
chống giả mạo. Ví dụ:
+ VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy ngang giữa
màu trắng, trên hình chữ nhật 3 mầu là hình chim bồ câu đang bay in chìm.
+ MASTERCARD: Có 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải (một
hình mầu da cam, một hình mầu đỏ) và dòng chữ Mastercard nằm ở giữa; trên hai
hình tròn lồng nhau là hai nửa quả cầu lồng nhau in chìm.
+ JBC: Biểu tượng 3 mầu xanh công nhân, đỏ xanh lá cây, có chữ JBC chạy
ngang giữa.
+ AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh.
- Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được in
lại trên hóa đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tùy theo từng loại thẻ mà chữ số
khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
- Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời gian mà thẻ được phép lưu hành. Tùy
theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc ngày đầu tiên
đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.
- Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên của

người được ủy quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ còn có cả ảnh của
chủ thẻ.
- Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã xủa đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn có ký
hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa có chữ V (hoặc
CV,PV, RV,GV), thẻ Mastercard có chữ M và chữ C lồng vào nhau.
Thẻ Amex còn in thêm số mật mã cho từng đợt phát hành.
Mặt sau của thẻ:
- Dải băng từ có khả năng lưu trữ các thông tin như; Số thẻ, ngày hiệu lực, tên
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 23
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
chủ thẻ, ngân hàng phát hành…
- Dải băng chữ ký: Trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở
chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ.
2.1.4 Phân loại thẻ thanh toán
Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ thành nhiều
loại khác nhau.
 Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại
- Thẻ khắc chữ nổi: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc chữ nổi các
thông tin cần thiết. Ngày nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ
thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả, mà kết hợp với những kỹ thuật mới
như băng từ hoặc chip thông minh.
- Thẻ băng từ: Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của
thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng
phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền do
có một số nhược điểm như: thông tin ghi trong thẻ hẹp và mang tính cố định nên
không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn, có thể đọc được dễ dàng bằng thiết bị
gắn với máy vi tính.
- Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật vi xử lý
tin học, một “chip” điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính được gắn vào thẻ
khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy, do là một công nghệ mới

và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận loại thẻ này
cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận
thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ
quốc tế vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành và
chấp nhận loại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 24
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
 Theo chủ thể phát hành:
Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho
khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số tiền
do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay,
không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ:
VISA,MASTERCARD, JBC…
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch giải trí
của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng dầu,
các cửa hiệu lớn phát hành,… Ví dụ: Thẻ Dinners Club, Amex…
 Theo cơ chế thanh toán của thẻ:
- Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ
được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại
những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và
thường được quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính,
tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức
đã cho. Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng.
Lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định mỗi Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng
tháng. Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một
hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất
định. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu
dùng.
- Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ
dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng phát

hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện
hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài
Ebook.VCU – Khoa Thương Mại Điện Tử 25

×