Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Luận văn Thạc sĩ Chính trị học: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340 KB, 50 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ VĂN CƯỜNG

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2014


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ VĂN CƯỜNG

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN
NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG SỸ LỘC

HÀ NỘI - 2014




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ

1.1

SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự

11

lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
1.2

Chương 2

Trần Đại Nghĩa.
Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng

11

cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường


36

Đại học Trần Đại Nghĩa.
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

2.1

HIỆN NAY
Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường
sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học

2.2

50

50

Trần Đại Nghĩa hiện nay.
Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các
tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

58

hiện nay.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

91

PHỤ LỤC

96


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trị rất quan trọng đối với sự vững mạnh của
Đảng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; đồng
thời, cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát
triển, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. TCCSĐ cũng
là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động chủ yếu của công tác xây dựng Đảng, như
kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên; nơi đảng viên
thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. TCCSĐ còn là
cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là một khâu trọng yếu để duy trì mối
liên hệ của Đảng với nhân dân. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đại hội đại
biểu tồn quốc lần thứ XI thơng qua, chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở,
đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [12, tr.35].
Đảng Cơ ̣ng sản Viê ̣t Nam thực hiê ̣n sự lãnh đạo tuyê ̣t đối, trực tiếp về mọi
mă ̣t đối với QĐND Viê ̣t Nam nhằm xây dựng quân đô ̣i vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Đảng bộ Quân đội là một bộ phận của toàn Đảng, đặt dưới sự
lãnh đạo của BCHTW, mà trực tiếp và thường xuyên là BCT, BBT. Sự lãnh đạo
của Đảng bộ Quân đội có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối
với quân đội và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Thực tiễn 70 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam đã chứng minh: chất lượng
tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đô ̣i phụ thuô ̣c trước hết vào kết quả xây
dựng Đảng bô ̣ Quân đô ̣i, đặc biệt là chăm lo xây dựng, không ngừng nâng cao
NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ.

Nằm trong hệ thống nhà trường quân đội và hệ thống giáo dục quốc dân,
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên
môn kỹ thuật đa cấp, đa ngành cho quân đội; đào tạo giúp bạn Lào, Campuchia và
tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để đảm bảo
cho Nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội
giao cho, trước hết phải thường xuyên nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng bộ Nhà


4
trường, trong đó phải hết sức coi trọng chăm lo xây dựng các TCCSĐ trong sạch
vững mạnh, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.
Nhâṇ thức sâu sắc vấn đề đó, trong những năm qua Thường vụ, Đảng ủy Nhà
trường đã quan tâm củng cố, xây dựng các TCCSĐ thuô ̣c Đảng bô ̣ Nhà trường
TSVM, phát huy tốt vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, trên thực tế, trước sự phát triển của
tình hình, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và công tác xây dựng Đảng, sự lãnh
đạo của mơ ̣t số TCCSĐ có măt,̣ có nơ ̣i dung chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đổi
mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH; chất lượng các khâu, các bước trong quy
trình lãnh đạo, hiê ̣u quả lãnh đạo của các TCCSĐ đối với cơ quan, đơn vị cơ sở
trong thực hiêṇ nhiêm
̣ vụ chính trị trung tâm cịn có những hạn chế, bất câ ̣p.
Trước u cầu của sự nghiêp̣ xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc, đào tạo nhân lực
khoa học kỹ thuâṭ quân sự, nhân lực CNH, HĐH, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diê ̣n GD-ĐT và xây dựng chỉnh đốn Đảng, vấn đề “Tăng cường sự lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiêṇ nay” càng đăṭ ra
cấp thiết. Do đó, tác giả đã xác định, lựa chọn đề tài này làm luâṇ văn thạc sĩ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
ĐCSVN lãnh đạo QĐNDVN tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là nguyên tắc
cơ bản trong xây dựng quân đội, nhân tố hàng đầu quyết định bản chất cách mạng,
sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Giữ vững và tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với quân đội; xây dựng các TCCSĐ trong quân đội TSVM,
không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ ln có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Vì
vậy, vấn đề này ln được sự quan tâm, nghiên cứu của các cấp, các ngành, các tổ
chức, cá nhân, những nhà khoa học trong và ngồi qn đội. Do đó, đã có rất nhiều
cơng trình khoa học, bài viết đề cập ở nhiều cấp độ, góc độ khác nhau về xây dựng
TCCSĐ TSVM; nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ.
Những cơng trình, đề tài khoa học đó đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực
tiễn hết sức sâu sắc về sự lãnh đạo của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với sự nghiệp cách mạng và đối với quân đội; đề xuất các nội dung, giải pháp cơ


5
bản về xây dựng và TCCSĐ TSVM, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, tăng
cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở một số loại hình cơ quan, đơn vị trong quân đội.
Đây là những tư liệu, tài liệu rất quý báu để tác giả nghiên cứu kế thừa có chọn lọc
trong q trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên
cứu, luận giải một cách cụ thể, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề tăng cường sự lãnh
đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay. Vì vậy, đề tài mà
tác giả đã chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ cơng trình khoa học, các đề
tài luận văn, luận án đã được cơng bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựng và
tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ; xác định các yêu cầu và đề xuất những giải
pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Đảng bộ Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo và tăng
cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm

tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
- Xác định các yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường
sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt
động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát chủ yếu từ
năm 2008 đến năm 2014. Phạm vi khảo sát ở 26 TCCSĐ và 18 chi bộ trực thuộc
06 Đảng bộ cơ sở của Nhà trường.


6
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên hệ thống các quan điểm,
tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về xây dựng QĐND Việt Nam, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, về CTĐ, CTCT trong quân đội.
* Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ
trong quân đội nói chung và của Trường Đại học Trần Đại Nghĩa nói riêng; thực tiễn
hoạt động xây dựng và năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường; các báo cáo
tổng kết CTĐ, CTCT, công tác tổ chức xây dựng đảng, đánh giá chất lượng tổ chức
đảng, đảng viên hàng năm của Đảng ủy Nhà trường và của các TCCSĐ; kết quả
nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả đề tài về công tác xây dựng TCCSĐ,
nâng cao NLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ ở Nhà trường.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương

pháp lơgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, điều tra,
tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học để
Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, cơ quan chính trị và các cấp ủy, TCCSĐ nghiên
cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xây
dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM, tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà
trường hiện nay. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trong các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm: Phần mở đầu, 02 chương (04 tiết); kết luận; danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
Chương 1


7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
1.1. Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
1.1.1. Tổ chức cơ sở đảng và sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự) đóng
quân trên địa bàn Quận Gị Vấp (Tp. Hồ Chí Minh). Tiền thân là Trường Sơ cấp Kỹ
thuật, được hình thành từ sau ngày Miền Nam giải phóng. Gần 40 năm xây dựng,
trưởng thành, Nhà trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với các tên gọi khác
nhau, từ Trường Sơ cấp Kỹ thuật (10/1975); Trường HSQKT (5/1978); Trường
SQKT Vin-hem Pích (1981); đến những năm gần đây là Trường SQKTQS (2009)
và Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (12/2010).

Tổ chức biên chế của Nhà trường hiện nay: Gồm Ban Giám hiệu và 26
đơn vị trực thuộc, trong đó có 05 phịng; 03 ban; 12 khoa giáo viên; 05 tiểu đoàn
quản lý học viên; 01 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
Chức năng của Nhà trường: Đào tạo SQCHKT cấp phân đội, nhân viên
chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự.
Nhiệm vụ của Nhà trường: Tổ chức đào tạo SQCHKT cấp phân đội có trình
độ đại học; đào tạo NVCMKT đa cấp, đa ngành cho QĐND Việt Nam; đào tạo CB,
NVCMKT giúp QĐND Lào, QĐHG CPC và cho quân đội nước ngoài khi được
giao nhiệm vụ; tham gia NCKH kỹ thuật quân sự; đào tạo nhân lực kỹ thuật phục
vụ CNH, HĐH đất nước.
Gần 40 năm qua, Nhà trường đã bổ sung cho các đơn vị trong toàn quân trên
16.000 SQ, HSQ, NVKT thuộc nhiều chuyên ngành, loại hình, bậc đào tạo khác
nhau; làm nhiệm vụ quốc tế đào tạo giúp QĐND Lào và QĐHG Campuchia (gần
3.000 CB, VNKT) [47, tr.435-437].


8
* Các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Đảng ủy Nhà trường là cấp trên trực tiếp của 26 TCCSĐ; trong đó gồm: 06
đảng bộ cơ sở với 18 chi bộ trực thuộc (02 đảng bộ ở khối cơ quan có 06 chi bô ̣ trực
th ̣c, 04 đảng bộ ở các tiểu đồn quản lý học viên có 12 chi bô ̣ trực thuôc)
̣ và 20 chi
bộ cơ sở (06 chi bộ khối cơ quan, 12 chi bộ khoa giáo viên, 01 chi bộ tiểu đoàn quản
lý học viên, 01 chi bộ TTDN>VL).
+ Quan niệm TCCSĐ ở Nhà trường: Các TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường
là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở thuộc Đảng bộ Nhà trường, có các
chức năng, nhiệm vụ cơ bản là lãnh đạo mọi mặt hoạt động trong các cơ quan, đơn vị
cơ sở (phịng, ban, khoa, tiểu đồn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu
việc làm); nghiên cứu, đề xuất với Đảng ủy, BGH Nhà trường những vấn đề có liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT của các cơ quan, đơn vị.

+ Vị trí, vai trị của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
- Các TCCSĐ ở Nhà trường là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức
đảng, là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở các
phịng, ban cơ quan, các khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm
dạy nghề và giới thiệu việc làm (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị cơ sở).
- TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp quán triệt thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và các
nhiệm vụ được giao, nhất là trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị
quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường.
- TCCSĐ ở Nhà trường là cầu nối, là nơi trực tiếp thực hiện mối liên hệ giữa
Đảng với quần chúng.
- TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc
đảng viên, quản lý đảng viên.
Các TCCSĐ ở Nhà trường có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng đối với
toàn bộ mọi mặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở, cũng như có tác động,
ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo
và sự vững mạnh của Đảng bộ Nhà trường. Do đó, xây dựng các TCCSĐ trong


9
sạch vững mạnh, có NLLĐ, SCĐ cao; khơng ngừng tăng cường sự lãnh đạo của
TCCSĐ đối với các cơ quan, đơn vị cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà
trường là vấn đề cơ bản, mang tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài.
+ Chức năng của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bô ̣ Nhà trường, là hạt nhân
chính trị ở cơ sở, lãnh đạo mọi măṭ hoạt đô ̣ng, mọi nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn
vị cơ sở. Nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy, BGH Nhà trường những vấn đề liên quan
đến viê ̣c thực hiê ̣n nhiêm
̣ vụ GD-ĐT, NCKH và hoạt động CTĐ, CTCT của cơ
quan, đơn vị cơ sở.

+ Nhiệm vụ cụ thể của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
- Một là, lãnh đạo thực hiêṇ nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH theo đúng đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp
trên; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy-học và NCKH; xây dựng đội
ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuât;̣ xây dựng cơ
quan, đơn vị cơ sở VMTD nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT của Nhà
trường, đáp ứng yêu cầu nhiêm
̣ vụ xây dựng Quân đô ̣i và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
TCCSĐ ở các cơ quan: Lãnh đạo cơ quan nghiên cứu, nắm vững nghị quyết,
chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; nhiêm
̣ vụ chính trị của Nhà trường và đơn vị; thực
hiê ̣n tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, BGH những chủ trương, biện
pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, hoạt động CTĐ, CTCT và xây
dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị và tổ chức thực hiện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ; lãnh đạo
xây dựng cơ quan VMTD.
TCCSĐ ở các khoa giáo viên: Lãnh đạo đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH; xây dựng đội ngũ
giáo viên; chấp hành nghiêm quy chế GD-ĐT; hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy
và NCKH, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT và NCKH của Nhà trường. Lãnh đạo
xây dựng khoa giáo viên VMTD.
TCCSĐ ở các tiểu đoàn quản lý học viên: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ
tổ chức quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên, sinh viên; xây dựng đội ngũ cán bộ


10
quản lý; xây dựng các tiểu đồn chính quy, VMTD đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu
nhiê ̣m vụ GD-ĐT của Nhà trường.
Hai là, lãnh đạo cơng tác chính trị tư tưởng;
Ba là, lãnh đạo xây dựng tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và HĐQN;

Bốn là, thực hiê ̣n công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ;
Năm là, lãnh đạo thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
+ Đặc điểm của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Thứ nhất, đa số các TCCSĐ ở Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp, trong đó có mơ ̣t
số chi bơ ̣ cơ sở và chi bô ̣ trực thuô ̣c các Đảng bô ̣ cơ sở chưa có cấp ủy.
Thứ hai, hoạt động của các TCCSĐ ở Nhà trường thường tập trung, nhiệm
vụ tương đối ổn định.
Thứ ba, đội ngũ cấp ủy viên của các TCCSĐ ở Nhà trường chủ yếu là cán bộ
kỹ thuật, quân sự, hậu cần, đa số đều là cán bơ ̣ chủ trì của các cơ quan, đơn vị cơ sở,
có trình đơ ̣ học vấn cao; cán bộ chính trị là cấp ủy viên có tỷ lệ thấp.
Thứ tư, đội ngũ đảng viên của các TCCSĐ ở Nhà trường gồm nhiều đối
tượng, trình độ, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi quân không đồng đều; đảng viên là sĩ
quan chủ yếu tâp̣ trung ở khối phòng, ban cơ quan, khoa giáo viên.
Thứ năm, số lượng đảng viên hàng năm có nhiều biến đơ ̣ng, thay đổi, nhất là
ở các tiểu đoàn quản lý học viên.
* Sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần
Đại Nghĩa:
+ Quan niệm về sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần
Đại Nghĩa:
Sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là tổng thể
những chủ trương, nội dung, phương pháp của cấp ủy (chi bộ) cơ sở định hướng
mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm cụ thể hóa và thực hiện tốt
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội,
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và cơ quan


11
chức năng các cấp ở cơ sở; xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao
NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chức năng, nhiê ̣m vụ; khơi dậy và phát huy sức mạnh

của từng tổ chức, lực lượng, từng con người và cả tập thể, bảo đảm xây dựng cơ
quan, đơn vị cơ sở VMTD hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Những yếu tố quy định sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa
Một là: Số lượng, chất lượng và cơ cấu cấp ủy cơ sở.
Hai là: Số lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên là yếu tố có ý nghĩa hết sức
quan trọng, góp phần quy định sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường.
Ba là: Chất lượng của đối tượng lãnh đạo là yếu tố quan trọng tác động
trực tiếp tới hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ ở Nhà trường.
Bốn là: Cơ chế, quy chế, quy định tạo hành lang pháp lý quan trọng cho
hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ ở Nhà trường.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
* Quan niệm tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa:
Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
là tổng thể các chủ trương, nội dung, biện pháp của Thường vụ, Đảng ủy Nhà
trường và các tổ chức, các lực lượng có liên quan nhằm xây dựng TCCSĐ trong
sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chức năng, nhiêm
̣ vụ; làm
cho sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ được mạnh hơn, nhiều hơn, có hiệu lực,
hiệu quả cao hơn đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở hồn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Mục đích của tăng cường sự lãnh đạo:
- Thường xuyên làm cho các cấp ủy, TCCSĐ quán triêṭ sâu sắc, cụ thể hóa và
thực hiê ̣n tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luâṭ của Nhà nước, nhiêm
̣ vụ, kỷ
luâ ̣t của Quân đô ̣i và nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, BGH Nhà trường.



12
- Phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ tập thể, vai trò tiền phong gương mẫu
của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các cấp
ủy, tổ chức đảng.
- Làm cho các cấp ủy, TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường luôn được xây
dựng TSVM, thực sự có NLLĐ, SCĐ đảm bảo lãnh đạo xây dựng các cơ quan,
đơn vị cơ sở VMTD thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổi
mới nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên
tiến, mẫu mực, hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
+ Chủ thể lãnh đạo và lực lượng tham gia: Thường vụ, ĐUNT là chủ thể
lãnh đạo; đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đặc biệt là bí thư, phó bí thư là lực
lượng đóng vai trị quan trọng trong chủ trì, điều hành tồn bộ hoạt động của
TCCSĐ; cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là lực lượng tham mưu, đề xuất
cho Chính ủy, Hiệu trưởng, ĐUNT về tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ. Mọi
cán bộ, đảng viên, HV, CS, CNV, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, HĐQN,
đoàn viên, hội viên là lực lượng tham gia.
+ Đối tượng thực hiện: Các cấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
+ Nội dung thực hiện: Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, phát
huy tốt vai trò, trách nhiệm chính trị của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong xây
dựng và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ. Tập trung khắc phục
những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh
đạo và mọi hoạt động của các cấp ủy, TCCSĐ. Xây dựng các TCCSĐ ln
TSVM, thường xun củng cố, kiện tồn các cấp ủy cơ sở đủ về số lượng, có
NLLĐ, SCĐ cao; coi trọng bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy
(chi bộ) và cán bộ chủ trì có đủ trình độ trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống, có
năng lực và trách nhiệm chính trị cao; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
TSVM, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, không ngừng nâng cao chất
lượng GD-ĐT, NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, cơ
quan, đơn vị cơ sở VMTD.



13
+ Hình thức, phương pháp thực hiện: Là tổng thể các biện pháp, cách thức
mà chủ thể tiến hành để tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ cùng với phát huy
tốt vai trị trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo, sự nỗ lực chủ quan của các cấp ủy,
TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải quán triệt, thực hiện
nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, quy định, hướng
dẫn của các cấp về công tác xây dựng Đảng; về nâng cao NLLĐ, SCĐ của các
TCCSĐ trong quân đội (là nguyên tắc cơ bản nhất).
Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo, kiểm tra giám sát trực tiếp, thường xuyên của Thường vụ, Đảng ủy Nhà
trường, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị; kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, củng cố
kiện toàn các cấp ủy, TCCSĐ với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD.
Ba là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục; kết hợp chặt chẽ nhiều nội dung, hình thức, biện pháp tích cực, chủ
động, sáng tạo.
Bốn là: Phải luôn xuất phát và bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT,
NCKH của Nhà trường và đặc điểm cụ thể của các cơ quan, đơn vị cơ sở; yêu cầu
nâng cao NLLĐ, SCĐ của các cấp ủy (chi bộ) để xác định nội dung, hình thức, biện
pháp tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ cho phù hợp.
Năm là: Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng
trong tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.
* Tiêu chí đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại
học Trần Đại Nghĩa:
Một là: Nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể, của các lực
lượng tham gia đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ và của chính
các TCCSĐ.

Hai là: Nội dung, hình thức, phương pháp, nề nếp thực hiện tăng cường sự
lãnh đạo của chủ thể và của các TCCSĐ.


14
Ba là: Mức độ chuyển biến về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; hiệu lực,
hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ.
Bốn là: Kết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ
quan, đơn vị VMTD của các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc Nhà trường.
1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh
đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
1.2.1. Thực trạng tăng cường sự lãnh đạo của các tổ
chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
* Ưu điểm:
Một là: Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ
cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là về sự cần thiết phải tăng
cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường.
Hai là: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp
xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng lãnh đạo và
tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đối với cơ quan, đơn vị cơ sở.
Ba là: Các TCCSĐ đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về NLLĐ, SCĐ,
hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đối với mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động của cơ quan, đơn
vị cơ sở ở Nhà trường.
Bốn là: Chất lượng hồn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xây dựng đơn
vị VMTD của các cơ quan, đơn vị cơ sở có nhiều chuyển biến tiến bộ.
* Những hạn chế, khuyết điểm:
Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, cán bộ chủ trì các
cấp, nhất là ở cấp cơ sở về vị trí, vai trị, chức năng của TCCSĐ, sự cần thiết
phải tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ đối với mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động
của cơ quan, đơn vị cơ sở chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc.

Thứ hai, nội dung, hình thức, biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ chưa thật sự toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ trong từng khâu, từng bước.
Thứ ba, NLLĐ, SCĐ của một số cấp ủy, TCCSĐ cịn có những hạn chế,
bất cập, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của


15
cấp trên thành chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức triển khai, phân công
thực hiện nhiệm vụ ở cấp mình.
Thứ tư, chất lượng, hiệu quả hồn thành nhiệm vụ của một số cơ quan,
đơn vị chưa toàn diện, vững chắc, có mặt, có nội dung chưa thực sự ngang tầm
với yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng GD-ĐT, xây dựng Nhà trường chính
quy, tiên tiến, mẫu mực.
1.2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
* Nguyên nhân của ưu điểm:
- Những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nguyên nhân quan
trọng tác động tích cực tới tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại
học Trần Đại Nghĩa.
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng TCKT, Thường
vụ Đảng ủy, BGH Nhà trường đối với tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ.
- Sự tích cực chủ động, nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy, TCCSĐ trong thực
hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo đối với mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động của các
cơ quan, đơn vị cơ sở.
* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm:
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực xã hội chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi và những khó khăn của đời sống xã hội.
- Một số cấp ủy, TCCSĐ chưa thực sự phát huy hết vai trị trách nhiệm;
việc duy trì nề nếp sinh hoạt, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng chưa

thường xuyên chặt chẽ, nghiêm túc.
- Việc lãnh đạo phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, vai trị trách nhiệm, tính
tích cực, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một số chi bộ, đảng
bộ cơ sở có lúc, có nội dung, có mặt chưa đầy đủ, kịp thời.
* Một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ:


16
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải coi trọng quán triệt sâu
sắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; bám sát vào nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ
quân đội, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và của các cơ quan, đơn vị cơ sở.
Hai là, chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các
lực lượng, trước hết là Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cơ quan chính trị Nhà trường,
cấp ủy và đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp đối với tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường.
Ba là, thường xuyên coi trọng củng cố, kiện toàn các cấp ủy (chi bộ) cơ
sở; nhất là quan tâm chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực tồn diện và
phát huy tốt vai trị của đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở, trước hết là bí thư cấp uỷ (chi
bộ) và cán bộ chủ trì.
Bốn là, kết hợp sự nỗ lực phấn đấu của từng cấp ủy, TCCSĐ với phát huy
sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ.
***
Các TCCSĐ ở Nhà trường có vị trí, vai trò rất quan trọng, trực tiếp quyết
định kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và mọi hoạt động của các cơ quan, đơn
vị cơ sở; ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT,
NCKH, xây dựng Nhà trường VMTD. Do đó, xây dựng các TCCSĐ TSVM,
không ngừng tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đối
với các cơ quan, đơn vị cơ sở Nhà trường là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc, vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp thiết hiện nay. Đòi hỏi các chủ thể, lực

lượng tham gia phải nhận thức rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm
hoạt động của TCCSĐ; nắm vững tiêu chuẩn cấp ủy, TCCSĐ trong sạch vững
mạnh và những vấn đề có tính ngun tắc trong xây dựng cấp uỷ, TCCSĐ; đánh
giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra được những kinh nghiệm làm cơ
sở để xác định các yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản bảo đảm xây dựng
và tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.


17

Chương 2
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA HIỆN NAY
2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường sự lãnh
đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay
2.1.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ tác động
đến việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường
Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay
Thứ nhất, sự tác động của tình hình trong nước đến tăng cường sự lãnh đạo
của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay.
Thứ hai, sự tác động của tình tình chính trị, kinh tế xã hội, quốc phịng, an
ninh của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, khu vực Miền Đơng Nam bộ nói chung
đến tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Thứ ba, sự phát triển mới về yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình hiện nay đã đặt ra cho quân đội nói chung và cho các học
viện, nhà trường trong quân đội những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao hơn, nhất
là đối với công tác xây dựng Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Thứ tư, sự phát triển về yêu cầu nhiệm vụ của TCKT và yêu cầu nhiệm vụ đổi mới,

nâng cao chất lượng GD-ĐT; NCKH; xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
2.1.2. Yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức
cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay


18
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Nhà trường phải thường xuyên
quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên,
bám sát tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị (là u cầu có tính ngun tắc).
Hai là, thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của các tổ
chức, lực lượng và mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là chủ thể lãnh đạo, các cấp ủy
(chi bộ) cơ sở, đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ chủ trì của các cơ quan, đơn vị cơ sở về
mục đích, yêu cầu, nội dung xây dựng tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở
Nhà trường hiện nay.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải bám sát và góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, của các cơ quan, đơn vị cơ sở; kịp
thời bổ sung các chủ trương, biện pháp lãnh đạo.
Bốn là, thường xuyên củng cố, kiện toàn các cấp ủy cơ sở đủ về số lượng, có
cơ cấu hợp lý và chất lượng cao; coi trọng bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực
toàn diện của đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì.
Năm là, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của
Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, hướng dẫn của cơ quan chính trị đối với tồn bộ
hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ.
2.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay
2.2.1. Đẩy mạnh giáo dục tạo sự chuyển biến tích cực
về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng
đối với tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ trong Đảng
bộ Nhà trường hiện nay
Một là, thường xuyên giáo dục, quán triệt làm cho các cấp ủy, cấp ủy viên,

cán bộ chủ trì các cấp và các tổ chức, lực lượng tham gia có nhận thức đầy đủ, sâu
sắc về những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng
về công tác xây dựng Đảng; sự phát triển tình hình, nhiệm vụ của đất nước, quân
đội, TCKT và nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường hiện nay.


19
Hai là, tăng cường giáo dục, quán triệt sâu sắc và đầy đủ vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, vai trị hạt nhân chính trị ở cơ sở của TCCSĐ và sự cần thiết của việc
tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường.
Ba là, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, trách nhiệm, chức năng, nhiệm
vụ của cấp ủy, cấp ủy viên, cán bộ chủ trì các cấp đối với xây dựng các TCCSĐ
trong sạch vững mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.
Bốn là, nâng cao nhận thức về trách nhiệm, phạm vi, quyền hạn của các tổ
chức, lực lượng trong tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.
* Để thực hiện được các nội dung yêu cầu trên cần vận dụng tổng hợp các
hình thức, biện pháp sau:
Một là, phải thơng qua sinh hoạt của các tổ chức đảng, chính quyền, tổ
chức quần chúng để giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
Hai là, thông qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xây dựng các cấp
ủy, TCCSĐ trong sạch vững mạnh và việc tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ để nâng cao nhận thức.
Ba là, thông qua sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động lãnh đạo
của Đảng ủy Nhà trường và của các cấp ủy cơ sở để nâng cao nhận thức.
Bốn là, thông qua việc tự bồi dưỡng, học tập, nghiên cứu, quán triệt của
mỗi cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên, quần chúng.
2.2.2. Xây dựng cấp ủy vững mạnh, nâng cao phẩm
chất, năng lực của cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, cán bộ chủ
trì cơ quan, đơn vị cơ sở ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

hiện nay
* Thường xuyên xây dựng các cấp ủy vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tở chức, gắn xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì của cơ quan,
đơn vị cơ sở.
Một là, phải thường xuyên kiện toàn đủ số lượng cấp uỷ viên của cấp uỷ cơ
sở theo tinh thần Nghị quyết và Điều lệ Đảng (khóa XI), Nghị quyết 51-NQ/TW


20
của BCT (khoá IX), các quy định, hướng dẫn của QUTW, TCCT và những yêu cầu
cụ thể trong nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của cấp trên.
Hai là, xây dựng cấp uỷ cơ sở có cơ cấu hợp lý, bao quát toàn diện được
các nhiệm vụ, nhất là các ngành, các bộ phận quan trọng, trọng yếu; phải đảm bảo
cấp uỷ có khả năng nắm bắt đầy đủ, nhanh chóng mọi hoạt động của các ban,
ngành, bộ phận, đơn vị trực thuộc để có biện pháp lãnh đạo sát đúng, kịp thời.
Ba là, kết hợp chặt chẽ công tác tổ chức với công tác cán bộ để lựa chọn,
đề nghị bổ nhiệm, điều động những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội
ngũ cấp uỷ viên, cán bộ chủ trì và nguồn thay thế cán bộ chủ trì của cơ quan,
đơn vị cơ sở.
* Để thực hiện nội dung yêu cầu trên cần tập trung vào một số biện
pháp sau:
- Thường vụ, Đảng uỷ, Chính uỷ, cơ quan chính trị Nhà trường phải lãnh
đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành đại hội đảng nhiệm kỳ của các cơ quan, đơn vị cơ
sở đúng quy chế, quy định.
- Khi thiếu cấp uỷ viên, cán bộ chủ trì do yêu cầu nhiệm vụ hoặc luân
chuyển công tác đi nơi khác ngoài đảng bộ (chi bộ) cơ quan, đơn vị cơ sở thì cần
chủ động, kịp thời chỉ đạo thực hiện tốt việc điều động, chỉ định bổ sung đảm bảo
đủ số lượng cấp uỷ viên và biên chế tổ chức theo quy định.

- Thường xuyên coi trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tập
thể cấp uỷ cơ sở gắn với bồi dưỡng, nâng cao năng lực của từng cấp uỷ viên theo
cương vị, chức trách đảm nhiệm.
- Thường xuyên tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các cấp ủy cơ sở.
* Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình
độ năng lực lãnh đạo, phương pháp cơng tác, vai trị trách nhiệm của đội ngũ cấp ủy
viên, bí thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì.


21
Một là, thực hiện tốt chế độ Đảng ủy Nhà trường trực tiếp bồi dưỡng cho
cấp ủy cơ sở.
Hai là, từng cấp ủy viên cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ
trì tích cực, chủ động tự học tập bồi dưỡng, rèn luyện.
Ba là, tích cực sắp xếp, tạo điều kiện cho cấp ủy viên cơ sở, trước hết là bí
thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì được đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên ngành
ở các bậc học cao hơn và đi thực tế cương vị lãnh đạo, chỉ huy đơn vị.
Bốn là, thông qua sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo xây dựng cấp ủy cơ sở để bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực,
phương pháp tác phong công tác cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở, bí thư cấp ủy (chi
bộ) và cán bộ chủ trì.
Năm là, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, mọi cán
bộ, đảng viên, quần chúng ở Nhà trường trong phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng
cấp ủy, đội ngũ cấp ủy viên cơ sở.
2.2.3. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ,
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê
bình trong tổ chức và hoạt động lãnh đạo của các tổ chức
cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay
Một là, Thường vụ, Đảng ủy, BGH Nhà trường cần tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo làm tốt việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi

tổ chức, lực lượng, mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng đối với nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình.
Hai là, thực hiện tốt việc cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách và chế độ trách nhiệm của người chủ trì; xây dựng và bổ sung hoàn
thiện các quy định, quy chế nhằm cụ thể hoá nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách.
Ba là, giữ vững chế độ, nề nếp sinh hoạt định kỳ của các cấp uỷ, TCCSĐ,
không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt.
Bốn là, nâng cao chất lượng phê bình và tự phê bình ở các TCCSĐ.


22
2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
Thường vụ, Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy đối với các
tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện
nay
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng,
trước hết của Thường vụ, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Nhà trường đối với công tác
kiểm tra, giám sát.
Thứ hai, xây dựng Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Nhà trường TSVM, thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, có chủ trương, biện pháp, kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kịp
thời, chính xác chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm của các TCSSĐ.
2.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy
định, chế độ chính sách đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo
của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại
Nghĩa hiện nay
Thứ nhất, thực hiện tốt việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định
của các cấp ủy, TCCSĐ.
Thứ hai, quán triệt thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về các chế độ

chính sách liên quan đối với đội ngũ cấp ủy viên cơ sở.
- Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường cần có các chủ trương, chính sách phù
hợp trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên cơ sở.
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất với cấp ủy cấp trên bổ sung, hoàn thiện
các quy chế, quy định về chế độ chính sách đãi ngộ đối với cấp ủy viên đảm bảo
phù hợp với tình hình thực tiễn.
***
Xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, không ngừng tăng cường sự
lãnh đạo của TCCSĐ đối với mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị
cơ sở trong quân đội nói chung và ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa nói riêng
ln chịu sự tác động, ảnh hưởng, chi phối nhiều mặt của những điều kiện khách


23
quan và chủ quan. Trên cơ sở phân tích sâu sắc sự phát triển của tình hình nhiệm
vụ, nhất là nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH và xây dựng Nhà trường chính quy, VMTD;
đồng thời, quán triệt các quan điểm, tư tưởng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của
QUTW và các quy định, hướng dẫn của TCCT, đề tài bước đầu xác định phương
hướng, yêu cầu xây dựng và tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ đối với cơ quan,
đơn vị cơ sở ở Nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm xây dựng cấp uỷ, TCCSĐ trong
sạch vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ đã được tổng kết, đánh giá;
bằng thực tiễn nghiên cứu, điều tra, khảo sát, bước đầu đề tài đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Nhà trường trong thời
kỳ mới. Mỗi giải pháp có vị trí, ý nghĩa, vai trị khác nhau nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ, có tác động, chi phối lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau.
Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ, các
chủ thể tăng cường cần nhận thức đầy đủ, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai
thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với điều kiện, tình hình đặc điểm thực tế và
nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị cơ sở; với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới,

nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH của Nhà trường; cần tránh xem nhẹ hoặc
tuyệt đối hoá bất cứ một giải pháp nào.
KẾT LUẬN
1. Xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, có NLLĐ, SCĐ cao,
không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ để đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ cách mạng trong thời kỳ mới là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng,
một trọng tâm của nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Các TCCSĐ ở Trường Đại
học Trần Đại Nghĩa là hạt nhân chính trị ở cơ sở, một thành phần trong hệ thống
tổ chức đảng trong QĐND Việt Nam, có vị trí, vai trị và ảnh hưởng to lớn đến
toàn bộ các hoạt động của cơ quan, đơn vị cơ sở; đến chất lượng, hiệu quả xây
dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của
các cơ quan, đơn vị cơ sở cũng như của Nhà trường.


24
2. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Nhà trường, các TCCSĐ
đã thường xuyên được xây dựng TSVM, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị,
trung tâm đoàn kết của các cơ quan, đơn vị cơ sở; các TCCSĐ đã thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ, không ngừng tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả lãnh đạo đối với mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở
trong Nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn bộc lộ một số
hạn chế, khuyết điểm, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng phát triển. Vì
vậy, xây dựng và tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết hiện nay.
3. Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường, đòi hỏi Thường
vụ, Đảng ủy Nhà trường, các tổ chức, các lực lượng có liên quan cần quán triệt
sâu sắc, nắm vững các quan điểm, tư tưởng của Đảng; tình hình nhiệm vụ cách
mạng, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ của Nhà trường; phương hướng, yêu cầu xây
dựng và tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Đồng thời, phải phân tích một
cách sâu sắc tình hình cụ thể của Nhà trường, của các cơ quan, đơn vị cơ sở và của

các chi bộ, đảng bộ cơ sở để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả
các giải pháp xây dựng cấp ủy, TCCSĐ và tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ. Trong đó, phải coi trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ
chức, lực lượng, trước hết là của chủ thể tăng cường; thường xuyên củng cố, xây
dựng các cấp ủy vững mạnh, nâng cao phẩm chất, năng lực của cấp ủy viên, bí thư
cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì; thực hiện nghiêm nguyên tắc TTDC, tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình trong tổ chức và hoạt đô ̣ng
lãnh đạo của các TCCSĐ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Thường vụ,
Đảng ủy, UBKT; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, chế
độ chính sách đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.
4. Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
ngày càng phát triển của Nhà trường hiện nay là một vấn đề khó, địi hỏi phải có
sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về cả nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia
tích cực, nhiệt tình với quyết tâm và trách nhiệm chính trị cao của các tổ chức, các


×