Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

L3 T7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 7. Ngày soạn : 05 - 10 - 2012 Ngày dạy : Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012 Chào cờ Toán TIẾT 31 : BẢNG NHÂN 7. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Tập đọc - Kể chuyện TIẾT 19 + 20 : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU. A. Tập đọc - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng (trả lời được các CH trong SGK). B. Kể chuyện - Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - HS khá, giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. * Các KNS được giáo dục : - Kiểm soát cảm xúc. - Ra quyết định. - Đảm nhận trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. Tập đọc. Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời nội dung bài thơ “Ngày khai trường”. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Luyện đọc * GV đọc toàn bài * GV hướng dẫn HS đọc và giải nghĩ từ - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - GV nhận xét, ghi điểm. - Đọc đồng thanh.. Học sinh - HS thi đọc và trả lời câu hỏi.. - HS nghe. - HS nghe. - HS chú ý nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - HS giải nghĩa từ mới. - HS đọc theo nhóm 3. - 2, 3 nhóm thi đọc. - Lớp nhận xét. - Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c. Tìm hiểu bài ? Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? - Chơi bóng dưới lòng đường. ? Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? - Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy … ? Chuyệngười gì khiến trận bóng phải - Quang sút bóng vào đầu một cụ già dừng hẳn ? … ? Thái độ của các bạn như thế nào khi tai - Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy. nạn sảy ra ? ? Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân - Quang sợ tái cả người, Quang thấy hận khi mình gây ra tai nạn ? chiếc lưng còng của ông cụ giống ông nội mình thế. ? Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - HS nêu theo ý hiểu. * GV chốt lại : Các em không được chơi - HS chú ý nghe. bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tại nạn… d. Luyện đọc lại - GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 3. - 1 HS đọc lại. - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. - 2, 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. - Yêu cầu từng tốp HS phân vai thi đọc - 3, 4 tốp HS phân vai thi đọc toàn bộ toàn bộ câu chuyện. câu chuyện. - GV nhận xét, ghi điểm. - Lớp nhận xét bình chọn. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ - Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong - HS nghe. truyện, kể lại một đoạn của câu chuyện. 2. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập ? Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ? - Người dẫn chuyện. - Kể đoạn 1: Theo lời Quang, Vũ, Long bác lái xe máy. - Đoạn 2 : theo lời Quang, Vũ, Long , cụ già, bác đứng tuổi . - Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ , bác đừng tuổi, bác xích lô. - GV gọi HS kể mẫu. - 1 HS kể mẫu đoạn 1. - Cả lớp nghe. - GV nhận xét lời kể mẫu, nhắc lại cách kể. - GV yêu cầu từng cặp HS kể. - Từng cặp HS kể. - 3, 4 HS thi kể. - Lớp bình chọn người kể hay nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò ? Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? - HS nêu. ? Nêu nội dung câu chuyện ? - HS nêu. - GV nhắc HS lời khuyên của câu chuyện - HS nghe. - GV nhận xét tiết học. - HS nghe..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tập đọc TIẾT 21 : BẬN I. MỤC TIÊU. - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi. - Hiểu ND : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niền vui nhỏ góp vào cuộc đời (trả lời được CH 1, 2, 3 ; thuộc được một số câu thơ trong bài). * Các KNS được giáo dục : - Tự nhận thức. - Lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS kể một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường và trả lời các câu hỏi : ? Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? ? Thái độ các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra ? ? Nêu nội dung chính của bài ? - GV nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Luyện đọc * GV đọc toàn bài * GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng dòng thơ. - Đọc từng khổ thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm.. Học sinh - 3 HS kể và trả lời câu hỏi.. - HS nghe.. - Mỗi HS đọc 2 dòng. - HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ. - 3 nhóm đọc tiếp nối 3 khổ thơ. - Cả lớp đọc ĐT cả bài.. c. Tìm hiểu bài ? Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận - HS lần lượt trả lời. những việc gì ? ? Bé bận những việc gì ? - HS lần lượt tả lời. ? Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? - Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui, vì làm được việc tốt, người ta sẽ thấy mình có ích, được mọi người yêu mến... - GV: Mọi vật, mọi người trong cộng đồng - HS nghe. xung quanh ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Em có bận rộn không ? Em thường bận rộn những công việc gì ? Em có thấy bận mà vui không ? d. HTL bài thơ - GV đọc diễn cảm. - Hướng dẫn đọc TL từng khổ thơ, cả bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài học sau.. - HS nêu.. - 1 HS đọc lại - Thi ĐTL từng khổ thơ, cả bài. - HS nghe. - HS nghe.. Đạo đức TIẾT 7 : QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU. - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng. * Các KNS được giáo dục : - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Nội dung câu chuyện “Khi mẹ ốm” - Nguyễn Hồng Hạnh, THCS Ngọc Hân Hà Nội (xem phụ lục). - Phiếu thảo luận nhóm (Hoạt động 2, hoạt động 3 - Tiết 1). - Bộ thẻ Xanh (sai) và Đỏ (đúng). - Nội dung trò chơi : “Phản ứng nhanh”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên đọc kết luận và trả lời câu hỏi của bài trước. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hoạt động 1: Phân tích truyện “Khi mẹ ốm” - GV đọc truyện “Khi mẹ ốm”. - GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. - Phát cho các nhóm Phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tổng kết ý kiến của các nhóm. - GV kết luận : Cha mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có kèm lời giải thích. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm. ? Giả sử em bị ốm và được mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc, em sẽ cảm thấy như thế nào ? - Nhận xét các câu trả lời của HS. - Kết luận : Bất cứ ai trong gia đình khi được mọi người quan tâm, chăm sóc đều cảm thấy hạnh phúc. Việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà sẽ làm cho gia đình đầm ấm và hạnh phúc. 4. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc phần lại phần kết luận bài học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài và đọc các câu chuyện nói về Bác Hồ. Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012 Toán TIẾT 32 : LUYỆN TẬP. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Tập viết TIẾT 7 : ÔN CHỮ HOA E, Ê. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Chính tả TIẾT 13 : TẬP CHÉP : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Toán TIẾT 33 : GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Tự nhiên và xã hội TIẾT 13 : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012 Toán TIẾT 34 : LUYỆN TẬP. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Luyện từ và câu TIẾT 7 : ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH I. MỤC TIÊU. - Biết thêm được một kiểu so sánh : so sánh sự vật vời con người (BT1). - Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài TLV cuối tuần 6 của em (BT2, BT3)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - 4 băng giấy (mỗi băng viết 1 câu thơ, khổ thơ ) ở BT1. - Bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng làm lại BT2 tiết TLV tuần 6. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - GV gọi 2 HS nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm vào vở. - GV gọi 4 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại lời đúng. a. Trẻ em như búp trên cành. b. Ngôi nhà như trẻ thơ. c. Cây pơ- mu im như người đứng canh. d. Bà như quả ngọt chín rồi. - GV nói thêm : Các hình ảnh so sánh trong câu thơ này là so sánh giữa các sự vật với con người. * Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. ? Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? (Đoạn 1 và gần hết đoạn 2). ? Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tại nạn cho cụ già ở đoạn nào ? (Cuối đoạn 2, 3). - HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp để làm bài. - GV 3, 4 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. a. Chỉ hoạt động : cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chúi. b. Chỉ hoạt động : hoảng sợ, tái cả người. * Bài tập 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu của bài TLV cuối tuần 6. - GV gọi HS khá, giỏi đọc lại bài văn của mình. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân. - GV gọi HS đọc bài  GV viết nhanh những từ HS nêu ra trong bài lên bảng. - 4, 5 HS đọc bài văn của mình. - Cả lớp nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu lại nội dung bài vừa học ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Tự nhiên và xã hội TIẾT 14 : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TIẾP THEO). (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Chính tả TIẾT 14 : NGHE – VIẾT : BẬN. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012 Toán TIẾT 35 : BẢNG CHIA 7. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Tập làm văn TIẾT 7 : NGHE – KỂ : KHÔNG NỠ NHÌN. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I. MỤC TIÊU. - Nghe - kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1). - Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đễ đơn giản do GV gợi ý (BT2). * Các KNS được giáo dục : - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. - Đảm nhận trách nhiệm. - Tìm kiếm sự hỗ trợ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Bảng lớp viết 4 gợi ý kể chuyện của BT1, 5 bước tổ chức cuộc họp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc lại bài viết : Nhớ lại buổi đầu đi học. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý. - HS quan sát tranh đọc thầm câu hỏi gợi ý. - GV kể câu chuyện. ? Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? (Anh ngồi hai tay ôm mặt). ? Bà cụ bên cạnh hỏi anh điều gì ? (Cháu nhức đầu à ? Có cần dầu xoa không ?) ? Anh trả lời thế nào ? (Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng). - GV kể 2 lần..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - GV gọi 1 HS giỏi kể lại chuyện. - Từng cặp HS tập kể. - Lớp nhận xét, bình chọn . ? Em có nhận xét gì về anh thanh niên ? - HS phát biểu theo ý mình. - GV chốt lại tính hôi hài của câu chuyện * Bài tập 2: - 1 HS đọc lại trình tự 5 bước của cuộc họp. - GV nhắc HS cần chọn nội dung vấn đề được các tổ quan tâm. - Từng tổ làm vịêc theo trình tự. + Chỉ định 2 người đóng vai tổ trưởng. + Tổ trưởng chọn nội dung họp. + Họp tổ. - GV theo dõi, hướng dẫn các tổ họp. - 2, 3 tổ thi tổ chức cuộc họp. - Cả lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu lại nội dung bài ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thủ công TIẾT 7 : GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (TIẾT 1). (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Hoạt động tập thể TRÒ CHƠI : “MÈO ĐUỔI CHUỘT”. (Dạy theo giáo án chi tiết năm học 2011 - 2012) Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012 Rèn chữ ÔN CHỮ HOA E, Ê I. MỤC TIÊU. - Viết đúng chữ hoa E ( dòng), Ê (1dòng) ; viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hòa … có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu chữ E , Ê ; từ Ê-đê và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. - Vở rèn chữ, vở nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng tuần 6. - Cả lớp viết vở nháp: Kim Đồng, Dao. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn viết vở nháp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Luyện viết chữ hoa - GV yêu cầu HS quan sát các chữ hoa E, Ê. - GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình viết. - GV đọc E, Ê. - HS viết vào vở nháp. - GV quan sát, sửa sai cho HS. * Luyện viết từ ứng dụng - GV gọi HS đọc từ ứng dụng : Ê - đê. - GV giới thiệu: Ê-đê là người dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người. - GV hướng dẫn HS viết : Ê - đê. - HS viết từ ứng dụng. - GV quan sát, sửa sai. * Tập viết câu ứng dụng - GV gọi HS đọc câu ứng dụng : Anh thuận em hòa là nhà có phúc. - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận - GV đọc: Ê-đê, Em. - HS viết câu ứng dụng. - GV quan sát, hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao, khoảng cách. c. Hướng dẫn HS viết vào vở rèn chữ - GV nêu yêu cầu : + Viết chữ E, Ê, A : Mỗi chữ viết 1 dòng. + Viết tên: Ê - đê : 2 dòng. + Viết câu tục ngữ : 5 lần. - HS viết bài vào vở rèn chữ. - GV theo dõi, uốn nắn. d. Chấm, chữa bài - GV thu bài, chấm điểm. - GV nhận xét bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - GV tuyên dương những HS viết đúng - đẹp. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×