Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.69 KB, 3 trang )

Nghiên cứu - Trao đổi

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội

m GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG, CN. LÊ THỊ NHƯ TRANG
TS. NGUYỄN CÔNG TIỆP, ThS. NGUYỄN XUÂN HỮU

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

I. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên địa bàn Huyện
Đông Anh (Hà Nội) có 2.343 cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm do ngành Y tế quản lý trong
đó có 33 cơ sở sản xuất dịch vụ
ăn uống, 1.773 cơ sở dịch vụ ăn
uống, 53 cơ sở kinh doanh thực
phẩm, 484 cơ sở thức ăn đường
phố. Bài viết này là kết quả
nghiên cứu thực trạng công tác
quản lý nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP), đề
xuất một số giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước về VSATTP.
II. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Nguồn số liệu
Kết quả của bài báo này
được thu thập từ số liệu đã được
công bố từ các cơ quan và bộ


phận liên quan như Trung tâm Y
tế, Phòng Y tế huyện Đông Anh,
nguồn số liệu mới điều tra từ các
xã , chế biến thực phẩm, dịch vụ
ăn uống nhiều nhất trên địa bàn
huyện Đông Anh là 03 xã Kim
Chung, xã Uy Nỗ và Thị trấn
Đông Anh. Đối tượng cụ thể tại 3
xã là 10 người kinh doanh thực
phẩm; 20 người sản xuất thực
phẩm, 20 người chế biến thực
phẩm và 10 người tiêu dùng các
sản phẩm. Như vậy, tổng số mẫu
được điều tra trực tiếp từ nhóm
nghiên cứu năm 2017 là 60 cơ sở
sản xuất, kinh doanh đại diện cho

các cơ sở sản xuất của huyện
Đông Anh.
2.1.2. Phương pháp phân
tích và xử lý số liệu
Kết quả có được trong bài
báo này các tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tính thống kê,
phương pháp so sánh, phương
pháp điểm mạnh, điểm yếu.
III. Kết quả nghiên cứu và
thảo luận
3.1. Xây dựng ban hành văn
bản, hướng dẫn thực thi chính

sách pháp luật về VSATTP
Từ năm 2014 – 2016, 24 xã,
thị trấn đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo về ATTP trên địa bàn
cụ thể như sau: 01 chỉ thị, 120
Quyết định, 138 kế hoạch, 72
công văn chỉ đạo về công tác an
toàn thực phẩm, 77 báo cáo. Các
văn bản được ban hành chủ yếu
là các văn bản thực thi, hướng
dẫn thực thi chính sách.

3.2. Công tác đào tạo, tập
huấn, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức
Hằng năm, Huyện tổ chức
chiến dịch truyền thông qua “Tháng
hành động vì ATTP”; tăng cường
truyền thông, phổ biến kiến thức
pháp luật, các quy định ATTP trong
các dịp lễ tết, lễ hội, mùa hè, mùa
mưa bão, dịp tết trung thu nhưng
công tác này chưa đẩy mạnh, hình
thức tuyên truyền còn đơn điệu.
3.3. Hoạt động thanh tra, kiểm
tra xử lý vi phạm của Đoàn thanh
tra chuyên ngành, đoàn kiểm tra
liên ngành VSATTP Huyện.
Kết quả phân tích bảng 3 cho
thấy số lượt kiểm tra qua các năm

từ năm 2014-2016 giảm năm
2014 (11,9%), năm 2015 (9,6%),
năm 2016 (9,3%), số vụ vi phạm
cũng giảm qua các năm, nhưng
số tiền phạt lại tăng chứng tỏ sai
phạm cuỷa caực cụ sụỷ saỷn xuaỏt,

Baỷng 1. Toồnghụùpkeỏtquaỷxaõydửùng,banhaứnhvaờnbaỷn,hửụựngdaónthửùcthi
chớnhsaựchphaựpluaọtveVSATTPhuyeọnẹoõngAnh(giaiủoaùn2014-2016)

(Nguon:PhoứngYteỏhuyeọnẹoõngAnh,2016)
Tài nguyên và Môi trờng

Kỳ 2 - Tháng 9/2017

29


Bảng 2. Tổng hợp kết quả Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, 
phổ biến kiến thức

(Nguồn: Phòng Y tế huyện Đông Anh, 2016)
Bảng 3. Kết quả xử lý vi phạm của công tác thanh tra 
chuyên ngành của huyện

(Nguồn: Phòng Y tế huyện Đông Anh, 2016)
Bảng 4. Thể hiện các tiêu chí về thông tin VSATTP mà người sản
xuất, tiêu dùng và người bán hàng nhận được.

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

chế biến, kinh doanh thực phẩm
có xu hướng tăng về mức độ.
3.4. Nguồn, tần suất và đánh
giá mức độ cần thiết của thông
tin VSATTP của các đối tượng
chấp hành VSATTP
Việc biết các kiến thức cuỷa
ngửụứi saỷn xuaỏt vaứ tieõu duứng cuừng

30

Tài nguyên và Môi trưêng

như những người bán hàng về
VSATTP chủ yếu qua đài, báo, ti
vi chiếm 50.8%. Có tới 50% người
tiêu dùng cho rằng thông tin về
VSATTP là không thiết thực, và
mức độ cung cấp thông tin là
không nhiều, không thường xuyên
chiếm tới 58.3%. Hơn nữa, có tới
Kú 2 - Th¸ng 9/2017

33.3% người sản xuất, tiêu dùng và
người bán hàng không biết đến các
văn bản liên quan đến vấn đề an
toàn thực phẩm và trong những
người biết về các văn bản VSATTP
thì có tới 500% cho rằng hầu hết
các văn bản này khó hiểu và khó

tiếp thu. Theo đó, người sản xuất,
tiêu dùng cho rằng công tác QLNN
về VSATTP tại huyện là chưa đạt
hiệu quả thể hiện ở bảng 4.
3.4. Hạn chế và thách thức
trong Quản lý nhà nước về VSATTP
Thứ  nhất, công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành của một số cấp
ủy và chính quyền địa phương
chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ hai, việc kiểm soát, ngăn
chặn các sản phẩm không rõ
nguồn gốc và nguy cơ ngộ độc
thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn, diễn
biến phức tạp.
Thứ ba, nhiều cơ sở sản xuất,
kinh doanh chạy theo lợi nhuận
không tính đến quyền lợi của
người tiêu dùng.
Thứ tư, tình trạng vi phạm các
quy định của pháp luật trong lónh
vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật tuy đã hạn chế song vẫn còn
xảy ra ở một số đơn vị như: không
có chứng chỉ hành nghề buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật, buôn
bán thuốc ngoài danh mục được
phép sử dụng ở Việt Nam.
Thứ năm, một số tổ chức, cá
nhân buôn bán, chăn nuôi, đã bỏ

qua các yêu cầu trong công tác
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết
mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm
công tác vệ sinh ATTP ở các
tuyến còn thiếu, trình độ quản lý
chuyên môn, cơ sở vật chất đảm
bảo cho thực thi vệ sinh an toàn
thực phẩm còn hạn chế so với
khối lượng và yêu cầu công việc
ngày càng cao phải thực hiện.


Thứ  bảy, hoạt động của Ban
chỉ đạo về ATTP ở một số xã còn
hình thức, hiệu quả chưa cao,
công tác tham mưu, vận dụng
văn bản quy pháp pháp luật còn
chưa kịp thời.
3.4 Giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước về Vệ sinh an
toàn thực phẩm
Tăng cường sự  lãnh đạo của
các  cấp  chính  quyền  và  các  bộ
phận liên quan đối với công tác
bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các cấp ủy đảng, chính quyền
và toàn bộ hệ thống chính trị cần
chú trọng và quán triệt sâu sắc,

nâng cao nhận thức của nhân
dân về tầm quan trọng của an
toàn thực phẩm đối với đời sống
xã hội, đến sức khỏe con người,
sự phát triển giống nòi và phát
triển KT-XH của đất nước.
Nâng  cao  năng  lực  và  chất
lượng quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Sớm ban hành chiến lược
quốc gia về an toàn thực phẩm
đến năm 2020 và đẩy nhanh việc
hướng dẫn thực hiện Luật An toàn
thực phẩm và các quy chuẩn về
an toàn thực phẩm; nghiên cứu
phát hiện, điều chỉnh, bổ sung kịp
thời các quy định liên quan cho
phù hợp với thực tiễn phát triển
KT-XH của đất nước và hội nhập
quốc tế; phân định rõ trách nhiệm
của các bộ, ngành và địa phương.
Tăng cường kiểm tra và giám
sát việc thực hiện các quy định
của pháp luật liên quan đến an
toàn thực phẩm. Kiên quyết đấu
tranh, xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh công tác vận động,
tuyên  truyền,  giáo  dục,  tạo  sự
chuyển biến thực sự về hành vi an

toàn thực phẩm, đẩy mạnh xã hội
hóa công tác an toàn thực phẩm
Các cấp ủy đảng, chính
quyền, Ủy ban mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể quần
chúng chủ động phối hợp với các
bộ, ngành liên quan đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng Luật An toàn thực phẩm
thông qua các hình thức phong
phú, đa dạng, phù hợp với trình
độ dân trí từng đối tượng, từng
vùng, nhất là người dân sống ở
các khu vực nông thôn, miền núi.
Tăng  cường  công  tác  thanh
tra, kiểm tra xử  lý  vi phạm pháp
luật về  an toàn thực phẩm trong
sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Đẩy mạnh công tác giám sát,
thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm.
Kiểm tra chặt chẽ việc thực
hiện các quy định pháp luật về an
toàn thực phẩm, đặc biệt các quy
định về điều kiện an toàn thực
phẩm của các cơ sở bếp ăn tập
thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn,
nhà hàng, khách sạn, khu du lịch...
Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn

vốn phục vụ QLNN về VSATTP. 
Nâng cấp cơ sở, phương tiện,
trang thiết bị làm việc, kiểm tra,
thanh tra, bổ sung trang thiết bị
cho các phòng kiểm nghiệm.
Bổ sung trang thiết bị cần
thiết cho đội ngũ cộng tác viên cơ
sở nhằm đáp ứng thu nhập nhanh
và chính xác thông tin, mẫu thức
ăn... trong các trường hợp xảy ra
ngộ độc thực phẩm.
Xây dựng cơ chế gắn kết các
phòng kiểm nghiệm trong ngành;
tận dụng trang thiết bị, tay nghề
kiểm nghiệm viên, hiệu quả sử
dụng thiết bị, máy móc… của các
phòng kiểm nghiệm.
Tăng cường huy động các
nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi
để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng,
nâng cao năng lực quản lý chất
lượng ATVSTP.
IV. Kết luận
Nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý VSATTP tại huyện

Đông Anh chỉ ra: huyện Đông
Anh đã xây dựng hệ thống chính
sách phục vụ QLNN về VSATTP,
Công tác thanh tra kiểm tra đạt

kết quả tương đối khá; tiến hành
giám sát nguy cơ ô nhiễm ngộ
độc thực phẩm thường xuyên; tích
cực trong công tác tập huấn,
tuyên truyền phổ biến kiến thức
về VSATTP. Tuy nhiên, còn tình
trạng chồng chéo về chính sách
và tổ chức thực hiện; công tác
tuyên truyền, xử lý vi phạm chưa
có hiệu quả.
Kết quả phân tích các
nguyên nhân ảnh hưởng đến
công tác QLNN về VSATTP trên
địa bàn Huyện như cơ chế chính
sách chồng chéo; nguồn lực con
người và nguồn lực cơ sở vật
chất, tài chính có hạn; thiếu sự
phối hợp của các cơ quan trong
quản lý, thanh kiểm tra về ATTP.
Mức độ tiếp cận với thông tin
về VSATTP còn ít, do vậy, đề xuất
năm nhóm giải pháp cơ bản nhằm
tăng cường QLNN về VSATTP đề
xuất như: sự lãnh đạo của các cấp
chính quyền; nâng cao năng lực
và chất lượng QLNN; đẩy mạnh
công tác vận động, tuyên truyền,
giáo dục; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
pháp luật; Nâng cấp cơ sở vật

chất, nguồn vốn phục vụ.
Tài liệu tham khảo
1. Huyện ủy Đông Anh
(2017), Thông  tri  về  việc  tăng
cường sự  lãnh đạo của Đảng đối
với vấn đề  ATTP trong tình hình
mới trên địa bàn Huyện.
2. Phòng Y tế huyện Đông
Anh (2016), Báo cáo kết quả hoạt
động công tác QLNN về  Vệ  sinh
ATTP năm 2016
3. Trung tâm Y tế (2016),
Bảng tổng hợp điều tra các cơ sở
sản  xuất,  chế  biến,  kinh  doanh
thực  phẩm  treõn ủũa baứn huyeọn
naờm2016.n

Tài nguyên và Môi trờng

Kỳ 2 - Th¸ng 9/2017

31



×