Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thuc trang va giai phap quan ly nham Xay dung truong hoc than thien hoc sinh tich cuc o TruongTieu hoc Thanh Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.08 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với việc hưởng ứng thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tiếp tục để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ cấp Bộ, cấp sở, cấp phòng đã đề ra nhiều phong trào thi đua được các cấp ở cơ sở chú trọng tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong đó ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT phát động phong trao thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Phong trào này có ý nghĩa hết sức to lớn bởi vì mục tiêu chủ yếu của nó là: tổng hợp của các lực lưỡng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương và đáp ứng với nhu cầu xã hội đồng thời phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học, học mà vui. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, giúp các em biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo. Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các cấp học được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tuy nhiên trên thực tế ở các nhà trường nói chung cũng như ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh - huyện Thanh Chương nói riêng, cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến với một số điểm trong năm nội dung của phong trào song các nhà trường vẫn đang còn lúng túng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá phong trào tại cơ sở của mình. Sau khi học tập quán triệt các văn bản của Ngành về mục đích, ý nghĩa và hiệu quả thực tế mà phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mang lại, được trang bị những kiến thức qua lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, từ thực tiễn công tác của đơn vị, là một cán bộ quản lý trường học, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: Thực trạng và giải pháp quản lý nhằm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh , huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề đang.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> còn mới và khó song hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay, bởi nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”. 1. Cơ sở lý luận của việc “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” 1.1 Thế nào là trường học thân thiện? “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. “Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng: 1.1.1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là: - Thu hút 100% trẻ em đến tuổi học thuộc địa bàn phục vụ của trường được đi học và học đến nơi đến chốn (nghĩa là thực hiện tốt phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS). Trường phải bảo đảm cho mọi học sinh đều bình đẳng về quyền lợi (đồng thời là nghĩa vụ) học tập, không phân biệt giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, vùng miền, tình trạng thể chất (kể cả các em không may bị khuyết tật nhưng trí tuệ phát triển bình thường). - Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. - Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương mà Bộ GD& ĐT đề ra: Mỗi trường học là địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương, và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. (Ngoài 5 khu di tích lịch sử mà Bộ chọn ra để chăm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sóc chung). 1.1.2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau: Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Tại đây, vai trò của hiệu trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau, từ chú bảo vệ, chị lao công đến hiệu trưởng. Không thể có thân thiện, nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, nếu thiếu tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt nhân viên dưới quyền. Cũng không thể có thân thiện, nếu mọi khoản thu chi trong nhà trường cứ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”. 1.1.3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh: Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô chứ không là “kính nhi viễn chi ”. Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt ” và phải thể hiện: - Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục cho các em học sinh. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy theo phương pháp cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy theo phương pháp mới “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương tác” với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực và sáng tạo học tập của các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh “cá biệt”. - Công tâm trong quan hệ ứng xử. Điều này cực kỳ khó, bởi người ta có thể chia đều tiền bạc, chứ khó “chia đều” tình cảm. Tuy vậy, “đã mang lấy nghiệp vào thân” thì - không có cách nào khác - thầy, cô giáo phải rèn bằng được cho mình sự công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong chăm sóc các em (em có hoàn cảnh khó khăn hơn, chăm sóc nhiều hơn, chứ không phải công tâm là cào bằng sự chăm sóc), công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo). - Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngay ngày, hôm nay, bây giờ, chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai. Đừng để trò phải “ ngơ ngác ” trước cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> xã hội đang từng ngày thay đổi. 1.1.4. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng: Trường học thân thiện thì không thể thiếu sân chơi, bãi tập đối với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”; không thể để lớp học ánh sáng như đom đóm, bàn ghế không đúng quy cách, nhà vệ sinh buộc trẻ phải bịt mũi, bặm môi mà vào... Ngược lại, trường học phải được xây dựng khang trang, xanh - sạch - đẹp, đúng yêu cầu sư phạm. 1.2. Thế nào là học sinh tích cực? Khái niệm tích cực của học sinh cần được hiểu và xác định một cách linh hoạt, phù hợp với độ tuổi, lớp học hay cấp học. Có thể nêu những điểm chung và chủ yếu sau đây: - Chủ động, sáng tạo trong học tập; xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất. - Hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở điạ phương. - Tham gia việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trường ở nhà trường và nơi công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. - Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao nhất là các hoạt động văn nghệ, vui chơi dân gian. - Đóng góp tích cực cho các hoạt động tập thể của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, của Nhà trường và của cộng đồng ở địa phương. 1.3. Các văn bản chỉ đạo của các cấp: Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009 Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các ban ngành liên quan:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Chỉ thị 40/2008/CT- BGD&ĐT ngày 22/7/ 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. - Kế hoạch 307/KH- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. - Kế hoạch liên ngành 7575/ KHLN/ BGDĐT - BVHTTDL - TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ văn hoá thể thao du lịch, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thanh Chương, kế hoạch của đơn vị về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. 1.4. Nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”: 1.4.1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn: Xây dựng mô hình trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp, lớp học có đủ ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hàng năm vào dịp đầu xuân tổ chức cho học sinh trồng cây và có kế hoạch chăm sóc cây thường xuyên. Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, tham gia lao động làm sạch đẹp các công trình vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân. 1.4.2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong hoc tập: Động viên thầy cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích học sinh được đề xuất sáng kiến và cùng thầy, cô giáo thực hiện giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. 1.4.3. Rèn kỹ năng sống cho học sinh: Thông qua hoạt động dạy và học, giờ sinh hoạt lớp, các tổ chức Đoàn, Đội, các hoạt động tập thể, chú trọng rèn luyện kĩ nang ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn gây.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 1.4.4. Phát triển trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tích cực của học sinh. Lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với truyền thống địa phương và độ tuổi của học sinh trong từng cấp học. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh một cách hợp lý. Phát động và hướng dẫn thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân gian. 1.4.5. Chỉ đạo chăm sóc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của quốc gia và ở địa phương: Chăm sóc bảo vệ dị tích gồm các hoạt động: tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu, xây dựng mới các công trình bổ trợ, tu bổ, chăm sóc, vệ sinh công trình, tổ chức các hoạt động giáo dục tại khu vực di tích. Xác định, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa tại mỗi quận, huyện thành phố trực thuộc, tạo điều kiện để học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở mỗi địa phương. Mỗi trường nhận chăm sóc 1 di tích lịch sử hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn. 2. Cơ sở thực tiễn của việc “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hoá của yêu cầu “Dạy tốt - Học tốt” mà chúng ta đã thực hiện từ trước đến nay. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên mà còn là hoạt động của tập thể các thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trính sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội các em giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua các hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. - Các biện pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập của học sinh. Từ năm học 2008 – 2009 hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cùng với kinh nghiệm được tích luỹ của phong trào “ Dạy tốt - Học tốt” trước đây, làm tăng thêm kinh nghiệm hơn nữa để chỉ đạo đổi mới dạy học, áp dụng các biện.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> pháp tích cực nhằm tạo mô hình trường, lớp học thân thiện. Phát huy cao nhất khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn sống của học sinh. - Đơn vị tôi công tác là một đơn vị rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi vào chiều sâu. Bởi vì được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự hưởng ứng của chính quyền địa phương, sự đồng tình và tin tưởng gửi gắm của nhân dân đối với đơn vị. Bên cạnh đó đơn vị là một trong hai đơn vị đạt Trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 của huyện và là đơn vị có bề dày thành tích đặc biệt là một địa phương có truyền thống hiếu học. Chính vì lẽ đó mà tôi chủ động và mạnh dạn đề ra một số biện pháp tích cực để xây dựng mô hình phong trào này vào thực tế trong trường học nhằm đạt được những kết quả cao nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC ” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LĨNH, HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA. 1. Một số nét khái quát về xã Thanh Lĩnh: Quê hương Thanh Lĩnh vốn có truyền thống văn hiến lâu đời, là một trong những cái nôi văn hoá của huyện. Địa hình xã Thanh Lĩnh là một xã trung du miền núi, vừa tiếp giáp với Thị Trấn vừa tiếp giáp với các xã miền núi cao( Thanh Thịnh, Thanh Hương) và xã Thanh Tiên. Khu vực hành chính được chia thành 11 thôn, Tổng diện tích: 777,27 ha. Dân số trong toàn xã (hiện nay): 6024 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 397 đảng viên sinh hoạt tại 14 chi bộ( 11 chi bộ thôn, 3 chi bộ nhà trường). Trong xây dựng và phát triển quê hương, Thanh Lĩnh luôn đi đầu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất. Bên cạnh đó xã có chủ trương phát triển nhanh ngành nghề dịch vụ, từng bước thu thập các dây chuyền công nghệ hiện đại, cùng với việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như: Đan lát, mộc, đồ mĩ nghệ( mây tre đan), nề, chổi ..... Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của xã luôn đạt từ 12 – 13%. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Về cơ sở hạ tầng và kết cấu kĩ thuật, đã có bước phát triển mạnh mẽ. Giao thông nông thôn được quy hoạch và phát triển theo chiều hướng hiện đại hoa nông nghiệp nông thôn, đường giao thông đảm bảo thuận lợi an toàn các trục đường chính ở các thôn xóm đều được rải nhựa và bêtông hoá. Hệ thống lưới điện hiện đại với 3 trạm biến thế, đã về tận thôn xóm đến từng hộ gia đình, đảm bảo cho mọi người dân sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt theo nhu cầu. Hệ thống y tế cũng được được phát triển nhanh chóng, trạm có độ ngũ y- bác sĩ và ytế thôn nhiệt huyết và có năng lục.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chuyên môn cao, cơ sở vật chất khang trang, các trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, Xã đã được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2006. Đất và người Thanh Lĩnh luôn nặng lòng với giáo dục. Phong trào giáo dục của xã ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển. Phong trào xã hội hoá giáo dục được các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, nhân dân hưởng ứng rộng khắp và thúc đẩy phong trào đi vào chiều sâu. Xã đã qua sau lần đại hội xã hội hoá giáo dục. Hiện nay Con em của xã đã có nhiều người có học hàm, học vị phó giáo sư, tiến sỹ đang công tác tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, đang làm việc tại các cơ qua ban ngành ở các tỉnh và Trung ương, hằng năm con em đậu vào các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp đạt tỉ lệ cao. Cùng với sự phát triển giáo dục, phòng trào xây dựng đời sống văn hoá mới cũng hết sức được chú trọng. Việc xây dựng các làng văn hoá, gia đình văn hoá đã trở thành trào lưu. Các thủ tục mê tín dị đoan, các tai tệ nạn xã hội. Các thuần phong mỹ tục, phòng trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh( toàn xã có 151 liệt sỹ, 299 thương binh các loại, 2 mẹ Việt Nam anh hùng, xã được nhà nước phong tặng danh hiệu lực lượng vũ trang nhân dân), ... đều được chăm lo phát triển. Xã được UBND Tỉnh công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn văn hoá. 2. Một số nét khái quát về Trường Tiểu học Thanh Lĩnh: Năm 1972 Bộ giáo dục nhập cấp 1 và cấp 2. Trường được Ty giáo dục Tỉnh Nghệ An chọn làm trường thí điểm nhập cấp của Tỉnh. Cùng với trường cấp II trường được mang tên Trường cấp I, II Thanh Lĩnh. Năm 1992 Trường được tách cấp Theo Quyết định của UBND Huyện - trên mảnh đất Đền Tư từ đấy có hai trường bên cạnh nhau - Trường Tiểu học và Trường THCS. Từ đó đến nay trường không ngừng củng cố, xây dựng phát triển theo đường lối giáo dục của Đảng, chủ trương và hoạch định của các cấp giáo dục đồng thời gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của địa phương. Quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng, hiện nay khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát, khang trang, sạch đẹp bàn ghế học sinh đúng kích cỡ, phù hợp với lứa tuổi. - Quán triệt một cách đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ phổ cập cấp 1. Trường đã vận động học sinh đi học đúng độ tuổi, không để học sinh bỏ học giữa chừng đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác tuyên truyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ ở địa phương về chủ trương và các biện pháp phổ cập. Thống kê chính xác, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên nắm bắt những biến động, tìm biện pháp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> giải quyết khắc phục kịp thời. Trường đã được Tỉnh công nhận là đơn vị phổ cập cấp 1 vào năm 1990. Năm 2010 Xã Đạt các tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT: Mức độ: 2. - Từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2005 - 2006 liên tục trường đạt danh hiệu Tiên Tiến Xuất sắc. Năm học: 1992 - 1993 được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen, năm học 1995 -1996 được Bộ trưởng BGD&ĐT tặng bằng khen, Đặc biệt ngày 02 tháng 02 năm 2002 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn I. Ngày 5 tháng 02 năm 2002 được UBND Tỉnh trao Bằng đơn vị đạt Đơn vị văn hóa cấp Tỉnh. Ngày 02 tháng 8 năm 2010 trường được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ II. Chi bộ luôn luôn đạt Trong sạch vững mạnh và được đảng bộ Huyện Thanh Chương tặng Giấy Khen. Công đoàn, Liên đội luôn đạt vững mạnh xuất sắc cấp huyện. 2.1. Về tình hình học sinh(năm học: 2011-2012): Toàn trường. Trong đó. Tổng số. Khối 1. Khối 2. Khối 3. Khối 4. Khối 5. Số lớp. 13. 3. 3. 2. 2. 3. Số học sinh. 341. 72. 68. 71. 70. 71. Trong đó: - Nữ. 158. 36. 31. 40. 23. 28. - HS khuyết tật. 2. 0. 0. 0. 0. 2. - Con TB-BB. 4. 1. 0. 0. 1. 2. - GĐ Khó khăn. 21. 3. 4. 7. 2. 5. Quy mô trường lớp ôn định số lượng lớp và học sinh mấy năm gần đây luôn dao động từ 12 - 14 lớp, số học sinh cũng tù 300 – 400, số học sinh diện khuyết tật vẫn còn, học sinh con gia đình gặp nhiều khó khăn vần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. 2.2. Về tình hình đội ngũ(năm học 2011-2012): Đảng viên. Trình độ đào tạo. Chức danh. Số lượng. T.Số. TCCT. Hiệu trưởng. 1. 1. 1. 1. Phó HT. 1. 1. 1. 1. S.Cấp. ĐH. CĐ. TC. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TPT Đội. 1. 0. 0. 0. 1. Giáo viên. 19. 14. 0. 14. 14. 4. 1. Nhân viên. 3. 1. 0. 1. 0. 0. 3. Tổng. 25. 17. 2. 15. 17. 4. 4. Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đảm bảo đủ theo định biên, tỷ lệ trên chuẩn cao, số lượng đảng viên chiếm phần lớn. Tinh thầy gương mẫu, tính tự giác và ý thức trách nhiệm cao. Số lượng độ ngũ trẻ chiếm phần lớn tuổi đời từ 35 - 40. Tuổi nghề 10 năm trở lên. 2.3. Về cơ sở vật chất của trường: Diện tích khuôn viên: 8098 m2 ; Diện tích sân chơi, bãi tập: 2251 m2 - Phòng học văn hoá: 13. - Văn phòng Hội đồng:. - Phòng Hiệu trưởng: 01. - Phòng Phó hiệu trưởng: 01. - Phòng đội:. - Phòng Hành chính:. 01. - Phòng Truyền thống: 01. - Phòng vi tính:. 01. - Phòng Âm nhạc:. 01. - Phòng Ngoại ngữ:. 01. - Phòng GDTC:. 01. - Thư viện -Thiết bị:. 02. - Phòng công đoàn:. 01. - Phòng YTHĐ:. 01. - Phòng bảo vệ:. 01. - Nhà để xe:. 02. 01. 01. - Bàn ghế học sinh đúng quy cách: 220 bộ; Công trình vệ sinh:. 02. 2.4. Trang thiết bị phục vụ dạy - học: - Số lượng sách, tài liệu tham khảo dành cho GV: 1186 cuốn; Số lượng sách, tài liệu tham khảo dành cho HS: 1115 cuốn; Các loại tạp chí, báo: 251 cuốn; Sách pháp luật, đạo đức: 129 cuốn; Sách thiếu nhi, truyện đọc: 1002 cuốn. - Tủ đựng thiết bị và các thiết bị dạy học trên lớp, bảng,... đầy đủ theo quy định; Hệ thống điện chiếu sáng, quạt, nước sạch đảm bảo. - Máy tính nối mạng Internet: 19 máy; Máy chiếu và hệ thống máy chiếu gắn cố định ở các phòng học: 04 phòng; Ti vi: 02 chiếc; Đầu đĩa: 02 chiếc; Loa máy: 02 bộ 3. Những kết quả đã đạt được của phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3.1 Những kết quả và nguyên nhân đạt được: 3.1.1. Những kết quả đạt được: Qua thời gian áp dụng giải pháp “ Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Trường Tiểu học Thanh Lĩnh – Thanh Chương đã thu được kết quả đáng kể: - Môi trường cảnh quan nhà trường được đánh giá là một trong những trường có cảnh quan sư phạm đẹp trên địa bàn huyện Thanh Chương: Khuôn viên thoáng mát, sân chơi bãi tập được qui hoạch đảm bảo tiêu chuẩn qui định của bộ GD&ĐT. Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ và kiên cố: 2 dãy nhà hai tầng(22phòng) khang trang sạch đẹp, thoáng mát có đầy đủ các trang thiết bị, riđo,... đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học văn hoá cũng như các môn năng khiếu: như âm nhạc; thể dục, mĩ thuật, các môn tin học, ngoại ngữ; các phòng chức năng khác; một dãy nhà cấp 4 phía sau dành cho phòng kho, Phòng giáo dục thể chất, Nhà văn phòng rộng rãi; Nhà bảo vệ kiên cố, hai dãy nhà để xe; hai nhà vệ sinh kiên cố đảm bảo hợp vệ sinh. Sân chơi đều được láng bêtông. Bãi tập thoáng, đảm bảo an toàn. Hệ thống cổng trường và bờ rào được xây bao khép kín diện tích của trường đảm bảo an toàn và an ninh trường học. - Phong trào dạy và học luôn được chú trọng, phương pháp dạy học đổi mới tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiệu quả, chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt. Chất lượng dạy học nhà trường tăng lên rõ rệt: chất lượng đại trà đạt 100%; Trong đó 75% trở lên học sinh khá giỏi, số học sinh giỏi Tỉnh môn tiếng Anh đạt 2 em, HSG huyện 38 em. Trong kỳ thao giảng giáo viên dạy giỏi cấp huyện có 6 Đ/c đạt GVDG huyện. đặc biệt Trong kỳ GVDG Tỉnh tháng 3/ 2011 trường có 1 giáo viên đạt giải( nằm vào tốt 8 giáo viên tiêu biểu nhất: Cô giáo Ngô Thị Châu). Một số kết quả cụ thể: + Chất lượng giáo dục từ năm 2009 - 2010 đến hết học kì 1 năm học 2011 – 2012. Duy trì sĩ số và phổ cập. Năm học. Danh T số hiệu Lớ học trườn p sinh DTS g. 2009-2010 Tiên. 12. 329. Chất lượng văn hoá. Chất lượng GD đạo đức TH. Phổ S(%) cập. G. K. TB. Y. ĐĐ( %). 100. 10. 12. 97. 0. 100. MĐ2. Học sinh giỏi. THC ĐĐ. Huyệ n. Tỉnh. 0. 22. 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tiến 2010-2011 Tiến. 3. 12. 332. 100. MĐ2. 11 6. 13 3. 83. 0. 100. 0. 13. 341. 100. MĐ2. 15 7. 10 8. 74. 0. 100. 0. Tiến 2011-2012. 9. 2. 27. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1, công tác duy trì sĩ số luôn đạt tỉ lệ cao(100%) và PCGDTHĐĐT đạt mức độ: 2. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, học sinh giỏi các cấp năm sau nhiều hơn năm trước. Trong những năm qua, chất lượng học sinh giỏi của trường luôn luôn nằm tốp đầu các Trường Tiểu học của huyện. + Chất lượng đội ngũ giáo viên: Năm học. T số. Trình độ đào tạo. Chất lượng chuyên môn. Giáo giỏi. viên. ĐH. CĐ. TC. G. K. TB. Y. Huyện Tỉnh. 2009-2010. 17. 10. 5. 2. 5. 21. 0. 0. (KTC.Thi). (KTC.Thi). 2010-2011. 19. 12. 5. 2. 6. 13. 0. 0. 6. 1. 2011-2012. 20. 14. 5. 1. 8. 12. 0. 0. Đội ngũ GV của trường có trình độ trên chuẩn cao (chiếm 95,0 %). Hầu hết họ đều yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chịu khó học hỏi, thường xuyên nghiên cứu, tự học tự rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Số lượng giáo viên tham gia dự thi dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp đạt tỉ lệ cao. - Chương trình giáo dục kĩ năng sống được chỉ đạo và đưa vào dạy lồng ghép. Nên kỹ năng sống của học sinh được thể hiện tốt hơn: Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp ứng xử, đoàn kết thương yêu, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, biết tự chăm sóc cá nhân, không xảy ra những hiện tượng đánh đập, chửi bới trong nhà trường, đối xử thân thiện gọi “ Bạn” xưng “ tôi”; Biết tự bảo vệ sức khoẻ bản thân và phòng tránh những thói hư tật xấu, tệ nạn học đường. - Các hoạt động Đội – Sao được đẩy mạnh cùng với các hoạt động tập thể được tổ chức sôi nổi, thiết thực: Thi trò chơi dân gian, hát dân ca vào thứ hai đầu tuần dưới.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cờ sau đó chung kết toàn trường vào 26/3 gây được sự hứng thú chờ đợi tham gia cho học sinh; Thi kể chuyện theo sách vào dịp 8/3; giao lưu sinh hoạt sao, nghi thức … - Giáo viên, học sinh nâng cao hiểu biết về truyền thống, di tích lịch sử các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh trên quê hương ( Tỉnh, huyện, xã ); Ý thức chăm sóc các di tích lịch sử, công trình văn hoá trên địa bàn được phát huy tích cực, thường xuyên; tấm lòng biết ơn đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng được thể hiện rõ nét thông qua việc thăm tặng quà các gia đình vào dịp 27/7, 22/12, giúp đỡ các bạn học sinh con của các gia đình thương binh, liệt sĩ trong trường. Chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của xã thường xuyên, thăm tặng quà cho 1 mẹ Việt Nam anh hùng và 5 gia đình chính sách dịp 27/7. 3.1.2. Nguyên nhân đạt được các thành tích trên: - Nhờ sự chỉ đạo sát sao thường xuyên, kiểm tra đánh giá kịp thời những tồn tại trong triển khai thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ban lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương và của cấp trên. Khen thưởng động viên khích lệ kịp thời giáo viên, học sinh hoặc lớp đạt thành tích cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Sự quan tâm nhận thức tốt ý nghĩa, mục đích của phong trào; ý thức tích cực tự giác thực hiện các nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của giáo viên, học sinh trong nhà trường. - Sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành đoàn thể tại địa phương, hội cha mẹ học sinh. - Các thành viên trong nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. 3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân: 3.2.1. Những mặt hạn chế: - Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá hiện đại hoá. Chưa có nhà đa chức năng, cơ sở vật chất để tổ chức bán trú cho học sinh cũng chưa đáp ứng được. - Công trình vệ sinh tuy đã có chỗ riêng cho học sinh và giáo viên nhưng chưa thường xuyên sạch sẽ. - Học sinh vẫn còn e dè chưa mạnh dạn trong giao tiếp ứng xử, trang phục của một bộ phận học sinh chưa đẹp còn sơ sài khi đến trường. - Phương pháp dạy học của một số giáo viên còn cứng nhắc, ứng xử với học sinh đôi lúc còn nóng vội..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Quy mô tổ chức còn đơn điệu, thời gian dành cho hoạt động hạn chế nên chất lượng các cuộc thi cấp trường về hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thật tốt. - Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên tổ chức cho học sinh tham quan ngoại tỉnh chưa thực hiện được. - Về các mối quan hệ: Thực trạng. Tốt. Khá. Chưa đồng đều hiệu quả. Còn phức tạp thiếu gắn kết. Tác động của Xã hội với sự nghiệp GD. 42 %. 31%. 20%. 7%. Quan hệ gia đình và nhà trường. 50%. 35%. 10%. 5%. Những hoạt động phối hợp của trưòng. 70%. 21%. 9%. 0. Mối quan hệ. Các mối quan hệ có tác động rất lớn đến phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tạo được mối quan hệ tốt thì hiệu quả chất lượng của phong trào càng lớn. Tuy vậy sự đồng đều về hiệu quả và sự gắn kết cũng đang còn nhiều hạn chế. - Môi trường, công trình vệ sinh: Nội dung. Tốt, đầy đủ. Khá, còn phải hoàn thiện. TB, thiếu. Yêú,không đảm bảo. Cây xanh bóng mát. 80%. 20%. 0. 0. Công trình vệ sinh. 85%. 15%. 0. 0. Ý thức giữ gìn vệ sinh. 65%. 35%. 0. 0. Cảnh quan môi trường, công trình vệ sinh ngày càng được quan tâm đầy tư dày công và nâng cao chất lượng giá trị sử dụng và thẩm mỹ tạo cảnh quan môi trường thoáng mát, sạch sẽ tạo bầu không khí trong lành. Tuy nhiên cần phải hoàn thiện hơn, cần có quy hoạch tổng thể mang tính lâu dài và nâng cao ý thức tốt hơn nữa. - Các hoạt động gắn liền với địa phương: Nội dung hoạt động. Tốt. Khá,chưa phong phú. Trung bình, tình thế. Yêú, không hoạt động. Chính trị xã hội. 60%. 40%. 0. 0. Lịch sử. 70 %. 30%. 0. 0. Văn hoá. 80%. 20%. 0. 0.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Y tế, môi trưòng. 80%. 20%. 0. 0. Tuyên truyền về giáo dục. 70%. 30%. 0. 0. Các hoạt động chính trị, văn hoá xã hội, y tế, môi trường và công tác tuyên truyền về giáo dục có tác động rất lớn nó gắn kết với nhau và góp phần tạo động lực thúc đẩy môi trường giáo dục lành mạnh nâng cao chất lượng phát triển toàn diện cho đơn vị. Song để phát huy hết chất lượng của các hoạt động cần tạo ra nhiều hình thức và nội dung cũng như cách thức tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng để đem lại hiệu quả cao nhất. 3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên: - Do cơ chế thay đổi của nhà nước không thu tiền xây dựng trường học mà vận động nhân dân tự đóng góp nên nguồn ngân sách không chủ động theo kế hoạch nhu cầu cần có. - Một số bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các ngành liên quan và nhân dân chưa thấy hết tầm quan trọng của việc “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực “ ở nhà trường. - Sự phối hợp, phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các tổ chức, ban ngành và đoàn thể chưa thật cụ thể, chưa có sự phối hợp chặt chẽ. - Nội dung các hoạt động tập thể còn đơn điệu, hình thức, kĩ năng tổ chức hoạt động còn thiếu hấp dẫn chưa thực sự lôi cuốn được học sinh. Bên cạnh đó còn là thói quen trong học sinh về thu động, chưa thể hiện rõ sáng tạo kể cả trong cách học cũng như trong các hoạt động. - Đặc điểm học sinh vùng nông thôn nên ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, kinh tế của nhân dân một số hộ gia đình chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em dẫn đến sự quan tâm hời hợt. 4. Những vấn đề cần tập trung giải quyết: - Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân các nhà hảo tâm doanh nghiệp đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường để tiếp tục nâng cấp nhà để xe, thay nề xi măng bằng gạch blốc trên sân trường, xây nhà đa chức năng. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đồng bộ từ gia đình đến nhà trường và các tổ chức đội thiếu niên, đoàn thanh niên..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tấp huấn, tổ chức chuyên đề nâng cao trình độ tay nghề, phương pháp dạy học cho giáo viên. - Tạo các sân chơi bổ ích lý thú để thu hút học sinh vào các hoạt động vui chơi lành mạnh tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp. - Tiếp tục triển khai cho học sinh gắn bó với các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca của các vùng miền,... CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI: 1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG: Phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo” và thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng các nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, đúc rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá... kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã được thống nhất, đặc biệt cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong Nhà trường đã được cụ thể hoá trong quy chế. 1.1. Tổ chức đánh giá kết quả đạt được của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong thời gian qua và tiếp tục thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực” theo chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông gia đoạn 2008-2013. tới tất cả cán bộ giáo viên, học sinh và quyết định tham gia phong trào này ngay từ đầu năm học. 1.2. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức: Ban văn hoá - thể thao, Đoàn Thanh niên xã Thanh Lĩnh, các ban ngành liên quan tại địa phương cùng với Nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - Có kế hoạch cùng với Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện - học sinh tích cực. 1.3. Thành lập Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”: - Ngay từ đầu năm học, gồm các đồng chí Trong BGH, đại diện BCH Công đoàn, TPT, BCH Chi Đoàn thanh niên, các Tổ trưởng - khối trưởng chuyên môn và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để tham mưu, tư vấn, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch. 1.4. Tiếp tục duy trì và giữ vững trường học Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn: Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, CB-GV-CNV và học sinh tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường. 1.5. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập: Tiếp tục tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy. 1.6. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: - Thông qua các giờ dạy, hoạt động để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo mhóm. - Rèn sức khoẻ, ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác. - Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1.7. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương: - Nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của xã, thực hiện lồng ghép với các môn học để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh. - Phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương . 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO TỪNG NỘI DUNG “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI: Giải pháp 1: Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp an toàn: - Tu sửa, mua sắm CSVC, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ... Sửa chữa hệ thống điện, nước, bàn ghế, phòng học, phòng thực hành, sân bãi, xây nhà đa chức năng, đầu tư xây dựng các trang thiết bị tổ chức bán trú cho học sinh,..... đảm bảo an toàn, sạch đẹp và văn minh. - Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh sạch đẹp của Bộ Giáo dục, phát động CB - GV - CNV và học sinh tiếp tục ủng hộ, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát từ ngoài đường, vào sân trường cho đến các phòng học, phòng làm việc và vườn trường. - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh các nhân và vệ sinh trong trường học. Mỗi một học sinh luôn luôn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, mặc đồng phục theo đúng quy định. Không vẽ bẩn hay làm giây bẩn lên tường, bàn học, lên sách vở, đồ dùng học tập... - Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Không mang quà vặt đến trường để ăn, ý thức thu gom gầy loại sau mỗi buổi học. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp. Gom rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi. - Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh giữ vệ sinh chung ở khu vệ sinh. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cho học sinh quy trình sử dụng các thiết bị vệ sinh trong nhà vệ sinh để từ đó các em nắm rõ những quy định khi đi vệ sinh và gắn các quy định đó ở ngay khu vực nhà vệ sinh để luôn luôn nhắc nhở các em thực hiện tốt các quy định khi đi vệ sinh tránh gây bẩn và ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng trường học thân thiện..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Một trường học thân thiên thì kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh. Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo một môi trường thân thiện và an toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt động ngoài trời. - Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận. Tìm cây xanh, hoa lá, tranh trang trí trong lớp. Quan trọng là tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận: hình như, có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều. - Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giản, sảng khoái … Chính vì lẽ đó chúng tôi đã phát động chăm sóc khuôn viên nhà trường bằng hình thức thi đua giữa các lớp, giao công việc này cho tổng phụ trách đội đảm nhiệm: phân công khu vực chăm sóc bồn hoa cây cảnh cho từng khối lớp hàng tháng chấm điểm thi đua; mỗi học kỳ, cuối năm học bình xét lớp xuất sắc nhất để khen thưởng. - Trong trường học hai hoạt động chính đó là dạy và học. Hai hoạt động này thực hiện chủ yếu trong lớp học nhưng môi trường học tập này thật đơn điệu và kém hấp dẫn. Trang bị trong một lớp học phổ biến ngoài bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bục giảng, bảng đen, giá để mũ nón cuối lớp và bốn bức tường. Học sinh phải ngồi trong lớp học cả ngày trong hàng năm trời thì tránh sao khỏi nhàm chán. Học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo sở thích của các em. Hãy để các em trang trí lớp học bằng tranh ảnh hay các vật trang trí khác để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc học tập ở nhà của các em để tạo thêm hứng thú học tập cho các em. Hãy để các em tự nêu ra khẩu hiệu học tập và rèn luyện cho chính các em. Chúng tôi đã phát động cuộc thi “ Lớp học thân thiện” cho các lớp đăng ký đầu năm và cuối năm kiểm tra đánh giá kết quả. Với định hướng dành những góc riêng để trưng bày các sản phẩm, tác phẩm các em tự sáng tác trong các lãnh vực thủ công, mỹ thuật, tập viết,...để kích thích các em thi đua sáng tạo, thi đua học tập tốt.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> để có được sản phẩm đẹp, tác phẩm hay và tự được dán, trưng bày cho các bạn cùng lớp xem đã tạo được một môi trường lớp học thân thiện như ở nhà của mình. Giải pháp 2: Dạy và học có hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập: - Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm; Khuyến khích được sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Chú trọng giúp đỡ học sinh học yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh làm chủ quá trình học tập của mình, biết đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học cũng như tham gia các hoạt động giáo dục có hiệu quả ngày càng cao. - Để thực hiện được điều đó chúng tôi đã chỉ đạo tăng cường dự giờ thăm lớp qua hình thức đột xuất để đánh giá được thực chất sự quan tâm của thầy cô giáo với mọi đối tượng học sinh. Từ đó góp ý bổ sung phương pháp dạy học phù hợp, hiêu quả mọi đối tượng học sinh. - Tổ chức các đợt thực tập chuyên đề cử giáo viên có năng lực tốt thiết kế giờ dạy chuẩn theo mô hình dạy phân hoá đối tượng vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong 1 giờ dạy cụ thể cho toàn trường dự đút rút kinh nghiệm; Hay tổ chức chuyên đề theo cụm trường dạy học ứng dụng công nghệ thông tin: dạy học bằng giáo án điện tử. - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học, mỗi đồng chí giáo viên đều đăng kí ít nhất 1 tiết dạy điển hình được thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để cả BGH - GV toàn trường cùng thăm lớp dự giờ trao đổi đúc rút kinh nghiệm. - Phát động các phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Tạo động lực, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đăng kí tham gia giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện và tỉnh. - Nâng cao chất lượng các câu lạc bộ như: Olympic Toán tuổi thơ, Hoa trạng nguyên nhỏ tuổi, em yêu Tiếng Việt, Đồ-rê-mí Âm nhạc, câu lạc bộ Anh văn, .... Các hoạt động khác như: rung chuông vàng, các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, ....... Nhằm tạo bầu không khí vui nhộn bổ ích trong học tập và các em được bày tỏ năng khiếu của mình. Giải pháp 3: Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: - Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; các giờ dạy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần ... với nội dung thiết thực.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> bổ ích như văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, kể chuyện để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh. Chú trọng tất cả các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung ở một số em có kỷ năng điều hành, tổ chức và quản lý cho học sinh. - Chú trọng thực hiện nghiêm túc chương trình bộ môn thể dục, rèn luyện thể chất giáo dục rèn sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ; tập huấn và luyện tập các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác. - Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá; tự đấu tranh để chống hình thành các băng nhóm tội phạm, phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập thể lành mạnh không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: - Chỉ đạo hoạt động đội trong nhà trường có kế hoạch cụ thể phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi nhân các ngày lễ lớn như 26/3; 20/11; 22/12... với nội dung bổ ích thiết thực dưới dạng sân chơi “ Rung chuông vàng” hay “ đối mặt ” “ Ô chữ kỳ diệu ” ... để thay đổi hình thức học tập nhàm chán trên lớp, tạo được môi trường học tập hứng thú góp phần bổ sung nâng cao kiến thức toàn diện cho học sinh. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ngoài giờ lên lớp, cần đa dạng các hình thức tổ chức, nội dung sinh động phù hợp với từng khối lớp, đem lại sự thoải mái vui tươi bổ ích cho các em làm tăng hưng phấn trong học tập. Hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người. - Cùng với tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được đưa vào trong thời khoá biểu mỗi tuần 1 tiết( tháng 4 tiết theo quy định) do giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức và quản lý. Chủ đề của tiết học được đi theo từng thàng, từng tuần cụ thể có những mốc kỷ niệm trong toàn quốc như tháng 11 có chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, tháng 12 có chủ đề “Chú bộ đội của em”… Khác với những bài học nặng tính lý thuyết, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được các trường tổ chức với nhiều hình thức sinh động như tọa đàm, thảo luận, đố vui, trò chơi… Thông qua các trò chơi sôi động, các hoạt động tập thể mang tính thi đua, các em sẽ có thêm những hiểu biết về lịch sử, về những giá trị truyền thống của dân tộc, về phẩm chất tốt đẹp của con người. - Việc tổ chức học ngoài sân trường đòi hỏi các thầy cô phải tốn nhiều công sức hơn, nhất là khâu tổ chức và quản lý. Ngoài ra giáo viên phụ trách phải thiết kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các em nhàm chán. Đây là công việc thường được.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ban giám hiệu giao cho chi đoàn giáo viên. Họ là những thầy cô mới ra trường, còn trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động biết tổ chức quản trò nên luôn có sức hút đối với học sinh. Không thể thiếu vai trò giáo viên chủ nhiệm . - Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng khởi cho học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi của các em. Các giờ học đó nếu không cho học sinh chép bài thì giáo viên cũng “tận dụng” để sinh hoạt chủ nhiệm vì thế thời lượng 40 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi giờ học đến. Ngoài các trò chơi vận động, giáo viên nên tổ chức các hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng khiếu của từng học sinh. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu giáo viên không biết bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh nổi bật, ít quan tâm tới những em khác thì tác dụng giáo dục cũng như giáo dưỡng sẽ phiến diện nhất là các trường tổ chức học giữa sân trường. Để phát huy tính tích cực của học sinh, cần mạnh dạn cho học sinh đứng ra điều hành các tiết học này. Các em sẽ tự thiết kế chương trình, tự đứng ra tổ chức tiết học như vai trò của một giáo viên. Cách làm này sẽ giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn trước đám đông và rèn luyện tốt kỹ năng ứng xử trong cuộc sống. Những trò chơi lấy từ trên mạng hoặc qua các game show truyền hình được các em vận dụng rất linh hoạt gây nhiều hứng thú cho học sinh. Thế nhưng kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm. Cần tổ chức nhiều tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mẫu tại một số lớp để giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, các trường đến học tập và trao đổi kinh nghiệm. Những tiết học này cũng là một cách tập huấn kỹ năng tổ chức, quản lý cho đội ngũ giáo viên để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự có hiệu quả. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giải pháp 5: Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương: - Chủ động phối hợp với ban quản lý nghĩa trang xã để tổ chức cho học sinh lao động, chăm sóc theo hàng tháng góp phần làm cho nghĩa trang được sạch đẹp tôn nghiêm , giáo dục, tuyên truyền cho các em ý thức uống nước nhớ nguồn, Noi gương ý chí và tinh thần của những người đã khuất để phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nhân cách của mình.. - Tổ chức sinh hoạt, giã ngoại, báo cáo truyền thống... ngay trên đất Thanh Lĩnh và các di tích lịch sử trong huyện như: đền bà Chúa, đền Bạch Mã, đình Võ Liệt,... hoặc quê Bác để cho các em có điều kiện gần gũi hơn với khu di tích, gắn bài.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> học với thực tiển để giáo dục truyền thống văn hoá, dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả. - Phát động nhiều phong trào và các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử xây dựng quê hương, đất nước, các anh hùng, về anh bộ đội cụ Hồ, tìm hiểu về các di tích lịch sử, các công trình văn hoá cách mạng ở địa phương. KẾT LUẬN: Trường học thân thiện, trước hết, phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi, nhất là cấp Tiểu học, cấp THCS là các cấp học phổ cập giáo dục, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục đối với địa phương. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào về tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán..., kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha và khả năng học tập. Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, không để hoc sinh bỏ học, nếu có thì phải vận động những học sinh đã bỏ học lại đến trường kịp thời, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh tận tâm cưu mang, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đẩy mạnh cách thức tổ thức và các biện pháp giáo dục để giúp học sinh phát triển toàn diện. Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện” nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường học thân thiện không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu lâu dài, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc phục yếu kém, thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia. KIẾN NGHỊ: - Bộ GD&ĐT cần có chính sách hỗ trợ kịp thời thích đáng cho ngân sách giáo dục từng địa phương để đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại. - Chính quyền địa phương cần ưu tiên hàng đầu xây dựng kế hoạch tu bổ xây dựng cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục. Phối hợp thường xuyên tích cực với nhà.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> trường trong công tác tuyên truyền vận động ủng hộ các chủ trương của đảng về công tác giáo dục. - Nhà trường cần phát huy tối đa nội lực để thu hút ngoại lực nhằm xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả cao nhất. - Chất lượng dạy học là yếu tố hàng đầu để thu hút học sinh tham gia học tập, phụ huynh ủng hộ tích cực với mọi chủ trương chính sách của nhà trường. Vì vậy đội ngũ giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy, trau dồi năng lực chuyên môn để xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” hiệu quả. Tôi chân thành cảm ơn ! Thanh Lĩnh, ngày 18 tháng 3 năm 2012 HỌC VIÊN:. Nguyễn Sỹ Dương TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. 2. Kế hoạch 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về Triển khai phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013. 3. Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT giữa Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch - Bộ GD-ĐT – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 19/8/2008 về phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013; 4. Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An; Hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Chương về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; 5. Hỏi đáp 24 câu hỏi về trường học thân thiện, học sinh tích cực..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 6. Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực – Nhà xuất bản Giáo dục. Tác giả: Vũ Bá Hoà (chủ biên), Đỗ Quốc Anh, Nguyễn Đình Mạnh, Huỳnh Công Minh, Bùi Tất Tươm (biên soạn).. MỤC LỤC Nội dung. Trang. Lý do chọn đề tài. 1. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.. 2. 1. Cơ sở lý luận của việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.. 2. 1.1. Thế nào là trường học thân thiện ?. 2. 1.1.1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là:. 2. 1.1.2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau.. 2. 1.1.3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh.. 3. 1.1.4. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ. 3.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng. 1.2. Thế nào là học sinh tích cực ?. 4. 1.3. Các văn bản chỉ đạo của các cấp.. 4. 1.4. Nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.. 5. 1.4.1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn.. 5. 1.4.2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.. 5. 1.4.3. Rèn kỹ năng sống cho học sinh.. 5. 1.4.4. Phát huy các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường.. 5. 1.4.5. Chỉ đạo chăm sóc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của quốc gia và ở địa phương.. 6. 2. Cơ sở thực tiễn của việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.. 6. Chương II: Thực trạng về việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.. 7. 1. Một số nét khái quát về xã Thanh Lĩnh.. 7. 2. Một số nét khái quát về Trường Tiểu học Thanh Lĩnh.. 8. 2.1. Về tình hình học sinh.. 9. 2.2. Về tình hình đội ngũ.. 9. 2.3. Về cơ sở vật chất của trường.. 10. 2.4. Về trang thiết bị phục vụ dạy - học.. 10. 3. Những kết quả đã đạt được của phong trào việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh.. 10.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 3.1. Những kết quả và nguyên nhân đạt được.. 10. 3.1.1. Những kết quả đạt được.. 10. 3.1.2. Nguyên nhân đạt được các thành tích trên.. 13. 3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.. 13. 3.2.1. Những mặt hạn chế.. 13. 3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên.. 15. 4. Những vấn đề cần tập trung giải quyết.. 15. Chương III. Một số giải pháp chỉ đạoc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh trong thời gian tới.. 16. 1. Một số giải pháp chung. 16. 1.1.Tổ chức đánh giá kết quả đạt được của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua và tiếp tục thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.. 16. 1.2. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyến đia phương.. 16. 1.3. Thành lập Ban chỉ đạo về việc tổ chức thực hiện “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.. 17. 1.4. Tiếp tục duy trì và giữ vững trường học Xanh - sạch - đẹp.. 17. 1.5. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập.. 17. 1.6. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.. 17. 1.7. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.. 17. 2. Một số giải pháp cụ thể cho từng nội dung “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Thanh Lĩnh trong thời gian tới.. 18. Giải pháp 1: Xây dựng trường, lớp Xanh - sạch - đẹp.. 18. Giải pháp 2: Dạy và học có hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập.. 19.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Giải pháp 3: Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.. 20. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.. 21. Giải pháp 5: Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.. 22. Kết luận. 23. Kiến nghị. XÁC NHẬN CỦA NƠI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................. Thanh Lĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2012 HIỆU TRƯỞNG:. Nguyễn Thị Cần Thơ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ................................................................................................................................................................. Vinh, ngày 22 tháng 3 năm 2012 NGƯỜI HƯỚNG DẪN:. Thạc sỹ: Bùi Thị Thu Hương.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

×