Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghệ thuật phù điêu hoành tráng việt nam giai đoạn 1985 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

PHẠM XUÂN KHÁNH

NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1985-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Hà Nội – 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Cxb
Gs.
H
Http
Nxb
Pgs
Tp
Tr


TS

: Cục xuất bản
: Giáo sư
: Hình
: HyperText Transfer Protocol
: Nhà xuất bản
: Phó giáo sư
: Thành phố
: Trang
: Tiến sĩ


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Bảng chữ cái viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 8

7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHỆ
THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 –
2015 ................................................................................................................. 10
1.1. Khái niệm phù điêu hoành tráng .............................................................. 10
1.1.1. Khái niệm phù điêu ............................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm hoành tráng .......................................................................... 12
1.2. Chức năng của phù điêu hoành tráng ....................................................... 15
1.3. Khái quát phù điêu hoành tráng Việt Nam .............................................. 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÙ ĐIÊU HOÀNH
TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015. .......................................... 22
2.1. Nội dung phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 – 2015 ........... 22
2.1.1. Vinh danh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa ...................... 22
2.1.2. Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ........................................................... 24


2

2.1.3. Đề tài sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng của dân tộc ...................... 26
2.1.4. Đề tài những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hoá, kinh tế ....... 28
2.2. Hình thức của phù điêu hồnh tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015 . 29
2.2.1 Bố cục phù điêu hoành tráng.................................................................. 30
2.2.2. Đường nét trong phù điêu hồnh tráng ................................................. 32
2.2.3. Hình khối của phù điêu hồnh tráng ..................................................... 33
2.2.4 Khơng gian của phù điêu hồnh tráng ................................................... 35
2.2.5. Phong cách sáng tác của các tác giả phù điêu hoành tráng................... 38
2.2.6. Các thể loại phù điêu ............................................................................. 38
2.2.7. Chất liệu của phù điêu hoành tráng....................................................... 39

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 41
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÙ ĐIÊU
HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015. ........................... 42
3.1. Thành công của nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn
1985 - 2015...................................................................................................... 42
3.2. Hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 - 2015 ....... 45
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 60
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 82
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... 98


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới nghệ thuật phù điêu hoành tráng xuất hiện từ thờ cổ đại,
trung đại, cận đại từ Đông sang Tây với những thời kì phồn thịnh và rực rỡ.
Các phù điêu hoành tráng xuất hiện dưới dạng hoạt cảnh tái hiện lại cho các
đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, đấu trường, đài kỉ niệm, tưởng niệm. Nhằm đáp
ứng cho nhu cầu phục vụ vương quyền, thần quyền, truyền tải những tư tưởng
về tôn giáo, thẩm mỹ của xã hội. Phù điêu hoành tráng được phát triển rất đa
dạng ở nhiều lĩnh vực qua nhiều thời kì lịch sử nhưng nó cũng được định hình
và mang đặc trưng văn hóa kinh tế chính trị từng quốc gia từng khu vực và
từng vùng lãnh thổ.
Phù điêu hồnh tráng phương Đơng từ cổ đại đến cận đại đều phục vụ
cho thần quyền và vương quyền ở các đền đài, chùa chiền, lăng tẩm của vua

chúa, tập trung vào tơn giáo, tín ngưỡng với lối tạo hình dàn trải theo chiều
ngang, rất linh thiêng lan tỏa từ bên trong, thể hiện theo phong cách ẩn dụ,
ước lệ. Phù điêu hồnh tráng phi tơn giáo chưa phát triển do kinh tế, khoa
học chưa phát triển mấy.
Phù điêu xuất hiện ở Việt Nam từ lâu trong các cấu kiện kiến trúc đình
làng, chùa chiền, lăng tẩm nhưng được thực hiện với kích thước nhỏ. Phù
điêu hồnh tráng là một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện ở Việt Nam vào
những năm cuối thập niên 80. Trước năm 1985 nền kinh tế cịn chưa phát
triển nên những cơng trình phù điêu hồnh tráng khơng được chủ trọng. Tuy
nhiên trong những năm 1985 trở lại đây, đất nước thống nhất kinh tế phục
hồi, phù điêu hồnh tráng có cơ hội phát triển với số lượng lớn.
Đã có những học giả, nhà điêu khắc, nhà phê bình đã đề cập và nghiên
cứu những khía cạnh của điêu khắc hồnh tráng Việt Nam và được đề cập rất
nhiều qua các hội thảo khoa học, nhưng thực sự vẫn chưa có cơng trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm loại hình nghệ thuật này. Do đó tác giả


4

chọn đề tài Nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015
để nghiên cứu đặc điểm của nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai
đoạn mới phát triển này. Nhằm khẳng định những thành công mà phù điêu
hoành tráng Việt Nam đã đạt được, đồng thời cũng đưa ra những mặt hạn chế
của phù điêu hồnh tráng gặp phải.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên tập và
Cục Xuất bản của Bộ Thông Tin và Truyền thông (2010), biên soạn Cuốn
Tượng đài và tranh hoành tráng, Cxb Cục Xuất bản của Bộ thông Tin và
Truyền thông, Hà Nội. Giới thiệu những tác phẩm tượng đài và tranh hoành
tráng từ xưa đến nay của một số nhà điêu khắc nổi tiếng trong nước.

Bộ văn hóa – Thơng tin biên soạn cuốn Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam thế
kỉ XX, Nxh, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội giới thiệu khái quát các giai đoạn
phát triển của điêu khắc Việt Nam.
Bộ văn hóa – Thông tin (2005), biên soạn cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam
1, Nxb từ điển bách khoa. Giới thiệu khái niệm về phù điêu và các thể loai
phù điêu.
Tác giả Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị Chỉnh, (2007,[4]) Giáo trình mỹ thuật
học, nxb Đại Học Sư Phạm nghiên cứu những vấn đề lý luận về mỹ thuật.
Nêu ra những nét đặc trưng ngơn ngữ về các loại hình nghệ thuật như hội họa,
điêu khắc, đồ họa nhưng chưa đề cập nhiều đến phù điêu hoành tráng.
Nguyễn Quân, (1981), Đặc trưng thm mỹ và chức năng xã hội của nghệ thuật
hoành tráng, nghệ thuật hồnh tráng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, có đưa ra đặc
điểm nghệ thuật hoành tráng và chức năng của điêu khắc hồnh tráng với mơi
trường. Nhưng khơng đi sâu vào nói về phù điêu hồnh tráng.
Phạm Cơng Thành, (1981), Phối cảnh hoành tráng, Nghệ thuật hoành tráng,
Nxb Văn hóa, Hà Nội. Đưa ra mối quan hệ giữa mơi trường cảnh quan với
các cơng trình hồnh tráng.


5

Viện mỹ thuật biên soạn cuốn Kỉ yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời
Việt Nam hiện đại, 2006 [33], Nxb Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật. Là cuốn kỉ yếu
tập hợp một số bài trong số 37 tham luận với nhiều nội dung phong phú thấy
được cái nhìn hiện nay là việc làm q nhiều cơng trình điêu khắc hồnh tráng
thiếu một cái nhìn tổng thể, thiếu quy hoạch, thiếu sự phối hợp giữa kiến trúc
với điêu khắc.
Tác giả Nguyễn Xn Tiên có cuốn Điêu khắc hồnh tráng Việt Nam thế
kỉ XX thành tựu và vấn đề, (2009), Nxb Mỹ thuật, 312tr, đã xác những khái
niệm về điêu khắc hồnh tráng cịn dễ gây tranh cãi, từ đó nhìn ra điêu khắc

hoành tráng thế giới. Chỉ ra những hạn chế của điêu khắc hoành tráng Việt
Nam qua từng giai đoạn đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cho nền điêu
khắc hồnh tráng Việt Nam thời kì hội nhập song chưa nói cụ thể về thể loại
phù điêu hồnh tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015.
Tác giả Nguyễn Xn Tiên trong cuốn Điêu khắc trong mơi trường văn
hóa đơ thị ở Nam bộ, 300tr, xb TP Hồ Chí Minh, Thông tin và Truyền Thông,
sách đưa ra tổng quan về nghệ thuật Điêu khắc trong mơi trường văn hóa đô
thị, thực trạng các tác phẩm điêu khắc trong môi trường văn hóa đơ thị Nam
Bộ hiện nay, xu hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng công trình
điêu khắc trong mơi trường văn hóa đơ thị Nam bộ.
Tác giả Nguyễn Xuân Tiên soạn Giáo trình điêu khắc hồnh tráng ,
Nxb TP. Hồ Chí Minh đưa ra những khai qt chung về nghệ thuật điêu khắc
hồnh tráng,quy trình thực hiện một cơng trình điêu khắc hồnh tráng và
những bài học chun mơn về điêu khắc hồnh tráng. Phân biệt ra các thể loại
của điêu khắc hoành tráng mà chưa đi sâu vào thể loại phù điêu hoành tráng.
Tác giả Vũ Tiến có bài Điêu khắc ngồi trời và khơng gian văn hóa cộng
đồng trong tạp chí mỹ thuật có nói điêu khắc ngồi trời lâu nay thiếu tiếng nói
trong các quy hoạch đơ thị, chỉ ra những hạn chế về khơng gian của điêu khắc
ngồi trời trong đó có phù điêu hồnh tráng song đề cập cịn chung chung.


6

Tác giả Lê Quốc Bảo,(2006), Điêu khắc ngồi trời cịn đó một ẩn số, trong tạp
chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2006 có đề cập tới vai trị của điêu
khắc ngồi trời trong nghệ thuật hồnh tráng Việt Nam.
Đào Mai Trang, Về sự tồn tại của các bức phù điêu và tranh tượng
quanh Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2010, nói đến
sự hạn chế về tạo hình của một số bức phù điêu hoành tráng hiện nay quanh
Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Xn Tiên, (2008), có cơng trình Q trình phát triển
điêu khắc hoành tráng việt Nam thế kỉ XX, luận án tiến sĩ nghệ thuật, Viện
văn hóa nghệ thuật Việt Nam, hệ thống quá trình phát triển của điêu khắc
hồnh tráng Việt Nam thế kỉ XX từ đó chỉ ra những hạn chế của điêu khắc
hoành tráng trong thể kỉ XXcùng hướng khắc khục những chưa nói cụ thể đến
thể loại phù điêu hoành tráng.
Nguyễn Hữu Cảnh,(2005), Chất liệu đá với điêu khắc ngoài trời, luận văn
thạc sĩ mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nghiên cứu về ngơn ngữ
chất liệu đá trong điêu khắc hồnh tráng
Tác giả Bùi Văn Đạo, (2011), Tiếng nói của hình khối trong điêu khắc,
luận văn thạc sĩ mĩ thuật, trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam, Hà Nội.
Nghiên cứu đặc điểm về hình và về khối trong điêu khắc tượng trịn và phù
điêu, nhưng chưa đi sâu vào nói về phù điêu hoành tráng
Tác giả Lưu Thị Thanh Lan, (2011), Điêu khắc ngồi trời với khơng gian
kiến trúc Việt Nam, luận văn thạc sĩ mĩ thuật, trường đại học Mỹ Thuật Việt
Nam, Hà Nội. Nghiên cứu về điêu khắc và không gian, chỉ ra đặc điểm của
không gian kiến trúc Việt Nam ảnh hưởng đến tầm nhìn và bố cục của điêu
khắc ngồi trời.
Nghiên cứu luận văn có Phan Tấn Tồn, (2016) Ngôn ngữ chất liệu
trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đương đại( từ năm 1986 đến nay), khóa
luận văn tốt nghiệp khoa điêu khắc, trường CĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.


7

Nghiên cứu về ngôn ngữ của các chất liệu trong điêu khắc tượng trịn cũng
như phù điêu.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn : Luận văn nhằm nghiên cứu các giá
trị về nội dung, đặc điểm nghệ thuật điêu khắc phù điêu hoành tráng Việt

Nam giai đoạn 1985 – 2015.
- Luận văn tổng hợp, tiếp thu các nguồn tư liệu của các tác giả viết trước
đây về phù điêu hoành tráng để thấy được sự phát triển về chất liệu, về số
lượng, của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985-2015.
- luận văn nghiên cứu những thành công và hạn chế của phù điêu hồnh
tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015. Qua đó thấy được giá trị nghệ thuật
của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là nghệ thuật phù điêu hoành
tráng Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu của một số nhà điêu
khắc nổi tiếng trong phạm vi nước Việt Nam.
Thời gian từ năm 1985 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp được sử dụng nghiên cứu luận văn đó là phương pháp
tổng hợp, hệ thống hóa: các tư liệu, tài liệu sách, báo, tạp chí về phù điêu
hồnh tráng Việt Nam nói chung và phù điêu hồnh tráng Việt Nam giai
đoạn 1985 – 2015 nói riêng, để có cái nhìn khái qt về phù điêu hồnh tráng
Việt Nam.


8

- Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩ Mác- Lê nin về duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử đề nghiên cứu phù điêu hoành và quan điểm
của Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển văn hóa nghệ thuật.
- Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học và mỹ thuật học: dựa vào hệ
thống các kiến thức mỹ thuật học về đường nét, màu sắc, hình khối, khơng

gian, để xem xét, phân tích, đối chứng cụ thể từng cơng trình.
- Phương pháp diễn dịch: luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch để
trình bày và làm rõ các vấn đề đặt ra.
- Phương pháp phân tích, so sánh các tác phẩm phù điêu hoành tráng
trước và trong giai đoạn 1985 – 2015( một số phù điêu tiêu biểu).
- Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như Văn
hóa học, xã hội hoc, sử học...
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: luận văn là sự tập hợp hệ thống các nguồn tư liệu về phù
điêu hoành tráng Việt Nam xác định đặc điểm nghệ thuật của phù điêu hoành
tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015.
- Xác định giá trị đóng góp của phù điêu hồnh tráng trong nền nghệ
thuật Việt Nam hiện đại.
- Hệ thống đặc điểm phù điêu hoành tráng Việt Nam qua từng giai đoạn.
- Đặc trưng của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985-2015 cụ
thể trong mỗi tác phẩm.
- Đưa ra những hạn chế của điêu khắc phù điêu giai đoạn 1985-2015.
Đồng thời đề xuất một số những giải pháp cho nền điêu khắc hoành tráng Việt
Nam.
Về mặt thực tiễn: luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các sinh
viên, học viên chuyên ngành tạo hình.


9

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm phần Mở đầu (6 trang), Nội
dung (41 trang), Kết luận (3 trang) và Phụ lục(43 trang), Tài liệu tham khảo
(3trang), phần nội dung chính chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đè tài nghệ thuật phù điêu

hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015. (11 trang)
Chương 2 : Nội dung và hình thức của phù điêu hồnh tráng Việt Nam
giai đoạn 1985 – 2015).(20 trang)
Chương 3: Những thành công và hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt
Nam giai đoạn 1985 – 2015 (10 trang).


10

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHỆ THUẬT
PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
1.1. Khái niệm phù điêu hoành tráng

Phù điêu là một loại hình của nghệ thuật điêu khắc. Theo quan niệm
của người Việt Nam thì điêu khắc có nguồn gốc Hán Việt “Điêu khắc là chạm
khắc”, nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu, lấy dao vạch vào vật gì
đó thì gọi là khắc. Như vậy điêu khắc có nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim
loại( đục, dao,..) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi
tạo nên các tác phẩm nghê thuật. Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng
bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu.
1.1.1. Khái niệm phù điêu
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1 thì “phù điêu hay( chạm nổi) là
một hình thức nghệ thuật mà hình tượng được diễn tả trên một mặt phẳng
bằng độ đục chạm ( trên gỗ, sừng, ngà, đá, kim loại...) nông sâu khác nhau.tùy
theo độ cao của hình khối so với mặt nền của bức chạm người ta chia ra ba
loại là phù điêu thấp, phù điêu vừa và phù điêu cao. Quan niệm cao thấp ở
đây không được chỉ định bằng các đơn vị đo lường mà bằng tỉ lệ độ cao của
hình khối được chạm so với kích thước của tồn bộ bức phù điêu”.[10, tr.506]

Trong cuốn Các thể loại và loại hình Mỹ thuật của Nguyễn Trân viết về
phù điêu (chạm nổi): được chia ra hai loại: nổi cao và nổi thấp. Cả hai đều thể
hiện hình tượng trên một mặt nền nhất định, như phiến đá, tấm gổ, mảnh kim
loại... diễn tả một đề tài trọn vẹn như một câu chuyện kể, một sự tích.


11

Được gọi là nổi cao khi độ sâu của hình tượng tính từ mặt nền lớn hơn độ dày
của nền đế. Loại nghệ thuật này không phổ biến trên thế giới, dù rằng cũng có
những tác phẩm được người đời hết sức ca ngợi.
Được gọi là chạm nổi thấp khi mà độ sâu của hình tượng tính tù mặt
nền nhỏ hơn độ dày của nền đế, trái với thể loại trên, chạm nổi thấp rất phổ
biến. Cha ông ta rất điêu luyện trong việc chạm, khắc.
Trên trang />viết “khái niệm phù điêu được Relief_Pháp, (có nguồn gốc từ tiếng Latinh
Revevo làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn
kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trị là nền tảng cơ bản và
phơng nền của hình khối tạo hình trên nó. Với những đặc thù của mình, phù
điêu là một loại hình quan trọng của điêu khắc. Phù điêu có 2 loại là phù điêu
đắp nổi và phù điêu khoét lõm. Phù điêu đắp nổi được chia ra làm hai loại
phù điêu thấp và phù điêu cao. Phù điêu thấp là phù điêu có độ dày của hình
khối tạo hình ít hơn ½ độ dày của nó, hình khối được sáng tao dựa vào hình
họa và luật xa gần; phù điêu cao là loại gắn với nền mà vẫn giữ dày của khối
hoặc rút gọn không đáng kể phù hợp với khoảng cách nhìn xa.
Phù điêu nổi thấp (Bas relief- Anh): là loại phù điêu được đặt gần với
công chúng thưởng ngọan. Độ dày của hình khối tạo hình được thu mỏng lại
ít hơn một nửa độ dày thật của nó. Có những loại phù điêu cực mỏng như
đồng xu, kỷ niệm chương độ dày của phù điêu không đáng kể, hình khối được
sáng tạo chủ yếu dựa vào hình họa và định luật viễn cận.
Phù điêu nổi cao (High relief- Anh): là loại điêu khắc gắn với mặt

phẳng nền mà vẫn giữ độ dày tự nhiên của hình khối; hoặc rút gọn không
đáng kể. Loại phù điêu này thường gắn với các cơng trình kiến trúc; trước tịa
nhà, khải hồn môn. Do khoảng cách từ công chúng thưởng ngọan đến tác
phẩm q xa, hoặc để hài hịa với hình khối kiến trúc, người ta thường chọn
phù điêu cao. Phù điêu nổi cao có khả năng diễn khối lớn hơn, khả năng bắt


12

sáng tốt hơn, độ cao của khối sẽ tạo ra tiết diện lớn khi tương tác với ánh
sáng. Nổi cao sẽ dễ diễn tả các lớp hình trên phù điêu, dễ diễn tả những nhân
vật hoặc nhiều lớp nhân vật trong phù điêu.
Phù điêu khoét lõm (en-creux- Latin): phù điêu khoét lõm được khắc
gọt trên mặt phẳng thành những đường viền( contour-Anh). Nó xuất hiện rộng
rãi trong những cơng trình kiến trúc Ai Cập cổ đại. Sự biến thể của phù điêu
là phù điêu âm bản, hay còn được sử dụng trong tranh khắc chạm. Mối quan
hệ âm bản đối nghịch lại với đắp nổi”.[29]
Trên trang vi.wikipedia.org [30] có viết “phù điêu là hình thức đắp nổi
hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thật còn phần nổi mang tính ước lệ về
khối”.
Vậy phù điêu là hình thức tạo hình trên mặt phẳng, sử dụng phương
pháp đục, khoét, chạm, gò...trên các chất liệu như gỗ, đá,kim loại, đất,...để tạo
ra đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thực cịn phần nổi là ảo.
1.1.2. Khái niệm hồnh tráng
Khái niệm hoành tráng Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb.
Văn hóa – Thơng tin, Hà nội, giải nghĩa “Hồnh” là bề rộng, “Tráng” là quy
mơ to lớn.[1, tr.340-341] Sách Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb. Văn hóa
– thơng tin, thành phố Hồ Chí Minh, [16, tr.827] và sách Từ điển Tiếng Việt
(1987, in lần 5 đợt 3 1997), Nxb. Đà Nẵng, tr.436, đều có chung một định
nghĩa là (tranh, tượng, tác phẩm nghệ thuật...) có quy mô đồ sộ nhằm thể hiện

những đề tài lớn.
Theo từ điển Anh-Việt [20,tr.966] Monumental có nghĩa: đài kỉ niệm,
cơng trình kỉ niệm; đồ sộ, vĩ đại; kì lạ, lạ thường. Monument là: đài tưởng
niệm, bia tưởng niệm, cơng trình tưởng niệm,di tích, chứng tích. Từ điển
Nga-Việt Mohymeht có nghĩa: đài tưởng niệm; Mohymentall: to lớn, đồ sộ và
Mohymehtar ekynbhtypa dịch là điêu khắc hoành tráng. Monument cũng


13

được sử dụng trong các ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Ý, hay tiếng Đức... do đặc
thù riêng họ có thể thêm các thành tố đuôi khác nhau.
Nghĩa rộng của Monument là cơng trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt về mặt tư
tưởng, nghệ thuật, lịch sử, khoa học của lồi người được xã hội suy tơn và gìn
giữ. Có có thể là hợp thể những cơng trình kiến trúc – điêu khắc tiêu biểu
như: đền, đài, cung điện, thánh đường, khải hồn mơn, cổng thành, cổng chào,
chùa, đình, lâu đài...hay các di tích lịch sử.
Nghĩa hẹp của Monument là các cơng trình kiến trúc hoặc điêu khắc được
dựng lên để kỉ niệm, tưởng niệm sự kiện hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, được
thể hiện bằng những chất liệu bền vững. Các học giả phương Tây đã phân loại
thành nhóm gắn liền với từng giai đoạn lịch sử: các cự thạch (Megalisk); các
trụ đá có thiết diện hình vng nhỏ dần, nhọn ở trên (Obelisk); trụ có tượng
trên đỉnh, gọi là trụ biểu (Triumphal Column); hợp thể kiến trúc, tượng, phù
điêu ở các cổng thành kỉ niệm chiến thắng gọi là khải hồn mơn (Triumphal
Arch); tượng kị sĩ, các nhân vật nổi tiếng, huyền thoại được xã hội tôn
vinh.[13, tr.18]
Trong Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hồnh tráng của Bộ
Văn Hóa – thơng tin định nghĩa: “Tượng đài, tranh hồnh tráng là cơng trình
văn hóa nghệ thuật biểu hiện nôi dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang
hình thái xã hội đương thời, được thể hiện bằng chất liệu bền vững, là bộ phận

cấu thành của không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy
mơ và hình thức nghệ thuật hồnh tráng, tác động đến nhận thức của xã hội”.
Nói tới “Hồnh tráng” người ta ln nghĩ tới cái lớn lao, cái cao cả, cái uy
nghi hùng vĩ có sức chế ngự con người và không gian bao quanh.
Trong cuốn Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỉ XX thành tựu và
vấn đề của tác giả Nguyễn Xuân Tiên, (2009), Nxb. Mỹ thuật, viết “ Nghệ
thuật hồnh tráng là một khơng gian mở, luôn vận động và sáng tạo ra môi
trường khơng gian mới. Nó khơng chỉ đóng vai trị là điểm nhấn của không


14

gian chiếm hữu bao quanh nó mà cịn có tính chất” vượt không gian,” và
“vượt thời gian”, tạo nên điểm nhấn (tâm điểm) của một thành phố, một khu
vực, liên khu vực, một địa phương hay biểu tượng cho một quốc gia. Tùy vào
mức độ khái quát, tượng trưng của mỗi cơng trình hồnh tráng mà nó có thể
đạt tới tính “ vượt khơng gian” ở những mức độ khác nhau. Vì thế nghệ thuật
hồnh tráng là loại hình nghệ thuật mang tính vượt khơng gian.
Mặt khác, bản chất của hồnh tráng là nghệ thuật của sự trường tồn. Nó
khơng chỉ hiện diện ở những không gian công cộng của một thời đại mà còn
tồn tại xuyên suốt qua nhiều thời đại, cũng có thể là vĩnh cửu.Bản thân các
cơng trình hồnh tráng thường được thể hiện bằng chất liệu bền vững chứa
đựng nội dung lớn mang tính triết lý sống, những triết lý sống, những sự kiện
vĩ đại của lịch sử.
Vvới hai khái niệm vượt không gian và vượt thời gian tác giả có thiển
ý đính chính cách dịch thuật ngữ Monument sang tiếng Việt thành hoành
tráng bị giới hạn ở quy mơ và tầm cỡ cơng trình. Có thể thấy, tính vượt khơng
gian và vượt thời gian phải được hiểu như là ý nghĩa cơ bản nhất của khái
niệm hồnh tráng và từ đó được coi là hai tiêu chí và đặc trưng thể loại của
nghệ thuật hồnh tráng.

Thuật ngữ “ Nghệ thuật hồnh tráng” có chiều hướng ngày càng đa
dạng phong phú, khơng cịn bị bó lại trong hàm ý chật hẹp cũ mà đang đi
cùng, phát triển song hành với sự biến đổi của quá trình vận động lịch sử của
nhân loại và sự phát triển khơng ngừng của khoa học cùng với các lí luận mới
về triết học, nghệ thuật. Vì thế nghệ thuật hồnh tráng khơng chỉ là những
cơng trình kiến trúc hay các bích họa, phù điêu, tượng trịn gắn với kiến trúc,
mà còn bao hàm những tác phẩm hội họa, điêu khắc mang ý tưởng và phong
cách hoành tráng đứng độc lập ngoài trời hay kết hợp theo hợp thể kiến trúc –
điêu khắc – hội họa hịa quyện với khơng gian kiến trúc, khung cảnh thiên


15

nhiên, tạo nên một môi trường thẩm mỹ, phù hợp với nhu cầu vật chất, tinh
thần, văn hóa cho mọi tầng lớp.
Nghệ thuật hoành tráng trong điêu khắc là một khái niệm biểu đạt
những cơng trình điêu khắc, hay quần thể điêu khắc, thể hiện cái cao cả, linh
thiêng, mang tính văn hóa nghệ thuật cao, hàm chứa nội dung tư tưởng lớn,
tinh thần thời đại, có tầm ảnh hưởng xã hội rộng lớn. Đặc trưng của thể loại
nghệ thuật hoành tráng thể hiện ở nội dung tư tưởng lớn có sức lan tỏa đến
cộng đồng và sự trường tồn. Nó là bộ phận cấu thành của khơng gian kiến
trúc, cảnh quan thiên nhiên và được thể hiện bằng chất liệu bền vững.
1.2. Chức năng của phù điêu hoành tráng
Chức năng thẩm mỹ: các cơng trình phù điêu được xuất hiện dưới dạng
trang trí đền đài, lăng mộ, cung điện...nhằm đáp ứng mức độ cao nhất của
thần quyền, vương quyền hay nhu cầu truyền tải tư tưởng, hưởng thụ văn hóa
và thẩm mỹ của xã hội. Như vậy phù điêu từ xưa đã có chức năng là trang trí
làm đẹp cho cơng trình kiến trúc. Phù điêu xuất hiện ở mặt tiền các tòa nhà,
trong các cung điện, nội thất v.v…nó đóng vai trị quan trọng trong kiến trúc
làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình khối kiến trúc.

Phù điêu hồnh tráng làm đẹp cho mơi trường đơ thị, điểm nhấn cho
các cơng trình kiến trúc thể hiện trình độ phát triển, văn minh của đơ thị ấy.
Quan điểm của Đảng và nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến việc đền
ơn đáp nghĩa dựng và tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ, khu lưu niệm. Kỷ niệm
các anh hùng dân tộc, nhũng người có cơng với nước, phát triển các thành các
khu du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí vùng, miền, địa phương hay
phát triển các khu di tích lịch sử, văn hóa.
Phù điêu hồnh tráng thường đồng hành cùng các cơng trình tượng
hồnh tráng. Hầu như các cơng trình tượng đài Việt Nam đều có phù điêu
hồnh tráng đi kèm. Trong một quần thể điêu khắc trong đó có tượng đài
hồnh tráng, phù điêu hoành tráng là một yếu tố quan trọng trong việc hợp thể


16

cùng tượng hoành tráng. Phù điêu hoành tráng diễn tả câu chuyện của tượng
đài khi nó đi kèm và mở rộng nội dung cho tượng đài.
Chức năng tưởng niệm, kỉ niệm: Phù điêu diễn tả lại những hoạt cảnh
của cuộc chiến, đấu tranh của nhân dân, kỉ niệm những sự kiện lịch sử, nhân
vât, trận đánh của quân dân ta trong cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước. Do
đó phù điêu hoành tráng thường được đặt ở những chiến khu cách mạng xưa,
ở những địa phương xảy ra những trận chiến ác liệt của quân và dân ta.
Chức năng giáo dục: của phù điêu hoành tráng thường là thể hiện
những trận đánh, nhân vật lịch sử để ca ngợi những công lao của những anh
hùng liệt sĩ, anh hùng dân tộc, danh nhân ...nhằm giáo dục, tuyên truyền cho
thế trẻ về sự hy sinh anh dũng, kiên cường bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn.
1.3. Khái quát phù điêu hoành tráng Việt Nam
Phù điêu hoành tráng xuất hiện muộn ở Việt Nam. Từ xưa phù điêu
Việt nam xuất hiện trên các cấu kiện kiến trúc truyền thống như đình, chùa,
lăng, miếu, mộ...với kích thước nhỏ, diễn tả lại những hoạt cảnh sinh hoạt, lao

động sản xuất, vui chơi lễ hội, những con vật long - ly - quy - phượng, cây
như tùng - cúc - trúc - mai... lấy cảm hứng từ đời sống lao động sản xuất nông
nghiệp, thể hiện những ước mơ, những tư tưởng tình cảm con người hòa hợp
với tự nhiên, phồn thực.
Vào những năm đầu thế kỉ XX nhằm phục vụ cho khai thác thuộc địa
cũng như truyền bá văn hóa Pháp đã mở các trường đại học, dạy nghề trên cả
nước như: Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một (1901), Trường Mỹ nghệ Đồng Nai
(1903), Trường Vẽ Gia Định (1913), Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương ở Hà Nội (1915). Trường Mỹ thuật Đônng Dương sau 20 năm tồn tại
(1925-1945) đã đào tạo ra nhiều nhân tài và đặt nền tảng hình thành nền mỹ
thuật Việt Nam hiện đại, điêu khắc giai đoạn này cịn ít người học do đó tác
phẩm để lại cịn ít. Chỉ có một số tác phẩm điêu khắc phù điêu nhỏ như tác
phẩm “ Người con gái Việt Nam”, “Chân dung người đội mũ tế” – 1931 của


17

Vũ Cao Đàm bằng chất liệu đồng, bức phù điêu sơn đắp” Hạnh phúc” của
Phạm Gia Giang năm 1940. Đây là thời kì hình thành nền mỹ thuật Việt Nam
hiện đại. Hướng theo mơ hình chung của nghệ thuật thế giới với các loại hình
hội họa, điêu khắc, đồ họa... xuất hiện các tác phẩm gắn liền với tên tuổi của
mỗi tác giả, kết thúc một thời kì dài các tác phẩm khuyết danh của nghệ thuật
cổ Việt Nam. Giai đoạn này điêu khắc ngoài trời chưa phát triển chỉ có tượng
quan hầu hay các linh vật với kích thước nhỏ ở một vài lăng mộ của triều
Nguyễn nằm ngoài Hồng thành Huế nhưng mang nhiều yếu tố trang trí
tượng vườn chưa có tính hồnh tráng. [7, tr.61]
Giai đoạn từ 1945 – 1955. Sau Cách mạng tháng Tám thì cuộc kháng
chiến chống Pháp bùng nổ. Trong điều kiện hết sức khó khăn, điêu khắc
khơng thể tiến hành do thiếu giảng viên, điều kiện chiến tranh ác liệt nên
khơng có cơ sở vật chất đào tạo. Mặt khác do lực lượng điêu khắc mỏng, chưa

được đào tạo bài bản vì thế giai đoạn này khơng có tác phẩm phù điêu hồnh
tráng nào. Tuy vậy bằng tấm lòng và nhiệt huyết, các nhà điêu khắc đã cố
gắng sáng tác những tác phẩm nhỏ tiêu biểu: năm 1949 tại quân khu V bà
sáng tác bức phù điêu “ Hạnh phúc”, “Phù điêu chiến thắng Điện Biên Phủ”
(1954) của Nguyễn Thị Kim.
Giai đoạn 1955 – 1975. Miền Bắc giải phóng, phong trào sáng tác lên
cao, với khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa: ở giai đoạn này mỹ thuật
Việt Nam có những bước tiến mạnh về cả bề rộng lẫn bề sâu với nhiều tác
phẩm tốt của các họa sĩ, nhà điêu khắc có tâm huyết được đào tạo từ các
trường mỹ thuật tham gia triển lãm và phục vụ nhu cầu mỹ thuật trong cả
nước.
Điêu khắc những năm 1954 – 1960 chủ yếu là tượng tròn bằng chất liệu
thạch cao được các tác giả sáng tác với những nội dung, hình tượng mang tính
hiện thực có pha chất dân gian, dễ hiểu hướng về cuộc sống thường ngày của
người lao động, diễn ra trong xã hội mới. Cá tác phẩm điêu khắc tiêu biểu


18

thời kỳ này như : “Anh hùng Lê Minh Đức” phù điêu của Phạm Gia Giang,
“Chân dung em bé” của Nguyễn Thị Kim.
Những năm đầu của thập kỉ 60 đã có một đội ngũ xuất thân từ hai
Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Cơng
nghiệp cùng một số ít được đào tạo từ nước ngồi trở về để góp phần tạo nên
diện mạo điêu khắc mới. Đến đầu những năm 70, hai tác giả Nguyễn Hải và
Lê Cơng Thành có nhiều tìm tịi sáng tạo, khởi đầu cho sự đổi mới ngôn ngữ
điêu khắc những năm 70 – 75. Tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này có: “ Những
người thợ qt vơi” gị nhơm của Dương Đăng Cẩn, “Gia đình” phù điêu
thạch cao của Lều Thị Phương, “10 cô gái tự vệ thành phố Huế” của Nguyễn
Thị Kim ...các nhà điêu khắc trẻ góp phần làm phong phú cho nền mỹ thuật

Cách mạng Việt Nam.
Điêu khắc hoành tráng Việt Nam chịu ảnh hưởng của phương Tây, được
du nhập từ nước Pháp sang, xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, tới năm 1966 cơng
trình điêu khắc hoành tráng về đề tài lịch sử cách mạng của dân tộc đầu tiên
được xây dựng do tập thể sinh viên điêu khắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt
Nam và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp đã xây dựng thành công
Tượng đài Nam Ngạn – Hàm Rồng chiến thắng, Nguyễn Hải cùng tập thể
sinh viên điêu khắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Cơng nghiệp thể hiện cơng
trình tượng đài Chiến Thắng Kép (1968), xung quanh mặt đứng của bệ tượng
là những bức phù điêu nói lên tinh thần lao động, chiến đấu của qn dân Bắc
Giang, Cơng trình tượng đài Ba thế mạnh Công – Nông – Ngư nghiệp
(1973), có dãy phù điêu phía sau có diện tích 120 mét vuông của Lê Thược,
diễn tả những sự kiện nổi bật của quân dân Hải Phòng trong lao động, sản
xuất và chiến đấu, hình thành nên một loại hình nghệ thuật mới cho điêu khắc
Việt Nam. Phục vụ đắc lực cho việc ca ngợi chiến thắng của nhiều địa
phương trong chiến tranh.


19

Giai đoạn từ 1975 – 1985. Sau năm 1975 đất nước thống nhất, kinh tế
cịn khó khăn, các cơng trình điêu khắc hoành tráng giai đoạn này được xây
dựng với đề tài chủ yếu là “Chiến thắng” và “Tưởng Niệm” để ca ngợi những
chiến công vĩ đại của dân tộc, của địa phương và tưởng nhớ những anh hùng
liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước...
Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội chung, các cơng trình cịn số lượng ít
(21/382 tác phẩm), hầu hết được làm với thời gian ngắn, kinh phí rất thấp,
nhiều cơng trình thường có bố cục, phong cách giống nhau mặc dù được xây
dựng ở các địa phương khác nhau, chất liệu chủ yếu bằng bê tông cốt sắt nên
chất lượng nghệ thuật bị hạn chế.

Cuối thập niên 80 sự đổi mới về tư duy sáng tạo và đời sống kinh tế,
giao lưu quan hệ với thế giới được mở rộng. Hệ thống pháp lí về thực hiện
các cơng trình “Tượng đài và tranh hồnh tráng” đã được Vụ Mỹ thuật Bộ
Văn hóa – Thơng tin ban hành đối có bài bản vì thế các cơng trình điêu khắc
hồnh tráng Việt Nam ngày càng đa dạng về đề tài, chất liệu, kích thước lớn.
và chất lượng nghệ thuật ngày càng được nâng cao. Phù điêu hoành tráng
xuất hiện trong giai đoạn này thể hiện hoạt cảnh những trận đánh, những sự
kiện, kỉ niệm tưởng niệm và ca ngợi chiến thắng của dân tộc.
Phù điêu hoành tráng đi kèm với tượng đài hầu như địa phương nào
cũng có: tượng đài “Chiến thắng ở Tầm Vu” tại Hậu Giang của Nguyễn
Phước Sanh, tượng đài “Chiến thắng Giồng Thị Đam gò Quản Cung” ở Đồng
Tháp của Phạm Mười, tượng đài “Chiến thắng Ấp Bắc và “Chiến thắng Rạch
Gầm – Xoài Mút 1784” ở Tiền Giang của Nguyễn Hải, tượng đài “Đồng khởi
ở Bến Tre của Trần Thị Chúc và nhóm tác giả, tượng đài “Chiến thắng La
Ngà” ở Đồng Nai của Nguyễn Xuân Tiên, tượng đài “Chiến thắng kho bom
Phú Thọ Hịa” ở thành phố Hồ Chí Minh của Phan Gia Hương, tượng đài
“Chiến thắng Biên Hòa” của Nguyễn Phú Cường, tượng đài “Chiến thắng ở
Tua Hài” tại Tây Ninh của Lâm Quang Nới, tượng đài “Chiến thắng núi


20

Thành” của Lê Công Thành, tượng đài chiến thắng “Điện Biên Phủ” của
Nguyễn Hải...
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2015 là quá trình đất nước đang phát
triển và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Xu thế toàn cầu hóa với nền đại
cơng nghiệp phát triển, kinh tế khơng ngừng tăng trưởng, các thông tin khoa
học, kĩ thuật được đại chúng hóa và mở rộng, cùng với sự xuất hiện đa dạng
của nhiều loại kỹ thuật chất liệu mới, đã tạo tiền đề và điều điện thuận lợi hơn
cho nghệ thuật điêu khắc hồnh tráng. Nhiều cơng trình đã mang tính ước lệ,

khái qt và chứa đựng tính hồnh tráng cao, mang những đặc trưng riêng cho
dân tộc.
Phù điêu hồnh tráng Việt Nam có sự phát triển về số lượng, với nhiều
đề tài khác nhau, thể loại, chất liệu tạo hình khác nhau cùng với ngơn ngữ thể
hiện đa dạng trải rộng khắp các địa phương trên toàn quốc với mục đích ca
ngợi lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc, ca
ngợi và tri ân những anh hùng liệt sĩ, các vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, các
danh nhân lịch sử, văn hóa.
Tiểu kết chương 1
Phù điêu là một loại hình của điêu khắc, được tạo hình trên mặt phẳng,
sử dụng phương pháp đục, khoét, chạm, trổ, gò trên các chất liệu như gỗ , đá,
kim loại… để tạo ra đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thật cịn
phần nổi mang tính ước lệ về khối.
Hồnh tráng là cơng trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt về mặt tư tưởng,
nghệ thuật, lịch sử, khoa học của loài người được xã hội suy tồn và gìn giữ.
Nó có thể là những cơng trình hợp thể kiến trúc- điêu khắc tiêu biểu như: đền
đài, cung điện, thánh đường, khải hồn mơn, cổng thành, cổng chào, chùa,
đình, lâu đài...hay các di tích liên quan đến sự kiện và nhân vật lịch sử.
Phù điêu hồnh tráng là một loại hình của nghệ thuật điêu khắc, gồm
những hình tượng, nhân vật được tạo bằng những phương pháp như đục,


21

kht, gị, đắp trên mặt phẳng. Phù điêu hồnh tráng, khối được thu lại và dàn
sắp trên một mặt phẳng, dày hay mỏng tùy theo yêu cầu nội dung diễn tả và
địa điểm trình bày khi ở ngồi trời hay trong nhà..
Phù điêu hoành tráng làm đẹp cho cảnh quan đô thị, cảnh quan môi
trường ở những nghĩa trang liệt sĩ, những di tích lịch sử, tưởng niệm, kỉ niệm
những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, ca ngợi những anh hùng liệt sĩ, anh

hùng dân tộc, những người có cơng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống u nước, tình đồn kết, tương
thân tương ái, u hịa bình, yêu quê hương đất nước.
Từ xưa phù điêu Việt nam xuất hiện trên các cấu kiện kiến trúc truyền
thống như đình, chùa, lăng, miếu, mộ...với kích thước nhỏ, diễn tả lại những
hoạt cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi lễ hội, các con vật, cây cối
xung quanh đời sống sinh hoạt.
Phù điêu hoành tráng Việt Nam được du nhập từ Châu Âu sang do đó
chịu ảnh hưởng từ các nước Pháp và Liên Xô (cũ). Từ năm 1966 đến năm
1984 các cơng trình điêu khắc hồnh tráng về đề tài lịch sử cách mạng của
dân tộc đầu tiên được xây dựng, hình thành nên một loại hình nghệ thuật mới
cho điêu khắc Việt Nam.Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2015, phù điêu
hoành tráng Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tác phẩm, thể hiện nhiều
đề tài, nhiều phong cách, chất liệu khác nhau cùng với ngơn ngữ thể hiện đa
dạng. Nhiều cơng trình đã mang tính ước lệ, khái qt và chứa đựng tính
hồnh tráng cao, mang những đặc trưng riêng cho dân tộc. Với nhiều đề tài
khác nhau ca ngợi lịch sử truyền thống đấu tránh cách mạng kiên cường của
dân tộc, ca ngợi và tri ân những anh hùng liệt sĩ, các vị lãnh tụ thiên tài của
dân tôc, các danh nhân lịch sử, văn hóa, các thành tựu kinh tế chính trị, giáo
dục...


22

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÙ ĐIÊU HỒNH TRÁNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015.
2.1. Nội dung phù điêu hồnh tráng Việt nam giai đoạn 1985 – 2015
“Nói đến hồnh tráng cũng khơng thể chỉ nghĩ nó to lớn, vĩ đại, về hình
thức mà cái cơ bản của hồnh tráng là ý tưởng nội dung, dù tượng có to đến

mấy nhưng khơng có nội dung hồnh tráng thì đó chỉ là một cục đá, một khối
bê tơng vơ hồn chiếm không gian và làm mất mỹ quan môi trường sống.”[24,
tr.19]
Việt nam được biết đến trên thế giới là một dân tộc có bề dày lịch sử
lâu đời, với 4000 năm dựng nước và gữi nước. Với nội dung đề tài lớn về lịch
sử truyền thống dân tộc của Việt Nam có những tác phẩm như: Phù điêu sau
tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H3, tr.64), của tác giả Trần Hùng, Phù
điêu sau tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi (H2, tr.63) năm 2004 của nhóm
tác giả Nguyễn Duy Độ, Nguyễn Hoàng Nhân và Khúc Quốc Ân. Phù điêu
trong quần thể cơng trình tượng đài Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn
(H.1, tr.61), 1998, của tác giả Hà Trí Dũng, phù điêu hai bên tượng đài
Nguyễn Bỉnh Khiêm, (H.6, tr.68), Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại
Vuơng Trần Quốc Tảng (H.4, tr.65), năm 2005, của nhóm tác giả Mai Văn
Kế, Vũ Đại Bình, ở thì xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, phù điêu sau tượng
Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) ở Dương Xá, Long Biên...
2.1.1. Vinh danh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa
Phù điêu hoành tráng giai đoạn này phát triển bùng nổ với số lượng lớn
và thường đi cùng bổ trợ cho những cơng trình tượng hồnh tráng. Với nội
dung vinh danh những anh hùng dân tộc có thể kể đến một số cơng trình như:
Phù điêu sau tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi (H.2, tr.62) năm 2004 của
nhóm tác giả Nguyễn Duy Độ, Nguyễn Hoàng Nhân và Khúc Quốc Ân tại


23

quảng trường Thanh Hoá, phù điêu diễn tả mười năm trường kì kháng chiến,
phá thành, đánh giặc, của nghĩa quân, ca ngợi công lao của anh hùng dân tộc
Lê Lợi, một vị vua sáng lập nhà Lê, một vương triều dài nhất trong lịch sử
phong kiến Việt Nam. Vị thế của đất nước Việt Nam với Trung Quốc được
nâng cao.

Phù điêu sau tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H.3, tr.64), của tác
giả Trần Hùng, bằng chất liệu đá xanh. Phù điêu thể hiện sự chỉ huy tài tình
về quân sự của Quang Trung tấn cơng thần tốc giải phóng kinh thành Thăng
Long vào mùa xuân Kỉ Dậu.
Phù điêu trong quần thể cơng trình tượng đài Hưng Đạo Vương - Trần
Quốc Tuấn (H.1, tr.61), 1998, của tác giả Hà Trí Dũng. Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam thời
Trần (1225 – 1400). Phù điêu diễn tả cuộc kháng chiến chống qn Ngun
Mơng hào hùng với những hình ảnh đi vào sử sách như: Hội nghị Bình Than,
Trần Quốc Tuấn bóp nát quả cam; hội nghị Diên Hồng, người lính khắc vào
cánh tay chữ Sát Thát, truyền Hịch tướng sĩ ... và khúc khải hoàn chiến thắng
quân Nguyên. Phù điêu là câu chuyện lịch sử phò tá cứu vua của Trần Quốc
Tảng để lại cho thế hệ mai sau về truyền thống đấu tranh giữ vững bờ cõi
nước nhà, cũng như tinh thần đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng tổ quốc.
Phù điêu về đề tài danh nhân văn hóa có cơng trình phù điêu hai bên
tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, (H.6, tr.68), Một bức diễn tả lại cuộc đời sự
nghiệp của Trạng Trình từ lúc cịn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai
đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay
Phù điêu về đề tài vinh danh anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa có cơng
trình Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vuơng Trần Quốc Tảng (H.4,
tr.65), năm 2005, của nhóm tác giả Mai Văn Kế, Vũ Đại Bình, ở thì xã Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh, phù điêu sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) ở
Dương Xá, Long Biên…


×