Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tiếp nhận văn học phương tây qua các luận văn thạc sĩ ở trường đại học sư phạm hà nội giai đoạn 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI THỊ HẢI YẾN

TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
QUA CÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

Chuyên ngành
Mã số

: Văn học nước ngoài
: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới GS. Phùng Văn
Tửu, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều
ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong tổ bộ
môn Văn học nước ngoài, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu giúp cho
luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017


Tác giả


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
I. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................... 2
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 5
VI. BỐ CỤC LUẬN VĂN ................................................................................ 5
CHƯƠNG MỘT: XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ KHÁI NIỆM
PHƯƠNG TÂY................................................................................................ 7
I. VỀ KHÁI NIỆM “PHƯƠNG TÂY” ............................................................ 7
1. Theo nghĩa thông thường .............................................................................. 8
2. Theo quan niệm kinh tuyến gốc .................................................................... 8
3. Theo quan niệm và bản đồ của S. P. Huntington ........................................ 10
4. Theo quan niệm phổ biến ngày nay ............................................................ 11
II. VĂN HỌC NGA VÀ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ................................... 14
1. Hai cuốn sách về văn học Âu - Mĩ .............................................................. 14
2. Khảo sát so sánh .......................................................................................... 16
3. Vị trí quan trọng của nước Nga và nền Văn học Nga ................................. 19
III. XÉT CÁC LUẬN VĂN THEO KHÁI NIỆM PHƯƠNG TÂY VỀ ĐỊA LÍ
......................................................................................................................... 21
1. Văn học Pháp .............................................................................................. 21
2. Văn học các nước Anh, Ireland, Scotland................................................... 22
3. Văn học thuộc nhóm các nước Châu Âu khác ............................................ 22


4. Văn học khu vực Bắc Mĩ ............................................................................ 22

5. Những băn khoăn ........................................................................................ 23
IV. XÉT CÁC LUẬN VĂN THEO KHÁI NIỆM “PHƯƠNG TÂY” VỀ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ................................................................................... 26
TIỂU KẾT...................................................................................................... 29
CHƯƠNG HAI: XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ GỐC CỦA TÁC
PHẨM ............................................................................................................. 31
I. NGHIÊN CỨU TRÊN NGUYÊN BẢN HAY BẢN DỊCH ...................... 31
1. Luận văn lên quan đến nhóm các ngôn ngữ khác ....................................... 32
2. Luận văn liên quan đến Văn học Pháp........................................................ 35
3. Các luận văn liên quan văn học Anh Mĩ. .................................................... 37
II. BÌNH LUẬN VỀ TỪNG TRƯỜNG HỢP KỂ TRÊN ............................... 41
1. Trường hợp chắc được giới khoa học chấp nhận ........................................ 41
2. Trường hợp mong được giới khoa học chấp nhận ...................................... 42
3. Những luận văn nghiên cứu trên nguyên bản ............................................. 43
III. XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN DẦN LÀM LUẬN VĂN VỀ VĂN HỌC
ANH - MĨ ........................................................................................................ 47
1. Sắp xếp lại theo trật tự thời gian ................................................................. 48
2. Tình hình diễn biến ..................................................................................... 49
3. Nguyên nhân và xu hướng .......................................................................... 51
TIỂU KẾT...................................................................................................... 55
CHƯƠNG BA: XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ YÊU CẦU KHOA HỌC ........ 56
I. YÊU CẦU KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ .............................. 56
1. Từ “học sinh” sang “sinh viên” đến “cao học” ........................................... 56
2. Nghiên cứu khoa học................................................................................... 58
3. Khó khăn và thách thức............................................................................... 59


II. NHÓM LUẬN VĂN ĐỀ TÀI KHAI THÁC NGHỆ THUẬT .................. 60
1. Khái quát ..................................................................................................... 60
2. Một số đóng góp mới tiêu biểu ................................................................... 63

III. NHÓM LUẬN VĂN ĐỀ TÀI SO SÁNH................................................. 69
IV. NHÓM LUẬN VĂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM ............................ 73
V. VẬN DỤNG CHO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CỦA TÔI ................................ 76
TIỂU KẾT...................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86


TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
QUA CÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần này, tôi xin trình bày các vấn đề Xác định đề tài, Lịch sử
vấn đề, Giới hạn đề tài, Phương pháp nghiên cứu và Mục đích nghiên cứu,
sau đó là phác thảo Bố cục các chương của luận văn.
I. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI
1/ Khái niệm “Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” tôi thiết nghĩ cũng
cần phải minh định, tuy tưởng như đã rõ ràng. Ở nước ta, tất nhiên nhiều
trường đại học Sư phạm đào tạo trình độ thạc sĩ về Văn học Phương Tây như
các trường Đại học Sư phạm t/p Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Huế, Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Xuân Hòa… Đối tượng nghiên cứu
của tôi chỉ là các luận văn Văn học Phương Tây ở trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Tuy nhiên, trước kia, từ khi đất nước chưa thống nhất, ở Hà
Nội đã có trường Đại học Sư phạm. Sau đó ít lâu, theo quyết định số 128/CP,
ngày 14/8/1967 của Hội đồng Chính phủ chia tách trường đó thành ba trường
là trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, trường Đại học Sư phạm Hà Nội II và
trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Ở đề tài luận văn này, tôi nghiên

cứu các luận văn thạc sĩ về Văn học Phương Tây của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội được thành lập năm 1951, năm 1967 lấy tên là Đại học Sư
1


phạm Hà Nội I, năm 1999 đổi tên thành Đại học Sư phạm Hà Nội. Vậy là
các luận văn Văn học Phương Tây thực hiện ở trường Đại học Sư phạm
Hà Nội II, đặt ở Xuân Hòa không nằm trong đối tượng xem xét, nghiên
cứu của tôi.
2/ Khái niệm “Phương Tây” càng phức tạp. Hiện nay ở trường Đại học
Sư phạm Hà Nội cũng như ở nhiều cơ sở đào tạo khác, ngành văn học nước
ngoài được chia thành ba bộ phận: Văn học Phương Tây, Văn học Nga và
Văn học Châu Á. Tất nhiên đối tượng nghiên cứu của tôi thuộc bộ phận Văn
học Phương Tây. Nhưng khái niệm “phương Tây” rất phức tạp, trên thế giới,
tùy theo từng giai đoạn, tùy theo từng khu vực có những cách hiểu khác nhau.
Trong luận văn tôi sẽ cố làm rõ vấn đề này mong đưa ra được những đề nghị
thích hợp.
3/ Khái niệm “Tiếp nhận Văn học Phương Tây”: Thoạt đầu tôi chọn đề
tài “Về các luận văn Văn học Phương Tây ở trường Đại học Sư phạm Hà
Nội”, nhưng Hội đồng bộ môn đề nghị đổi thành “Tiếp nhận Văn học
Phương Tây qua các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội
giai đoạn 2000 - 2015”. Chúng tôi muốn nói là suy nghĩ, tiếp nhận và học
tập các luận văn kể trên về các phương diện lựa chọn đề tài liên quan đến
những khu vực ngôn ngữ văn học cũng như về yêu cầu khoa học của các
luận văn ấy.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1/ Ở Việt Nam, với đề tài “Tiếp nhận Văn học Phương Tây qua các
luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội giai đoạn 2000 2015”, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
khái quát toàn bộ hệ thống luận văn mà chỉ đi sâu tìm hiểu các khía cạnh của
2



từng tác giả, tác phẩm. Đây là một đề tài mới, nhìn nhận ở khía cạnh mới và
bao quát hầu hết những luận văn chuyên ngành Văn học Phương Tây được
làm bởi những học viên cao học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2/ Ở nước ngoài, chúng tôi không khẳng định là không có công trình
hay bài báo nghiên cứu đến những vấn đề trong đề tài “Tiếp nhận Văn học
Phương Tây qua các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội
giai đoạn 2000 - 2015”, mà chúng tôi chưa tìm được những nghiên cứu về đề
tài này để đưa ra trong phần Lịch sử vấn đề.
3/ Có thể nói đề tài mà chúng tôi làm là một đề tài mới nên cũng gặp
nhiều khó khăn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không dựa được vào ai,
không có nhiều tư liệu, nhiều kiến thức để phục vụ cho luận văn của mình chứ
không như các đề tài luận văn nghiên cứu về tác giả, tác phẩm có những
nguồn tư liệu dồi dào làm công cụ trợ giúp. Điều này cũng là một thiệt thòi
trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi.
4/ Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, chúng tôi cũng có những lợi
thế của riêng mình khi nghiên cứu một đề tài hoàn toàn mới lạ. Đề tài của
chúng tôi chưa ai nghiên cứu nên chẳng biết có đúng không, chúng tôi hi
vọng qua đó học tập được nhiều, và có khả năng đưa ra những ý kiến của
riêng mình. Những ý kiến chúng tôi mạnh dạn đề xuất trong luận văn có đúng
có sai mong thầy cô và bạn đọc thông cảm.
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1/ Như tôi đã nói trên kia, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành
lập từ năm 1951. Theo tôi được biết thì từ những thập niên cuối của thế kỉ
trước, trường đã đào tạo trình độ thạc sĩ về Văn học Phương Tây, đến nay đã
khoảng ba chục năm, nhưng đáng tiếc hầu như tôi không có được tài liệu đầy
3



đủ. Vì vậy tôi khoanh vùng đối tượng nghiên cứu là các luận văn Văn học
Phương Tây ở trường ta, cũng có nghĩa là ở khoa Văn trường ta, trong
khoảng mười lăm năm từ đầu thế kỉ XXI đến nay.
2/ Trong khoảng thời gian ấy, số lượng các luận văn Văn học Phương
Tây ở đây cũng rất lớn, lại trải rộng trên nhiều nước qua rất nhiều thế kỉ, liên
quan đến nhiều vấn đề về nội dung và nghệ thuật, trình độ của tôi còn rất
nhiều hạn chế, tôi làm sao bao quát nổi, mà chỉ dám xem xét, suy nghĩ và
học tập về các hướng lựa chọn đề tài, và khai thác đề tài của các luận văn
ấy mà thôi.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương
pháp :
a. Khảo sát
b. Thống kê
c. Phân loại
2/ Hiện tôi nắm trong tay :
a. Danh mục đầy đủ các luận văn Văn học Phương Tây ở Khoa ta
trong khuôn khổ thời gian nói trên.
b. Khoảng một trăm bản Tóm tắt các luận văn ấy.
c. Một số luận văn hoàn chỉnh.
3/ Trước hết tôi sẽ khảo sát trên cơ sở bản Danh mục, tìm ra những
vấn đề cần bàn. Tiếp theo đến bước thứ hai, tôi sẽ nghiên cứu những bản
Tóm tắt cần thiết phải đi sâu mà bản danh mục kia khơi gợi. Bước thứ ba
sẽ là đi sâu thêm vào một số bản luận văn hoàn chỉnh để làm sáng tỏ vấn
đề.
4


4/ Các luận văn đều có tên tác giả, tên người hướng dẫn, và năm bảo vệ
luận văn. Một số bản Tóm tắt luận văn còn ghi tên cả Hội đồng chấm luận

văn. Trong luận văn của mình, chúng tôi xin phép chỉ nhắc đến nhan đề
luận văn và năm bảo vệ mà thôi.
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Lựa chọn đề tài “Tiếp nhận Văn học Phương Tây qua các luận văn
thạc sĩ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội giai đoạn 2000 - 2015”, tôi
mong muốn trước hết được học tập những người đi trước về hướng lựa chọn
cũng như về cách khai thác đề tài. Tôi cũng hi vọng tìm ra được một số
khía cạnh bản thân tôi thấy băn khoăn trong các vấn đề ấy, từ đó mạnh
dạn đề xuất ý kiến riêng của mình.
VI. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần Mở đầu sẽ gồm ba chương:
CHƯƠNG MỘT
XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ KHÁI NIỆM "PHƯƠNG TÂY"
I. Về khái niệm “Phương Tây”
II. Văn học Nga và Văn học Phương Tây
III. Xét các luận văn theo khái niệm “Phương Tây” về địa lí
IV. Xét các luận văn theo khái niệm “Phương Tây” về chính trị - xã hội
Tiểu kết
CHƯƠNG HAI:
XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ GỐC CỦA TÁC PHẨM
I. Nghiên cứu trên nguyên bản hay bản dịch
II. Bình luận từng trường hợp kể trên
5


III. Xu hướng dịch chuyển dần làm luận văn về Văn học Anh - Mĩ
Tiểu kết
CHƯƠNG BA
XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ YÊU CẦU KHOA HỌC
I. Yêu cầu khoa học của luận văn thạc sĩ

II. Nhóm luận văn đề tài khai thác nghệ thuật
III. Nhóm luận văn đề tài so sánh
IV. Nhóm luận văn liên quan đến Việt Nam
V. Vận dụng cho đề tài luận văn của tôi
Tiểu kết

Cuối cùng là Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và các bản Phụ Lục

6


CHƯƠNG MỘT
XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ KHÁI NIỆM "PHƯƠNG TÂY"
Trong Chương Một, như tiêu đề đã nêu “XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ
KHÁI NIỆM PHƯƠNG TÂY”, chúng tôi đi vào xem xét các luận văn Văn
học Phương Tây ở khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm
2000 đến năm 2015 từ góc độ khái niệm Phương Tây. Hiện nay ở trường Đại
học Sư phạm Hà Nội cũng như ở nhiều cơ sở đào tạo khác phân chia Văn học
Phương Tây là một trong ba nhánh của Văn học nước ngoài, đó là: Văn học
Phương Tây, Văn học Châu Á và Văn học Nga. Tất nhiên đối tượng nghiên
cứu của tôi thuộc bộ phận Văn học Phương Tây. Nghiên cứu đề tài này trong
Chương Một, chúng tôi đi vào tìm hiểu nhưng thấy khái niệm “Phương Tây”
rất phức tạp và trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong luận văn
chúng tôi sẽ cố làm rõ vấn đề này, trước hết để học hỏi cho mình, sau nữa
mong đưa ra được những đề nghị thích hợp. Sau đây, chúng tôi đi vào phần
đầu tiên, đó là về khái niệm "Phương Tây".

I. VỀ KHÁI NIỆM “PHƯƠNG TÂY”
Phương Tây là một thuật ngữ phức tạp. Trên thế giới từ trước đến nay
có rất nhiều quan niệm về Phương Tây và Phương Đông, tùy theo hiểu thuật

ngữ là danh từ riêng hay chung, viết hoa hay không viết hoa,… Hiện nay,
ranh giới của Phương Đông và Phương Tây chưa rõ ràng, vì thế thuật ngữ
Phương Tây cũng chỉ được hiểu theo nghĩa tương đối mà không hoàn toàn
chính xác.
7


1. Theo nghĩa thông thường
Theo quan niệm thông thường: xem hướng mọc - lặn của mặt trời.
Ngay từ nhỏ, chắc chắn chúng ta đều biết một bài học vỡ lòng về cách xác
định phương hướng là:
Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông.
Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây.
Đây là cách giản dị nhất mà ai cũng biết, nhất là ở những vùng nhiệt
đới, nắng nhiều. Buổi sáng, mặt trời mọc ở hướng Đông và buổi chiều lặn ở
hướng Tây. Nếu ta đứng dang thẳng hai tay, tay mặt chỉ hướng Đông, tay trái
chỉ hướng Tây, thì trước mắt là hướng Bắc, sau lưng là hướng Nam .
Như vậy, theo quan niệm thông thường bằng mắt thường dân gian đúc
kết, chúng ta cũng có thể xác định và phân biệt được phía Đông và phía Tây.
Vận dụng vào Việt Nam ta thấy: phía đông Việt Nam giáp biển Đông, phía
tây Việt Nam giáp Lào và Campuchia.
2. Theo quan niệm kinh tuyến gốc
Kinh tuyến gốc, còn được gọi là kinh tuyến số không, là kinh tuyến có
kinh độ bằng 0°, đi ngang qua đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, London,
nước Anh. Kinh tuyến gốc (kinh tuyến số 0), còn được gọi là kinh tuyến
Greenwich. Trong nhiều thế kỉ trước, El Hierro (còn được gọi là “Đảo Kinh
tuyến”) của Tây Ban Nha vẫn được coi là điểm mà “kinh tuyến số 0” chạy
qua. Ngay từ thế kỉ II chính Ptôlêmê đã vận dụng điểm “cực viễn Tây” của
lục địa châu Âu để đặt kinh tuyến “mốc 0”, nhờ đó mà tất cả mọi điểm trên
thế giới, đã được biết đến, đều có tọa độ (kinh độ) Đông - khi thế giới chưa

được biết đến Tây bán cầu, không biết đến nửa kia của thế giới nên tọa độ đều
dương và theo quy ước này thì đều dương. Người ta dùng “kinh tuyến số 0”
8


làm mốc để vẽ bản đồ và để tính toán tọa độ địa lí, nhất là đối với các nhà
hàng hải và địa lí của Anh. Vào năm 1884, kinh tuyến gốc chính thức được
hội nghị quốc tế thông qua, trở thành kinh tuyến 0o0’0” và thời gian
Greenwich được lấy làm thời gian tiêu chuẩn quốc tế (GMT).
Nếu như xích đạo chia trái đất thành hai nửa bắc và nam thì kinh tuyến
số 0 chính là ranh giới giữa đông bán cầu và tây bán cầu, đường kinh tuyến
gốc đi qua Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Algeria, Mali, Burkina Faso, Togo,
Ghana và Nam Cực. Với cách chia này, các nước nằm ở đông bán cầu được
gọi là các nước Phương Đông, các nước nằm ở tây bán cầu được gọi là các
nước Phương Tây.
Nhìn trên bản đồ phân chia ranh giới các nước phương Đông và
phương Tây theo kinh tuyến gốc, ta thấy chỉ có Ireland, Bồ Đào Nha nằm
hoàn toàn ở phía tây của kinh tuyến này; Tây Ban Nha là nước có phần lớn
diện tích nằm ở phía tây của kinh tuyến gốc, còn hầu như tất cả các nước mà
ngày nay chúng ta thường gọi là Phương Tây như Đức, Pháp, Áo, Ý,… đều
nằm ở phía đông của kinh tuyến Greenwich. Vì thế, chúng tôi không sử
dụng khái niệm “Phương Tây” theo kinh tuyến gốc trong luận văn của
mình.

9


Chúng tôi chủ yếu xác định thuật ngữ "Phương Tây" dựa vào khái niệm
và cách phân chia theo chính trị xã hội. “Phương Tây” được viết hoa.
3. Theo quan niệm và bản đồ của S. P. Huntington

a. Thế giới Phương Tây, các nước Phương Tây hay Phương Tây là một
thuật ngữ nhằm chỉ những quốc gia khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh. Không
có một định nghĩa nào về đặc điểm chung của những quốc gia này. Thuật ngữ
này trước đây nhằm để chỉ sự khác biệt thuần địa lí, nhằm để chỉ sự đối lập
giữa châu Âu với các quốc gia nằm ở phía đông (phương Đông và châu Á).
b. Khái niệm Đông Tây mới đầu do người Tây Âu đặt ra; đối với họ, họ
ở phía Tây so với các dân tộc khác ở phía Đông. Phương Đông này cũng được
quan niệm ngày một rộng ra, theo quá trình lịch sử người Tây Âu khám phá
thế giới để khai thác kinh tế và chiếm thuộc địa. Mới đầu phương Đông đối
với người Tây Âu là khu vực Đế chế La Mã phương Đông. Thoạt đầu, ngay ở
Đông Âu, rồi sau đến Trung cận Đông. Trong lịch sử thế giới, đối với khảo cổ
học châu Âu, phương Đông thời Thượng cổ bao gồm: những nền văn minh
10


phát triển ở bờ Địa Trung Hải phía Đông (Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập...)
Trung cận Đông nói chung.
c. Theo bản đồ của học giả người Mĩ Samuel P. Huntington (1827 2008), Phương Tây gồm Bắc Mĩ, Tây Âu và Châu Đại Dương, còn lại Đông
Âu, Châu Phi, Châu Á, Nam Mĩ thuộc phương Đông. Cũng theo bản đồ ấy,
nền văn minh phương Tây được tô màu xanh dương đậm.

4. Theo quan niệm phổ biến ngày nay
Ngày nay, khái niệm Phương Tây là tên chung chỉ các nước Tây Âu
cùng với một phần Bắc Mĩ.
a. Tây Âu là khái niệm xuất hiện vào giữa XX, sau khi Đại chiến II kết
thúc để chỉ khu vực Châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối hiệp ước
Warszawa và Nam Tư về phía tây, đối lập với Đông Âu, vốn là khu vực chịu
ảnh hưởng của Liên Xô từ sau Đại chiến. Tây Âu theo xác định ban đầu
của Liên Hợp Quốc gồm chín quốc gia: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Liechtenstein,
Luxembourg, Monaco, Hà Lan, Thụy Sĩ. Về sau, Tây Âu được hiểu rộng ra

11


bao gồm các nước: Andorra, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp,
Ireland, Ý, Liechtenstein, Monaco, Bồ Đào Nha, Na uy, Thụy Điển, Phần
Lan, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh. Nói theo cách khác, Tây Âu là
một khu vực của Châu Âu với định nghĩa về địa lí không chặt chẽ tuy vậy yếu
tố khác biệt với Đông Âu về chính trị và văn hóa là rõ ràng hơn.
b. Bắc Mĩ chủ yếu gồm các nước: Canada, Mĩ.
c. Theo quan niệm chính trị - xã hội xuất hiện trong thời kì chiến tranh
lạnh ở nửa cuối thế kỉ XX, ranh giới Đông - Tây được chia theo khối NATO
và khối hiệp ước Warszawa. Trong chiến tranh lạnh, các nước được gọi là
Phương Tây, là thành viên của NATO gồm các nước Tây Âu và Bắc Mĩ đã
nói trên kia. Đối lập là Phương Đông được giới hạn là những nước thành viên
của khối Warszawa, đây gồm những nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania, Ba Lan, Đông Đức, Hungary,
Rumania, Tiệp Khắc, Nam Tư…
d. Sau chiến tranh lạnh, tức là sau khi Liên Xô và khối các nước XHCN
tan rã, lịch sử còn đem đến cho cặp khái niệm Phương Đông - Phương Tây
những ý nghĩa khác. Về chính trị chẳng hạn, Phương Tây từng có thời đồng
nghĩa với thế giới những quốc gia TBCN, nơi kinh tế thị trường cùng tất cả
những hệ thống chính trị - xã hội gắn liền với nó đạt tới một trình độ phát
triển cao. Về mặt chính trị, khi Mao Trạch Đông nói: "Gió Đông thổi bạt gió
Tây" thì phương Đông ở đây đồng nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa,
Phương Tây là các nước tư bản. Phương Tây đồng nghĩa với các nước giàu
có, Phương Đông dĩ nhiên ngược lại.
- Đến thời kì sau, khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước nằm ở Đông
Âu, tuy nhiên gia nhập khối NATO, nên theo cách phân chia về chính trị - xã

12



hội cũng được coi là các nước Phương Tây như: Ba Lan, Séc, Hungary,
Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Rumania, Slovakia, Slovenia, Croatia,
Albania.
- Phương Tây, do vậy, còn bao gồm không chỉ Tây Âu, Bắc Mĩ mà cả
những nước như Nhật Bản, Australia chẳng hạn. Phương Đông, theo cách
phân chia này, bao gồm những quốc gia có hệ thống xã hội - chính trị ít nhiều
phi TBCN: Đông Âu và Liên Xô trước đây cùng với các nước thuộc thế giới
thứ ba. Cách phân chia này từng là mốt trong thời kì chiến tranh lạnh đã
không còn ý nghĩa sau khi Liên Xô và khối XHCN sụp đổ, nhưng trong thời
gian gần đây, nó dường như lại đang được tái sinh với những đường ranh giới
khác, dù với màu sắc chính trị khác.
- Vì vậy, khái niệm Phương Tây trở nên rối ren, càng khó xác định.
Khái niệm Văn học Phương Tây cũng thế. Văn học các nước Đông Âu, như
Ba Lan, Rumania, Hungary v.v. (các nước hiện nay đã gia nhập Liên minh
châu Âu EU) cũng xếp vào Văn học Phương Tây ư? Văn học Australia cũng
xếp vào Văn học Phương Tây ư? Và Văn học Nhật Bản nữa?
Tóm lại, khi khảo sát các luận văn về Văn học Phương Tây ở các phần
tiếp theo trong Chương Một này, chúng tôi tất nhiên không căn cứ khái niệm
“Phương Tây” theo cách hiểu mặt trời mọc mặt trời lặn (mục 1), cũng không
sử dụng cách phân chia khái niệm theo kinh tuyến gốc (mục 2), cũng không
dựa theo cách hiểu và bản đồ của Huntington (mục 3). Chúng tôi sẽ chủ yếu
khảo sát căn cứ vào khái niệm “Phương Tây” về mặt địa lí gắn kết cả chính trị
- xã hội gồm Tây Âu và Bắc Mĩ theo quan niệm phổ biến hiện nay (mục 4)
với tất cả sự phức tạp rắc rối của nó.

13



II. VĂN HỌC NGA VÀ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
Đề tài luận văn chúng tôi nghiên cứu về Văn học Phương Tây, sau khi
xét xong các cách hiểu khác nhau khái niệm “Phương Tây”, lẽ ra chúng tôi
nên đi vào xem xét các luận văn Văn học Phương Tây ở trường Đại học Sư
phạm Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2015 như vừa nêu ở trên nhưng chúng tôi
nghĩ trước hết nên xem xét mối quan hệ giữa Văn học Nga và Văn học
Phương Tây bởi lẽ trong dư luận cũng có vài ý kiến hình như băn khoăn trái
chiều. Lâu nay, ở nước ta Văn học Nga là một bộ phận riêng biệt bên hai bộ
phận Văn học Phương Tây và văn học châu Á. Các học viên cao học ở cả
nước nói chung và trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng cũng phân chia
ba ngành. Thế nhưng nước Nga nhìn về đại thể lại là một nước của châu Âu,
vì vậy có nên tách riêng hai bộ phận Văn học Nga và Văn học Phương Tây
hay không? Một số cuốn giáo trình về Văn học nước ngoài ở trường Đại học
Sư phạm Hà Nội liên quan đến hai mảng văn học này cũng gây cho chúng tôi
băn khoăn suy nghĩ. Vì vậy trước khi tiếp tục công việc của mình về các luận
văn Văn học Phương Tây, chúng tôi thấy cần phải suy nghĩ về vấn đề khúc
mắc ấy.
1. Hai cuốn sách về Văn học Âu - Mĩ
Năm 2006, xuất hiện giáo trình “Văn học Âu - Mĩ” của trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Giáo dục từ xa, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội ấn hành, do các tác giả là Phùng Văn Tửu ( chủ biên), Đỗ Hải
Phong và Phùng Hữu Hải biên soạn.
Năm năm sau, vào năm 2011, cũng tại nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội, cuốn “Văn học Âu - Mĩ thế kỉ XX” do các tác giả Lê Huy Bắc (chủ
biên), Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Thu Dung, Nguyễn Thanh Hiếu, Đào

14


Duy Hiệp, Nguyễn Thuỳ Linh, Bửu Nam, Trương Kim Phượng, Hoàng Thị

Quỳnh Trang biên soạn.
Hai cuốn sách có nhan đề giống nhau ở cụm từ “Văn học Âu - Mĩ”.
Cuốn trước gồm năm tác gia Văn học Pháp (Molière, Hugo,
Baudelaire, Camus, Robbe-Grillet). Ba tác gia văn học Anh (Shakespeare,
Dickens, Shaw), bốn tác gia Văn học Nga (Pushkin, Chekhov, Dostoyevsky,
Sholokhov) và bốn tác gia Văn học Mĩ (Poe, Whitman, Mark Twain,
Hemingway), tổng cộng có mười sáu nhà văn.
Cuốn sau gồm chín tác gia: B. Shaw (Anh), M. Proust (Pháp), J. Joyce
(Anh), F. Kafka (Tiệp), P. Éluard (Pháp), W. Faulkner (Mĩ), E. Hemingway
(Mĩ), S. Beckett (Pháp), G.G. Marquez (Colombia).
Điều lạ là ở cuốn “Văn học Âu - Mĩ” xuất bản năm 2006 có bộ phận
Văn học Nga, còn ở cuốn “Văn học Âu - Mĩ thế kỉ XX” thì không có. Thế
thì phải chăng nhóm biên soạn của cuốn trước quan niệm Văn học Nga cũng
thuộc bộ phận văn học châu Âu? Hơn nữa ở phần mở đầu của cuốn giáo trình
này, các tác giả đã viết: “Ở Châu Âu không kể các nền Văn học Pháp, Văn
học Nga, Văn học Anh còn có nhiều nhà văn nổi tiếng thuộc những nền văn
học khác”. Như vậy, theo quan niệm của các tác giả trong cuốn giáo trình,
Nga cũng là một bộ phận của Châu Âu nên mới đưa nền Văn học Nga vào
cuốn giáo trình “Văn học Âu – Mĩ” này.
Điều đó khiến chúng tôi băn khoăn suy nghĩ nên tách riêng Văn học
Nga và Văn học Phương Tây là hai bộ phận riêng biệt hay nên hợp nhất Văn
học Nga vào Văn học Phương Tây. Để tìm hiểu, chúng tôi tiến hành khảo sát
so sánh các luận văn giai đoạn 2000 - 2015 ở hai mảng Văn học Phương Tây
và Văn học Nga.
15


2. Khảo sát so sánh
a. Theo số lượng luận văn.
Căn cứ vào các vào các bảng thống kê do thư viện Khoa Ngữ Văn cung

cấp (Xem Tài liệu tham khảo, các Phụ lục 1 và Phụ lục 2), ta thấy:
Luận văn Văn học Phương Tây

Luận văn Văn học Nga

106

74

b. Theo số lượng các tác giả được nghiên cứu
- Vẫn theo các bản thống kê của thư viện nói trên, có bảy mươi mốt nhà
văn Phương Tây được các học viên Cao học nghiên cứu. Trong đó có một số
tác giả tiêu biểu được nghiên cứu nhiều trong các đề tài luận văn đó là
Hemingway của Mĩ với sáu luận văn, Shakespeare nước Anh với bốn luận
văn, Andersen nước Đan Mạch với ba luận văn, Balzac của Pháp với ba luận
văn, Camus của Pháp với ba luận văn, Hugo cũng của Pháp với ba luận văn.
Nhà văn Nam Phi Coetzee cũng được ba luận văn nghiên cứu vì mới được
giải Nobel.
- Còn Văn học Nga, có hai mươi mốt nhà văn được chọn làm đề tài
luận văn nghiên cứu. Một số nhà văn được tập trung nghiên cứu khá nhiều:
mười ba luận văn có đề tài về các sáng tác của Chekhov, tám luận văn có đề
tài nghiên cứu về các sáng tác của Lev Tolstoy, sáu luận văn có đề tài nghiên
cứu về các sáng tác của Dostoyevsky. Tôi có bảng khảo sát sau đây:
Các nhà văn Phương Tây

Các nhà văn Nga

71

21


16


Qua hai bảng khảo sát trên, ta có thể thấy Văn học Phương Tây chiếm
số lượng nhiều hơn Văn học Nga cả về tác giả (71/21) lẫn số lượng luận văn
(106/74). Văn học Phương Tây có số lượng tác giả nhiều gấp 3,5 lần số tác
giả được nghiên cứu của Văn học Nga; số lượng luận văn thì Văn học Phương
Tây chỉ gấp 1,5 lần số luận văn nghiên cứu của Văn học Nga. Như vậy hình
như có sự quá ưu ái đối với mảng Văn học Nga chăng? Hơn nữa, ta thử khảo
sát so sánh về số lượng các nền văn học và các thế kỉ văn học được đề cập đến
ở hai mảng ấy xem sao.
c. Theo số lượng các nền văn học và các thế kỉ văn học
- Về bộ phận Văn học Nga, tất nhiên chỉ là một nền văn học, văn học
của nước Nga. Còn bộ phận Văn học Phương Tây, các luận văn trải ra mười
lăm quốc gia, từ Anh (Shakespeare, Greene…), Pháp (Molière, Maupassant,
Hugo…), Đức (Gunter Grass…), Tây Ban Nha (Cervantes), Mĩ (Morrison,
Hemingway…), Ireland (James Joyce, B. Shaw…) Scotland (W. Scott…),
đến Hi Lạp (Aesop), Đan Mạch (Andersen), Nam Phi (Coetzee), rồi Colombia
(Marquez), Argentina (Borges), rồi Thổ Nhĩ Kì (Pamuk), Do Thái Ba Lan
(Singer), Tiệp Khắc (Kafka, Kundera).
- Về các thế kỉ văn học, các luận văn về Văn học Nga tập trung vào ba
thế kỉ là thế kỉ XVIII (Pushkin), thế kỉ XIX (Gogol, Dostoevsky…) và thế kỉ
XX (Gorki, Bunin…). Trong khi đó các luận văn về Văn học Phương Tây trải
dài sáu thế kỉ từ thế kỉ VI tr. CN (Aesop) sang thế kỉ XVI (Shakespeare…),
thế kỉ XVII (La Fontaine), thế kỉ XVIII (Rousseau), thế kỉ XIX (Hugo,
Balzac…) và thế kỉ XX (Camus, Hemingway…). Ta có bảng khảo sát sau
đây:

17



Số lượng nền văn học Số các thế kỉ văn học
Luận văn Văn học P. Tây

15

6

Luận văn Văn học Nga

1

3

Có thể tổng hợp mấy bảng khảo sát trên thành bảng khảo sát chung
dưới đây:
Luận văn Văn học P. Tây

Luận văn Văn học Nga

15

1

Số nền văn học

(Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Hi

(Nga)


(quốc gia)

Lạp, Tây Ban Nha v.v.)

Số thế kỉ văn học

6

3

(VI tr.CN, XVI, XVII,
XVIII, XIX, XX)

(XVIII, XIX, XX)

Số các nhà văn

71

21

Số các luận văn

106

74

Nhìn vào bảng khảo sát tổng hợp này, và sự chênh lệch giữa các số
liệu, ta dễ có ấn tượng về sự thiếu công bằng giữa hai mảng luận văn Văn học

Phương Tây và Văn học Nga. Hơn nữa, trong số hai mươi mốt nhà văn Nga,
hầu hết đều xuất thân ở các thành phố trực thuộc phần diện tích lãnh thổ ở
khu vực Châu Âu của nước Nga. Có lẽ vì vậy mà có người nghĩ nên sát nhập
hai bộ phận làm một chăng, nhất là Nga cũng là một bộ phận của Châu Âu?

18


3. Vị trí quan trọng của nước Nga và nền Văn học Nga
a. Ta thấy rằng nước Nga là đất nước rộng lớn có diện tích lớn nhất trên
thế giới với khoảng mười bảy triệu km vuông, bao phủ một phần chín diện
tích lục địa Trái Đất, trải dài từ Á sang Âu bao gồm toàn bộ phần phía bắc
châu Á và 40 % châu Âu, tuy thủ đô Moskva của nước Nga, đồng thời là
thành phố lớn nhất đất nước nằm ở phía Tây của nước Nga thuộc phía diện
tích của khu vực Châu Âu. Các thành phố lớn ở Nga như Moskva, Saint
Petersburg, Novosibirsk, Nizhny Novgorod, Yekaterinburg, Samara, Omsk,
Kazan, Chelyabinsk, Rostov, Ufa, Volgograd, Perm đều nằm ở phần diện tích
thuộc Châu Âu; các hội nghị, tổ chức, cuộc họp quốc tế ở Nga hầu hết diễn ra
ở một trong các thành phố lớn trên. Nhưng phần diện tích của nước Nga ở
khu vực Châu Âu chỉ chiếm 25% tổng diện tích của toàn đất nước Nga. Nga
cũng là một nước Châu Á, với gần 70% diện tích nằm ở Châu Á, trong tương
lai với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế, khoa học và
văn học ở Nga không chỉ phát triển ở phần lãnh thổ thuộc Châu Âu mà ngày
càng mở rộng phát triển ở những vùng lãnh thổ thuộc Châu Á.
b. Thứ nữa, Nga cũng được coi là một nền văn học lớn, có ảnh hưởng
nhiều đối với nền văn học thế giới. Văn học Nga có cả một quá trình lịch sử
lâu dài với những kiệt tác sử thi từ thế kỉ XII như “Truyện các thời đại”, “Lời
ca về đạo hành binh Igor” và đã từng có cả một thời đại văn chương vào nửa
sau thế kỉ XVIII với những tên tuổi lớn của trào lưu văn học cổ điển chủ
nghĩa, văn học hiện thực khai sáng, văn học tình cảm chủ nghĩa, văn học lãng

mạn, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa v.v.… Là một quốc gia có vị trí đặc
biệt quan trọng trên trường quốc tế, Văn học Nga cũng là một nền văn học
giàu tư tưởng nhân văn, giàu tính nhân bản, tính cộng đồng nhân loại vì vậy
có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới.
19


c. Thổ Nhĩ Kì cũng là một quốc gia rộng lớn thuộc nằm ở cả hai châu
lục Âu và Á, có 97% diện tích thuộc châu Á và chỉ có 3% diện tích nằm ở
châu Âu. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kì không thể so sánh được với Nga về tầm ảnh
hưởng trên toàn thế giới về mọi mặt, nhất là về văn học và tính nhân văn của
văn học.
d. Một lí do quan trọng khác là Việt Nam và Nga đã có mối liên hệ gắn
bó thân thiết có độ tin cậy cao từ giữa thế kỉ XX trên đầy đủ các phương diện
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đã từng có thời kì nhiều tác phẩm Văn học
Nga trở thành sách “gối đầu giường” của một bộ phận người Việt. Văn học
Nga bắt đầu ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam từ những năm 1920 gián tiếp
qua văn hóa Pháp. Trong cách mạng Tháng tám 1945, những nét tương đồng
về lịch sử và mối quan hệ với Liên Xô đã tăng cường ảnh hưởng trực tiếp của
Văn học Nga đến Văn học Việt Nam một cách toàn diện và sâu sắc. Ngay cả
khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Văn học Nga vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Văn
học Việt Nam không chỉ như một hoài niệm mà còn như một bài học kinh
nghiệm, một tấm gương đổi mới, hội nhập văn hóa.
e. Chúng tôi nghĩ cách đặt tên nhan đề cuốn giáo trình “Văn học Âu –
Mĩ”, chưa chắc tập thể tác giả có ý đồ xếp Văn học Nga chung với Văn học
Phương Tây, coi Văn học Nga là một bộ phận của Văn học Phương Tây, mà
chỉ là giới hạn trong một cuốn giáo trình dùng cho Đại học từ xa mà thôi. Dù
sao tôi vẫn nghiêng về phía tán đồng với quan niệm của tập thể tác giả cuốn
“Văn học Âu-Mĩ thế kỉ XX”, không xếp Văn học Nga và văn học châu Âu.
Tóm lại, với tất cả các lập luận vừa nêu ở trên và các bản khảo sát

cụ thể, dù có những băn khoăn thế này thế khác, chúng tôi vẫn thấy tách
Văn học Nga thành bộ phận văn học riêng bên cạnh các bộ phận Văn học

20


×