Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.95 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN THÙY

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU ĐẾN
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ Ở
CÁC QUỐC GIA CHÂU Á -THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN THÙY

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU ĐẾN
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ Ở
CÁC QUỐC GIA CHÂU Á -THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã Số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Ảnh hưởng của các cú sốc
giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương”,
tơi đã vận dụng các kiến thực học tập của mình và với sự trao đổi, hướng dẫn góp ý
của Giáo viên hướng dẫn để thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ này.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong
Luận văn Thạc sĩ này là hồn tồn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Các kết quả của Luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu
nào. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

TP.HCM, Ngày 15 Tháng 10 Năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Xuân Thùy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁCHÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1
TÓM TẮT .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 2
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu ............................................................................ 2
1.2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 6
1.5 Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..................... 8
2.1 Các loại cú sốc giá dầu ................................................................................... 8
2.2 Các kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô ..................... 10
2.3 Những bằng chứng thực nghiệm về tác động của các cú sốc giá dầu đến nền
kinh tế vĩ mô ...................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU......................... 26
3.1 Ảnh hưởng của các loại cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mơ - phân
tích SVAR ......................................................................................................... 28
3.2 Dữ liệu phân tích và mơ tả biến .................................................................. 34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ................................. 40


4.1 Kiểm định tương quan chéo ........................................................................ 40
4.2 Kiểm định tính dừng ................................................................................... 41
4.3 Kết quả ước lượng mơ hình VAR- SVAR .................................................... 45
4.3.2 Kiểm định tính ổn định của mơ hình .................................................... 48
4.3.3 Kết quả ước lượng ma trận ràng buộc của mơ hình ............................. 49
4.3.4 Kết quả phân tích ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh
tế vĩ mô ở các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương. ....................................... 52
4.3.5 Kiểm định mơ hình ước lượng ................................................................ 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT


 CPI

: Consumer Price Index

: Chỉ số giá tiêu dùng

 GDP

: Gross Domestic Product

: Tổng sản phẩm quốc nội

 IRF

: Impulse response function

: Hàm phản ứng xung

 OLS

: Ordinary least squares

: Phương pháp bình phương bé

 VAR

: Vector autoregression

: Mơ hình vec-tơ tự hồi quy.


 SVAR

: Structural vector autoregressive : Mơ hình vec-tơ tự hồi quy cấu trúc

nhất.

 PSVAR : Panel structural vector autoregressive models : Mô hình vec-tơ tự
hồi quy dữ liệu bảng.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1

Tên Bảng
Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động

Trang
22 - 23

của cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế
Bảng 2.2

Bảng tóm ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu

24

tố kinh tế vĩ mô
Bảng 2.3


Kỳ vọng kết quả ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các

25

yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia Châu Á – Thái Bình
Dương
Bảng 3.1

Những cú sốc giá dầu khác nhau

29

Bảng 3.2

Thứ tự các biến trong mô hình SVAR

32

Bảng 3.3

Kỳ vọng về chiều hướng tác động của các cú sốc giá

33

dầu lên các yếu tố kinh tế vĩ mơ
Bảng 3.4

Tóm tắt các biến chính sử dụng trong bài

37 - 38


Bảng 3.5

Thống kê mô tả các biến

39

Bảng 4.1

Kiểm định tương quan chéo (cross-section

40

independence)
Bảng 4.2

Kết quả kiểm định tính dừng Pesaran (2007)

42

Bảng 4.3

Kết quả kiểm định tính dừng Levin–Lin–Chu, 2002

43

Bảng 4.4

Độ trễ tối ưu cho mơ hình PVAR –PSVAR


47

Bảng 4.5

Kiểm định tính ổn định mơ hình

48

Bảng 4.6

Kết quả ước lượng ma trận ràng buộc

50 - 51


Bảng

Tên Bảng

Trang

Bảng 4.7

Kết quả ước lượng ma trận ràng buộc C

52

Bảng 4.8

Kết quả ước lượng VAR


53

Bảng 4.9

Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của

56

các cú sốc giá dầu đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Bảng 4.10

Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của

57

các cú sốc giá dầu đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Bảng 4.11: Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của

58

các cú sốc giá dầu đến sự biến động trong tỷ giá (EX)
Bảng 4.12

Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của

60

các cú sốc giá dầu đến sự biến động trong trong lãi suất
chiếu khấu (DR)

Bảng 4.13

Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu

64

Bảng 4.14

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan LM Test

65

Statistic
Bảng 4.15

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

66

Portmanteau Test
Bảng 4.16

Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổiKiểm định White

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình vẽ


Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền

11

kinh tế vĩ mơ
Hình 4.1

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của

44

chuỗi dữ liệu
Hình 4.2

Đồ thị phân tích phản ứng xung (impulse) giữa các
cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các
quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương

55


1


TÓM TẮT
Dựa theo bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của các cú sốc giá
dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Châu Á” của Cunado, J., và các cộng sự (2015)
với mẫu nghiên cứu gồm 13 quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương, bài nghiên cứu
này được thực hiện với mục tiêu phân tích ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu (cú sốc
cung dầu - oil supply shocks, cú sốc tổng cầu dầu - aggregate demand shocksvà
những cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu - oil market specific
demand shocks) đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tỷ giá hối đoái (EX),chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lãi suất chiết khấu (DR).
Thơng qua mơ hình SVAR với dữ liệu bảng, có tần suất theo năm, từ năm 1997 đến
năm 2015, bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế
vĩ mô ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương” đã đạt được những kết quả chính như
sau: Thứ nhất, khi xảy ra ba cú sốc giá dầu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ
giảm dưới 0.5%, nhưng CPI tăng trung bình trên 15%. Bởi vì, 13 quốc gia trong
mẫu là những quốc gia có sản lượng dầu mỏ nhập khẩu chiếm đến 33% trong tổng
nhu cầu năng lượng sử dụng, nên giá dầu là yếu tố cấu thành chủ yếu trong chi phí
sản xuất. Do đó, khi giá dầu tăng bắt nguồn từ các cú sốc giá dầu, thì chi phí sản
xuất gia tăng, làm giá cả tăng và sản lượng của nền kinh tế sụt giảm. Thứ hai, khi
xảy ra các cú sốc giá dầu đã làm lãi suất chiết khấu (DR) tăng từ 2%- 3% và tỷ giá
hối đoái (EX) giảm trung bình 3%. Đây chính là hiệu ứng cân bằng thực (Mork,
1994) và trong trường hợp này lãi suất là một cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ của
các cơ quan điều hành (Cunado, J., và các cộng sự 2015), biểu hiện các quốc gia
trong khu vực đang có biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy cho sự phát
triển kinh tế, hạn chế sự sụt giảm của sản lượng (Brown và Yule, 2002) hoặc hiệu
ứng ngoài kỳ vọng (Milani, 2009), cũng như là do người dân đang gia tăng tiết
kiệm vì lo sợ sự tác động mạnh của giá dầu theo hiệu ứng chuyển giao thu nhập và
tổng cầu (Dohner, 1981).
Từ khóa chính: Cú sốc, giá dầu, kinh tế vĩ mơ, mơ hình VAR, PSVAR



2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu
Kể từ thập niên 80, có rất nhiều nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu1đến các
yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng, thị trường
chứng khoán… được thực hiện tại các quốc gia như Mỹ, các nước Châu Âu, chẳng
hạn nghiên cứu của Hamilton (1983); Sadorsky (1999); Hooker (2002); Barsky và
Kilian (2004); Akram (2004). Những nghiên cứu tiên phong này chỉ tập trung phân
tích ảnh hưởng của giá dầu hoặc một loại cú sốc giá dầu duy nhất đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô của các quốc gia như Mỹ, các nước Châu Âu. Mặc dù, Hamilton
(1983); Sadorsky (1999); Hooker (2002);Barsky và Kilian (2004); Akram (2004),
Blanchard và Gali (2007); Filis. G (2010) đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm
khác nhau cho thấy cú sốc giá dầu có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, có thể
tổng hợp lại trong bốn kết luận cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khi xảy ra cú sốc giá dầu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có xu hướng
giảm, theo lý giải của Mork (1994); Brown và Yule (2002).
Thứ hai, khi xảy ra cú sốc giá dầu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng theo
lý thuyết lạm phát chi phí đẩy (Jones và Kaul, 1996).
Thứ ba, đối với tỷ giá (EX), cú sốc giá dầu tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau, phụ
thuộc vào việc quốc gia đó nhập khẩu dầu mỏ hay xuất khẩu dầu mỏ. Với quốc gia
nhập khẩu dầu mỏ, khi xảy ra cú sốc giá dầu sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ và tỷ
giá danh nghĩa tăng. Đối với quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, khi cú sốc giá dầu xảy ra
khơng làm thay đổi tỷ giá danh nghĩa. Đây chính là hiệu ứng chuyển giao thu nhập
và tổng cầu theo quan điểm của Fried và Schulze (1975); Dohner (1981).
Thứ tư, khi xảy ra cú sốc giá dầu,lãi suất chiết khấu (DR) có xu hướng tăng theo.
Ngồi ra, nếu các nhà điều hành chính sách thực thi cơng cụ của chính sách tiền tệ

1


Từ những năm 1980 cho đến những năm 2009, các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu

một loại cú sốc duy nhất, vì vậy trong chương này, tác giả đề cập cú sốc giá dầu có nghĩa
là chỉ một loại cú sốc giá dầu duy nhất.


3

để hạn chế ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế thì lãi suất chiết khấu có
xu hướng giảm (Kilian, 2009).
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với dự báo sẽ vượt Tây Âu trở thành khu vực
giàu thứ hai trên toàn cầu vào năm 2017, chỉ sau Bắc Mỹ. Vì vậy, đi kèm với các cơ
hội phát triển về kinh tế, thu nhập người dân cũng sẽ được cải thiện, số triệu phú gia
tăng và nhu cầu dầu mỏ cần cho phát triển kinh tế cũng như cho nhu cầu đi lại của
người dân tại khu vực này cũng có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây.
Công ty Tư vấn Năng lượng - Wood Mackenzie (WM) - dự báo nhu cầu dầu ở Châu
Á- Thái Bình Dương (bao gồm Australia) sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 0,72 triệu
thùng/ngày vào năm 2016 và 0,62 triệu thùng/ngày vào năm 2017 do khu vực này
vẫn còn phải đối mặt với khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, sang giai đoạn từ năm
2018-2020, nhu cầu dầu tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dự báo sẽ tăng lại là
9,1 triệu thùng/ngày (tương đương 1.6%/năm), giai đoạn 2020-2035 sẽ lên đến 43,3
triệu thùng/ngày.Vì vậy, khi xảy ra sự biến động về nguồn cung cấp dầu mỏ thì
khơng chỉ ảnh hưởng đến những quốc gia lớn tại khu vực Châu Mỹ hay Châu Âu,
mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô ở một vài quốc gia thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, như
nghiên cứu của: Burbidge và Harrison (1984); Blanchard và Gali (2007); Cunado và
Gracia (2005); Chou, Tseng (2011); Cunado, J. và các cộng sự (2015). Nhưng
những nghiên cứu của các tác giả này chỉ mới tập trung ở những quốc gia như là
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngoài ra, sau khi kết quả nghiên cứu của Kilian (2009) được cơng bố, chứng minh
rằng có ba nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong cú sốc giá dầu. Do vậy, cú sốc giá
dầu khơng cịn là một cú sốc giá dầu duy nhất, mà được phân thành ba loại cú sốc
khác nhau, bao gồm cú sốc từ nguồn cung dầu (oil supply shocks), cú sốc phát sinh
từ nhu cầu dầu mỏ (aggregate demand shocks), cú sốc sốc phòng ngừa rủi ro giá
dầu(oil-specific demand shocks). Trong số những nghiên cứu thực nghiệm từ sau
năm 2009, có một nghiên cứu nổi bất của Cunado, J., và các cộng sự (2015), là phân


4

tích sự ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu lên các yếu tố vĩ mô của khu vực Châu Á,
bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia và Trung Quốc. Và như vậy, đối
với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cho đến thời điểm hiện tại, cũng chỉ có ba
quốc gia gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là có đề tài nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của các cú sốc giá dầu lên các yếu tố vĩ mô.
Từ những lập luận trên đây, tác giả giả mong muốn thực hiện nghiên cứu này với
mục tiêu là tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu lên các yếu tố
kinh tế vĩ mơ ở các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương. Bởi vì trong nghiên cứu
mới nhất được cơng bố của của Cunado, J., và các cộng sự (2015), các quốc gia
phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc
và Hàn Quốc đã được phân tích, nên mẫu dữ liệu của tác giả được chọn lọc lại, bao
gồm 13 quốc gia, đó là: Australia, Fiji, Malaysia, New Zealand, Papua New Guinea,
Philippines, Samoa, Singapore, Solomon Islands, Thái Lan, Tonga, Vanuatu và Việt
Nam. Lý do của việc chọn 13 quốc gia này là bởi vì những quốc gia này đa số là
những quốc gia đang phát triển hoặc ít được biết đến. Và vì thế, cho đến nay cũng
có rất ít nghiên cứu được thực hiện đối với dữ liệu của 13 quốc gia này. Nghiên cứu
của tác giả sử dụng phương pháp phân tích đối với dữ liệu bảng, và đánh giá sự tác
động của các cú sốc giá dầu lên các yếu tố vĩ mơ của tồn bộ 13 quốc gia (Australia,
Fiji, Malaysia, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Singapore,

Solomon Islands, Thái Lan, Tonga, Vanuatu và Việt Nam) tại khu vực Châu ÁThái Bình Dương, chứ khơng đánh giá riêng lẻ đối với từng quốc gia. Dựa trên quan
điểm của Cunado, J., và các cộng sự (2015), các cú sốc giá dầu sẽ bao gồm ba loại
khác nhau, đó là cú sốc cung dầu (oil supply shocks), cú sốc tổng cầu dầu
(aggregate demand shocks); và những cú phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro
giá dầu (oil market specific demand shocks). Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ
bổ sung cho những nghiên cứu hiện tại về đề tài các cú sốc giá dầu ảnh hưởng đến
các yếu tố kinh tế vĩ mô, cũng như sẽ là một tiền đề cơ bản cho những nghiên cứu
được thực hiện sau này đối với các quốc gia khác tại khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương, trong giai đoạn sau khi hiệp định TPP được ký kết. Từ đó giúp những nhà


5

hoạch định chính sách tại mỗi một quốc gia biết được khi có sự biến động về nguồn
cung dầu mỏ thì tồn bộ các biến vĩ mơ của nền kinh tế khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương sẽ phản ứng như thế nào, và quốc gia của mình khi phân tích riêng lẻ thì sự
tác động của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế vĩ mơ có giống như khi cú sốc giá dầu
tác động lền nền kinh tế vĩ mô của mẫu chung là khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương hay khơng. Và, khi những nhà hoạch định có cái nhìn tổng thể và cá thể thì
sẽ đưa ra những chính sách phù hợp cho mỗi quốc gia khi giao thương với nhau
trong giai đoạn thi hành hiệp định TPP, cũng như là hạn chế thiệt hại về kinh tế khi
xảy ra sự biến động về nguồn cung cấp dầu mỏ.
1.2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là phân tích ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu,
gồm: cú sốc cung dầu-oil supply shocks, cú sốc tổng cầu dầu-aggregate demand
shocks; và những cú phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu- oil market
specific demand shocks- đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ởcác quốc gia Châu Á- Thái
Bình Dương, dựa theo quan điểm của Cunado, J., và các cộng sự (2015).
Bằng kết quả phân tích thực nghiệm thơng qua mơ hình SVAR với dữ liệu bảng, tác
giả sẽ làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu thông qua việc giải đáp các câu hỏi sau:

Thứ nhất, sự thay đổi của các loại cú sốc khác nhau trong giá dầu sẽ tạo ra sự thay
đổi đối với các các yếu tố kinh tế vĩ mô của 13 quốc gia, tại khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương như thế nào? Nếu tạo ra sự thay đổi thì xu hướng tác động làm tăng
hay giảm và với tỷ lệ bao nhiêu?.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có tương đồng
với quan điểm của các tác giả đã nghiên cứu tại khu vực Châu Mỹ, Châu Âu hay
những nước Châu Á khác hay không?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng mơ hình SVAR kết hợp với phản ứng xung
và phân rã phương sai để phân tích ảnh hưởng của các loại cú sốc giá dầu đếncác
yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương. Ngồi ra, dữ liệu
trong nghiên cứu là dữ liệu bảng, sử dụng cho 13 quốc gia thuộc khu vực Châu Á-


6

Thái Bình Dương. Mặt khác, khi phân tích mơ hình SVAR cho dữ liệu bảng
(PSVAR), bài nghiên cứu sử dụng hai ràng buộc chính: ràng buộc đối với các cú
sốc giá dầu được tổng hợp theo bảng 3.1, dựa trên nghiên cứu của Cunado.J và các
cộng sự (2015) và ràng buộc sự ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô. Chi tiết về phương pháp nghiên cứu sẽ được thảo luận rõ trong
chương ba của nghiên cứu này.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài sẽ hệ thống hóa các nghiên cứu về tác động của cú sốc giá
dầu lên các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngược lại. Đồng thời chỉ ra cơ chế truyền dẫn
của cú sốc giá dầu lên các yếu tố kinh tế vĩ mơ. Từ đó rút ra kết luận về những ảnh
hưởng và tác động của các các cú sốc giá dầu đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các
nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Về mặt thực tiễn, đề tài tiến hành xây dựng một mơ hình định lượng để xác định các
tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mơ ở các nước châu Á Thái

Bình Dương có tầm quan trọng ngày càng lớn trên thị trường thế giới và cũng là
một điểm nóng trong thời gian quan cả về dầu mỏ lẫn chính trị. Từ đó cung cấp
những cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp điều hành lãi suất phù hợp với diễn
biến lạm phát và tăng trưởng.
Ngoài ra, điểm mới của đề tài là phân tích cú sốc giá dầu thành ba loại khác nhau,
sau đó ước lượng ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mơ ở
các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, thơng quan mơ hình SVAR với dữ liệu
bảng (PSVAR).
Đặc biệt hơn, dù nghiên cứu chỉ cung cấp bằng chứng thực nghiệm một cách tổng
quan khi đặt Việt Nam trong mẫu chung với các quốc gia khác tại khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương, nhưng những nhà hoạch chính sách tại Việt Nam vẫn có thể sử
dụng kết quả để làm cơ sở so sánh.


7

1.5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Phụ lục, danh mục bảng, danh mục viết tắt, danh mục hình, tài liệu
tham khảo, Nghiên cứu được tổ chức theo cấu trúc như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này, tác giả giới thiệu chung về nghiên cứu
trình bày lý do, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết
cấu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này, tác giả trình
bày các lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng
của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của các quốc gia.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày
phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, mô tả cụ thể nguồn thu thập số liệu
cũng như mơ hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả Phân tích thực nghiệm. Trong chương này, tác giả trình bày và
thảo luận kết quả nghiên cứu đã đạt được, so sánh kết quả với các nghiên cứu trước

đó để rút ra kết luận.
Chương 5: Kết luận. Trong chương này, tác giả trình bày những kết luận của bài
nghiên cứu; một số hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mở rộng.


8

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trong chương hai, tác giả tập trung thảo luận các lý thuyết nền tảng cho thấy có tồn
tại các cú sốc khác nhau trong giá dầu, các cú sốc có vai trị thế nào trong sự biến
động của giá dầuvà các cú sốc này sẽ tác động đến các yếu tố vĩ mơ của nền kinh tế
theo một chu trình như thế nào. Chương này cũng điểm lại một số nghiên cứu thực
nghiệm của các tác giả khác trên thế giới từ trước đến nay.
2.1 Các loại cú sốc giá dầu
Theo quan điểm của Kilian (2009),tồn tại ba cú sốc khác nhau trong giá dầu, ảnh
hưởng đến sự biến động của giá dầu, bao gồm cú sốc từ nguồn cung dầu (oil supply
shocks), cú sốc từ tổng nhu cầu dầu (aggregate demand shocks); và những cú sốc
phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu (oil market specific demand shocks
/precautionary demand shocks). Để tìm hiểu xem giá trị thực của dầu được quyết
định bởi yếu tố nào, Kilian (2009) sử dụng một vector tự hồi quy (VAR) với ba
biến, nguồn cung dầu, giá thực tế của dầu và một biến trung gian đại diện cho nhu
cầu toàn cầu đối với các mặt hàng công nghiệp. Với tác dụng đo lường hoạt động
kinh tế toàn cầu thực sự, Kilian (2009) xác định, dựa trên một cấu trúc đệ quy, ba cú
sốc giá dầu bao gồm: một cú sốc từ nguồn cung cấp dầu, một cú sốc dầu cụ thể thị
trường và một cú sốc nhu cầu toàn cầu. Kilian (2009) đã chỉ ra, cú sốc phát sinh do
nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi trong giá
dầu. Tiếp theo đó là giá dầu chịu ảnh hưởng của cú sốc tổng nhu cầu dầu và cuối
cùng là chịu ảnh hưởng của cú sốc phát sinh do nguồn cung dầu mỏ. Như vậy, có ba
nhân tố góp phần tạo nên sự thay đổi trong giá dầu.
Thứ nhất, cú sốc từ nguồn cung dầu. Cú sốc nguồn cung dầu chính là sự sụt giảm

trong ngắn hạn trong việc cung ứng dầu mỏ của những nước xuất khẩu dầu mỏ,
chẳng hạn xuất hiện những mâu thuẫn chính trị hay thay đổi trong hạn ngạch xuất
khẩu của khối OPEC (Cunado và các cộng sự, 2015). Khi xảy ra sự sụt giảm nguồn
cung dầu sẽ khiến cho giá dầu thay đổi theo chiều hướng tăng. Khi giá dầu đã tăng
thì sẽ gây ra sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế trễ hơn sau đó.


9

Thứ hai, cú sốc từ tổng nhu cầu dầu mỏ.Khi nền kinh tế mở rộng, nhu cầu dầu mỏ
có xu hướng tăng, thúc đẩy giá dầu tăng. Tiếp sau đó, khi giá dầu tăng thì lại làm
chotổng nhu cầu dầu mỏ thay đổi theo chiều hướng giảm. Khi nhu cầu tiêu thụ dầu
mỏ sụt giảm sẽ tạo ra áp lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới (Kilian, 2009).
Thứ ba, cú sốc phòng ngừa. Theo Kilian (2009), khi giá trị thực của dầu khơng
được giải thích dựa vào cú sốc cung dầu hoặc cú sốc cầu dầu, thì giá trị thực của
dầu sẽ được giải thích từ những thay đổi trong chính giá dầu (giá bán dầu trên thị
trường). Đây chính là những cú sốc phát sinh từ nhu cầu phòng ngừa. Khi những
nhà cung cấp dầu mỏ dự báo rằngnhu cầu tiêu thụ dầu giảm, sẽ cắt giảm nguồn
cung dầu. Cịn đối với những người có nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong tương lai sẽ
lo sợ gánh chịu tổn thất từ sự sụt giảm nguồn cung, từ đó sẽ phát sinh nhu cầu
phịng ngừa. Có nghĩa rằng, khi thị trường không chắc chắn về nguồn cung dầu hay
nguồn cầu dầu sắp tới, sẽ phát sinh nhu cầu phịng ngừa cho những điều thay đổi
khơng chắc chắn này. Vì vậy, cú sốc có nguồn gốc từ nhu cầu phịng ngừa về sự
khơng chắc chắn trong nguồn cung dầu ở tương lai. Hay nói cách khác cú sốc phịng
ngừa về bản chất cũng bắt nguồn từ sự thay đổi nguồn cung dầu, nhưng ở tương lai.
Tiếp đến, trong nghiên cứu được công bố vào năm 2011, bằng việc sử dụng mơ
hình Bayesian VAR, Baumeister và các cộng sự đã chứng mình rằng sự gia tăng
trong giá dầu là do nguồn cung dầu sụt giảm và sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ trong
ngắn hạn. Gần đây nhất, Kilian (2015) cho thấy, cú sốc từ nguồn cung dầu phát
sinh, trước tiên sẽ làm giá dầu tăng, sau đó trễ hơn việc giá dầu tăng sẽ gây ra sự sụt

giảm trong hoạt động kinh tế (làm sụt giảm nhu cầu dầu mỏ cho sản xuất).
Từ những lập luận trên có thể thấy, mặc dù có ba cú sốc khác nhau ảnh hưởng đến
sự thay đổi trong giá dầu, nhưng nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến hoạt động kinh
tế của các quốc gia là từ sự thay đổi trong nguồn cung dầu mỏ (Kilian, 2015). Phần
2.2 tiếp theo sau, tác giả sẽ trình bày sự truyền dẫn của các cú sốc giá dầu đến nền
kinh tế của các quốc gia.


10

2.2Các kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô
Như thảo luận ở phần 2.1, giá dầu thay đổi theo chiều hướng tăng do ảnh hưởng từ
cú sốc nguồn cung dầu (oil supply shocks), hoặc nhu cầu dầu mỏ (aggregate
demand shocks). Khi giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các chỉ số vĩ
mô khác của nền kinh tế? Cụ thể, dựa theo nghiên cứu của Cunado và các cộng sự
(2015), các biến được chọn làm đại diện cho nền kinh tế vĩ mô trong nghiên cứu
bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đoái (EX), chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) và lãi suất chiết khấu (DR).
Theo Cunado và các cộng sự (2015), Tang và cộng sự (2010), bốn biến này được
chọn để đại diện cho nền kinh tế vĩ mơ là vì:
-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế sẽ thể hiện qua sự tăng trưởng sản
lượng, hay đó chính là tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

-

Áp lực lạm phát: đại diện cho sự biến động giá cả của nền kinh tế, thể hiện
qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI).


-

Tỷ giá hối đoái (EX) thể hiện sự lưu chuyển dịng vốn giữa các nền kinh tế

-

Chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát được phân tích dựa trên sự biến
động của lãi suất chiết khấu (DR)

Như vậy, cũng dựa trên nghiên cứu của Tang và cộng sự (2010), mối liên hệ sữ giá
dầu và các biến kinh tế vĩ mô sẽ được mô tả một cách tổng quát theo sơ dồ 2.1 và
sáu kênh truyền dẫn được trình bày chi tiết bên dưới, bao gồm Ảnh hưởng của cú
sốc cung dầu, Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu, Áp lực lạm phát, Hiệu
ứng cân bằng thực, Cú sốc giá dầu và ảnh hưởng bất đối xứng và Hiệu ứng ngoài kỳ
vọng.


11

Hình 2.1. Sơ đồ kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô
Nguồn: Nghiên cứu của Tang và cộng sự (2010),Nguyễn Thị Liên Hoa (2012)
Dựa theo nghiên cứu của Brown và Yücel (2002), Tang và cộng sự (2010) chỉ ra giá
dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô theo sáu kênh truyền dẫn chính
như sau:
- Ảnh hưởng của cú sốc cung dầu (A Classic Supply-Side Shock): ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng đầu ra vì cú sốc nguồn cung làm giá dầu thay đổi, từ đó chi phí
sản xuất biên cũng thay đổi theo (Tang và các cộng sự, 2010). Đó chính là cú sốc
cung dầu. Cụ thể hơn, sự tăng giá dầu có thể được xem là một chỉ báo từ một cú sốc
trong tổng nguồn cung dầu. Sự tăng giá chính là báo hiệu cho sự khan hiếm của
nguồn năng lượng vốn được xem là nguyên liệu đầu vào cơ bản của sản xuất. Do

đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng và năng suất của các ngành công nghiệp sẽ sụt
giảm. Điều này dẫn đến giảm mức tăng lương thực và tăng tỷ lệ thất nghiệp (Brown
và Yule, 2002). Tiếp đến, nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng việc tăng giá dầu chỉ là
tạm thời và trong dài hạn sẽ ảnh hưởng mạnh đến sản lượng đầu ra, họ sẽ có khuynh
hướng hạn chế tiết kiệm và gia tăng vay mượn, điều này làm lãi suất tăng.


12

Như vậy,giá dầu tăng do cú sốc từ nguồn cung dầu, sẽ làm giảm sự tăng trưởng
GDP, tức gây ra sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế và tăng lãi suất thực trong dài
hạn (Brown và Yule, 2002).
- Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu (Income Transfers and Aggregate
Demand)
Trong nghiên cứu của Fried và Schulze (1975); Dohner (1981) đề cập, sự tăng giá
dầu sẽ chuyển giao thu nhập từ các nước nhập khẩu dầu thô sang các nước xuất
khẩu dầu thô, điều này làm giảm cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu và tăng cầu ở
nước xuất khẩu, tuy nhiên mức độ tăng lại ít hơn, từ đó làm tổng cầu của cả thế giới
đối với sản phẩm của nước nhập khẩu giảm, làm tăng cung tiết kiệm. Cung tiết
kiệm tăng gây áp lực giảm lãi suất thực và mức giảm này có thể lấn át mức tăng lãi
suất thực do người tiêu dùng ổn định chi tiêu. Lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư,
điều này sẽ bù đắp cho mức giảm trong tiêu dùng, vì vậy tổng cầu không thay đổi ở
các nước nhập khẩu dầu thơ.
Tuy nhiên, nếu giá cả khó điều chỉnh giảm, sự sụt giảm trong tiêu dùng hàng hóa
sản xuất ở những nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ làm tăng trưởng GDP giảm hơn nữa.
Tiêu dùng giảm sẽ tạo áp lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới.
Mặt khác, nếu giá dầu tăng cung nội tệ tại nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ có xu hướng
tăng, điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến tỷ giáhối đoái danh nghĩa tại nước
nhập khẩu dầu mỏ.
Còn tại nước xuất khẩu dầu mỏ, cung ngoại tệ sẽ nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng tạm thời

đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại nước xuất khẩu dầu mỏ. Nhưng, không phải lúc
nào giá dầu tăng cũng mang lại thu nhập nhiều hơn cho nước xuất khẩu dầu mỏ.
Chẳng hạn như trong nghiên cứu của Abeysinghe (2001),với dữ liệu nghiên cứu
gồm10 nền kinh tế Châu Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Hồng
Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản) và Mỹ đã cho thấy
ngay cả những nước xuất khẩu dầu mỏ như Indonesia và Malaysia cũng khơng thể
thốt khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực nếu giá dầu giữ ở mức cao.Mặc dù giá dầu tăng có
thể góp phần chuyển giao thu nhập từ nước nhập khẩu sang cho nước xuất khẩu.


13

Nhưng, trong dài hạn, vì có thêm những hiệu ứng bổ sung trong phản ứng của giá
dầu nên sự thay đổi của giá dầu góp phần ảnh hưởng tới nền kinh tế của các quốc
gia xuất khẩu dầu mỏ theo hướng tiêu cực.
Như vậy, theoBrown và Yule (2002),cú sốc giá dầu có thể tác động đến hoạt động
kinh tế của các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ, thông qua hiệu ứng
chuyển giao sức mua từ những nước nhập khẩu dầu thô sang những nước xuất khẩu
dầu thô.
- Áp lực lạm phát: giá dầu tăng sẽ tạo áp lực tăng lạm phát trong nền kinh tế. Có
thể giải thích điều này thơng qua lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy:
Theo lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy, ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là:
tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.Dầu được xem là nguyên
liệu nhập khẩu đầu vào của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Giá dầu sẽ góp phần
trong việc quyết định chi phí sản xuất của nền công nghiệp, và cũng nằm trong yếu
tố cấu thành nên giá trị của sản phẩm đầu ra. Jones và Kaul (1996) chỉ ra, khi giá
dầu cao hơn đồng nghĩa với việc nhiên liệu đắt đỏ hơn, có thể tạo nên chi phí cao
hơn trong vận chuyển, làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ gia tăng theo. Hiệu
ứng này có thể lần lượt mang đến các lo ngại về lạm phát. Do đó, người tiêu dùng
sẽ có nhiều hạn chế trong chi tiêu của họ và có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng

hóa và dịch vụ.
Mặt khác, khi giá dầu tăng, kỳ vọng lạm phát sẽ tăng, do chi phí đầu vào của doanh
nghiệp tăng, tiếp theo đó khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
bị thu hẹp. Theo thời gian, nếu giá dầu tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm tốc độ tăng
trưởng và giá trị doanh nghiệp, để từ đó gây ra sự sụt giảm trong giá cổ phiếu của
các công ty.Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp sụt giảm làm giảm lợi nhuận thực và
kỳ vọng của nhà đầu tư đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ có xu
hướng sụt giảm lợi nhuận tổng thể. Cuối cùng, đầu tư của nền kinh tế giảm.
Vậy, khi lạm phát tăng xuất phát từ cú sốc tăng giá của dầu thì chi phí sản xuất tăng,
làm lợi nhuận giảm và đầu tư cũng giảm theo. Nếu người tiêu dùng nhìn nhận đây là
một cú sốc ngắn hạn, họ sẽ giữ ổn định chi tiêu bằng cách tiết vĩ mô ở các quốc gia Châu Á- Thái
Bình Dương, ở các bảng 4.9; 4.10; 4.11 và 4.12.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của các cú sốc
giá dầu đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Variance Decomposition of GDP:
Period S.E.

QOIL

1 1.1209 0.6786

YW

POIL

GDP

CPI
0


DR
0

0

5 2.2242 0.2257 0.1199 0.0478 97.446 1.2077 0.4076

0.5458

10 2.7119

0.008 0.0384 99.275

EX

94.78 3.1268 0.8871

0.6263

15 2.8924 0.4156 0.2006 0.0944 93.035 4.4546 1.1521

0.648

20 2.9567 0.4679 0.2143 0.0961 92.119 5.1757 1.2736

0.6536

25 2.9779 0.4901 0.2238 0.0965 91.705 5.5078

1.322


0.6547

30 2.9843 0.4986 0.2287 0.0965 91.542 5.6407 1.3388

0.6548

0.312 0.1821 0.0853

Nguồn: Ước lượng từ Eviews ngày 20-8-2016

Dựa vào bảng 4.8; bảng 4.9 và hình 4.2, có thể thấy, đối với tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) ở các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương:
Khi cú sốc cung dầu (oil supply shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu tiên, GDP
giảm 0.68%, còn đối với những kỳ tiếp theo đó, GDP giảm trung bình 0.46%.
Khi cú sốc tổng cầu dầu (aggregate demand shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu
tiên, GDP giảm chỉ 0,08%, cịn đối với những kỳ tiếp theo đó, GDP giảm trung bình
0.2%.
Khi cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu (oil market specific
demand shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu tiên, GDP giảm chỉ 0.04%, còn đối
với những kỳ tiếp theo đó, GDP giảm trung bình 0.09%.


57

Như vậy, cả ba cú sốc, cú sốc cung dầu, cú sốc tổng cầu dầu, cú sốc phát sinh do
nhu cầu phịng ngừa rủi ro giá dầu đều khơng ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Các cú sốc chỉ ảnh hưởng tới GDP thấp hơn 1%. Ngoài ra, theo thời gian sự ảnh
hưởng của các cú sốc giá dầu đến GDP cũng giảm dần.

Bảng 4.10: Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của các cú sốc
giá dầu đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Variance Decomposition of CPI:
Period

S.E.

QOIL

YW

POIL

1 0.1576 65.939 0.5311 0.1725

GDP

CPI

DR
0

0

11.85 6.3203 10.059 37.685 0.6464

0.0765

10 0.2823 26.518 17.981 5.0645 8.4948 40.776 1.1026


0.0632

15 0.2879 25.678 18.203 4.9119 8.3579 41.643 1.1449

0.0611

20 0.2891 25.483

5

0.251 33.362

9.241 24.117

EX

18.09

4.87 8.7311 41.627 1.1368

0.0622

25 0.2897 25.382 18.021

4.851 9.0632 41.483 1.1361

0.0644

0.29 25.328 17.983 4.8411 9.2474 41.396 1.1386


0.066

30

Nguồn: Ước lượng từ Eviews ngày 20-8-2016

Dựa vào bảng 4.8; bảng 4.10 và hình 4.2, có thể thấy, đối với chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) ở các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:
Khi cú sốc cung dầu (oil supply shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu tiên CPI tăng
tới 65%, và các kỳ tiếp theo sau đó, CPI tăng trung bình 25%.
Khi cú sốc tổng cầu dầu (aggregate demand shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu
tiên 0.5%; các kỳ tiếp theo sau đó, CPI tăng trung bình 18%.
Khi xuất hiện cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu (oil market
specific demand shocks) thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng giảm, nhưng ít hơn so
với hai cú sốc cịn lại. Ở độ trễ của kỳ thứ nhất, CPI chỉ tăng 0.1% và đối với các kỳ
tiếp sau đó, CPI có xu hướng thay đổi nhiều hơn, trung bình giảm 4.8%.


58

Như vậy, cả ba cú sốc, cú sốc cung dầu (oil supply shocks), cú sốc tổng cầu dầu
(aggregate demand shocks), cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu
(oil market specific demand shocks) ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của đối với
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó, cú sốc cung dầu (oil supply shocks), cú sốc tổng cầu dầu (aggregate
demand shocks) là ảnh hưởng đến CPI nhiều nhất, trung bình làm CPI giảm 25%.
Bảng 4.11: Kết quả phân tích phân rã phương sai sự ảnh hưởng của các cú sốc
giá dầu đến sự biến động trong tỷ giá (EX)
Variance Decomposition of EX:
Period S.E.


QOIL

YW

1 0.0862 9.7102 0.5306

POIL

GDP

CPI

EX

DR

0.245 0.0179 12.848 76.648

0

5 0.1422 7.3258 0.6664 3.0409 0.0616 14.687 74.163

0.0557

10 0.1541 7.4199 2.1721 2.9564 0.3589 15.701 71.323

0.0681

15 0.1564 7.3076 2.7132 2.8868 0.7671 15.931 70.321


0.074

16 0.1566 7.2944

2.745 2.8808 0.8446 15.935 70.225

0.0748

0.157 7.2622 2.7903 2.8669 1.1071 15.912 69.985

0.0773

25 0.1572 7.2448 2.7934 2.8598 1.3141 15.873 69.836

0.0791

20

30 0.1573 7.2374

2.791 2.8566 1.4157 15.855 69.764

0.08

Nguồn: Ước lượng từ Eviews ngày 20-8-2016
Dựa vào bảng 4.8; bảng 4.11 và hình 4.2, có thể thấy, đối với tỷ giá hối đoái (EX) ở
các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, cả ba cú sốc giá dầu, đều làm tỷ
giá (EX) giảm:
Cú sốc cung dầu (oil supply shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu tiên tỷ giá hối đoái

(EX) giảm 9.7% và các kỳ tiếp theo sau đó, EX giảm trung bình 7.3%.
Cú sốc tổng cầu dầu (aggregate demand shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu tiên tỷ
giá hối đoái (EX) giảm chỉ 0.5% và các kỳ tiếp theo sau đó, EX giảm trung bình 2.8
%.


59

Cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu (oil market specific demand
shocks) gia tăng, ở độ trễ của kỳ đầu tiên tỷ giá hối đoái (EX) giảm chỉ 0.2% và các
kỳ tiếp theo sau đó, EX giảm trung bình 2.85%.
Như vậy, trong ba cú sốc, cú sốc cung dầu (oil supply shocks), cú sốc tổng cầu dầu
(aggregate demand shocks), cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu
(oil market specific demand shocks); thì cú sốc cung dầu (oil supply shocks) ảnh
hưởng nhiều đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái (EX) ở các quốc gia khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương. Và theo thời gian, sự ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đối
với tỷ giá hối đoái (EX) ở các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng
giảm dần. Tỷ giá hối đoái (EX) cũng đại diện cho một cơng cụ chính sách của nhà
điều hành Cunado, J., và các cộng sự (2015), nên tỷ giá có xu hướng thay đổi ngược
chiều với các cú sốc giá dầu.


×