Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi lợn tại xã hoàng khai, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

BÙI THỊ HƯƠNG THƠM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ HOÀNG KHAI, HUYỆN
YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG VÀ KIỂM SỐT Ơ
NHIỄM BẰNG CỎ VETIVER (Vetiveria zizanioides L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

BÙI THỊ HƯƠNG THƠM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ HOÀNG KHAI, HUYỆN
YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG VÀ KIỂM SỐT Ơ
NHIỄM BẰNG CỎ VETIVER (Vetiveria zizanioides L.)
Ngành: Sinh thái học
Mã Số: 8.42.01.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG THỊ THÚY VÂN

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Lương Thị Thúy Vân. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn
đều có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả

Bùi Thị Hương Thơm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Sinh thái học, tại khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, các đồng

nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn
TS. Lương Thị Thúy Vân đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm q báu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại
học Sư phạm, phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học, tập thể các thầy cô giáo
khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã nhiệt tình giảng dạy
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Tuyên Quang,
BGH trường THPT Nguyễn Văn Huyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi đi học.
Tôi chân thành cảm ơn UBND xã Hoàng Khai, các chủ trang trại chăn
ni lợn tại xã Hồng Khai - huyện n Sơn - tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều
kiện giúp đỡ khi tôi thực hiện nghiên cứu đề tài tại địa phương.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong q trình thực hiện luận văn, do cịn hạn chế về mặt thời gian, kinh
phí cũng như trình độ chun mơn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến quý báu của thầy cô giáo, các nhà khoa học,
cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả

Bùi Thị Hương Thơm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................................ v
Danh mục các bảng................................................................................................................................ vi
Danh mục các hình............................................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
1.1. Tổng quan về hiện trạng chăn nuôi lợn và các vấn đề môi trường liên quan........4
1.1.1. Tình hình chăn ni lợn..................................................................................... 4
1.1.2. Đặc tính của nước thải chăn nuôi....................................................................... 9
1.1.3. Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt Nam.......11
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi................................................... 13
1.2. Tổng quan về công nghệ sử dụng thực vật trong xử lý nước thải.......................14
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................ 14
1.2.2. Vai trò của thực vật thuỷ sinh trong xử lý nước thải........................................ 15
1.3. Tình hình nghiên cứu kiểm sốt nước thải chăn ni bằng thực vật trên thế
giới và Việt Nam....................................................................................................... 18
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về nước thải chăn ni lợn trên thế giới.......................18
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về nước thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam.......................19
1.4. Giới thiệu về cỏ Vetiver và tiềm năng sử dụng trong kiểm sốt ơ nhiễm nước thải
.................................................................................................................................. 20
1.4.1. Vài nét về cỏ Vetiver....................................................................................... 20
1.4.2. Tiềm năng ứng dụng cỏ Vetiver trong kiểm sốt ơ nhiễm................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 25
2.2. Vị trí và thời gian nghiên cứu............................................................................. 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.2.1. Vị Trí nghiên cứu............................................................................................. 25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu...................................................... 27
2.4.2. Phương pháp điều tra, đánh giá chất lượng môi trường tại một số trang trại lợn
.................................................................................................................................. 28
2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng giảm thiểu ô nhiễm nước
thải chăn nuôi của cỏ Vetiver..................................................................................... 28
2.4.5. Phương pháp tính hiệu suất xử lý ơ nhiễm của cỏ Vetiver............................... 33
2.4.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................... 33
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 34
3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 34
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................... 34
3.2.1. Diện tích, dân số.............................................................................................. 34
3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................................... 35
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 38
4.1. Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng mơi trường tại một số trang trại ở xã
Hồng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.................................................... 38
4.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến đến mơi trường chăn ni lợn tại xã
Hồng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.................................................... 38

4.1.2. Thực trạng chất lượng nước thải chăn nuôi lợn tại một số trang trại ở xã
Hoàng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.................................................... 43
4.2. Nghiên cứu khả năng giảm thiểu ô nhiễm nước thải chăn nuôi lợn bằng cỏ
Vetiver tại xã Hoàng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.............................. 47
4.2.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver trong nước thải chăn
nuôi lợn..................................................................................................................... 47
4.2.2. Khả năng kiểm sốt các chỉ số ơ nhiễm trong nước thải chăn ni.................50
4.2.3. Đánh giá khả năng kiểm sốt ơ nhiễm nước thải chăn nuôi lợn của cỏ Vetiver
.................................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 67
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

BOD5

Nhu cầu oxi sinh học

BVMT


Bảo vệ mơi trường

COD

Nhu cầu oxi hóa học

DO

Hàm lượng oxy hịa tan

DTLCP

Dịch tả lợn châu phi

HTX

Hợp tác xã

KSH

Khí sinh học

NN & PTNN

Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

QCVN

Quy chuẩn cho phép


TN

Tổng Nitơ

TP

Tổng Phốt pho

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

TVTS

Thực vật thủy sinh

UBND

Ủy ban nhân dân

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng............................................. 4
Bảng 1.2. Tổng số lượng lợn qua các năm................................................................. 6
Bảng 1.3. Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm........................................................... 7
Bảng 1.4. Số lượng lợn phân bố theo các huyên, thành phố tại Tuyên Quang...........9
Bảng 2.1. Phương pháp bảo quản mẫu trước khi phân tích.....................................31
Bảng 2.2. Các phương pháp phân tích và tiêu chuẩn phân tích...............................31
Bảng 4.1. Chất lượng nước thải chăn ni tại xã Hồng Khai - huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang................................................................................... 43
Bảng 4.2. Chất lượng môi trường xung quanh các trang trại chăn nuôi lợn xã
Hoàng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.................................46
Bảng 4.3. Thơng số mơi trường tại xã Hồng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh
Tuyên Quang........................................................................................... 48
Bảng 4.4. Sự thay đổi pH trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước thải khác
nhau........................................................................................................ 50
Bảng 4.5. Sự thay đổi giá trị DO trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 52
Bảng 4.6. Sự thay đổi giá trị COD trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 53
Bảng 4.7. Sự thay đổi giá trị T-N trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 55
Bảng 4.8. Sự thay đổi giá trị T-P trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 57
Bảng 4.9. Sự thay đổi giá trị TSS trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 59
Bảng 4.10. Chất lượng nước trước và sau khi xử lý bằng cỏ Vetiver.........................63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.
Hình 4.8.

Cỏ Vetiver............................................................................................... 25
Mơ hình xử lý nước thải tại các trang trại chăn ni xã Hồng Khai......25
Vị trí các trang trại chăn ni lợn............................................................ 27
Thí nghiệm khảo sát khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver trong môi
trường nước thải chăn nuôi..................................................................... 29
Công nghệ xử lý áp dụng tại các trang trại chăn ni lợn xã Hồng Khai

39
Mức đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường................................................ 39
Công tác vệ sinh môi trường tại chuồng trại...........................................40
Đánh giá chất lượng môi trường xung quanh các trang trại chăn nuôi lợn
41
Mức độ quan tâm của chính quyền địa phương....................................... 41
Mức độ quan tâm của cộng đồng............................................................ 42
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số thủy vực xã Hoàng Khai huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang........................................................ 47
Sinh khối thu được sau 4 tuần thí nghiệm với các mơi trường nước
thải khác nhau......................................................................................... 48
Sự thay đổi pH trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước thải
khác nhau................................................................................................ 51
Sự thay đổi giá trị DO trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 52
Sự thay đổi giá trị COD trong thời gian thí nghiệm của từng loại
nước thải khác nhau................................................................................ 54
Sự thay đổi giá trị T-N trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 56
Sự thay đổi giá trị T-P trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 58
Sự thay đổi giá trị TSS trong thời gian thí nghiệm của từng loại nước
thải khác nhau......................................................................................... 60
Mơ hình đề xuất kiểm sốt ơ nhiễm nước thải chăn ni lợn tại các
trang trại xã Hồng Khai - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.............62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở
nước ta đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của
người nông dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường xung quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày
càng nhiều và khơng được xử lý triệt để. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình
xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm phát
triển ngành chăn nuôi một cách bền vững.
Xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là một xã nền nông nghiệp
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, chăn ni lợn đóng vai trị quan
trọng giúp tăng thu nhập của người dân. Tuy nhiên do phần lớn là chăn nuôi theo quy
mô vừa và nhỏ nên các vấn đề môi trường chưa được thực sự quan tâm. Thực trạng ô
nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi lợn đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe
và kinh tế của người dân địa phương. Trong những năm gần đây, chính quyền địa
phương đã quan tâm nhiều hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Phần lớn các
trang trại trên địa bàn đều có hệ thống xử lý nước thải chăn ni bằng cơng nghệ
biogas. Đây là cơng nghệ có ưu điểm về chi phí vận hành và có thể tận dụng khí
biogas để làm nhiên liệu đốt. Tuy nhiên, thực tế vận hành cho thấy, phương pháp xử
lý biogas chưa đạt hiệu quả cao. Chất lượng nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn
nhiều lần. Một số công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi đã được xem xét thay thế hoặc
bổ sung như xử lý yếm khí, hiếu khí, thiếu-hiếu khí kết hợp cho thấy hiệu quả cao
nhưng lại khó áp dụng, đặc biệt trong quy mơ vừa và nhỏ do chi phí xây dựng và vận
hành cao. Đối với những hộ ni để có thể chấp nhận cơng nghệ xử lý nước thải địi
hỏi cơng nghệ phải có chi phí đầu tư, vận hành thấp, ít phải sửa chữa, bảo dưỡng.
Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh đã được áp dụng để xử lý nước
thải chăn nuôi ở nhiều nơi [52, 43, 2]. Đây được đánh giá là cơng nghệ có chi phí xây
dựng, vận hành thấp, thân thiện với môi trường, đồng thời hiệu suất xử lý khá cao. Điều
này đã được chứng minh trong kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây [21]. Thực vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




thủy sinh (TVTS) không những làm giảm nồng độ chất lơ lửng, chất hữu cơ mà cịn
có khả năng xử lý tốt chất dinh dưỡng, kim loại nặng [46, 36].
Đặc biệt, cỏ Vetiver với nhiều ưu điểm như bộ dễ dài, khả năng hấp thu tốt, có
thể sinh trưởng ở nhiều môi trường khác nhau là một lựa chọn phổ biến trong phương
pháp sử dụng thực vật để xử lý nước thải mỏ [32], nước thải sinh hoạt [33], chăn ni
[51], nước ni trồng thủy sản [29]…
Cỏ Vetiver hồn tồn có tiềm năng để sử dụng kiểm sốt ơ nhiễm chất thải
chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng thực vật để xử lý
nước thải là các yếu tố liên quan đến môi trường sống và khả năng hấp thu chất ô
nhiễm của chúng. Tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nhu cầu
đánh giá, kiểm sốt tình hình ơ nhiễm nước thải chăn ni lợn là rất cấp bách nhưng
chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể về tình hình ơ nhiễm nước thải chăn nuôi nào
được thực hiện tại địa phương. Và đặc biệt chưa có đánh giá nào về sự phù hợp của
phương pháp sử dụng cỏ Vetiver trong kiểm sốt ơ nhiễm nước thải chăn ni lợn,
Trong khi đó đây là cơng nghệ được cho là phù hợp để kiểm sốt ơ nhiễm ở nhiều địa
phương tại Việt Nam [1, 7, 15]. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng ơ nhiễm nước thải chăn ni lợn tại
xã Hồng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và kiểm soát ô nhiễm
bằng cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.)”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm và ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến môi

trường sống tại một số trang trại chăn ni lợn ở xã Hồng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh


- Xác định được khả năng giảm thiểu ô nhiễm nước thải chăn nuôi của cỏ Vetiver

(Vetiveria zizanioides L.).
- Đưa ra giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm phù hợp với điều kiện địa phương theo

hướng thân thiện với mơi trường, tiết kiệm chi phí cơng nghệ và đảm bảo nước thải sau
xử lý đạt quy chuẩn nước thải Việt Nam, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường

xung quanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi
lợn tại xã Hoàng Khai - huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá được khả năng xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau biogas của cỏ

Vetiver.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt từ chăn nuôi, giúp
cho chăn nuôi ngày càng phát triển hơn.
Đây là một giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân
thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời góp phần
đảm bảo giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và cho phép tái sử dụng nước thải sau xử lý
trong nơng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hiện trạng chăn nuôi lợn và các vấn đề môi trường liên quan
1.1.1. Tình hình chăn ni lợn
1.1.1.1. Tình hình chăn ni lợn tại Việt Nam
Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp cũng như
là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Viêt Nam. Tình hình chăn ni ở Việt Nam
phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm
động vật (súc vật ni) và tình hình thị trường liên quan. Chăn ni Việt Nam có lịch sử
từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ
bao năm qua. Hiện nay, theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi Việt
Nam cũng có những bước đi mới và đạt được một số kết quả nhất định

Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn giữ mức tăng
trưởng cao và ổn định, góp phần vào tăng trưởng chung của tồn ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với bệnh dịch tả lợn
châu phi (DTLCP) xuất hiện và lan rộng. Sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại
miền Bắc từ tháng hai, đến tháng 9 dịch đã lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố. Theo
Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh, do đó sản lượng thịt lợn
hơi xuất chuồng trong năm 2019 cũng giảm sâu so với năm 2018.
Tổng hợp báo cáo từ các tỉnh, thành phố, số lượng đàn lợn, chủng loại và ước
sản lượng thịt lợn năm 2019 như bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng
Tổng đàn (con)
Tổng đàn nái (con)
Sản lượng thịt xuất

chuồng (1.000 tấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Tại thời điểm tháng 12/2019, tổng đàn lợn của cả nước là 24,9 triệu con, giảm
11,5%, trong đó đàn nái là trên 2,7 triệu con, giảm so với năm 2018 là 31,8%. Với số
lượng đàn nái như trên sẽ hoàn toàn chủ động được nguồn cung con giống cho việc
tái đàn lợn.
Sản lượng thịt lợn trong quý IV/2019 giảm nhiều do tháng 5 và 6/2019 là
tháng cao điểm của bệnh DTLCP, lợn bị tiêu hủy nhiều (nhất là trong tháng 5 đã có
trên 1,2 triệu con bị tiêu hủy), thay thế đàn rất ít dẫn đến nguồn cung các tháng cuối
quý IV thiếu hụt cùng với diễn biến thị trường quốc tế phức tạp đã khiến giá thịt lợn
tăng cao và nhanh trong những tháng cuối của Quý IV/2019. Sản lượng thịt lợn năm
2019 đạt gần 3,3 triệu tấn giảm 13,8%.
Trong bối cảnh bệnh DTLCP diễn biến rất phức tạp nhưng rất nhiều mơ hình chăn
ni an tồn sinh học kết hợp bổ sung chế phẩm trong thức ăn, nước uống, phun trong
chuồng, độn chuồng, đảm bảo vẫn giữ được an tồn cho đàn lợn như các mơ hình của tập
đồn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế), Cơng ty Hà Long (Hưng n), HTX Hồng Long (Hà
Nội), Cơng ty Amafarm (Hưng Yên, Hải Dương), nhiều cơ sở chăn nuôi ở Bắc Giang giữ
quy mơ gần chục nghìn lợn thịt an tồn… Nhiều tỉnh đã chủ động tái đàn lợn rất tốt nhơ
Hà Nội đã tái đàn được 50% số đã tiêu hủy (600 ngàn con), Bắc

Giang tái đàn trên 60%….
Nhìn chung, năm qua là năm khó khăn với ngành chăn ni lợn. Tuy nhiên với
tầm nhìn phát triển bền vững, ngành chăn nuôi đang được vực dậy và hứa hẹn sẽ có
những bước phát triển mới trong năm 2020.
1.1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Tuyên Quang

Chăn nuôi đang tạo nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nơng dân của tỉnh. Tuy
nhiên, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì tình trạng ơ nhiễm mơi trường do chất thải
chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo động.Tổng đàn lợn trên tồn tỉnh ước tính hiện
nay: 535.180 con, trong đó: Thành phố: 23.000 con; Lâm Bình: 26.000 con; Na Hang:
37.816 con; Chiêm Hóa: 118.252 con; Hàm Yên: 71.748 con; Yên Sơn: 121.212 con;
Sơn Dương: 137.152 con. Chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, phân tán nằm xen khẽ
trong khu dân cư chiếm đa số. Một số trang trại chăn ni theo hình thức cơng nghiệp,
quy mơ lớn, hiện đang áp dụng triệt để biện pháp chăn ni an tồn sinh học, như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang: 35.000 con; Trang trại Nguyễn Thị Định (xã

Kháng Nhật): 4.000 con; Trang trại ông Quỳnh (xã Sơn Nam): 4.000 con; Trang trại
ông Sáng (xã Quyết Thắng): 2.500 con; Trang trại ông Sung (xã Hợp thành): 2.500
con [11].
Bảng 1.2. Tổng số lượng lợn qua các năm

Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

2017
2018
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2019)
Tại nhiều địa phương, tình trạng ô nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi
lợn đang phổ biến và đáng lo ngại. Tỉnh Tuyên Quang có 267 trang trại, trong đó
trang trại chăn ni lợn chiếm đa số (211 trang trại); 04 trang trại chăn ni bị; 37
trang trại chăn ni gia cầm; 01 trang trại chăn ni trâu bị vỗ béo; 14 trang trại chăn
nuôi khác và chăn nuôi tổng hợp. Tuy nhiên vẫn có nhiều trang trại, gia trại chăn ni
lợn khơng đảm bảo vệ sinh môi trường gây mùi hôi thối từ chất thải chăn ni khiến
người dân rất khó chịu. Đó là chưa kể chất thải từ chăn ni đang có nguy cơ gây ơ
nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh.
Với số lượng đàn lợn tăng nhanh, việc xử lý chất thải chưa được các hộ quan
tâm đúng mức, trên thực tế cho thấy công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được
nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn ni, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử lý


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




sau biogas. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ này cũng chỉ góp phần giảm thiểu ơ
nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép. Chi
phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm rất tốn kém; các biện
pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn
cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới… nên việc đầu tư xây dựng và vận hành
hệ thống xử lý ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận kinh doanh của trang trại. Bởi vậy, hầu
hết các chủ trang trại đều trốn tránh đầu tư đầy đủ các cơng trình bảo vệ mơi trường
cần thiết. Trong khi đó, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức ở tất cả các cấp, ngành. Lâu nay, trong

các quy hoạch phát triển chăn nuôi của các địa phương hầu như mới quan tâm đến
các chỉ tiêu, giải pháp kinh tế mà chưa có các quy định, giải pháp bảo vệ mơi trường
cụ thể, chưa có quy hoạch và tiêu chí quy hoạch vùng chăn ni đảm bảo u cầu bảo
vệ mơi trường. Thêm vào đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của
các chủ trang trại, gia trại còn rất hạn chế.
Bảng 1.3. Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2019)
Do nhu cầu về ăn uống và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gia tăng, cơng
tác tiêm phịng được thực hiện nghiêm túc, nên tỉ lệ thịt lợn hơi xuất chuồng của cả
nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng có xu hướng tăng và ổn định. Riêng
trong năm 2018 do thị trường Trung Quốc ngừng nhập khẩu lợn nên số lượng lợn
xuất khẩu giảm, sản lượng thịt và giá lợn hơi giảm mạnh.
Trong những năm gần đây, sản xuất chăn ni trên địa bàn tỉnh Tun Quang
đã có những phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, do dịch bệnh xảy ra thường xuyên cùng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




biến động của thị trường, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao... nên ngành chăn
nuôi của tỉnh Tuyên Quang đã gặp khơng ít khó khăn.
Cuối tháng 5/2019 tỉnh Tuyên Quang công bố xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên.
Chỉ hơn 1 tháng sau, 7/7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cơng bố có dịch. Tuy

nhiên, điều đặc biệt là dịch chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, manh mún,
việc chăn nuôi đảm bảo an tồn dịch bệnh ít được chú trọng, cịn các trang trại chăn
nuôi quy mô lớn trên địa bàn không có dịch.
Đến nay, tỉnh có hơn 200 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Nổi bật là trang
trại chăn nuôi của Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang với quy mô hơn 40.000
con lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Ngọc Sáng, xã Đông Thọ, huyện
Sơn Dương, quy mô từ 5.000 - 10.000 con; trang trại chăn nuôi của ông Trần Mạnh
Quỳnh, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, quy mô hơn 2.000 con lợn nái… Hầu hết
các trang trại đều chủ động tái đàn sau dịch.
Năm 2019, chăn ni tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa tập trung quy mơ trang trại, gia trại theo lợi thế của từng vùng, địa phương.
Điển hình hiệu quả là mơ hình liên kết chăn ni trâu, bị thịt. Năm 2019, liên kết
chăn ni 1.820 con, tiêu thụ 840 con trâu, bị; với thời gian ni vỗ 3 tháng, lãi bình
qn 3-5 triệu đồng/con trâu, bị. Tuyên Quang hiện có 21 hợp tác xã, 275 trang trại
chăn nuôi (tăng 05 HTX, 30 trang trại so với năm 2018). Giá trị sản xuất chăn nuôi
đạt trên 2.747 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2018.
Mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động, song việc
phát triển chăn nuôi, đặc biệt là phát triển các mơ hình trang trại vẫn cịn khá nhiều hạn
chế. Bởi, hiện nay hầu hết các hộ dân chăn nuôi theo hướng tự phát, phân tán, quy mơ
chăn ni nhỏ, hiệu quả và hệ số quay vịng chăn nuôi thấp. Do việc triển khai thực hiện
quy hoạch và chính sách khuyến khích phát triển chăn ni tập trung xa khu dân cư cịn
nhiều khó khăn, do vậy các trang trại hiện nay chủ yếu ở gần khu dân cư, gây ơ nhiễm
mơi trường. Mặt khác, khi có hiệu quả kinh tế thì nhiều thành phần kinh tế tập trung đầu
tư vào chăn nuôi dẫn đến dư thừa sản phẩm, cung vượt quá cầu. Cùng với đó, con giống
chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức nên phần nhiều được người dân chọn là
những giống gia súc, gia cầm có năng suất thấp, ngoại trừ một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN





trang trại tập trung. Năm 2019, lĩnh vực chăn nuôi gặp nhiều khó khăn: Từ giữa quý
II/2019 (từ ngày 22/5/2019), bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh: Đến
ngày 18/10/2019, số hộ có lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi là 3.642 hộ thuộc 681
thôn/123 xã/07 huyện, thành phố, số lợn đã tiêu hủy 26.634 con/1.289,23 tấn. Cùng
với biến động của thị trường kéo theo giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, trong
khi đó giá bán sản phẩm chăn ni trên thị trường lại lên xuống thất thường khiến cho
ngành chăn nuôi gặp khơng ít khó khăn.
Bảng 1.4. Số lượng lợn phân bố theo các huyên, thành phố tại Tuyên Quang

Đơn vị hành chính
cấp huyện
TP Tun Quang
Huyện Na Hang
Huyện Chiêm Hóa
Huyện Hàm n
Huyện Yên Sơn
Huyện Sơn Dương
Huyện Lâm Bình
Tổng số

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2019)
1.1.2. Đặc tính của nước thải chăn ni
Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Nước
thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi.
Trong nước thải chăn ni cịn có thể chứa một phần hay tồn bộ lượng phân được
vật ni thải ra.
Theo khảo sát của tổ chức JICA và Viện Công nghệ môi trường tại các trang trại
chăn ni lợn điển hình tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng n,

Thái Bình và Hịa Bình cho thấy, lượng nước tiêu thụ từ 10 - 40 lít/đầu lợn/ngày, trong
khi đó tại Nhật Bản con số này là 20 - 30 lít/đầu lợn/ngày. Với 4.293 trang trại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chiếm 35% số đầu lợn trong cả nước (9.345 triệu lợn), nếu trung bình lượng nước thải
3

ra là 25 lít/đầu lợn/ngày thì lượng nước thải trung bình khoảng 85 triệu m /năm, một
con số đáng kể [15]. Khi chăn nuôi tập trung, mật độ chăn nuôi tăng cao dẫn đến tải
lượng và nồng độ chất ô nhiễm cũng tăng cao. Một đầu lợn ni kiểu cơng nghiệp
trung bình hàng ngày thải ra lượng phân, nước tiểu khoảng 6 - 8 % khối lượng của
nó. Để sản xuất 1000 kg thịt lợn thì hàng ngày phát sinh 84 kg nước tiểu, 39 kg phân,
+

11 kg TS (chất rắn tổng số), 3,1 kg BOD5, 0,24 kg NH4 -N [3].
Nước thải chăn nuôi là một trong những loại chất thải rất đặc trưng và có khả
năng gây ơ nhiễm mơi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, đặc
biệt là COD, BOD, TSS, T-N, T-P và VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá
hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn ni lợn có quy
mơ tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình
Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi [3].
 Các chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ chiếm 70 - 80% bao gồm cellulose, protit,

acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất
2vô cơ chiếm 20 - 30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO4 ,…
 N và P: Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn

thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong nước
thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng tổng N là 200 350 mg/l trong đó N - NH4 chiếm khoảng 80 - 90%; tổng P là 60 - 100mg/l.
 Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng

ấu trùng giun sán gây bệnh. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả (A. Kigirov, 1982; G.
Rheiheinmer, 1985) trong phân, vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa

có thể tồn tại 92 ngày, Brucella 74 - 108 ngày, Samonella 6 - 7 tháng, virus lở mồm
long móng trong nước thải là 100 - 120 ngày. Riêng các loại vi trùng nha bào
Bacillus antharacis có thể tồn tại đến 10 năm, Bacillus tetani có thể tồn tại 3 - 4 năm.
Trứng giun sán với các loại điển hình như Fasciola hepatica, Fasciola gigantica,
Fasciola buski, Ascarisum, Oesphagostomum sp, Trichocephalus dentatus có thể phát
triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 - 8 ngày và tồn tại 5 - 6 tháng. Các vi trùng tồn
tại lâu trong nước ở vùng nhiệt đới là Samonella typhi và Samonella paratyphi, E.
Coli, Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.3. Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số
lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch,
nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng. Ơ nhiễm mơi trường do chăn ni gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn,
chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng
kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm mơi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ
mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phịng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của
chăn ni khơng cao. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây

nên bùng phát dịch bệnh. Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng
75 - 85 triệu tấn phân, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn
định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm
trọng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: Nếu khơng có biện pháp thu gom và
xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến
thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan
nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người [6].
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12
triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung.
Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8
triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con
gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số
khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu
quả (làm khí sinh học, ủ phân, ni trùn, cho cá ăn…), cịn lại 80% lượng chất thải
chăn ni đã bị lãng phí và phần lớn thải ra mơi trường gây ơ nhiễm [13].
Ngun nhân chính được xác định gây ƠNMT trong ngành chăn ni là do các
trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang trại chăn ni sử
dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán làm phân bón hữu cơ. Chất
thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu thụ hết cho mục đích trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




rau, hoa, cây cảnh. Hiện nay hình thành tự phát một hệ thống thu gom phân trâu bị
khơ từ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Nam Trung bộ để bán cho các cơ sở chế
biến phân bón hữu cơ tại Tây Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê,
tiêu, cao su…, chất thải rắn thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được

sử dụng nhiều nước) luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn ni sử
dụng ít nước, chất thải rắn từ chăn ni ln có thể thu gom để bán nên khơng cịn
nhiều để thải ra mơi trường. Chỉ có chăn ni lợn thịt hoặc chăn ni bị sữa quy mô
công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn ni thâm canh quy mơ
lớn) mới là ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường do chất thải lỏng từ các trang
trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thơng qua
các hầm khí sinh học (KSH) xuống nguồn nước.
Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của
thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN
40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so
với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết
các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có cơng nghệ xử lý mơi
trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải mơi trường. Do khó có
thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi
trường của các trang trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn cịn tâm lý ưu tiên phát triển
kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc
quản lý và xử lý mơi trường chăn ni cịn mang nặng tính hình thức.
Những năm vừa qua, biện pháp KSH được người dân và các cấp chính quyền ưu
tiên sử dụng, tuy nhiên vẫn cịn có nhiều khó khăn, bất cập. Đối với các cơng trình KSH
quy mơ nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô chăn nuôi thay đổi thường
xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố định) và khí ga thừa khơng sử dụng hết, xả
trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường. Đối với chăn
nuôi quy mô trang trại, công nghệ KSH chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm
KSH tốn diện tích đất, tốn chi phí đầu tư lớn nhưng khơng đem lại nguồn thu bổ sung
cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực về mơi trường (khí ga sinh ra hầu như không sử
dụng, xả trực tiếp ra môi trường, hầm KSH khơng được quan tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại khơng có động lực để bỏ chi
phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi trường) và hậu
quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường chỉ mang tính hình thức,
đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp quản lý).
Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang cịn nhiều
bất cập về quản lý, bế tắc về cơng nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại,
thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về quản lý và sự đầu tư nghiên
cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử lý môi trường
chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các
biện pháp BVMT.
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi [15]
Việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước thải đến một nồng độ cho phép có thể xả vào nguồn tiếp nhận. Việc lựa chọn
phương pháp làm sạch và lựa chọn quy trình xử lý nước phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Các yêu cầu về công nghệ và vệ sinh nước.
- Lưu lượng nước thải.
- Các điều kiện của trại chăn nuôi.
- Hiệu quả xử lý.

- Phương pháp cơ học: Mục đích là tách chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp

nước thải bằng cách thu gom, phân riêng. Có thể dùng song chắn rác, bể lắng sơ bộ
để loại bỏ cặn thô, dễ lắng tạo điều kiện thuận lợi và giảm khối tích các cơng trình xử
lý tiếp theo. Ngồi ra có thể dùng phương pháp ly tâm hoặc lọc, hàm lượng cặn lơ
lửng trong nước thải chăn nuôi khá lớn khoảng vài ngàn mg/l và dễ lắng nên có thể
lắng sơ bộ trước rồi sau đó đưa sang các cơng trình phía sau. Sau khi tách nước thải
được đưa ra các công trình phía sau cịn phần chất rắn được đem đi ủ làm phân bón.
- Phương pháp hóa lý: Nước thải chăn ni cịn chứa nhiều chất hữu cơ, chất vơ


cơ dạng hạt có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng phương pháp cơ học
thơng thường vì tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Ta có thể áp dụng phương
pháp keo tụ để loại bỏ chúng. Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhơm, phèn sắt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×