Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc mông trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG A ĐẠI
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC MÔNG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ HUỔI MỘT, HUYỆN SƠNG MÃ, TỈNH SƠN LA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Hướng
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

THÁI NGUYÊN – 2019



i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hồn thành
khóa học ở trường tơi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Huổi Một, huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La với đề tài: “Tìm hiểu vai trị của phụ nữ dân tộc Mơng trong
phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ


quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào
tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.SVũ Thị Hải Anh, giảng viên khoa
Kinh tế và PTNT, ngừời đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tơi trong q trình
thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Huổi Một, các ban
ngành cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2019

Sinh viên

Giàng A Đại


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sự khác nhau về đặc trưng cơ bản giữa giới và giới tính............................6
Bảng 3.1. Kết quả chọn mẫu theo số liệu điều tra năm 2019.................................... 27
Bảng 3.2. Thông tin cần thu thập và nguồn cung cấp thơng tin................................28
Bảng 4.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất xã Huổi Một giai đoạn 2016 - 2018....34
Bảng 4.2: Diện tích, năng xuất, sản lượng cây trồng chính của xã Huổi Một
năm 2016-2018......................................................................................................... 36
Bảng 4.3. Số lượng gia súc, gia cầm của xã Huổi Một giai đoạn 2016 – 2018.........38
Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2016 -2018.................................39

Bảng 4.5. Cơ cấu dân số phân theo dân tộc và giới tính........................................... 40
của xã Huổi Một tính đến tháng 5 năm 2019............................................................ 40
Bảng 4.6. Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp đảng ủy, chính quyền................................ 41
và đồn thể 2019....................................................................................................... 41
Bảng 4.7. Trình độ của cán bộ nữ tham gia hội đoàn thể nhiệm kỳ 2016 – 2018......42
Bảng 4.8. Thơng tin chung về các nhóm hộ điều tra................................................. 47
Bảng 4.9. Thông tin về phụ nữ ở các hộ điều tra...................................................... 49
Bảng 4.10. Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp tính đến tháng
5 năm 2019............................................................................................................... 51
Bảng 4.11. Phân công lao động trong hoạt động buôn bán, dịch vụ.........................53
của các hộ điều tra.................................................................................................... 53
Bảng 4.13. Tình hình quản lý vốn vay của hộ điều tra.............................................. 55
Bảng 4.14. Phân công lao động trong hoạt động nội trợ và chăm sóc con cái..........57


iii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮ T

ĐVT

: Đơn vị tính

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Uỷ ban nhân dân

CC

: Cơ cấu

CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

KH

: Kế hoạch

CNVC

: Công nhân viên chức

TDTT

: Thể dục, thể thao

TT


: Thông tin ,Thị trấn

DTTS

: Dân tộc thiểu số

NQ/TW

: Nghị quyết/Trung ương

DTM

: Dân tộc Mông

DT

: Dân tộc

DTTS

: Dân tộc thiểu số

GDP

: Thu nhập bình qn

ĐVT

: Đơn vị tính


GAD

: Gender and development : Giới và phát triển

WAD

: Women and development : Phụ nữ và phát triển

WID

: Women in development : Phụ nữ trong phát triển

BQ

: Bình quân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

TT

: Thị trường

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

TC-CĐ–ĐH


: Trung cấp - Cao đẳng - Đại học


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
Phần 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết thực hiện nội dung thực tập........................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................................ 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình............................................. 10
2.1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về
giải phóng phụ nữ:.................................................................................................... 11
2.1.4. Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ:..................................................... 12
2.2.Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 13
2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở một số nước trên thế giới......13
2.2.2. Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam....14
2.2.3. Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc Mơng ở Việt Nam....19

2.2.4. Những chính sách trong phát triển phụ nữ dân tộc ở Việt Nam.......................20
2.2.5. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Mơng...................................... 21
Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 26
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 26


v

3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 26
3.4.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu...................................................................... 26
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................... 28
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................................... 29
Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 30
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 30
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Huổi Một........................................................... 35
4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Mơng trong phát triển kinh tế hộ gia đình
xã Huổi Một.............................................................................................................. 46
4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra.................................................................. 46
4.2.2. Phụ nữ dân tộc Mông trong các hoạt động sản xuất........................................50
Bảng 4.12. Nguồn vay vốn của các hộ điều tra......................................................... 53
4.2.3. Phụ nữ dân tộc Mông đối với vai trò tái sản xuất............................................ 56
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh
tế hộ gia đình............................................................................................................ 58
4.3.1. Những yếu tố khách quan................................................................................ 58
4.3.2. Những yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ.......................................................... 61
4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.................................................................................... 63

4.4.2. . Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh

tế hộ gia đình tại xã Huổi Một................................................................................... 63
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 69
5.1. Kết luận............................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 70
5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước.............................................................................. 70
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương..................................... 71
5.2.3.Đối với bản thân người phụ nữ dân tộc Mông.................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 72



1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết thực hiện nội dung thực tập
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động
trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã và đang đóng góp phần làm
giàu cho xã hội hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai
trò của mình trên các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể về lĩnh vực hoạt động vật
chất, phụ nữ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người.
Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy
trì và phát triển xã hội. Phụ nữ cũng không ngừng làm phong phú nền văn hóa văn
hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nơi nào, dân tộc nào cũng có sự
tham gia bằng nhiều hình thức của đơng đảo phụ nữ.



Việt Nam phụ nữa chiếm 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh

vực kinh tế chính trị(27,31%), văn hoá(74%), xã hội an ninh quốc phòng và càng ngày
càng thể hiện được vị trí vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường dựng
nước và giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến
to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn

giữ và phát huy nêu cao tinh thần yêu nướcđồn kết và lao động sáng tạo, khắc phục
mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động phấn đấu đạt được những thành
tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình mỗi phụ nữ đều là con dâu, người vợ,
người mẹ, người thầy của các con, người thầy của gia đình.
Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội,
tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng... Ở khu vực nơng thơn, cùng với việc tích cực tham gia
vào q trình phát kinh tế gia đình mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội,
ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn
Việt Nam.
Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn
Lacách trung tâm Thành phố khoảng 103km. Có 19 xã và thị trấn Sông Mã: Mường


2

Sai, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Chiềng En, Mường Lầm,
Bó Sinh, Chiềng Phung, Chiềng Khương, Mường Hung, Nà Nghịu, Huổi Một, Yên
Hưng, Đứa Mòn, Pú Bẩu, Mường Cai, Nậm Ty và thị trấn Sông Mã.
Huổi Một là xã khu vực III, vùng đặc biệt khó khăn của huyện nằm ở phía
Tây huyện Sơng Mã, với 4 dân tộc (DT) cùng sinh sống gồm: Thái, mông, Sinh
Mun, Khơ Mú,các dân tộc trong xã sốngxen kẽ, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,

nhưng trình độ dân trí còn khá thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp.
Q trình phát triển kinh tế ở vùng nơng thơn nói riêng và nền kinh tế đất
nước nói chung nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: Vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? Giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn
trong qua trình phát triển và nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về
vai trò của phụ nữ nông thôn xã Huổi Một trong việc phát triển kinh tế hộ (KTH)
được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi
nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế địa phương và nâng cao vị thế của phụ nữ tại địa phương: “Tìm
hiểu vai trị của phụ nữ dân tộc Mơng trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã
Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu được thực trạng vai trò của phụ nữ DT Mông trong phát triển
KTH nông nghiệp trên địa bànxã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Từ đó,
đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ DT Mông trong các hoạt
động tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình, đồng thời, góp phần phát triển
KTXH của địa phương
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ DT Mông trong phát triển
KTH


xã Huổi Một huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.


- Phân tích được các yếu tố ảnh hường đến vai trò của phụ nữ DT Mông
trong



3

phát triển KTH tại xã Huổi Một huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.
-

Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ DT Mông

trong phát triển KTH gia đình tại xã Huổi Một huyện Sơng Mã tỉnh Sơn La.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại
cơ sở.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề
nghiệp.
Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa
tiếptheo.

1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhìn nhận đúng hơn về vai trò của
người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu có thể góp phần là tài liệu tham khảo cho các cán bộ, ban ngành liên quan có
thêm những căn cứ để xây dựng các chương trình dự án nhằm thúc đẩy vai trò phụ
nữ trong sản xuất phát triển nông nghiệp, nông thôn.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về phụ nữ, giới, giới tính
*

Khái niệm phụ nữ
tồn

Phụ nữ là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay

bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính
được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và
chức năng giới tính hoạt động bình thường.
-

Phụ nữ, phân biệt với đàn ông/nam giới, là một trong hai giới tính truyền

thống, cơ bản và đặc trưng của loài người.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả các nữ giới đã trưởng thành, hoặc
được

cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,
hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía ngừời sử dụng. Nó đề cập
đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là khơng xấu, đến những
giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này [6].
-

Phụ nữ xét về mặt sinh học thuộc giống cái (phân biệt đối lập với giống

đực) xét về mặt khoa học tự nhiên, nếu ở góc độ khoa học xã hội thì liên quan đến

nam giới và nữ giới [6].
*Khái niệm về giới
Khái niệm về “Giới” được xuất hiện ban đầu là ở các nước nói tiếng Anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX cho đến những thập kỷ 80 nó được xuất
hiện tại Việt Nam. Có nhiều khái niệm về giới, sau đây là khái niệm của một số tác
giả khác nhau:
Giới trước hết không phải là phụ nữ. Giới liên hệ đến vai trò của nam và nữ
do xã hội hoặc do một nền văn hóa xác lập nên. Giới có thể khác nhau giữa nơi này
với nơi khác, giữa nền văn hóa này so với nền văn hóa khác và có thể thay đổi theo
thời gian ( Feldstein H.S và Jinggins J. 1994)[6].
Giới khơng nói đến nam hay nữ mà chỉ mối quan hệ giữa họ. Giới không phải


5

là sự xác định sinh học - như kết quả của những đặc điểm về giới tính của nam hay
nữ, mà giới là do xã hội xác lập nên. Nó là một nguyên tắc tổ chức xã hội có thể
kiểm sốt tiến trình sản xuất, tái sản xuất, tiêu thụ và phân phối (FAO,1997)[6].
Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểm khác
nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hội lập nên. Các
vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa và kinh tế, được nhận
thức bởi các thành viên trong xã hội đó. Do đó, vai trò của giới có sự biến động và
thay đổi qua các thời gian và không gian (Trần Thị Quế,1999 và Nancy J.
Hafkin,2002)[6]. - Nguồn gốc giới
Trong gia đình, từ khi sinh ra đứa trẻ đã được đối xử và dạy dỗ khác nhau tùy
theo nó là trai hay gái. Đó là sự khác biệt về trang phục, hành vi, cách ứng xử mà
cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội trông chờ ở con trai và con gái. Đồng thời họ
cũng hướng dẫn, dạy dỗ trẻ trai và gái theo những quan điểm riêng và cụ thể. Đứa
trẻ phải học để trở thành con trai hay con gái và phải ln điều chỉnh hành vì sao
cho phù hợp với khuôn mẫu cụ thể của mỗi giới đã được quy định. Sau khi đã hình

thành các đặc điểm như vậy, nhà trường và các tập quán xã hội lại tiếp tục củng cố
các khuôn mẫu cụ thể của mỗi giới (ví dụ: nam thì học thêm các mơn kỹ thuật, xây
dựng; nữ thì học thêm các mơn nữ cơng, may thêu...). Các thể chế xã hội như: chính
sách, pháp luật,...cũng có ý nghĩa làm tăng hoặc giảm sự khác biệt giữa hai giới (ví
dụ: ưu tiên nữ trong các nghề y tá, thư ký...,nam trong nghề lái xe, cảnh sát...).
* Khái niệm về giới tính
Giới tính là một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà sinh học
dùng để chỉ một phạm trù sinh học, trong ý nghĩa đó nam và nữ khác nhau về mặt
sinh học, tạo nên hai giới tính: nam giới và nữ giới. Hay nói cách khác:
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là
những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và khơng thể thay đổi được.

Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và di
truyền nòi giống. Ví dụ như: sự khác nhau về hình dạng cơ thể bên ngoài (nam giới
cao to hơn, nặng hơn, giọng nói trầm hơn, ...), khác nhau về cấu tạo NST,
hormone,..khác nhau về chức năng sinh học, tạo nên vai trò của giới tính (phụ nữ


6

mang thai, sinh con và cho con bú; nam giới sản xuất ra tinh trùng để thụ thai ).
Những đặc trưng mang tính sinh học này có ngay từ khi con người được sinh ra,
chúng ổn định và hầu như không biến đổi ở cả nam và nữ.
* Phân biệt giữa giới và giới tính
Bảng 2.1. Sự khác nhau về đặc trưng cơ bản giữa giới và giới tính
Giới
Giới mơ tả chúng ta thể hiện nam tính và
nữ tính
Giới là:
- Được xây dựng bởi nên xã hội: nó là

những vai trò, trách nhiệm và hành vi mong
đợi ở nam và nữ trong một văn hóa hoặc xã
hội cụ thể.
- Văn hóa: những yếu tố của giới khác
nhau giữa các nền văn hóa và bên trong các
nền văn hóa.
- Những vai trò của giới là được học tập:
chúng phát triển và thay đổi theo thời gian

(Nguồn: Peter Chown, 2008) [6].
2.1.1.2 Đặc trưng, nguồn gốc, sự khác biệt về giới



Đặc trưng cơ bản về giới

-

Do dạy và học mà có

-

Đa dạng

-

Ln biến đổi

-


Có thể thay đổi được

Phụ nữ được xem là phái yếu vì một mặt thể lực họ yếu hơn nam giới, họ sống
thiên về tình cảm. Vì vậy phân cơng lao động giữa hai giới cũng có sự khác biệt. Người
phụ nữ có thiên chức là làm vợ, làm mẹ, chăm sóc con cái và gia đình. Còn


7

nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ có thể lực tốt hơn phụ nữ,
cứng rắn, nhanh nhẹn hơn trong công việc. Đặc trưng này khiến nam giới ít bị ràng
buộc bởi con cái và gia đình, họ tập trung hơn vào cơng việc tạo ra của cải vật chất
và các công việc xã hội. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt
giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa do các tác động của định kiến xã
hội, hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới khác nhau nên phụ nữ thường
ít có cơ hội tiếp cận cái mới, trong học tập và tìm kiếm việc làm. Mặt khác, phụ nữ
thường bị ràng buộc bởi gia đình và con cái do đó họ ít có cơ hội tham gia các công
việc xã hội và cơ hội thăng tiến trong công việc. Sự khác biệt về giới tạo nên
khoảng cách giữa hai giới trong xã hội [6].
*
-

Vai trò của giới
Vai trò sản xuất: là những hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện để

làm ra của cải vật chất hoặc tinh thần đem lại thu nhập hoặc để tự tiêu dùng. Ví dụ:
trồng lúa, ni gà, dạy học,…
-

Vai trò tái sản xuất ( còn gọi là cơng việc gia đình): như sinh con, ni


dưỡng trẻ nhỏ, làm cơng việc nội trợ, chăm sóc người già, người ốm.
- Vai trò cộng đồng:
+ Những hoạt động tự nguyện mang lại phúc lợi cho cộng đồng như: dọn
đường xá cho sạch sẽ, bảo vệ nguồn nước sạch, hoạt động từ thiện,…
+Hoạt động lãnh đạo ra quyết định như: tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo đoàn thể,…[6].
*

Lồng ghép giới trong các chương trình, dự án

Lồng ghép là tập hợp những ý tưởng, các giá trị, các cách làm, các thể chế và các tổ
chức nổi trội có mối quan hệ tương tác lẫn nhau để quyết định “ai được cái gì” trong xã
hội. Các ý tưởng và thực tế trong việc lồng ghép phản ánh và củng cố lẫn nhau, qua đó
đưa ra luận chứng cho bất kỳ sự phân bố các nguồn lực và cơ hội nào của xã hội

- Lồng ghép giới được hiểu là
Lồng ghép giới là một q trình hay chiến lược hướng tới mục đích bình
đẳng giới. Đây là một quá trình diễn ra liên tục.


8

Nó là một phương pháp để quản trị nhằm làm cho các mối quan tâm và kinh nghiệm
của phụ nữ và nam giới trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thiết
kế, thực hiện kiểm tra và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các
lĩnh vực của xã hội.
Lồng ghép giới liên quan đến việc thay đổi các chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy
bình đẳng giới một cách tích cực hơn. Đó là một q trình chuyển đổi lâu dài nhằm
xem xét lại các giá trị văn hóa – xã hội và các mục tiêu phát triển[6].

- Đối tượng để thực hiện lồng ghép giới
Dòng chảy chủ đạo là một tập hợp mang tính chi phối, bao gồm các ý tưởng,
giá trị, quan niệm, thái độ, mối quan hệ và cách thức tiến hành mọi việc trong xã
hội. Dòng chảy chủ dạo bao trùm các thể chế chính của xã hội (gia đình, nhà trường,
chính quyền, tổ chức xã hội…) quyết định ai được coi trọng và cách thức phân bổ
nguồn lực, quyết định ai được làm gì và ai nhận được gì trong xã hội, và cuối cùng
quyết định chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội[6].
- Tại sao lồng ghép giới lại quan trọng?
Lồng ghép giới là một khía cạnh quan trọng trong quản trị hữu hiệu. Nó đảm
bảo rằng các thể chế, chính sách và chương trình đều đáp ứng các nhu cầu và mối
quan tâm của phụ nữ cũng như nam giới và phân bố các lợi ích một cách cơng bằng
giữa phụ nữ và nam giới. Lồng ghép giới sẽ góp phần vào sự tiến bộ xã hội, kinh tế,
văn hóa, mang lại sự công bằng hơn cho phụ nữ và nam giới, qua đó nâng cao trách
nhiệm nhiệm của chính quyền nhằm mang lại thành tựu cho mọi công dân[6].
* Nhu cầu, lợi ích và bình đẳng giới và phát triển
giới - Nhu cầu giới thực tế
Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới cần được đáp ứng để thực hiện tốt
các vai trò được xã hội công nhận. Nhu cầu này nảy sinh trong đời sống hằng ngày, là
những thứ nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể. Có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ
gắn với các vai trò truyền thống. Khác với nhu cầu giới chiến lược, nhu cầu giới thực tế
được chính người phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ khơng phải qua can thiệp từ bên
ngồi. Ví dụ: phụ nữ có nhiều nhu cầu giới gắn với vai trò nuôi dưỡng của mình như
củi, nước, thực phẩm, thuốc men...nếu những nhu cầu này được đáp


9

ứng thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình.
- Lợi ích giới (nhu cầu giới chiến lược)
Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa

vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ
và nam giới theo hướng bình đẳng. Nhu cầu giới chiến lược được xác định để khắc
phục tình trạng thấp kém hơn của mỗi giới, chúng có thể thay đổi theo hồn cảnh xã
hội, chính trị và văn hóa cụ thể[6].
- Cơng bằng giới
Là sự đối xử công bằng với cả nam giới và phụ nữ. Để bảo đảm có sự cơng
bằng, ln phải có nhiều biện pháp để điều chỉnh những khuyết thiếu của lịch sử và
xã hội mà đã cản trở phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội dưới
hình thức này hay hình thức khác. Cơng bằng sẽ dẫn tới sự bình đẳng[6]
-

Bình đẳng giới
Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa

vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ
và nam giới theo hướng bình đẳng.
Nhu cầu giới chiến lược được xác định để khắc phục tình trạng thấp kém hơn của mỗi
giới, chúng có thể thay đổi theo hồn cảnh xã hội, chính trị và văn hóa cụ thể.[6].

-

Bất bình đẳng giới
Là một trong những cản trở to lớn trong sự phát triển của từng nước và tồn cầu.

Nó là một trong những ngun nhân gây ra đói nghèo, mù chữ. Nó là hiện tượng không
thể chấp nhận được trong thế giới văn minh, vì quyền và hạnh phúc của con người. Vì
sự bất bình đẳng giới còn thể hiện trong các phong tục tập quán, lối sống của người dân
với những định kiến giới từ hàng ngàn năm để lại. Phụ nữ là nhưng người coi là có số
xấu, đêm lại khơng mây cho người khác như quan niệm “Ra ngõ gặp gái”. Họ bị coi là
ngu dốt, thiếu kiến thức, suy nghĩ nơng cạn:” Và họ được coi là những người có giá trị

thấp: “Một trăm con gái không bằng cái con trai,” “Đàn ơng rộng miệng thì sang. Đàn
bà rộng miệng thì tan hoang của nhà.” Trong hồn cảnh như vậy thì người phụ nữ sẽ
khơng đủ tự tin và diều kiện để vươn lên như nam giới và sự cam chịu của nhiều phụ
nữ khác. Nhóm các học giả lý thuyết phát triển


10

cho rằng: “ Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế

riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm về hộ không giống nhau. Tuy nhiên,
trong đó cũng có những nét chung để phân biệt về hộ, đó là:
+ Chung hay khơng cùng chung huyết tộc ( huyết thống và quan hệ hôn
nhân); +Cùng chung sống dưới một mái nhà;
+Cùng chung một nguồn thu nhập (ngân quỹ);
+Cùng ăn chung;
+Cùng tiến hành sản xuất chung.
*

Khái niệm “gia đình”
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hơn nhân và quan hệ

huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về
trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo
vệ [3].
2.1.2. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
Có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa thế nào là hộ có thể nêu một số
quan điểm cần quan tâm khi nhận định hộ.
*


Khái niệm “hộ gia đình”

Hộ gia đình được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung huyết tộc,
quan hệ hơn nhân và có chung một cơ sở kinh tế. Các thành viên cùng đóng góp
cơng sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định;
là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó ( Điều 107. Dự thảo luật dân sự). [3].
*Khái niệm kinh tế “hộ gia đình”
Theo Frank Ellis (1988), kinh tế hộ nông dân là “các nông hộ thu hoạch các
phương tiện sống từ đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuất nơng
trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng
việc tham gia một phần thị trường hoạt động với một tốc độ khơng hồn chỉnh”.
“Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội trong đó có các nguồn lực như: đất đai, lao động, tiền vốn, và tư liệu sản xuất


11

được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một
nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc
vào chủ hộ được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển” [3].
2.1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta
về giải phóng phụ nữ:
* Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng phụ nữ
Phụ nữ là phân nửa dân số không thể thiếu được trong đời sống xã hội . Phụ
nữ là một bộ phận cấu thành quan trọng có ý nghĩa quyết đinh việc tái sản xuất lực
lượng sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội bền vững.
Theo ông: “Trong lịch sử nhân loại, khơng có một phong trào to lớn nào của
những người áp bức mà lại khơng có phụ nữ lao động tham gia, phụ nữ lao động là

những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức”, chính vì vậy mà
họ chưa bao giờ và khơng bao giờ đứng ngồi các cuộc đấu tranh giải phóng. V.I
Lênin nhìn rõ thực trạng bất bình đẳng mà phụ nữ phải gánh chịu đó còn là sự BBĐ
trong cuộc sống gia đình, thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc, vì tồn bộ cơng việc
gia đình đều trút lên vai phụ nữ. Để xóa bỏ vĩnh viễn tình trạng BBĐ, cần sự nỗ lực
to lớn của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội, nhưng trước hết và quyết định nhất là sự nỗ
lực của chính phụ nữ. “Việc giải phóng phụ nữ lao động…phải là việc của bản thân
phụ nữ lao động”.
Trong lĩnh vực chính trị, V.I Lênin quan tâm trước hết đến việc “làm cho phụ
nữ tham gia nhiều hơn nữa vào công cuộc bầu cử vì đó là cơ hội tốt nhất để họ lựa
chọn những người đại diện cho quyền lợi của họ, nhất là những người đại diện cho
quyền lợi của họ, nhất là những người đại diện là phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ
tham gia vào các lĩnh vực công tác xã hội. Trong lĩnh vực công tác Đảng, công tác
Nhà nước cũng cần có sự tham gia của phụ nữ, hơn nữa trong cơng tác đó, phụ nữ
phải giữ một vai trò chủ yếu và chắc chắn là phụ nữ giữ vai trò ấy [20].
*Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Kế thừa và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác -Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một trong những người đầu tiên tìm hiểu và đặc biệt quan tâm đến tiềm năng, vai
trò, vị thế của người phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói chung và sự


12

nghiệp cách mạng của Việt Nam nói riêng. Có thể khái qt tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ ở những luận điểm sau:
Thứ nhất: Giải phóng phụ nữ là một mục tiêu tất yếu của cách mạng vơ
sản.Trong q trình tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh khẳng định, quá trình thực hiện
cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng chính là q trình thực sự giải phóng phụ nữ[20].

Thứ hai: Giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng. Phụ

nữ có vai trò quan trọng trong xã hội, nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến phụ
nữ là đối tượng bị bóc lột, đè nén nặng nề nhất. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh giải
phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng [20].
Thứ ba: Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của tồn
thể xã hội. Theo Hồ Chí Minh giải phóng phụ nữ khơng chỉ là trách nhiệm của
Đảng và chính quyền mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội [20].
Thứ tư: Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của bản thân người phụ nữ. Sự tự thân
vận động, sự nỗ lực vươn lên trong học tập và công tác của chính chi eṃ mới có thể
đưa đến sự thành cơng của cơng cuộc giải phóng phụ nữ [20].
*Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới
Ngay từ năm 1930, Chánh cương vắn tắt của Đảng ta đã nêu rõ: về phương
diện xã hội thì thực hiện “nam, nữ bình quyền”. Luận cương chính trị của Đảng
cũng ghi: một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là
“nam, nữ bình quyền”. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục ban hành các Chỉ
thị, Nghị quyết lãnh đạo công tác phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của
phụ nữ. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và
tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị số 37-CT/TW
ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư về một số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình
mới Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trong tất cả các lĩnh vực, và
giải quyết vấn đề bất BĐG.
2.1.4. Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ:
* Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” (WID)
Quan điểm này ra đời vào những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ 20 tại Ủy
ban phụ nữ thuộc tiểu ban xã hội Washington. Quan điểm này đặt trọng tâm vào phụ


13

nữ, trên cơ sở giải quyết các vấn đề của phụ nữ nảy sinh trong quá trình phát triển.

Cách tiếp cận WID đòi hỏi công bằng xã hội và quyền lợi cho phụ nữ. Quan điểm
WID đã chú trọng đến vai trò sản xuất của phụ nữ, chủ trương đưa phụ nữ vào hòa
nhập nền kinh tế đất nước, coi việc tiếp cận với cơ hội có việc làm trong sản xuất và
tham gia công tác xã hội là biện pháp nâng cao vai trò, địa vị của phụ nữ [14].
* Quan điểm “Phụ nữ và phát triển” (WAD)
WAD ra đời vào nửa sau những năm 1970, với mục đích khắc phục những
nhược điểm của WID. Quan điểm này đã thừa nhận phụ nữ là chủ thể quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế, vì thế phụ nữ đương nhiên là một bộ phận cốt yếu
của quá trình phát triển. Mục tiêu chính của WAD là giải quyết mối quan hệ giữa
phụ nữ và phát triển [14].
* Quan điểm “Giới và phát triển” (GAD)
Quan điểm này ra đời vào những năm 1980. Khắc phục nhược điểm của 2 quan
điểm trên, GAD tập trung vào mối quan hệ giới chứ không chỉ riêng phụ nữ, quan tâm
đến sự phát triển bền vững, tập trung vào cân bằng giới và các chương trình phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ. Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho
việc xem xét vai trò của phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới trong
phát triển cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau [12].

2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở một số nước trên thế giới
Tại Châu Phi, Châu Á, Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ làm
việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn. Hầu hết mọi
nơi trên thế giới phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới cho cùng một loại công
việc. Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50% - 90% thu nhập của nam giới [1].
*Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ tham gia các
hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao.
Tại Bangladesh: Có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động so
với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị
(28,9%). Theo nhóm tuổi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 30-49,
tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú ý rằng gần 61% phụ nữ nông thôn ở

độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữ thành


14

thị cùng nhóm tuổi . Đặc biệt phụ nữ nơng thơn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia
lực lượng lao động [2].
Tại Trung Quốc: Nhóm phụ nữ nơng thơn tham gia lực lượng lao động cao
nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi và giảm dần theo các nhóm tuổi cao
hơn. Giống như ở Bangladesh, ở nơng thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn
còn 32,53% tham gia lực lượng lao động , con số này cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị
cùng nhóm tuổi [2].
*Trình độ chun mơn kỹ thuật thấp: Q trình chuyển đổi nền kinh tế theo
hướng thị trường trong những năm gần đây đã thực hiện giải phóng lao động và đặc
biệt là lao động nữ ở nơng thơn thốt ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, nhưng chưa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế
và tập quán của nền kinh tế truyền thống, cùng với thiếu hụt về cả năng lực và điều
kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh. Sự nghiệp công nghiệp nông
nghiệp nông thôn không thể thành công nếu người dân ở nông thôn chỉ có kinh
nghiệm được tích lũy theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và
công nghệ mới. Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh
doanh, họ có một quan điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính tốn giỏi giang và thành
đạt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người, số thành công do được
học hành, đào tạo chưa nhiều. Nhược điểm này sẽ là một hạn chế không nhỏ trong
việc phát huy nguồn nhân lực nữ để phát triển nơng thơn.
*Bất BĐG mang tính phổ biến:bất BĐG tồn tại ở hầu hết các nước đang phát
triển. Điều đó bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một ngun
nhân khác khơng kém phần quan trọng là những đinh kiến xã hội không coi trọng
phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy ngay cả khi
phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được

ghi nhận một cách xứng đáng[2].
2.2.2. Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam
Là một nước có nền nơng nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảng
80% số người trong độ tuổi lao động sống ở nơng thơn, trong đó phụ nữ chiếm 50%,
nhưng họ là người yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, không được như đội ngũ
công nhân, trí thức, phụ nữ nơng thơn bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhưng họ


15

lại là lực lượng chính tham gia vào hầu hết các khâu sản xuất nông nghiệp như: cấy
lúa, nhổ mạ, chăm sóc lúa, sát gạo...
Hiện tượng tăng tương đối của lực lượng lao động nữ trong nông thôn những
năm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
Do sự gia tăng tự nhiên só người trong độ tuổi lao động, hiện nay hàng năm
nước ta có khoảng 80- 90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó: lao động nữ
chiếm 55%.
Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức
của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm
biên chế, khơng có việc là phải quay về nông thôn làm việc.
Do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào những năm 90, khiến cho các
nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất đi nguồn tiêu thụ hàng hóa, đa
số phụ nữ làm nghề này lại chuyển về làm nghề nơng nghiệp.
Ngồi ra, cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh nên nhiều hợp tác xã lâm thủ
công nghiệp trên địa bàn nơng thơn cũng lâm vào tình trạng phá sản. Kết quả là công
nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về nơng.

*

Vai trị làm vợ,làm mẹ


Để đánh giá đúng về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay, chúng ta
khơng thể khơng nói đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình, bởi gia đình là tế
bào của xã hội, gia đình mạnh khỏe-hạnh phúc là nền tảng để xây dựng một xã hội
phát triển.
Có thể nói con, người là hoa của đất và phụ nữ là hương hoa của cuộc đời.
Khi tạo dựng nên con người, tạo hóa ban cho nam giới và phụ nữ những đặc điểm,
những cá tính, những khả năng khác nhau để giao cho họ những trọng trách khác
nhau. Tạo hóa đã ban cho người phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh
con. Điều đó có nghĩa ban cho họ một thiên chức vơ cùng quan trọng và cao quý, ấy
là làm vợ và làm mẹ.
* Với vai trò làm vợ
Với vai trò làm vợ, người phụ nữ là người “nâng khăn, sửa túi” mỗi khi chồng ra
khỏi nhà và lo sao“cơm ngon, canh ngọt” mỗi khi chồng trở về sau một ngày làm


16

việc mệt nhọc. Làm vợ, người phụ nữ biết rõ sở thích và tâm lí của người chồng,
ln quan tâm để hiểu được công việc của chồng, chủ động thu xếp cơng việc gia
đình để chồng có thời gian và n tâm cơng tác; động viên, khích lệ, tạo điều kiện
cho chồng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Thậm chí, nhiều người phụ nữ còn
trở thành cách tay đắc lực của chồng.
* Với vai trò làm mẹ
Trước hết phải nói đến tình cảm của người mẹ, phụ nữ là người chăm sóc và
giáo dục con cái chủ yếu, với tình u thương vơ bờ bến là hơi ấm, là nguồn sữa để
nuôi con khuôn lớn, là chỗ dựa to lớn đối với mỗi đứa con. Ngoài ra thể lực, trí lực,
phẩm chất đạo đức, nhân cách của người mẹ đã tác động ảnh hưởng to lớn đến sự
hành thành thể lực, trí lực, phẩm chất, nhân cách của những đứa con. Châm ngơn ta
đã có câu “Con nhà tơng không giống lông giống cánh”, hay là “con hư tại mẹ,

cháu hư tại bà”, “mẹ nào con nấy”... điều đó cho thấy vai trò ảnh hưởng to lớn của
người mẹ đối với con. Là những người mẹ hết lòng vì con, họ thật sự là những tấm
gương cho con cái noi theo. Ngày mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên
con để hướng dẫn, động viên kịp thời.
*

Vai trò người thầy đầu tiên của con người

Con người, ai cùng cần được giáo dục. Các nhà khoa học đã khẳng định, con
người ngay từ khi sinh ra mà khơng được giáo dục thì lớn lên chảng khác gì cây
hoang, cỏ dại bên đường, cũng chẳng khác mấy các lồi động vật.
Trong gia đình, người mẹ là người thầy đầu tiên của mỗi con người, giáo dục
theo dõi sự trưởng thành của con. Các quan niện “cha sinh không tày mẹ dưỡng”,
“phúc đức tại mẫu” của người Việt Nam đã tôn vinh vai trò của người phụ nữ trong
nuôi dạy con cái.
Thực tế cho thấy, ngay từ khi con trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu sự giáo dục,
rèn luyện của người mẹ: từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đến những thói quen sinh hoạt,
những suy nghĩ, niềm vui, nỗi buồn điều ảnh hưởng đến đứa con. Khi con cất tiếng
khóc chào đầu người mẹ là người dạy con đầu tiên và biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm
xúc khi giao tiếp với mẹ theo kiểu người. Lớn hơn một chút mẹ dạy con cách đứng và
chập chững bước đi, dạy con cách cần thía và sử dụng đồ vật, các công cụ theo người.
Khi con lớn hơn mẹ dạy con các hành vi đạo đức, cách ứng sự theo chuẩn mực


×