Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỚI MƠI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUN

Chun ngành: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Mã số: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng

Thái Nguyên, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các số liệu trích dẫn
có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Hiền

i


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau Đại học trường ĐHSP Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Địa lí cùng các Thầy, Cơ giáo trong khoa Địa lí trường
ĐHSP Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở
Công Thương Thái Nguyên, Sở Tài Nguyên Môi Trường Thái Nguyên, Trung
tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về
nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn, các đồng nghiệp nơi
tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Thị Hồng đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian
thực hiện và hồn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm
2017
TÁC GIẢ

Hà Thị Thu Hiền

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan.............................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................................................... iv

Danh mục bảng......................................................................................................................................... v
Danh mục hình........................................................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 1
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................2
6. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.........................................5
7. Cấu trúc của luận văn........................................................................................8
8. Đóng góp chính của luận văn............................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................. 9
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 9
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến khoáng sản....................................................9
1.1.2. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường.................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 13
1.2.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam............................................13
1.2.2. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên...................................... 17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................21
Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH THÁI
NGUYÊN............................................................................................................22
iii


2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên..........22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 22
2.1.2. Nhân tố kinh tế- xã hội..............................................................................35
2.2. Hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.................41
2.2.1. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khống sản nhiên liệu.................... 41
2.2.2. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khống sản kim loại.......................43

2.2.3. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khống chất cơng nghiệp...............44
2.2.4. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm vật liệu xây dựng........................... 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................46
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG SẢN
ĐẾN MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KIẾN NGHỊ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG.........................................................47
3.1. Tác động của hoạt động khai thác khống sản đến môi trường tự nhiên.....47
3.1.1. Tác động đến môi trường nước................................................................. 47
3.1.2.Tác động đến mơi trường khơng khí.......................................................... 61
3.1.3.Tác động đến môi trường đất..................................................................... 64
3.1.4. Tác động đến tài nguyên sinh vật..............................................................69
3.1.5. Tác động đến sức khỏe con người.................................................................................. 71
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng hợp lí tài ngun
khống sản tỉnh Thái Nguyên..............................................................................74
3.2.1. Giải pháp về thể chế, chính sách...............................................................74
3.2.2 Giải pháp quản lý....................................................................................... 75
3.2.3 Giải pháp đầu tư.........................................................................................81
3.2.4 Giải pháp tuyên truyền giáo dục................................................................ 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................88
PHỤ LỤC

iv


BVMT
CNH HĐH
ĐBSH
KTKS

KTXH
QCVN
03:2008/BTNMT
QCVN
08:2008/BTNMT
QCVN
09:2008/BTNMT
TDMNBB
TSS

iv
v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sản lượng khai thác của một số mỏ than lớn trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.................................................................................................................
Bảng 2.1

- Đặc điểm khí hậu tỉn

Bảng 2.2

- Đặc trưng hình thái

Bảng 2.3

– Các nhóm khống sả

Bảng 2.4 - Tình hình phát triển dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20052011 .....................................................................................................................36


Bảng 2.5 - Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2005-2012............................................................................................................
Bảng 2.6 - Thống kê dân số phân theo khu vực tỉnh Thái Nguyên ....................
Bảng 2.7 - Tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 20052009 (theo giá so sánh 1994) ...............................................................................
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại Núi Pháo năm 2014 .......
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại M1 (Suối Đường Bắc) và M4
(Suối Thủy Tinh) .................................................................................................
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm tại Núi Pháo, năm 2014 ...
Bảng 3.4 Chất lượng môi trường nước khu vực mỏ than Phấn Mễ Năm 2011.59
Bảng 3.5. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Phấn Mễ tháng
7/2012 ..................................................................................................................60

Bảng 3.6. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Phấn Mễ năm
2012 .....................................................................................................................
Bảng 3.7. Nguồn gốc và chất ô nhiễm môi trường không khí ............................
Bảng 3.8. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ năm 2013 ............
Bảng 3.9. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ năm 2015 .............
Bảng 3.10. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ chì kẽm Phú Đơ năm 2015. .....
Bảng 3.11. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại mỏ sắt Trại Cau năm 2014 ....

v
vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên................................................................... 16
Hình 2.2. Bản đồ hình thể tỉnh Thái Ngun......................................................................... 23
Hình 2.3. Bản đồ phân vùng khí hậu.......................................................................................... 26
Hình 3.1 - Sơ đồ các nhân tố gây ô nhiễm mơi trường phát sinh trong q trình

khai thác chế biến khống sản Núi Pháo.................................................................................. 28
Hình 3.3 - Nồng độ As và Cd trong đất khu vực xung quanh mỏ chì kẽm Phú
Đô năm 2015........................................................................................................................................... 48

viivi


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đi đôi với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng tài nguyên trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng ngày càng lớn. Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành cơng nghiệp khai thác khống sản đã có
những thay đổi khơng ngừng.
Tài ngun khống sản ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loại
khống sản có giá trị và trữ lượng lớn. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đem lại
cho nước ta sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Trên bản đồ khoáng sản Việt Nam, Thái
Nguyên được đánh giá là tỉnh đa dạng và phong phú về tài ngun khống sản. Hiện
nay, ngồi hai loại khống sản chính Thái Ngun thăm dị và đưa vào khai thác thêm
các loại khoáng sản khác như: vonfram, titan, đá vơi... Nguồn lợi từ sự đa dạng khống
sản đã mang lại cho tỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp nặng “Thái Nguyên là cái
nôi của ngành luyện kim của cả nước”.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản tận thu với kĩ thuật khai thác còn chưa
hiện đại, thiếu đồng bộ dẫn đến thực trạng khai thác quá mức, nguy cơ bị cạn kiệt tài
nguyên khoáng sản. Đồng thời, trong qúa trình khai thác khống sản đã gây ảnh hưởng
lớn tới mơi trường tự nhiên.
Chính vì vậy, sự lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác
khống sản tới mơi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên” nhằm đưa ra bức tranh về thực
trạng khai thác khoáng sản và đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác khống sản

tới mơi trường tự nhiên tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp cụ
thể nhằm khai thác hiệu quả và nâng cao quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của Thái
Nguyên, đồng thời đề ra định hướng khai thác khống sản bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích được thực trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xác
định được ảnh hưởng của hoạt động khai thác khống sản đến mơi trường tự nhiên tỉnh
Thái Nguyên. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của hoạt động khai khống đến mơi trường tự nhiên tỉnh Thái Ngun và định
hướng phát triển bền vững hoạt động khai thác khoáng sản.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1


Nhằm đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thu thập số liệu, bản đồ liên quan đến khu vực, đối tượng nghiên cứu.
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hoạt động khai thác

khoáng sản
- Xác định, phân tích thế mạnh, ý nghĩa của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh

tế - xã hội phục vụ cho khai thác tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên.
- Thông qua việc thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu về khái thác tài nguyên

khoáng sản của Thái Nguyên. Đưa ra những nhận định về thực trạng khai thác khống
sản của Thái Ngun.
- Phân tích mối quan hệ giữa hiện trạng khai thác và những biến đổi mơi trường

trên cơ sở đó xác định những tác động của việc khai thác đến sự phát triển kinh tế xã hội

và môi trường của địa phương.
- Đánh giá tác động của khai thác khống sản tới mơi trường tự nhiên tỉnh Thái

Nguyên.
- Trên cơ sở hiện trạng và những tác động ảnh hưởng của hoạt động khai thác

khoáng sản đến môi trường tự nhiên, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể:
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm không gian: trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Sử dụng số liệu từ thời kì 2000 đến nay.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác khoáng

sản và đánh giá tác động của hoạt động khai thác khống sản tới mơi trường tự nhiên tỉnh

Thái Nguyên.
5. Lịch sử nghiên cứu
5.1. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
Sau năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các nhà địa chất Việt Nam
cùng các chuyên gia Liên Xơ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên phạm vi Miền
Bắc. Các cơng trình này tập trung chủ yếu vào các khía cạnh là nghiên cứu cấu trúc địa
chất, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm thăm dị khống sản.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản đến môi trường đất, nước đã được tiến hành khá nhiều với các quy
mô lớn nhỏ khác nhau, thuộc các chương trình dự án hoặc các nghiên cứu trong các
2


đề tài, chuyên đề. Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: - Theo Báo cáo Đánh
giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020,

có xét đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy các mối nguy hại
do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đồn Cơng nghiệp than và Khống
sản đã được đặt ra cấp thiết. Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai
thác than từng năm. Dựa trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước
thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ (năm
3

2009) là 38.914.075m . Con số này chưa phản ánh đầy đủ, vì chưa ai tính được
lượng nước rửa trơi từ các bãi thải mỏ. Đối với hai thơng số điển hình tác động đến
môi trường của nước thải mỏ là độ pH và cặn lơ lưởng, các kim loại nặng (sắt,
mangan). Trong đó độ pH dao động từ 3,1 đến 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao
hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh
hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy
sinh, suy giảm chất lượng nước. Đặc biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ơ nhiễm tích lũy,
cộng với tác động của nạn khai thác than trái phép trong thời gian dài, dẫn đến tình
trạng một số hồ thủy lợi vùng Đơng Triều đã bị chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng
nước phục vụ nơng nghiệp [3]. Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai
trường trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước
thải từ các mỏ thường chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường
khai thác mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh…đều có hàm
lượng chất lơ lửng cao hơn qui chuẩn. Hầu như nước thải tại các mỏ than
đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá qui chuẩn cho phép. Ở Việt Nam, hầu hết các địa
phương có nguồn tài ngun khống sản phong phú đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tác động của khai thác khoảng
sản tới môi trường tự nhiên tại nhiều địa phương gần đây mới được chú trọng như đề tài:
“Nghiên cứu tác động của khai thác ti tan tới các Hệ sinh thái ven biển tỉnh Bình Thuận và đề
xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi”. Nguyễn Thị Phương Thảo,
Đại học Quốc Gia Hà Nội; đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác vàng

3



sa khống đến mơi trường nước sơng Bắc Giang chảy qua địa bàn Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc
Kạn”. Nơng Thị Thêm, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; hay đề tài “Đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động khai thác quặng Apatit đến mơi trường tại mỏ Apatit Lào Cai”. Hồng Cúc
Phương, Đại học Nơng Lâm Thái Ngun. Nhìn chung các đề tài đã có những nghiên cứu
định lượng và định tính và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai tác khống
sản đến mơi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực khai thác.

5.2. Lịch sử nghiên cứu tại Thái Nguyên
Khoáng sản Thái Nguyên đã được khai thác từ rất sớm. Ngay từ thời kỳ Bắc
thuộc, người Trung Quốc đã khai thác chì, kẽm, sau đó đến cuộc “khai thác thuộc địa
lần thứ nhất” của thực dân Pháp đã thăm dò và khai thác than và sắt. Tuy nhiên cơng tác
điều tra, thăm dị địa chất được tiến hành đồng bộ khi hịa bình ở miền Bắc được lập lại
năm 1954. Công tác điều tra, tìm kiếm đánh giá khống sản cũng đã được tiến hành
nhằm phát hiện các điểm mỏ, điểm khống sản có giá trị trong tỉnh, xác định quy mô
phân bố cũng như trữ lượng khai thác và chất lượng khoáng sản phục vụ cho việc khai
thác và cung cấp thông tin cho các ngành kinh tế. Ngồi các loại khống sản chính như:
than, sắt, titan, thiếc, đá vơi, xi măng có trữ lượng lớn cịn có vàng, chì, đá vơi cũng
đang được kiểm tra, thăm dò.
Đối với tỉnh Thái Nguyên, các đề tài cũng như các luận án về khai thác khoáng
sản được đề cập đến nhiều nhưng nghiên cứu về tác động của khai thác khống sản ảnh
hưởng đến mơi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên còn khá mới mẻ. Có một số đề tài, bài
báo chủ yếu chỉ là khai thác các ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến nguồn nước
của địa phương xung quanh khu vực mỏ:
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô
nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” của Viện Công nghệ môi trường và
Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (năm 2010): Kết quả phân tích từ các mỏ than núi Hồng
(xã Yên Lãng), mỏ thiếc (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ), mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì, kẽm làng
Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun cho thấy tất cả các mỏ này đều là điểm nóng về ơ

nhiễm, điển hình là mỏ thiếc xã Hà Thượng và mỏ than núi Hồng bị ô nhiễm asen nghiêm
trọng, với hàm lượng asen trong đất gấp 17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, thậm
chí có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định. Bên cạnh đó,
mỏ kẽm, chì làng Hích cũng có hàm lượng chì gấp 186 lần tiêu chuẩn và 49 lần đối với kẽm.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cả nước có khoảng 5.000 mỏ và điểm quặng,

4


trong đó có khoảng 1.000 mỏ đang được tổ chức khai thác và đều là những điểm ô
nhiễm kim loại đáng báo động [15]. Vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng
sản ở Thái Nguyên đang là vấn đề nóng, điều đó đã được thể hiện qua các cơng trình
nghiên cứu như “Thái Ngun đất bị ơ nhiệm nặng do khai thác khoáng sản” của tác giả
Thanh Huyền, đăng trên Tạp chí Mơi trường, “Ơ nhiễm mơi trường tại dự án Núi Pháo,
Đại Từ, Thái Nguyên” của tác giả Thái Nguyên Nhân, hay đề tài luận văn thạc sĩ
“Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền
vững”. Dương Thị Lan, Đại học sư phạm Thái Nguyên; Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của việc khai thác than tại mỏ than Khánh Hịa đến mơi trường xã Phúc Hà, thành phố
Thái Ngun”. Đồng Thị Thu Trang Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Như vâỵ, đãcónhiều nghiên cứu liên quan đến việc khai thác kháng sản và đánh
giá ảnh hưởng của khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên của một số mỏ trên địa
bàn xã, huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên nhưng chưa có nghiên cứu nào đềcập mơṭcách
tồn diêṇ đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của khai thác khống sản tới mơi trường tự
nhiên tỉnh Thái Ngun. Vìvây,,̣ tơi đã lựa choṇ đềtài này đểnghiên cứu.
6. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ hay còn gọi là quan điểm vùng, đây được coi là quan điểm
đặc thù của địa lí. Bất kỳ một đối tượng địa lí nào cũng gắn với một khơng gian lãnh thổ

nhất định, có sự phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, nhưng đồng thời cũng có mối
quan hệ với các khu vực lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên cũng như kinh
tế xã hội. Đề tài vận dụng quan điểm lãnh thổ để xác định phạm vi ảnh hưởng của hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Thái Nguyên tới môi trường tự nhiên.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm cơ bản của địa lí học. Quan điểm này xem tự nhiên là một thể
thống nhất và hoàn chỉnh trong đó các thành phần và yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với
nhau. Vì thế khi xem xét hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên đề tài đã
nghiên cứu tổng hợp các hoạt động tới tất cả các thành phần môi trường kinh tế xã hội
và tự nhiên trong địa bàn tỉnh.
6.1.3. Quan điểm hệ thống

5


Quan điểm này luôn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lí. Theo quan
điểm này, mọi đối tượng nghiên cứu đều được coi là một hệ thống, mỗi hệ thống này
bao gồm nhiều phân hệ cấu tạo nên, các phân hệ đều có quan hệ mật thiết với nhau, hệ
thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn và hệ thống lớn nằm trong hệ thống lớn hơn. Chỉ cần
sự thay đổi nhỏ của một bộ phận sẽ dẫn tới sự thay đổi hoạt động chung của toàn bộ hệ
thống.
Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành thể
thống nhất hoàn chỉnh gọi là một hệ thống, mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia
thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau.
Theo L.Bortalant thì “Hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương
hỗ”.
Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi
trường tự nhiên vận dụng quan điểm hệ thống vào việc nghiên cứu ảnh hưởng qua lại
của hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội và mơi trường. Trên cơ sở đó thấy
được các tác động tới kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên khi tiến hành khai thác

khoáng sản.
6.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Trong lịch sử phát triển của một khu vực mọi hiện tượng và q trình ln trong
trạng thái vận động và không ngừng biến đổi về cả lượng lẫn chất. Do đó khi nghiên
cứu chúng ta khơng chỉ xét các sự vật hiện tượng trong một thời gian nhất định hay
trong một thời điểm nhất định mà phải thấy được quá trình phát triển và biến đổi của nó
từ q khứ đến hiện tại và dự đốn trong tương lai. Đề tài vận dụng quan điểm này trong
quá trình nghiên cứu bắt đầu xem xét từ khi tiến hành chuẩn bị cho dự án cho đến khi
khai thác mỗi điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
6.1.5. Quan điểm sinh thái
Các hoạt động kinh tế của con người dù ở góc độ nào cũng đều tác động hai mặt
đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng tương
tự như vậy, hiện nay hoạt động này là một trong những ngun nhân chính gây ra ơ

6


nhiễm mơi trường. Do đó, khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái
Nguyên cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên đảm bảo sự phát triển bền vững.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lý, đặc biệt là nghiên cứu về
tài nguyên và môi trường. Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra
kết quả nghiên cứu. Ngồi ra, khảo sát thực địa cịn nhằm đối chiếu số liệu thu thập
được và thực tế để rút ra những đánh giá về tác động của hoạt động khai thác khống
sản tới mơi trường tự nhiên.
Tuy cịn có những khó khăn và hạn chế nhưng đây là phương pháp cần thiết để
đối chứng, so sánh thực tế với kết quả nghiên cứu trong phịng. Vì vậy để thực hiện
khóa luận, việc khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu được tiến hành các đợt nhằm thu
thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra, khảo sát thực địa còn

nhằm đối chiếu số liệu thu thập được và thực tế để rút ra những đánh giá về tác động
của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên.
6.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh
Phân tích tổng hợp là phương pháp thường thấy trong nghiên cứu các vấn đề địa
lý để tìm ra sự giống, khác nhau và mối liên hệ giữa các đối tượng.
Tổng hợp là phương pháp quy kết được các tài liệu đa thành phần thành hệ thống
lôgic và hướng vào chủ đề chính, cho ta cách nhìn tồn diện, khái qt hơn.
Việc phân tích, so sánh các tài kiệu khác nhau và phân loại theo từng chủ đề,
từng bộ phận để chọn lọc những thông tin cần thiết, quan trọng thích hợp với đề tài.
6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu địa
bàn đồng thời cũng là phương pháp để thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài.
Các bản đồ này được xây dựng trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin địa lý
GIS, chồng xếp và tổ hợp từng bước trên máy theo lưới Picel. Cùng với đó là các biểu
đồ, sơ đồ, bảng biểu có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
6.2.4. Phương pháp toán học

7


Phương pháp tốn học là phương pháp mang tính định lượng cao do vậy nó có ý
nghĩa làm cho vấn đề nghiên cứu có sự chính xác hóa và thể hiện mối quan hệ của các
đối tượng nghiên cứu. Vì vậy với việc sử dụng phương pháp toán học, kết quả nghiên
cứu có tính chính xác. Trong đề tài tơi đã sử dụng phương pháp tốn học để tính kết quả
trung bình của các mẫu đo.
7. Cấu trúc của luận văn

Gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần
nội dung gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khoáng sản

Chương 2: Hiện trạng khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Tác động của hoạt động khai thác khống sản đến mơi trường tỉnh
Thái Ngun. Định hướng khai thác khống sản bền vững.
8. Đóng góp chính của luận văn
Luận văn đã làm sáng tỏ hiện trạng khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng: quy trình, cơng nghệ khai thác, phân tích những ảnh
hưởng tác động mơi trường gây ra trong quy trình khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
Đề tài đã đề xuất được phương án góp phần phòng ngừa, hạn chế, khắc phục
những ảnh hưởng xấu của việc khai thác khống sản tới mơi trường tự nhiên.

8


NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến khoáng sản
1.1.1.1. Khái niệm về khoáng sản
Có nhiều khái niệm về khống sản đã được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác
nhau như dưới góc độ địa chất học, pháp luật, tài nguyên môi trường…
Trong địa chất học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp khoáng
vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do các quá trình địa chất xác định, có thể sử
dụng trực tiếp hoặc từ đó lấy ra những kim loại hợp chất khoáng vật dùng trong nền
kinh tế quốc dân.
Dưới góc độ pháp luật, khống sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng
đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khống vật, khống chất có ích ở thể
rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khống chất, khoáng vật ở
những bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khống sản.

Luật khống sản năm 2010 được Quốc Hội thơng qua ngày 17 tháng 11 năm
2010 có quy định như sau: “Khống sản là khống vật, khống chất có ích được tích tự
nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lịng đất, trên mặt bao gồm cả khống vật,
khống chất ở bãi thải của nó” [13].
Trữ lượng khống sản là một phần của tài nguyên khoáng sản mà các tiêu chuẩn
tối thiểu về hoá lý liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến bao gồm phẩm chất, chất
lượng, kích thước, độ sâu chơn vùi đã được tính tốn, điều tra xác định là có giá trị kinh
tế để khai thác sản xuất có lãi và đảm bảo tính hợp pháp tại thời điểm đánh giá.
1.1.1.2. Khai thác khoáng sản
Theo Từ điển địa chất, khoáng sản là sự tích tụ tự nhiên của các loại khống vật
ở trong hoặc trên bề mặt vỏ Trái Đất; có thể sử dụng trực tiếp hoặc từ đó lấy ra những
nguyên tố hoá học, khoáng vật, hay hợp chất để sử dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Theo luật khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản là hoạt

9


động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản, khai đào, làm già u và các
hoạt động có liên quan [13].
1.1.1.3. Phân loại khống sản
Có nhiều cách phân loại khoáng sản nhưng cách phân loại phổ biến nhất là dựa
vào nguồn gốc, hình thái, mục đích, diện tích.
- Dựa vào nguồn gốc hình thành chia ra khống sản có nguồn gốc nội sinh và

khống sản có nguồn gốc ngoại sinh.
- Về mặt hình thái, khống sản tồn tại chủ yếu các dạng sau: ở thể rắn, thể lỏng,

thể khí.
- Dựa theo mục đích và cơng dụng, các loại khoáng sản được chia thành khoáng


sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại.
- Theo diện tích phổ biến của khống sản người ta chia ra tỉnh khoáng sản, vùng

(đới, bể, bồn) khoáng sản, khu khoáng sản, bãi quặng, thân quặng hay vỉa quặng [3].
1.1.1.4. Đặc điểm cơng nghiệp khai thác khống sản
Nghành cơng nghiệp khai thác khống sản có đối tượng là nguồn tài ngun vơ
sinh – tài ngun khống sản. Tài ngun khống sản có sẵn trong tự nhiên, khơng trải
qua sản xuất ra như đối tượng của nền nông nghiệp, cũng không được tạo ra trong
phịng thí nghiệm thơng qua những phản ứng. Chính vì vậy để có tài ngun khống sản
phải trải qua q trình khai thác [14].
Ngành khai thác khống sản được xếp vào giai đoạn thứ nhất của toàn bộ ngành
cơng nghiệp nói chung. Ngành cơng nghiệp khai thác khống sản bao gồm những phân
ngành khác nhau: khai thác khoáng sản kim loại, phi kim loại… với những công đoạn
như: khai thác, tuyển quặng, sơ chế…
Sự phân bố ngành công nghiệp khai thác khống sản mang tính chất bị động, phụ
thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của nguồn khoáng sản, không chỉ sự phân bố địa điểm
khai thác mà việc lựa chọn phương pháp kỹ thuật, phương tiện khai thác, vốn đầu tư
cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chủng loại, trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của
khoáng sản [14].
Ngành cơng nghiệp khai thác có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khác để tạo
gia sản phẩm cuối cùng, nó có thể coi là một trong những mắt xích đầu tiên của một dây
truyền, khống sản là đối tượng của ngành khai khoáng. Sản phẩm của ngành khai

10


khoáng lại là nguyên liệu của ngành luyện kim, hoá chất…, từ đó tạo ra máy móc và
sản phẩm tiêu dùng.
1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành cơng nghiệp khai
thác khống sản

* Vị trí địa lí

Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế xã hội, giao thơng, các nhân tố
này có tác động to lớn đến việc xác định địa điểm các xí nghiệp cũng như phân bố các
hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp. Đối với ngành cơng nghiệp khai khống vị trí
địa lý mang tính chất bị động cao do chịu sự chi phối của nguồn khoáng sản. Các điểm
khai khoáng thường phân bố ở những khu vực chứa quặng, thường xa đường giao thông
và khu dân cư.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không
thể thiếu cho việc phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố sau:
- Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên quan trọng hàng đầu đối với cơng nghiệp

khai khống. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp của
chúng trên lãnh thổ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức ngành cơng nghiệp này. Tuy
nhiên tài ngun khống sản thuộc loại không thể phục hồi được nên việc nghiên cứu
khai thác chúng phải vừa đảm bảo hiệu quả vừa mang tính bền vững, bảo vệ tài ngun
và mơi trường.
- Khí hậu và nguồn nước: Nuớc được sử dụng vào quá trình khai thác, tuyển

quặng, sàng lọc…Tuy nhiên lượng nước mưa, nước ngầm, nước thải tràn qua mỏ cũng
gây không ít khó khăn cho q trình khai thác. Khí hậu cũng tác động to lớn đến hoạt
động khai thác, trong một số trường hợp chi phối cả kĩ thuật, công nghệ khai thác.
- Ngoài ra các nhân tố tự nhiên khác như: địa chất, địa hình, đất đai cũng có

những tác động nhất định đến sự phát triển và phân bố ngành khai khoáng [14].
* Các nhân tố kinh tế xã hội
- Dân cư và lao động: Dân cư lao động tham gia vào quá trình khai thác và quản


lý, điều hành ngành khai thác khoáng sản. Dân cư cũng là lực lượng sử dụng sản phẩm
của hoạt động khai thác.

11


- Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra

những khả năng mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng, việc áp
dụng các phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo khai thác có hiệu quả,
nhanh chóng, an tồn và khơng lãng phí tài ngun.
- Thị trường: Đây là yếu tố mang tính chất động lực thúc đẩy sự phát triển ngành

cơng nghiệp nói chung và ngành khai khống nói riêng.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, công nghệ: Mức độ hiện đại và đồng bộ của cơ

sở hạ tầng vật chất kỹ thuật công nghệ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát
triển và phân bố ngành khai khoáng.
- Đường lối chính sách phát triển cơng nghiệp: Đây là yếu tố có tác dụng đẩy

mạnh và tạo cơ sở cho việc khai thác, chế biến, sử dụng, quản lý và bảo vệ khoáng sản.
Quốc Hội Việt Nam đã ban hành một số đạo luật về việc khai thác và bảo vệ khống sản
như: Luật dầu khí (1993), luật khống sản (1996).
1.1.2. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
1.1.2.1. Các khái niệm về môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngồi của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Mơi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem
xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính

tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động
sống của con người như: khơng khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể
chế [11].
1.1.2.2. Các khái niệm về ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính

chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con
người và các sinh vật khác. Ơ nhiễm mơi trường chủ yếu do hoạt động của con người
gây ra. Ngồi ra, ơ nhiễm cịn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới
mơi trường [11].

12


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, cơng tác điều tra địa chất và tìm kiếm
thăm dị khống sản mới được triển khai trên quy mơ tồn lãnh thổ Việt Nam. Trong
cơng tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã
phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của cơng tác điều tra,
khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khống sản khá phong phú,
đa dạng. Nhiều khống sản có trữ lượng lớn như bơxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít…,
chủng loại khống sản đa dạng, đây chính là điều kiện thuận lợi chohoạt động khai thác
và chế biến các loại khống sản:
* Nhóm khống sản nhiên liệu
- Dầu khí: Đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau

năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, đóng góp

nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dầu khí được tập trung ở các bể trầm
tích Sơng Hồng, Cửu Long, Nam Cơn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính,
Vũng Mây, Trường Sa. Qua kết quả thăm dị cho thấy: Bể Sơng Hồng chủ yếu là khí, bể
Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu, hai bể cịn lại là Nam Cơn Sơn và Malay- Thổ Chu
phát hiện cả dầu và khí, bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển
vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất. Khoáng sản dầu khí đang được thăm dị
với cường độ cao, trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt
3

vào khoảng 835 tỷ m , trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí
3

vào khoảng 4.000 tỷ m . Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều
3

tăng cao, năm 1999 đã khai thác 15,2 triệu tấn dầu và 1.439 triệu m khí. Tính đến cuối
3

năm 1999 đã khai thác được 82 triệu tấn dầu và 3.900 triệu m khí
- Than: Than có giá trị kinh tế được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh thành
các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, ng Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể
than Sơng Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn ở miền Trung Việt Nam. Tổng trữ lượng
ước tính của than là 6,6 tỷ tấn. Nguồn tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ
lượng dự báo gần 200 tỷ tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dị và khai thác vì ở dưới độ sâu
từ 200 đến hơn 4.000m dưới đồng bằng. Hiện nay, sản lượng than khai thác đạt khoảng 15
triệu tấn, than đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

* Nhóm khống sản kim loại

13



- Quặng sắt: Ở Việt Nam, hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị

trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở vùng núi phía Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất
là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng
năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn.
Công suất khai thác của mỏ hiện nay thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được
phê duyệt. Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000
tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay có 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện
thép, còn 20% xuất khẩu.
- Bơ xít: Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bơxít với tổng trữ lượng và tài

ngun dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nơng, Lâm Đồng, Gia
Lai, Bình Phước… Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài ngun bơxít lớn, chất lượng
tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị trường
cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển
ngành công nghiệp nhôm ở nước ta.
- Quặng titan: Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phât hiện

59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó: 06 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, có 8
mỏ trung bình có trữ lượng hơn 100.000 tấn, 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để phát
triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp
không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu.
Hiện nay, giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả
kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven
biển từ Thanh Hố đến Bình Thuận. Tài ngun trữ lượng quặng titan – zircon của Việt
Nam không nhiều, chiếm khoảng 0,5% của thế giới.

- Quặng thiếc: Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao

Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn
tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô (cũ)
thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai
thác, chế biến có quy mơ cơng nghiệp. Cơng nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công
nghiệp chủ yếu là khai thác bằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và
công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ, lò điện hồ quang.

14


- Quặng Đồng: phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh

Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc tuy nhiên sản lượng khai thác
không đáng kể. Công nghệ khai thác chủ yếu hiện nay là khai thác lộ thiên kết hợp với
hầm lị.
- Quặng kẽm chì: Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế

biến từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng
xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên
với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000 tấn/năm.
Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai
thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ
giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên.

15


Hình 1.2. Bản đồ địa chất khống sản tỉnh Thái Nguyên


16


* Nhóm khống sản phi kim loại
- Apatit: Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên apatit được tìm thấy ở vùng Lào

Cai. Dải trầm tích chứa quặng apatit thuộc hệ tầng Cam Đường kéo dài theo
hướng tây bắc đông nam với chiều dài gần 100 km, chiều rộng trung bình 1 km, ở
trung tâm mỏ phình to đến 3 km, tổng trữ lượng 1.669 triệu tấn.
- Cát thuỷ tinh: Các mỏ cát thuỷ tinh được phân bố dọc bờ biển với tổng trữ

lượng 750 triệu tấn với hàm lượng SiO2 rất cao và hàm lượng Fe2O3 thấp.
- Đá vôi xi măng: Đá vôi xi măng là một trong những tài nguyên dồi dào

của Việt Nam, phân bố rộng khắp suốt từ Bắc chí Nam, song tập trung chủ yếu từ
2

Quảng Bình trở ra phía bắc. Diện tích chứa đá vơi gần 30.000 km với 96 mỏ, khu
vực đã được tìm kiếm và thăm dị. Trong đó có 28 mỏ có trữ lượng lớn (trữ lượng
> 100 triệu tấn/1 mỏ); 17 mỏ vừa (trữ lượng 20- 100 triệu tấn/1 mỏ) và 54 mỏ nhỏ

(trữ lượng < 20 triệu tấn/1 mỏ).
- Đá xây dựng: Nguồn tài nguyên đá xây dựng rất phong phú bao gồm các

loại đá magma (granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích
(đá vơi, dolomit) và đá biến chất (đá phiến, quăczit). Đá magma phân bố chủ yếu ở
miền Trung và miền Nam, chất lượng tốt, điều kiện giao thơng thuận lợi. Đá trầm
tích phân bố nhiều ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, chất lượng tốt, mỏ lộ thiên. Đá
biến chất phân bố ở các vùng núi cao ở phía bắc và miền Trung, tổng trữ lượng

3

đá xây dựng 41.800 triệu m . Ngồi những khống sản chủ yếu nói trên Việt Nam
cịn nhiều loại khống sản khác như: kaolin, secpentin, graphit, bentonit.
1.2.2. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên
Trên địa phận của tỉnh Thái Nguyên hiện nay có khá nhiều mỏ, điểm quặng
đã và đang được tiến hành khai thác, sử dụng ở quy mơ khác nhau góp phần đáp
ứng nhu cầu ngun nhiên liệu của địa phương trong nhiều năm qua. Tuy nhiên,
tuỳ thuộc vào mỗi khu vực và vào từng giai đoạn cụ thể mà mức độ khai thác có
sự khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nguồn nguyên liệu,
phương thức tổ chức quản lý và mức độ phát triển của các hoạt động khoáng sản.
Trong những năm gần đây, nhờ luật khống sản ra đời, cơng tác quản lý tài
nguyên, khai thác khoáng sản trên địa bàn của tỉnh đã được củng cố, nhiều nơi đã thành

17


×