Làm thế nào để giải quyết mâu
thuẫn trong công việc?
Bạn không thể có chiến thắng trong một cuộc tranh cãi bất kỳ nếu coi chiến
thắng là việc giành được những kết quả mong muốn và không cần đếm xỉa đến người
khác. Nếu vấn đề tranh cãi vẫn chưa được giải quyết, thì chắc chắn nó sẽ xuất hiện trở
lại. Vì vậy, tốt nhất là giải quyết mâu thuẫn chứ không phải là giành chiến thắng.
Nếu mâu thuẫn không được giải quyết, mọi người sẽ không vui, tạo ra sự đối
lập, hoạt động nhóm kém hiệu quả trong, dẫn đến stress và năng suất công việc thấp.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về các bước để giải quyết những mâu
thuẫn trong công việc cùng với một vài lời khuyên dành cho các bạn.
12 bước giải quyết mâu thuẫn
1.
Nhận thức rằng trong công việc bao giờ cũng có mâu thuẫn
Bất kể người nào tận tâm, khát khao làm việc hoặc luôn có ý tưởng mới, thì sự
mâu thuẫn và bất đồng luôn sẵn sàng bao quanh họ. Điều đó không có nghĩa là bạn
thích tạo ra những mâu thuẫn hoặc khó khăn. Khi mâu thuẫn xảy ra không phải là mọi
việc đã chấm hết. Có thể đó là sự khởi đầu cho những bài học thú vị. Quy luật không
cho phép những mâu thuẫn này kéo dài mãi mãi.
2.
Nắm bắt những mâu thuẫn càng sớm càng tốt
Hãy giải quyết những mâu thuẫn ngay khi nó mới bắt đầu vì nó chỉ trở nên tồi
tệ hơn theo thời gian. Mâu thuẫn trong công việc không bắt nguồn từ những vấn đề đã
được nói ra mà chính từ những cái không được đề cập tới. Mọi người đều đợi để người
khác chấp nhận rằng anh ta sai nhưng “trò” đợi chờ này cần thiết phải chấm dứt .
3.
Hỏi một cách tế nhị
Nếu một ai đó làm điều gì đó khiến bạn tức giận hoặc nếu bạn không hiểu quan
điểm hay ý kiến của một ai đó, đơn giản là hãy hỏi về điều đó và bạn sẽ hiểu. Và một
sự mâu thuẫn tiềm năng có thể tan biến ngay lúc đó. Hãy đặt ra câu hỏi- đơn giản chỉ
là một câu hỏi chứ không phải một lời buộc tội, ví dụ như: “Tôi đang tự hỏi tại sao bạn
làm “X” ngày hôm qua”, hoặc “Tôi vừa nhận ra rằng bạn thường làm “Y”, tại sao
vây?”. Và câu hỏi như “Tại sao cái điều khủng khiếp bạn làm luôn phải là “Z” !”
không mang tính xây dựng tích cực.
4.
Mời người khác nói chuyện về vấn đề đó
Một cuộc nói chuyện vội vã qua email hay điện thoại không thể giải quyết vấn
đề gì. Bạn cần một nơi yên tĩnh, không bị làm phiền và thời gian để giải quyết vấn đề.
5.
Quan sát
Cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và trung lập. Điều gì đã thực sự xảy
ra? Nó xảy ra khi nào và như thế nào? Ai đó đang làm gì và không kém phần quan
trọng là bạn đang làm gì? Bạn chỉ nên quan sát được mà không nên phép suy đoán
xem người khác đang suy nghĩ và làm gì. Bạn có thể nói, “Tôi vừa nhận ra rằng bạn
luôn luôn phê bình tôi trong cuộc họp của chúng ta” bởi vì đó là sự thật có thể xác
minh được. Nhưng bạn không thể nói, “Tôi vừa nhận ra rằng bạn không tôn trọng
những ý tưởng của tôi” bởi vì đó chỉ là những lời suy đoán áp đặt về người khác.
6.
Xin lỗi
Hãy xin lỗi nếu có mâu thuẫn. Những người liên quan luôn làm một điều gì đó
để kéo dài mâu thuẫn. Nên nhớ rằng không phải bạn chấp nhận hoàn toàn lỗi về phía
mình mà bạn chỉ đang lãnh trách nhiệm về những gì mình gây ra.
7.
Đánh giá đúng bản chất
Tôn trọng người khác khi xảy ra mâu thuẫn. Hãy nói với mọi người tại sao cần
phải giải quyết mâu thuẫn. Điều này có thể là khó, nhưng mọi người đều có phản ứng
tích cực khi được khi tôn trọng Đây là cách tốt nhất để đi đến những tiến triển tốt
đẹp.
8.
Xác định những hậu quả có thể xảy ra
Mâu thuẫn sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho bạn cũng như cho công ty của bạn?
Tại sao nó lại là một vấn đề cần giải quyết? Vạch ra những hậu quả của sự mâu thuẫn
và chỉ ra sự cấp thiết của việc giải quyết chúng. Công việc này cũng giúp những người
liên quan tự nhìn lại bản thân mình và nhìn nhận sự mâu thuẫn từ khía cạnh của người
khác.
9.
Xác định mục tiêu
Nó là cần thiết để vạch ra mục tiêu để cả 2 bên biết được kết quả họ đang
hướng tới. Điều đó tạo nên những kết quả mong muốn khả thi hơn có thể.
10.
Yêu cầu
Yêu cầu có những hành động có thể thực hiện ngay. Ví dụ: “Tôi gợi ý chúng ta
nên thống nhất một quy tắc mới như sau: Trong cuộc họp, khi một người đưa ra một ý
kiến nào đó mà người khác không đồng ý, chúng ta nên bắt đầu bằng cách khen ngợi
đó là một ý tưởng hay và sau đó đưa ra ý kiến làm thế nào để ý tưởng đó trở nên tốt
hơn. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ công kích nhau như trước đây, thì nên ngừng
cuộc họp và sau đó nói về vấn giữa các cá nhân với nhau thay vì nói trước cả nhóm”.
11.
Tiếp nhận sự hòa giải
Một vài mâu thuẫn không thể được giải quyết thì những người có liên quan nên
hòa giải giúp họ. Sự hòa giải bao gồm sự tham gia của bên trung gian, những người
được đào tạo cơ bản về phương pháp hòa giải, có kinh nghiệm trong việc dàn xếp sự
việc và có uy tín đối với mọi người. Một người hòa giải tốt sẽ giúp những người gây ra
mâu thuẫn tự tìm ra giải pháp mà không ép họ thực hiện một giải pháp cụ thể nào.
Cần cẩn trọng trong việc tìm người hòa giải. Họ nên là những người đã từng
qua đào tạo chính thức về việc hòa giải, có những kinh nghiệm nhất định trong lĩnh
vực này và quá trình hòa giải nên được giám sát, nếu không mâu thuẫn có thể trở nên
căng thẳng hơn rất nhiều.
12.
Tư vấn luật sư
Một vài mâu thuẫn nảy sinh từ sự bất đồng với luật pháp hoặc liệu có nên tuân
theo luật pháp hay không. Những người chịu trách nhiệm tố tụng sẽ báo cáo những
việc vi phạm có thể có sự bảo hộ của pháp luật và sự tư vấn của luật sư. Nếu mâu
thuẫn bắt nguồn từ sự lừa đảo về tiền bạc, những người tố tụng cần phải làm theo một
quy trình đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của họ. Việc này đòi hỏi người tố tụng có những
kiến thức sâu về những tội danh như vậy trước khi đưa ra kết luận và cần giữ kín
những thông tin về kết luận.
Một vài mẹo nhỏ khi giải quyết mâu thuẫn trong công việc
- Luôn lắng nghe người khác (đồng nghiệp) một cách cẩn thận trong các cuộc
họp. Khi đó, bạn cũng có quyền đề nghị người khác lắng nghe bạn một cách nghiêm
túc.
- Để xác định rõ hơn sự bất đồng, một kỹ xảo bạn có thể sử dụng là hãy viết ra
những mâu thuẫn và những vấn đề cần giải quyết. Hãy ngồi yên, lắng nghe người khác