Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

tai lieu LS dia phuong Son La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.51 KB, 105 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU 1. Đối tượng sử dụng: Giáo viên - học sinh THCS, giảng viên - sinh viên (chuyên ngành văn - sử) và các cá nhân quan tâm tới Lịch sử địa phương Sơn La. 2. Mục tiêu chung: Sau khi học xong tài liệu này, học sinh: 2.1 Kiến thức: Nắm được những nét khái quát cơ bản về lịch sử địa phương Sơn La từ nguồn gốc đến 2005 (điều kiện tự nhiên, dân cư, những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu của Sơn La,…..) 2.2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát, miêu tả, tường thuật, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá…. 2.3. Thái độ: - Có tình yêu quê hương, tình cảm gắn bó với địa phương nơi học sinh đang sinh sống. - Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả mà quê hương đạt được trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. 3. Thời lượng: 7 tiết. - Lớp 6: 1 tiết - Lớp 7: 3 tiết - Lớp 8: 1 tiết - Lớp 9: 2 tiết 4. Cấu trúc: Gồm các phần sau: Lớp 6: Bài: Sơn La Miền đất và Con người (1 tiết) Lớp 7: Bài 1: Sơn La qua các thời kỳ lịch sử (1 tiết) Bài 2: Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu tỉnh Sơn La (2 tiết) Lớp 8: Bài: Phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân Sơn La từ 1904 đến 1945 (1 tiết) Lớp 9: Bài 1: Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của tỉnh Đảng bộ Sơn La ( 1 tiết) Bài 2: Khái quát lịch sử Sơn La từ 1976 đến 2005 (1 tiết) C. Những vấn đề ôn tập tổng kết. D. Bảng tra thuật ngữ. E. Phụ lục. F. Tài liệu tham khảo. 5. Cách sử dụng tài liệu: - Là tài liệu để GV lịch sử ở trường THCS giảng dạy phần lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử THCS. - Phần tổ chức hoạt động dạy học chỉ có tính chất gợi ý định hướng giúp GV truyền tải được nội dung đến người học. B. NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lớp 6: BÀI 1. SƠN LA MIỀN ĐẤT VÀ CON NGƯỜI (1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: - Biết một số nét khái quát về vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá và xã hội tỉnh Sơn La. - Biết một số di chỉ khảo cổ ở tỉnh Sơn La. 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét. 1.3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương Sơn La. 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ I. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Sơn La Vị trí địa lý. Sơn La là một tỉnh miền núi cao biên gi ới, n ằm ở phía Tây B ắc Vi ệt Nam, có diện tích tự nhiên14.174 km 2 chiếm 47,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ đ ộ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; có chung đường biên giới Việt- Lào dài 250 km. Sơn La có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Qu ốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Lai Châu không chỉ đóng vai trò huyết m ạch mà còn là trục giao thông chiến lược cho toàn vùng. Sơn La có độ cao trung bình khoảng 600 - 700m so v ới mặt n ước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc khu v ực sông Đà, sông Mã; có hai cao nguyên là: cao nguyên Mộc Châu và Nà S ản ( còn gọi là cao nguyên Sơn La). Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia hai mùa rõ r ệt. Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Tài nguyên thiên nhiên. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với qui mô lớn: chè (M ộc Châu, Nà Sản); chăn nuôi gia súc gia cầm : bò sữa, bò thịt chất lượng cao, cây ăn quả… Sơn La là một tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát tri ển lâm nghiệp khá lớn, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có đi ều ki ện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trị cao. Rừng có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá tr ị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Dân cư và dân tộc Tính đến tháng 10 - 2005, tỉnh Sơn La có 1 thị xã (từ tháng 10/2008 là thành phố), 10 huyện với 8 thị trấn , 6 phường, 206 xã. Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Thái chiếm khoảng 54% dân số toàn tỉnh; người Kinh (18%); người Mông (12%); người Dao (2,5%), người Khơ Mú, người Xinh Mun và 5 dân tộc khác là Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, tiếng nói, trang phục, tập quán, văn hoá nghệ thuật riêng tạo nên những bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo. Ngày nay các dân tộc trên đất Sơn La, ngày đêm chung vai đấu c ật, đoàn kết chặt chẽ xây dựng quê hương giàu mạnh và tiến mạnh trên con đường đổi mới. Các nền văn hoá rực rỡ của từng dân tộc anh em luôn đ ược bảo vệ giữ gìn và phát huy các bản sắc riêng độc đáo. Các dân t ộc S ơn La luôn thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đ ẳng, đoàn k ết, t ương tr ợ giúp nhau cùng phát triển. Hoạt động kinh tế - xã hội Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào Sơn La. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính, lúa là cây trồng chủ yếu. Vùng cao làm nương rãy, vùng thấp làm ruộng nước. Ngoài ra cư dân Sơn La còn trồng các loại cây như: ngô, khoai, sắn, bông, mía… Thủ công nghiệp phát triển một số nghề nhất định như: gốm (Mường Chanh, Mai Sơn), Mường Sại (Thuận Châu), đóng thuyền mộc (Mường Sại, Mường Phiêng), dệt thổ cẩm, đan lát… Về xã hội, trước cách mạng tháng 8/1945, quan hệ xã hội ở S ơn La một mặt bị chi phối bởi quan hệ thực dân nửa phong kiến, m ặt khác, tuỳ từng vùng dân tộc mà bị chi phối bởi quan hệ khác. Vùng ng ười Thái t ồn tại chế độ Phìa, Tạo; người Mường: Lang, Đạo; người Mông: Thống quán, Thống lý, Quan sư; Sen, Quản, Khun ở vùng người Khơmú…Trong xã hội cổ truyền có các dòng họ quý tộc nắm quyền hành ở các địa phương như: họ Cầm, họ Lò, họ Hoàng, họ Bạc… Bản làng được coi là đơn vị của xã hội gồm những gia đình của m ột hay vài dân tộc cùng cư trú. Mỗi thành viên trong bản, mường đều có trách nhiệm gánh vác chung công việc công ích cũng như chia sẻ với nhau những cống nạp hoặc lao dịch cho bọn thống trị, cùng nhau đoàn kết, tương tr ợ. Các trách nhiệm được qui định thành lệ. Nhìn chung, xã hội cổ truy ền ở Sơn La là một xã hội chậm phát triển và phát tri ển không đ ều gi ữa các dân tộc. Từ năm 1954, Sơn La cùng miền Bắc tiến lên CNXH, vừa kế thừa các nhân tố tích cực của hoạt động kinh tế - xã hội cổ truyền, vừa bổ sung phát triển các yếu tố mới nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đời sống xã h ội Sơn La..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Quan hệ sản xuất phong kiến bị xoá bỏ, quan hệ sản xuất XHCN được xác lập. Từ năm 1975 đến nay, hoạt động kinh tế - xã h ội S ơn La đi theo định hướng XHCN của cả nước và ngày càng thu được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Sơn La ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu về mọi mặt, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc. II. Các dấu tích cư trú lâu đời ở Sơn La. Hậu kì thời đá cũ (hoặc văn hoá Sơn Vi) con người đã để lại dấu tích ở Sơn La. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, tại các địa điểm Hang Pông (cao nguyên Mộc Châu), Sập Việt, Bản Phố (Bắc Yên) cùng các di chỉ Đông Sang, Mường Chiên, Cồn Bẻ, Văn Phán (Quỳnh Nhai), Pá Muội, Hát Luồn (Thuận Châu), Co Noong, Hua Lon (Mường La) đã tìm thấy nhiều công cụ bằng đá cuội do con người ghè đẽo, chế tác để lại Thời đồ đá giữa (văn hoá Hoà Bình) với những di chỉ Sập Việt, Hang Cáng (Bắc Yên), Hang Coong ( Mộc Châu), Hang Bó Hiềng để lại nhiều công cụ hình rìu, mũi nhọn, chày nghiền, công cụ nạo, mảnh tước, mảnh gốm…đây là những minh chứng cho thấy con người đã bước vào trồng trọt, săn bắt, chăn nuôi. Ra khỏi thời kì đồ đá, con người Sơn La bước vào thời kì đồ đồng với nhiều chứng tích để lại trống đồng (Bản Thôm - Thuận Châu), Đá Đỏ, Bản Bèo (Phù Yên), ngoài trống đồng còn có các công cụ như rìu đồng, lưỡi giáo, đồ gốm và nhiều công cụ khác. Nhờ sự tiến bộ trong chế tác công cụ lao động, cuộc sống con ng ười được cải thiện đáng kể của cải dư thừa trong xã hội ngày m ột tăng. Thông qua một loạt di chỉ khảo cổ trong thời kì này mà chúng ta có th ể kh ẳng định rằng Sơn La cùng một số nơi khác trong nước đã bước vào th ời đ ại văn minh. Trải qua buổi đầu dựng nước, đó là thời Văn Lang – Âu Lạc. Như vậy, qua những di chỉ khảo cổ tìm thấy chúng ta biết con ng ười Sơn La thời kì này đã chinh phục và bước đầu cải tạo được tự nhiên b ắt tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình và đó cũng là bước đi chung c ủa các c ư dân thời cổ đại nói chung. 2.2. Kênh hình - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ hành chính Sơn La - Tranh ảnh các dân tộc Sơn La - Bản đồ phân bố một số di chỉ khảo cổ ở Sơn La 3. Phương tiện hỗ trợ: 3.1: Thiết bị đồ dùng dạy học: Giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc. 3.2: Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm. BCH Đảng bộ Sơn La, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Cách tổ chức các hoạt động Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lý, tài nguyên khoáng s ản và tình hình kinh tế tỉnh Sơn La (15 phút) *Mục tiêu: Nắm được vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và tình hình kinh tế tỉnh Sơn La * Đồ dùng dạy học: Giáo án, bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Sơn La. * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp liên môn. Liên hệ kiến thức môn địa lí địa phương tỉnh Sơn La - Hoạt động chung cả lớp - GV nêu câu hỏi: HS liên hệ kiến thức địa lý, quan sát trên b ản đồ Việt Nam xác định vị trí tỉnh Sơn La - Quan sát bản đồ hành chính tỉnh Sơn La, xác định các huyện thị - Kể tên những khoáng sản phân bố ở các huyện thị trong tỉnh Hoạt động 2:Tìm hiểu những dấu tích cư trú lâu đời được phát hiện ở Sơn La (25 phút) * Mục tiêu: Biết được dấu tích cư trú lâu đời ở Sơn La -> Sơn La từ thời tiền sử cũng là cái nôi của loài người * Đồ dùng dạy học: giáo án, bản đổ các di chỉ khảo cổ ở Sơn La, giấy A0 * Cách tiến hành: + Chia nhóm - phát phiếu giao việc Yêu cầu: Quan sát lược đồ phân bố một số di chỉ khảo cổ ở Sơn La và hoàn thành nội dung bảng sau: Địa điểm. Niên đại. Hiện vật. - Hang Pông (Cao nguyên Mộc - Hậu kỳ thời đá cũ Công cụ bằng đá Châu) hoặc Văn hoá Sơn cuội được ghè, đẽo Vi - Sập Việt, Bản Phố ( Mường Khoa - Hậu kì đá cũ và đá giữa - Bắc Yên) - Đông Sang, Mường Chiên, Văn Phán…(Quỳnh Nhai) - Pá Muội, Hát Luồn (Thuận Châu) …….. + Các nhóm quan sát xác định vị trí các di chỉ kh ảo c ổ đã đ ược phát hi ện ở Sơn La. - Trình bày- các nhóm khác quan sát, bổ sung + GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 5. Câu hỏi đánh giá, củng cố (5phút).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Xác định vị trí các huyện, thị trong tỉnh Sơn La trên bản đồ bản đồ hành chính tỉnh Sơn La - Sử dụng bản đổ các di chỉ khảo cổ ở Sơn La - tổ chức trò ch ơi xác định và dán các địa điểm phân bố các di tích khảo cổ.. Lớp 7: BÀI 1: SƠN LA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (1tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: 1.1. Kiến thức: Biết được trong lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính. Tuy vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La luôn kề vai sát cánh với nhân dân cả nước lập nên những kỳ tích trong công công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 1.2. Kỹ năng: Có kỹ năng tổng hợp, nhận định 1.3.Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương. 2. Thông tin: I. Từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. Theo sử cũ, thủa dựng nước các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ- Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. Thời nhà Lý (1010 -1225) miền lưu vực sông Đà trong đó có vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây; Đến thời nhà Trần (1225- 1400) thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như: Mường Muổi: nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu, đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm Mường Muổi là là Chiềng Ly (còn gọi là Chiềng Pha). Các mường nhỏ thuộc phạm vi Mường Muổi, gồm có: Mường Sại (Chiềng Muôn), Mường Piềng (Chiềng Khoang, Chiềng Pấc), Mường Ét (Chiềng Ve), Mường La (châu Sơn La), Mường Quài (châu Tuần Giáo), Mường Mụa (châu Mai Sơn). Mường Cây: nhà Lê chép vào sử sách là Quỳnh Nhai, trung tâm châu mường đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn). Mường Tấc: sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là bản Viềng), gồm các nường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Ven (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ. Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) chia làm 3 châu: Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Đi, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha. Mường Vạt: sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu, năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái. Rõ ràng, từ rất sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. Bài thơ của vua lê Thái Tông ở khe động Chiềng La (thị xã Sơn La) mang tên Quế Lân ngự chế khắc vào vách đá từ năm 1440, và truyền thống văn hoá lâu đời ở đây đã khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt. Đến thời Nguyễn các châu mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Châu Mộc, Châu Yên), phủ Điện Biên (trong đó có châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng. Trong đó châu Sơn La, gồm có Mường La, Mường Trai (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai), Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến). Châu Mai Sơn, gồm có Mường Mụa, Mường Bon, Mường Chanh, Mường Hung, Mường Chiềng Cang. Châu Phù Yên: Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tấn Phong, Tường Phong. Châu Châu Mộc: Mộc Thượng, Mộc Hạ, Hường Càn, Xuân Nha, Quy Hướng, Tú Nang. Châu Yên: Mường Vạt, Mường Khoa, Mường Sàng. Châu Quỳnh Nhai: Yên Trạch, Dương Dị, Yên Trình, Mường Tè. Châu Thuận: Mường Muổi, Mường Lầm, Mường Sại, Mường Piềng, Chiềng Pấc. Châu mường ở Sơn La là lãnh địa tập hợp từ 4 mường nhỏ (mường phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là lộng (động). Lộng là bản khá lớn, thu phục nhiều bản nhỏ vào tầm ảnh hưởng của mình. Mường phìa sở tại được gọi là mườngphìa trong châu (mường phìa cuông chu) để phân biệt với mường phìa ngoài (mường phìa nọ). Lỵ sở của mường phìa được gọi là mường hoặc chiềng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đứng đầu mỗi mường là án nha- tương đương với các chức vụ phụ đạo, tri châu hay thổ tù. Án nha có thông lại , thu lại giúp việc; có quyền tiến cử người đứng đầu mường phìa (phìa lý - tức lý trưởng, phìa phó - tức phó lý) để trông coi việc mường. Mỗi mường phìa lại có một Hội đồng bô lão, các chức ông xen, ông pọng, ông ho luông, ông quan cuông và các chức vụ cấp thấp hơn như xự, lô, chá, chiêng, giúp vào các việc an ninh, truyền đạt mệnh lệnh, làm tạp dịch cùng các tạo bản, quan bản làm việc tạp dịch. II. Thời kỳ Pháp thuộc Tháng 8/1884, quân Pháp chia làm 2 mũi đánh chiếm Hưng Hoá, do các tướng Brie Đờ Lin và Nêgriê chỉ huy. Sau khi chiếm được tỉnh thành , đại tá Đuysétnơ được giao việc quản lý và tiến hành các chống lại cuộc phản kháng do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Tháng 6/1885, Hưng Hoá được đặt trong địa hạt của Quân khu miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách. Ngày 24/5/1886, Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh do viên công sứ Pháp điều hành. Ngày 20 - 3 -1888, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự và cử thiếu tá Đờ Satôrôsê, Chỉ huy trưởng Quân sự Sơn La - thượng lưu sông Đà, làm Phó Công sứ. Theo sự điều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4/1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên, cùng các Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân khu Sơn La. Đồng thời, để giới quân sự có nhiều quyền lực trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy, ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập 4 Đạo quan binh ở Tây Bắc và Việt Bắc. Đến ngày 4/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định qui định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (Đạo quan binh thứ 4) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài ( tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá) và tổng Cự Thắng (tách từ huyện Thanh Thuỷ, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do một trung tá làm Tư lệnh. Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập hai tiểu quân khu trực thuộc đạo Quan binh thứ tư Sơn La, là Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu thủ phủ đặt ở Vạn Bú. Địa bàn Tiểu quân khu Vạn Bú gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, Phù Yên); phủ Sơn La (châu Sơn La, Yên Châu, Mai Sơn, châu Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên). Tất cả được tách từ tỉnh Hưng Hoá. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, nhập thành tỉnh Vạn Bú. Tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Ngày 7/5/1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Tỉnh Sơn La gồm các châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu. Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị dịnh tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và Phủ Luân Châu thành lập tỉnh Lai Châu. Tỉnh Sơn La còn 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên. III. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La thuộc thuộc Chiến khu II , Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, Khu XIV và Khu Tây Bắc. Trong đó từ năm 1948 đến tháng 1/1952, Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12/1/1952, Thủ tướng Chính phủ ra nghị tách 2 tỉnh như cũ. Sau chiến dịch Tây Bắc (1952), Khu uỷ Tây Bắc quyết định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu . Đến 2/1954, Thuận Châu lại thuộc Sơn La. Đầu năm 1953, Khu uỷ Tây Bắc quyết định thành lập huyện Sông Mã. Từ tháng 5/1955 đến 10/1962, các châu, huyện của Sơn La trực thuộc khu tự trị Thái Mèo, không có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La được thành lập. Nghị quyết Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ V, ngày 27/10/1962 đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, lập lại các tỉnh thuộc khu Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ). Ngày 24/12/1962, Sơn La chính thức tái lập. Huyện Quỳnh Nhai (thuộc Lai Châu) thuộc về Sơn La; huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Địa dư của tỉnh Sơn La gồm có thị xã Sơn La và 7 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu và Mộc Châu. Ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 128-CP, chia huyện Phù Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên. Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá V ra Nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Tháng 1/1976, Phù Yên và Bắc Yên thuộc về tỉnh Sơn La. Ngày 2/12/2003, thành lập huyện Sốp Cộp. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã hoà chung nhịp sống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần bồi đắp cho truyền thống lịch sử, văn hoá nước Việt. Và trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những bước phát triển mới, không ngừng tích luỹ nội lực để vươn lên xứng tầm vị thế thủ phủ Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới , công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học 3.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Giáo án,Bản đồ Việt Nam thể kỷ XVIII , giấy A0, bút dạ 3.2. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm. BCH Đảng bộ Sơn La, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát sự phát triển của tỉnh Sơn La từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. (20 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết được trong lịch sử phát triển trải qua hàng nghìn năm, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, mặc dù vậy từ sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Đồ dùng dạy học: Bản đồ Nước Việt Nam thế kỷ VII - IX; Bản đồ nước Việt Nam thời Lý - Trần; Bản đồ nước Việt Nam thế kỷ XVIII, giáo án, giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm - GV sử dụng bản đồ, giới thiệu khái quát nước ta từ thủa Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của nươớcVăn Lang…trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê… vùng đất Sơn La qua nhiều lần chia tách với những tên gọi khác nhau, nhân dân các dân tộc Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiều châu mường… - HS theo dõi, ghi nhớ - Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu giao việc + N1,2: Tìm hiểu sự thay đổi về tên gọi và cương vực địa lý thời Lý,Trần, Lê? + N3,4: Trình bày ngắn gọn cách chia đơn vị hành chính thời Nguyễn? - Các nhóm nhận nhiệm vụ trình bày trên giấy A0 - đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, góp ý, bổ sung - GV nhận xét Hoạt động 2: Tìm hiểu địa giới hành chính tỉnh Sơn La thời kỳ Pháp thuộc. (15 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết được thời kỳ Pháp thuộc tỉnh Sơn La qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính. Đến năm 1904 về cơ bản ổn định cương vực địa lý và tên gọi tỉnh Sơn La. * Đồ dùng dạy học: Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp dạy học chung cả lớp - GV giới thiệu khái quát lịch sử nước ta sau Hiệp ước 1884, thực dân Pháp tiến đánh Hưng Hoá. Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, thành lập tỉnh Vạn Bú. Tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Ngày 7/5/1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Pháp cơ bản hoàn thành việc bình định ở Sơn La - HS theo dõi, ghi nhớ - GV đặt câu hỏi: Tỉnh Sơn La được ra đời như thế nào? - HS đọc tài liệu Lịch sử địa phương trả lời: +24/5/1886, châu Sơn La chuyển thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh + 4/9/1991, Sơn La thuộc đạo quan binh 4 +10/10/1895, thành lập tỉnh Vạn Bú + 23/8/1904, đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La - Cả lớp theo dõi, bổ sung - GV nhận xét kết luận: Như vậy 10/10/1895, với việc thành lập tỉnh Vạn Bú, được coi là thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. Đến năm 1904 Sơn La đã có ngân sách hàng tỉnh riêng. Đến năm 1909, tỉnh Sơn La gồm 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của tỉnh Sơn La từ Cách mạng tháng Tám đến nay. (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm được từ Cách mạng tháng Tám đến nay qua nhiều lần chia tách, tỉnh Sơn La đã ổn định về địa giới hành chính. * Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La; Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp dạy học chung cả lớp - GV giới thiệu ngắn gọn sự chia tách tỉnh Sơn La trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sự thành lập thị xã Sơn La (10/1961). Các nghị quyết của Quốc hội, Chính Phủ về thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính (từ năm 1962 đến năm 1976) 5. Câu hỏi đánh giá, củng cố - Sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Sơn La yêu cầu HS xác định các đơn vị hành chính trong tỉnh (HS đã được học ở lớp 6).. BÀI 2: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TỈNH SƠN LA (2tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được 1.1. Kiến thức: Biết được các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La. 1.2. Kĩ năng: Sưu tầm tranh ảnh, sử dụng các tư liệu về các di tích lịch sử - văn hoá tiểu biểu 1.3. Thái độ :Trân trọng các di tích Lịch sử - văn hoá 2. Thông tin: I.Khái quát một số di tích lịch sử , văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La (HS sưu tầm chuẩn bị trước ở nhà trước ở nhà) * Di tích lịch sử và danh lam được xếp hạng cấp Quốc gia: 1. Khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La 2. Di tích lịch sử - văn hoá văn bia Quế Lâm Ngự Chế 3.Di tích đồn Mộc Lỵ, Huyện Mộc Châu 4.Di tích lịch sử Kì đài Thuận Châu 5. Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản 6. Danh thắng cảnh Thẳm Tát Toòng (Chiềng An- Thị Xã) 7. Danh thắng cảnh Hang Dơi (Mộc Châu) 8. Kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Và (Sốp Cộp) 9. Thắng cảnh hồ Chiềng Khoi (Yên Châu) 10. Di tích lịch sử ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> *Di tích lịch sử và danh lam được tỉnh Sơn La xếp hạng: 1. Bia lưu niệm các chiến sĩ quân tình nguyện trung đoàn 83 (Mộc Châu) 2. Di tích lịch sử Gốc Me (Mai Sơn) 3. Di tích tượng đài Chiến Thắng Chiềng Đông (Yên Châu) 4. Di tích lịch sử bia căm thù bản Nạt (Mai Sơn) 5. Di tích lịch sử Cầu Tà Vài (Yên Châu) 6. Di tích lịch sử bia căm thù thị trấn Mộc Châu (Mộc Châu) 7. Di tích lịch sử bia căm thù km 64 Mộc Châu (Mộc Châu) 8. Di tích lịch sử bia căm thù km 70 Mộc Châu (Mộc Châu) 9.Di tích lịch sử: Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu 10. Di tích lịch sử hội trường sơ tán Tỉnh uỷ (bản Nà Tre- Chiềng BanMai Sơn II. Di tích lịch sử văn hoá Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế và đền thờ vua Lê Thái Tông. Tại trung tâm thị xã Sơn La có một di tích lịch sử - văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”(1), bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông.` Vua Lê Thái Tông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quí Mão (1423) (tên huý là Nguyên Long là con thứ của vua Lê Thái Tổ). Ngày 3/3/1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất) được sách phong làm Lương quận công. Ngày 6 tháng Giêng năm 1429 (năm Thuận Thiên thứ hai) được lập làm Hoàng Thái Tử. Ngày 8/9 năm 1433 (năm Thuận Thiên thứ sáu) lên ngôi Hoàng Đế, lấy năm sau làm niên hiệu năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đến năm thứ 7 đổi niên hiệu là Đại Bảo (1440) lấy niên hiệu là “Quế Lâm Động Chủ” nối tiếp niên hiệu “Lam Sơn Động Chủ” của vua cha Lê Thái Tổ. Ở ngôi được 9 năm rồi băng hà (thọ 20 tuổi) Từ khi lên ngôi, vua Lê Thái Tông rất chú ý tới miền Tây Bắc. Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia, trong 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã 2 lần chỉ huy quân sỹ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch. Tháng 3 năm Canh Thân (1440), Vua Lê Thái Tông lần đầu tiên thân chinh cùng quân sỹ lên trấn Miền Tây đánh thổ quân phản nghịch là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu - Sơn La). Đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ nên quân triều đình nhanh chóng dẹp tan bọn phản loạn. Trên đường về, vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại Động La (Thẳm Báo Ké), một hang đá tự nhiên ở châu Mường La,Vua Lê Thái Tông đã để lại nơi đây bút tích một bài thơ bằng chữ Hán "Quế Lâm Ngự Chế" được khắc trên một vách đá nhằm khẳng định sự thống nhất của đất nước và mong muốn thiên hạ thái bình. Đúng một năm sau (3/1441) vua lại kéo quân lên dẹp loạn, được nhân dân ủng hộ quân triều đình nhanh chóng bắt được tướng Ai Lao và con của Thượng Nghiễm- Thượng Nghiễm ra hàng chịu tội, dải đất phía Tây của Tổ quốc được bình yên. Văn bia “ Quế Lâm Ngự Chế” là một di tích có giá trị về Lịch sử- Văn hoá. Để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tông và để di tích mãi mãi trang.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> nghiêm, toả sáng trong các thế hệ nối tiếp, đáp ứng một phần tín ngưỡng lành mạnh, nguyện vọng đông đảo của nhân trong tỉnh, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng ngôi đền thờ vua Lê Thái Tông và quân sỹ của ông.Ngôi đền được khánh thành ngày 22/1/2003 có tên là “Quế Lâm linh từ” (Đền thiêng Quế Lâm) III. Nhà tù Sơn La. Nằm trên đồi Khau Cả nơi bao quát toàn cảnh thị xã Sơn La, nhà tù Sơn La được mệnh danh là “địa ngục trần gian” ở núi rừng Tây Bắc. Đây được coi như là “ngôi sao đỏ” trong hệ thống di tích cách mạng thời kháng chiến của Việt Nam, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm. 2/3/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m 2 vào những năm 1930 và 170m2 vào năm 1940. Xây thêm 5 nhà giam, 4 lô cốt có chòi canh ở 4 góc. Đặc biệt chúng còn cho xây dựng (1) Di tích này nằm trên địa phận tổ 2, phường Chiềng Lề, thị xã Sơn La. Phát hiện 1965. Được Bộ văn hoá công nhận và xếp hạng Quốc gia 5/2//1994 một số dãy xà lim ngầm nằm sâu trong nòng đất (3,5 m so với mặt đất), ở mỗi xà lim chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ, người bị giam ở đây là những tù chính trị mà chúng cho là “phần tử nguy hiểm”. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục để giam cầm, đẩy ải, và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng, các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành trường học đấu tranh cách mạng, tôi luyện ý chí kiên cường trong mọi hoàn cảnh. Trong nhà tù, các chiến sĩ cách mạng tìm mọi cách để học tập, tìm hiểu lý luận, đường lối cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về hình thức đấu tranh…Cuối tháng 12/1939, Chi bộ lâm thời được thành lập gồm 10 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Bí thư. Tháng 2/1940, Chi bộ lâm thời được chuyển thành Chi bộ chính thức, đồng chí Trần Huy Liệu được cử làm Bí thư. Sự ra đời của Chi bộ nhà tù Sơn La là một thắng lợi to lớn, trong gần 5 năm hoạt động , Chi bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình với tư cách hạt nhân lãnh đạo quần chúng đấu tranh trong và ngoài nhà tù, làm thất bại âm mưu tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính ngay tại cái "địa ngục trần gian" đó, từ tháng 5-1941, những người cộng sản bị giam cầm ở đây vẫn bí mật cho ra tờ báo "Suối Reo" do các đồng chí Trần Huy Liệu, Xuân Thủy thay nhau làm chủ bút. Tại nhà ngục này, hơn bao giờ hết khí tiết của những người chiến sĩ cộng sản đã toả sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc. Nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sĩ cộng sản xuất sắc như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy... và nhiều chiến sĩ kiên trung khác..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngày nay, di tích lịch sử cách mạng nhà tù Sơn La, đã trở thành trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ cả nước nói chung và Sơn La nói riêng. Trong nhiều năm qua Bảo tàng Sơn La luôn quan tâm đến việc giáo dục truyền thống đối với nhân dân các dân tộc Sơn La đặc biệt là thanh thiếu niên trong lứa tuổi học đường. Nhằm giúp các em hiểu được truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của các thế hệ cha ông ngay trên mảnh đất mà các em đang sống, giúp các em hiểu được giá trị to lớn của di tích cách mạng nhà tù Sơn La. Ngày nay, tới thăm phòng trưng bày hiện vật lịch sử của nhà tù Sơn La ta sẽ được đọc những dòng lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng ở phòng trưng bày: "Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở lên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho giới cách mạng càng thêm cứng rắn". 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học: 3.1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu; Tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá; Đĩa hình Nhà tù Sơn La trường học đấu tranh cách mạng của mọi thế hệ; Giáo án, phiếu giao việc, giấy A4, A0 3.2. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm. Tỉnh uỷ- Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La. 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học. Tiết 1 Hoạt động 1: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở Sơn La (20 phút). * Mục tiêu: Học sinh sưu tầm được những tranh ảnh, tư liệu về các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Tỉnh Sơn La đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. * Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh; Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Chia nhóm (2 nhóm), sưu tầm tư liệu, tranh ảnh - HS chuẩn bị trước ở nhà (thời gian 1 tuần) - N1: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia. - N2: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá được tỉnh Sơn La xếp hạng. - Các nhóm báo cáo kết quả, trưng bày sản phảm đã sưu tầm - GV nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm Hoạt động 2: Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế và đền thờ vua Lê Thái Tông. (25 phút) * Mục tiêu: Qua di tích lịch sử văn hoá Văn bia “Quế Lâm Ngự Chế” và đền thờ Vua Lê Thái Tông HS hiểu được lý do Vua Lê Thái Tông lên vùng đất Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> là nhằm dẹp loạn phản nghịch để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia. Đồng thời cũng khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt. * Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh; Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: - Chia 4 nhóm - phát phiếu giao việc + N1: Tìm hiểu đôi nét về Vua Lê Thái Tông + N2: Xác định lý do Vua Lê Thái Tông lên Miền Tây vào tháng 3 năm canh Thân 1440 và 1441? + N3: Nêu ý nghĩa của bài thơ Quế Lâm Ngự Chế? + N4: Vì sao Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La, khởi công xây dựng đền thờ vua Lê Thái Tông vào tháng 9/2001? - Các nhóm nhận nhiệm vụ - đọc thông tin mục II - thảo luận , trình bày trên giấy A0 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Cả lớp lắng nghe, theo dõi bổ sung - GV nhận xét kết luận về giá trị của văn bia Quế Lâm Ngự Chế và Đền thờ Vua Lê Thái Tông.. Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu nhà tù Sơn La - trường học đấu tranh của mọi thế hệ. (35 phút) * Mục tiêu: HS hiểu được mặc dù các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong nhà tù “địa ngục trần gian”, các chiến sĩ cộng sản đã vượt lên mọi gông cùm của thực dân Pháp, biến nhà tù đế quốc thành trường học đấu tranh cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sĩ cộng sản xuất sắc như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng... và nhiều chiến sĩ kiên trung khác. * Đồ dùng dạy học: Tivi, đầu video, đĩa hình về nhà tù Sơn La; giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS, phiếu giao việc * Cách tiến hành: Hoạt động chung cả lớp - GV giới thiệu khái quát về nhà tù Sơn La - Cho HS xem đĩa hình về nhà tù Sơn La - GV hướng dẫn HS tìm hiểu di tích cách mạng nhà tù Sơn La bằng hệ thống câu hỏi: (1) Nhà tù Sơn La được xây dựng trong thời gian nào? Vị trí của nhà tù đã nói lên điều gì? - Xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m 2… nhà tù nằm trên ngọn đồi cao cách biệt với xung quanh, các phòng gian trật hẹp …thể hiện rõ âm mưu thâm độc của thực dân Pháp.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> (2) Âm mưu của thực dân Pháp trong việc xây dựng nhà tù tại Sơn La? - Lợi dụng khí hậu khắc nghiệt , địa thế hiểm trở, ngôn ngữ bất đồng, chế độ tù đầy hà khắc… Chủ yếu để giam giữ, đầy ải những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước ở Việt Nam. (3) Trong nhà tù, tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng thể hiện như thế nào? - Các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành trường học đấu tranh cách mạng, tôi luyện ý chí kiên cường trong mọi hoàn cảnh. Tìm mọi cách để học tập, tìm hiểu lý luận, đường lối cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về hình thức đấu tranh… (4) Tại sao nói, ngay trong nhà ngục Sơn La ngọn lửa đấu tranh cách mạng toả sáng khắp núi rừng Tây Bắc? - Nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sĩ cộng sản xuất sắc như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng … 5. Củng cố (10 phút) - Kể tên các di tích lịch sử - văn hoá ở Sơn La mà em biêt? - Tại sao hiện nay di tích lịch sử cách mạng nhà tù Sơn La không những là địa điểm tham quan di lịch mà còn là trường học cách mạng cho thế hệ trẻ cả nước nói chung và Sơn La nói riêng?. Ngày soạn: Lớp 8. Ngày giảng:. BÀI 1: KHÁI QUÁT PHONG TRÀO ĐẤU TRANH YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN SƠN LA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX (1tiết) 1. Mục tiêu: Học xong bài, HS đạt: a. Về kiến thức: - Biết được cách thức tổ chức bộ máy cai trị và chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La trước 1930 - HS có sự hiểu biết về một số phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân Sơn La trước 1945 b. Về kĩ năng: Có kĩ năng nhận xét, đánh giá, lập bảng biểu. c. Về thái độ: - Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương Sơn La. - Có ý thức về chủ quyền quốc gia, thể hiện tình đoàn kết dân tộc cùng xây dựng Sơn La ngày càng giàu đẹp. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu , soạn giáo án..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> b. Học sinh: Học bài và tìm hiểu LSĐP. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ. - Không kiểm tra. *Đặt vấn đề vào bài mới(1’) Trong chương trình lịch sử địa phương ở lớp 6 và lớp 7 các em đã tìm hiểu về lịch sử Sơn La từ khi hình thành cho đến trước khi Thực Dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phần lịch sử lớp 8 cô trò cùng tìm hiểu về lịch sử Tỉnh ta từ khi thực dân Pháp xâm lược, và phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp như thế nào? b. Dạy nội dung bài mới.. I. Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị, thực thi chính sách áp bức bóc lột tại Sơn La. 1. Bộ máy cai trị Sau khi chuyển Sơn La sang chế độ dân sự (1895), chính quyền thuộc địa đã xúc tiến ngay việc thành lập và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ tỉnh xuống các mường, bản, phục vụ cho việc áp bức về chính trị, khai thác, bóc lột về kinh tế. Chính quyền thuộc địa cấp tỉnh lúc đầu là Phái bộ chính phủ rồi Toà công sứ, đặt tại tỉnh lỵ. Đứng đầu tòa công sứ là viên công sứ người Pháp, nắm quyền hành pháp, tư pháp. Giúp việc là một phó công sứ người Pháp. Ngoài ra còn có một số viên chức người Pháp làm đại diện cho công sứ Sơn La ở Trung tâm hành chính Vạn Yên và ở Tạ Bú. Chính quyền địa phương đã sử dụng những nhân viên giúp việc người bản sứ, gồm các thư kí, các tuỳ phái, làm các công việc văn thư, chạy giấy tờ, phiên dịch tiếng Thái, tiếng Hoa, làm kế toán… Chính quyền thuộc địa tiếp tục duy trì bộ máy hành chính phong kiến phức tạp, thông qua đó để thực thi các chính sách cai trị bằng cách biến các quan lại địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp châu, phủ thành những quan chức ăn lương, được hưởng đặc quyền đặc lợi. Tại tỉnh lỵ, có một quan kinh lược Bắc Kỳ người bản xứ, là người thừa hành các chỉ thị của viên Công sứ người Pháp. Ở các châu có các tri châu đứng đầu và đề hoạt động dưới sự điều khiển và giám sát của viên Công sứ. Giúp việc cho mỗi quan chức này là một châu uý (giám uý) cùng một thừa phái. Ở trung tâm hành chính Vạn Yên, có một bang tá và một thừa phái quán xuyến, trông coi và giữ gìn an ninh trên sông Đà(1). Cấp hành chính dưới châu là mường, bản. Đứng đầu mỗi mường là phìa, giúp việc có một phó phìa; 4 đại kỳ mục (Păn, Pọng, Ho Luông, Lam Ho) cùng với 4 tiểu kỳ mục (quan sư Păn, quan sư Pọng, quan sư Ho Luông, quan sư Lam Ho). Cứ 10 bản bầu ra một tạo để cai trị, giúp việc cho tạo cũng có các kỳ mục. Đứng đầu mỗi bản có 1 quan bản; giúp việc có 1 chá và các Tiểu kỳ mục do dân bầu. Các quan chức từ mường xuống bản đều được hưởng chế độ “cuông”, “nhốc” (2). 2. Chính sách áp bức bóc lột..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> a. Về chính trị Thực dân Pháp ra sức củng cố bộ máy thống trị và đội ngũ tay sai, thực hiện chính sách áp bức, bóc lột và chia để trị. Chúng biến các thủ lĩnh châu mường thành những viên chức ăn lương; dùng quyền lợi về tài chính buộc chặt họ với chế độ cai trị của chúng. Các lãnh địa “châu mường” vẫn được giữ nguyên. Các quyền lợi của phìa, tạo về bóc lột “cuông”, “nhốc” vẫn được nhà nước thực dân bảo hộ. Thực dân Pháp đã sử dụng bộ máy tay sai ở các châu mường gồm những người thuộc tầng lớp trên trong các dân tộc Thái, Tày, Mường, H’mông, Dao… là những dân tộc ở địa phương tương đối phát triển khống chế, đàn áp nhân dân và các dân tộc ít người. b. Về kinh tế Trong nhiều năm thống trị ở Sơn La, thực dân Pháp chưa có chủ trương gì đáng kể về mở mang kinh tế. Về nông nghiệp vẫn mạng nặng tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc…từ đó nạn du canh, du cư, ngày càng phát triển nhất là các dân tộc sống ở vùng cao Chính sách bóc lột chủ yếu được áp dụng là duy trì phương thức bóc lột truyền thống của quý tộc phìa, tạo kết hợp phương thức bóc lột mới là tô, thuế, đi phu, đi lính, qua đó vơ vét các sản vật, lâm thổ sản quý (sừng hươu, cánh kiến trắng, các loại gỗ…), vơ vét sức người, sức của ở Sơn La . Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo, đã mang lại lợi ích nhiều nhất mà không phải đầu tư là thi hành chế độ thuế khoá nặng nề. Từ năm 1917-1922, ngoài những khoản đóng góp cho phìa, tạo, một gia đình nông dân nhận một suất ruộng gọi là “nà háp bé”, phải đóng 3 khoản: thuế thân mà người Thái gọi là “quý phúa mía” là 3,5 đồng; thuế ruộng nương (quý hay ná) 2,4 đồng; thuế thổ trạch (quý hua hướn) 3,2 đồng tổng cộng là 9,1 đồng. Trong khi đó nạn hiếm tiền rất trầm trọng. Tình trạng đó làm cho nhiều người phải bán cả con cái để lấy tiền nộp cho nhà nước thực dân(3). Ngoài những mức thuế quy định chung, người dân Sơn La còn phải nộp thêm một số phần (1) Những năm 1926-1927, bộ máy chính quyền bản xứ ở cấp châu như sau: - Châu Mai Sơn và châu Yên: 1 quản đạo cấp 2; 1 châu uý; 1 thừa phái cấp 5 - Sơn La : 1 Chánh tri châu cấp 2; 1 châu uý; 1 thừa phái cấp 4 - Châu Thuận 1 tri châu cấp 2; 1 châu uý; 1 thừa phái cấp 3 - Châu Phù Yên 1 tri châu cấp 3; 1 châu uý; 1 thừa phái cấp 5 - Châu Mộc 1 tri châu cấp 3; 1 châu uý; 1 thừa phái cấp 4 (2) Các hình thức bóc lột lao dịch và hiện vật của phìa, tạo đối với quần chúng nông dân (3) Giá bán 1 trẻ em từ 7-8 tuổi vào những năm đó khoảng 12 đồng trăm cộng vào thuế (số phần % thu thêm cộng vào của thuế thân năm 1932 là 10%; của thuế ruộng, thuế nương là 15%...) Do yêu cầu khách quan của việc khai thác, bóc lột chính quyền thuộc địa cũng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu là mở mang, nâng cấp các tuyền giao.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> thông nội tỉnh, các cơ quan công sở, trại lính… tuy nhiên, ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng ít ỏi không thường xuyên, nặng về vụ lợi. c. Về văn hoá- xã hội Bên cạnh đó chính quyền thuộc địa đã thi hành chính sách văn hoá- xã hội nô dịch, ngu dân ở Sơn La (lối sống truỵ lạc, hủ bại; các tệ nạn: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút…được thực dân Pháp khuyến khích phát triển) với mục đích ru ngủ thanh niên hòng làm cho họ quên lãng nhiệm vụ đấu tranh yêu nước. Theo “Quán tố mướng” của Mường La thì ngày 1/2/1917 thực dân Pháp mới bắt đầu mở trường dạy chữ quốc ngữ và một phần chữ Pháp ở thị xã Sơn La. Còn ở các huyện lỵ, chỉ có trường tiểu học bán cấp, phần lớn dành cho con em của các chức dịch và nhà khá giả theo học. Từ đó nạn mù chữ, đặc biệt các dân tộc ở vùng cao rất nặng. Ngay trong người Thái, dân tộc đã có chữ viết riêng nhưng cũng không được khuyến khích phát triển. Những chính sách áp bức, cai trị mà chính quyền thuộc địa thực thi ở Sơn La đã kìm hãm sự phát triển về kinh tế, lạc hậu về văn hoá - xã hội. Có áp bức thì có đấu tranh, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Sơn La, nhân dân các dân tộc Sơn La luôn có những hoạt động chống lại chế độ cai trị của chúng, dưới nhiều hình thức: tỏ thái độ bất hợp tác, bạo động vũ trang khởi nghĩa…. II. Khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Sơn La cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1. Các hình thức đấu tranh không vũ trang Bước đấu tranh thấp nhất của nhân dân các dân tộc Sơn La, ở thời kì đầu khi thực dân Pháp mới đặt ách thống trị lên bản, mường là sự lẩn tránh làm giảm bớt nỗi khổ lầm than. Khi thực dân Pháp căn cứ vào ruộng gọi là “ná háp bé” bắt phu, thuế nhiều người bỏ ruộng đi làm nương hoặc chốn sang Lào. Cao hơn một chút, là hình thức bỏ chốn vào rừng. Các hình thức đấu tranh này nói chung kết quả rất hạn chế, có lúc đi vào bế tắc. Sang đầu thế kỉ XX, ở nhiều vùng đã có những hình thức đấu tranh khá mạnh, thể hiện ở những vụ kiện, tố cáo tham nhũng (1), đã sảy ra ở nhiều nơi: Mường Sại, Mường Muổi, Mường Trai, Mường Tấc… Với hình thức đấu tranh này, khiến cho thực dân Pháp phải bỏ một số tên tay sai gian ác. Và cũng có tác dụng cảnh cáo bộ máy thống trị của thực dân Pháp nói chung ở địa phương trong việc áp bức bóc lột quần chúng. Tuy nhiên ở một số trường hợp dân kiện, thực dân Pháp không thay đổi tay sai mà còn đưa lính đàn áp, khủng bố những người đứng đầu như ở Mường Quài, (1) “Quán tố mướng” của Mường La có ghi… “ở Mường Vạt (Yên Châu) Hoàng Văn Cấp làm tri châu, Lý Bun cùng bô lão đứng lên kiện tới chánh sứ … về tội ăn cắp tiền của dân nộp thuế cho Tây. Tây cách chức Cấp”… - “… Quán tố mướng” của Mường Muổi có ghi … “Năm Khải Định thứ ba (1919) tri châu Quế làm nhà ngói bắt dân mỗi xổng phải nộp đến 100 đồng bạc trắng. Dân túng tiền không có, nhiều người đã kêu và kiện …” Mường Sại … (vì nếu để kiện cáo phát triển nhiều thì bộ máy chính quyền của chúng không ổn định)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trong những năm 1928-1934, ở nhiều vùng nổ ra phong trào chống thuế, phu và đòi phìa tạo, chức dịch không được chiếm ruộng công thành ruộng tư. Tiêu biểu là phong trào “Chiêu dân tống thẻ”(1). Phong trào lan rộng khắp Mường La , Phù Yên, Mai Sơn, Mường sại, Mường Piềng … Ở Thuận Châu, cuộc đấu tranh trong một đợt đã tập trung được 3 bản yêu sách có tới 600 người kí tên điểm chỉ. Một bản yêu sách do mười một đại biểu đứng đầu và 300 người kí tên điểm chỉ của nhân dân Thuận Châu. Một bản yêu sách do ba đại biểu đứng đầu gồm 150 người kí tên điểm chỉ của Mường Piềng … Bất chấp sự đe dọa khủng bố của bộ máy thống trị, những đại biểu “Chiêu dân tống thẻ” đã tìm cách đưa bản yêu sách đến tên chánh sứ Sơn La và sau đó còn cử đại biểu về Hà Nội để đưa yêu sách đến phủ thống sứ. Khi phong trào bị suy yếu, nhiều đại biểu của phong trào trở về địa phương bị địch sát hại, tù đầy như Lò Văn Mầng (bản Lào - Tông Cọ), Tòng Văn Pấng (bản Púa- Thôm Mòn) Cà Văn È (Mường Piềng - Thuận Châu). Phong trào phát triển mạnh, được quần chúng tham gia đông đảo nhất vào những năm 1932 -1934 ở Phù Yên do Quảng Thảo lãnh đạo (2). Ông đã vận động nông dân đấu tranh chống lại những hành động sai trái của phìa, tạo gian ác. Được đông đảo nông dân cánh đồng Quang Huy (Phù Yên) hưởng ứng, kí tên và điểm chỉ vào bản yêu sách gửi lên chánh sứ Sơn La (3). Đồng thời Quàng Thảo dẫn đầu hàng trăm người kéo lên châu Phù Yên đấu tranh trực diện với tri châu Cầm Văn Khang, buộc tri châu Khang phải hứa sẽ xét việc trả lại ruộng cho nông dân. Cuộc đấu tranh của nông dân Quang Huy ở cấp châu và cấp tỉnh kéo dài 2 năm, mọi người đều nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, đùm bọc lẫn nhau, để giữ vững đội ngũ đấu tranh. Kết quả bọn phìa, tạo đã phải trả lại một phần ruộng đất cho nông dân. Năm 1934, tên chánh sứ Sơn La đã thẳng tay đàn áp những người đứng đầu phong trào “Chiêu dân tống thẻ” ở Quang Huy. Quảng Thảo cùng 31 người bị bắt. Nhận xét: Phong trào “Chiêu dân tống thẻ” là đỉnh cao của các hình thức đấu tranh không vũ trang của nhân dân Sơn La. Đặc điểm lớn của phong trào này là đã có mầu sắc đấu tranh giai cấp, những người đứng đầu phong trào đều là những người thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Tuy nhiên nhìn chung phong trào phát triển còn rời rạc có tính chất bó hẹp ở từng địa phương (4). Nội dung đấu tranh mới nặng về đả kích bọn tay sai thực dân Pháp tham nhũng ở dịa phương. (1) Chiêu dân: kêu gọi, tụ tập dân lại. Tống thẻ: cách giải thích có nhiều ý nghĩa: có người nói “tống” là âm đọc chệnh chữ “chống” chống thẻ có nghĩa là chốn cái thẻ thuế thân (chống thuế). Có người giải thích “tống” nghĩa là loan báo, tụ tập những người không tán thành thẻ và thuế để cùng nhau chống. “Chiêu dân tống thẻ”: phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ tô thuế hà khắc của Pháp và bọn phìa tạo phong kiến địa phương. (2) Quảng Thảo lúc đó làm chức quan bản Liềm (xã Huy Thượng)cảm nhận sự bất công và thông cảm nỗi khổ của nông dân. Gia đình ông bị chức dịch cấp trên chèn ép..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> (3) Nội dung: đồi cách chức tri châu Cầm Văn Khang và phìa Cầm Đức Tính; đòi giảm bớt phu phen; đòi phìa, tạo không được lấy ruộng công chia cho họ hàng… (4) Sau khi phong trào ở Thuận Châu (1930) tan rã thì phong trào ở Mường La, Yên Châu … mới nổ ra và đến năm 1932, phong trào ở Phù Yên mới phát triển… 2. Những cuộc bạo động và vũ trang khởi nghĩa Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp ở Sơn La những năm cuối của thế kỉ XIX phát triển mạnh ở vùng Mường La, Phù Yên. Cuối năm 1897, ở Mường Bú (Mường La) hai thủ lĩnh dân tộc Thái là Bô và Khụt lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy chống chính quyền đô hộ, giết bọn phìa, tạo gian ác, ở Phù Yên có cuộc bạo động của của Quàng Văn Nhăng, thu hút hàng ngàn người, phần lớn là người Dao tham gia cuộc bạo động. Sau khi làm lễ tế cờ ở núi Bản Vi xã Tường Thượng, nghĩa quân kéo về vây phá đồn Vạn Yên, nhưng lực lượng còn yếu, vũ khí thô sơ, nên không chiếm được đồn, phải rút trở lại vùng cao. Đầu thế kỉ XX, những cuộc bạo động của các dân tộc Sơn La nổ ra ngày càng nhiều. Thực dân Pháp phải cho xây dựng ở mỗi châu một nhà tù để giam cầm những người chống đối. Đến năm 1908 chúng xây dựng nhà tù ở trung tâm Sơn La; đến năm 1931 nhà tù này được củng cố và mở rộng, để giam cầm những người hoạt động chống thực dân Pháp ở nhiều địa phương trong nước ta. Song cũng chính nơi đây, trong những năm mới lập nhà tù, những người yêu nước đã nổi dậy, làm cho những tên quan cai trị người Pháp và tay sai phải một phen thất điên bát đảo. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của những người bị cầm tù ở Sơn La do Cai Khạt lãnh đạo(1). Đến nhà tù Sơn La ông gặp nhiều bạn bè cùng chí hướng. Ông bàn với anh em trong tù tổ chức phá ngục để thoát ra ngoài hoạt động chống chế độ cai trị của Pháp. Năm 1909, lợi dụng ngày chủ nhật, bọn lính đi chơi, ông chỉ huy anh em tù giết chết những tên lính gác , cướp kho súng, dùng vũ khí cướp được, đánh chiếm trại lính, dinh chánh sứ, nhà tên giám binh và kho bạc. Anh em nghĩa quân đã thực hiện được mục tiêu thoát khỏi nhà tù, ẩn vào trong rừng và tìm đường sang Lào. Riêng Cai Khạt trở lại Sơn La, nắm tình hình địch và tìm phương hướng hoạt động. Ông được đồng bào Mường La che trở; song một hôm trên đường đi Tạ Bú ông bị địch bắt và đem giết ở Sơn La Năm 1914-1916, ở 1 số nơi vùng cao bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa; Phong trào của Bạc Cầm Châu (Thuận Châu), phong trào do châu mường Hoàng Văn Bun lãnh đạo (Yên Châu, Tạ Khoa)… Ngày 21/12/1914, những người khởi nghĩa ở Tạ Khoa và bản Vạn do Mùi Văn Phôi lãnh đạo nổi dậy đánh chiếm trạn bưu điện, giết chết tên Bê Giăng (trạm trưởng) phụ trách mạng liên lạc từ Phù Yên lên Sơn La. Đầu 1918, các cuộc bạo động và nổi dậy của đồng bào H’mông diễn ra ở một số địa phương , đã nhanh chóng trở thành phong trào chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai, tiêu biểu phong trào do Vàng Pa Chay lãnh đạo đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Pa Chay mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Sơn La Nhìn chung phong trào đấu tranh thời kỳ này mang tính chất tự phát có những phong trào mang mầu sắc mê tín. Dù vậy vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> lòng yêu đất nước, bản mường, tinh thần đoàn kết đấu tranh không chịu khuất phục của nhân dân các dân tộc Sơn La.. (1)Cai Khạt là người Thái ở Than Uyên, trước có đi lính cho Pháp đóng chức cai; ông có trí hướng đánh Pháp. Ông từng lấy trộm mìn trong kho của Pháp… việc bại lộ ông bị bắt và kết án tù về tội “mưu phản nhà nước bảo hộ” và đưa đến giam ở nhà tù Sơn La. 3. Phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ, đĩa hình. 3.2. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm,Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nọi, 2005. - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La 4. Cách tổ chức các hoạt động. Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ máy cai trị, chính sách bóc lột của thực dân Pháp tại Sơn La (20 phút) * Mục tiêu: Biết được bộ máy cai trị, chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La * Đồ dùng dạy học: Giáo án, giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc. * Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi cho HS nhớ lại kiến thức về LSDT đã được học Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị ở Đông Dương như thế nào? - HS trả lời: Thành lập Liên bang Đông Dương…. Việt Nam bị chi làm 3 sứ với 3 chế độ chính trị khác nhau…. - GV dẫn dắt vào bài mới: Sau khi chuyển Sơn La sang chế độ dân sự (1895), chính quyền thuộc địa đã xúc tiến ngay việc thành lập và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ tỉnh xuống các mường, bản, phục vụ cho việc áp bức về chính trị, khai thác, bóc lột về kinh tế…. - GV chia nhóm (4 nhóm) - phát phiếu giao việc cho các nhóm: +N1: Tìm hiểu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Sơn La? +N2: Thực dân Pháp thực hiện chính sách áp bức về chính trị ở Sơn La như thế nào? +N3: Tìm hiểu chính sách áp bức bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp ở Sơn La? +N4: Thực dân Pháp thực hiện chính sách áp bức về văn hoá xã hội ở Sơn La như thế nào? - Các nhóm nhận nhiệm vụ, đọc tài liệu, thảo luận viết ra giấy A0 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét kết luận bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Sơn La (bảng phụ).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Sơn La cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. (25 phút) * Mục tiêu: Nắm được những cuộc đấu tranh tiêu biểu không có vũ trang (phong trào “Chiêu dân tống thẻ”) những cuộc bạo động và vũ trang khởi nghĩa của nhân Sơn La thời kì này. * Đồ dùng dạy học: Giáo án, giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc * Cách tiến hành : Chia 4 nhóm - Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Sơn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX theo nội dung dung sau:. TT. Thời gian. 1. 1897. 2. 1897. Tên các cuộc đấu tranh Địa điểm Người lãnh đạo -Cuộc bạo động do Bô Mường Bú và Khụt lãnh đạo (Mường La) -Cuộc bạo động do Tường Phù Quàng Văn Nhăng (Phù Yên) lãnh đạo. Kết quả Thất bại. - Tập hợp được hàng nghìn người - phần lớn là người Dao tham gia -> Thất bại. 3 … …….. Nhận xét chung: Những cuộc đấu tranh thời kì này đều thất bại điều đó đã nói lên sự hạn chế trong đường lối, phương pháp đấu tranh … đồng thời đã phản ánh rõ yêu cầu của nước ta trong những năm đầu thế kỉ XX, đòi hỏi phải có Đảng lãnh đạo các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 5. Câu hỏi đánh giá - Thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị và thực hiện chính áp bức, bóc lột tại Sơn La như thế nào? (sơ đồ) TỈNH. Toà công sứ người Pháp ĐỊA PHƯƠNG. Nhân viên là người bản sứ. CHÂU. Tri châu.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> MƯỜNG, BẢN. Phìa, Tạo. Ngày soạn:. Ngày giảng:. Lớp 9 BÀI 1. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TỈNH ĐẢNG BỘ SƠN LA (1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: a. Về kiến thức: - HS nắm được diễn biến chính của Cách mạng Tháng 8 ở Sơn La. Nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 tại Sơn La. - HS hiểu được ý nghĩa sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Sơn La b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét. c. Về thái độ: Yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng, tự hào và phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu , soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài và tìm hiểu LSĐP. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ. - Không kiểm tra. *Đặt vấn đề vào bài mới(1’) Trong chương trình lịch sử địa phương ở lớp 6 và lớp 7,8 các em đã tìm hiểu về lịch sử Sơn La từ khi hình thành cho đến khi Thực Dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phần lịch sử lớp 9 cô trò cùng tìm hiểu về lịch sử Tỉnh ta từ năm 1945 đến nay. b. Dạy nội dung bài mới. 2. Thông tin: I. Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Sơn La. 1. Phong trào cách mạng ở Sơn La thời kì tiền khởi nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, nhận định tình hình và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tại Sơn La, những người cộng sản vẫn thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình. Chi bộ chủ trương hợp tác với Pháp để chống Nhật và cử 18 đồng chí làm nhiệm vụ này. Nhân cơ hội làm nhiệm vụ quân báo đi điều tra tình hình Nhật, 18 đồng chí nhanh chóng thoát khỏi sự kiểm soát của địch, trở về với phong trào cách mạng. Tháng 4-1945, đồng chí Lê Trung Toản được điều về Sơn La tham gia củng cố, phát triển phong trào, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Từ đây các tổ chức cứu quốc được củng cố và phát triển (Mường Chanh, Mường La, Chiềng Lề, Chiềng Xôm (Thị xã) Ít Ong, Mường Trai… chỉ sau thời gian ngắn, toàn tỉnh phát triển được trên 60 cơ sở cách mạng. Trung đội du kích vũ trang Mường Chanh được thành lập do đồng chí Lê Trung Toản và Cầm Vĩnh Tri chỉ huy, Hội người Thái cứu quốc mà nòng cốt là các tổ Thanh niên cứu quốc được thành lập, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh. Phong trào cách mạng lan rộng tới Bản Bó, Chiềng Khoang, Chiềng Ve (Thuận Châu), hội Thanh niên cứu quốc được thành lập tại xã Chiềng Sàng (Yên Châu)…Được sự chỉ đạo của Trung ương phong trào cách mạng ở Sơn La phát triển nhanh chóng và rộng khắp, các đội vũ trang tự vệ chiến đấu ở hầu khắp các châu được thành lập tích cực chuẩn bị vũ khí, chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. 2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Sơn La Tháng 7-1945, trước khí thế khởi nghĩa ở các vùng lân cận, được sự hỗ trợ của chiến khu Vần - Hiền Lương, đội tự vệ cách mạng Phù Yên cùng đồng bào các dân tộc, nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Đây là châu đầu tiên giành chính quyền thắng lợi ở Sơn La là một trong những huyện giành chính quyền sớm nhất cả nước. Tháng 8-1945, tình hình thế giới có chuyển biến mạnh mẽ, chiến tranh thế giới hai đi vào giai đoạn kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện. Ở Sơn La dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương, ngày 19/8/1945, tại Mường Chanh, đông đảo quần chúng nhân dân có trung đội du kích làm nòng cốt đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền- cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi. Sau đó là giành chính quyền ở châu lị Mai Sơn (20-8), Mường La (22-8), Thuận Châu (23-8), Yên Châu (24-8). Trước sức mạnh của quần chúng và lực lượng khởi nghĩa, quân Nhật đầu hàng nộp vũ khí và rút về Hà Nội (25-8) Ngày 26-8, Uỷ ban cách mạng lâm thời và Ban cán sự Mặt trận Việt Minh tỉnh ra mắt trước đông đảo đồng bào trên đồi Khau Cả. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La nhanh chóng thắng lợi Tại Mộc Châu, tháng 8-1945, ta chưa gây dựng được cơ sở cách mạng . Đầu tháng 9-1945, một bộ phận quân khởi nghĩa của Hoà Bình tới Mộc Châu, cùng nhân dân địa phương giành chính quyền…Đầu tháng 10-1945, Uỷ ban cách mạng lâm thời Mộc Châu thành lập Tại châu Quỳnh Nhai, đêm 17-10-1945, đồng bào các dân tộc có lực lượng vũ trang dẫn đầu nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 18-10-.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1945, Uỷ ban cách mạng lâm thời Quỳnh Nhai thành lập. Đến thời điểm này khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La hoàn toàn thắng lợi. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng 8 tại Sơn La. Nguyên nhân thắng lợi Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của quân đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Đặc biệt là chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản tạo thời cơ cho cho nhaâ dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La đứng lên giành chính quyền. Nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết phát huy ưu thế về chính trị kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng, chớp thời cơ phát động quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Sơn La thể hiện sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và bọn phong kiến sâu sắc, thể hiện tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của nhiều thế hệ nhân dân các dân tộc Sơn La. Ý nghĩa lịch sử Thắng lợi của quân và dân các dân tộc Sơn La trong Cách mạng tháng Tám đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước, khảng định sự lớn mạnh của Đảng ta và của lực lượng cách mạng ở một tỉnh miền núi, dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công là bước ngoạt lịch sử của nhân dân các dân tộc Sơn La. Nó đập tan sự thống trị thống trị hơn nửa thế kỉ của thực dân Pháp và sau đó là phát xít Nhật, lật nhào chế độ phìa, tạo phong kiến hàng ngàn năm. Từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La thoát khỏi ách áp bức bóc lột tàn bạo với chính sách chia rẽ dân tộc, ngu dân của đế quốc; từ thân phận nô lệ, “cuông”, “nhốc”, trở thành người làm chủ quê hương đất nước. II. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Sơn La Trước tình hình diễn ra ở mặt trận Tây Bắc, tháng 6-1946, Trung ương cử đồng chí Trần Quyết lên thay đồng chí Dương Văn Ty và trực tiếp làm bí thư Tỉnh uỷ. Lúc này Sơn La chưa có tổ chức Đảng, nhưng trên địa bàn Sơn La, các đảng viên sinh hoạt ghép với tổ chức đảng của Trung đoàn uỷ, Trung đoàn 148. Đầu tháng 10- 1946, 4 quần chúng ưu tú của Sơn La được kết nạp vào Đảng. Sơn La có đủ điều kiện để thành lập chi bộ. Trong tháng 10-1946, Hội nghị thành lập chi bộ được tiến hành ở bản Hát Lót, xã Hát Lót (Mai Sơn) gồm 8 đồng chí dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết. Đồng chí Trần Quyết được bầu làm Bí thư chi bộ. Cả tỉnh lúc này mới có một chi bộ nhưng phải gánh vác nhiệm vụ của một Đảng bộ địa phương, đồng chí Bí thư chi bộ đồng thời là Bí thư Tỉnh uỷ, chỉ đạo mọi nhiệm vụ ở địa phương và liên lạc với cấp trên. Đến tháng 12-1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La và các Đảng bộ trực thuộc, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 người, đồng chí Hoàng Nó làm Bí thư Tỉnh uỷ.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Sự kiện thành lập chi bộ địa phương đầu tiên của Đảng bộ Sơn La (101946) và sự thành lập Đảng bộ tỉnh tháng 12/1962, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử cách mạng Sơn La. Từ đây nhân dân các dân tộc được sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng ở địa phương, tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng quê hương Sơn La. 2.2. Kênh hình: Lược đồ cách mạng tháng 8 ở Sơn La 3. Phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị dạy học: Giáo án, phiếu giao việc, giấy A4, A0, máy chiếu 3.2 Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm (1985 - 2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Sơn La như thế nào? (30 phút) * Mục tiêu : - HS nắm được tình hình Sơn La trong thời kì tiền khởi nghĩa - Diễn biến chính khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong tỉnh. - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 ở Sơn La * Đồ dùng dạy học: Giáo án, Giấy Ao, phiếu học tập, lược đồ các địa phương Sơn La tiến hành tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 *Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài, nêu vấn đề - yêu cầu HS đọc thông tin mục I - Hoạt động chung cả lớp + Tìm hiểu tình hình ở Sơn La thời kỳ tiền khởi nghĩa? + Sử dụng lược đồ xác định vị trí (diễn biến chính) các địa phương giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8? - Hoạt động theo nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn - GV chia lớp thành 4 nhóm N1 và 2: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8 ở Sơn La. N3 và 4: Cách mạng tháng 8 thắng lợi ở Sơn La có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng và cả nước nói chung? - Các nhóm nhận nhiệm vụ, đọc tài liệu - các cá nhân viết ý kiến của mình vào các góc - sau đó thống nhất ý kiến ghi vào giữa.. Ý kiến cá nhân. Ý kiến thống nhất.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Đại diện các nhóm trình bày -> các nhóm khác lắng nghe bổ sung - GV nhận xét chung về kết quả thảo luận của các nhóm Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Sơn La (10 phút) * Mục tiêu : Thấy được: Yêu cầu bức thiết của Sơn La lúc này là phải có một tổ chức Đảng tại địa phương để lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời của chi bộ địa phương (10-1946) và sự thành lập Đảng bộ tỉnh tháng 12/1962, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử cách mạng Sơn La. * Đồ dùng dạy học: Giáo án, bảng phụ *Cách tiến hành: - GV nêu vấn đề: + Đảng bộ tỉnh Sơn La ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? + Đảng bộ tỉnh Sơn La ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân các dân tộc Sơn La trong cuộc kháng chiến chống Pháp? - HS đọc tài liệu và hoạt động theo nhóm đôi - trình bày è GV nhận xét: Sự kiện thành lập chi bộ địa phương đầu tiên của Đảng bộ Sơn La (10-1946) đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử cách mạng Sơn La. 5. Củng cố (5 phút) Sử dụng lược đồ - thiết kế hoạt động trò chơi điền các địa danh giành chính quyển Cách mạng tháng 8 tại các địa phương trong tỉnh Sơn La. BÀI 2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ SƠN LA TỪ 1976 ĐẾN 2005 (1 tiết) 1.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: 1.1. Kiến thức: Thấy được dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Sơn La, nhân dân các dân tộc Sơn La phấn đấu, không ngừng vươn lên về mọi mặt xây dựng quê hương Sơn La; những thành tựu, hạn chế của thời kì nay.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 1.2. Kĩ năng: Có kĩ năng khái quát, tổng hợp, liên hệ thực tế, bước đầu rút ra nhận xét. 1.3. Thái độ: Nhận thức đúng mỗi quan hệ giữa lịch sử Sơn La LSDT; có thái độ đúng đắn, niềm tin, lòng tự hào, trách nhiệm đối với quê hương Sơn La. 2. Thông tin: I. Sơn La trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá từ năm 1976 đến 1986 Năm 1976, Khu tự trị Tây Bắc giải thể, hai huyện Phù Yên, Bắc Yên được nhập về tỉnh Sơn La. Từ đây tỉnh Sơn La tập trung ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chính trị cho toàn Đảng bộ trong hai năm 1976-1977, xác định chiến lược phát triển kinh tế của địa phương và thông qua đề án quy hoạch vùng phát triển kinh tế. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp - lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn XHCN” nhằm tăng cường lực lượng sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn, bước đầu đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (25-1-1980) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ, của Đảng bộ trong 2 năm 1980-1981là: tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV và các Nghị quyết của Trung ương Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; kết hợp kinh tế với quốc phòng, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông- lâm nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, trọng tâm là sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sau những năm phấn đấu vượt khó khăn nhằm ổn định sản xuất và góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Sơn La bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981-1985, trong điều kiện hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp lãnh đạo tỉnh Sơn La sau khi đánh giá mọi mặt về kinh tế - xã hội của tỉnh, phân tích rõ những ưu thế, những khó khăn vướng mắc tìm ra những nguyên nhân yếu kém trên cơ sở đó đề ra hướng đi thích hợp và những nhiệm vụ mang tính chất chiến lược. Tỉnh Sơn La nhanh chóng khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống. Một loạt các vấn đề cơ bản được giải quyết như quy hoạch vùng nông - lâm nghiệp trong tỉnh và từng huyện, tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lí các hợp tác xã công nghiệp, gắn với xây dựng huyện, hình thành các trạm kỹ thuật và các xí nghiệp chế biến, mở mang thuỷ lợi giao thông, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động… Sơn La đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 1985, sản lượng lương thực đạt 16,5 vạn tấn, tăng 3000 tấn so với năm 1982. Cây công nghiệp tăng khá nhanh nhất là loại cây ngắn ngày, sản lượng chè búp tươi tăng bình quân hàng năm 15,6%, cây dược liệu tăng hơn 3 lần, phong trào trồng bông dệt vải phát triển rộng khắp trong nhân dân sản lượng bông hạt tăng bình quân.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> hàng năm 10,5%. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh trong đó đàn bò đạt 7,5 vạn con, mức tăng bình quân hàng năm trên 9%; đàn trâu đạt 7,76 vạn con, tăng bình quân 3,8% và đàn lợn đạt 24 vạn con tăng bình quân 5,8%... Công nghiệp được giữ vững, các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương được khôi phục và phát triển. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, năm học 1985-1986 có 250 trường, học sinh phổ thông các cấp có trên 93.000 em. Chú trọng đào tạo công nhân kĩ thuật và cán bộ nòng cốt cho cơ sở. Văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh góp phần xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh. Công tác an ninh quốc phòng được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, xây dựng cấp huyện thành pháo đài quân sự vững chắc, các xã, phường thành cụm chiến đấu liên hoàn, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù Về đối ngoại, Sơn La luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào, đặc biệt với các tỉnh biên giới. Năm 1980, Sơn La vinh dự được Trung ương Đảng nhân dân Cách mạng Lào trao tặng Huân chương Tự do hạng Nhất. Bên cạnh những thành quả đạt được trên các lĩnh vực, Sơn La vẫn còn không ít những tồn tại yếu kém trên nhiều lĩnh vực công tác. Điển hình là việc xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp trên địa bàn từng huyện chưa được cụ thể hoá thành những chương trình, chiến lược kinh tế - xã hội và những mô hình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. Do đó chưa phát huy được thế mạnh về cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, quản lý và tạo dần vốn rừng để sản xuất kinh doanh lâm sản, đồng thời đẩy mạnh sản xuất lương thực bằng thâm canh, tăng vụ. Hệ số sử dụng ruộng đất thấp. Bước vào năm 1986, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách mới nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra. Đó là tập trung thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất: bảo đảm những nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân; đẩy mạnh sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và các nhành công nghiệp then chốt. Sắp xếp lại sản xuất đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm quyền chủ động cho các dơn vị sản xuất kinh doanh chuyển hoạt động sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa… phấn đấu thực hiện cơ chế một giá, khoán quỹ lương, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. II. Sơn La trong sự nghiệp đổi mới 1986 đến 2005 Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, IX,X, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La vững tin, ra sức đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, mà khâu đột phá là làm thay đổi nhận thức của nhân dân về hàng hoá. Sơn La đã thực hiện cơ chế mới trong quan hệ phân phối lưu thông, đồng thời triển khai một số chính sách đầu tư đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, ổn định diện tích khoán 5 đối với diện tích đang sản xuất ổn định. Chỉ thu thuế sau 5 năm đối với diện tích phục hoá và 7 năm đối với diện tích mới khai hoang, khuyến khích các hợp tác xã, hộ nông dân phát triển sản xuất. Thời kì này Sơn La nhận được sự quan tâm của Trung ương, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường,.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> chủ động sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu nổi bật, tạo bước chuyển biến trên mọi lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục phát triển, bình quân 5 năm (1996-2000) tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 9,05%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 40%; công nghiệp và xây dựng tăng 3,5 lần; giá trị dịch vụ - thương mại tăng 2,36 lần. Cơ cấu kinh tế mới hình thành rõ nét theo hướng sản xuất hàng hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tính đến 2005, nền kinh tế Sơn La đạt mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy lợi thế gắn với thị trường. Tổng sản phẩm bình quân tăng 10,62%/năm, năm 2005 so với năm 2000 tăng 1,73 lần, Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 4,15 triệu đồng/người (258 USD). Nông - lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng tập trung chuyên canh. Trong 5 năm (2001-2005) giá trị sản xuất tăng bình quân 7,1%/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2004 đạt trên 35 vạn tấn, tăng 8,3% so với kế hoạch. Đến năm 2007 ước đạt 49,3 vạn tấn. Cây công nghiệp chủ lực như chè, cà phê, mía, dâu tằm được tập trung theo hướng chỉ đạo thâm canh tăng năng xuất, tổng diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh đạt 10.952 ha. Tổng diện tích cây ăn quả (2004) là 25.083 hécta. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tại Mường La đã trồng khảo nghiệm 70 hécta cây cao su hiện đang phát triển tốt. Công tác bảo vệ, quản lý, phát triển rừng và bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, nhất là công tác khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Trong 4 năm ( 2001- 2004) đã trồng mới 24.983 hécta rừng, khoanh nuôi tái sinh 172.156 hécta rừng, bảo vệ 493.828 hécta, nâng độ che phủ của rừng lên trên 40% năm 2005 Chăn nuôi được quan tâm phát triển, đàn gia súc, gia cầm tăng bình quân 3%/năm. Năm 2004, Sơn La có 114.000 con bò, đàn trâu có 139.595 con, đàn lợn có 455.000 con, đàn gia cầm 3,1 triệu con. Đến năm 2007, đàn trâu tăng lên 162.089 con; đàn bò tăng 159.904 con; đàn gia cầm là 4,85 triệu con; đàn lợn là 405.089 con… Công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng cao (17,5%). Tổng số vốn đầu tư phát triển trong 5 năm (2001-2005) gần 12.000 tỷ đồng. Từng bước hình thành một số cụm công nghiệp và cơ sở công nghiệp chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung như: khu công nghiệp Tà Sa, khu nông nghiệp công nghệ cao Mộc Châu, khu đô thị mới Chiềng Sinh (thị xã), khu kinh tế du lịch Mộc Châu…Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 23,6% so với 2006 Thương mại dịch vụ phát triển cả về loại hình và quy mô, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 18,5%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá doanh thu dịch vụ tăng bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 11,9%/năm. Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng thời kỳ này có bước tăng trưởng khá, thu ngân sách luôn vượt dự toán và tăng bình quân17,5%/năm. Năm 2005, thu ngân.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> sách tại địa phương ước đạt 245 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2000. Đến năm 2007 thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 355 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2006… Văn hoá xã hội tiến bộ vượt bậc, mạng lưới giáo dục phủ hầu khắp các xã, bản. Tổng số phòng học năm học 2004-2005 tăng 55,8% so với năm học 1999-2000. Chất lượng giáo dục được chú trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp hàng năm đạt từ 85% trở lên, số học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia năm học 2004-2005 tăng gấp hai lần so với năm học 1999-2000. Kết thúc năm học 200, có 196 xã, 11 huyện - thị đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Có 10 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh lên 31 trường. Các trường chuyên nghiệp được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho dân: 100% số xã có trạm y tế, 15,9% số xã có bác sĩ, 91,4% số bản có nhân viên y tế. Đến năm 2007 thêm 25 xã có bác sĩ, thêm 209 bản có cán bộ y tế …Công tác dân số gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em vùng cao, vùng xa. An ninh chính trị được giữ vững. Tăng cường quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, đặc biệt quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Luông Pha Băng và các tỉnh phía Bắc của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đúng mức, đến tháng 1-2005, toàn tỉnh có 17 Đảng bộ trực thuộc, 714 tổ chức cơ sở Đảng. 2.967 Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở với 41.952 đảng viên. Nghị quyết kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XI thông qua phương án xây dựng thuỷ điện Sơn La, đây là cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc Sơn La nói riêng, là thời cơ lớn để Sơn La chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giúp Sơn La thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn trở thành một tỉnh khá trong khu vực. Song cũng đặt ra những nhiệm vụ to lớn, khó khăn và thử thách mới, trong đó thực hiện di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La và hoàn thành tái định cư năm 2008, tạo điều kiện cho xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Trước yêu cầu của tình hình mới, thời cơ và thách thức mới, Đảng bộ nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ; đẩy nhanh tốc độ kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 3. Phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, Giáo án, phiếu giao việc, giấy A4, A0, bản trong, máy chiếu. 3.2. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm (1985 - 2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, thành tựu, hạn chế của Sơn La trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội từ 1976 đến 1986 ( 20 phút). * Mục tiêu: HS nắm được nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, những thành tựu, hạn chế của Sơn La trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1976 đến 1986. * Đồ dùng dạy học: Giáo án, Giấy Ao, bút dạ, tranh ảnh về sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của Sơn La , tài liệu giáo dục lịch sử địa phương tỉnh Sơn La . * Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm - chia 3 nhóm - GV giới thiệu khái quát những thành tựu, hạn chế nước ta đạt được trong công cuộc XDCNXH thời kỳ 1976-1986. N1: Sơn La thực hiện công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong hoàn cảnh lịch sử nào? + Được sự quan tâm của Trung ương + Sơn La đã có một Đảng bộ lãnh đạo + Từ năm 1976, tỉnh Sơn La ổn định về địa giới hành chính + Truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân các dân tộc Sơn La à Tỉnh Sơn La nhanh chóng khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống N2: Nêu những thành tựu mà Sơn La đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế- văn hoá (976-1986)? + Nông nghiệp + Công nghiệp + Chăn nuôi + Giáo dục… N3: Nêu những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và đề ra phương hướng trong những năm tiếp theo? + Xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp trên địa bàn từng huyện chưa được cụ thể hoá, chưa phát huy được thế mạnh về cây công nghiệp… + Đẩy mạnh sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, sắp xếp lại sản xuất đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý bảo đảm quyền chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, phấn đấu thực hiện cơ chế một giá… - Các nhóm nhận nhiệm vụ đọc tài liệu viết ra giấy A0- đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận đánh giá những thành tựu mà tỉnh Sơn La đạt được, những tồn tại, những phương hướng của tỉnh trong những năm tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu cơ bản của Sơn La trong công cuộc đổi mới và phát triển từ 1986 đến 2005 (25 phút) * Mục tiêu: HS nắm được những thành tựu cơ bản, thời cơ mới của Sơn La trong công cuộc đổi mới và phát triển từ 1986 đến 2005..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> * Đồ dùng dạy học: Giáo án, Giấy Ao, bút dạ, tranh ảnh về sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của Sơn La, tài liệu giáo dục lịch sử địa phương tỉnh Sơn La * Cách tiến hành: Chia nhóm, sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn - GV tóm tắt; bên cạnh những thành tựu đạt được trong 10 năm (1976-1986) Sơn La còn gặp không ít những khó khăn yếu kém, nhưng cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La phấn đấu không ngừng vươn lên về mọi mặt. Được sự quan tâm của Trung ương, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu nổi bật, tạo bước chuyển biến trên mọi lĩnh vực. - Chia 4 nhóm + N1: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Trong công cuộc đổi mới và phát triển (1986-2005) trong lĩnh vực kinh tế, Sơn La đã đạt được những thành tựu cơ bản như thế nào? Yêu cầu: các cá nhân đọc tài liệu, viết ý kiến của mình vào các góc - sau đó thống nhất ý kiến ghi vào giữa. Ý kiến cá nhân. Ý kiến thống nhất. + N2: Trong thương nghiệp, tài chính tín dụng, Sơn La đã đạt được những thành tựu cơ bản nào? + N3: Nêu những thành tựu cơ bản của Sơn La trong lĩnh vực văn hoá xã hội? + N4: Xác định thời cơ và thách mới đối với nhân dân các dân tộc Sơn La trong giai đoạn hiện nay? Yêu cầu: Nhóm 2,3,4 đọc tài liệu, thảo luận theo nhóm ghi kết quả ra giấy A0 - Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến - GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm … dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Sơn La cùng với nhân cả nước phấn đấu nỗ lực thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế xã hội và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặt câu hỏi: Tại sao nhân dân các dân tộc Sơn La đạt được những thành tựu đó? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp? (gọi HS khá, giỏi trả lời).

<span class='text_page_counter'>(35)</span> +Nhờ sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh trên cơ sở vận dụng sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vào điều kiện thực tiễn của địa phương. + Được sự quan tâm của Trung ương + Truyền thống lao động sáng tạo cần cù, đoàn kết của nhân dân các dân tộc Sơn La 5. Củng cố dặn dò.. PHẦN ĐỌC THÊM Căn cứ địa Mộc Hạ xưa và nay Trong kháng chiếng chống Pháp xâm lược, vùng Mộc Hạ là địa bàn được Tỉnh ủy Sơn La chọn để xây dựng căn cứ lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ. Vùng căn cứ Mộc Hạ có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi quy tụ sáu dân tộc anh em Thái, Mường, Dao, Mông, Kinh và Hoa cùng chung sống. Trước Cách mạng tháng Tám, vùng này đất rộng người thưa, nghèo nàn lạc hậu, cuộc sống của người dân đầy tăm tối dưới ách của chế độ phìa-tạo hà khắc. Kẻ thù dùng thủ đoạn "chính sách ngu dân" để dễ bề bóc lột, gây mâu thuẫn, chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc. Đảng bộ Sơn La đã xác định để chiến thắng kẻ thù phải biết động viên sức mạnh của nhân dân và dựa vào quần chúng nhân dân. Với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc vùng hạ huyện Mộc Châu đã đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, phát triển phong trào kháng chiến rộng khắp toàn tỉnh, góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Sơn La và vùng Tây Bắc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Ngày nay Mộc Hạ đã thực sự chuyển mình nhờ cơ sở hạ tầng đã được Nhà nước đầu tư xây dựng. Con đường nối trung tâm các xã Quang Minh Mường Tè đã được nâng cấp trải nhựa; tuyến đường liên xã Song Khủa – Liên Hòa cũng đang được nâng cấp, đến cuối năm nay sẽ được khánh thành. Trung tâm cụm xã Tô Múa đã và đang trở thành một trung tâm thị tứ sầm uất, là nơi đặt nhà máy chế biến, thu mua các loại chè của người nông dân. Tại xã Sông Khủa đang xây dựng một trường phổ thông trung học đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong vùng..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Những con người anh hùng trên vùng đất Sơn La TÔ HIỆU Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912, tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi tuổi còn nhỏ (14 tuổi). Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm, tra tấn dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở trong hầm say lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc làm ông bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trở thành đảng viên ưu tú, giầu nhiệt huyết, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Năm 1934, ông mãn hạn tù và trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng ở Hà Nội, Hưng yên, Hải Phòng và được bầu vào Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ. Năm 1938-1939, ông được điều về đặc trách Bí thư Liên khu B (bao gồm các tỉnh duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng). Cuối 1939, ông bị bắt và giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hoả Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và đày lên Sơn La cuối năm 1940. Con người cộng sản của Tô Hiệu càng được tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở nhà tù Sơn La, tên tuổi ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng nên biệt giam ở xà lim hình tam giác diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù ở trong hoàn cảnh đó, nhưng với kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm mọi cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Ông đã cùng với các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mnạg. Tháng 5/1940, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khoẻ yếu, đến tháng 10/1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Có thể nói Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời các hoạt động cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương pháp rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn.Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quí và bảo vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho đảng, góp phần gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực, một tay viết tài liệu huấn luyện cho chi bộ nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu phục vụ cho Đảng, cho cách mạng. Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 7/3/1944. Ông chút hơi th ở cu ối cùng tại nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát l ớn, t ổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng thật to lớn. Đồng chí Tô Hiệu tuy mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biểu tượng cho tinh thần bất khu ất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Vi ệt Nam. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong cả nước được mang tên ng ười anh hùng liệt sĩ Tô Hiệu.. LÒ VĂN GIÁ Lò Văn Giá sinh năm 1919 tại bản Cọ, thị xã Sơn La, tỉnh S ơn La trong một gia đình nông dân nghèo. Với lòng yêu nước, căm thù chế đ ộ thực dân sâu sắc, thanh niên Lò Văn Giá sớm đón nhận ánh sáng cách mạng của Đảng lan toả từ Nhà tù Sơn La. Chi bộ Nhà tù Sơn La đã xây dựng được 2 cơ sở bên ngoài nhà tù, trong đó có Lò Văn Giá tham gia trong tổ chức Thanh niên Cứu quốc Mường La. Tháng 8/1943, Chi bộ nhà tù quyết định tổ chức v ượt ngục cho m ột s ố tù chính trị cốt cán để chuẩn bị cho cuộc Tổng kh ởi nghĩa. Chi b ộ nhà tù.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> nhận dịnh: yếu tố thắng lợi của cuộc vượt ngục là phải có ng ười đ ưa đường thông thạo và dũng cảm. Là người thông minh, dũng c ảm, có lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng và thành thạo tiếng Mông và địa hình Tây Bắc, Lò Văn Giá đã được chọn là người đưa đường cho cuộc v ượt ng ục c ủa 4 đồng chí là Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân và Lưu Đức Hiểu. Lò Văn Giá đã đưa được 4 đồng chí đ ến đích an toàn (khu vực suối Rút, tỉnh Hoà Bình) theo kết hoạch mà chi bộ đề ra. Đồng chí Tr ần Đăng Ninh đã viết trong cuốn “ Hai lần vượt ngục” có đoạn: Anh thanh niên Thái đưa chúng tôi đến đây đã hết phận sự. Chúng tôi cùng anh t ừ bi ệt bùi ngùi cảm động. Thuyền xa, chúng tôi còn nhìn theo người thanh niên Thái và khắc tên Giá của anh vào trong lòng,… Khi quay lại Sơn La, Lò Văn Giá đã bị thực dân Pháp b ắt. Cho dù b ị tra tấn dã man, nhưng Lò Văn Giá vẫn nhất mực không khai. Sau th ời gian b ị giam cầm, không tìm được chứng cứ để kết án, nên chúng đã lén lút th ủ tiêu anh. Hành động đó phơi bày sự bất lực của kẻ thù trước ý chí đ ấu tranh bất khuất của người thanh niên Thái, tiêu biểu cho nhân dân địa phương đang hướng về ngọn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc vượt ngục thành công đã cổ vũ tinh thần cho tù nhân chính trị tại Sơn La và ảnh hưởng tích cực đến các nhà tù khác trong cả nước. Với công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng c ủa dân t ộc, Lò Văn Giá đã được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng L ực l ượng vũ trang nhân dân ngày 20-12-1994. Anh hùng Lò Văn Giá - ng ười con ưu tú của bản làng Sơn La - đã trở thành niềm tự hào của người dân Sơn La trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Anh trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên Sơn La hôm nay và mai sau. Để ghi nhớ công lao của anh, nhiều con đường, trường học đã được mang tên Lò Văn Giá.. VĂN BIA QUẾ LÂM NGỰ CHẾ VÀ ĐỀN THỜ VUA LÊ THÁI TÔNG Tại trung tâm thị xã Sơn La có một di tích lịch sử - văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”, bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông. Vào tháng 5 năm 1440, sau khi nhà Vua cùng các quân sĩ đi chinh phạt quân phiến loạn vùng Tây Bắc và nghỉ chân tại tại động La (địa phương gọi là Thẩm Ké) cảm xúc trước cảnh đẹp và khung cảnh bình yên nơi đây nhà Vua đã viết một bài thơ “Quế Lâm Ngự Chế” được khắc trên vách đá thẳng đứng trên cửa động. Bài thơ có 140 chữ Hán có nội dung như sau: “Quế Lâm Động Chủ Ngự Chế Thuận Mỗi châu nghịch tù trưởng Thượng Nghiễm vong ân bội nghĩa, xuất chúng tòng Ai Lao tắc nghịch, dư thân đổng lục chinh chính kỳ tội, chi cố chi gian thiêu huỷ lưỡng trạng, sơn nhai, đoạt kỳ tình truyền. Thượng Nghiễm.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> kế cùng lực tận, tiến tượng ngật hàng, dư linh kỳ vô bạc, vô nhung. Bất nhẫn tận lục, nãi xã quyết tội ban sư nhi hoàn lưu đế nhất rương vân: Bình Chẩm lưu tâm niệm viễn nhân Man tù hà sự tốc vong nhân Thế gian nhược hữu anh hùng chủ Thiên Hạ thuỳ dung phản nghịch thần Ô đạo duyên vân không thị hiểm Âm nhai rương noãn kỉ diện xuân Cách trừ ô nhiễm an dân thiện Nhẫn sử hà mạnh ngoại chí nhân Đại Bảo nguyên viên quí xuân Trung hoàn cát nhật” Dịch nghĩa: Bài thơ Quế Lâm động chủ ngự chế Tù trưởng Thuận Châu là Thượng Nghiễm phản nghịch, vong ơn bội nghĩa, đem quân theo người Ai Lao làm phản. Thân chinh điều khiển sáu quân tới trị nó. Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, dâng voi xin hàng. Ta thương nó quì bò không vũ khí, không nỡ chém bèn tha tội cho nó, rồi đem quân trở về để lại một bài thơ rằng: Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm Thổ tù sao lại dám quên thân? Thế gian đã có anh hùng chúa Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm Hang cùng đã ấm áp hơi xuân Yên được dân lành nhơ nhớp hết Dân xa được hưởng tấm lòng nhân (Năm đầu niên hiệu Bảo Đại Canh Tuất 1440, ngày lành giữa tháng 3) Di tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng quốc gia ngày 05/2/1994. Di tích đã minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của vị Vua hùng tài, đại lược. Sau khi đọc văn bia, ngắm bức tranh thủy mặc của thị xã Sơn La, ta sẽ vào thăm Thẳm Báo Ké. Cửa hang ở dưới văn bia, xuống mười bậc đá là tới. Vào tới cửa ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng bởi khí hậu mát mẻ, hang thoáng rộng và cảnh đẹp mà thiên nhiên tạo nên. Ngay cửa hang là một ao sâu được tạo bởi những vỉa đá, giữa ao là một khối đá hình con cá sấu đang vươn lên đớp mồi, trên bờ ao là một chú khỉ đang đùa nghịch và một chú ếch đang trầm tư suy nghĩ. Qua ao là vào trong lòng hang. Hang rộng 5m, dài 20m, cao 6m. Trần hang là những nhũ đá rủ xuống tạo thành những dàn đèn lấp lánh, nhìn sang tay trái là những vỉa đá vôi tạo thành những nhũ đá liền nhau giống như một đoàn quân trùng điệp. Bên phải là đụn thóc khổng lồ được tạo bởi những nhũ đá như những.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> bó lúa vàng xếp tầng tầng lớp lớp thể hiện sự no ấm của muôn dân. Men theo tay phải của cây thóc lên cao khoảng vài bước là những giếng trời và bồn nước được tạo bởi những nhũ đá uốn cong mềm mại. Trên đỉnh cây thóc là một khối đá hình chuông treo lở lửng, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh trầm ấm. Cảnh đẹp trong hàn như quy tụ được vạn vật trên mảnh đất này. Nó càng kỳ ảo hơn khi những tia nắng ban mai chiếu vào làm cho các nhũ đá lấp lánh, sinh động Ra khỏi hang, rẽ tay phải khoảng 200m chúng ta sẽ tới đền Vua Lê Thái Tông. Ngôi đền được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành vào ngày 22/1/2003 để ghi nhớ công đức của Vua Lê Thái Tông. Đền được xây dựng trên diện tích 800m2 theo lối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam, bao gồm các hạng mục: cổng tam quan, sân đền, nhà tả hữu mạc, tòa đại bái và hậu cung. Nằm ở hướng Nam chếch Đông, nên Đền đón được những cơn gió mát mẻ của mùa hè, những tia nắng ban mai và tránh được những đợt gió bấc mùa đông. Đến với di tích Quế Lâm ngự chế chúng ta được ngắm bức tranh sơn thủy hữu tình của châu Mường La và sự sầm uất của thị xã Sơn La hôm nay. Thắp một nén nhang tưởng nhớ công đức của nhà vua và quân sỹ của ông, chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản trước bức tranh thiên nhiên muôn màu sắc và gửi gắm một chút lòng mình vào chốn linh thiêng.. CÔNG TRÌNH VĨ ĐẠI, CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà- phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Nguỵ Sơn (Vân Nam, Trung Quốc). Tổng chiều dài của dòng sông là 980 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 540km. Từ biên giới Việt - Trung (bắt đầu từ huyện Phong Thổ - Lai Châu), sông Đà chạy dài qua địa phận Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình. Dòng sông Đà chảy giữa những dãy núi đá cao, có nhiều thác ghềnh và độ dốc lớn , tạo điều kiện lý tưởng để xây dựng nhà máy thuỷ điện. Trên dòng sông Đà, tại địa phận tỉnh Hoà Bình, trong những năm 1980, với sự giúp đỡ của Chính phủ Liên Xô, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình với công xuất 1.920MW đã được xây dựng, mở đầu cho công cuộc chinh phục dòng sông Đà. Thuỷ điện Sơn La là công trình thuỷ điện thứ 2 được khởi công trên dòng sông này tại địa phận tỉnh Sơn La. Để đến được địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Ít Ong, chúng ta có thể chọn 3 tuyến giao thông: đường không, đường bộ, đường thuỷ, trong đó phổ biến nhất vẫn là đường bộ. Từ thủ đô Hà Nội, ngược theo quốc lộ 6 dài hơn 300 km vừa được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp 3 đường miền núi, đến trung tâm thị xã Sơn La, rẽ theo tỉnh lộ 106, ngược theo triều sông Đà, chúng ta sẽ đến với 1 công trường lớn, náo nhiệt với đủ các loại âm thanh của các thiết bị thi công, đó chính là thuỷ điện Sơn La..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Dự án thuỷ điện Sơn La đã được tính toán từ đầu những năm 1960 trong quy hoạch trị thuỷ khai thác lưu vực sông Hồng. Qua các bước nghiên cứu, thẩm định và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, đặc biệt là các chuyên gia thuỷ điện trong nước và nước ngoài, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X (tháng 6-2001) đã ra nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án thuỷ điện Sơn La đã ra đời, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt đầu tư dự án thuỷ điện Sơn La ngày 15-1-2004. Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, Tổng công ty xây dựng Sông Đà là đơn vị tổng thầu. Tham gia xây dựng còn có nhiều đơn vị thành viên có nhiều khả năng và uy tín như: Tổng công ty Xây dựng I (Bộ Giao thông-Vận tải) Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty LICO-GI,… Dự án gồm các hạng mục chính: công trình đầu mối gồm đập chính, đập tràn tại tuyến Pá Vinh 2 kết cấu bê tông trọng lực: tuyến năng lượng gồm cửa lấy nước, đường dẫn nước áp lực, nhà máy thuỷ điện sau đập với 6-8 tổ máy trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời, hệ thống điều khiển, bảo vệ, thông tin liên lạc, phòng chống cháy nổ, đường dây tải điện 220-500 kV là đầu nối điện nhà máy vào hệ thống điện quốc gia; nhà quản lý vận hành và nhà ở cán bộ, công nhân viên quản lý, vận hành nhà máy. Trong 2 năm 2004-2005, giai đoạn chuẩn bị xây dựng đã được tiến hành, bao gồm các hạng mục: xây dựng và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Hoà Bình đến trung tâm thị xã Sơn La và các tuyến đường vào công trình như tỉnh lộ 106 dài 42 km (từ thị xã Sơn La đến huyện Mường La), đường chở thiết bị từ cảng Tà Hộc, sân bay Nà Sản đến công trường. Các tuyến đường này đã và đang được thi công phục vụ cho các công tác vận chuyển thiết bị siêu trọng, siêu trường. Ngoài ra, tuyến đường sông cũng sẽ được khởi dòng phục vụ cho công tác vận chuyển nguyên liệu và thiết bị lên công trường. Cùng với đó, hệ thống kênh đẫn dòng và các công trình phụ trợ khác như: nhà làm việc, nhà điều hành cho cán bộ, công nhân, các xưởng cơ khí, trạm trộn bê tông, phòng thí nghiệm, trạm khai thác và sản xuất đá, cát nhân tạo, bến cảng và kho tàng,… và 3 chiếc cầu cứng bắc qua sông Đà trong khu vực công trường đã hoàn tất, phục vụ tốt nhất cho lễ khởi công vào tháng 10-2005. Đến hết năm 2007, công trình đã trải qua hai năm thi công xây dựng. Theo dự kiến đến cuối năm 2010, tổ máy số 1 sẽ phát điện thương mại. Đến năm 2012, công trình sẽ hoàn thành. Ban chỉ đạo nhà nước, ban quản lý dự án và ban điều hành - Quản lý nhà máy thuỷ điện Sơn La đang tập trung mọi nguồn nhân lực, thiết bị tốt nhất cho công trường đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu phát điện hoà mạng lưới quốc gia trong thời gian sớm nhất. Theo dự tính, nếu nhà máy phát điện sớm mỗi năm sẽ làm lợi cho nền kinh tế trên 500 triệu USD. Công trình thuỷ điện Sơn La khi hoàn thành không chỉ cung cấp nguồn điện năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cả nước mà còn tạo nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, môi trường, thuỷ sản và ngăn lũ cho đồng bằng sông Hồng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, du lịch. Đó là cơ hội lớn cho các tỉnh Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng nhanh chóng thoátkhỏi đói nghèo, vươn lên thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá trong cả nước..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> C. NHỮNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP TỔNG KẾT 1. Hãy nêu những dấu tích cư trú lâu đời được phát hiện ở tỉnh Sơn La. 2. Tóm tắt nét chính sự phát triển của tỉnh Sơn La qua các thời thời kỳ lịch sử 3. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Sơn La. 4. Nêu ý nghĩa của bài thơ Quế Lâm Ngự Chế. 5. Tại sao nói Nhà tù Sơn La là trường học cách mạng cho mọi thế hệ? 6. Thực dân Pháp đã thiết lập chính sách cai trị và thực thi chính sách áp bức bóc lột tại Sơn La như thế nào? 7. Nêu diễn biến chính, đặc điểm, kết quả, ý nghĩa của phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng ở Sơn La cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? 8. Diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 tại Sơn La? 9. Đảng bộ tỉnh Sơn La ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa lịch sử? 10. Thành tựu cơ bản của Sơn La trong công cuộc đổi mới và phát triển? Thời cơ và thách thức của nhân dân Sơn La trong giai đoạn hiện nay?.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> D.TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình lịch sử địa phương. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) – Đỗ Hồng Thái- Hoàng Thanh Hải- Nguyễn Văn Đằng. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2005 2. Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học. Nguyễn Thị Côi (chủ biên)- Trần Quốc Tuấn- Trần Đức Minh. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2005. 3. Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Phan Ngọc Liên. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 4. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập I (1939 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002 5. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập II ( 1945 – 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chích trị quốc gia. Hà Nội, 2005 6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập III ( 1945 – 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chích trị quốc gia. Hà Nội, 2005 7. Tỉnh Sơn La 110 năm ( 1808 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 8. Nhà tù Sơn La (1808 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nhà in tỉnh Sơn La 9. Cách mạng thang 8 năm 1945 ở Sơn La. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000. 10. Khu căn địa Mộc Hạ- Mộc Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947- 1952). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 11. Căn địa Mộc Hạ. Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Lò Nét 1999. 12. Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. TS Thào Xuân Sùng. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998 13. Tài liệu giảng dạy lịch sử Sơn La. Nguyễn Thị Nhàn. 14. Nhân dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954). Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Đinh Hoàng Oanh, 2001..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 2. NHÀ TÙ SƠN LA, NƠI RA ĐỜI BÁO SUÓI REO Mươi, mười lăm năm nay, ai có dịp lên thị xã Sơn La đều thấy nơi đây có nét đẹp riêng, với những triền đồi, thảm cỏ uốn lượn trong phố và hoa lan khoe sắc trắng khi vào mùa. Ở thị xã Sơn La có một nhà tù đã được ví là "địa ngục trần gian" để giam cầm, đầy ải những người yêu nước Việt Nam, những chiến sĩ cộng sản dám đứng lên đấu tranh, lãnh đạo quần chúng giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, bình đẳng, bác ái cho mọi người. Ðã bị đầy ải lên nhà tù Sơn La thì mạng sống rất mong manh, bởi ngoài khí hậu khắc nghiệt, là sự đầy ải, tra tấn tàn bạo của bọn cai ngục. "Nước Sơn La, mà Tạ Bú", lên đây rất khó có ngày về. Nhà thơ cách mạng Xuân Thủy, năm 1941, khi bị đầy lên nhà tù Sơn La đã viết: "Lờ mờ cửa ngục thông ba lỗ/ Thăm thẳm hầm giam sâu mấy tầng/ Tháng tháng cơm xôi đau cả bụng/ Ðêm đêm sàn đá buốt sau lưng/ Ai ơi sốt rét đừng ra máu/ Non nước chờ xem ta vẫn vùng". Nhà tù Sơn La khi mới xây dựng năm 1908 chỉ là một nhà tù nhỏ với diện tích chừng 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng ra gấp nhiều lần ban đầu, có tháp canh, phòng giam, xà lim ngầm. Mùa hè, các phòng giam như các lò nung khi gió Lào tràn tới, còn mùa đông thì lạnh thấu xương... Bệnh sốt rét rừng, ăn uống kham khổ, làm việc lao lực khiến bao người tù mãi mãi không trở về. Trong một bức thư gửi Thống sứ Bắc Kỳ, Công sứ Sơn La Xanh-pu-lốp đã không cần giấu giếm về chế độ tàn bạo, mất tính người của nhà tù Sơn La: "Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng sáu tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm chúng suy nhược và trở nên hiền hòa". Với ý đồ đầy ải cho đến chết người cách mạng trung kiên, thực dân Pháp đã giam cầm ở đây biết bao chiến sĩ tiền bối của cách mạng Việt Nam như Tổng Bí thư Trường Chinh, các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy... Ðồng chí Tô Hiệu đã anh dũng hy sinh ở nhà tù Sơn La ngày 7-3-1944. Ngày nay, cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng từ một hạt đào hiếm hoi lọt vào trong nhà tù vẫn hàng ngày tỏa bóng mát bên góc nhà lao năm xưa và xuân về, những bông hoa đào lại khoe sắc thắm như nhắc nhở ai có dịp tới thăm lại "địa ngục trần gian" năm xưa về những giọt máu oai hùng mà các chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước năm xưa đã đổ ra để đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Cái nhà tù khủng khiếp đó khiến chính những kẻ đã xây ra nó không muốn ai được biết về tội ác ghê gớm do bọn thực dân gây ra nên năm 1952, khi phải rút chạy khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy cái nhà tù ghê rợn này. Thế nhưng chính ngay tại cái "địa ngục trần gian" ghê gớm đó, từ tháng 5-1941, những người cộng sản bị giam cầm ở đây vẫn bí mật cho ra tờ báo "Suối Reo" do các đồng chí Trần Huy Liệu, Xuân Thủy thay nhau làm chủ bút..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Ngày nay, tới thăm phòng trưng bày hiện vật lịch sử của nhà tù Sơn La ta sẽ được đọc những dòng lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng ở phòng trưng bày: "Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở lên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho giới cách mạng càng thêm cứng rắn".. HOÀNG HUY. 3. BÁC HỒ VỀ THĂM ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC (Ngày 7 tháng 5 năm 1959). Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người là hiện thân của lương tâm, trí tuệ Việt Nam, tinh hoa của dân tộc Việt Nam, tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng chúng ta. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha thân yêu. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, tình yêu thương để giải phóng con người, mang lại.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> hạnh phúc cho mọi người, trong đó có tình cảm đặc biệt dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-1959) và 4 năm thành lập Khu tự trị Thái-Mèo, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người mà đồng bào các dân tộc quen gọi với cái tên gần gũi là Bác Hồ đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ về thăm Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc Khu Tây Bắc. Từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 5 năm 1959, Bác Hồ đã về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc tại Thuận Châu, thắp hương các liệt sĩ tại nghĩa trang Nhà tù Sơn La, thăm và nói chuyện với đồng bào Yên Châu, Mộc Châu. Thời gian ngắn ngủi nhưng lời nói ân tình, lời chỉ bảo ân cần của Người và những tình cảm đặc biệt của Người đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Trong mấy năm kháng chiến, đồng bào và bộ đội đã đoàn kết chặt chẽ với nhau, kháng chiến anh dũng, bảo vệ bản mường, đánh thắng giặc Pháp ở Ðiện Biên Phủ, giải phóng đất Tây Bắc, góp phần giành lại tự do độc lập của Tổ quốc chúng ta. Từ khi hoà bình lập lại, đồng bào các dân tộc, bộ đội và cán bộ lại càng đoàn kết chặt chẽ, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Ðảng và Chính phủ khen ngợi tinh thần đoàn kết kháng chiến cũng như tinh thần đoàn kết sản xuất của tất cả đồng bào, bộ đội và cán bộ. Hiện nay, cả miền Bắc nước ta đang ra sức xây dựng CNXH, hợp tác hóa nông nghiệp, mở mang thêm công nghiệp, phát triển văn hóa, củng cố quốc phong, làm cho miền Bắc nước ta trở nên nền tảng vững mạnh trong công cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Ðồng bào, bộ đội và cán bộ toàn Khu ta cần ra sức thi đua sản xuất và tiết kiệm đưa Khu tự trị tiến dần lên CNXH, làm cho đời sống ngày càng ấm no và vui tươi hơn nữa. Ðể đạt mục đích ấy, đồng bào toàn Khu cần phải nhớ và làm những việc sau đây: Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, gặt cho tốt vụ chiêm, chuẩn bị tốt vụ mùa, đồng thời phải ra sức bảo vệ rừng cho tốt. Củng cố thật tốt các tổ đổi công và hợp tác xã theo đúng nguyên tắc tự nguyện, tự giác, gia sức cải tiến kỹ thuật, làm mương phai cho tốt, làm phân bón cho nhiều, cày bừa cho kỹ đề phòng sâu bọ, thú rừng. Phát triển bình dân học vụ khắp nơi, làm thêm nhà trường cho con em có chỗ học. Chăm lo vệ sinh, phòng bệnh, làm cho bản mường sạch sẽ, đồng bào mạnh khoẻ, sửa sang và giữ gìn đường xá để đi lại cho dễ dàng, củng cố các tổ chức dân quân và tự vệ, làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự. Trong mọi công việc phải ra sức giúp đỡ đồng bào ở rẻo cao. Làm tốt những việc đó, thì kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa năm nay nhất định sẽ hoàn thành, đời sống các dân tộc ở Khu ta càng no ấm, vui tươi hơn. Bộ đội phải làm cho được những việc sau đây: Nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ biên giới Tổ quốc. Tiến hành tốt công tác chỉnh đốn chính trị và huấn luyện quân sự. Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chú ý cải thiện đời sống, ra sức xây dựng nông trường gương mẫu, dần dần phát triển công nghiệp địa phương. Ra sức giũp đỡ và tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt tổ đổi công và hợp tác xã, làm tốt công tác dân quân và nghĩa vụ quân sự. Bộ đội ta có nhiều thành tích thi đua tiến nhanh vượt mức kế hoạch, nhưng không nên tự mãn với thành tích đó mà còn phải nâng cao quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ còn phải cố gắng hơn nữa để lập những thành tích to lớn hơn nữa về công tác học tập và lao động sản xuất. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm những việc sau đây: Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao trình độ giác ngộ XHCN, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, triệt để phục vụ nhân dân phục vụ cách mạng; cán cán.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> bộ địa phương thuộc các dân tộc phải ra sức công tác, học tập văn hóa, chính trị và nghiệp vụ, đoàn kết chặt chẽ với anh em các bộ ở nơi khác đến. Các cán bộ ở nơi khác đến thì phải yên tâm tích cực công tác, hết lòng giúp đỡ và đoàn kết với anh em cán bộ địa phương. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, làm gương mẫu cho đồng bào. Trong mọi việc, hoàn thành tốt những nhiệm vụ Ðảng và Chính phủ đã giao cho, để làm cho Khu tự trị ngày càng phồn thịnh. Các cháu thiếu nhi phải học tập tốt, lao động tốt, giữ kỷ luật tốt, giữ gìn vệ sinh thật tốt. Hiện nay, trên thế giới phe ta rất mạnh, các nước XHCN, đứng đầu là Liên Xô rất mạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh rất mạnh, phong trào gìn giữ hoà bình trên thế giới rất mạnh. Nước ta thì miền Bắc tiến bộ rất mạnh, miền Nam mặc dù bọn Mỹ-Diệm ra sức củng cố đàn áp, nhưng phong trào đấu tranh của đồng bào ta rất mạnh. Tôi mong rằng đồng bào, bộ đội và cán bộ Khu tự trị đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã thi đua càng ra sức thi đua hơn nữa để hoàn thành kế hoạch Nhà nước, để làm cho Khu tự trị ngày càng giàu có, để góp phần củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Ðồng bào Khu tự trị đã từng cùng bộ đội ta đánh thắng trận Ðiện Biên Phủ đuổi hết giặc Tây, giải phóng đất nước. Ngày nay, đồng bào bộ đội và cán bộ lại càng phải cùng nhau đoàn kết phấn đấu để dành lấy một thắng lợi to hơn nữa là tiêu diệt cho hết giặc đói, giặc dốt, làm cho mọi người đều được no ấm, đều biết chữ, làm cho mọi người đều được hưởng hạnh phúc, yên vui. Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng gặp mặt đông đủ đại biểu quân dân, chính, đảng và các đại biểu các dân tộc Thái, Mèo, Mường, Mán, Thổ, UNi, Xá, Lô Lô, Phù Lá, Chi La, Puộc, Lào, Lự, Dao, Len Ðen, Cò Sung, Xạ Phang, Mãng Pư, Cùi Chu, Hoa, Kinh,? Một lần nữa, chúng tôi chúc tất cả: Người người mạnh khoẻ Ðoàn kết chặt chẽ Hăng hái thi đua Thành công vui vẻ. Ngày 7 tháng 5 năm 1959. F. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình lịch sử địa phương. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) – Đỗ Hồng TháiHoàng Thanh Hải- Nguyễn Văn Đằng. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2005 2. Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học. Nguyễn Thị Côi (chủ biên)- Trần Quốc Tuấn- Trần Đức Minh. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2005. 3. Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Phan Ngọc Liên. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 4. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập I (1939 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002 5. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập II ( 1945 – 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chích trị quốc gia. Hà Nội, 2005 6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập III ( 1945 – 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chích trị quốc gia. Hà Nội, 2005 7. Tỉnh Sơn La 110 năm ( 1808 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 8. Nhà tù Sơn La (1808 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nhà in tỉnh Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 9. Cách mạng thang 8 năm 1945 ở Sơn La. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000. 10. Khu căn địa Mộc Hạ- Mộc Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1947- 1952). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 11. Căn địa Mộc Hạ. Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Lò Nét 1999. 12. Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. TS Thào Xuân Sùng. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998 13. Tài liệu giảng dạy lịch sử Sơn La. Nguyễn Thị Nhàn. 14. Nhân dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Đinh Hoàng Oanh, 2001.. xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU 1. Đối tượng sử dụng: Giáo viên - học sinh THCS, giảng viên - sinh viên (chuyên ngành văn - sử) và các cá nhân quan tâm tới Lịch sử địa phương Sơn La. 2. Mục tiêu chung: Sau khi học xong tài liệu này, học sinh: 2.1 Kiến thức: Nắm được những nét khái quát cơ bản về lịch sử địa phương Sơn La từ nguồn gốc đến 2005 (điều kiện tự nhiên, dân cư, những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu của Sơn La,…..) 2.2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát, miêu tả, tường thuật, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá…. 2.3. Thái độ: - Có tình yêu quê hương, có tình cảm gắn bó với địa phương nơi học sinh đang sinh sống. - Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả mà quê hương đạt được trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. 3. Thời lượng: 7 tiết. - Lớp 6: 1 tiết - Lớp 7: 3 tiết - Lớp 8: 1 tiết - Lớp 9: 2 tiết 4. Cấu trúc: Gồm các phần sau: Lớp 6: Bài: Sơn La miền đất và con người (1 tiết) Lớp 7: Bài 1: Quá trình thành lập tỉnh và sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La (1 tiết) Bài 2: Các di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Sơn La (2 tiết) Lớp 8: Bài: Phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân Sơn La từ 1888 đến 1946 (1 tiết).

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Lớp 9: Bài 1: Lịch sử Sơn La từ 1946 đến 1976 (1 tiết) Bài2 Lịch sử Sơn La từ 1976 đến 2005 (1 tiết) C. Những vấn đề ôn tập tổng kết. D. Bảng tra thuật ngữ. E. Phụ lục. F. Tài liệu tham khảo. 5. Cách sử dụng tài liệu: - Là tài liệu để GV lịch sử ở trường THCS giảng dạy phần lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử THCS. - Phần tổ chức hoạt động dạy học chỉ có tính chất gợi ý định hướng giúp GV truyền tải được nội dung đến người học..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> B. NỘI DUNG Lớp 6: Tiết thứ 35. BÀI 1. SƠN LA MIỀN ĐẤT VÀ CON NGƯỜI (1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: - Biết một số nét khái quát về vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá và xã hội tỉnh Sơn La. - Biết một số di chỉ khảo cổ ở tỉnh Sơn La. 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét. 1.3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương Sơn La. 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ: 2.1.1Khái quát điều kiện tự nhiên Sơn La Vị trí địa lý. Sơn La là một tỉnh miền núi vùng biên gi ới, n ằm ở phía Tây B ắc n ước CHXHCN Việt Nam. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 14055km 2 ( bằng 4,25% diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước). Toạ độ địa lý từ 20029’ đến 20002’ vĩ bắc, 103015’ đến 105002’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và n ước CHDCND Lào; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp t ỉnh Đi ện Biên; có chung chung đường biên giới Việt- Lào dài 250 km, có chiều dài giáp ranh v ới các tỉnh khác là 628 km. Đặc điểm địa hình: Sơn La có độ cao 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia c ắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có hai cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh Sơn La nằm trên trục Quốc lộ 6; Hà Nội – Sơn La – Điện Biên, cách Hà Nội 320km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu qu ốc gia v ới nước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng) vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích gần một triệu ha đất rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn sông Đà, điều tiết nguồn n ước cho công trình thuỷ điện Hoà BÌnh và công trình thuỷ điện Sơn La sắp tới. Việc thông thương ra nước ngoài và ra các tỉnh khác phải nhờ vào hệ thống đường bộ (đường 6, đường qua cầu Tạ Khoa) và đường sông (còn nhiều khó khăn); đường bay hàng không Nà Sản- Hà N ội đã đ ược m ở song qui mô còn nhỏ chủ yếu để vận chuyển hành khách. Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhi ều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghi ệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Tài nguyên thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Sơn La là một có diện tích rừng và đất có khả năng phát tri ển lâm nghi ệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá tr ị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Hiện nay diện tích rừng của Sơn La là 480.057ha, rừng trồng 41.047ha. Đ ộ che phủ của rừng đạt khoảng 40%, còn thấp so với yêu cầu - nhất là đối v ới một tỉnh có độ dốc lớn, mưa chủ yếu tập trung theo mùa. Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (M ộc Châu) 38.000 ha; Sốp Cộp (Sốp Cộp) 27.700 ha; Copia (Thuận Châu) 9.000 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. 2.1.2 Điều kiện văn hoá – xã hội Tính đến tháng 10 - 2005, tỉnh Sơn La có 1 thành Phố, 10 huy ện v ới 8 th ị trấn , 4 phường, 189 xã. Dân số trên 1 triệu người với mật độ dân số 69 người/m2 bao gồm 12 dân tộc cùng sinh sống trên 3 địa bàn vùng cao, vùng gi ữa, vùng thấp, trong đó người Thái chiếm khoảng 60% dân số. Về mặt XH, trước CM tháng 8/1945, quan hệ XH ở Sơn La một mặt bị chi phối bởi quan hệ thực dân nửa phong kiến, mặt khác, tuỳ từng vùng dân t ộc mà bị chi phối bởi quan hệ khác. Vùng người Thái tồn tại chế độ Phìa, T ạo; người Mường: Lang, Đạo; người Hmông: Thống quán, Thống lý, Quan sư; Sen, Qu ản, Khun ở vùng người Khơmú…Trong XH cổ truyền có các dòng họ quý t ộc n ắm quyền hành ở các địa phương như: họ Cầm, họ Lò, họ Hoàng, họ Bạc… Bản làng được coi là đơn vị của XH gồm những gia đình của một hay vài dân tộc cùng cư trú. Mỗi thành viên trong bản làng đều có trách nhi ệm gánh vác chung công việc công ích cũng như chia sẻ với nhau những cống nạp hoặc lao dịch cho bọn thống trị, cùng nhau đoàn kết, tương trợ nhau. Các trách nhi ệm được qui định thành lệ.Nhìn chung, XH cổ truyền ở Sơn La là m ột XH ch ậm phát triển và phát triển không đều giữa các dân tộc. Sau ngày giải phóng, nhân dân các dân tộc Sơn La dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước mà trực tiếp là Đảng bộ các địa phương đã phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc ra sức xây dựng quê hương, phát triển kinh tế- XH, đảm bảo an ninh quốc phòng, làm tròn nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam, Lào, Căm pu chia. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,nhân dân Sơn La đã đồng sức đồng lòng xây dựng, bảo quê hương, cùng nhau thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng v ới các tỉnh b ạn vùng Tây Bắc ra sức xây dựng Tây Bắc thành hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc. 2.1.3 Lịch sử Sơn La qua các di chỉ khảo cổ Theo tài liệu khảo cổ, chúng ta ngược dòng thời gian trở về quá kh ứ xa x ưa, trên mảnh đất Sơn La ngày nay đã diễn ra cuộc sống của loài người. Họ đã bi ết lấy hang động, mái đá làm nơi cư trú ngụ tránh mưa, tránh nắng và thú dữ, để đùm bọc nhau duy trì cuộc sống và giống nòi. Dù là bầy người Nguyên thu ỷ hay chế độ thị tộc mẫu hệ hoặc phụ hệ, sống theo kiểu quần hôn hay trong gia đình một vợ một chồng…Họ đã tìm ra tư liệu sản xuất. Đây chính là động lực thúc đẩy sự biến đổi mạnh mẽ và là yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Những tài liệu phát hiện tại các di chỉ khảo cổ ở Sơn La, theo phân kì l ịch.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> sử thuộc các thời đại đồ đá (đá cũ, đá giữa, đá mới), đồ kim khí (đồ đồng, đồ sắt), những di chỉ ấy phân bố rộng rãi ở các huyện thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã trong các hang động hoặc trên thềm sông cổ của hai con sông trên. Nh ư vậy từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay, thì dọc theo hai bờ của các con sông này v ẫn là nơi cư ngụ đông đúc của con người. Công cụ lao động của con người thời cổ đại hết sức đơn gi ản, cu ộc s ống bấp bênh phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Cách ngày nay khoảng 11.000 năm đến 6000 năm, khí h ậu nóng dân lên mưa nhiều hơn đã dẫn đến một sự thay đổi của con người thời cổ như địa bàn cư trú, trình độ chế tác công cụ lao động… con người bước vào thời kì đá m ới. Con người Sơn La thời kì này có sự thay đổi đáng chú ý đó là nơi cư trú của họ; đa phần con người cư ngụ trong các hang động, mái đá ( chỉ còn ¾ di ch ỉ ngoài tr ời) (Bản đồ số 3). Đến thời kì này ngoài công cụ lao động truyền thống đã xuất hiện nhiều loại công cụ đá mới được mài, với nhiều loại hình thích h ợp v ới từng công việc. Đặc biệt vào cuối thời đá mới xuất hiện đồ Gốm tuy nhiên, G ốm th ời này còn thô trang trí hoa văn đơn giản. Qua các hiện vật khai quật được các nhà khảo c ổ h ọc cho r ằng: Th ời kì này cư dân Sơn La đã bước vào nền nông nghiệp sơ khai mà hoạt đ ộng chính là trồng trọt và thuần hoá vật nuôi. Cách ngày nay 6000 năm đến 3000 năm con người cổ Sơn La bước sang giai đoạn mới đó là thời kì hậu đá mới. ở thời này nơi cư trú không có thay đổi lớn vẫn là các hang động, mái đá nhưng những di chỉ khảo cổ tăng lên r ất nhi ều (41/14 di chỉ). Về kĩ thuật chế tác cũng tiến bộ hơn nhiều không nh ững phong phú về chủng loại mà còn tinh sảo sắc bén hơn nhờ biết dùng kĩ thu ật mài toàn thân, đạt hiệu quả lao động cao hơn. Bên cạnh công cụ đá còn xu ất hi ện thêm đ ồ trang sức và công cụ bằng xương thú. Như thế, bên cạnh loại vật liệu ch ế tác bằng đá con người đã tìm ra vật liệu mới để chế tác công cụ ngày càng tinh s ảo và tối ưu hơn. Nhờ sự tiến bộ trong chế tác công cụ lao động, cu ộc s ống con ng ười đ ược cải thiện đáng kể của cải dư thừa trong xã hội ngày một tăng. Thông qua m ột loạt di chỉ khảo cổ trong thời kì này mà chúng ta có th ể khẳng định r ằng S ơn La cùng một số nơi khác trong nước đã bước vào thời đại văn minh. Trải qua buổi đầu dựng nước, đó là thời Văn Lang – Âu Lạc. Đồ đồng phát hiện tại Sơn La chủ yếu là công cụ lao động, vũ khí, nh ạc khí, đồ đựng…các di chỉ cũng vẫn ở ven sông Đà, sông Mã. (bản đ ồ). Với s ự xu ất hiện của nhạc khí chúng ta có thể khẳng đinh: Đời sống tinh th ần của con ng ười thời kì này cùng phát triển hơn trước có thể đó là các hình thức ca hát, nh ảy múa, tế lễ… Như vậy, qua những di chỉ khảo cổ tìm thấy chúng ta bi ết con ng ười S ơn La thời kì này đã chinh phục và bước đầu cải tạo được tự nhiên bắt tự nhiên ph ục vụ cuộc sống của mình và đó cũng là bước đi chung của các cư dân thời cổ đại nói chung. 2.2. Kênh hinh: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ hành chính Sơn La - Tranh ảnh các dân tộc Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Bản đồ phân bố một số di chỉ khảo cổ ở Sơn La 3. Phương tiện hỗ trợ: Máy chiếu, giấy tron, bút dạ, phiếu giao việc. 4. Cách tổ chức các hoạt động I. Khái quát điều kiện tự nhiên Sơn La 1.Vị trí địa lý. - Sơn La là một tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc nước CHXHCN Việt Nam 2. Đặc điểm địa hình: - Sơn La có độ cao 600 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên 3. Khí hậu: - Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa 4. Tài nguyên thiên nhiên - Sơn La là một có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La (20 phút) - GV thuyết trình tích cực - Sử dụng lược đồ hành chính tỉnh Sơn La - Chia nhóm - giao việc +N1: Xác định vị trí địa lí tỉnh Sơn La +N2: Đặc điểm địa hình +N3: Khí hậu +N4: Tài nguyên… - Đại diện các nhóm trình bày -> nghe, bổ sung - GV nhận xét kết luận chung. Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận trình bày trên giấy A0. II. Điều kiện văn hoá – Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia các đơn vị hành chính, dân cư (10 phút) xã hội - Hiện nay tỉnh Sơn La có 1 thành phố, 10 huyện và 8 thị trấn…. - Dân tộc ở Sơn La. - GV thuyết trình tích cực - Sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Sơn La ? Kể tên các đơn vị hành chính của tỉnh Sơn La ? Kể tên các dân tộc sinh sông trên mảnh đất Sơn La - Đọc tài liệu, liên hệ thực tế…. - GV nhận xét kết luận. Nghe, tiếp nhận thông - Quan sát bản đồ xác định - Đọc tài liệu …. III. Lịch sử Sơn La qua Hoạt động 3: Tìm hiểu và xác định một số di chỉ các di chỉ khảo cổ khảo cổ tiêu biểu trên địa bàn Sơn La (15 phút) - Sử dụng bản đồ di chỉ khảo cổ - GV thuyết trình tích cực - Chia nhóm: N1: Quan sát xác định bản đồ các di tích đá cũ N2: Quan sát bản đồ hậu kì đá mới N3: Quan sát các di tích sơ kì đá. - HS quan sát trên bản đồ và xác định một số di chỉ khảo cổ tiêu biểu ở Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> mới 5. Câu hỏi đánh giá : - Nêu vị trí địa lí tỉnh Sơn La trên bản đồ hành chính nước CHXHCN Việt Nam. - Các di chỉ khảo cổ ở Sơn La, nét tương đồng với các nền văn hoá khác trên đất nước Việt Nam. Lớp 7: BÀI 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỈNH VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TÊN GỌI HÀNH CHÍNH SƠN LA (1tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: Biết được truyền thống đấu tranh của nhân dân Sơn La trước khi thành lập tỉnh và quá trình ra đời của tên gọi hành chính Sơn La. 1.2. Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích, nhận xét. 1.3.Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương. 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ: 2.1.1 Truyền thống bảo vệ quê hương trước khi thành lập tỉnh Khái quát lịch sử phát triển tỉnh Sơn La trước khi thực dân Pháp xâm lược Tây Bắc. Từ thủa Hùng Vương dựng nước, khi ấy thuộc bộ Tân Hưng. Sau đó trong hàng ngàn năm, cho đến thời Lý, địa phương thuộc đạo Lâm Tây. Qua một thời gian mang tên là đạo Đà Giang. Năm 1397, dưới triều Trần, Sơn La nằm trong trấn Thiên Hưng - đây là thời kì đồng bào các dân tộc anh em dựng lên nhiều châu mường. Trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoá, Quan Sơn , Mường Lát của Thanh Hoá, tỉnh Hủa Phăn của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hoá 24-5- 1886, thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Thanh Hoá) tách từ tỉnh Hưng Hoá thành cấp tương đương với tỉnh. Từ 3/12/1887, Pháp đánh chiếm Sơn La. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng do so sánh lực lượng không có lợi nên không cản được bước tiến của quân thù nhiều trận đánh lớn nổ ra ở Ít Ong, Mường Trai, pháo đài Dua Cá (Bản Cá)…ngoài ra còn nhiều cuộc đấu tranh khác. Cơ bản đến năm 1895, Pháp cơ bản hoàn thành bình dịnh tỉnh Sơn La Truyền thống bảo vệ quê hương trước khi thành lập tỉnh Từ thời Hùng Vương các dân tộc Sơn La đã chung lưng đấu cật xây dựng, bảo vệ đất nước. Đầu thế kỉ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, nhân dân kháng chiến khắp nơi. Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra và thành trung tâm của phong trào chống quân Minh. Ở Sơn La, các thủ lĩnh Châu, Mường như: Sa Khả Sâm, Cầm Quý, Cầm Lạn ( Mộc Châu) đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đánh thắng quân Minh xâm lược giành độc lập cho đất nước. Sa Khả Sâm được phong tước đứng đầu lộ Đà Giang và được đổi sang họ Lê của nhà vua..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ở thế kỉ XVIII, khi chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn rối ren việc cai quản Tây Bắc lỏng lẻo, lợi dụng tình hình đó giặc Phẻ từ Bắc Lào và Vân Nam sang cướp phá Sơn La, nhân dân Sơn La đã phối hợp cùng với thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất đánh duổi giặc Phẻ ra khỏi Tây Bắc nước ta. Cuối thế kỉ XIX, “ Giặc Cờ Vàng” tàn quân của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình thiên quốc ở Trung Quốc sang cướp phá, chém giết… nhân dân Sơn La vô cùng cơ cực, không chịu sự áp bức nhân dân Tây Bắc đã thành lập những đội quân dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh Châu, Mường đã phối hợp với quân tỉnh Hưng Hoá chiến đấu chống giặc cờ vàng, nhiều cuộc chiến ác liệt nổ ra ở Ít Ong ( Mường La), Chiềng An (Thị xã), Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên ,đến 1880 Sơn La đã đuổi được giặc Cờ Vàng. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873), lần thứ hai (1882) đội quân Sơn La tham gia đánh giặc, giết chết tướng giặc tại Cầu Giấy. Ngoài ra còn tham gia những trận đánh khác ở Sơn Tây, Tuyên Quang…tham gia khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, Giàng Nủ Cư Lâu ( Hmông), Đặng Phúc Thành (Dao), Cầm Văn Thanh (Thái)…được đông đảo nhân dân hưởng ứng làm cho Pháp vô cùng lo sợ và làm chậm bước tiến của quân thù lên Tây Bắc. Từ 3/12/1887, Pháp đánh chiếm Sơn La. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng do so sánh lực lượng không có lợi nên không cản được bước tiến của quân thù nhiều trận đánh lớn nổ ra ở Ít Ong, Mường Trai, pháo đài Dua Cá (Bản Cá)…ngoài ra còn nhiều cuộc đấu tranh khác: phong trào “Quan Sinh” do Thôn Sâu lãnh đạo (Phù Yên), Nghĩa Lộ (Lai Châu); Cẩm Khê (Phú Thọ); đồng bào Mông ở Ngọc Chiến, Hiếu Trai, Tạ Bú (Mường la) do Chu Năm làm thủ lĩnh … gây cho địch nhiều thiệt hại.Cơ bản đến năm 1895, Pháp cơ bản hoàn thành bình định tỉnh Sơn La. 2.1.2 Quá trình thành lập tỉnh và sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La Đến giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XIX, cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương cũng lần lượt bị dập tắt. Thực dân Pháp gấp rút tạo dựng bộ máy thống trị để chuẩn bị cho khai thác thuộc địa của chúng ở Việt Nam và Đông Dương. Chúng chuyển dần những vùng được bình định vốn đặt dưới chế độ quân quản sang chế độ dân sự để bắt tay vào khai thác. Ngày 24- 5 -1866, Tổng trú sứ Trung - Bắc Kì ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh. Ngày 20 - 3 -1888, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự. Từ 4- 1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La Ngày 4-9- 1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định qui định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (Đạo quan binh thứ tư) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài ( tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá) và tổng Cự Thắng (tách từ huyện Thanh Thuỷ, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do một trung tá làm Tư lệnh. Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập một tiểu quân khu trực thuộc đạo Quan binh thứ tư Sơn La, thủ phủ đặt ở Vạn Bú. Địa bàn tiểu quân khu gồm phủ Vạn Yên( châu Mộc, Phù Yên); phủ Sơn La( châu Sơn La, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận châu, Tuần Giáo, Điện Biên). Tất cả được tách từ tỉnh Hưng Hoá. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tiểu quân khu Vạn Bú thuộc đạo Quan binh 4 là vùng đất quân quản sang chế độ dân sự. Tên Caya làm phái viên chính phủ bảo hộ tại Vạn Bú (thay thiếu tá Noócminô) với cương vị là quan chưởng ấn (quan chủ tỉnh) đầu tiên. Lỵ sở đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai- thủ phủ của Tiểu khu Vạn Bú. Với việc chuyển Vạn Bú sang chế độ dân sự, chính quyền.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> thuộc địa cho rằng địa bàn này đã được bình định. Ngày 10- 10- 1895 thành thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. Đồng thời với việc thiết lập chế độ dân sự ở Vạn Bú, chính quyền thuộc địa còn nhập tiểu khu Lai Châu (thành lập 5/6/1893) vào địa hạt này. Do đó, địa hạt Vạn Bú gồm: phủ Vạn Yên( châu Mộc, châu Phù Yên); phủ Sơn La( châu Sơn La, châu Yên, Mai Sơn, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên, châu Lai, châu Luân, Quỳnh Nhai, Phong Thổ). 2.2. Kênh hình:  Bản đồ Việt Nam thể kỷ XVIII. 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học 3.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học:  Giáo án và các phương tiện dạy học khác 3.2. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm( 1895 - 2005). BCH Đảng bộ Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học. I. Truyền thống bảo vệ quê hương trước Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi khi thành lập tỉnh tên gọi và cương vực địa lý (20 phút) 1.Lịch sử phát triển tỉnh Sơn La … - Thủa Hùng Vương dựng nước, Sơn La -GV thuyết trình tích thuộc bộ Tân Hưng là 1 trong 15 bộ của cực Các nhóm nước Văn Lang. Riêng tên “Sơn La” xuất ? Tên “Sơn La” xuất nhận hiện đầu tiên vào giữa thế kỉ XVIII dưới hiện đầu tiên vào thời nhiệm vụ thời Lê - Trịnh gian nào? HĐ nhóm xác định đôi nội dung kiến thưc - 24/5/1886: thành lập châu Sơn La (thuộc thảo luận phủ Gia Hưng, tỉnh Thanh Hoá) tách từ ? Trình bày khái quát tỉnh Hưng Hoá thành cấp tương đương với nét chính quá trình tỉnh thành lập tỉnh và sự ra - 9/9/1891, thuộc đạo Quan binh 4 đời của tên gọi hành (4/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra chính Sơn la. - Đại diện Nghị định qui định địa bàn của Đạo quan nhóm binh Sơn La - gọi đạo Quan binh thứ 4) àVới việc chuyển Vạn trình bày - 27/2/1892: Thành lập Tiểu quân khu Vạn Bú sang chế độ dân sự, Bú gồm 2phủ, 8châu chính quyền thuộc địa - 10/10/1895, thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lị cho rằng địa bàn này ở Vạn Bú (Tạ Bú) đã được bình định. - 23/8/1904 đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh Ngày 10- 10- 1895 lị chuyển về nơi ngày nay là thị xã Sơn La thành thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. - GV NX, KL I. Truyền thống bảo vệ quê hương trước Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền khi thành lập tỉnh. thống đấu tranh bảo vệ quê hương - Từ thời Hùng Vương, các dân tộc Sơn La trước khi thành lập tỉnh.(20phút) đã chung lưng đấu cật xây dựng bảo vệ đất - Chia lớp thành 3 Suy nghĩ nước nhóm liên hệ -Năm 1397, dưới triều Trần, Sơn La nằm trình bày - Y/c: đọc tài liệu.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Trình bày trên giấy A0 - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nghe, nhân xét, bổ sung. SV đọc tài liệu khái quát nét chính - trình bày. trong trấn Thiên Hưng - Trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man. - Năm 1479 Sơn La chính thức sát nhập vào Đại Việt - Đầu thế kỉ XV, nhân dân Sơn La dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương cùng Hoạt động 3: củng cố (5 phút): Sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La có vị trí ý nghĩa như thế nào đối với tỉnh Sơn La trong khu vực Tây Bắc? 5. Câu hỏi đánh giá - Kể các tên đã được đặt cho tỉnh Sơn La qua các thời kì. - Truyền thống đấu tranh của nhân dân Sơn La trước các thế lực ngoại xâm từ thời Hùng Vương đến những năm cuối thế kỉ XIX. BÀI 2:CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ TỈNH SƠN LA (2tiết) 1:Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: Biết được các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La. 1.2. Kỉ năng: phân tích, so sánh 1.3. Thái độ :Trân trọng các di tích Lịch sử - văn hoá 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ: Khái quát một số di tích lịch sử , văn hoá của tỉnh Sơn La 2.1.1 Di tích Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế và đền thờ vua Lê Thái Tông. Tại trung tâm thị xã Sơn La có một di tích lịch sử - văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”, bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông. Để bảo vệ vững chắc miền biên cương phía Tây của Tổ quốc vị Vua trẻ Anh minh, tài thao lược Lê Thái Tông (1423 - 1442) đã 2 lần thân chinh cầm quân lên Miền Tây dẹp loạn phản nghịch vào tháng 3 năm Canh Thân 1440 và 1441. Vua Lê Thái Tông đã để lại nơi đây bút tích một bài thơ bằng chữ Hán "Quế Lâm Ngự Chế" được khắc trên một vách đá nhằm khẳng định sự thống nhất của đất nước và mong muốn thiên hạ thái bình. Bài thơ có 140 chữ Hán tạm dịch như sau: “Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm Thổ tù sao lại dám quên thân? Thế gian đã có anh hùng chúa Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thân Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm Hang cùng đã ấm áp hơi xuân.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Yên được dân lành nhơ nhớp hết Dân xa được hưởng tấm lòng nhân” Trải qua hơn 500 năm dãi dầu mưa nắng cùng những biến động của lịch sử những nét chữ khắc tạc vào vách đá vẫn còn rõ nét. Đền thờ Vua Lê Thái Tông mang dáng dấp kiến trúc Đền cổ Việt Nam với các hoạ tiết mang đậm nét tâm linh của dân tộc, được khởi công tháng 9/2001, khánh thành 22/01/2003 để ghi nhớ công đức của nhà Vua, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân địa phương. Di tích lịch sử - văn hoá này nằm trên địa phận tổ 2, phường Chiếng Lề, thị xã Sơn La.. 2.1.2 Nhà tù Sơn La. Nằm trên đồi Khau Cả nơi bao quát toàn cảnh thị xã Sơn La, nhà tù Sơn La được mệnh danh là “địa ngục trần gian” ở núi rừng Tây Bắc. Đây được coi như là “ngôi sao đỏ” trong hệ thống di tích cách mạng thời kháng chiến của Việt Nam, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962, hằng năm đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước ghé thăm. “Non cao bốn mặt trùng trùng Ngàn cây man mác, rậm rừng hoang vu Một vùng trời đất âm u. Đêm hiu hắt lạnh, ngày mù mịt sương” Nhà tù Sơn La được xây dựng vào năm 1908, ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ cấp tỉnh với diện tích 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng diện tích lên gấp ba lần, nhà ngục Sơn La nổi tiếng trong các nhà tù của thực dân Pháp là nhà tù thép, là nơi giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Với những căn phòng tối bằng gạch và đá khá kiên cố, mái lợp tôn, mùa hè nơi đây tựa một lò nung và mùa đông thực sự là một chiếc tủ lạnh trong gió mùa biên ải khắc nghiệt. Giữa những bức tường nhà ngục đổ nát như là minh chứng cho những tội ác dã man của kẻ thù, tình cờ tôi đã gặp bác Trần Nguyên, một cán bộ thông tin của chiến trường miền Đông Nam Bộ, từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lặn lội từ Quân khu 4 ra thăm. Ông ra thăm với mục đích duy nhất là muốn được nghe lại những câu chuyện cảm động về hoạt động của chi bộ đảng nhà tù Sơn La, đi thăm và cảm nhận về sự dã man của thực dân Pháp qua những chứng cứ lịch sử. Cây đa bản Hẹo là địa điểm liên lạc bí mật giữa Trung ương Đảng với chi bộ nhà tù Sơn La. Từ địa điểm liên lạc này, Chi bộ nhà tù Sơn La nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Trung ương Đảng để tổ chức lãnh đạo đấu tranh giải phóng nhà tù, đưa các cán bộ trung kiên của Đảng trở về với phong trào cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng 2.1.3 Căn cứ địa Mộc Hạ xưa và nay. Trong kháng chiếng chống Pháp xâm lược, vùng Mộc Hạ là địa bàn được Tỉnh ủy Sơn La chọn để xây dựng căn cứ lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ. Vùng căn cứ Mộc Hạ có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi quy tụ sáu dân tộc anh em Thái, Mường, Dao, Mông, Kinh và Hoa cùng chung sống. Trước Cách mạng tháng Tám, vùng này đất rộng người thưa, nghèo nàn lạc hậu, cuộc sống của người dân đầy tăm tối dưới ách của chế độ phìa-tạo hà khắc. Kẻ thù dùng thủ đoạn "chính sách ngu dân" để dễ bề bóc lột, gây mâu thuẫn, chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc. Đảng bộ Sơn La đã xác định để chiến thắng kẻ thù phải biết động viên sức mạnh của nhân dân và dựa vào quần chúng nhân dân. Với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc vùng hạ huyện Mộc Châu đã đoàn.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> kết chặt chẽ, chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, phát triển phong trào kháng chiến rộng khắp toàn tỉnh, góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Sơn La và vùng Tây Bắc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Ngày nay Mộc Hạ đã thực sự chuyển mình nhờ cơ sở hạ tầng đã được Nhà nước đầu tư xây dựng. Con đường nối trung tâm các xã Quang Minh - Mường Tè đã được nâng cấp trải nhựa; tuyến đường liên xã Song Khủa – Liên Hòa cũng đang được nâng cấp, đến cuối năm nay sẽ được khánh thành. Trung tâm cụm xã Tô Múa đã và đang trở thành một trung tâm thị tứ sầm uất, là nơi đặt nhà máy chế biến, thu mua các loại chè của người nông dân. Tại xã Sông Khủa đang xây dựng một trường phổ thông trung học đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong vùng. 2.2. Kênh hình : - Lược đồ căn cứ địa Mộc Hạ. - Cuộc sống mới của nhân dân Mộc Hạ hôm nay. 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học: 3.1. Thiết bị dạy học: Giáo án, phiếu giaoviệc, giấy A4, A0 3.2. Tài liệu tham khảo: - Lịch sử tỉnh đảng bộ Sơn La -Tập I(1939-1954). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. NxbChính trị quôc gia. Hà Nội, 2002. - Khu căn cứ địa Mộc Hạ - Mộc Châu trong kháng chiến chống thực dân pháp (1947 1952). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. - Căn cứ địa Mộc Hạ - luận văn nhạc sĩ khoa học lịch sử. Lò Nét, 1999. 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học. I. Khái quát một số di tích lịch sử , văn hoá của tỉnh Sơn La - Sơn La có 87 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đã được kểm kê, trong đó có 3 di tích kiến trúc nghệ thuật, 33 di tích khảo cổ học, 37 di tích lịch sử văn hoá, 14 di tích danh lam thắng cảnh. - Trong đó có 10 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 11 di tích được tỉnh Sơn La xếp hạng. II. Nhà tù Sơn La.. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số di tích lịch sử, văn hoá tỉnh Sơn La (15 phút) Nghe tiếp nhận thông ? Kể tên những di tích lịch sử văn hoá ở Sơn La đã được xép hạng và tin chưa xếp hạng Đại diện các - Các nhóm trình bày trên giấy A0 - nhóm báo cáo công đại diện trình bày việc chuẩn bị - Các nhóm khác quan sát kết quả trước ở nhà nhận xét, bổ sung - GV nhận xét kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu di tích lịch sử Nhà tù Sơn La (15 phút) - GV thuyết trình tích cực Nghe, quan sát, nhận xét - Đĩa hình Nhà tù Sơn La - HS quan sát ? Tại sao Ngục Sơn La được coi là trường học cách mạng của mọi thế.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> hệ - HS nhận xét đánh giá - GV nhận xét kết luận III. Khái quát nét chính căn cứ địa Hoạt động 3: Tìm hiểu căn cứ địa Mộc Hạ (15 phút) * Vị trí chiến lược: - Thuyết trình tích cực - Mộc Hạ là mỏm đất cuối cùng nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh; nằm ở Đông - Sử dụng lược đồ tỉnh HS quan - Bắc của huyện Mộc Châu, tiếp giáp Sơn La - xác định địa sát- xác với huyện Phù yên về phía Bắc; và Mai bàn Mộc Hạ định vị trí Châu (Hoà Bình) ở phía Nam, phía Tây - Sơ đồ căn cứ địa và Mộc Hạ của Mộc Hạ là Mộc Thượng; ranh giới vùng tự do Mộc Hạ. -Nhận định giữa Mộc Hạ và Mộc Thượng là đường đánh giá 136 chạy từ Vạn Yên đến Phiêng Luông - Chia nhóm: N1: Xác định vị trí chiến ở km 64 đường 41 (đường 6);Mộc Hạ giáp Đà Bắc (Hoà Bình) về phía Đông, lược của Mộc Hạ ranh giới 2 vùng là sông Đà N2: Tìm hiểu đặc điểm 2 của căn cứ Mộc Hạ - Diện tích khoảng 830km , núi non hiểm trở, nhiếu hang động, giữa các N3: Xác định vai trò của thung lũng có các bản mường… Mộc Hạ trong kháng chiến chống Pháp ở Sơn * Căn cứ Mộc Hạ có đặc điểm chung La như các căn cứ địa khác là được xây dựng toàn diện: chính trị, quân sự, kinh - Đại diện các nhóm tế, giáo dục, văn hoá….có mối liên hệ trình bày-bổ sung mật thiết với các khu căn cứ khác trong - GV nhận xét, đánh giá tỉnh, các tỉnh bạn, Liên khu Việt Bắc * Căn cứ địa Mộc Hạ có vai trò lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa bàn Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung 5. Câu hỏi đánh giá - Kể tên các di tích lịch sử - văn hoá ở Sơn La mà em biêt - Hiểu biết của em về nhà ngục Sơn La, tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ CM trong nhà ngục đã cho em những điều bổ ích gì trong cuộc sống hôm nay? - Sưu tầm tư liệu trong bản, làng cho phòng học lịch sử của trường. Lớp 8 BÀI 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN SƠN LA TỪ 1888 ĐẾN 1946 (1 tiết) 1. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh: 1.1 Kiến thức: Hiểu được chính sách áp bức, bóc lột của đế quốc thực dân đối với các dân tộc Sơn La; tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức của nhân dân Sơn La; các sự kiện lịch sử, các nhân vật tiêu biểu. 1.2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh. 1.3 Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng, tự hào và phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 2. Thông tin. 2.1 Kênh chữ: I. Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị, thực thi các chính sách khai thác bóc lột tại Sơn La. Sau khi chuyển Sơn La sang chế độ dân sự (1895), chính quyền thuộc địa đã xúc tiến ngay việc thành lập và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ tỉnh xuống các mường, bản, phục vụ cho việc áp bức về chính trị, khai thác, bóc lột về kinh tế. Chính quyền thuộc địa cấp tỉnh lúc đầu là Phái bộ chính phủ rồi Toà công sứ, đặt tại tỉnh lỵ. Đứng đầu tòa công sứ là viên công sứ người Pháp, nắm quyền hành pháp, tư pháp. Giúp việc là một phó công sứ người Pháp. Ngoài ra còn có một số viên chức người Pháp làm đại diện cho công sứ Sơn La ở Trung tâm hành chính Vạn Yên và ở Tạ Bú. Chính quyền địa phương sử dụng những nhân viên giúp việc người bản sứ, gồm các thư kí, các tuỳ phái, làm các công việc văn thư, chạy giấy tờ, phiên dịch tiếng Thái, tiếng Hoa, làm kế toán… Năm 1914, Toà công sứ Sơn La chưa có kế toán và lục sự, chỉ có thư ký người bản sứ làm việc dưới sự chỉ đạo của Công sứ và phó công sứ. Thời điểm này, Sơn La chưa có các cơ quan chuyên trách, giúp việc cho Toà công sứ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cai trị và khai thác , chính quyền thuộc địa thiết lập những cơ quan chuyên trách về các vấn đề kinh tế, xã hội… giúp việc cho Toà sứ như Sở thương chính, Sở công chính, ngân khố, thuế. Đứng đầu các cơ quan này là các viên cai trị, các công chức người Pháp, ngoài ra còn có các nhân viên người bản xứ làm phụ tá… Chính quyền thuộc địa tiếp tục duy trì bộ máy hành chính phong kiến phức tạp, thông qua đó để thực thi các chính sách cai trị bằng cách biến các quan lại địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp châu, phủ thành những quan chức ăn lương, được hưởng đặc quyền đặc lợi. Ngoài ra chính quyền thuộc địa vẫn sử dụng hệ thống chính quyền có tính chất tự trị của các dân tộc Hmông, Xá, Dao. Với sự thiết lập và sử dụng hệ thống chính quyền cai trị như trên, thực dân Pháp vừa có thể nắm cư dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để dễ bề bóc lột, vừa thực hiện chính sách chia để trị rất thâm độc của chúng. Chính sách khai thác chủ yếu được áp dụng là duy trì phương thức bóc lột truyền thống của quý tộc phìa, tạo kết hợp phương thức bóc lột mới là tô, thuế, đi phu, đi lính, qua đó vơ vét các sản vật, lâm thổ sản quý (sừng hươu, cánh kiến trắng, các loại gỗ…), vơ vét sức người, sức của ở Sơn La . Chính sách khai thác tàn bạo, đã mang lại lợi ích nhiều nhất mà không phải đầu tư là thi hành chế độ thuế khoá nặng nề. Ngoài những mức thuế quy định chung, người dân Sơn La còn phải nộp thêm một số phần trăm cộng vào thuế (số phần % thu thêm cộng vào của thuế thân năm 1932 là 10%; của thuế ruộng, thuế nương là 15%...) Do yêu cầu khách quan của việc khai thác, chính quyền thuộc địa cùng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu là mở mang, nâng cấp các tuyền giao thông nội tỉnh, các cơ quan công sở, trại lính… tuy nhiên, ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng ít ỏi không thường xuyên, nặng về vụ lợi. Bên cạnh đó chính quyền thuộc địa đã thi hành chính sách văn hoá- xã hội nô dịch, ngu dân ở Sơn La với mục đích ru ngủ thanh niên hòng làm cho họ quên lãng nhiệm vụ đấu tranh yêu nước..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Những chính sách mà chính quyền thuộc địa thực thi ở Sơn La đã kìm hãm sự phát triển về kinh tế, lạc hậu về văn hoá - xã hội. Dưới tác động của chính xã đó, bộ mặt kinh tế, xã hội Sơn La có thay đổi song không thực sự tiến bộ. II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Sơn La chống áp bức bóc lột của đế quốc và tay sai. Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp ở Sơn La những năm cuối của thế kỉ XIX phát triển mạnh ở vùng Mường La, Phù Yên. Cuối năm 1897, ở Mường Bú (Mường La) hai thủ lĩnh dân tộc Thái là Bô và Khụt lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy chống chính quyền đô hộ, giết bọn phìa, tạo gian ác, ở Phù Yên có cuộc bạo động của của Quàng Văn Nhăng, thu hút hàng ngàn người chống Pháp. Đầu thế kỉ XX, những cuộc bạo động của các dân tộc Sơn La nổ ra ngày càng nhiều. Thực dân Pháp phải cho xây dựng ở mỗi châu một nhà tù để giam cầm những người chống đối. Năm 1909, Cai Khạt, người Thái ở Than Uyên, bị thực dân Pháp giam ở nhà tù Sơn La, đã cùng anh em tù chính trị phá ngục, và đã bị kẻ địch tàn sát dã man, nhưng đã khơi dậy tinh thần chống Pháp trong nhân dân các dân tộc Sơn La. Năm 1914-1916, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở Thượng Lào và Tây Bắc do Lường Xám lãnh đạo, lần đầu tiên nêu khẩu hiệu “giành quyền tự chủ”, cuộc khởi nghĩa gây cho địch nhiều tổn thất. Phong trào của Bạc Cầm Châu (Thuận Châu), phong trào do châu mường Hoàng Văn Bun lãnh đạo (Yên Châu, Tạ Khoa)… Trong những năm 1928-1934, ở nhiều vùng nổ ra phong trào chống thuế, phu và đòi phìa tạo, chức dịch không được chiếm ruộng công thành ruộng tư. Phong trào “Chiêu dân tống thẻ”, đây là những cuộc đấu tranh không có vũ trang của nhân dân Sơn La chống lại chế độ áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân và tay sai. Phong trào “Chiêu dân tống thẻ” là đỉnh cao của phong trào yêu nước chống Pháp ở Sơn La thời kì này. Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Mặc dù phong trào đấu tranh thời kì này của nhân dân Sơn La cuối cùng đều bị thất bại, song đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, tạo thành sức mạnh to lớn, cùng đứng lên chống kẻ thù xâm lược. 2.2.Kênh hình: Ảnh một số vũ khí tự hào của nhân dân sử dụng chống thực dân pháp 3. Phương tiện hỗ trợ: 3.1. Thiết bị dạy học: Giáo án, máy chiếu, giấy trong, bút dạ 3.2. Tài liệu tham khảo: - Lịch sử tỉnh Đảng bộ Sơn La - Tập I (1939 - 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002. - Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005). BCH tỉnh đảng bộ Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 4. Cách tổ chức các hoạt động: I.Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị, thực thi các chính sách khai thác bóc lột tại Sơn La. -Bộ máy cai trị: +Hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ tỉnh xuống các mường, bản, phục vụ cho việc áp bức. Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ máy cai trị và chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La(15 phút) Chia lớp làm 2 nhóm N1: Tìm hiểu bộ máy cai - Các trị của thực dân Pháp ở nhóm.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> về chính trị, khai thác, bóc lột về kinh tế. +Duy trì bộ máy hành chính phong kiến + Sử dụng hệ thống chính quyền có tính chất tự trị của các dân tộc Hmông, Xá, Dao… -Chính sách khai thác bóc lột +Thi hành trào chế độđấu thuếtranh khoá nặng II.Phong của nề. nhân dân Sơn La chống áp bức bóc lột của đế quốc và tay sai. - Ở Mường La, Phù Yên (do thủ lĩnh, Bô và Khụt lãnh đạo) - Thuận Châu có phong trào của Bạc Cầm Châu. Yên Châu, Tạ Khoa do Hoàng Văn Bun lãnh đạo (1914-1916) - 1928-1934, phong trào chống thuế, phu. Phong trào “Chiêu dân tống thẻ”. Sơn La . N2: Chinh sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La. Chính sách đó tác động đến kinh tế, xã hội Sơn La như thế nào? - Yêu cầu các nhóm trình bày - Cả lớp lắng nghe theo dõi, bổ sung - GV kết luận. nhận nhiệm vụ - Đọc tài liệu làm rõ mục tiêu hoạt động. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cuộc đấu tiêu biểu của nhân dân Sơn La đầu thế kỉ XX ( 25 phút) Chia lớp làm 4 nhóm phát Nhận phiếu giao việc: nhiệm vụ Hãy nêu những cuộc đấu đọc tài liệu trình tranh tiêu biểu của nhân dân Sơn La từ 1895 nđến bày trên giấy A0 1939. - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nghe, bổ sung - GV NX-KL Hoạt động 3: Củng cố ( 5 phút ). 5. Câu hỏi đánh giá - Thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị và thực hiện chính áp bức, bóc lột của Pháp với nhân dân Sơn La như thế nào? - Cảm nhận của em về cuộc sống mới hôm nay. Lớp 9 BÀI 1. LỊCH SỬ SƠN LA TỪ 1946 ĐẾN 1976 (1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: Hiểu được những chủ trương của tỉnh và Đảng bộ Sơn La trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược; các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu; những đóng góp của nhân dân Sơn La đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét. 1.3. Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng, tự hào và phát huy truyền thông đấu tranh của dân tộc. 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ: 2.1.1. Qúa trình ra đời của tỉnh Đảng bộ Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Trước tình hình diễn ra ở mặt trận Tây Bắc, tháng 6-1946, Trung ương cử đồng chí Trần Quyết lên thay đồng chí Dương Văn Ty và trực tiếp làm bí thư Tỉnh uỷ. Lúc này Sơn La chưa có tổ chức Đảng, nhưng trên địa bàn Sơn la, các đảng viên sinh hoạt ghép với tổ chức đảng của Trung đoàn uỷ, Trung đoàn 148. Đầu tháng 10- 1946, 4 quần chúng ưu tú của Sơn La được kết nạp vào Đảng. Sơn La có đủ điều kiện để thành lập chi bộ. Trong tháng 10-1946, Hội nghị thành lập chi bộ được tiến hành ở bản Hát Lót, xã Hát Lót (Mai Sơn) gồm 8 đồng chí dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết. Đồng chí Trần Quyết được bầu làm Bí thư chi bộ. Cả tỉnh lúc này mới có một chi bộ nhưng phải gánh vác nhiệm vụ của một Đảng bộ địa phương, đồng chí Bí thư chi bộ đồng thời là Bí thư Tỉnh uỷ, chỉ đạo mọi nhiệm vụ ở địa phương và liên lạc với cấp trên. Đến tháng 12-1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La và các Đảng bộ trực thuộc, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 người, đồng chí Hoàng Nó làm Bí thư Tỉnh uỷ Sự kiện thành lập chi bộ địa phương đầu tiên của Đảng bộ Sơn La (10-1946) đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử cách mạng Sơn La. Từ đây nhân dân các dân tộc được sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng ở địa phương, tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược. 2.1.2. Nhân dân Sơn La trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ 1946 đến 1954 Ngày 2-8-1947, Trung đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của tỉnh được thành lập, gồm 21 chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Bá Toản làm Trung đội trưởng, đồng chí Trần Quyết (Bí thư Tỉnh uỷ) làm chính trị viên. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của lực lượng vũ trang Sơn La Tháng 3- 1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ Sơn La lần thứ nhất họp tại căn cứ Mộc Hạ đã đề ra các nhiệm vụ cơ bản trong thời kì này và cùng với cả nước tham gia chiến dịch Tây Bắc. Do sự nỗ lực lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La, sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương tăng cường thêm các đơn vị chủ lực, từ cuối 1947 đến giữa 1952, phong trào kháng chiến của tỉnh Sơn La ngày càng phát triển rộng khắp và lớn mạnh, đẩy giặc Pháp vào thế co cụm, phòng thủ, mở ra điều kiện mới để Sơn La hoà nhập vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Đầu tháng 9-1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định mở chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Tỉnh uỷ Sơn La tổ chức Hội nghị mở rộng và ra Nghị quyết “Nhận rõ tình hình và tích cực làm tròn nhiệm vụ”, cụ thể là lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La tham gia công tác chuẩn bị chiến trường, tổ chức tốt công tác vận tải và tiếp tế cho bộ đội chủ lực, động viên nhân dân góp sức người, sức của cho chiến dịch. Riêng Sơn La có 3 đại đội bộ đội địa phương và các đơn vị dân quân du kích của tỉnh tham gia phối hợp chiến đấu và phục vụ hậu cần chiến dịch. Chiến dịch Tây Bắc diễn ra theo 2 đợt: Đợt 1: từ ngày 14 đến ngày 23-10-1952. Ta tiến công phá vỡ khu vực phòng ngự Nghĩa Lộ - Phù Yên, giải phóng vùng tả ngạn sông Đà (trên 10.000km 2 đất đai), quân địch bị quét sạch khỏi các huyện Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, đồng bào các dân tộc được giải phóng. Ta thu nhiều quân trang, quân dụng (1.400 súng trường, tiểu liên, 2 pháo 105mm…) Đợt 2: Đêm 17- 11- 1952, các đơn vị bộ đội vượt sông Đà. Trung đoàn 209 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 141, tiến công tiêu diệt đồn Bản Hoa, diệt hơn 300 tên. Đêm 18-11, Trung đoàn 141 tập kích địch tại Ba Lay, tiến lên cao nguyên Mộc Châu. Cuộc chiến đấu trên cao nguyên Mộc Châu diễn ra vô cùng quyết liệt, song vớ ý chí.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> chiến đấu kiên cường, ngày 20-11-1952, ta đã làm chủ được cứ điểm. Loại khỏi vòng chiến đấu 3 đại đội địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị, giải phóng trên 1000 dân. Đợt 2 của chiến dịch Tây Bắc kết thúc, tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) và một phần tỉnh Lai Châu được giải phóng. Thắng lợi to lớn của chiến dịch Tây Bắc với sự đóng góp của nhân dân các dân tộc Sơn La đã thể hiện sự trưởng thành nhanh chóng về nhiều mặt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La, đặc biệt là sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang Sơn La cả về tổ chức, chất lượng trang bị vũ khí và nghệ thuật tác chiến; là thắng lợi của tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Sơn La. Ngày 10-12-1953, ta tiến công và giải phóng thị xã Lai Châu, Nava phải tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ và xây dựng dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch Điện Biện Phủ. Trong chiến dịch lịch sử này, Sơn La là hậu phương lớn của tiền tuyến; gánh vác nhiệm vụ quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của chiến dịch. Cùng với các tỉnh trong cả nước, Sơn La triển khai “chiến dịch mở đường ” theo qui mô lớn. Sơn La được giao nhiệm vụ mở tuyến đường số 13 nối liền từ phía Đông tỉnh Yên Bái đến phía Nam tỉnh Sơn La, dài hơn 100km. Quân và dân Sơn La huy động hơn 2 triệu ngày công, lực lượng thường xuyên trên mặt đường khoảng 12 vạn người, nhân dân Sơn La không quản gian khổ, đóng góp sức mình theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, chiến thắng mọi thử thách, mở đường thắng lợi. Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu, gian khổ anh dũng, được sự hỗ trợ phối hợp của quân và dân các chiến trường trên cả nước nói chung và của quân và dân Sơn La nói riêng, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi. 2.1.3. Những thành tích của quân dân Sơn La trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ từ 1965 đến 1973 Giữa lúc toàn Đảng và nhân dân miền Bắc đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tháng 8-1964 Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, tiến hành cuộc chiến tranh ném bom, bắn phá miền Bắc. Ở Sơn La, từ cuối 1963 đến cuối 1964, máy bay Mĩ liên tiếp xâm phạm vùng trời của tỉnh. Ngày 14-6-1965, đế quốc Mĩ cho máy bay ném bom, bắn phá Mộc Châu, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại trên địa bàn Sơn La, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhân dân địa phương. Trước tình hình trên, nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh được đặc biệt coi trọng. Cấp uỷ và chính quyền các cấp đều tập trung làm tốt 3 việc lớn là: giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng cho nhân dân; củng cố lực lượng dân quân, công an xã , bản; xây dựng kế hoạch bố phòng, chống địch xâm nhập ở vùng xung yếu, trật tự an toàn Sơn La được giữ vững. Chuyển hướng mọi hoạt động của tỉnh từ thời bình sang thời chiến. Đại đội pháo cao xạ 37 ly được thành lập, các trung đội dân quân tự vệ có tranh bị súng trung liên, đại liên được bố trí ở những vùng trọng điểm :Mộc Châu , Yên Châu…Chế độ trực báo động, trực chiến luôn sẵn sàng. Nhờ chủ động chiến đấu, ngay từ trận đầu (14-6-1965) quân dân Sơn La đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay Mĩ tại Mộc Châu; ngày 20 và 22-6-1965 bắn rơi 7 chiếc. Được tin quân và dân Sơn La thắng trận, ngày 23-6-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen ngợi và có tác dụng động viên, cổ vũ to lớn đối với quân và dân Sơn La. Phong trào săn, bắn máy bay Mĩ bằng súng bộ binh được phát động. Đến cuối 1965, quân và dân Sơn La đã bắn rơi 54 máy bay Mĩ, bắt sống và tiêu diệt một số giặc.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> lái. Với thành tích xuất sắc, quân và dân Sơn La được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Đầu năm 1965, Tỉnh uỷ họp tổng kết công tác năm 1965 và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá hai năm 1966-1967. Nhiệm vụ trọng tâm là vừa sản xuất, xây dựng, vừa chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến lớn miền Nam. Với quyết tâm “ tay cày tay súng, tay búa tay súng”, bám ruộng nương, nhà máy để sản xuất và chiến đấu, cùng với lực lượng phòng không của bộ đội chủ lực tăng cường, tỉnh thành lập đại đội cao xạ bộ đội địa phương. Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức theo đơn vị hợp tác xã, bản, đội sản xuất, nông lâm trường…Đi đôi với chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, các phương án bảo vệ an ninh của toàn tỉnh, huyện, cơ sở được xây dựng. Nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam được đẩy mạnh. Sản xuất nông nghiệp được giữ vững và phát triển , năm 1968 sản lượng qui ra thóc của toàn tỉnh đạt 90.206 tấn; đàn trâu, bò đạt 76.915 con; sản lượng cây công nghiệp tăng 5,8%... Công nghiệp và thủ công nghiệp ổn định. Vốn đầu tư cho công nghiệp tăng bình quân hàng năm gần 30%, sản xuấ được nhiều mặt hàng mới phục vụ cho sản xuất và đời sống. Sự nghiệp văn hoá giáo dục y tế vẫn được phát triển. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ, quân và dân Sơn La kịp thời chuyển hướng mọi hoạt động sang thời chiến, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Ngày 1-10-1972, với tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, quân và dân Sơn La anh dũng chiến đấu đánh trả máy bay Mĩ, hai xã Chiềng Tương, Chiềng Khừa (Mộc Châu) đã bắt sống giặc lái Mĩ. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, trong 3 năm (1969-1973) gần 1.500 thanh niên nhập ngũ, năm 1972 số quân tuyển gấp 2 lần các năm trước. Với thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”, ngày 30-12-1972, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari 1973. Trong chiến thắng chung của cả nước có phần đóng góp tích cực của quân và dân các dân tộc Sơn La. Sau Hiệp định Pari 1973, Sơn La nhanh chóng tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất nông - lâm- công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển văn hoá - xã hội và thực hiện tốt nhất chi viện cách mạng miền Nam. Đến năm 1975, nhiều chỉ tiêu kinh tế- văn hoá chủ yếu của Sơn La đều đã vượt so với mục tiêu Đảng bộ đề ra. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết: trường học, bệnh viện chỉ là tạm thời, sản xuất lương thực còn bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất và đời sống của nhân dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn… Cùng với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế , văn hoá, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, Sơn La luôn coi trọng nghĩa vụ quốc tế đối với bạn Lào, trong công cuộc bảo vệ độc lập và xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân mỗi nước. 2.2. Kênh hình: - Ảnh nông trường chè Mộc Châu - Tự vệ phòng không nơi chiến hào - Vụ mùa thắng lợi.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 3. Phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị dạy học: Giáo án, phiếu giao việc, giấy A4, A0, máy chiếu 3.2 Tài liệu tham khảo: - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La - Tập III (1975 - 2000). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. - Tỉnh Sơn La 110 năm (1985 - 2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học I. Quá trình ra đời của Đảng bộ Sơn La - Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền cách mạng ở Sơn La ngày càng được củng cố, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cần phải có tổ chức Đảng ở ngay Sơn La … - Đầu tháng 10-1946, Sơn La có đủ điều kiện để thành lập Chi bộ - Hội nghị thành lập Chi bộ được tiến hành ở bản Hát Lót, xã Hát Lót (Mai Sơn) gồm 8 đồng chí. Đồng chí Trần Quyết được bầu làm Bí thư Chi bộ….Đến tháng 12 năm 1962, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La và các Đảng bộ trực thuộc… II.Nhân dân Sơn La trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)Từ cuối 1947 đến giữa 1952, phong trào kháng chiến của tỉnh Sơn La ngày càng phát triển rộng khắp, mở ra điều kiện mới để Sơn La hoà nhập vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc. - Đầu tháng 9-1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định mở chiến dịch giải phóng Tây Bắc -Chiến dịch Tây Bắc diễn ra theo 2đợt - Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng -> Thắng lợi to lớn của chiến dịch Tây Bắc thể hiện sự trưởng thành nhanh chóng về nhiều mặt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La, đặc biệt là sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang Sơn La - Mặc dù bị địch đánh phá ác liệt, đồng bào các dân tộc Sơn La không quản ngại hy sinh, gian khổ vẫn ngày đêm vượt. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Sơn La (10 phút) - GV thuyết trình tích cực Đọc tài ? Đảng bộ tỉnh Sơn La liệu, tổng được ra đời trong hoàn hợp, nhận cảnh cảnh nào? định, trình bày - HĐ nhóm đôi- tổng hợp - Trình bày, bổ xung - GV nhận xét KL. Hoạt động 3:Tìm hiểu những thắng lợi của nhân dân Sơn La trong cuộc kháng chiến chống Pháp (15 phút) ? Diễn biến chính của chiến dịch Tây Bắc. Đọc tài liệu làm rõ mục tiêu hoạt động ? Chiến dịch Tây Bắc đã góp phần giải phóng Sơn La như thế nào? ? Những đóng góp của nhân dân Sơn La cho chiến trường Điện Biên Phủ cùng nhân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. - HĐ nhóm đôi - TRình bày - GV nhận xét, KL.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> suối, băng rừng vận chuyển lương thực, đạn dược phục vụ cho chiến dịch Điện III. Những thành tích của quân dân Sơn La trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ từ 1965 đến 1973 - Trước tình hình trên, nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh được đặc biệt coi trọng. - Chuyển hướng mọi hoạt động của tỉnh từ thời bình sang thời chiến. - Nhờ chủ động chiến đấu, ngay từ trận đầu (14-6-1965) quân dân Sơn La đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay Mĩ tại Mộc Châu; ngày 20 và 22-6-1965 bắn rơi 7 chiếc. - Sản xuất nông nghiệp năm 1968, qui ra thóc của toàn tỉnh đạt 90.206 tấn; đàn trâu, bò đạt 76.915 con; sản lượng cây công nghiệp tăng 5,8%... - Công nghiệp và thủ công nghiệp -Văn hoá giáo dục y tế vẫn phát triển. - Sau Hiệp định Pari 1973, Sơn La nhanh chóng tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất , chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, Sơn La luôn coi trọng nghĩa vụ quốc tế. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tích quân và dân Sơn La trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và chi viện và tiền tuyến. (15 phút) - GV thuyết trình tích cực Nghe, -> đại hội lần thứ II. Đại hội tiếpnhận thông tin quyết định 5 nhiệm vụ lớn của 3năm (1963-1965). Chia nhóm - giao việc N1: Nêu những thành tích mà quân và dân Sơn La đạt được trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ N2: Tìm hiểu sự chi viện của Sơn La cho tiền tuyến. - Đọc tài liệu - Trình bày trên giấy Ao - Đại diện các nhòm trình bày - Nhận xét, bổ sung - GVKL. Đọc tài liệu trình bày. Các nhóm nhận nhiệm vụ đọc tài liệu thảo luận trìnhbày trên giấy A0. Hoạt động 4: củng cố (5 phút) 5. Câu hỏi đánh giá. - Tỉnh Đảng bộ Sơn La ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Vài trò lãnh đạo của Đảng bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Những đóng góp của nhân dân Sơn La cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> BÀI 2. LỊCH SỬ SƠN LA TỪ 1976 ĐẾN 2005 (1 tiết) 1.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: Thấy được dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Sơn La, nhân dân các dân tộc Sơn La phấn đấu, không ngừng vươn lên về mọi mặt xây dựng quê hương Sơn La; những thành tựu, hạn chế của thời kì nay 1.2. Kĩ năng: Có kĩ năng khái quát, tổng hợp, liên hệ thực tế, bước đầu rút ra nhận xét. 1.3. Thái độ: Nhận thức đúng mỗi quan hệ giữa lịch sử Sơn La LSDT; có thái độ đúng đắn, niềm tin, lòng tự hào, trách nhiệm đối với quê hương Sơn La. 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ: 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, những thành tựu và hạn chế của Sơn La trong cuộc sống xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá từ năm 1976 đến 1986 Năm 1976, Khu tự trị Tây Bắc giải thể, hai huyện Phù Yên, Bắc Yên được nhập về tỉnh Sơn La. Từ đây tỉnh Sơn La tập trung ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (6-6-1976) đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chính trị cho toàn Đảng bộ trong hai năm 1976-1977, xác định chiến lược phát triển kinh tế của địa phương và thông qua đề án quy hoạch vùng phát triển kinh tế. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp - lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn XHCN” nhằm tăng cường lực lượng sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. Kết quả: Sơn La đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực, năm 1980 toàn tỉnh đạt mục tiêu 5tấn thóc /1ha; tổng sản lượng lương thực qui ra thóc đạt trên 15 vạn tấn; về chăn nuôi vẫn được giữ vững và tiếp tục phát triển, đàn trâu có 64.000 con, bò có 45.600 con, đàn lợn có 184.000 con…; hình thành một số vùng cây công nghiệp và cây ăn quả: chè, mía, muỗm…; công tác giao đất, giao rừng đi vào qui hoạch, xác định phương hướng cho các vùng sản xuất; Về công nghiệp, thủ công nghiệp, năm 1980 giá trị sản lượng đạt 28,6 triệu đồng, nhịp độ phát triển bình quân hàng năm tới 45%; tài chính đạt 18,8 triệu đồng, nhịp độ tăng bình quân hàng năm 21,8%, riêng thu quốc doanh tăng 28% văn hoá giáo dục ngày càng phát triển và mở rộng. Số trường lớp trong năm học 1979-1980 tăng 57%, cứ 1vạn dân có 2.193 người đi học trong đó có 62 người học cấp III. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ được tăng cường, cứ 1 vạn dân có 13,4 y, bác sĩ. Công tác xây dựng Đảng được chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên và quần chúng. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (25-1-1980) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ, của Đảng bộ trong 2 năm 1980-1981là: tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV và các Nghị quyết của Trung ương Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; kết hợp kinh tế với quốc phòng, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông- lâm nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, trọng tâm là sản xuấtvà chế biến lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhấtlà công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sau những năm phấn đấu vượt khó khăn nhằm ổn định sản xuất và góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Sơn La bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981-1985, trong điều kiện hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp lãnh đạo tỉnh Sơn La sau khi đánh giá mọi mặt về kinh tế - xã hội của tỉnh, phân tích rõ những ưu thế, những khó khăn vướng mắc tìm ra những nguyên nhân yếu kém trên cơ sở đó đề ra hướng đi thích hợp và những nhiệm vụ mang tính chất chiến lược. Tỉnh Sơn La.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> nhanh chóng khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống. Một loạt các vấn đề cơ bản được giải quyết như quy hoạch vùng nông - lâm nghiệp trong tỉnh và từng huyện, tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lí các hợp tác xã công nghiệp, gắn với xây dựng huyện, hình thành các trạm kĩ thuật và các xí nghiệp chế biến, mở mang thuỷ lợi giao thông, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động… Sơn La đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 1985, sản lượng lương thực quy ra thóc tăng gần 5vạn tấn, đàn trâu bò tăng trên 5,2 vạn con, diện tích cây công nghiệp tăng gấp 2 lần, tăng sản phẩm xã hội trên 34 lần…. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, năm học 1985-1986 có 250 trường, học sinh phổ thông các cấp có trên 93.000 em; Công tác xây dựng Đảng được trú trọng, tất cả các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, đều có Đảng bộ hoặc Chi bộ, tổ đảng hoặc đảng viên, đội ngũ cán bộ, công chức là dân tộc ít người tăng nhanh chiếm 23% tổng số cán bộ công chức trong tỉnh. Công tác an ninh quốc phòng được trú trọng và thực hiện có hiệu quả, xây dựng cấp huyện thành pháo đài quân sự vững chắc, các xã, phường thành cụm chiến đấu liên hoàn, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù Về đối ngoại, Sơn La luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào, đặc biệt với các tỉnh biên giới. Năm 1980, Sơn La vinh dự được Trung ương Đảng nhân dân Cách mạng Lào trao tặng Huân chương Tự do hạng Nhất. 2.1.2. Hoàn cảnh lịch sử, những thành tựu và hạn chế của Sơn La trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá năm 1986 đến 2005 Cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La phấn đấu không ngừng vươn lên về mọi mặt, tiến bước cùng với nhịp độ phát triển của đất nước Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, IX, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La vững tin, ra sức đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, mà khâu đột phá là làm thay đổi nhận thức của nhân dân về hàng hoá. Sơn La đã thực hiện cơ chế mới trong quan hệ phân phối lưu thông, đồng thời triển khai một số chính sách đầu tư đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, ổn định diện tích khoán 5 đối với diện tích đang sản xuất ổn định. Chỉ thu thuế sau 5 năm đối với diện tích phục hoá và 7 năm đối với diện tích mới khai hoang, khuyến khích các hợp tác xã, hộ nông dân phát triển sản xuất. Thời kì này Sơn La nhận được sự quan tâm của Trung ương, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu nổi bật, tạo bước chuyển biến trên mọi lĩnh vực Kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân đạt trên 9% năm. Năm 2004, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng khoảng 14,21%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng phát huy lợi thế của tỉnh . Thu ngân sách nhà nước đạt 1.360,3 tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu đạt 2.081 nghìn USD. Sản xuất lương thực tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Sản lượng lương thực có hạt năm 2004 đạt trên 35 vạn tấn, tăng 8,3% so với kế hoạch. Cây công nghiệp chủ lực như chè, cà phê, mía, dâu tằm được tập trung theo hướng chỉ đạo thâm.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> canh tăng năng xuất, tổng diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh đạt 10.952 ha, diện tích cây ăn quả gần 25.000 ha. Chăn nuôi được quan tâm phát triển, đàn gia súc, gia cầm tăng bình quân 3%/năm. Năm 2004, Sơn La có 114.000 con bò, đàn trâu có 139.595 con, đàn lợn có 455.000 con, đàn gia cầm 3,1 triệu con. Văn hoá xã hội tiến bộ vượt bậc, mạng lưới giáo dục phủ hầu khắp các xã, bản. 100% số xã có trạm xá. Công tác dân số gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em vùng cao, vùng xa. An ninh chính trị được giữ vững. Tăng cường quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, đặc biệt quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Luông Pha Băng và các tỉnh phía Bắc của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đúng mức, đến tháng 1-2005, toàn tỉnh có 17 Đảng bộ trực thuộc, 714 tổ chức cơ sở Đảng. 2.967 Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở với 41.952 đảng viên. Nghị quyết kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XI thông qua phương án xây dựng thuỷ điện Sơn La, đây là cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc Sơn La nói riêng, là thời cơ lớn để Sơn La chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giúp Sơn La thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn trở thành một tỉnh khá trong khu vực. Song cũng đặt ra những nhiệm vụ to lớn, khó khăn và thử thách mới, trong đó thực hiện di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La và hoàn thành tái định cư năm 2008, tạo điều kiện cho xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Trước yêu cầu của tình hình mới, thời cơ và thách thức mới, Đảng bộ nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ; đẩy nhanh tốc độ kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 2.2. Kênh hình: - Lễ khánh thành cầu Tạ Khoa năm 2003. - Công trường thuỷ điện Sơn La. 3. Phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị dạy học: Giáo án, phiếu giao việc, bảng phụ, giấy A4, A0, bản trong, máy chiếu. 3.2. Tài liệu tham khảo: - Lịch sử tỉnh Đảng bộ Sơn La - Tập III (1975 - 2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 - Tỉnh Sơn La 110 năm (1985 - 2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học I. Hoàn cảnh lịch sử, những thành tựu và hạn chế của Sơn La trong cuộc sống xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá từ năm 1976 đến 1986 - Trải qua các kì Đại hội IV,V, VI, VII,. Hoạt động 1: Hoàn cảnh lịch sử, thành tựu, hạn chế của Sơn La trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội từ 1976 -1986 (15 phút) - GV thuyết trình tích cực Nghe,.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Đảng bộ tỉnh đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế văn hoá xã hội sát thực với từng địa phương - Sơn La đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 1985, sản lượng lương thực quy ra thóc tăng gần 5vạn tấn, đàn trâu bò tăng trên 5,2 vạn con, diện tích cây công nghiệp tăng gấp 2 lần, tăng sản phẩm xã hội trên 34 lần…. II. Sơn La đẩy mạnh công cuộc đổi mới từ 1996 đến 2005. - Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La ra sức đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới phù hợp với điều kiện, của địa phương. hoàn cảnh lịch sử, phương hướng nhiệm vụ…. -Chia nhóm giao nhiệm vụ N1: Tìm hiểu thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế ở Sơn La từ 1976-1986. N2: Nêu hạn chế còn tồn tại - Các nhóm đọc tài liêu, trình bày trên giấy Ao - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung -GV kết luận. tiếp nhận thông tin. SV đọc tài liệu làm rõ mục tiêu hoạt động trình bày. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát thành tựu, hạn chế của Sơn La trong công cuộc đổi mới từ năm 1996 đến 2005(25 phút). - GV thuyết trình tích Nghe, tiếp cực, nêu vấn đề, gợi ý nhận thông hướng dẫn SV hiểu tin thành tựu hạn chế, thời * Thành tưu cơ, thách thức trong - Kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ công cuộc đổi mới tăng trưởng khá, bình quân đạt trên 9% 1986-2005. năm. Năm 2004, tổng sản phẩm trong tỉnh - Chia 3 nhóm (GDP) tăng khoảng 14,21%. -Các nhóm N1: Khái quát thành -Thu ngân sách nhà nước đạt 1.360,3 tỷ tựu cơ bản của Sơn La nhận nhiệm đồng, kim ngạch nhập khẩu đạt 2.081 vụ- đọc tài trong công cuộc đổi nghìn USD. mới 1996-2005. - Trình bày -Sản lượng lương thực năm 2004 đạt trên trên giấy N2: Tại sao nhân dân 35 vạn tấn các dân tộc Sơn La đạt Ao -Chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm tăng được những thành tựu - Đại diện bình quân 3%/năm đó. các nhóm -Văn hoá xã hội tiến bộ vượt bậc. trình bày N3: Nhận định những hạn chế còn tồn tại. - An ninh chính trị được giữ vững. Tăng cường quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc N4: Xác định thời cơ tế và thách mới đối với nhân dân các dân tộc - Công tác xây dựng Đảng đến tháng 12005, toàn tỉnh có 17 Đảng bộ trực thuộc, Sơn La 714 tổ chức cơ sở Đảng. 2.967 Chi bộ - SV đọc tài liệu- thảo trực thuộc Đảng uỷ cơ sở với 41.952 đảng luận viên. - Trình bày.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Lớp theo dõi, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. * Nguyên nhân: Sơn La nhận được sự quan tâm của Trung ương; Sự lãnh đạo của Đảng bộ Sơn La; ý chí tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo của nhân dân các dân tộc Sơn La. Hoạt động 3 củng cố (5 phút). 5. Câu hỏi đánh giá - Từ 1976 đến 1986, Đảng bộ và nhân dân Sơn La đã vượt qua khó khăn, thử thách như thế nào? - Những thành tựu bước đầu cũng như hạn chế trong công cuộc xây dựng quê hương Sơn La trong thời kì đổi mới. - Em sẽ làm gì để gia đình và quê hương thêm giàu đẹp? C. NHỮNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP TỔNG KẾT (1 số câu hỏi tự luận, trắc nghiệm) D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ LỊCH SỬ THƯỜNG GẶP E. PHỤ LỤC (bản đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo) Một số bài đọc thêm 1. DI TÍCH VĂN BIA QUẾ LÂM NGỰ CHẾ VÀ ĐỀN THỜ VUA LÊ THÁI TÔNG Tại trung tâm thị xã Sơn La có một di tích lịch sử - văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”, bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông. Vào tháng 5 năm 1440, sau khi nhà Vua cùng các quân sĩ đi chinh phạt quân phiến loạn vùng Tây Bắc và nghỉ chân tại tại động La (địa phương gọi là Thẩm Ké) cảm xúc trước cảnh đẹp và khung cảnh bình yên nơi đây nhà Vua đã viết một bài thơ “Quế Lâm Ngự Chế” được khắc trên vách đá thẳng đứng trên cửa động. Bài thơ có 140 chữ Hán tạm dịch như sau: “Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm Thổ tù sao lại dám quên thân? Thế gian đã có anh hùng chúa Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thân Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm Hang cùng đã ấm áp hơi xuân Yên được dân lành nhơ nhớp hết Dân xa được hưởng tấm lòng nhân” Di tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng quốc gia ngày 05/2/1994. Di tích đã minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của vị Vua hùng tài Sau khi đọc văn bia, ngắm bức tranh thủy mặc của thị xã Sơn La, mời du khách vào thăm Thẳm Báo Kế. Cửa hang ở dưới văn bia, xuống mười bậc đá là tới. Vào tới.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> của hang du khách sẽ cảm thấy nhẹ nhàng bởi khí hậu mát mẻ, hang thoáng rộng và cảnh đẹp mà thiên nhiên tạo nên. Ngay cửa hang là một ao sâu được tạo bởi những vỉa đá, giữa ao là một khối đá hình con cá sấu đang vươn lên đớp mồi, trên bờ ao là một chú khỉ đang đùa nghịch và một chú ếch đang trầm tư suy nghĩ. Qua ao là vào trong lòng hang. Hang rộng 5 m, dài 20 m, cao 6 m. Trần hang là những nhũ đá rủ xuống tạo thành những dàn đèn lấp lánh, nhìn sang tay trái là những vỉa đá vôi tạo thành những nhũ đá liền nhau giống như một đoàn quân trùng điệp. Bên phải là đụn thóc khổng lồ được tạo bởi những nhũ đá như những bó lúa vàng xếp tầng tầng lớp lớp thể hiện sự no ấm của muôn dân. Men theo tay phải của cây thóc lên cao khoảng vài bước là những giếng trời và bồn nước được tạo bởi những nhũ đá uốn cong mềm mại. Trên đỉnh cây thóc là một khối đá hình chuông treo lở lửng, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh trầm ấm. Cảnh đẹp trong hàn như quy tụ được vạn vật trên mảnh đất này. Nó càng kỳ ảo hơn khi những tia nắng ban mai chiếu vào làm cho các nhũ đá lấp lánh, sinh động Ra khỏi hang, rẽ tay phải khoảng 200m du khách sẽ tới Đền Vua Lê Thái.Ngôi đền được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành vào ngày 22/1/2003 để ghi nhớ công đức của Vua Lê Thái Tông. Đền được xây dựng trên diện tích 800m2 theo lối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam, bao gồm các hạng mục: cổng tam quan, sân đền, nhà tả hữu mạc, tòa đại bái và hậu cung. Nằm ở hướng Nam chếch Đông, nên Đền đón được những cơn gió mát mẻ của mùa hè, những tia nắng ban mai và tránh được những đợt gió bấc mùa đông Đến với di tích Quế Lâm ngự chế du khách được ngắm bức tranh sơn thủy hữu tình của châu Mường La và sự sầm uất của thị xã Sơn La hôm nay. Thắp một nén nhang tưởng nhớ công đức của nhà vua và quân sỹ của ông, du khách sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản trước bức tranh thiên nhiên muôn màu sắc và gửi gắm một chút lòng mình vào chốn linh thiêng.. 2. NHÀ TÙ SƠN LA, NƠI RA ĐỜI BÁO SUÓI REO Mươi, mười lăm năm nay, ai có dịp lên thị xã Sơn La đều thấy nơi đây có nét đẹp riêng, với những triền đồi, thảm cỏ uốn lượn trong phố và hoa lan khoe sắc trắng khi vào mùa. Ở thị xã Sơn La có một nhà tù đã được ví là "địa ngục trần gian" để giam cầm, đầy ải những người yêu nước Việt Nam, những chiến sĩ cộng sản dám đứng lên đấu tranh, lãnh đạo quần chúng giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, bình đẳng, bác ái cho mọi người. Ðã bị đầy ải lên nhà tù Sơn La thì mạng sống rất mong manh, bởi ngoài khí hậu khắc nghiệt, là sự đầy ải, tra tấn tàn bạo của bọn cai ngục. "Nước Sơn La, mà Tạ Bú", lên đây rất khó có ngày về. Nhà thơ cách mạng Xuân Thủy, năm 1941, khi bị đầy lên nhà tù Sơn La đã viết: "Lờ mờ cửa ngục thông ba lỗ/ Thăm thẳm hầm giam sâu mấy tầng/ Tháng tháng cơm xôi đau cả bụng/ Ðêm đêm sàn đá buốt sau lưng/ Ai ơi sốt rét đừng ra máu/ Non nước chờ xem ta vẫn vùng". Nhà tù Sơn La khi mới xây dựng năm 1908 chỉ là một nhà tù nhỏ với diện tích chừng 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng ra gấp nhiều lần ban đầu, có tháp canh, phòng giam, xà lim ngầm. Mùa hè, các phòng giam như các lò nung khi gió Lào tràn tới, còn mùa đông thì lạnh thấu xương... Bệnh sốt rét rừng, ăn uống kham khổ, làm việc lao lực khiến bao người tù mãi mãi không trở về. Trong một bức thư gửi Thống sứ Bắc Kỳ, Công sứ Sơn La Xanh-pu-lốp đã không cần giấu giếm về chế độ tàn bạo, mất tính người của nhà tù Sơn La: "Xin ngài.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng sáu tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm chúng suy nhược và trở nên hiền hòa". Với ý đồ đầy ải cho đến chết người cách mạng trung kiên, thực dân Pháp đã giam cầm ở đây biết bao chiến sĩ tiền bối của cách mạng Việt Nam như Tổng Bí thư Trường Chinh, các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy... Ðồng chí Tô Hiệu đã anh dũng hy sinh ở nhà tù Sơn La ngày 7-3-1944. Ngày nay, cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng từ một hạt đào hiếm hoi lọt vào trong nhà tù vẫn hàng ngày tỏa bóng mát bên góc nhà lao năm xưa và xuân về, những bông hoa đào lại khoe sắc thắm như nhắc nhở ai có dịp tới thăm lại "địa ngục trần gian" năm xưa về những giọt máu oai hùng mà các chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước năm xưa đã đổ ra để đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Cái nhà tù khủng khiếp đó khiến chính những kẻ đã xây ra nó không muốn ai được biết về tội ác ghê gớm do bọn thực dân gây ra nên năm 1952, khi phải rút chạy khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy cái nhà tù ghê rợn này. Thế nhưng chính ngay tại cái "địa ngục trần gian" ghê gớm đó, từ tháng 5-1941, những người cộng sản bị giam cầm ở đây vẫn bí mật cho ra tờ báo "Suối Reo" do các đồng chí Trần Huy Liệu, Xuân Thủy thay nhau làm chủ bút. Ngày nay, tới thăm phòng trưng bày hiện vật lịch sử của nhà tù Sơn La ta sẽ được đọc những dòng lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng ở phòng trưng bày: "Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở lên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho giới cách mạng càng thêm cứng rắn".. HOÀNG HUY. 3. BÁC HỒ VỀ THĂM ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC (Ngày 7 tháng 5 năm 1959).

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người là hiện thân của lương tâm, trí tuệ Việt Nam, tinh hoa của dân tộc Việt Nam, tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng chúng ta. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha thân yêu. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, tình yêu thương để giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho mọi người, trong đó có tình cảm đặc biệt dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-1959) và 4 năm thành lập Khu tự trị Thái-Mèo, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người mà đồng bào các dân tộc quen gọi với cái tên gần gũi là Bác Hồ đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ về thăm Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc Khu Tây Bắc. Từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 5 năm 1959, Bác Hồ đã về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc tại Thuận Châu, thắp hương các liệt sĩ tại nghĩa trang Nhà tù Sơn La, thăm và nói chuyện với đồng bào Yên Châu, Mộc Châu. Thời gian ngắn ngủi nhưng lời nói ân tình, lời chỉ bảo ân cần của Người và những tình cảm đặc biệt của Người đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Trong mấy năm kháng chiến, đồng bào và bộ đội đã đoàn kết chặt chẽ với nhau, kháng chiến anh dũng, bảo vệ bản mường, đánh thắng giặc Pháp ở Ðiện Biên Phủ, giải phóng đất Tây Bắc, góp phần giành lại tự do độc lập của Tổ quốc chúng ta. Từ khi hoà bình lập lại, đồng bào các dân tộc, bộ đội và cán bộ lại càng đoàn kết chặt chẽ, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Ðảng và Chính phủ khen ngợi tinh thần đoàn kết kháng chiến cũng như tinh thần đoàn kết sản xuất của tất cả đồng bào, bộ đội và cán bộ. Hiện nay, cả miền.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Bắc nước ta đang ra sức xây dựng CNXH, hợp tác hóa nông nghiệp, mở mang thêm công nghiệp, phát triển văn hóa, củng cố quốc phong, làm cho miền Bắc nước ta trở nên nền tảng vững mạnh trong công cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Ðồng bào, bộ đội và cán bộ toàn Khu ta cần ra sức thi đua sản xuất và tiết kiệm đưa Khu tự trị tiến dần lên CNXH, làm cho đời sống ngày càng ấm no và vui tươi hơn nữa. Ðể đạt mục đích ấy, đồng bào toàn Khu cần phải nhớ và làm những việc sau đây: Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, gặt cho tốt vụ chiêm, chuẩn bị tốt vụ mùa, đồng thời phải ra sức bảo vệ rừng cho tốt. Củng cố thật tốt các tổ đổi công và hợp tác xã theo đúng nguyên tắc tự nguyện, tự giác, gia sức cải tiến kỹ thuật, làm mương phai cho tốt, làm phân bón cho nhiều, cày bừa cho kỹ đề phòng sâu bọ, thú rừng. Phát triển bình dân học vụ khắp nơi, làm thêm nhà trường cho con em có chỗ học. Chăm lo vệ sinh, phòng bệnh, làm cho bản mường sạch sẽ, đồng bào mạnh khoẻ, sửa sang và giữ gìn đường xá để đi lại cho dễ dàng, củng cố các tổ chức dân quân và tự vệ, làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự. Trong mọi công việc phải ra sức giúp đỡ đồng bào ở rẻo cao. Làm tốt những việc đó, thì kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa năm nay nhất định sẽ hoàn thành, đời sống các dân tộc ở Khu ta càng no ấm, vui tươi hơn. Bộ đội phải làm cho được những việc sau đây: Nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ biên giới Tổ quốc. Tiến hành tốt công tác chỉnh đốn chính trị và huấn luyện quân sự. Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chú ý cải thiện đời sống, ra sức xây dựng nông trường gương mẫu, dần dần phát triển công nghiệp địa phương. Ra sức giũp đỡ và tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt tổ đổi công và hợp tác xã, làm tốt công tác dân quân và nghĩa vụ quân sự. Bộ đội ta có nhiều thành tích thi đua tiến nhanh vượt mức kế hoạch, nhưng không nên tự mãn với thành tích đó mà còn phải nâng cao quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ còn phải cố gắng hơn nữa để lập những thành tích to lớn hơn nữa về công tác học tập và lao động sản xuất. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm những việc sau đây: Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao trình độ giác ngộ XHCN, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, triệt để phục vụ nhân dân phục vụ cách mạng; cán cán bộ địa phương thuộc các dân tộc phải ra sức công tác, học tập văn hóa, chính trị và nghiệp vụ, đoàn kết chặt chẽ với anh em các bộ ở nơi khác đến. Các cán bộ ở nơi khác đến thì phải yên tâm tích cực công tác, hết lòng giúp đỡ và đoàn kết với anh em cán bộ địa phương. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, làm gương mẫu cho đồng bào. Trong mọi việc, hoàn thành tốt những nhiệm vụ Ðảng và Chính phủ đã giao cho, để làm cho Khu tự trị ngày càng phồn thịnh. Các cháu thiếu nhi phải học tập tốt, lao động tốt, giữ kỷ luật tốt, giữ gìn vệ sinh thật tốt. Hiện nay, trên thế giới phe ta rất mạnh, các nước XHCN, đứng đầu là Liên Xô rất mạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh rất mạnh, phong trào gìn giữ hoà bình trên thế giới rất mạnh. Nước ta thì miền Bắc tiến bộ rất mạnh, miền Nam mặc dù bọn Mỹ-Diệm ra sức củng cố đàn áp, nhưng phong trào đấu tranh của đồng bào ta rất mạnh. Tôi mong rằng đồng bào, bộ đội và cán bộ Khu tự trị đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã thi đua càng ra sức thi đua hơn nữa để hoàn thành kế hoạch Nhà nước, để làm cho Khu tự trị ngày càng giàu có, để góp phần củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Ðồng bào Khu tự trị đã từng cùng bộ đội ta đánh thắng trận Ðiện Biên Phủ đuổi hết giặc Tây, giải phóng đất nước. Ngày nay, đồng bào bộ đội và cán bộ lại càng phải cùng nhau đoàn kết phấn đấu để dành lấy một.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> thắng lợi to hơn nữa là tiêu diệt cho hết giặc đói, giặc dốt, làm cho mọi người đều được no ấm, đều biết chữ, làm cho mọi người đều được hưởng hạnh phúc, yên vui. Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng gặp mặt đông đủ đại biểu quân dân, chính, đảng và các đại biểu các dân tộc Thái, Mèo, Mường, Mán, Thổ, UNi, Xá, Lô Lô, Phù Lá, Chi La, Puộc, Lào, Lự, Dao, Len Ðen, Cò Sung, Xạ Phang, Mãng Pư, Cùi Chu, Hoa, Kinh,? Một lần nữa, chúng tôi chúc tất cả: Người người mạnh khoẻ Ðoàn kết chặt chẽ Hăng hái thi đua Thành công vui vẻ. Ngày 7 tháng 5 năm 1959. F. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình lịch sử địa phương. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) – Đỗ Hồng TháiHoàng Thanh Hải- Nguyễn Văn Đằng. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2005 2. Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học. Nguyễn Thị Côi (chủ biên)- Trần Quốc Tuấn- Trần Đức Minh. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2005. 3. Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Phan Ngọc Liên. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 4. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập I (1939 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 5. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập II ( 1945 – 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chích trị quốc gia. Hà Nội, 2005 6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La- Tập III ( 1945 – 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chích trị quốc gia. Hà Nội, 2005 7. Tỉnh Sơn La 110 năm ( 1808 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 8. Nhà tù Sơn La (1808 – 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nhà in tỉnh Sơn La 9. Cách mạng thang 8 năm 1945 ở Sơn La. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000. 10. Khu căn địa Mộc Hạ- Mộc Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1947- 1952). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 11. Căn địa Mộc Hạ. Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Lò Nét 1999. 12. Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. TS Thào Xuân Sùng. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998 13. Tài liệu giảng dạy lịch sử Sơn La. Nguyễn Thị Nhàn. 14. Nhân dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Đinh Hoàng Oanh, 2001.. xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx. .

<span class='text_page_counter'>(80)</span> I. Chuẩn bị mọi mặt bước vào kháng chiến từ 1945 đến 1950. - 31-8-1945, quân Tưởng tràn vào Sơn La, cấu kết với bọn Việt gian, phản động ở địa phương gây rối, phủ nhận Việt Minh ở Sơn La. Nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu… … - Phát động toàn dân đoàn kết, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm - Phát động phong trào “quyên góp” và xung phong “Nam tiến”.... - Ngày 6-1-1946, cử tri các dân tộc Sơn La đi bầu cử đại biểu Quốc hội. -Hệ thống chính quyền cách mạng ở Sơn La ngày càng được củng cố và kiện toàn… - Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền cách mạng ở Sơn La ngày càng được củng cố, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cần phải có tổ chức Đảng ở ngay Sơn La … - Đầu tháng 10-1946, Sơn La có đủ điều kiện để thành lập Chi bộ - Hội nghị thành lập Chi bộ được tiến hành ở bản Hát Lót, xã Hát Lót (Mai Sơn) gồm 8 đồng chí. Đồng chí Trần Quyết được bầu làm Bí thư Chi bộ….Đến tháng 12 năm 1962, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La và các Đảng bộ trực thuộc… II. Xây dựng lực lượng vũ trang chuyển sang thế tiến công tới giải phóng Sơn La từ 1951 đến 1952. - Từ cuối 1947 đến giữa 1952, phong trào kháng chiến của tỉnh Sơn La ngày càng phát triển rộng khắp, mở ra điều kiện mới để Sơn La hoà nhập vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc. - Đầu tháng 9-1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định mở chiến dịch giải phóng Tây Bắc -Chiến dịch Tây Bắc diễn ra theo 2đợt - Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng -> Thắng lợi to lớn của chiến dịch Tây Bắc thể hiện sự trưởng thành nhanh. Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền của nhân dân các dân tộc Sơn La từ 19451946. (15 phút) - GV thuyết trình tích Đọc tài liệu cực làm rõ mục tiêu hoạt -Chia 3 nhóm động N1: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Sơn La sau cách mạng tháng Tám N2: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ chính quyền cách mạng của tỉnh - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ xung - GV kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Sơn La (15 phút) ? Đảng bộ tỉnh Sơn La được ra đời trong hoàn Đọc tài cảnh cảnh nào? liệu, tổng - HĐ nhóm đôi- tổng hợp, nhận hợp định, trình bày - Trình bày, bổ xung - GV nhận xét KL Hoạt động 3: Những nét chính về chiến dịch Tây Bắc (15 phút) ? Diễn biến chính của chiến dịch Tây Bắc. ? Chiến dịch Tây Bắc đã góp phần giải phóng Sơn La như thế nào? - HĐ nhóm đôi - TRình bày - GV nhận xét, KL. Đọc tài liệu làm rõ mục tiêu hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> chóng về nhiều mặt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La, đặc biệt là III. Khái quát nét chính căn cứ địa Mộc Hạ * Vị trí chiến lược: - Mộc Hạ là mỏm đất cuối cùng nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh; nằm ở Đông - Bắc của huyện Mộc Châu, tiếp giáp với huyện Phù yên về phía Bắc; và Mai Châu (Hoà Bình) ở phía Nam, phía Tây của Mộc Hạ là Mộc Thượng; ranh giới giữa Mộc Hạ và Mộc Thượng là đường 136 chạy từ Vạn Yên đến Phiêng Luông ở km 64 đường 41 (đường 6);Mộc Hạ giáp Đà Bắc (Hoà Bình) về phía Đông, ranh giới 2 vùng là sông Đà - Diện tích khoảng 830km2, núi non hiểm trở, nhiếu hang động, giữa các thung lũng có các bản mường… * Căn cứ Mộc Hạ có đặc điểm chung như các căn cứ địa khác là được xây dựng toàn diện: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, văn hoá….có mối liên hệ mật thiết với các khu căn cứ khác trong tỉnh, các tỉnh bạn, Liên khu Việt Bắc * Căn cứ địa Mộc Hạ có vai trò lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa bàn Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung III.Nhân dân các dân tộc Sơn La tích cực chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ, cùng nhân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp -. Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch Điện Biện Phủ. -Trong chiến dịch lịch sử này, Sơn La là hậu phương lớn của tiền tuyến - Mặc dù bị địch đánh phá ác liệt, đồng bào các dân tộc Sơn La không quản ngại hy sinh, gian khổ vẫn ngày đêm vượt suối, băng rừng vận chuyển lương thực, đạn dược phục vụ cho chiến dịch Điện. - Thuyết trình tích cực - Sử dụng lược đồ tỉnh Sơn La - xác định địa bàn Mộc Hạ - Sơ đồ căn cứ địa và vùng tự do Mộc Hạ. - Chia nhóm: N1: Xác định vị trí chiến lược của Mộc Hạ N2: Tìm hiểu đặc điểm của căn cứ Mộc Hạ N3: Xác định vai trò của Mộc Hạ trong kháng chiến chống Pháp ở Sơn La - Đại diện các nhóm trình bày-bổ sung - GV nhận xét, đánh giá. SV quan sát- xác định vị trí Mộc Hạ -Nhận định đánh giá. Hoạt động 4: Tìm hiểu những đóng góp của nhân dân Sơn La cho chiến trường Điện Biên Phủ cùng nhân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. (10phút) Chia 2 nhóm ? Nêu những thành tích nhân dân Sơn La đã đóng góp cho chiến dịch Điện Biên Phủ? - Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung - GV nhận xét, KL. Các nhóm nhận nhiệm vụ trình bày trên giấy Ao.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Biên Phủ thắng lợi. -Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu,anh dũng, được sự hỗ trợ phối hợp của quân và dân các chiến trường trên cả nước. Hoạt động 6: củng cố (5phút). 3. Câu hỏi đánh giá. - Quá trình giành chính quyền trong CM tháng 8/ 1945 tại Sơn La. - Ý nghĩa của sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Sơn La năm 1946. - Căn cứ địa Mộc Hạ đóng vai trò như thế nào trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân Sơn La? - Đóng góp của nhân dân Sơn La cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?. BÀI 2. SƠN LA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975) ( 2 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên: 1.1. Kiến thức: SV hiểu được những chủ trương của Đảng bộ và các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu; những đóng góp của nhân dân Sơn La đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước từ 1954 đến 1975. 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, sưu tầm tư liệu, so sánh, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử. 1.3. Thái độ: - Nhận thức đúng mối quan hệ lịch sử Sơn La với lịch sử dân tộc; tinh thần quyết chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân Sơn La. - Có thái độ đúng đắn, lòng tự hào, tình yêu, trách nhiệm công dân đối với quê hương Sơn La. 2. Thông tin. 2.1. Kênh chữ: 2.1.1. Sơn La trong cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội (1955-1962). Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc tháng lợi. Cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, nhân dân các dân tộc Sơn La có những điều kiện thuận lợi rất cơ bản song cũng đứng trước khó khăn thử thách to lớn đó là hậu quả của cuộc chiến tranh để lại - một nền kinh tế què quặt, nghèo nàn, lạc hậu cùng với trình độ dân trí thấp kém. Quán triệt Nghị quyết ngày 28-9-1954 của Bộ Chính trị, Sơn La tiến hành cuộc vận động thành lập Khu tự trị Thái - Mèo - Khu tự trị đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 29-4-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 230/SL ban hành Qui định về thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, gồm hai tỉnh Sơn La và Lai Châu..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Tháng 6-1955, Khu uỷ Khu tự trị Thái - Mèo đề ra nhiệm vụ công tác trong giai đoạn này là: Tăng cường đoàn kết các dân tộc, khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá giáo dục, bồi dưỡng đào tạo cán bộ dân tộc, củng cố tổ chức các lực lượng vũ trang, kiên quyết triệt phá âm mưu và tổ chức gián điệp, thổ phỉ, biệt kích. Để giải quyết vấn đề ăn, mặc, các cấp uỷ Đảng và chính quyền vận động nhân dân tích cực khai khẩn đất hoang phát triển tăng gia sản xuất, phát huy truyền thống tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” Kết quả: Đồng bào châu Mương La tự điều hoà được 7.700 kg thóc và 71 con trâu; đồng bào Mông xã Chiềng Công giúp đồng bào Thái ở Chiềng Hoa 27 con trâu cày, đồng bào Thái giúp đồng bào Mông 400kg sắn… Năm 1955, sản lượng lương thực qui ra thóc toàn khu đạt 105.674 tấn (bình quân 323kg/người/năm); 1957 đạt 114.000tấn (bình quân 372kg/người/năm). Các nghề sản xuất truyền thống như trồng bông, lanh, chè được khôi phục và phát triển. Thực hiện chủ trương chuyển lực lượng quân đội sang làm kinh tế, trên địa bàn Sơn La các sư đoàn 335, 316 được chuyển sang thành lập nông trường quân đội Mộc Châu, Chiềng Khương và Tô Hiệu. Trên địa bàn các châu đã xây dựng các tổ đổi công ở một số nơi đã xây dựng được hợp tác xã nông nghiệp (Thuận Chấu: xã Mường Sại, Chiềng Bằng, Mường Giàng; Mường La năm 1959 có 539 tổ đổi công và 28 hợp tác xã nông nghiệp; Mộc Châu năm 1959 có 245 tổ đổi công và tổ đổi công A Má (Lóng Sập) trở thành hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ở Mộc Châu) Giao thông vận tải được trú trọng, bảo dưỡng và mở rộng. Đến 1960, khối lượng vận tải hàng hoá tăng gấp 13 lần so với 1957. Thương nghiệp quốc doanh, các tổ mua bản lưu động và các hợp tác xã mua bán được xây dựng ở nhiều nơi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân 25-8-1959 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 156-CT/TW về việc tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ nhân dân ở miền núi phía Bắc nước ta. Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Khu uỷ và Uỷ ban hành chính khu đã đề ra nhiệm vụ và kế hoạch chỉ đạo việc triển khai cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Qua 4 đợt (cuối 1959 đến giữa 1961) vận động tập trung, chính quyền đã trưng thu 120 con trâu cày, địa chủ hiến 87 mẫu ruộng, đem chia cho nông dân Cuộc cải tạo XHCN đối với thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ được tiến hành nhanh gọn. Giữa 1959 có 91% số hộ thợ thủ công và buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Từ 1958 đến 1960 trên địa bàn Sơn La đã xây dựng được 19 cơ sở công nghiệp quốc doanh như: cơ khí, gạch ngói, điện, than và 5 hệ thống thuỷ nông. Giá trị sản lượng công nghiệp 1962 tăng 40% so với 1961. Sự nghiệp văn hoá giáo dục y tế phát triển đáng kể. Đến năm 1957, toàn Khu tự trị đã có 95 trường phổ thông với 216 lớp, 181 giáo viên và 6000 học sinh theo học. Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được coi trọng. Tất cả các châu của Sơn La đều có phòng y tế, các xã có trạm xá. Phong trào xây dựng nếp sống mới được phát động rộng rãi, vốn văn hoá truyền thống tốt đẹp được phục hồi và phát huy: “Sống trụ xôn xao” của đồng bào Thái, “Tiếng hát làm dâu” đồng bào Mông… được sưu tầm và phổ biến. Trong những năm 1955-1960, tình hình trật tự trị an trên địa bàn Sơn La có những diễn biến phức tạp . Lợi dụng cuộc sống khó khăn, trình độ giác ngộ của nhân dân các dân tộc còn hạn chế, các thế lực phản động đẩy mạnh hoạt động chống phá, xuyên tác đường lối chính sách của Đảng, kích động chia rẽ dân tộc như ở Chiềng.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Tương (Mộc Châu); Chiềng Nơi (Mai Sơn), Mường Lạn (Sông Mã)…Trước tình hình đó tháng 5-1957, Hội nghị cán bộ toàn khu do Khu uỷ tổ chức đã đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về công tác củng cố vùng cao biên giới. Một bộ phận lực lượng quân đội và công an được bố trí bảo vệ dọc tuyến biên giới, hơn 200 cán bộ được tập huấn tổ chức thành các đội công tác tăng cường cho vùng biên giới. Thông qua các cuộc vận động tuyên truyền, đa số đồng bào đã tin vào chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ nâng cao ý thức cảnh giác, nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, tăng cường đoàn kết xây dựng bản mường, xây dựng cuộc sống mới. Trước yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ các châu đã triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động hợp tác hoá, phát triển sản xuất, hoàn thành cải cách dân chủ để phát hiện và bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng. Giữa 1960, Đảng bộ các châu tiến hành Đại hội, kiện toàn cấp uỷ và quyết định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thời gian tiếp theo. Đầu năm 1961, Đảng bộ các châu tổ chức đợt sinh hoạt chính trị chỉnh huấn mùa xuân, đến cuối năm tất cả các xã ở Sơn La đều có chi bộ Đảng, số đảng viên thuộc dân tộc thiểu số tăng lên, khắc phục được tình trạng “xã trắng” không có đảng viên và cơ sở Đảng. Thắng lợi của các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp (khu, châu, xã) đầu năm 1955 và năm 1959, chính quyền các châu, xã được kiện toàn và củng cố một bước căn bản, phần lớn Uỷ ban hành chính xã đã có bộ phận thường trực. Bên cạnh đó Sơn La cũng đóng góp tích cực vào thành công của cuộpc bầu cử Quốc hội khoá II. Ngày 8-5-1960, với 96,89% cử tri đi bầu đại biểu Quốc hội khoá II, kết quả ở Khu tự trị Thái - Mèo có 12 vị trúng cử. Các tổ chức đoàn thể quần chúng bước đầu được củng cố, kết nạp thêm hội viên, đoàn viên: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Nông hội … hoạt động theo Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 2.1.2. Nhân dân Sơn La vừa sản xuất vừa chiến đấu góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1963-1975). Ngày 27-10-1962, kỳ họp thứ V Quốc hội khoá II đã Quyết nghị đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, tái lập tỉnh Sơn La, Lai Châu và lập tỉnh mới Nghĩa Lộ trực thuộc Khu, các châu đổi thành huyện trực thuộc tỉnh. Ngày 24-12-1962, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Sơn La gồm 13 người, do ông Cầm Liên làm Chủ tịch. Cùng ngày, ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La và các Đảng bộ trực thuộc, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 người, đồng chí Hoàng Nó làm Bí thư Tỉnh uỷ. Từ ngày 7 đến ngày 14-10-1963, Đảng bộ Sơn La tiến hành đại hội lần thứ II. Đại hội quyết định 5 nhiệm vụ lớn của 3năm (1963-1965). - Coi sản xuất lương thực là khâu trọng tâm và ra sức phấn đấu từng bước đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, mở rộng mạng lưới thủ công nghiệp địa phương và giao lưu hàng hoá. - Củng cố và hoàn thiện, một bước hợp tác xã nông nghiệp, tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi khai hoang và phục hoá, làm đường khuyến nông, cơ sở chế biến nông sản, dụng cụ thu hoạch, vận chuyển. - Đẩy mạnh cuộc vận động cách mạng văn hoá và khoa học - kỹ thuật, nâng cao.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> trình độ dân trí của nhân dân các dân tộc, giải quyết tích cực các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan có hại cho sản xuất và đời sống. - Gắn chặt công tác bảo vệ trị an, củng cố quốc phòng với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang cả về tư tưởng và tổ chức; củng cố cơ sở vững chắc về chính trị, nhất là vùng cao biên giới, những địa bàn xung yếu; tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho toàn dân. - Tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng về mọi mặt; coi trọng bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cơ sở, cán bộ quản lí hợp tác xã, quản lí kinh tế, kĩ thuật, trong đó trú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc và cán bộ nữ. Giữa lúc toàn Đảng và nhân dân miền Bắc đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tháng 8-1964 Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, tiến hành cuộc chiến tranh ném bom, bắn phá miền Bắc. Ở Sơn La, từ cuối 1963 đến cuối 1964, máy bay Mĩ liên tiếp xâm phạm vùng trời của tỉnh. Ngày 14-6-1965, đế quốc Mĩ cho máy bay ném bom, bắn phá Mộc Châu, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại trên địa bàn Sơn La, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhân dân địa phương. Trước tình hình trên, nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh được đặc biệt coi trọng. Cấp uỷ và chính quyền các cấp đều tập trung làm tốt 3 việc lớn là: giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng cho nhân dân; củng cố lực lượng dân quân, công an xã , bản; xây dựng kế hoạch bố phòng, chống địch xâm nhập ở vùng xung yếu, trật tự an toàn Sơn La được giữ vững. Chuyển hướng mọi hoạt động của tỉnh từ thời bình sang thời chiến. Đại đội pháo cao xạ 37 ly được thành lập, các trung đội dân quân tự vệ có tranh bị súng trung liên, đại liên được bố trí ở những vùng trọng điểm :Mộc Châu , Yên Châu…Chế độ trực báo động, trực chiến luôn sẵn sàng. Nhờ chủ động chiến đấu, ngay từ trận đầu (14-6-1965) quân dân Sơn La đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay Mĩ tại Mộc Châu; ngày 20 và 22-6-1965 bắn rơi 7 chiếc. Được tin quân và dân Sơn La thắng trận, ngày 23-6-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen ngợi và có tác dụng động viên, cổ vũ to lớn đối với quân và dân Sơn La. Phong trào săn, bắn máy bay Mĩ bằng súng bộ binh được phát động. Đến cuối 1965, quân và dân Sơn La đã bắn rơi 54 máy bay Mĩ, bắt sống và tiêu diệt một số giặc lái. Với thành tích xuất sắc, quân và dân Sơn La được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Đầu năm 1965, Tỉnh uỷ họp tổng kết công tác năm 1965 và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá hai năm 1966-1967. Nhiệm vụ trọng tâm là vừa sản xuất, xây dựng, vừa chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến lớn miền Nam. Với quyết tâm “ tay cày tay súng, tay búa tay súng”, bám ruộng nương, nhà máy để sản xuất và chiến đấu, cùng với lực lượng phòng không của bộ đội chủ lực tăng cường, tỉnh thành lập đại đội cao xạ bộ đội địa phương. Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức theo đơn vị hợp tác xã, bản, đội sản xuất, nông lâm trường…Đi đôi với chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, các phương án bảo vệ an ninh của toàn tỉnh, huyện, cơ sở được xây dựng. Nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam được đẩy mạnh..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Sản xuất nông nghiệp được giữ vững và phát triển , năm 1968 sản lượng qui ra thóc của toàn tỉnh đạt 90.206 tấn; đàn trâu, bò đạt 76.915 con; sản lượng cây công nghiệp tăng 5,8%... Công nghiệp và thủ công nghiệp ổn định. Vốn đầu tư cho công nghiệp tăng bình quân hàng năm gần 30%, sản xuấ được nhiều mặt hàng mới phục vụ cho sản xuất và đời sống. Sự nghiệp văn hoá giáo dục y tế vẫn được phát triển. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ, quân và dân Sơn La kịp thời chuyển hướng mọi hoạt động sang thời chiến, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Ngày 1-10-1972, với tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, quân và dân Sơn La anh dũng chiến đấu đánh trả máy bay Mĩ, hai xã Chiềng Tương, Chiềng Khừa (Mộc Châu) đã bắt sống giặc lái Mĩ. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, trong 3 năm (1969-1973) gần 1.500 thanh niên nhập ngũ, năm 1972 số quân tuyển gấp 2 lần các năm trước. Với thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”, ngày 30-12-1972, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari 1973. Trong chiến thắng chung của cả nước có phần đóng góp tích cực của quân và dân các dân tộc Sơn La. Sau Hiệp định Pari 1973, Sơn La nhanh chóng tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất nông - lâm- công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển văn hoá - xã hội và thực hiện tốt nhất chi viện cách mạng miền Nam. Đến năm 1975, nhiều chỉ tiêu kinh tế- văn hoá chủ yếu của Sơn La đều đã vượt so với mục tiêu Đảng bộ đề ra. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết: trường học, bệnh viện chỉ là tạm thời, sản xuất lương thực còn bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất và đời sống của nhân dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn… Cùng với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế , văn hoá, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, Sơn La luôn coi trọng nghĩa vụ quốc tế đối với bạn Lào, trong công cuộc bảo vệ độc lập và xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân mỗi nước. 2.2.Kênh hình: Một số tranh, ảnh về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Sơn La (1954-1975). 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học: 3.1. Thiết bị dạy học: Giáo án, bút dạ, giấy Ao. 3.2. Tài liệu tham khảo: - Lịch sử Đảng bộ Sơn La, TậpII(1954-1975).BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1994. - Sơn La 110 năm, Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 4. Cách tổ chức các hoạt động. I. Sơn La trong cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội (1955-1962). - Thuận lợi cơ bản - Khó khăn: hậu quả của cuộc chiến tranh để lại…. Hoạt động 1: Tình hình Sơn La sau 1954 (15 phút) ? Sau 1954 tỉnh Sơn La đứng Đọc tài trước những khó khăn và liệu đưa thuân lợi như thế nào? ra những đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - HĐ theo nhóm đôi - Trình bày - bổ sung - GV nhận xét, KL - Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Sơn La hăng hái bắt tay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo tiền đề bước vào thời kì mới * Chủ trương, nhiệm vụ: - Tăng cường đoàn kết các dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, bồi dưỡng đào tạo cán bộ dân tộc, củng cố tổ chức các lực lượng vũ trang… - Tích cực khai khẩn đất hoang phát triển tăng gia sản xuất, phát huy truyền thống tương thân,tương ái “lá lành đùm lá rách” * Kết quả: - Đồng bào châu Mường La tự điều hoà được 7.700 kg thóc và 71 con trâu; - Năm 1955, sản lượng lương thực qui ra thóc đạt 105.674 tấn, 1957 đạt 114.000tấn -Các nghề sản xuất truyền thống: bông, lanh, chè được khôi phục và phát triển. - Thực hiện chủ trương chuyển lực lượng quân đội sang làm kinh tế… - Giao thông vận tải được trú trọng - Thương nghiệp - Công nghiệp - Sự nghiệp văn hoá giáo dục y tế - Trước yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ các châu đã triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, giáo dục … II. Nhân dân Sơn La vừa sản xuất vừa chiến đấu góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1963-1975). - Ngày 27-10-1962, kỳ họp thứ V Quốc hội khoá II đã Quyết nghị đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, tái lập tỉnh Sơn La - Ngày 24-12-1962, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Sơn La gồm 13 người, do ông Cầm Liên làm Chủ tịch.. của các nhân. Hoạt động 2: Sơn La trong công cuộc cải tạo, khôi phục phát triển kinh tế, văn hoá xã hội từ 1954 đến 1962 (30 phút) Chia nhóm phát phiếu giao việc: N1: Tìm hiểu chủ trương, nhiệm vụ của Khu uỷ Khu tự trị Thái - Mèo trong giai đoạn 1955-1962. N2: Những thành tích đạt được trong cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. - Đọc tài liệu, thảo luận - Trình bày trên giấy A0 - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp NX, bổ sung - GV KL. Các nhóm đọc tài liệu thảo luận trình bày.. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tích quân và dân Sơn La trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và chi viện và tiền tuyến. (40 phút) Nghe, tiếpnhận - GV thuyết trình tích cực thông tin.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> ? Nêu những nhiệm vụ lớn mà Đại hội II của Đảng bộ Sơn La đã đề ra? - HĐ nhóm đôi - Trình bày, bổ sung Đọc tài GV thuyết trình tích cực: Ở liệu trình Sơn La, từ cuối 1963 đến cuối bày 1964…. Chia nhóm - giao việc N1: Nêu những thành tích mà quân và dân Sơn La đạt được trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. - Từ ngày 7 đến ngày 14-10-1963, Đảng bộ Sơn La tiến hành đại hội lần thứ II. Đại hội quyết định 5 nhiệm vụ lớn của 3năm (1963-1965).. N2: Tìm hiểu sự chi viện của Sơn La cho tiền tuyến. - Đọc tài liệu - Trình bày trên giấy Ao - Đại diện các nhòm trình bày - Nhận xét, bổ sung - GVKL. - Trước tình hình trên, nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh được đặc biệt coi trọng. - Chuyển hướng mọi hoạt động của tỉnh từ thời bình sang thời chiến. - Nhờ chủ động chiến đấu, ngay từ trận đầu (14-6-1965) quân dân Sơn La đã bắn. Các nhóm nhận nhiệm vụ đọc tài liệu thảo luận trìnhbày trên giấy A0. Hoạt động 4 củng cố (5 phút). 5. Câu hỏi đánh giá. - Tình hình Sơn La sau năm 1954. - Quá trình phát triển Kinh tế - Văn hoá – xã hội và những đổi thay trên quê hương Sơn La trong những năm 1954 đến năm 1965 ? - Những đóng góp của nhân dân Sơn La trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Hãy kể tên các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động ở Sơn La đã được nhà nước phong tặng qua các thời kì. CHƯƠNG IV: LỊCH SỬ SƠN LA TỪ 1975 ĐẾN 2005. BÀI 1. NHÂN DÂN SƠN LA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 – 1986) ( 1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên:.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 1.1. Kiến thức: SV biết được tình hình Sơn La sau 1975, chủ trương của Đảng Bộ Sơn La trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ Quốc, những thành tựu, hạn chế của thời kỳ này (1975 – 1986). 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp, sưu tầm tư liệu, liên hệ thực tế, rút ra nhận xét. 1.3. Thái độ: - Nhận thức đúng mối quan hệ giữa LSĐP Sơn La với LSDT; có thái độ đúng đắn, có niềm tin, lòng tự hào, trách nhiệm đối với quê hương Sơn La. 2. Thông tin. 2.1. Kênh chữ: 2.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ Tổ Quốc XHCN (1976-1980). Năm 1976, Khu tự trị Tây Bắc giải thể, hai huyện Phù Yên, Bắc Yên được nhập về tỉnh Sơn La. Từ đây tỉnh Sơn La tập trung ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Ngày 25-4-1976, nhân dân các dân tộc Sơn La tham gia bầu cử Quốc hội khoá VI, ở Sơn La có 4 đồng chí trúng cử đại biểu Quốc hội khoá VI. Trong niềm vui đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La thi đua lao động sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh , xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (6-6-1976) đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chính trị cho toàn Đảng bộ trong hai năm 1976-1977, xác định chiến lược phát triển kinh tế của địa phương và thông qua đề án quy hoạch vùng phát triển kinh tế. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp - lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn XHCN” nhằm tăng cường lực lượng sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (4-2-1977) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu phải phát triển vượt bậc sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, giải quyết cho được vấn đề lương thực và thực phẩm; hình thành các vùng tập trung chuyên canh: vùng ngô (Nà Sản); vùng sắn (Yên Châu); phát triển cây mì đông (Mường La)…Xây dựng vành đai thực phẩm ở thị xã, Hát Lót, Mộc Châu, thâm canh mở rộng diện tích theo qui hoạch 2 vùng mía ở Thuận Châu, Phù Yên…Hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý ở các vùng trọng điểm, bố trí sản xuất đi đôi với phân công lại lao động và sử dụng lao động một cách hợp lý trên địa bàn huyện. Kết quả: Sơn La đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực, năm 1980 toàn tỉnh đạt mục tiêu 5tấn thóc /1ha; tổng sản lượng lương thực qui ra thóc đạt trên 15 vạn tấn; về chăn nuôi vẫn được giữ vững và tiếp tục phát triển, đàn trâu có 64.000 con, bò có 45.600 con, đàn lợn có 184.000 con…; hình thành một số vùng cây công nghiệp và cây ăn quả: chè, mía, muỗm…; công tác giao đất, giao rừng đi vào qui hoạch, xác định phương hướng cho các vùng sản xuất; Về công nghiệp, thủ công nghiệp, năm 1980 giá trị sản lượng đạt 28,6 triệu đồng, nhịp độ phát triển bình quân hàng năm tới 45%; tài chính đạt 18,8 triệu đồng, nhịp độ tăng bình quân hàng năm 21,8%, riêng thu quốc doanh tăng 28% văn hoá giáo dục ngày càng phát triển và mở rộng. Số trường lớp trong năm học 1979-1980 tăng 57%, cứ 1vạn dân có 2.193 người đi học trong đó có 62 người học cấp III. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ được tăng cường, cứ 1 vạn dân có 13,4 y, bác sĩ. Công tác xây dựng Đảng được chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên và quần chúng. 2.1.2. Đẩy mạnh sản xuất, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù (1981-1986)..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (25-1-1980) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ, của Đảng bộ trong 2 năm 1980-1981là: tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV và các Nghị quyết của Trung ương Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; kết hợp kinh tế với quốc phòng, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông- lâm nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, trọng tâm là sản xuấtvà chế biến lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhấtlà công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sau những năm phấn đấu vượt khó khăn nhằm ổn định sản xuất và góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Sơn La bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981-1985, trong điều kiện hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp lãnh đạo tỉnh Sơn La sau khi đánh giá mọi mặt về kinh tế - xã hội của tỉnh, phân tích rõ những ưu thế, những khó khăn vướng mắc tìm ra những nguyên nhân yếu kém trên cơ sở đó đề ra hướng đi thích hợp và những nhiệm vụ mang tính chất chiến lược. Tỉnh Sơn La nhanh chóng khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống. Một loạt các vấn đề cơ bản được giải quyết như quy hoạch vùng nông - lâm nghiệp trong tỉnh và từng huyện, tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lí các hợp tác xã công nghiệp, gắn với xây dựng huyện, hình thành các trạm kĩ thuật và các xí nghiệp chế biến, mở mang thuỷ lợi giao thông, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động… Sơn La đạt tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 1985, sản lượng lương thực quy ra thóc tăng gần 5vạn tấn, đàn trâu bò tăng trên 5,2 vạn con, diện tích cây công nghiệp tăng gấp 2 lần, tăng sản phẩm xã hội trên 34 lần…. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, năm học 1985-1986 có 250 trường, học sinh phổ thông các cấp có trên 93.000 em; Công tác xây dựng Đảng được trú trọng, tất cả các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, đều có Đảng bộ hoặc Chi bộ, tổ đảng hoặc đảng viên, đội ngũ cán bộ, công chức là dân tộc ít người tăng nhanh chiếm 23% tổng số cán bộ công chức trong tỉnh. Công tác an ninh quốc phòng được trú trọng và thực hiện có hiệu quả, xây dựng cấp huyện thành pháo đài quân sự vững chắc, các xã, phường thành cụm chiến đấu liên hoàn, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù Về đối ngoại, Sơn La luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào, đặc biệt với các tỉnh biên giới. Năm 1980, Sơn La vinh dự được Trung ương Đảng nhân dân Cách mạng Lào trao tặng Huân chương Tự do hạng Nhất. 2.2. Kênh hình: Tranh ảnh về các sự kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục (1975-1986) 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học: 3.1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ, tranh ảnh về các sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương. 3.2. Tài liệu tham khảo: - Sơn La 110 năm(1895-2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 4. Cách tổ chức các hoạt động. PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (15 TIẾT) Chương I: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THCS.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Bài 1: MỤC TIÊU NỘI DUNG DẠY HỌC LỊCH HỌC SƠN LA Ở TRƯỜNG THCS (1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học song bài này, SV có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Hiểu mục tiêu chương trình giáo dục lịch sử Sơn La ở THCS. - Hiểu nội dung, cấu trúc chương trình giáo dục lịch sử Sơn La ở THCS. 1.2. Kỹ năng: - Biết xác định mục tiêu chương trình. - Biết tiếp cận, đánh giá nội dung chương trình. 1.3. Thái độ: - Xác định trách nhiệm giáo dục lịch sử Sơn La cho học sinh THCS. - Yêu nghề, có thái độ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nghiêm túc. 2. Thông tin 2.1. Mục tiêu chương trình giáo dục lịch sử địa phương Sơn La ở THCS. Chương trình LSĐP Sơn La nhằm làm sáng tỏ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc Sơn La đã góp phần cùng nhân dân cả nước viết lên những trang sử vẻ vang, hun đúc lên những truyền thống quý báu, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo, ý chí vươn lên xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giầu mạnh, văn minh Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quá trình xây dựng và trưởng thành , phát triển của phong trào cách mạng cũng như những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Sơn La vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng ý chí, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lịch sử địa phương, là nguồn tài liệu quý giá phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các thế hệ, giúp cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc và truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La. Ngoài truyền thống đoàn kết, yêu nước và cách mạng, LSĐP còn cung cấp cho các thế hệ một nền văn hoá đậm đà bản sắc của nhân dân các dân tộc Sơn La. Việc nghiên cứu, giảng dạy LSĐP trong các trường THCS; có vị trí quan trọng, có tác dụng to lớn, trực tiếp về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, kết hợp học tập với lao động sản xuất, tập dượt nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội. 2.2. Nội dung chương trình giáo dục lịch sử Sơn La ở THCS. Lớp 6: 1tiết; Bài: Sơn La miền đất và con người Lớp 7: 3 tiết; Bài: Quá trình thành lập tỉnh và sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La Bài: Các di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Sơn La Lớp 8: 1 tiết: Bài:Phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân Sơn La từ 1888 đến 1946 Lớp 9: 2tiết: Bài: Một số đóng góp của nhân dân Sơn La trong cuộc kháng chiến.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> chống Pháp và chống Mĩ. Bài: Một số thành tựu của nhân dân Sơn La trong thời kì đổi mới. 3. Các phương tiện hỗ trợ - Thiết bị, đồ dùng học tập: Giáo án, mấy chiếu, giấy A 0, bảng trong, bút dạ. - Tài liệu tham khảo: Giáo trình LSĐP. Nguyễn Cảnh Minh(chủ biên). NXB Đại học sư phạm, năm 2005. 4. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học I. Mục tiêu chương trình giáo dục Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu chương lịch sử địa phương Sơn La ở THCS. trình giáo dục lịch sử địa phương ở THCS (20phút) - Làm sáng tỏ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân - GV thuyết trình tích cực nhận SV nghe, tộc Sơn La định, đánh giá tầm quan trọng theo dõi, - Khảng định vai trò lãnh đạo của Đảng của một số sự kiện lịch sử, nhân tiếp nhận vật lịch sử tiêu biểu ở Sơn La thông tin. bộ tỉnh - Giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, - Chia 2 nhóm - phát phiếu giao việc. bồi dưỡng ý chí, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. ? Xác định mục tiêu của chương trình giáo dục LSĐP ở các nhà - Lịch sử địa phương giúp cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về trường THCS. Các nhóm lịch sử phát triển của vùng đất Tây Bắc - HĐ theo nhóm nhận của Tổ quốc và truyền thống cách - Đọc tài liệu, liên hệ- xác định nhiệm vụ mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La. mục tiêu thảo luận - Việc nghiên cứu, giảng dạy LSĐP - Trình bày, lớp theo dõi, nhận trình bày trong các trường THCS; có vị trí quan xét, bổ sung trên giấy trọng, có tác dụng to lớn, trực tiếp về A0 - GV đánh giá, kết luận giáo dưỡng, giáo dục và phát triển II. Nội dung chương trình giáo dục Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung chương lịch sử Sơn La ở THCS. trình giáo dục lịch sử Sơn La ở THCS. (25 phút) - Lớp 6: 1tiết - GV thuyết trình tích cực Nghe, tiếp - Lớp 7: 3 tiết nhận - Giao việc cho các nhóm - Lớp 8: 1 tiết thông nghiên cứu, tìm hiểu cấu trúc - Lớp 9: 2tiết tin,thảo chương trình lịch sử Sơn La ở luận THCS. -Các nhóm thảo luận->trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung, phản hồi - GV nhận xét- kết luận. 5. Câu hỏi đánh giá Xác định mục tiêu của chương trình giáo dục Lịch sử Sơn La tại trường THCS trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La? Bài 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ SƠN LA Ở THCS (1 tiết).

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 1.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng: 1.1. Kiến thức: Hiểu bản chất của dạy học tích cực; xác định, phân tích được ưu điểm và hạn chế của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học áp dụng trong dạy học lịch sử Sơn La. 1.2. Kĩ năng: Biết vận dụng các phương pháp dạy học tíc cực ở THCS thành thục và sáng tạo. 1.3. Thái độ: Yêu nghề và ý thức trách nhiệm với công việc giảng dạy. 2. Thông tin 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học, dạy học tích cực. Phương pháp tích cực, là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học (bao hàm cả phương pháp dạy và phương pháp học) Đặc trưng của các phương pháp tích cực - Dạy học thống qua tổ chức các hoạt động học tập của HS - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Bản chất của dạy học tích cực; khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ. Coi trọng lợi ích nhu cầu cá nhân người học đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội Sự khác nhau giữa dạy học tích cực và dạy học thụ động 2.2. Các hình thức tổ chức dạy học tích cực -Vấn đáp tìm tòi - phát hiện:là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề và qua đó HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV qua đó HS lĩnh hội tri thức, nội dung bài học. -Dạy và học đặt - giải quyết vấn đề HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù PPDH, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với PPDH. . -Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4-6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng phần của tiết học, được giao dùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. - Phương pháp dạy học vi mô: Là PP đào tạo GV hợp lí, lấy hoạt động của người học làm trung tâm. Thông qua một tập hợp các cách hành xử kết hợp thực hiện một nhiệm vụ dạy học cụ thể tạo thành một năng lực sư phạm đặc thù cho SV. Đặc điểm của phươg này:.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> +Giáo sinh chọn bài (trích đoạn) + Dạy thử + Quay băng ( sử dụng ghi hình trong PP dạy học vi mô) +Quan sát băng hình, đánh giá bài giảng, rút kinh nghiệm, soạn và dạy lại + Giáo sinh dạy lại (nếu cần thiết) + Hoàn chỉnh bài giảng sau khi rút kinh nghiệm -Học theo hợp đồng; là cách tổ chức học tập, trong đó HS làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định -Học theo góc: là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học. Học theo góc HS được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động. -Học theo dự án: là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó HS đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể. Quá trình học theo dự án giúp cho HS củng cố kiến thức xây dựng các kĩ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. 2.3. Các phương pháp tích cực hóa học sinh - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học trực quan - Phương pháp vấn đáp 2.4. Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp dạy học Lịch sử Sơn La Ưu điểm: - Học có hiệu quả hơn- bài học sinh động hơn - Quan hệ với HS tốt hơn - Hoạt động học tập phong phú hơn; HS được hoạt động nhiều hơn - GV có nhiều cơ hội giúp đỡ HS hơn - Phát triển tính độc lập sáng tạo của HS; qua đó HS tự phát triển năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học thông minh, sáng tạo, biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế. Hạn chế - Trình độ nhận thức của HS không đồng đều - Phương tiện, tài liệu hỗ trợ dạy học Lịch sử Sơn La còn hạn chế 3. Các phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Bút dạ, máy chiếu, giấy trong, giấy A0. 3.2. Tài liệu tham khảo - Lịch sử địa phương Sơn La - Lịch sử 6, 7, 8, 9 4. Gợi ý cách tổ chức các hoạt động dạy học I. Khái niệm phương pháp Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của dạy học dạy học, dạy học tích cực. truyền thống và dạy học hiện đại. (15 phút) - GV thuyết trình tích cực: Nghe, tiếp - Phương pháp tích cực hướng + Phương pháp tích cực là gì? Tại nhận thông tin.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng TCH HS? - Chia nhóm phát phiếu giao việc tìm hiểu những đặc trưng cơ bản , những ưu điểm , hạn chế của dạy tới việc hoạt động hoá, tích cực học hiện đại và dạy học truyền hoá hoạt động nhận thức của thống. Hoàn thành bảng so sánh người học (bao hàm cả phương sau: pháp dạy và phương học). Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận và hoàn thành bảng so sánh.. So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại PPHD truyền thống PPDH hiện đại - Tập trung chủ yếu HĐ của GV - Chú trọng vào người học - GV thuyết trình - GV tổ chức, hướng dẫn các HĐ của HS - HS nghe, ghi chép và học thuộc…. - HS chủ động chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện PP tự học…. - PPTC: - Đặc trưng của PPTC - Bản chất của dạy học tích cực: II. Một số phương pháp dạy học tích cực được vận dụng trong dạy học LSĐP ở THCS.. - Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp nghe, theo dõi, bổ sung - GV nhận xét, kết luận (máy chiếu). Trình bày kết quả thảo luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu những PPTC cần được vận dụng ở THCS (30 phút) - GV thuyết trình tích cực về: + Ưu điểm của PPDHTC Các nhóm + Hạn chế của PPDH truyền thống nhận - Dạy học nêu và - Chia lớp thành 3 nhóm- giao việc: nhiệm N1: Đặc điểm và bản chất của DH nêu và giải quyết giải quyết vấn đề vụ- thảo vấn đề luận làm - Phương pháp dạy N2:Nội dung của PPDH trực quan - cách sử dụng đồ rõ mục học trực quan tiêu hoạt - Phương pháp vấn dùng trực quan trong DHLS. N3: Thế nào là PP vấn đáp? Ưu điểm và hạn chế của động đáp trình PP này? bày trên - Đại diện các nhóm trình bày giấy A0 - Các nhóm khác theo dõi, phản hồi - GV nhận xét kết luận; 5. Câu hỏi đánh giá - Khái niệm phương pháp dạy học, dạy tích cực? - Những hạn chế cơ bản của phương pháp dạy học Lịch sử ở Sơn La. Hướng khắc phục? Bài 3. CÁCH THIẾT KẾ BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (5 tiết).

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 1.Mục tiêu: Sau khi học song bài, SV cần đạt được: 1.1. Kiến thức: Hiểu yêu cầu, nội dung, cách trình bày một kế hoạch bài học. 1.2. Kĩ năng: Biết xác định mục tiêu bài học, cách sử dụng đồ dùng dạy học, cách thiết kế các hoạt động dạy học trong một bài cụ thể. 1.3. Thái độ: Có ý thức làm việc nghiêm túc, năng động, sáng tạo. 2. Thông tin - Mục tiêu của một số bài Lịch sử Sơn La - Mẫu kế hoạch bài học(tài liệu của Dự án Việt - Bỉ) 3. Các phương tiện hỗ trợ 3.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Bút dạ, máy chiếu, giấy trong, giấy A0, 3.2. Tài liệu tham khảo: - Lịch sử 6, 7, 8, 9 4. Cách tổ chức hoạt động dạy học I.Những công việc Hoạt động 1: Cách xác định mục tiêu , cấu trúc bài học lịch chuẩn bị lên lớp và tiến sử địa phương (20 phút) hành bài học LSĐP. - GV thuyết trình tích cực Nghe, tiếp - Bài học lịch sử: nhận thông + Bài học lịch sử - Bài học LSĐP tin - Bài học LSĐP: - Chia nhóm- phát phiếu giao việc * Cấu trúc bài LSĐP N1: Xác định cấu trúc, mục tiêu bài * Mục tiêu của bài học LSĐP lớp 6 - THCS LSĐP N2: Xác định cấu trúc, mục tiêu bài LSĐP lớp 6 - THCS Các nhóm nhận nhiệm - Trình bày trên giấy Ao vụ thảo luận - Đại diện nhóm trình bày-> các nhóm làm rõ mục khác theo dõi, bổ sung tiêu hoạt - GV nhận xét, kết luận động * Tiến hành soạn giáo án - Để soạn một giáo án tốt cần đảm bảo những yêu cầu:… - Các bước tiến hành một giờ lên lớp:. Hoạt động 2: Tìm hiểu những công việc chuẩn bị cho bài học LSĐP ở trên lớp.(25 phút) - GV thuyết trình tích cực - Nghe, tiếp nhận thông tin ? Là một GV anh, chị cần phải chuẩn bị cho một giờ lên lớp như thế nào? - Thảo luận xác định những - HĐ toàn lớp công việc cần - Trình bày, cảc lớp nghe, góp ý bổ sung làm cho một - GV nhận xét, kết luận giờ lên lớp Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thiết kế một bài học LSĐP theo tinh thần đổi mới PPDH (45phút) - SV nghiên cứu một số mẫu giáo án Các nhóm lịch sử địa phương- GV cung cấp Nghiên cứu, - Nghiên cứu thiết kế bài học LSĐP theo thảo luận, thiết kế bài học tinh thần đổi mới (Lớp 6- THCS) ( Tài LSĐP - trình liệu GV cung cấp) bày - Đại diện các nhóm trình bày- bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> II. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học LSĐP ở THCS. - GV nhận xét - kết luận Hoạt động 4: Thực hành thiết kế kế hoạch bài học (135 phút - 3 tiết) - GV nêu công việc cần làm - chia nhóm, giao việc: - Mỗi nhóm chọn 1 bài trong chương trình LSĐP ở THCS - thiết kế kế hoạch Các nhóm bài học (mẫu chungẩutên giấy A0 nghiên cứu tài - Các nhóm trình bày sản phẩm ở góc liệu, thiết kế kế riêng tuỳ chọn hoạch bài học - Các nhóm tham quan cách thiết kế của của nhóm mình nhóm bạn, ghi chép, nhận xét - Cả lớp thảo luận, bổ sung, thống nhất phương án đúng cho kế hoạch bài học - GV nhận xét, tổng kết. 5. Câu hỏi đánh giá - Tiêu chí để xác định mục tiêu bài học LSĐP - Những đồ dùng thiết yếu cho một giờ dạy - Thiết kế một bài dạy theo 2 phương án khác nhau. CHƯƠNG II: THỰC HÀNH DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ (8 tiết) 1. Mục tiêu: Học xong chương này, Sinh viên: - Có khả năng dạy học các bài lịch sử địa phương ở THCS theo hướng tích cực. - Biết áp dụng lý thuyết đã học để thực hành dạy các trích đoạn có sử dụng các kỹ năng dạy học thao nhóm, dự án, đóng vai, trò chơi, kỹ năng đặt câu hỏi. - Biết thiết kế kế hoạch bài học và thực hành dạy một bài hoàn chỉnh có sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp. - Có ý thức học hỏi để nâng cao nghiệp vụ sư phạm. 2. Thông tin 2.1. Kênh chữ ( xem bài 2 phần 2.2) - Hướng dẫn SV thực hành theo PP dạy học vi mô, theo dự án, góc, … - Hướng dẫn SV thực hành rèn kỹ năng tổ chức một bài học có sự phối hợp các phương pháp và học tập dạy học tích cực. 2.2. Kênh hình: Sơ đồ về một lớp học SV đang rèn luyện phương pháp dạy học vi mô 3. Các phương tiện hỗ trợ 3.1. Đồ dùng dạy học: Máy quay camera, tivi, máy chiếu overhead, giấy A 0, A4, bản trong, bút dạ. 3.2. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học. Nguyễn Thị Côi(Chủ biên). Trần Quốc Tuấn - Trần Đức Minh. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 2. Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Phan Ngọc Liên. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 3. Tài liệu tập huấn của Dự án phát triển giáo dục Việt - Bỉ. 4. Cách tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1:Thực hành dạy trích đoạn (tự chọn) có sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi(1 tiết) - GV nêu vấn đề- SV tự chọn bài (trích đoạn) - Các nhóm chọn bài (trích đoạn) - GV hướng dẫn, định - Áp dụng kĩ năng đặt câu hỏi hướng - Phiếu học tập, giấy A0, A4, bút dạ, máy chiếu… - Sử dụng PPDH vi mô - Chia lớp 4 nhóm +Nhóm 1: Nhóm thực hành dạy(có quay camera). +Nhóm 2,3: Phản hồi 1, chú ý vào kỹ năng đặt, đưa câu hỏi của nhóm dạy. +Nhóm 4: Phản hồi 2 +Nhóm 1: Thực hành dạy(có quay camera). - Tổ chức cho SV thực + Nhóm 2,3,4: Chú ý quan sát, theo dõi, ghi chép, nhận hành dạy trích đoạn. xét, đánh giá, để chuẩn bị phản hồi - Tổ chức phản hồi (rút kinh nghiệm). +Xem lại băng trích đoạn của nhóm dạy thử. +Các nhóm thảo luận sau khi đặt câu hỏi nhận thức cho nhóm dạy(mục tiêu, kết quả đạt được). + Nhóm phản hồi 1: Nhận xét ưu điểm của trích đoạn dạy(thừa nhận mặt tích cực) và nhược điểm của nhóm dạy về mức độ câu hỏi, kỹ năng đưa câu hỏi, đề xuất ý kiến thay thế. + Nhóm phản hồi 2,3: Nhận xét nhóm phản hồi 1 về qui trình thực hiện phản hồi, về ý thức, thái độ góp ý cho nhóm dạy; Đặt câu hỏi cho nhóm phản hồi 1 về những vấn đề nhóm phản hồi 1 đưa ra chưa rõ ràng; Bổ sung, góp ý, nhận xét cho nhóm dạy. + Nhóm dạy: Đưa ý kiến phản hồi lại các nhóm phản hồi; Đồng ý, chấp nhận những ý kiến của nhóm bạn góp ý nếu thấy phù hợp; Giải thích những điểm mà nhóm phản hồi, góp ý nhưng nhóm dạy cảm thấy không phù hợp với ý tưởng của nhóm mình.. +Giáo viên nhận xét bổ sung và chốt lại: Ưu, nhược điểm của giờ dạy trích đoạn; Kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng hỏi; - Các nhóm soạn lại, dạy lại trích đoạn theo ý kiến góp ý Quy trình, nội dung, thái độ phản hồi của các nhóm của cả lớp và giáo viên cho đến khi đạt yêu cầu. phản hồi. Hoạt động 2:Hoạt động 2: Thực hành dạy học trích đoạn (tự chọn ) theo kế hoạch bài học có sử dụng kỹ năng tổ chức các hoạt động theo nhóm (1 tiết).

<span class='text_page_counter'>(99)</span> HĐGV -GV nêu vấn đề, định hướng nhiệm vụ nhận thức cho SV: vận dụng phương pháp dạy học vi mô để tiến hành dạy trích đoạn có sử dụng kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. - Chia nhóm: Phát biểu tượng theo thứ tự để chia nhóm với 4 loài hoa(Hồng, Lan, Cúc, Cẩm Chướng), những ai có biểu tượng cùng một loài hoa ngồi vào một nhóm. - Giao nhiệm vụ: Nhóm hoa Hồng: nhóm dạy trích đoạn. Nhóm Lan-Cúc:phản hồi 1 Nhóm Cẩm Chướng: Phản hồi 2 - Tổ chức cho SV tiến hành dạy thử trích đoạn.. HĐ SV - Đồ dùng dạy học: + Phiếu học tập, giấy A 0 , A 4 , bút dạ, máy chiếu, bản trong, máy quay camera, tivi. + Biểu tượng bằng bìa cứng các loài hoa (theo sĩ số của lớp).. - SV nhận các biểu tượng - chia 4 nhóm. - Các nhóm nhận nhiệm vụ - chọn trích đoạn dạy theo kế hoạch bài học. - Nhóm Hoa Hồng dạy - quay camera - 3 nhóm còn lại ghi chép, quan sát - nhận xét đánh giá. -Tổ chức cho học sinh phản hồi, rút kinh nghiệm: - Xem băng trích đoạn của nhóm dạy thử. Như qui trình phản hồi của +Các nhóm thảo luận sau khi đặt câu hỏi nhận thức cho nhóm dạy thử(Tìm hiểu mục tiêu, kết quả đạt được của hoạt động 1 trích đoạn dạy) +Nhóm phản hồi 1 nhận xét ưu, nhược điểm của nhóm dạy về: Cách thức chia nhóm, phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, sự quan tâm của GV cho những nhóm yếu, thảo luận, tổng kết trước lớp… +Nhóm phản hồi 2, 3 nhận xét nhóm phản hồi 1, bổ sung cho nhóm dạy về những vấn đề liên quan đến kỹ -GV NX, bổ sung: năng tổ chức hoạt động theo nhóm. +Nhóm dạy có kiến thức phản hồi lại các nhóm phản - Tổ chức cho các nhóm hồi. soạn, giảng lại trích đoạn cho đến khi hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Thực hành dạy học trích đoạn (tự chọn) theo kế hoạch bài học có sử dụng kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học theo hợp đồng (1 tiết). - Giáo viên xác định mục tiêu, định hướng - Phiếu học tập (hợp đồng học tập), giấy nhiệm vụ học tập cho sinh viên: Sử dụng A4, A0, bản trong, bút dạ phương pháp dạy học vi mô để thực hành - Máy chiếu, bảng phụ. dạy trích đoạn có sử dụng kỹ năng dạy học theo hợp đồng. (đã chuẩn bị trước).

<span class='text_page_counter'>(100)</span> - Chia nhóm theo hình thức gọi số (từ 1 – 4), cùng số vào một nhóm - Giao nhiệm vụ: - Tổ chức cho sinh viên dạy thử trích đoạn. - Tổ chức phản hồi như hoạt động 1: - Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại:… - Các nhóm soạn, dạy lại theo góp ý của các nhóm và thầy cô giáo cho đến khi thành thạo.. - SV thực hiện nhiệm vụ chia nhóm - Các nhóm nhận nhiệm vụ +Nhóm 4: Dạy thử. +Nhóm 1 phản hồi 1. +Nhóm 2, 3 : phản hồi 2. => Các nhóm chú ý quan sát, theo dõi, ghi chép, nhận xét. Tập trung vào việc sử dụng kỹ năng hợp đồng. Hoạt động 4: Thực hiện dạy trích đoạn (tự chọn) theo KHBH có sử dụng kỹ năngdạy học theo góc (1 tiết). - GV xác định mục tiêu định hướng nhiệm - Giấy A0, A4, bản trong, bút dạ. vụ học tập cho SV: Vận dụng phương - Tài liệu lịch sử địa phương ở trung học pháp dạy học vi mô để thực hiện dạy trích cơ sở, CĐSP. đoạn có sử dụng kỹ năng học theo góc - Camera, máy chiếu, tivi. ( đã chuẩn bị trứơc). - Chia nhóm tuỳ chọn : (4 nhóm) - Thực hiện chia nhóm- các nhóm nhận - Giao nhiệm vụ: 4 nhóm đã chuẩn bị nhiệm vụ KHBH ở nhà + Nhóm 3: dạy trích đoạn + Nhóm 1,4: Phản hồi 1. +Nhóm 2: Phản hồi 2. => Tập trung kỹ năng dạy học theo góc - Nhóm 3: Dạy trích đoạn. - Thực hành dạy thử trích đoạn. - Nhóm 1, 2, 4: Chú ý quan sát, theo dõi, ghi chép, nhận xét => Tập trung vào việc - Tổ chức phản hổi như hoạt động 1,2. sử dụng kỹ năng sắm vai - Giáo viên nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lại cách thực hiện trích đoạn. - Các nhóm soạn, dạy lại theo ý kiến góp ý của các nhóm và thầy cô giáo cho đến khi thành thạo. Hoạt động 5: Thực hành dạy học trích đoạn kế hoạch bài học có sử dụng kỹ năng tổ chức dạy học theo dự án (1tiết). - GV xác định mục tiêu định hướng - Phiếu học tập giấy A4, A0, bản trong, nhiệm vụ học tập cho SV: sử dụng PP bút dạ dạy học vi mô để thực hành dạy trích đoạn - Máy chiếu bảng phụ, camera, tivi. có sử dụng kỹ năng dạy học theo dự án ( đã chuẩn bị trước) - Chia nhóm theo hình thức gọi số (từ1- 3) - Thực hiện nhiệm vụ chia nhóm - Giao nhiệm vụ:.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> +Nhóm 1: dạy thử +Nhóm 2: Phản hồi 1. +Nhóm 3: Phản hồi 2. - Thực hành dạy thử trích đoạn:. - Các nhóm nhận nhiệm vụ. - Nhóm 2: dạy trích đoạn. ( có quay camera) Nhóm 1, 3: chú ý quan sát theo dõi, ghi chép, nhận xét. => Tập trung vào việc sử dụng kỹ năng dạy học theo dự án. - Tổ chức phản hổi như hoạt động 1. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại + Các nhóm soạn, dạy lại theo góp ý của các nhóm và thầy cô giáo cho đến khi thành thạo. Hoạt động 6: Thực hành dạy một bài hoàn chỉnh trong chương trình LSĐP ở THPT (3tiết) - Theo dõi, nhận xét, tổng kết - 3 SV chuẩn bị và dạy hoàn chỉnh 3 bài LSĐP trong chương trình THCS - Cả lớp theo dõi, ghi chép, nhận xét 5. Câu hỏi dánh giá - Đặt 5 câu hỏi ở 3 cấp độ: nắm, hiểu, biết - Thiết kếmột bài dạy có sử dụng các kĩ năng dạy học theo dự án.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> C. NHỮNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP TỔNG KẾT. Một số câu hỏi + Tư luận. + Trắc nghiệm D. BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ Một số thuật ngữ lịch sử thường dùng E. PHỤ LỤC - Bản đồ - Tranh ảnh - Tài liệu - Một số bài đọc thêm: + Báo suối reo - tờ báo cách mạng đầu tiên ở Sơn La + Chu Văn Thịnh + Bác Hồ lên thăm Sơn La + Sơn La trong sự nghiệp đổi mới F. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lịch sử địa phương. Nguyễn Cảnh Minh (Chủ biên) - Đỗ Hồng Thái - Hoàng Thanh Hải - Nguyễn Văn Đằng. Nxb Đại học sư pham. Hà Nội, 2005 2. Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) Trần Quốc Tuấn - Trần Đức Minh. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội, 2007. 3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La - Tập I (1939 - 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002. 4. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La - Tập II (1954 - 1975). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1994. 5. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La - Tập III (1975 - 2000). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 6. Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 7. Nhà tù Sơn La (1808 - 1945). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nhà in Sơn La, 1980. 8. Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Sơn La. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000. 9. Khu căn cứ địa Mộc Hạ - Mộc Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1952). BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 10. Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. TS Thào Xuân Sùng. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998. 11. Tài liệu giảng dạy lịch sử Sơn La - Nguyễn Thanh Nhàn..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 2.1.1 Truyền thống đấu tranh bảo vệ quê hương trước khi thành lập tỉnh Khái quát lịch sử phát triển tỉnh Sơn La trước khi thực dân Pháp xâm lược Tây Bắc. Ngay từ buổi đầu dựng nước, Sơn La đã là một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam. Theo sử cũ, thủa dựng nước các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ- Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. Thời nhà Lý (1010 -1225) miền lưu vực sông Đà trong đó có vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây; Đến thời nhà Trần (1225- 1400) thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối đời Trần , năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên Hưng. Trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoá, Quan Sơn , Mường Lát của Thanh Hoá, tỉnh Hủa Phăn của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hoá 24-5- 1886, thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Thanh Hoá) tách từ tỉnh Hưng Hoá thành cấp tương đương với tỉnh. Từ 3/12/1887, Pháp đánh chiếm Sơn La. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng do so sánh lực lượng không có lợi nên không cản được bước tiến của quân thù. Nhiều trận đánh lớn nổ ra ở Ít Ong, Mường Trai, pháo đài Dua Cá (Bản Cá)…ngoài ra còn nhiều cuộc đấu tranh khác. Đến năm 1895, Pháp cơ bản hoàn thành việc bình định tỉnh Sơn La Truyền thống đấu tranh bảo vệ quê hương trước khi thành lập tỉnh Từ thời Hùng Vương các dân tộc Sơn La đã chung lưng đấu cật xây dựng, bảo vệ đất nước. Đầu thế kỉ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, nhân dân kháng chiến khắp nơi. Ở Sơn La, các thủ lĩnh Châu, Mường như: Sa Khả Sâm, Cầm Quý, Cầm Lạn ( Mộc Châu) đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đánh thắng quân Minh xâm lược giành độc lập cho đất nước. Sa Khả Sâm được phong tước đứng đầu lộ Đà Giang và được đổi sang họ Lê của nhà vua..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Ở thế kỉ XVIII, khi chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn rối ren việc cai quản Tây Bắc lỏng lẻo, lợi dụng tình hình đó giặc Phẻ từ Bắc Lào và Vân Nam sang cướp phá Sơn La, nhân dân Sơn La đã phối hợp với thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất đánh duổi giặc Phẻ ra khỏi Tây Bắc nước ta. Cuối thế kỉ XIX, “ Giặc Cờ Vàng” ở Trung Quốc sang cướp phá … nhân dân Sơn La vô cùng cơ cực, không chịu sự áp bức nhân dân Tây Bắc đã thành lập những đội quân dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh Châu, Mường đã phối hợp với quân tỉnh Hưng Hoá chiến đấu chống giặc cờ vàng, nhiều cuộc chiến ác liệt nổ ra ở Ít Ong (Mường La), Chiềng An (Thị xã), Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên ,đến 1880 Sơn La đã đuổi được giặc Cờ Vàng. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì, đội quân Sơn La tham gia đánh giặc, Ngoài ra còn tham gia những trận đánh khác ở Sơn Tây, Tuyên Quang, tham gia khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, Giàng Nủ Cư Lâu ( Hmông), Đặng Phúc Thành (Dao), Cầm Văn Thanh (Thái)…được đông đảo nhân dân hưởng ứng làm cho Pháp vô cùng lo sợ và làm chậm bước tiến của quân thù lên Tây Bắc. Từ 3/12/1887, Pháp đánh chiếm Sơn La. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng do so sánh lực lượng không có lợi nên không cản được bước tiến của quân thù nhiều trận đánh lớn nổ ra ở Ít Ong, Mường Trai, pháo đài Dua Cá (Bản Cá)…ngoài ra còn nhiều cuộc đấu tranh khác: phong trào “Quan Sinh” do Thôn Sâu lãnh đạo (Phù Yên), Nghĩa Lộ (Lai Châu); Cẩm Khê (Phú Thọ); đồng bào Mông ở Ngọc Chiến, Hiếu Trai, Tạ Bú (Mường la) do Chu Năm làm thủ lĩnh… gây cho địch nhiều thiệt hại 2.1.2 Quá trình thành lập tỉnh và sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La Đến giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XIX, cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương cũng lần lượt bị dập tắt. Thực dân Pháp gấp rút tạo dựng bộ máy thống trị để chuẩn bị cho khai thác thuộc địa của chúng ở Việt Nam và Đông Dương. Chúng chuyển dần những vùng được bình định vốn đặt dưới chế độ quân quản sang chế độ dân sự để bắt tay vào khai thác. Ngày 24- 5 -1886, Tổng trú sứ Trung - Bắc Kì ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh. Ngày 20 - 3 -1888, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự. Từ 4- 1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La Ngày 4-9- 1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định qui định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (Đạo quan binh thứ tư) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài ( tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá) và tổng Cự Thắng (tách từ huyện Thanh Thuỷ, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do một trung tá làm Tư lệnh. Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập hai tiểu quân khu trực thuộc đạo Quan binh thứ tư Sơn La, là Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu thủ phủ đặt ở Vạn Bú. Địa bàn Tiểu quân khu Vạn Bú gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, Phù Yên); phủ Sơn La (châu Sơn La, Yên Châu, Mai Sơn, châu Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên). Tất cả được tách từ tỉnh Hưng Hoá..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, nhập thành tỉnh Vạn Bú. Tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Với việc chuyển Vạn Bú sang chế độ dân sự, chính quyền thuộc địa cho rằng địa bàn này đã được bình định. Ngày 10- 10- 1895 thành thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. 2.2. Kênh hình:  Bản đồ Việt Nam thể kỷ XVIII..

<span class='text_page_counter'>(106)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×