Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU HẢI YẾN

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC KINH - TÀY QUA
MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NƠM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ
NƠM KINH CĨ CÙNG CỐT TRUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU HẢI YẾN

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC KINH - TÀY QUA
MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NƠM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ
NƠM KINH CĨ CÙNG CỐT TRUYỆN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Tuấn


THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Mối quan hệ giữa văn học
Kinh - Tày qua một số truyện Thơ Nôm Tày và truyện Thơ Nơm Kinh có
cùng cốt truyện” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
nào khác.
Thái Ngun, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Chu Hải Yến

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................5
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu..........................................................................6
5. Đóng góp của luận văn......................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn........................................................................................7
NỘI DUNG...........................................................................................................9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................................9
1.1. Về khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hóa......................................................9
1.2. Truyện thơ Nơm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nơm Kinh............10
1.2.1. Tình hình khảo cứu, sưu tầm, dịch thuật...................................................10
1.2.2. Tác giả của truyện thơ Nơm Tày...............................................................11
1.2.3. Giới thiệu tóm tắt một số truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh
có cùng cốt truyện............................................................................................... 12
Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU - TIẾP
BIẾN GIỮA CÁC TRUYỆN THƠ NƠM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ
NƠM KINH CĨ CÙNG CỐT TRUYỆN........................................................ 21
2.1. Những diễn tiến của lịch sử văn hóa, nguyên nhân của sự giao lưu - tiếp
biến......................................................................................................................21
2.2. Phương pháp sáng tác thời trung đại và ảnh hưởng của nó đến các truyện
thơ Nơm Tày và truyện thơ Nơm Kinh có cùng cốt truyện.................................26
2.2.1. Sự thể hiện con người trong văn học trung đại Việt Nam và con người
trong truyện thơ Nôm Tày...................................................................................26
ii


2.2.2. Bút pháp ước lệ tượng trưng của văn học trung đại và sự thể hiện trong
truyện thơ Nôm Tày............................................................................................ 32
2.3. Giao lưu - tiếp biến trong sự đồng điệu tâm hồn của hai dân tộc Kinh
- Tày.................................................................................................................... 37
2.3.1. Đồng điệu trong tâm hồn hai dân tộc làm nên sự sáng tạo nghệ thuật......37
2.3.2. Đồng điệu trong khát vọng về một kết thúc viên mãn.............................. 42
Chương 3: GIAO LƯU VĂN HỌC TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG,
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NƠM TÀY VÀ
TRUYỆN THƠ NƠM KINH CĨ CÙNG CỐT TRUYỆN.............................47
3.1. Sự đồng điệu ở giá trị nội dung....................................................................47
3.1.1. Hình tượng con người của núi rừng Bắc bộ..............................................47

3.1.2. Thiên nhiên của núi rừng Bắc bộ.............................................................. 62
3.2. Giao lưu và tiếp biến trên phương diện nghệ thuật......................................68
3.2.1. Kết cấu và thể thơ......................................................................................68
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật......................................................................76
KẾT LUẬN........................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 93
PHỤ LỤC...........................................................................................................97

iii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu giao lưu văn hóa, văn học là hướng đi đã và đang mang
lại nhiều thành tựu có giá trị trong khoa học xã hội hiện nay. Việc so sánh
những tác phẩm cùng trong một quốc gia, khu vực sẽ giúp người nghiên cứu có
cái nhìn tổng thể và tồn diện hơn về nền văn hóa - văn học đó.


Việt Nam đã từ lâu, các nhà nghiên cứu đã nhận định trong nền văn hóa

văn học đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em, rất dễ nhận thấy có ảnh

hưởng qua lại giữa các nền văn hóa văn học, đặc biệt giữa các nền văn hóa văn
học lâu đời có chiều dài phát triển trong lịng văn hóa văn học.
Trong 54 dân tộc ở Việt Nam thì văn hóa văn học người Kinh có vai trị
trung tâm giữ vai trị ảnh hưởng chi phối đến các văn hóa văn học các dân tộc
khác, nhưng nó khơng phải là sự ảnh hưởng một chiều, bất biến mà ngược lại văn
hóa văn học ít người cũng có sự ảnh hưởng, tác động trở lại đối với văn hóa văn
học Kinh. Vì vậy nghiên cứu Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số


truyện Thơ Nôm Tày và truyện Thơ Nơm Kinh có cùng cốt truyện sẽ giúp
chúng tơi có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn học của hai dân tộc này.
1.2. Trong những năm gần đây nghiên cứu giao lưu văn học của hai dân Kinh Tày đã được quan tâm, tuy nhiên so với hiện nay việc đặt các tác phẩm truyện thơ
Nôm Kinh - Tày có cùng cốt truyện sát lại nhau để thơng qua đó tìm hiểu sự giao lưu
của nền văn học hai dân tộc chỉ rõ cơ chế của cuộc “giao dun” này thì cần phải
được tiếp tục lí giải. Cho đến thời điểm hiện tại do các rào cản về văn hóa, ngơn ngữ,
đa số những nghiên cứu về truyện thơ Nơm Tày thời trung đại cịn nhiều hạn chế.
Như vậy, đặt vấn đề nghiên cứu Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số
truyện Thơ Nôm Tày và truyện Thơ Nơm Kinh có cùng cốt truyện,

chúng tôi muốn làm rõ mối quan hệ giao lưu giữa nền văn học dân tộc qua một
hiện tượng cụ thể: Truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nơm
Kinh. Vì vậy, có thể coi đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1


2.

Lịch sử vấn đề

2.1. Nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh
Trong dịng chảy văn học Việt Nam truyện thơ Nơm được coi là một hiện
tượng khá phức tạp nhưng cũng rất thú vị, đến nay đã có rất nhiều những cơng
trình nghiên cứu về truyện thơ Nơm, trong đó có thể kể đến một số chuyên luận
cũng như giáo trình tiêu biểu như: Văn học dân gian của hai tác giả Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên, được xuất bản năm 1972; năm 1976 tác giả Cao Huy
Đỉnh cho công bố cơng trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam;
Tác giả Nguyễn Lộc công bố Văn học Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XVIII - đến

hết thế kỉ XIX vào năm 2001; Thi pháp truyện Kiều của giáo sư Trần Đình Sử
được nhà xuất bản năm 2003; trước đó, năm 1995, giáo sư Trần Đình Sử cũng
giới thiệu tiểu luận Những thế giới nghệ thuật thơ; Bên cạnh đó, cũng phải kể
đến các cơng trình như Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của giáo sư Đặng
Thanh Lê xuất bản năm 1979; Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể
loại của nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch xuất bản năm 2007… Tuy nhiên
những nghiên cứu kể trên vẫn tồn tại nhiều vấn đề tranh luận, không thống
nhất, chẳng hạn từ việc xác định thể loại truyện Nơm. Có nhà nghiên cứu cho
rằng truyện thơ Nơm thuộc loại hình văn học dân gian, nhưng các nhà nghiên
cứu lại xác định đây là thể loại hình văn học viết, có rất nhiều cách định danh
truyện Nơm: truyện Nơm bình dân, truyện Nơm bác học, truyện Nơm khuyết
danh, truyện Nơm có tên tác giả,…
Nhìn chung, những nghiên cứu về truyện thơ Nôm đã tập trung làm rõ
một số vấn như là: Thể loại truyện Nôm; Phương pháp sáng tác; Nguồn gốc;
Kết cấu; Nhân vật; Ngôn ngữ; Chủ đề; Đề tài; Văn bản truyện Nôm;…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu truyện thơ Nôm vẫn là một công việc rất cần
thiết vì tính phức tạp của thể loại sự phong phú và đa dạng của bản thể truyện
Nôm.

2


2.2. Nghiên cứu về truyện thơ Nơm Tày
Như đã trình bày ở trên do các rào cản về văn hóa ngơn ngữ,…Cho đến
hiện nay truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ Nôm Tày chưa được
quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ đúng mức. Với quan điểm dựa trên
những thành tựu nghiên cứu khoa học đã công bố, chúng tơi xin điểm một số
cơng trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày như sau:
Năm 1964, tác giả Nông Quốc Chấn giới thiệu cuốn Truyện thơ Tày Nùng. Trong bài giới thiệu của cuốn sách, tác giả đã đưa ra những nhận xét có
thể coi là đầu tiên về kết cấu cốt truyện cũng như nghệ thuật của truyện thơ Tày

- Nùng.
Trong phần này, chúng tôi điểm đến nhận định của các nhà nghiên cứu:
Nông Quốc Chấn, Lục Văn Pảo, Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn, Lê Trường
Phát, Vũ Anh Tuấn...
Năm 1972, sau nhiều năm dày công sưu tầm và nghiên cứu, tác giả Lục
Văn Pảo đã công bố một danh mục tương đối đầy đủ về truyện thơ Nơm Tày.
Tuy nhiên theo chính tác giả, con số này còn xa hơn hơn nhiều so với thực tại.
Tác giả Phan Đăng Nhật sau quá trình nghiên cứu, đến năm 1981, đã
cơng bố cơng trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây có thể được
coi là được một bước phát triển mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam nói chung và truyện thơ Nơm Tày nói riêng.
Năm 1983, giáo trình Văn học các dân tộc ít người Việt Nam của tác giả
Võ Quang Nhơn được giới thiệu. Trong giáo trình, tác giả đã dành một chương
để bàn về truyện thơ. Ông coi truyện thơ như là “một dấu nối giữa văn học
truyền miệng và văn học thành văn”.
Năm 1997, tác giả Lê Trường Phát cho ra mắt chuyên luận Đặc điểm thi
pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, trên cơ sở khảo sát 6 truyện thơ Thái và 19
truyện thơ Tày - Nùng, đồng thời đặt nó trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc
Đông Nam Á. Sáu năm sau, nhà văn, nhà nghiên cứu Hồng Triều Ân cơng bố

3


hai cơng trình nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu truyện thơ
Nơm Tày. Đó là Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại và Chữ Nôm Tày và thể loại
truyện thơ đều được nhà xuất bản Văn học - Trung tâm nghiên cứu quốc học ấn
hành. Nằm trong mạch nghiên cứu truyện thơ Tày đó, một năm sau, năm 2004,
nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn cho ra mắt chuyên luận Truyện thơ Tày, nguồn
gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại. Đây là một cơng trình nghiên
cứu rất cơng phu và có giá trị, tác giả đã lý giải về nguồn gốc thể loại truyện

thơ Tày và làm sáng tỏ thi pháp của thể loại trên ba phương diện: cấu trúc, nhân
vật và lời văn nghệ thuật.
Nhìn chung, nghiên cứu về truyện thơ Nơm Tày cịn tương đối ít ỏi so
với quy mơ của mảng văn học này, gần đây dưới sự hỗ trợ một số trí thức bản
tộc trong đó có người Tày đã tiến hành sưu tầm nghiên cứu dịch thuật các tác
phẩm truyện thơ Nơm Tày, bao gồm cả nhóm truyện thơ cùng cốt truyện với
truyện thơ Nôm Kinh sang tiếng Kinh. Đây là một dự án rất có ý nghĩa đối với
lĩnh vực nghiên cứu văn hóa văn học dân tộc ít người nói chung và nghiên cứu
văn hóa văn học dân tộc Tày trong đó có truyện thơ Nơm Tày.
2.3. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nơm Tày có
cùng cốt truyện
Cho đến nay về cơ bản những truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với
truyện thơ Nôm Kinh được dịch sang tiếng Việt, tuy nhiên việc tiếp cận, nghiên
cứu các tác phẩm này còn nhiều bất cập. Chúng tôi tiếp tục khảo sát những
nhận định của các nhà nghiên cứu sau: Nông Quốc Chấn, Hồng Triều Ân, Vũ
Anh Tuấn, Phạm Quốc Tuấn...
Năm 1971, Nơng Quốc Chấn cơng bố bài viết Tính chất dân tộc của một
nền văn học nhiều dân tộc. Trong bài viết này, lần đầu tiên tác giả đã cho thấy sự
ảnh hưởng, giao thoa của nền văn học các dân tộc anh em Kinh, Tày, Thái,
Mường. Tiếp mạch tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm thể loại của nhóm truyện thơ

4


Nơm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nơm Kinh, năm 1992, nhà nghiên
cứu Lục Văn Pảo cho biết nhóm này gồm 6 truyện: Mạc Đĩnh Chi, Tổng Tân,
Phạm Tử, Lưu Bình - Dương Lễ, Thạch Sanh, Hồng Trừu, và ơng cũng cho
rằng truyện Mạc Đĩnh Chi có thể coi là truyện Tày hoàn toàn.
Nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân trong chuyên luận Chữ Nôm Tày và
thể loại truyện thơ ngoài phần lý giải về nguồn gốc một bộ phận trong kho

tàng truyện thơ Nơm Tày, ơng cịn cho biết đôi nét về phương pháp sáng tác,
thời điểm xuất hiện và nguyên nhân vì sao một số tác phẩm truyện thơ Nơm
Kinh lại được lựa chọn để “Tày hóa”.
Chun luận Truyện thơ Tày - nguồn gốc quá trình phát triển và thi
pháp thể loại của giáo sư Vũ Anh Tuấn cũng đề cập đến các truyện thơ Nôm
Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh.
Năm 2014, Phạm Quốc Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài
Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện
thơ Nôm Kinh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án này là một chuyên
luận nghiên cứu tương đối tỉ mỉ và công phu về sự giao thoa văn học, đặc biệt ở
lĩnh vực truyện Nôm của hai dân tộc Kinh - Tày.
Các nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh cùng cốt
truyện đã bước đầu đã lí giải được sự tương đồng và dị biệt của các tác phẩm
này. Tuy nhiên, để làm rõ hơn mối quan hệ giao lưu văn học Kinh Tày và lí giải
được nguyên nhân và cơ chế của nó thì vẫn cần đến một cơng trình nghiên cứu
chun biệt, cụ thể. Hy vọng, hướng nghiên cứu của chúng tơi sẽ ít nhiều trả lời
được câu hỏi này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu sự giao lưu của hai nền văn học Kinh Tày thông qua một hiện tượng cụ thể: Các truyện thơ Nơm Tày và Nơm Kinh


5


cùng cốt truyện. Trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa các văn bản chúng tôi sẽ chỉ
rõ những nét tương đồng và dị biệt trong nhóm tác phẩm này. Quan trong hơn
là phải làm rõ, lí giải được những nguyên nhân, cơ chế dẫn đến hiện tượng đó.
Từ đó, góp phần khẳng định sự sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật của
hai dân tộc Kinh - Tày trong suốt chiều dài lịch sử.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu về phương diện nội dung và
nghệ thuật truyện thơ Nơm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh,
nhằm nắm rõ dấu ấn nội dung, thành tựu nghệ thuật thể hiện riêng của chúng.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi trình bày các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến truyện thơ Nôm Tày và

truyện thơ Nôm Kinh.
-

Nghiên cứu nội dung; nghệ thuật 3 truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ

Nơm Kinh có cùng cốt truyện.
-

So sánh, lí giải nguyên nhân xuất hiện sự tương đồng và khác biệt giữa

truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện được đề cập.
4.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những truyện thơ Nơm Tày và
truyện thơ Nơm Kinh có cùng cốt truyện.
Ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo một số tài liệu mang tính chất lí luận
và những cơng trình, chun luận nghiên cứu về truyện thơ Nơm Tày và truyện
thơ Nơm Kinh có cùng cốt truyện.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Nhóm truyện thơ Nơm Tày
Văn bản do nhóm tác giả: Hồng Triều Ân, Dương Nhật Thanh, Phạm
Quốc Tuấn sưu tầm, phiên âm, dịch nghĩa gồm các tác phẩm: Tổng Tân - Cúc
Hoa (2008); Thạch Seng (2008); Phạm Tử - Ngọc Hoa (2010), Nxb Đại học
Thái Nguyên.

6


4.2.2. Nhóm truyện thơ Nơm Kinh
-

Kho tàng truyện Nơm khuyết danh Việt Nam (2000), 2 tập, Nxb Văn

học, Hà Nội, (trong đó có các tác phẩm: Tống Trân - Cúc Hoa; Phạm Tải Ngọc Hoa; Thạch Sanh).
Trong những tác phẩm kể, trên chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, so sánh cụ
thể các vấn đề phương pháp sáng tác và lưu truyền những nét tương đồng dị
biệt về nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm. Khái quát cơ chế và lí
giải, chỉ ra được sự giao lưu sâu rộng giữa 2 nhóm tác phẩm này.
5.

Đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học, luận văn góp phần giải quyết vấn đề: tìm hiểu, so sánh

để bước đầu đánh giá giá trị văn học của một số dân tộc thiểu số trongcác dân
tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổng hợp, khái quát, khẳng định giá trị truyện thơ Nôm Tày trong lịch sử
văn học trung đại dân tộc Tày và lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ cơ sở so
sánh đối chiếu với những truyện thơ Nơm Kinh có cùng cốt truyện

-

Kết quả nghiên cứu trong luận văn cho thấy được tài năng, sự sáng tạo

của người Tày khi tái tạo truyện thơ Nôm Tày trên cơ sở kế thừa, tiếp thu tác
phẩm truyện thơ Nôm Kinh.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng những phương

pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận thư mục này được tham khảo, luận văn chia
làm ba chương:

7


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU - TIẾP
BIẾN GIỮA CÁC TRUYỆN THƠ NƠM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NƠM
KINH CĨ CÙNG CỐT TRUYỆN
Chương 3: GIAO LƯU VĂN HỌC TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI

DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ
TRUYỆNTHƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN

8


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Về khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hóa
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, giao lưu và tiếp biến văn hóa là một
vấn đề được rất nhiều những nhà xã hội học quan tâm. Liên quan đến khái niệm
tương đối mới này, đã có một số những định nghĩa và nhận xét đáng chú ý.

Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa: “giao lưu văn hóa
là sự tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn
hóa của các dân tộc khác nhau”. Trong định nghĩa này, có thể thấy hai điểm
đáng chú ý như sau: thứ nhất, để có được giao lưu văn hóa cần có ít nhất hai
nền văn hóa của các dân tộc khác nhau tác động qua lại với nhau; thứ hai, sự
tác động qua lại đó dẫn đến hệ quả là sự trao đổi và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
giữa các nền văn hóa. Từ định nghĩa cơ bản trên có thể hiểu một cách đơn giản:
Giao lưu văn hóa là q trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển
hóa các giá trị văn hóa khác nhau, có thể (hoặc khơng) dẫn đến sự biến đổi
văn hóa của mỗi chủ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Song song với khái niệm Giao lưu văn hóa là khái niệm Tiếp biến văn hóa.
Tiếp biến văn hóa là q trình mà trong đó các thành viên của nhóm văn hóa thơng
qua niềm tin và hành vi của các nhóm khác, chuyển từ lối sống riêng của mình để
thích ứng. Định nghĩa về Tiếp biến văn hóa được đưa ra ở cuộc họp UNESCO
châu Á tại Teheran năm 1978 như sau: “Tiếp biến văn hóa đó là sự tiếp xúc giữa

những nhóm người khác nhau về văn hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn
hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy…) ở trong mỗi nhóm”. Tiếp biến văn hóa là q
trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một
nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn
hóa của nhóm này. So với định nghĩa Giao lưu văn hóa, định

9


nghĩa Tiếp biến văn hóa nhấn mạnh vào một điểm đó là sự thay đổi về văn hóa.
Hiện nay, khái niệm tiếp biến văn hóa được quan niệm đơn giản hơn: Tiếp biến
văn hóa là q trình một cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộng
đồng hay một cá nhân khác (có hoặc khơng có ý thức) hấp thụ nhiều hay ít nền
văn hóa của cộng đồng hay các cá nhân này. Tiếp biến văn hóa có thể xảy ra
theo con đường kinh tế, tơn giáo, tư tưởng, văn hóa nghệ thuật….Trong bối
cảnh hịa bình hay gắn với áp đặt về chính trị.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, giao lưu và tiếp biến văn hóa thường
đi đơi với nhau tạo thành một tổ hợp khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hóa. Giao
lưu - tiếp biến văn hóa trong tiếng Anh được định danh bằng các từ như:
Acculturation, Cultural contacts hoặc Cultural exchanges. Tác giả của Đề cương

những bài giảng giao lưu, tiếp biến văn hóa trong lịch sử Việt Nam, đưa ra
khái niệm về thuật ngữ “giao lưu - tiếp biến văn hóa” với nghĩa là hiện tượng
xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, gặp nhau (tiếp xúc trực
tiếp và lâu dài), gây ra sự biến đổi về mơ thức văn hóa so với ban đầu của hai
chủ thể. Như vậy có thể thấy, giao lưu - tiếp biến văn hóa bắt nguồn từ sự tiếp
xúc giữa các nền văn hóa, và thể hiện ở sự thay đổi trong q trình tiếp xúc đó.
Hiện tượng này là quy luật có tính phổ biến trong tiến trình lịch sử và văn hóa
của nhân loại. Sự tồn tại, phát triển của các cộng đồng, dân tộc dù ở bình diện
nào cũng gắn với kế thừa, giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến văn hóa. Trên thực tế, có

thể điểm qua một số vùng văn hóa có sự giao lưu và tiếp biến nổi bật như: vùng
văn hóa Á Đơng (Trung Quốc, Hà Quốc, Nhật Bản…), vùng văn hóa Nam Á
(Ấn Độ), Vùng văn hóa Đơng Nam Á (các quốc gia trong khối Asean), vùng
văn hóa Châu Âu, vùng văn hóa Bắc Mỹ, vùng văn hóa Mỹ Latin…
1.2. Truyện thơ Nơm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nơm Kinh
1.2.1. Tình hình khảo cứu, sưu tầm, dịch thuật
Đầu tên, chúng ta biết đến Phạm Tử - Ngọc Hoa, Thạch Sanh, Tống Tân
- Cúc Hoa, Nhị Độ Mai,…Trong bài viết “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày -

10


Nùng”, do nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu, xuất bản năm 1964. Trong bài
viết này, tác giả đã đánh giá và có những nhận xét vơ cùng quan trọng về nền
văn văn học Tày - Nùng, có hai nội dung chủ yếu của những truyện thơ trên
(thứ nhất là tính cách anh hùng, chí khí dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn gian
khổ để vươn tới đích; thứ hai, thiết tha với quyền sống của con người lao động,
yêu quý chính nghĩa và điều kiện, căm thù phi nghĩa và tội ác, những yếu tố
tiêu cực). Bài viết còn có những nhận định quan trọng về hình thức nghệ thuật
của truyện thơ như: cách bố cục câu truyện, bút pháp mô tả, thể thơ và thơ.
Theo nghiên cứu về truyện thơ Nôm của tác giả Lục Văn Pảo, năm 1992,
trong Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 đã có bài viết “Truyện Nơm Tày”. Ơng đã
đưa ra những lý lẽ thuyết phục rằng: “Truyện thơ Tày là sản phẩm song trùng,
một mặt là sản phẩm của một loaị hình thức văn học dân tộc ra đời, song cũng
là sản phẩm được sinh ra bởi chữ Nơm. Khơng có chữ Nơm Tày thì khơng có
truyện thơ Nơm Tày tồn tại như ngày nay”. Tác giả đã đưa ra một danh mục
truyện thơ Tày được sưu tầm trong nhiều năm, hồm có 47 truyện (trong đó có
39 truyện thuộc nhóm truyện do người Tày sáng tác, 06 truyện bắt nguồn từ các
truyện Nơm Kinh, 02 truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Trung Quốc), đây
là số lượng tác phẩm có quy mơ đồ sộ mà ít dân tộc nào sánh được. Ở đó trong

bài viết tác giả đã khẳng đinh rằng: “Xét về nội dung, những truyện thơ này
phản ánh cuộc sống của người Tày khá phong phú, đa dạng. Việc tìm hiểu tư
tưởng xã hội người Tày trong lịch sử, nhất là bộ phận phong tục tập quán, nếp
sống đã qua thì kho tàng này dường như chiếm được vị trí độc tơn nếu khơng
muốn nói là duy nhất…”[36,17].
1.2.2. Tác giả của truyện thơ Nôm Tày
Các nhà nghiên cứu có rất nhiều cách đánh giá nhận xét, đánh giá các tiêu
chí đưa ra để khẳng định một tác phẩm nào đó thuộc loại hình văn học dân gian
hay khơng hay nó là văn học viết. Theo quan niệm truyền thống, một tác phẩm
được coi là văn học dân gian khi nó mang những đặc trưng sau đây: sáng tác của

11


tập thể, hình thức truyền miệng, có tính dị bản, hay sự phân chia thành các tuyến
nhân vật đối lập (thiện - ác) trong một vài thể loại của văn học dân gian - đặc biệt
trong truyện cổ tích cũng là một tiêu chí nhận diện, phân loại. Gần đây, khi nghiên
cứu một số truyện thơ Nơm Tày nói chung và truyện thơ Nơm Tày có cùng cốt
truyện với truyện thơ Nơm Kinh nói riêng, chúng tơi thấy khơng phải như vậy. Có
nhiều ý kiến cho rằng: “Truyện Nơm khuyết danh (kể cả Nôm Kinh hay Nôm Tày)
đều là những sáng tác dân gian”. Trên thực tế, điều này cần phải được xem xét
một cách có hệ thống mới có thể đưa ra những kết luận chính xác.

Đầu tiên, người ta cho rằng: “Bản quyền các sáng tác dân gian (ca dao,
dân ca, tục ngữ, câu đố, hò, vè, truyền thuyết, cổ tích thuộc về tập thể…) đều là
những sáng tác của tập thể trong thời gian dài. Nhưng vì tập thể là rất lớn,
không phải là một cá nhân nào cụ thể, nên sáng tác tập thể lại được gắn cho
một cách gọi khác đó là “vơ danh” hay “khuyết danh” và “tác phẩm khuyết
danh” thường được coi là sáng tác của người bình dân”. Do nhận định như
vậy, nên các tác phẩm truyện Nôm khuyết danh của người Kinh cịn có cách

gọi khác là “truyện Nơm bình dân” [36,18] . Tuy nhiên, ở các tác phẩm truyện
thơ Nôm Tày lại có chỗ khác biệt.
Theo chúng tơi, người viết truyện thơ Nơm Tày chắc chắn là các nho sĩ,
vì nếu không được học hành, đào tạo bài bản về chữ Hán, chữ Nơm thì khơng
thể biết chữ Nơm Tày và từ đó khơng thể sáng tác ra truyện thơ Nôm Tày - loại
truyện thơ của người Tày được viết bằng văn tự Nơm Tày (được trí thức bản
tộc người Tày sáng tạo ra trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm và lối phát âm của
người Tày nhằm văn bản hóa tiếng Tày). Thêm vào đó, theo một số nhà nghiên
cứu về văn hóa dân gian Tày, người bình dân chỉ có thể sáng tác ra những câu
Sli, lượn hay ca dao Tày mà thơi, khó có thể đủ trình độ để sáng tác truyện thơ
như nho sĩ. Như vậy, coi truyện thơ Nôm Tày là những sáng tác của người bình
dân thì phần khiên cưỡng.
1.2.3. Giới thiệu tóm tắt một số truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh
có cùng cốt truyện

12


Khi nghiên cứu riêng nhóm các tác phẩm truyện thơ Nơm Tày có cùng
cốt truyện với truyện thơ Nơm Kinh, có một điều dễ nhận thấy khi sáng tác các
truyện thơ này trên cơ sở cốt truyện của người Kinh, các tác giả người Tày để
lại nhiều dấu ấn sáng tạo riêng biệt.
Các truyện thơ Nơm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh,
chúng tôi giới thiệu ba tác phẩm truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa,
Thạch Seng, Tống Tân - Cúc Hoa trong tương quan so sánh với truyện thơ
Nơm Kinh có cùng cốt truyện, tất cả truyện thơ đều mang giá trị nghệ thuật sâu
sắc. Về cốt truyện, tác phẩm này cơ bản giống với truyện thơ Nơm của người
Kinh song khác về hình thức thể hiện. Truyện thơ Nôm Kinh dùng thể thơ lục
bát cịn truyện thơ Nơm Tày dùng thể thơ thất ngôn trường thiên và được viết
bằng chữ Nôm Tày, thêm vào đó, bản sắc văn hóa Tày thể hiện rất rõ nét trong

tác phẩm. Đọc những truyện thơ trên, không chỉ thấy được những phẩm chất tốt
đẹp của con người dân tộc Tày, họ đã để lại những dấu ấn riêng biệt, thể hiện
phong cách sáng tạo độc đáo, để từ đó các tác phẩm văn học của người Kinh đã
chuyển hóa vào văn học Tày một cách tự nhiên và mang màu sắc riêng biệt, tạo
cho nó một chỗ đứng nhất định trong nền văn học dân tộc.
Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa
Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa có cốt truyện vay mượn từ truyện
thơ Nôm Kinh Tống Trân - Cúc Hoa. Truyện thơ của đồng bào Tày dài 3002 câu thơ,
chia làm 17 đoạn, được viết bằng chữ Nôm Tày và thể thơ thất ngơn trường thiên. Vì
vay mượn nên cơ bản cốt truyện của truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa
không khác nhiều so với truyện thơ Nôm Kinh. Sự sáng tạo của tác giả người Tày thể
hiện ở việc thêm bớt, lược bỏ và bổ sung một số tình tiết. Kết thúc của bản Tày và
bản Kinh gần giống nhau, đều là những kết thúc có hậu, viên mãn và làm hài lịng
người đọc. Ở bản Nơm Kinh, kết thúc truyện ở việc Tống Trân trở về được vua Việt
ban thưởng, được chọn làm Phị mã, nhưng Hồng hậu bị lao, cần ăn thịt hươu để
chữa bệnh. Tống Trân đi săn hươu, đến một khu

13


rừng thì gặp cơng chúa Bạch Hoa, trên đường từ Tần quốc sang nước Việt tìm
chồng là Tống Trân, bị bão dạt vào khu rừng hoang nhiều hươu. Tống Trân đi
săn gặp được nàng và rước về nhà. Nhưng vì ở nhà chàng đã có vợ là Cúc Hoa,
nên Tống Trân đã tổ chức một cuộc thi để chọn chính thê, cả hai nàng đều
ngang tài ngang sức ở cuộc thi may vá và làm bánh, nhưng đến cuộc thi nấu
cơm, nhờ chước lạ nàng Cúc Hoa đã giành phần thắng, nhờ đó nàng trở thành
chính thê. Cả gia đình sống sum vầy hạnh phúc. Đoạn kết có câu:
Phúc to lại được vợ hiền,
Vinh hoa như Tống Trạng nguyên mấy người?
Đó cũng là ước mơ của bao thế hệ người Việt về một cuộc sống gia đình

đồn viên, hạnh phúc.
Trở lại với phần kết ở bản Nôm Tày, quan Trạng Tống Trân trở về kinh
đô bản quốc, được vua trọng dụng, cùng bàn luận việc nước. Chàng Tống Trân
đoàn tụ với hiền thê Cúc Hoa sau bao năm xa cách. Cuộc sống viên mãn sum
vầy, và khơng có cuộc thi nào diễn ra.
Vợ chồng vạn đại được bình an,
Lưu truyền truyện thế gian cùng biết.
Tóm tắt cốt truyện Tổng Tân - Cúc Hoa
Tổng Tân sinh ra trong một gia đình hiếm muộn, lên mười tuổi thì cha qua
đời, chàng phải cùng mẹ đi ăn xin đây đó. Một hơm đến nhà trưởng giả ăn xin,
chàng gặp được Cúc Hoa, con gái út của trưởng giả. Cúc Hoa đem bốn bát gạo
cho chàng đồng thời hỏi han chàng về gia cảnh, nghe xong nàng động lịng cảm
thương. Trưởng giả nhìn thấy cảnh tượng đó khơng vui bèn ép gả Cúc Hoa cho
Tổng Tân. Cúc Hoa ngậm ngùi theo mẹ con Tổng Tân trở về quê chàng. Vì được
mẹ giấu cho mười lạng vàng mang theo nên nàng tìm cách trang trải đón thầy về
dạy cho chồng chữ nghĩa. Tổng Tân sáng dạ, thông minh nên học nhanh và chẳng
mấy chốc đã “đủ tinh tường thông cả vũ văn”. Đến ngày triều đình mở khoa thi,
Tổng Tân lên đường vào kinh ứng thí nhưng hết sạch gạo tiền, Cúc Hoa định

14


đem dải yếm bán đi để chồng lấy lộ phí lên đường, nhưng Tổng Tân khuyên
can, nàng đành giữ lại. Hai vợ chồng bàn nhau về nhà Trưởng giả cha nàng để
xin tiền lộ phí nhưng về đến nơi thì bị ông từ chối thẳng thừng. Tống Trân lên
kinh dự thi, vượt qua bao khó khăn, vượt qua nỗi xấu hổ, cuối cùng chàng đỗ
Trạng nguyên.
Tổng Tân được vinh quy bái tổ, sum họp với gia đình. Nhưng sau đó,
chàng được lệnh phải đi sứ nước Tần 10 năm. Cúc Hoa lại phải gạt nước mắt
chia tay chồng và ở nhà chăm lo cho mẹ chồng. Ở nước bạn, sau khi vượt qua

được thử thách của vua Tần, Tổng Tân và phái đồn rất được lịng vua nước
bạn. Chàng được trọng dụng và cùng vua xử lý một số việc công. Tổng Tân đã
bộc lộ tài năng khi xử các vụ án thiếu phụ giết chồng, án kiện cành đa, và đặc
biệt Tổng Tân đã thành công trong việc thu phục Sơn Tinh Lý Vì.
Sau nhiều năm xa cách, Cúc Hoa bị cha mình ép bỏ Tổng Tân để gả cho kẻ
nhà giàu Trương Đình. Cúc Hoa một mực từ chối và tìm đến cái chết, nàng được
thần núi cứu và được Lý Vì bảo vệ. Lý Vì đến báo tin cho Tổng Tân, chàng nhận
được tin mà nóng lịng muốn trở về nhưng niên hạn chưa hết. Sau đó Lý Vì cùng
sơn thần khuyên nàng trở về. Trưởng giả cha Cúc Hoa một mực ép gả nàng cho
Trương Đình, kịp ngày cưới Tổng Tân cũng đến hạn trở về, chàng hóa trang thành
người ăn mày vào xin ăn ở đám cưới, được hai chị vợ là Cảnh Nữ và Thị Tây giúp
đỡ, lén đem cho đồ ăn. Chàng được nghe mẹ đẻ kể về những nỗi uất ức mà bà và
Cúc Hoa phải chịu cũng như sự chung thủy của Cúc Hoa. Cuối cùng Tổng Tân đã
trừng trị những kẻ tham lam, tàn ác là trưởng giả và Trương Đình. Chàng đồn tụ
với Cúc Hoa. Vì thời gian ở nước Tần, Tổng Tân được lòng vua nên đã được vua
Tần gả cơng chúa Bạch Hoa cho. Nhưng điều đó khơng làm ảnh hưởng đến hạnh
phúc gia đình chàng mà trái lại cịn khiến cho hạnh phúc gia đình thêm viên mãn
và trở thành câu chuyện lưu truyền thế gian.

Truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa
Truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa có cốt truyện vay mượn từ

15


truyện thơ Nôm Kinh Phạm Tải - Ngọc Hoa. Văn bản truyện thơ Nôm Tày
Phạm Tử - Ngọc Hoa hiện đang được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu
Hán Nôm Việt Nam. Truyện dài 927 câu thơ, được chia làm 5 đoạn, viết bằng
chữ Nôm Tày theo thể thơ thất ngôn trường thiên. Cốt truyện khá sát với truyện
thơ Nôm Kinh Phạm Tải - Ngọc Hoa. So với bản Kinh, bản của người Tày thể

hiện sự sáng tạo của người bản xứ, đặc biệt là trong những đoạn miêu tả thiên
nhiên, ngoại cảnh và diễn biến tâm trạng nhân vật. Nội dung của Phạm Tử Ngọc Hoa cho thấy được dấu vết của các phong tục tập quán, quan niệm về thế
giới của người Tày.
Tóm tắt truyện thơ Nơm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa
Tướng công họ Trần ở huyện Thanh Hà đã nhiều tuổi mới có một con gái
đặt tên là Ngọc Hoa. Phạm Tử, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để
tiếp tục việc học. Một lần chàng đến gõ cửa nhà Trần cơng xin ăn gặp được Ngọc
Hoa, từ đó Ngọc Hoa đem lịng thương u Phạm Tử. Vợ chồng tướng cơng họ
Trần chiều ý con gái, cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên. Trong làng gã nhà
giàu tên là Biện Điền vốn tính vơ lại, từng hỏi cưới Ngọc Hoa khơng được từ đó
đem lịng ốn ghét, nay thấy nàng lấy chồng thì lịng thù ốn lại tăng lên, bèn tạc
tượng Ngọc Hoa đem dâng lên Trang Vương. Trang Vương vốn là tên vua hiếu
sắc, thấy dung nhan tượng Ngọc Hoa mười phần xinh đẹp bèn sai quan quân đến
bắt nàng với mong muốn lấy nàng làm vợ. Giữa triều đình, Trang Vương ép Ngọc
Hoa lấy hắn, nhưng bị nàng cự tuyệt. Hắn lại thương lượng với Phạm Tử nhường
vợ cho hắn, nhưng Ngọc Hoa vẫn kiên quyết không chịu. Trang Vương liền đầu
độc Phạm Tử, bức bách Ngọc Hoa. Để được trở về quê cũ, nàng viện cớ chồng
chết, đạo làm vợ phải để tang ba năm mới nói chuyện tái giá. Trang Vương vì
khơng muốn động lịng dân đành đồng ý để nàng hồi hương.
Ngọc Hoa đưa thi hài chồng về quê an táng. Hết ba năm chịu tang, vì muốn
giữ trọn trinh tiết với chồng, Ngọc Hoa tìm đến cái chết. Nàng chết xuống âm phủ,
gặp Phạm Tử, cùng với chồng làm đơn kiện Trang Vương. Diêm Vương có

16


quan hệ với Trang Vương, nhưng sau khi xét hỏi đành phải tuyên án Trang
Vương và ra lệnh ném hắn vào vạc dầu. Phạm Tử và Ngọc Hoa được cải tử
hoàn sinh trở lại dương thế đoàn tụ với gia đình, khơng những vậy, Phạm Tử
cịn kế thừa cai quản cơ nghiệp của Trang Vương khiến cho dân tứ phương an

hưởng thái bình.
Truyện thơ Nơm Tày Thạch Seng
Khác với hai truyện thơ Phạm Tử - Ngọc Hoa và Tổng Tân - Cúc Hoa đã
được xác định rõ ràng là có nguồn gốc vay mượn từ cốt truyện thơ Nôm Kinh,
truyện thơ Nơm Tày Thạch Seng vẫn cịn nhiều nghi vấn về nguồn gốc. Giáo sư
Cao Huy Đỉnh cho rằng đề tài dũng sĩ diệt đại bàng xuất hiện ở rất nhiều nước cả
trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật lại cho
rằng: “có thể truyện thơ Thạch Sanh ra đời ngay trên đất Cao Bằng mà trung tâm
là Cao Bình - Hịa An theo con đường chuyển hóa từ truyện cổ tích đánh Dạ Đìn,
sau đó được lưu hành rộng rãi trên tồn quốc” [26, 35]. Ơng chỉ ra tính chất “liên
dân tộc” của truyện: “Thạch Sanh là kết quả công lao bồi đắp của miền núi và
miền xi, qua q trình lịch sử lâu dài cùng đoàn kết chiến đấu bên nhau với
tinh thần sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau (Hồ Chí
Minh) giữa dân tộc Việt - Tày cùng các dân tộc thiểu số khác” [26, 39].

Nhận định của Phan Đăng Nhật dẫn đến một điều rằng, có thể, đề tài
dũng sĩ diệt đại bàng có trong văn học của nhiều dân tộc khu vực Đông Nam Á.
Mỗi một dân tộc khi tiếp thu đề tài này lại thể hiện một cách khác nhau. Riêng
ở Việt Nam, văn học hai dân tộc Kinh - Tày đã cho thấy điều đó. Thậm chí
truyện Thạch Sanh của người Kinh và truyện Thạch Seng của người Tày lại có
sự bổ sung và hoàn thiện cho nhau, chứng minh sự giao lưu và gắn bó mật thiết
giữa các nền văn hóa, giữa hai dân tộc. Mặc dù nguồn gốc của truyện thơ
Thạch Seng vẫn là vấn đề cần giới nghiên cứu xác minh cụ thể hơn nhưng
chúng tôi vẫn xếp truyện thơ này vào đối tượng nghiên cứu trong đề tài.
Truyện thơ Nôm Tày Thạch Seng dài 2005 câu thơ, được viết bằng chữ
Nôm Tày theo thể thơ thất ngôn trường thiên. Truyện cũng có kết cấu lắp ghép

17



giống như truyện thơ Nôm Kinh. Sự sáng tạo của người Tày chủ yếu tập trung
vào các tình tiết. Tác giả người Tày tập trung vào xây dựng nhân vật bằng một
số nội dung miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm trạng nhân vật. Sự độc đáo của
Thạch Seng được thể hiện chủ yếu ở không gian miền núi, thiên nhiên miền núi
được miêu tả trong truyện.
Tóm tắt truyện thơ Nơm Tày Thạch Seng
Quận Cao Bình có vợ chồng Thạch Nghĩa, gia cảnh thanh bần nhưng
chuyên tâm làm điều thiện, ngặt nỗi tuổi đã cao mà chưa có con. Ngọc Đế cảm
động chân tình ấy bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con họ Thạch. Đứa trẻ
ra đời khi cha đã mất, mẹ chàng đặt tên là Thạch Seng. Thạch Seng sống với
mẹ, nhưng chẳng bao lâu sau, mẹ chàng cũng qua đời. Chàng một thân côi cút
trong một túp lều dưới gốc đa, làm nghề đốn củi sớm hơm đổi gạo sống qua
ngày.
Khi đó có người làm nghề nấu rượu tên là Lý Thông, sống cùng mẹ già,
trong một chuyến đi tình cờ đến gốc đa, gặp gỡ và kết nghĩa anh em với Thạch
Seng. Thông mời Thạch Seng về nhà làm việc đỡ đần hai mẹ con. Trong vùng
có một con Chằn tinh thường bắt người ăn thịt, nên dân lập miếu thờ và hàng
năm phải nộp cho nó một mạng người, mới được nó để cho yên ổn làm ăn.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mạng. Hắn bèn tính kế lừa Thạch
Seng thế mạng cho mình. Thạch Seng khơng mảy may nghi ngờ liền đi đến
miếu Chằn tinh, chàng chiến đấu và giết chết được Chằn tinh, cắt đầu mang về.
Nhưng về đến nhà chàng lại bị Lý Thông đoạt công. Nhờ công trừ Chằn tinh,
Lý Thông được vua phong làm đô đốc và hưởng bổng lộc triều đình. Bấy giờ,
vua Viễn Vương có cơng chúa Quỳnh Nga xinh đẹp đang tuổi kén chồng, một
hôm bị con yêu tinh Đại bàng cắp đi mất. Nhà vua truyền cho Lý Thơng đi tìm,
và hứa khi tìm được sẽ gả cơng chúa và truyền ngơi cho. Lúc Đại bàng tinh bay
qua, Thạch Seng đang ở bên gốc đa, liền giương cung bắn trúng một cánh. Lần
theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của Đại bàng.
Để cứu công chúa, Lý Thông nghĩ ra cách mở gánh hát mong tìm được


18


Thạch Seng. Hai người gặp lại nhau và cùng đi cứu cơng chúa. Đến hang Đại
bàng Thạch Seng rịng dây xuống hang đưa được công chúa lên trước. Lý
Thông khi cứu được cơng chúa bèn cho qn lính lấy đá lấp kín cửa hang, mưu
giết chết Thạch Seng. Trong hang, Thạch Seng đã giao tranh với Xà vương (Đại
bàng tinh), giết chết được yêu tinh và cứu được thái tử con vua Thủy Tề. Để
đền ơn, Thái tử con vua Thủy Tề mời Thạch Seng xuống thủy cung chơi. Khi
Thạch Seng trở về, vua Thủy Tề tặng chàng vô số châu báu nhưng chàng chỉ
xin một cây đàn thần và một cái niêu thần.
Vì ốn Thạch Seng, hồn Chằn tinh và Xà vương trộm châu báu trong
cung rồi vu họa cho chàng. Thạch Seng bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy
cây đàn thần ra gảy để bày tỏ nỗi lòng.
Về phần cơng chúa Quỳnh Nga, vì thấy Lý Thơng sai lính lấp hang, mưu
hại Thạch Seng, nên nàng đã uất ức hóa câm. Nay nghe được tiếng đàn của
Thạch Seng, cơng chúa bỗng cất lời cười nói. Nghe con tâu bày, nhà vua cho
vời Thạch Seng đến. Sau khi rõ mọi chuyện, nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ
con Lý Thông, nhưng được Thạch Seng xin tha và cho về quê cũ. Trên đường
trở về, mẹ con Lý Thông bị trời đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Thạch Seng được Viễn Vương gả công chúa Quỳnh Nga cho. Tức giận vì
trước đây bị cơng chúa từ chối lời cầu hơn, thái tử mười tám nước chư hầu
cùng kéo quân sang quấy nhiễu. Thạch Seng lại đem cây đàn thần ra gảy, tiếng
đàn làm quân đối phương rã rời tự tan rã. Trước khi rút về nước, đội quân đông
đảo ấy còn được Thạch Seng cho ăn một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn
bao nhiêu cũng không hết. Về sau Thạch Seng sống hạnh phúc cùng công chúa
Quỳnh Nga và cùng cai trị vương quốc.
*

Tiểu kết chương 1

Do những ảnh hưởng của lịch sự phát triển tộc người, đời sống vật chất và

tinh thần, nhu cầu tự thân trong đời sống cộng đồng, sự giao lưu văn hóa giữa các
dân tộc đã dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày. Trong kho tàng truyện

19


thơ Nơm Tày có hiện tượng khá đặc biệt, một số tác phẩm có cùng cốt truyện
với truyện thơ Nơm Kinh. Tìm hiểu về những truyện thơ này, chúng tơi rút ra
nhận xét như sau:
Nền văn hóa tộc người có bề dày vững chắc và đội ngũ nhân sĩ đông đảo,
hùng hậu, có tri thức trình độ cao đã giúp cho văn hóa, văn học Tày tiếp nhận
văn hóa, văn học Kinh khá nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng văn học Tày không
chỉ tiếp nhận một cách thụ động mà đây là sự chịu ảnh hưởng mang tính chất
tái tạo và nâng cao. Đặc biệt hơn nữa, chữ Nôm Tày xuất hiện từ rất sớm, gần
như song song với sự xuất hiện của chữ Nơm Kinh, do đó, những giá trị văn
hóa của người Tày đã sớm được ghi chép lại bằng chính thứ văn tự ghi âm
tiếng nói của dân tộc họ. Sự xuất hiện sớm của chữ thơ Nôm Tày dẫn đến sự
xuất hiện sớm của văn học Nôm Tày.
Nội dung cốt truyện của các tác phẩm chúng tôi khảo sát, về cơ bản
khơng có sự thay đổi nhiều so với bản gốc. Với quan điểm kế thừa, tiếp thu, các
tác giả người Tày gần như giữ nguyên cốt truyện có sẵn. Nhưng cũng có tác
phẩm, người Tàu sáng tạo thêm một số đoạn mà người Kinh khơng có (chẳng
hạn như đoạn 8 của Tống Tân - Cúc Hoa) tuy nhiên những nội dung như thế
không nhiều, chủ yếu sự sáng tạo của người Tày nằm ở những tình tiết. Bởi vì,
các tác giả người Tày khơng thể thốt ra khỏi sự chi phối của các phương pháp
sáng tác đương đại. Trong bối cảnh hòa nhập giao lưu văn hóa, sự giao lưu tiếp biến văn học là điều không thể tránh khỏi. Văn học người Tày giao lưu và
tiếp biến với văn học người Kinh tạo nên sự phong phú trong tổng thể văn học
Việt Nam. Sự giao lưu và tiếp biến văn học đó là biểu hiện của một cuộc sống

đại đồng trên toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

20


×