Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.84 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH



Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




XÁC NHẬN
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN
CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

KHOA CHUN MƠN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” với các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác, hồn tồn là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi





Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy
giáo, cô giáo đà nhiệt tình tham
gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng nhtrong thời gian viết luận văn.
Đặc

biệt

tôi

xin

bày

tỏ

lòng

biết ơn chân thành, sâu sắc tới
PGS.TS



Tuấn

Anh,


ng-ời

trực

tiếp, tận tình h-ớng dẫn, giúp đỡ
tôi

trong

triển

khai

quá

trình

nghiên

hình
cứu



thành,
hoàn

chỉnh luận văn.
Tuy


nhiên,

thời

gian

nghiên

cứu có

hạn, luận văn không tránh khỏi
thiếu sót tôi kính mong nhận đ-ợc

S húa bi Trung tõm Hc liệu – ĐHTNii




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan………………………………………………………………......i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………....ii
Mục lục…………………………………………………………………….....iii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................2
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................7

5. Đóng góp của luận văn..................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 8
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI............................................................9
1.1. Khái quát về Nguyễn Bình Phương........................................................... 9
1.1.1. Nhà văn và tiểu sử...................................................................................9
1.1.2. Một số quan niệm của Nguyễn Bình Phương về hiện thực, con người và
nghệ thuật..........................................................................................................9
1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dịng chảy văn học đương đại .. 14

1.2.1. Tiểu thuyết như một thế giới.................................................................14
1.2.2. Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp, pha trộn, lai ghép............................... 16
1.2.3. Tiểu thuyết như một trò chơi hay chân lý của tiểu thuyết là sự hoài nghi
.........................................................................................................................16
1.2.4. Tiểu thuyết trong sự tương tác, sự vận động, phát triển của thể loại....17
CHƯƠNG 2. NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐẶC THÙ CỦA NGHỆ
THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
BÌNH PHƯƠNG............................................................................................19
2.1. Các loại hình nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương...19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii


2.1.1. Nhận diện khái quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.. 19

2.1.2. Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương............20
2.2. Những phương thức đặc thù trong nghệ thuật xây dựng nhân vật...........37
2.2.1. Đặt nhân vật trong một không gian và thời gian nghệ thuật đặc biệt... 37
2.2.2. Nhân vật được xây dựng qua những giấc mơ, những ám ảnh dị thường.
.........................................................................................................................41
2.2.3. Xây dựng nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ

nghĩa hiện thực huyền ảo................................................................................ 46
2.2.4. Nhân vật được xây dựng thơng qua kĩ thuật dịng ý thức.....................50
Chương 3. HÌNH THỨC TỰ SỰ TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI THẾ
GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH................57
3.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật................................................57
3.1.1. Vài vấn đề về lí thuyết.......................................................................... 57
3.1.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương................................................................................................... 58
3.2. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương......................76
3.2.1. Kết cấu đa tầng, xoắn kép..................................................................... 76
3.2.2. Kết cấu phân mảnh................................................................................80
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật...........................................................83
3.3.1 Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 83
3.3.2. Giọng điệu trần thuật.............................................................................88
KẾT LUẬN....................................................................................................97
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện
đại. Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản
ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”[25]. Tiểu thuyết
cũng là thể loại có khả năng khám phá cuộc sống ở nhiều chiều và nhiều khía
cạnh đời tư khác nhau. Một trong những lí do khiến tiểu thuyết có được vai trị
quan trọng đó bởi tiểu thuyết thuộc thể loại “sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện gần
gũi với con người hiện đại.
1.2 Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đứng trước nhu cầu đổi mới tư

duy tiểu thuyết. Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam
đã có những cách tân đáng kể và có nhiều thành tựu đánh ghi nhận về đề tài, cốt
truyện, ngôn ngữ, nhân vật... Đặc biệt nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong
những phương diện quan trọng nhất cho thấy những cách tân, sáng tạo của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
1.3 Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Trong tiểu thuyết,
vấn đề quan trọng phải là vấn đề nhân vật của tiểu thuyết ... trong tiểu thuyết ngoài
nhân vật khơng cịn cái gì khác nữa, nhân vật vừa là cơ thể, vừa là linh hồn [11].
Việc xác định vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết còn tùy thuộc vào quan niệm và
phong cách sáng tác của mỗi nhà văn, nhưng quan niệm về sự hiện hữu quan trọng
của nhân vật trong tiểu thuyết là một điều đã được khẳng định.
1.4 Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt
Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90. Một số tiểu thuyết của anh
như: Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn
(2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006), Mình và họ (2014) đã thể hiện một lối
viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc. Những năm gần đây,
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành đối tượng của nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học, được khám phá trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại, kết
cấu, nhân vật… Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng
mình khơng có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1




chơi, “viết nhăng viết cuội” cho vui. Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện
tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương.
Điều đó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận.

1.5 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những cách tân mạnh mẽ về tư duy
tiểu thuyết, là một thế giới nghệ thuật cần nghiên cứu, tìm hiểu. Một trong những
điểm đáng chú ý góp phần giải mã tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là nghệ
thuật xây dựng nhân vật. Trong quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết, Nguyễn Bình
Phương đã tạo ấn tượng trong lòng độc giả bởi lối viết, cách kết cấu đặc biệt là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nguyễn Bình Phương đã khẳng định: Tơi khơng
xây dựng một nhân vật điển hình trong tác phẩm của mình. Và theo tác giả
“Cuộc sống của tơi và nhân vật khơng có liên quan nhiều. Cịn những nhân vật
của tơi gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân. Có người bảo tơi xây dựng
nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mờ mịt, hiện tại lộn nhộn và tương lai vô
định, nhưng tôi không nghĩ thế. Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng tiềm
tàng một niềm tin đứng dậy” [43]. Vừa được xây dựng bằng những phương thức
chung, vừa có những cách tân độc đáo mới lạ, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương vẫn ln có mối liên hệ với cuộc đời, vẫn là hình bóng của con
người, vẫn hàm chứa những tư tưởng, những vấn đề nhân sinh sâu sắc song
không dễ khám phá, đòi hỏi một thái độ nghiêm túc và đồng sáng tạo của mỗi
độc giả. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
2.

Lịch sử vấn đề
Với 8 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn có thể nói Nguyễn Bình

Phương được dư luận khá quan tâm. Mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm
mới, dư luận và bạn đọc lại chú ý tìm hiểu và bày tỏ các đánh giá dưới nhiều
dạng khác nhau. Các bài báo viết về sáng tác của Nguyễn Bình Phương khá
nhiều từ báo mạng đến báo viết, từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến
những bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành, từ những bài báo về một tác
phẩm cụ thể đến những bài báo có tính khái qt cao. Một trong những nhà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2




nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình Phương là Đồn Cầm Thi. Nhà nghiên
cứu này đã nhìn các sáng tác của Nguyễn Bình Phương dưới cái nhìn của vơ thức
và hữu thức trong mối liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử và Hồ Xuân Hương ( Sáng
tác văn học: giấc mơ và điên, người đàn bà nằm: Từ “thiếu nữ ngủ ngày” đọc
“Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương). Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra
những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con người của Nguyễn Bình
Phương. Với lối viết dựa trên cơ sở của phân tâm học Đoàn Cầm Thi đã gợi mở
về hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương.
Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thuỵ
Khuê (e) đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu về
các yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
như “Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết
già”, “Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng”,
“Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn”, “Những đặc
trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi”… Những bài viết này đã
chỉ ra những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm trong sáng tác của nhà văn. Mỗi
bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế, là những phát hiện có tính
chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên
các bài viết này thiếu tính hệ thống và nhất quán trong phương pháp tiếp cận. Vì
vậy tuy là sự ghi nhận đối với tác giả nhưng lại chưa có những đánh giá khái
quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương.
Một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý trong số vô vàn
các bài báo viết về nhà văn này ta có thể kể đến như bài báo của nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006, đánh giá về
Ngồi nhưng cũng là những ghi nhận chung cho sự sáng tạo của Nguyễn Bình

Phương. Bài báo này đi sâu vào nội dung ý nghĩa của tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương: “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của
đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó xứng
đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc”. Những lời khen sơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3




nổi, nhiệt thành mà Phạm Xuân Thạch dành cho Nguyễn Bình Phương được đưa
ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất tinh tế, độc đáo. Tuy nhiên
bài viết giống như bài phê bình hơn nghiên cứu, và mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh
giá một tác phẩm.
Trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu văn học số tháng 4 năm 2008 tác
giả Đồn Ánh Dương đã có một bài viết rất đáng lưu ý: “Nguyễn Bình Phương,
lục đầu giang tiểu thuyết”. Bài viết có sự nghiên cứu cơng phu, có cái nhìn hệ
thống và cách tiếp cận khá độc đáo. Tác giả đã ví mỗi tiểu thuyết như là một
dịng sơng chi lưu hợp lưu lại để cùng đổ ra biển rộng. Hướng tiếp cận của tác
giả bài viết là ở cấu trúc và phương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng nhất
của mỗi chi lưu trong dịng hợp lưu chung. Bài viết có khen có chê và có những
đánh giá khá khách quan chính xác về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả
Trần văn Ban trên tạp chí nghiên cứu khoa học năm 2012 đã có bài nghiên cứu
về Ngơn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả đã
phát hiện ra một số đặc trưng cơ bản trong ngôn ngữ và giọng điệu của tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương: “Ngơn ngữ sinh hoạt, đời thường với giọng điệu
thờ ơ, cay nghiệt, Ngôn ngữ của giấc mơ, của vô thức với giọng điệu trữ tình, ai
ốn, hồi niệm”...
Gây được sự chú ý như vậy với dự luận, tác phẩm của Nguyễn Bình
Phương cũng đã tạo ra một sức hút đối với các bạn đọc chuyên nghiệp, những

sinh viên chuyên ngành và những nhà nghiên cứu. Các báo cáo khoa học của
sinh viên về một thủ pháp nghệ thuật, một tác phẩm cụ thể khá nhiều. Luận án
tiến sĩ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam 1986-2006 của
Mai Hải Oanh- 2007, Luận án tiến sĩ Những đổi mới trong tiểu thuyết từ 19862000 của Trần Mai Nhân năm 2006, Luận án tiến sĩ Con người trong tiểu thuyết
Việt Nam thời kì đổi mới của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2012; Các đề tài tốt
nghiệp đại học như: Đến Ngồi – một hành trình cách tân tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương do sinh viên Nguyễn Ngọc Quân khoa Ngữ
văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện. Ngồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4




ra có thể kể đến luận văn thạc sĩ văn học của Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình
Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008; luận văn thạc sĩ văn học của Nguyễn
Thị Phương Diệp Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trường Đại
Học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010; luận văn thạc sĩ văn học của
Hoàng Thị Thùy Linh Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn năm 2012, luận văn thạc
sĩ Kĩ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, luận văn thạc
sĩ Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Ngọc Anh
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2008... Các công trình này đều đi sâu
khai thác khả năng hiện đại hóa, cách tân sáng tạo, những đóng góp của Nguyễn
Bình Phương trên nhiều phương diện: kết cấu, ngôn ngữ, thi pháp, nhân vật...
của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Nhiều cơng trình khoa học khác khơng lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương là đối tượng nghiên cứu duy nhất. Nhưng nhìn chung đa số các cơng
trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế

kỷ trước đến những năm đầu thế kỷ XXI ít nhiều đều khảo sát các tiểu thuyết của
nhà văn này (đặc biệt là ở góc độ cấu trúc và nhân vật) và coi đây như một trong
những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học trên như luận án tiến sĩ ngữ văn
Viện Văn học Việt Nam của tác giả Bùi Thanh Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn
xi đương đại Việt Nam, hay luận án thạc sỹ văn học của Hoàng Cẩm Giang
tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về Cấu trúc tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI đều khảo sát tương đối nhiều trên tác phẩm của Nguyễn
Bình Phương. Điều đó cho thấy tiểu thuyết của tác giả này khá tiêu biểu và có
tính đại diện cho văn học giai đoạn này cả về mặt ưu lẫn khuyết điểm.
Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là
vấn đề được nhiều người quan tâm. Luận án thạc sỹ văn học của Hoàng Cẩm
Giang tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về Cấu trúc tiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5




thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã phát hiện ra kiểu nhân vật kí hiệu- biểu
tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết nguyễn Bình phương. Tiến sĩ Nguyễn
Mạnh Hùng có bài Người đi vắng, ai đọc Nguyễn bình Phương? Hay nỗi cô
đơn của tiểu thuyết cuối thế kỉ đã phát hiện ra nhân vật của Nguyễn Bình
Phương dấu kín những ám ảnh của mình và sống với nói. Luận văn thạc sĩ văn
học của Nguyễn Thị Hồng Nhung Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương, trường Đại Học Sư phạm Hà Nội năm 2009 đã phát hiện ra
những loại hình nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như
nhân vật con người tha hóa, con người dục vọng; nhân vật con người vô thứcngười điên; nhân vật biểu tượng... Luận văn thạc sĩ văn học của Nguyễn Thị
Phương Diệp Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trường Đại Học
Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010 đã khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân
vật, khảo sát cách tổ chức không gian và thời gian và khảo sát về nghệ thuật kể

chuyện trên góc độ tổ chức kết cấu và người kể chuyện từ đó tìm ra những đặc
điểm mang tính cách tân trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương. Tác giả Trần Văn Ban trong tạp chí nghiên cứu văn học của Đại học Sư
phạm Hồ Chí Minh số 26 năm 2011 cũng đã có bài viết Kiểu nhân vật ám ảnh
trong tiểu thuyết nguyễn Bình Phương, tác giả đã chỉ ra: “những kiểu nhân vật
mơ hồ, khó nắm bắt, phi truyền thống, trong đó có kiểu nhân vật ám ảnh”....
Tuy cịn có ý kiến trái chiều song chính những bài báo những cơng trình
nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng của nhà văn
này trong đời sống văn học hiện đại. Dù tiếp cận tác phẩm của anh dưới góc độ
nào chúng ta cũng khơng thể phủ nhận ý thức tìm tịi, q trình lao động nghệ
thuật nghiêm túc, những ý tưởng được ấp ủ và trau chuốt của Nguyễn Bình
Phương trong quá trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam. Qua việc tìm hiểu lịch sử
vấn đề như trên, chúng tôi cũng nhận thấy chưa thực sự có một cơng trình nghiên
cứu một cách hệ thống những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Vì vậy luận văn này hi vọng sẽ hệ
thống lại những nét tiêu biểu, đặc trưng về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6




trong tiểu thuyết của nhà văn này, nhằm hướng tới một cái nhìn tồn diện, sâu
sắc và khách quan hơn. Thông qua những nghiên cứu này sẽ đánh giá được vai
trị của Nguyễn Bình Phương trong q trình cách tân hiện đại hoá tiểu thuyết.
Đồng thời chỉ ra một số nét tiêu biểu của văn học đương đại nước nhà.
3.

Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu


3.1.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong 6
cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đó là: Những đứa trẻ chết già, Trí
nhớ suy tàn, Người đi vắng, Thoạt kì thuỷ, Ngồi, Mình và họ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học về
nghệ thuật xây dựng nhân vật để làm nổi bật đặc điểm của hệ thống nhân vật
trong tiểu thuyết.
Phương pháp loại hình: sử dụng cách phân chia theo loại hình nhân vật để
tìm ra những kiểu nhân vật chung trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Phương pháp hệ thống: vận dụng quan điểm hệ thống, coi thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một chỉnh thể, hệ thống với các đặc
điểm riêng biệt của nó
Phương pháp thống kê, khảo sát: nhằm nhận biết và hệ thống các kiểu
nhân vật qua các tiểu thuyết.
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: nhằm làm nổi bật đặc trưng kiểu
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, đồng thời so sánh với các
kiểu nhân vật tương đồng của các tác giả khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn
Bình Phương, bởi đây là tư tưởng cơ bản để nhà văn đi vào lựa chọn và xây dựng
nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7





Nhận dạng các mơ hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Tập trung phân tích thế giới nhân vật trên những bình diện khác nhau.
Đi sâu vào tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật của nhà
văn.
5. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương.
Đưa ra một góc độ tiếp cận mới đối với tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương thơng qua thế giới nhân vật.
Góp phần đánh giá tác phẩm của nhà văn thơng qua việc nắm bắt một
cách rõ ràng và có hệ thống về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương.
Đóng góp một nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
6.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai qua 3 chương
Chương 1: Khái quát về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết Việt Nam

đương đại
Chương 2: Những phương thức đặc thù của nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Chương 3: Hình thức tự sự trong mối liên quan đến thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8





PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Khái quát về Nguyễn Bình Phương
1.1.1. Nhà văn và tiểu sử
Nhà văn Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1965 tại Thái
Nguyên. Thời chiến tranh, tác giả cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc
huyện Đồng Hỷ, đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên. Nguyễn Bình
Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ đội; năm 1989 vào học
trường viết văn Nguyễn Du; ra trường cơng tác một năm ở Đồn kịch nói Qn
đội; sau đó là biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội và hiện nay cơng tác tại
Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nguyễn Bình Phương viết văn bằng niềm đam mê, nhạy cảm cộng với tri
thức văn chương của một cây bút được đào tạo qua trường lớp. Tác giả viết đều
tay ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, tản văn. Nhà văn Phùng Văn
Khai đã phác họa từ ngoại hình đến tinh thần của Nguyễn Bình Phương:
"Nguyễn Bình Phương có một khn mặt rất buồn. Anh ít nói trong các đám
đông hoặc hai người với nhau. Nhưng anh chăm chú mọi người, chăm chú vào
câu chuyện và rất sắc sảo, độc đáo trong suy nghĩ” [26], "Nếu coi văn chương là
một nghề thì cái nghề ấy đã đeo gơng đóng số Nguyễn Bình Phương(...). u
nghề đến ngơ ngẩn, yêu đến hành xác, tâm linh, sùng tín như anh quả là của
hiếm”[26]. Có lẽ chính tình u và lịng say mê ấy đã cống hiến cho bạn đọc, cho
văn học nước nhà những trang viết độc đáo giàu giá trị.
1.1.2. Một số quan niệm của Nguyễn Bình Phương về hiện thực, con người
và nghệ thuật
Quan niệm nghệ thuật được hiểu là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9




sống với một chiều sâu nào đó” [50,tr. 229]. Nó là cách nhìn và thái độ đối với
thế giới và con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm. Trong một cuộc
trả lời phỏng vấn, Nguyễn Bình Phương đã nói: “Tơi chỉ có một nhận thức bảo
thủ là cố gắng viết cho nó gần sát với quan niệm của mình về văn chương vậy
thơi”. Mặc dù anh khơng nói nhiều về quan điểm của mình nhưng phải chăng
đây chính là gợi ý về con đường đi vào tác phẩm từ quan niệm nghệ thuật của
nhà văn.
Quan niệm hiện thực và con người của Nguyễn Bình Phương được phát ngôn
trực tiếp ở những bài trả lời phỏng vấn của báo chí. Trị chuyện với phóng viên
Vietnamnet, nhà văn nói: “Theo tơi, đời sống có những từ ngữ nào thì văn học có
quyền đưa từ đó vào. Tại sao lại bỏ nó đi trong khi nó vẫn sống hằng ngày, hằng
giờ hằng phút với chúng ta?” [42]. Anh coi trọng mọi từ ngữ tiếng Việt, dù là lớp từ
thanh cao, sang trọng hay tục tĩu trong phát ngôn của nhân vật. Điều đó cũng có
nghĩa là cho rằng mọi đề tài, hiện thực đều bình đẳng nhau trong văn học. Khơng ít
người dị ứng với nhiều yếu tố sex trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương thì anh lại
thẳng thắn xem nó là “một trong những hành động giao tiếp đỉnh cao”, “bản thân
nó (sex) đã là quá đẹp, quá nhân văn, nó trọn vẹn là chính nó khơng lẫn với những
thứ khác” [42]. Hiện thực trong quan niệm của anh là tất cả những thứ hiển nhiên
trong cuộc sống với mọi góc khuất của nó. Nguyễn Bình Phương coi sự tồn tại của
những mảnh vỡ hiện thực là tất yếu. Vì thế, lẽ tất nhiên là tác phẩm của anh khai
thác cái đa chiều của hiện thực, từ cái quen thuộc hàng ngày đến cái kỳ quái, huyền
ảo, từ hiện thực cuộc sống đến hiện thực tâm linh. Các nhà văn đương đại gặp gỡ
nhau ở quan niệm này, chỉ có điều, họ tìm cho mình những cách nói riêng. Nguyễn
Huy Thiệp cho rằng: “Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn, sục tung lên,
thoát thành bướm và hoa”(Giọt máu). “Từ “bùn” chuyển sang “bướm và hoa” là

một sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm” [24] bởi vì đó là cả một sự thay đổi về
nhãn quan hiện thực.

Quan niệm nghệ thuật về con người ở Nguyễn Bình Phương được thể hiện
độc đáo. Anh chú trọng đời sống nội tâm của con người, “Lịch sử chả là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10


gì cả nếu khơng có những cá nhân và cá nhân chẳng là gì cả nếu bản thân nó
khơng vang lên bất kỳ một ý nghĩ nào” [43]. Trọng tâm lịch sử chính là cá nhân
và đánh dấu sự tồn tại của mỗi cá nhân lại là đời sống nội tâm, những “ý nghĩ”
của họ. Vì thế chiều kích của tiểu thuyết khơng là gì khác ngồi “tổng số kích
thước ý nghĩ của tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết đó”. Để lý giải điều này,
nhà văn cho rằng “nội tâm cá nhân con người cũng đã từng có, đang có những
cuộc chiến khủng khiếp” [41]. Đào sâu vào thế giới tâm hồn của con người, nơi
ít có mối quan hệ giao tiếp với bên ngồi nhưng ở đó con người phần lớn lại
sống thành thật nhất, không phải chuyện dễ dàng. Nó địi hỏi cái nhìn tinh tế và
thái độ chấp nhận dấn thân của nhà văn. Nguyễn Bình Phương cịn tiếp cận con
người ở phương diện bản năng với sức sống tiềm ẩn nhưng mạnh mẽ nằm ngồi
vùng kiểm sốt của ý thức. Nó là cõi vơ thức cùng với ẩn ức, dục vọng, mộng mị
và dòng chảy bất định, chồng chéo của suy tư. Vì thế ta thấy xuất hiện nhiều
trong tác phẩm của anh là hình ảnh người điên và giấc mơ. Tuy nhiên trong cách
nhìn của nhà văn, con người khơng hề mất niềm tin: “Các nhân vật của tôi sống
bản năng, nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy” [43]. Dù khai thác hiện thực
hay con người, Nguyễn Bình Phương đều mong muốn đi đến tận cùng sâu thẳm
của nó, truy tìm bản chất của cuộc đời.
Quan niệm về văn chương: “Khơng có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu
diệt mình”. Sáng tạo là ý thức thường trực ở người theo đuổi nghệ thuật, đặc biệt
là văn chương - một lĩnh vực nhạy cảm và cần nhiều tài năng. Về vấn đề sáng

tạo trong văn chương, Nguyễn Bình Phương có những cách diễn đạt khác: “Nhà
văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác”. Tức
là họ phải vượt qua tất cả để tạo cho mình tiếng nói riêng. Sáng tạo bao giờ cũng
là hệ quả của những cuộc kiếm tìm. Nguyễn Bình Phương đã tự nhận về mình:
Ta lớn lên bằng kiếm tìm
Kiếm tìm giờ đã cũ
(Bài thơ cũ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11


Động lực của cuộc sống là tìm kiếm để lấp đầy kho trí tuệ và lấp đầy cảm
xúc. Mỗi sự kiếm tìm khơng bao giờ là cũ, nó chỉ cũ về mặt thời gian so với
những tìm kiếm khác mà thôi. Một con người luôn ám ảnh bởi cái cũ như
Nguyễn Bình Phương: “Ta sinh ra cơ đơn/ Giờ cơ đơn đã cũ/ Ta trưởng thành
bởi sợ hãi/ Sợ hãi cũng cũ rồi” thì tất yếu ln mong muốn được đổi mới, có cái
để làm mới mình. Vì vậy, nó khiến cuộc sống và văn chương thêm nhiều ý nghĩa.
Nhà văn viết và nghĩ“Vắt như thể sự cạn kiệt đang đến gần”. Đây cũng là điểm
gặp gỡ ở các nhà văn đương đại. Bảo Ninh quan niệm trong Nỗi buồn chiến
tranh là viết với cả sự khổ công: “Viết khổ viết sở, viết như đập đầu vào đá, như
là tự tay tước vụn trái tim mình, như là lộn trái con người mình ra”. Hay như
triết lý của Nguyễn Huy Thiệp: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức
tạp, lại buồn tẻ nữa” (Kiếm sắc). Nhà văn phải đi đến tận cùng cảm xúc và
những trải nghiệm cuộc đời, tức là phải chung sống với nhọc nhằn và cô đơn.
Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ta thấy xuất hiện nhiều người điên
những nhân vật khơng bình thường về suy nghĩ. Cả nhân vật cụ thể, mang
tên như
Tính (Thoạt kỳ thủy), Cương (Người đi vắng), Quang, Mộc (Những đứa trẻ chết
già), đến những nhân vật không tên như gã điên đứng dưới mưa (Ngồi), người đàn
ông điên dưới gốc cây điệp vàng (Trí nhớ suy tàn), người đàn ơng điên xuất hiện

trong những ngày binh biến của Đội Cấn (Người đi vắng). Đơi khi họ cịn tập hợp
thành một “tập thể” đông đúc (Thoạt kỳ thủy) - một thế giới tâm lý phức tạp mà
khơng ai có thể xâm phạm được. Nhà văn đã từng phát biểu: “Tôi cho rằng người
điên chứa trong họ một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật”. Thực chất, điên là
phần ngoại hiện của một trạng thái tinh thần. Nếu như văn học hiện thực hướng đến
khám phá con người về ý thức thì văn học hậu hiện đại lại quan tâm đến phần vô
thức, tiềm thức - phần nhá nhem, tranh tối tranh sáng nhưng dồi dào, vô tận ở con
người. “Người điên” khơng thể kiểm sốt được hành động của mình, một cách nào
đó về mặt nghệ thuật, có thể cắt nghĩa như sự thăng hoa mà người nghệ sĩ đôi khi
cũng khơng thể ý thức được. Có lẽ vì quan niệm này mà đến với tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy có những đoạn viết rất “nham nhở”, tưởng như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12


được sắp xếp tùy ý nhiều mạch suy tư, nhiều lời tâm sự của một thế giới nhân vật
đa dạng. Điều này không chỉ phù hợp với bản chất của dòng chảy ý thức mà còn
thể hiện rõ sức mạnh của văn chương là khám phá vùng tiềm ẩn, vô tận của con
người. Nó khẳng định phẩm chất nghệ thuật được kết tinh từ sự vô tư hồn nhiên
của một trạng thái vơ thức ngự trị triền miên.
Nguyễn Bình Phương đã từng có nhiều băn khoăn về văn chương, đã có
lúc anh nghĩ nó tách biệt với cuộc sống, là một thế giới riêng mà nhà văn phải
chấp nhận “bó buộc trong một khung cố định nào đó” của nó. Văn chương như
vậy sẽ trở nên nhạt nhẽo về cảm xúc và cứng nhắc, dập khn về hình thức.
Nhưng sự trải nghiệm trên từng trang viết đã khiến anh phần nào nhận thức được
bản chất của văn chương, “bản thân nó là chân trời tự do” [45] Nghĩa là văn
chương gắn bó với cuộc sống nhưng khơng bị bó buộc, nó là một thế giới mênh
mơng và tự do, đối với cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận. Người viết có thể
khai thác tất cả ở chân trời đó và tự do bộc lộ thái độ đối với cuộc sống. Người
nhận có những cách tiếp nhận riêng, cách thưởng thức tác phẩm riêng. Ý thức

điều đó, khiến nhà văn có thể sống và viết thành thật, dân chủ hơn. Tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương (cả tiểu thuyết và thơ ca) tạo được ấn tượng từ sự khước từ
khuôn mẫu truyền thống. Văn chương với anh, thực sự được tôn trọng với bản
chất nghệ thuật của nó. Sự độc đáo trong sáng tác của anh đều bắt nguồn từ sự
thay đổi trên phương diện kỹ thuật.
“Tôi nghĩ giá như tiểu thuyết của chúng ta có thêm những bước mạo
hiểm”. [42]. Nói cụ thể hơn là phải gây bất đồng“cho tiểu thuyết thêm phần
phong phú”, tất nhiên không phải là sự bất đồng theo nghĩa tiêu cực. Quan niệm
này xuất phát từ đòi hỏi sáng tạo của bản thân người cầm bút, cũng gần với quan
niệm dấn thân của một số nhà văn đương đại. Nguyễn Bình Phương gọi là
“những bước mạo hiểm” bởi con đường đó có thể thành cơng hoặc thất bại. Vì
thế, anh ý thức rất rõ hạn chế trong quan niệm này là: “Trong nghệ thuật, kẻ mạo
hiểm phần lớn trở thành nạn nhân của chính mình” [42]. Dù vậy, anh vẫn tìm
tịi, thể nghiệm những “bước mạo hiểm” trong các sáng tác của mình như thăm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN13


dị cái vơ thức, bản năng (Thoạt kỳ thủy); hình thức cấu trúc lập thể, lời câm
(Người đi vắng, Ngồi); thủ pháp tiểu thuyết mới (Trí nhớ suy tàn); thủ pháp
huyền thoại (Những đứa trẻ chết già), kĩ thuật dòng ý thức (Mình và họ)…Đặc
biệt, anh đi sâu vào dịng ý thức của nhân vật, lấy đó làm trung tâm vận động,
thay cho sự kiện trong tác phẩm. Điều này xuất hiện ở phần lớn tác phẩm của
nhà văn. Lối đi đó phần nào đã định hình cho một lối viết tự tin và phong cách
vững vàng ở Nguyễn Bình Phương.
Không hẳn là ngẫu nhiên mà tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có vẻ
đẹp độc đáo khiến người đọc nhiều khi cảm giác “lệch kênh” tiếp nhận và kích
thích ở họ hứng thú khám phá. Tất cả lời giải mã nằm trong kỹ thuật viết của
anh. Nó được hình thành khơng chỉ bởi các tác nhân khách quan của hồn cảnh
lịch sử, xã hội, văn hóa mà quan trọng là ở quan niệm riêng của nhà văn về hiện

thực và con người cũng như về văn chương nghệ thuật. Mặt khác không thể phủ
nhận rằng thơ ca đã chi phối lối tư duy và tâm thức sáng tác tiểu thuyết của anh.
Đây là những vấn đề có tính chất kim chỉ nam mà chúng ta cần qua tâm khi tiếp
nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy văn học đương đại
1.2.1. Tiểu thuyết như một thế giới
Sau năm 1986, đúng như nhà văn Vũ Tú Nam quan niệm, tự thân văn học
phải đổi khác, khơng thể đem văn học của một thời kì đã có sẵn để áp đặt lên cái
nhìn của con người hôm nay. Nhà văn Nguyên Ngọc yêu cầu văn học đổi mới phải
mô tả cái bản chất nhất của con người, nói được chiều sâu tâm lí, số phận của con
người. Chu Văn cũng nhận xét: văn chương bây giờ thích cái thật, khơng có cái thật
sâu sắc, các phát ngơn văn học khó đứng. Nguyễn Minh Châu nói đến Con người
viết hoa hiện diện trong cái vòng tròn đồng tâm của văn học và cuộc sống .
Đối với thể loại tiểu thuyết, sự đổi mới của nó thể hiện trước hết ở việc mở
rộng khả năng chiếm lĩnh, khám phá và mô tả hiện thực. Tiểu thuyết là thể loại ln
ln thay đổi, biến hóa, “khơng hồn kết”, bởi vì nó “tiếp xúc tối đa với cái đương
đại chưa hoàn thành” (M. Bakhtin). Ý thức được bản thể của tiểu thuyết, nhà văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN14


Tơ Hồi cho rằng: “Tơi khơng phủ nhận giá trị tiểu thuyết thời trước, nhưng thật là
không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và
biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hồnh khơng bờ”. Nguyễn Minh Châu
khẳng định: “Một thể loại văn học phải chứng tỏ sức sống của nó ở tính đa dạng và
khơng ngừng cách tân. Nhất là đối với tiểu thuyết, một thể loại có một sức chứa và
sức chở rất lớn”. Tiểu thuyết, bởi vậy, dần hiện ra như một thế giới sáng tạo tự do,
in đậm dấu ấn cá nhân. Đúng như nhà văn Tạ Duy Anh địi hỏi: “Tơi chủ tâm địi
hỏi tiểu thuyết phải như vậy, bản thân nó phải là một thế giới thay vì chỉ phản ảnh
đời sống một cách đơn giản và nó phải tạo ra nhiều cấp đối thoại”.

Trước 1986 văn xuôi Việt Nam chủ yếu hướng về thế giới bên ngoài, thế giới
sự kiện, hành động, đến nhân dân, cộng đồng, dân tộc, nó chiếm lĩnh hiện thực
ở chiều rộng và phơ diễn hiện thực đó theo u cầu, nhiệm vụ của thời đại lịch sử,
chính trị. Tiểu thuyết từ 1986 trở về sau là một thế giới sáng tạo mới mẻ. Nó sáng
tạo ra thế giới hiện thực thứ hai, quan tâm đến số phận cá nhân và khám phá chiều

sâu thế giới nội tâm phức tạp của con người. Nhà văn Lê Lựu thẳng thắn chỉ ra:
“Những tác phẩm trước đó của tơi chưa chú ý nghiên cứu sâu tính cách, tâm lý
và quy luật phát triển của con người - nhân vật. Tôi tự bảo không thể viết như cũ
được”. Nhà văn Mạc Phi cũng nói rõ: “Con người trong tiểu thuyết ta ngày hơm
nay và sắp tới sống tất bật, ồn ào trong chiều rộng của thế giới bao quanh…
đồng thời cũng rất sâu sắc, rất đằm, trong chiều dày của tâm trạng”. Nguyễn
Minh Châu ủng hộ hướng tìm tịi như thế của tiểu thuyết; ơng nói “Chúng ta tiếp
thu các hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con người Việt Nam một
cách sáng tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn”.
Tiểu thuyết là thể loại “khơng hồn kết” nên các nhà văn thường xây dựng
những kết thúc mở, mở ra một câu chuyện mới hoặc mời gọi người đọc tự sáng tạo
ra một kết thúc riêng cho tác phẩm theo quan niệm, kinh nghiệm, trí tưởng tượng
của mình. Một số nhà văn đề nghị tiểu thuyết phải là một thế giới đa chiều, đa
nghĩa, đa âm, đa thanh, thậm chí nó có thể “chứa đựng nhiều tiếng nói mâu thuẫn
nhau, độc lập với nhau, xung đột nhau; nó khơng độc thoại, khơng đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN15


chất, khơng khép kín, khơng kết thúc, nó “sống” nhất, so với các thể loại văn học
khác; “nó tiếp thu, hòa lẫn, cải tạo và phát triển” (M. Bakhtin). Quan niệm tích
cực này đã thúc đẩy người cầm bút thể nghiệm đổi mới, tìm tịi, hiện đại hóa một
số phương diện cốt yếu của nghệ thuật tự sự. Dĩ nhiên, một tiểu thuyết đa chiều,
đa âm, sẽ ln địi hỏi người đọc, nhà phê bình đến với nó phải đóng vai khác,

bây giờ họ khơng thể đóng vai ban phát, áp đặt “chân lý”, hoặc “cầm roi quất
cho con ngựa sáng tác lồng lên” nữa, mà trở thành một bạn đọc bình đẳng, đồng
sáng tạo, một bạn đọc phải tự trang bị những hiểu biết cần thiết về nghệ thuật
mới có khả năng đối thoại.
1.2.2. Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp, pha trộn, lai ghép
Một biểu hiện khác của quan niệm tiểu thuyết đa chiều, đa âm là việc một số
nhà văn chủ trương pha trộn, dung nạp nhiều thể loại khác trong văn bản tiểu thuyết
để gia tăng tiếng nói đối thoại, cách tiếp cận và phơ diễn hiện thực. Nhà văn Tơ
Hồi chỉ rõ: “Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp thu hút được hết các thể loại khác.
Khơng ai trói được nó trong bất cứ một chừng mực nào. Chúng ta có thể đem vào
tiểu thuyết một hình thức nào đó của văn xi cũng được: kịch, bút ký, truyện ngắn,
truyện dài và cả thơ nữa, đem từng chương, từng đoạn hoặc từng chữ - dùng thẳng
hay dùng tinh thần nó - để miêu tả một ý nghĩ, một hành động nhân vật, hình thức
nào tiểu thuyết cũng dung nạp được tất”. Tiểu thuyết chứa trong bản thân nó “đa thể
loại”, nó trở thành một thứ liên văn bản, pha trộn, lai ghép nhiều phương thức chiếm
lĩnh và phô diễn hiện thực, tiểu thuyết đổi mới có khả năng mời gọi sự sáng tạo của
những ngành nghệ thuật khác, đặc biệt là điện ảnh và kịch.
1.2.3. Tiểu thuyết như một trò chơi hay chân lý của tiểu thuyết là sự hoài nghi

Từ quan niệm tiểu thuyết là một thế giới đa chiều, đa thanh, các nhà văn
Việt Nam nhanh chóng bước qua khơng gian sử thi, để đển đến với thế giới của
trò chơi, với sự đổi mới mạnh mẽ về giọng điệu. Độc giả cũng dần dần được làm
quen với sự giải thiêng, với giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi.
Nhà văn hậu đổi mới dần từ bỏ gương mặt nghiêm trang, đứng đắn, và vai trị
thuyết giảng đạo đức khơ khan, họ quay lưng lại với các nguyên tắc cổ điển, chủ
động hiện diện như một chủ thể tự do, nhìn thế giới vận hành như một trị chơi, và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN16


sáng tạo ra một thế giới trò chơi trong tiểu thuyết. Nhà văn đương đại thường tạo

ra “trò chơi hiện thực”. Một mặt, nhà văn làm cho hiện thực được hư cấu trở nên
“như thật” để thuyết phục người đọc; nhưng mặt khác, cũng có khi họ cố ý, giả
vờ hoặc cơng khai trị chơi hư cấu ấy - chỉ cho người đọc thấy những điều người
trần thuật đang kể chỉ là sự hư cấu, bịa đặt, là tin đồn, là “chuyện khó tin”, khơng
thể tin, để người đọc vừa ngờ vực, phản tỉnh vừa bị bất ngờ, hấp dẫn, tị mị. Quả
thật, chính hiện thực “khơng đáng tin cậy” được tạo nên trong tác phẩm đã buộc
người đọc phải nghi ngờ, ngẫm nghĩ . Trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy
Anh, ngay lời Tựa, tác giả đã thông báo rằng: “Câu chuyện khó tin này là của
một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn khơng tin thì cũng
khơng sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin
được hay khơng? Tơi thấy nói thế là vừa vặn đủ.”.
1.2.4. Tiểu thuyết trong sự tương tác, sự vận động, phát triển của thể loại.


góc nhìn tương tác thể loại, có thể thấy: logic tương tác đa chiều đã

đưa tiểu thuyết giai đoạn này vận động và đổi mới mạnh mẽ. Bên cạnh chiều
tương tác đồng đại, tiểu thuyết cịn tích cực cộng tác thể loại theo chiều lịch đại;
bên cạnh sự tương tác thể-thể là sự tương tác thể-loại, thể-yếu tố; bên cạnh xu
hướng tổng hợp là xu hướng đổi ngôi, tiếp sức. Mỗi chiều tương tác tạo cho tiểu
thuyết một tiểu loại mới, sự tổng hợp của nhiều chiều tương tác làm cho gương
mặt tiểu thuyết giai đoạn này trở nên phong phú, đa sắc.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn thấy tiểu thuyết được mở ra một chiều hướng mới
với sự thâm nhập của yếu tố ngoài hệ thống: huyền thoại. Tiểu thuyết - huyền thoại
là kiểu tương tác đổi ngôi. Sự tham gia ngày càng đậm nét của yếu tố huyền thoại
đã thực sự làm mới đáng kể cho tiểu thuyết giai đoạn này. Đây là khuynh hướng tiểu
thuyết xuất hiện nhiều trong cao trào đổi mới văn xi. Có thể nói đến

sương mù kì ảo trong thế giới nghệ thuật của Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh, Võ Thị Hảo, Châu Diên, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương…

Như vậy, trong thời gian chỉ hơn hai thập kỉ, tiểu thuyết Việt Nam đã có
một diễn trình vận động và phát triển khá mạnh mẽ: khởi đầu với tiểu thuyết
phóng sự, tiểu thuyết kịch hố; tiểu thuyết Việt Nam đã đi một hành trình dài với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN17


sự sinh thành của nhiều tiểu loại mới: tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết hồi kí, tiểu thuyết
tự truyện, tiểu thuyết kì ảo… Những cuốn tiểu thuyết lạ như: Người sơng Mê Châu Diên; Đi tìm nhân vật - Tạ Duy Anh; Cõi người rung chuông tận thế, Đức
Phật, Nàng Savitri và tơi - Hồ Anh Thái; đặc biệt: Thoạt kì thuỷ, Người đi vắng,
Trí nhớ suy tàn, Ngồi - Nguyễn Bình Phương,… thực sự là những thể nghiệm
tương tác thể loại mạnh dạn của tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

TIỂU KẾT
Nguyễn Bình Phương là nhà văn có niềm say mê, yêu nghề với một ý thức
cách tân mạnh mẽ. Những quan niệm của anh về cuộc sống , con người cũng như
văn chương , nghệ thuật là những quan niệm mới mẻ, độc đáo, nó cho thấy cá
tính sáng tạo cũng như bản lĩnh nghệ thuật của nhà văn đồng thời nó cũng như
một chiếc chìa khóa để khám phá những nội dung tư tưởng đang ẩn tàng trong
tác phẩm.
Xuất hiện cùng lúc trong nền văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng
đang có những đổi mới, cách tân mạnh mẽ, Nguyễn Bình Phương thực sự đã hịa
mình vào dịng chảy chung của văn học đương đại nhưng đồng thời cũng bản
lĩnh thể hiện những cá tính của riêng mình. Chính điều này mang đến cho văn
học những tác phẩm mới độc đáo đầy giá trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN18


×