Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ TÀI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT
TẠI ĐÀ NẴNG
MÔN HỌC: KINH TẾ MƠI TRƯỜNG

MỤC LỤC
I, Thực trạng ơ nhiễm đất tại Đà Nẵng: ................................................................................ 3
1. Tình trạng đất bỏ trống bị ô nhiễm: ............................................................................... 3
2. Bãi rác Khánh Sơn: ........................................................................................................ 3
3. Ô nhiễm đất tại KCN Liên Chiểu: ................................................................................. 5
II, Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất ở Đà Nẵng: ........................................................... 6
1. Nguyên nhân ô nhiễm được xác định do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu do con người và
do tự nhiên. ........................................................................................................................... 6
2. Phân loại ô nhiễm gồm: theo nguồn gốc phát sinh và theo tác nhân gây ô nhiễm. ....... 6
2.1. Theo nguồn gốc phát sinh: ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do các hoạt động
nông nghiệp và do tác động của các hoạt động sinh hoạt dân cư. .................................... 6
2.2.
lý.

Theo tác nhân gây ơ nhiễm: Ơ nhiễm do hóa học, do sinh học và ơ nhiễm do vật
9

III,

Hậu quả: ....................................................................................................................... 12

IV,

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đất tại Đà Nẵng: .......................................... 14

1. Phòng ngừa những nguồn gây ô nhiễm đất từ nước thải sinh hoạt và hoạt động công
nghiệp ,nươc thải từ các bệnh viện ..................................................................................... 14


2. Quản lí chặt chẽ thu gom và xử lí rác thải. .................................................................. 15
3. Sử dụng hợp lí phân bón và thuốc trừ sâu trong nơng nghiệp: .................................... 16
4. Đối của các cơ quan và người dân . ............................................................................. 17


Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng đất để canh tác sản xuất
nông nghiệp, xây dựng nhà máy phát triển cơng nghiệp,...Nếu khơng có đất đai sẽ khơng
có bất kì ngành nghề nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để
đảm bảo cuộc sống và duy trì giống nịi đến tận nay. Nhưng với cơng cuộc cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa hiện nay, mỗi quốc gia phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi
trường. Bên cạnh ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí,.. thì ơ nhiễm đất cũng là một
vấn đề đáng báo động.
Là địa phương có nhiều thế mạnh về du lịch, được thiên nhiên ưu đãi một bờ biển
dài với nhiều bãi tắm đẹp, Đà Nẵng đang được đông đảo người dân trong nước và cộng
đồng quốc tế biết đến và là địa điểm du lịch lý tưởng, là nơi diễn ra lễ hội pháo hoa quốc
tế và các hoạt động văn hóa đặc sắc. Thế nhưng, Đà Nẵng đang phải đối mặt với những
vấn đề về ô nhiễm môi trường và nhức nhối ở đây đó là tình trạng ơ nhiễm đất tại thành
phố này. Vì thế, ơ nhiễm mơi trường và đặc biệt là môi trường đất cần phải được ngăn
chặn và giải quyết một cách hiệu quả. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.


I, Thực trạng ơ nhiễm đất tại Đà Nẵng:
1. Tình trạng đất bỏ trống bị ơ nhiễm:


Tổng diện tích đất Đà Nẵng: 1.255,53 km²
• Đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²
• Đất nơng nghiệp là 117,22 km²
• Đất chun dùng là 385,69 km²

• Đất ở 30,79 km²
• Đất chưa sử dụng 207,62 km²

Vấn đề ở đây nằm ở diện tích đất chưa sử dụng và chịu sự quản lý lỏng lẻo của địa
phương. Trên một số tuyến đường như Lê Thanh Nghị, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thăng Long, 2
Tháng 9, Bạch Đằng..., tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các lơ đất trống liên tục diễn ra,
tạo hình ảnh nhếch nhác ở quận trung tâm thành phố. Ở tại các lô đất trống thường xuyên
xuất hiện rác thải sinh hoạt, xà bần, giá hạ đổ thành từng đống. Theo thời gian, lớp rác thải
này không được dọn dẹp, lại bị cây tạp, cỏ dại mọc lên, tạo thành mảng dày...

2. Bãi rác Khánh Sơn:
Câu chuyện về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Đà Nẵng chưa bao giờ là dễ
dàng tính tới thời điểm này.


Cứ vào chiều tối, khói lửa mịt mù, cùng với đó là mùi hơi thối bốc lên nồng nặc kéo dài
tháng này qua năm nọ. Nhiều năm nay, người dân phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà, Tp
Đà Nẵng) đang phải cắn răng chịu đựng sự ô nhiễm ngày càng gia tăng mà không biết kêu
ai. Từ năm 2015, cứ mỗi ngày Thành phố thải ra hơn 1.000 tấn rác, con số này ngày càng có
xu hướng tăng lên khiến cho bãi sơn Khánh Sơn trở nên quá tải. Người dân bức xúc, chính
quyền địa phương cũng nhiều lần xử lý, nhưng do khơng có biện pháp giải quyết triệt để nên
bãi rác vẫn tiếp tục tồn tại.
Theo số liệu thống kê: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Khu vực nội thị > 95%;
khu vực nông thôn > 70%.


3. Ơ nhiễm đất tại KCN Liên Chiểu:

Khu cơng nghiệp Liên Chiểu
Trong thời gian qua, người dân tại phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) phải sống

chung với bụi, khí thải từ các nhà máy ở KCN Liên Chiểu. Bên cạnh đó, các hoạt động sản
xuất kim loại, nấu quặng,khai thác mỏ đất đá, sản xuất bê tông tươi,.. ở đây không chỉ thải
ra môi trường một lượng nước thải lớn mà cịn cộng thêm lượng tro than gây ơ nhiễm mơi
trường đất trầm trọng.
Nhìn chung, tình trạng ơ nhiễm môi trường đất tại Đà Nẵng đang ở mức cảnh báo. Không chỉ
rác thải từ sinh hoạt của người dân, từ hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghiệp, và cả những


hoạt động du lịch cũng đang dần khiến Đà Nẵng chết dần từng ngày. Để hiểu sâu sắc hơn về vấn
đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp tục phần II đó là Hậu quả ơ nhiễm mơi trường mang lại.

II, Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất ở Đà Nẵng:
1. Nguyên nhân ô nhiễm được xác định do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu do con
người và do tự nhiên.
2. Phân loại ô nhiễm gồm: theo nguồn gốc phát sinh và theo tác nhân gây ô
nhiễm.
2.1.

Theo nguồn gốc phát sinh: ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do các hoạt động

nông nghiệp và do tác động của các hoạt động sinh hoạt dân cư.
 Do chất thải công nghiệp:
+ Do thiếu xe chở rác: một số khu vực đất bỏ hoang ở khu vực Sơn Trà đã được xí
nghiệp tận dụng làm nơi tập trung rác thải trước khi vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn.
+ Lượng rác thải ở bãi rác Khánh Sơn quá tải, khiến cho đất ớ đâybị ơ nhiễm nặng.

+ Quản lí mơi trường chưa hiệu quả: việc thu gom và vận chuyển rác chưa hiệu quả dẫn
đến việc rác tồn đọng nhiều => xuất hiện nhiều điểm tập rác tạm (khu vực Sơn Trà).



+ Thu gom rác chậm và không theo giờ giấc nhất định từ bên vệ sinh môi trường, người
dân để rác tràn lan ở đường, vỉa hè => bốc mùi hơi.
 Do hoạt động nơng nghiệp:
+Hình thức canh tác nơng nghiệp tại một số địa phương còn lạc hậu, việc sử dụng phân
động vật tươi hoặc ủ chưa đảm bảo.
+Rác thải từ các hoạt động nông nghiệp như chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại
hoặc những gói thuốc thậm chí cảnh những lọ thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được sử dụng
hết đã và đang được vứt bỏ khơng đúng cách.
+Các hóa phẩm nơng nghiệp khơng nhãn mác.


 Do tác động hoạt động dân cư:
+Sự tăng trưởng các ngành kinh tế ở khu vực đô thị cũng như quá trình sử dụng và tiêu
thụ năng lượng ngày càng tăng cao.
+Ý thức vứt rác đúng nơi quy định của người dân còn hạn chế=> một số khu đất trống
biến thành bãi rác lớn.
+Trách nhiệm về môi trường của chủ đầu tư, chủ lơ đất cịn hạn chế: những lô đất
không được sử dụng, không rào chắn và vệ sinh thường xuyên => trở thành điểm tập kết
rác, xà bần, cỏ dại mọc tùm lum.

+ Rác đỗ tràn lan không ai dọn.


+ Khu vực âu thuyền Thọ Quang: Do hoạt động từ trên bờ đổ vào, từ các khu công
nghiệp, từ chợ và các khu dân cư xung quanh và của ngư dân khi neo đậu tàu thuyền khiến
bùn bị ô nhiễm nặng.

2.2.

Theo tác nhân gây ơ nhiễm: Ơ nhiễm do hóa học, do sinh học và ơ nhiễm do


vật lý.
 Ô nhiễm do hóa học:


+Tồn lưu chất độc hóa học: hàm lượng đất bị nhiễm dioxin cao và bùn tồn đọng nhiều
sau chiến tranh (khu vực sân bay Đà Nẵng).

+Sử dụng khơng hợp lí, không tuân thủ đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng...=>đất bị
nhiễm độc.
+Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp có chứa kim loại nặng sau đó gặp mưa axit, đất
chua đi, các kim loại nặng trở nên linh động hơn, và chúng tác động xấu đến môi trường.


 Ơ nhiễm do vật lí:
+Lượng mưa axit hằng năm cao gấp 2,3 lần so với các khu vực sinh thái cao: Cúc
Phương, Nha Trang, Cà Mau,...làm đất chua, mất cân bằng,...
 Ơ nhiễm do sinh học:
+Các loại kí sinh trùng ở trong đất: giun, sán,…


III,

Hậu quả:
− Chất thải cơng nghiệp: Việc xả các khí độc H2S, SO2 … từ các ống khói nhà máy xí

nghiệp là nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit làm chua đất, kìm hãm sự phát triển của
thảm thực vật …; lượng lớn các phế thải qua các ống khói, bãi tập trung rác, các phế thải
này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của đất.


− Chất thải nông nghiệp:
•Việc sử dụng hố dược trong sản xuất nơng nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tuy
nhiên, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi
vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và động
vật, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và cơn trùng có ích, các loại chim, cá ... và ngược
lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc. Các bệnh có thể gây ra khi sử dụng
nông sản bị nhiễm độc là gan to, hệ thần kinh, hệ di truyền, giảm chỉ số thông minh ở trẻ
em...


• Lạm dụng phân bón khơng chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn định
hệ sinh thái nơng nghiệp. Sự tích lũy các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và
sự biến đổi cấu trúc của đất ảnh hưởng đến độ phì nhiêu. Thành phần chất hữu cơ của đất bị
giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Điều này làm mất cân
bằng sinh thái đất.
− Rác sinh hoạt: nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hơ hấp, bệnh ngồi da, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn, … do chất thải rắn gây ra. Các chất thải khó phân hủy làm mơi trường
mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại
phát triển gây độc hại cho con người.
− Ơ nhiễm mơi trường đất tại các bãi chôn lấp; mùi hôi thối sinh ra do phân hủy rác làm
ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong đất. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ
gây hôi thối, làm phát triển vi khuẩn dẫn đến ô nhiễm môi trường, là nơi thu hút, phát sinh


chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con
người, vật nuôi và lây lan gây thiệt hại lớn. Vd các khu đất trống bên khu vực Sơn Trà, Hải
Châu...
Bên cạnh đó việc ô nhiễm đất còn gây mất mỹ quan đô thị làm ảnh hưởng đến du lịch.
Như các bãi biển ở khu vực Sơn Trà.


IV,

Biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm đất tại Đà Nẵng:

1. Phòng ngừa những nguồn gây ô nhiễm đất từ nước thải sinh hoạt và hoạt
động công nghiệp ,nươc thải từ các bệnh viện
a,

Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình ,các nghành dịch vụ như du lịch ( nhà

hàng,khách sạn),chợ, các trung tâm hành chính..hầu hết thải vào các bể tự hoại,hoặc nhà
vệ sinh dội nước có hai ngăn thì khơng đảm bảo tiêu chuẩn trong việc xử lí nước thải và
nếu xử lí không tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường đất.
 Biện pháp xử lí:

+ Xây dựng các hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn đề ra .
+ Các cơng ty,danh nghiệp cần kiểm sốt hệ thống nước thải tránh chảy nước thải độc
hại ra môi trường đất gây ô nhiễm đất,cần được xử lí trước khi đưa ra mơi trường.
+ Xử lí nươc thải bằng chế phẩm sinh học.
+ Xử lí nươc thải bằng than hoạt tính,đất sét, rơm…
+ Xử lí nước sinh hoạt bằng kì khí tự động hoặc bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên.


Nước thải từ hoạt động công nghiệp:

b,
-

Trên thành phố đà nẵng có nhiều khu cơng nghiệp, nhà máy... hoạt động như KCN


hịa cầm, liên chiểu, cơng ty cổ phần cao su Đà Nẵng..hằng năm thải ra môi trường nhiều
và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hoạt động nông nghiệp của người dân.

-

Biện pháp khắc phục:

+ Xây dựng các khu xử lí nước thải đảm bảo tiêu chuẩn và theo chu trình khép kín .
+ nâng cao thiết bị và trình độ chun mơn cho các nhân viên,cần có sự can thiệp của
các cơ quan trong việc xử lí nước thải của các khu cơng nghiệp chưa tốt.
+ trồng nhiều cây xanh , các doanh nghiệp nên thực hiện giải pháp thay đổi công nghệ
nhằm hạn chế ô nhiễm mơi trường đất ở mức thấp nhất.

2. Quản lí chặt chẽ thu gom và xử lí rác thải.
 Biện pháp khắc phục:
+ Tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải về nơi tập trung để chôn lấp và xử lí đúng
nơi quy định.
+ Bãi chơn lấp phải đảm đảm bảo tiêu chuẩn của môi trường ,nươc thải từ bãi chơn lấp
phải được tập trung xử lí khơng để thấm xuống đất và những vùng xung quanh.
+ Thay thế và tái chế, phân loại rác thải có thể sử dụng được để hạn chế ô nhiễm môi
trường đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế(thu nhập, có thể làm phân vi sinh, đồ dùng trang
trí…)


Phân vi sinh
+ Sử dụng các sản phẩm tự nhiên, dể phân hủy để tạo môi trường xanh sạch đẹp.

3. Sử dụng hợp lí phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp:
+ Hạn chế sử dụng quá mức phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu độc hại và khó

phân hủy trong mơi trường.
+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, các chế phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học
ít gây ơ nhiễm.
+ Hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất như làm thay đổi cấu trúc của
đất,làm mặn hóa đất do tưới tiêu
+ Xây dựng các bãi xử lí các vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật.
+ Sử dụng, kết hợp các phương pháp sinh học áp dụng trong nơng nghiệp. Ví dụ:
 Sử dụng các thiên địch để thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật…,
 Sử dụng bẫy sinh học:bẫy pheromone dẫn dụ sâu tơ và sâu khoang trên rau ăn
lá..
+ Tăng độ phì nhiêu của đất:
 Bón phân hữu cơ
 Luân canh cây trồng để đất tốt hơn.


 Xen canh tăng vụ để tận dụng đất, giảm sâu bệnh.
 Sử dụng hợp chất có tính kiềm để khử chua cho đất.

4. Đối của các cơ quan và người dân .
+ Phát triễn khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, tăng năng suất công
nghiệp, nông nghiệp.. áp dụng những biện pháp tiên tiến ,khoa học trong việc xử lí các
nguồn gây ảnh hưởng đến mơi trường đất.
+ Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ chống ô nhiễm môi trường và nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
+ Nâng cao ý thức người dân,vứt rác đúng nơi quy định,khơng xả rác bừa bãi,vì thế cần
phải thực hiện cơng tác truyên thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân
những kiến thức cơ bản về môi trường đất để trên cơ sỡ đó họ trách nhiệm hơn về hành
động của mình trong việc bảo vệ mơi trường đất.
+ Tiếp tục tăng cường cơng tác quản lí, giám sát ,sử dụng tạm thời đất trống trên địa
bàn chưa triển khai xây dựng nhằm ngăn tình trạng đổ xà bần, rác thải gây ô nhiễm.






×