Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của tập đoàn trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 46 trang )

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam khi đã gia nhập WTO - một môi trường đầy cơ hội và cũng đầy

những thách thức. Đứng trước ngưỡng cửa đó thì việc cấp thiết và quan trọng mà
Việt Nam phải vượt qua là hoàn thiện và cải tiến nền kinh tế nói chung và tất cả
những doanh nghiệp trên cả nước nói riêng. Nhờ có như vậy, Việt Nam mới có thể
đứng vững và phát triển trong mơi trường đầy cạnh tranh này. Để có thể làm được
các vấn đề nêu trên thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội hay còn gọi là “bổn phận”
đối với xã hội của doanh nghiệp cũng là rất cần thiết.
Trách nhiệm xã hội đã có mặt tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng nó đã thể
hiện gần đầy đủ vai trị của mình. Doanh nghiệp cũng là một nhân tố trong xã hội,
cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước, sự thành công trong việc đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp trong đó có tập đoàn Trung
Nguyên hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê,
nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại tại thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và các doanh nghiệp nước nói chung, đang đặt ra cho đất nước ta
nhiều vấn đề về mơi trường và xã hội bức xúc. Chính vì những vấn đề đó đang địi
hỏi các chủ thể kinh tế, các thương nhân và đặc biệt trong đó có cả tập đồn Trung
ngun, phải có trách nhiệm để góp phần vào giải quyết vấn đề đó, nếu khơng sự
phát triển kinh tế của doanh nghiệp sẽ không bền vững và sẽ phải trả giá quá đắt về
môi trường và những vấn đề xã hội.
Trên thực tế, không phải đến bây giờ, mới nhắc đến vấn đề trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp, mà trái lại, ngay trong thời kỳ nước ta chưa đổi mới cũng đã
nói nhiều về vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với nhà nước và
người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Trong những năm gần đây,
trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo
đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của tập đoàn Trung


Nguyên” để nghiên cứu. Để giúp hiểu rõ hơn những thực trạng mà các doanh
1


nghiệp khi hoạt động kinh doanh và nhằm góp phần đưa ra giải pháp để các doanh
nghiệp phát triển bền vững, ngày càng có trách nhiệm với xã hội hơn.
2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Mục tiêu chung
Chỉ ra những kết quả tiêu biểu tồn tại và thách thức trong vấn đề thực hiện

trách nhiệm xã hội của tập đoàn Trung Nguyên nhằm đề xuất một số một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
 Mục tiêu cụ thể
Tổng quan cơ sở lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên
thế giới và tại Việt Nam, khảo sát và đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
tâp đoàn Trung Nguyên và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng
3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
-

Trách nhiệm xã hội của tập đoàn Trung Nguyên.

 Phạm vi nghiên cứu
-


Phạm vi khơng gian: Tập đồn Trung Ngun

-

Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2020 đến tháng 11/ 2020

4.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp quan sát khoa học.

-

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

-

Phương pháp giả thuyết.

-

Phương pháp lịch sử.


 Nguồn Dữ Liệu

2


-

Từ các bài báo, Trang Webside nói về các hoạt động xã hội của Trung
Nguyên.

5.

-

Trang webside chính thống của Trung Ngun.

-

Tham Khảo các bài tiểu luận, phân tích đã có về Trung Nguyên.
Ý nghĩa của đề tài

 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của tiểu luận tiểu luận giúp các doanh nghiệp có cái nhìn
đúng đắn hơn về yếu tố trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tới tương lai phát triển của
doanh nghiệm, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải đi liền với trách
nhiệm xã hội, các doanh nghiệp có thể rút ra bài học từ đó đánh giá lại yếu tố trách
nhiệm xã hội của mình từ đó phát triển danh nghiệp của mình đúng hướng.
Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các bài nghiên cứu sau về vấn
đề.
 Ý nghĩa khoa học

Bài tiều luận giúp cho chúng ta và các doanh nghiệp thấy mức độ quan trọng
của yếu tố trách nhiệm xã hội trong việc phát triển doanh nghiệp và mức độ ảnh
hướng của doanh nghiệp nếu như không tham gia vào trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp từ đó rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và các doanh nghiệp.
6.

Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thực trạng và đề xuất giải
pháp về trách nhiệm xã hội của tập đoàn Trung Ngun được cơng bố trước đó.
7.

Kết cấu của đề tài
A/PHẦN MỞ ĐẦU
B/PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội
1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
1.3. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên và ông Đặng Lê Nguyên Vũ
3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM VÀ NGUYÊN
NHÂN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
2.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội của tập đoàn Trung Nguyên
2.2. Ưu điểm, nhược điểm
2.3. Nguyên nhân ưu điểm, nhược điểm
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
3.1. Bài học rút ra từ những thành quả về trách nhiệm xã hội của tập đoàn

Trung Nguyên
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Trách nhiệm xã hội của tập đoàn
Trung Nguyên
C/KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


B/ PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

Khái niệm về trách nhiệm xã hội
Theo tạp chí tài chính, trách nhiệm xã hội (CSR) được hiểu là toàn bộ trách

nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội được thực hiện trên cơ sở
phải tôn trọng pháp luật và cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng
gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ
môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng,
nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên
quan và tồn xã hội, xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể
từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm về trách nhiệm xã hội được hình thành trên toàn thế giới khoảng
60 năm trước đây. Trước giai đoạn này, có các tiêu chuẩn khác nhau và quy định
trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp và mối quan hệ với
đối thủ cạnh tranh, trách nhiệm đối với xã hội và đất nước. Các quy tắc và tiêu
chuẩn chính sách xã hội chưa được phát triển vì đã sử dụng cách tiếp cận “ngẫu
nhiên”. Tuy nhiên, từ cuối những năm 60 - 70, các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ

và châu Âu đã bắt đầu tìm hiểu sự cần thiết phải thống nhất các yếu tố khác nhau
của chính sách doanh nghiệp liên quan đến mối quan hệ của doanh nghiệp với môi
trường và phát triển một tích hợp đơn lẻ tiếp cận tương tác với xã hội. Một chính
sách như vậy nhằm hướng doanh nghiệp phải gắn liền với triết lý, phương thức hoạt
động, chiến lược tiếp thị, phải đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Cùng một lúc ở
Tây Âu và Mỹ đã thống nhất luật lao động và môi trường, đã có cơng khai các sáng
kiến chính sách nhằm phát triển Trách nhiệm xã hội.
Sáng kiến trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là truyền thống lâu đời trong
thế giới phương Tây. Trong báo cáo của Liên hợp quốc “Phát triển các quy định về
vai trò và trách nhiệm xã hội của khu vực tư nhân” năm 2002, Tổng Thư ký Liên
hợp quốc Kofi Annan nói rằng “sự hiện diện của các doanh nghiệp lớn như tuyên
5


ngôn nhất định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trở thành điều kiện tiên
quyết cho thành công của bất kỳ chiến lược truyền thông và quan hệ công chúng
nào”.
Trách nhiệm xã hội hướng đến doanh nghiệp với ý tưởng doanh nghiệp nên
cân bằng các hoạt động tạo ra lợi nhuận với các hoạt động có lợi cho xã hội. Nó liên
quan đến việc phát triển các doanh nghiệp trong mối quan hệ tích cực với xã hội mà
doanh nghiệp hoạt động.
Mặc dù cụm từ Trách nhiệm xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi, cụ thể:
Liên minh châu Âu (EU) - Trách nhiệm xã hội được hiểu là khi doanh nghiệp
tích hợp các mối quan tâm xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh, tương
tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện.
Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững - PTBV (WBCSD) cam kết liên tục của doanh nghiệp để hành xử đạo đức và đóng góp cho phát triển
kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình của
họ cũng như của cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Kinh doanh vì trách nhiệm xã hội (BSR) - Trách nhiệm xã hội là khi doanh

nghiệp đạt được thành công thương mại theo cách tôn trọng các giá trị đạo đức và
tôn trọng con người, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
ISO 26000 - Đặc điểm cơ bản của Trách nhiệm xã hội là sự sẵn lòng của một
tổ chức chịu trách nhiệm về tác động của các hoạt động và các quyết định kinh
doanh đối với xã hội và môi trường. Điều này hàm ý cả hành vi minh bạch và đạo
đức góp phần vào sự Phát triển bền vững, bao gồm sức khỏe và phúc lợi xã hội, có
tính đến sự mong đợi của các bên liên quan, tuân thủ luật hiện hành và phù hợp với
các tiêu chuẩn hành vi quốc tế. Trách nhiệm xã hội được tích hợp vào ba lĩnh vực cụ
thể là: con người (xã hội), hành tinh (môi trường) và lợi nhuận (kinh tế).
Vấn đề đặt ra ở đây là phương thức thể hiện Trách nhiệm xã hội trong lĩnh
vực, ngành mà doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù Trách nhiệm xã hội không bị bắt
buộc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, nhưng nó lại được xem là thực hành
tốt để doanh nghiệp xem xét các vấn đề xã hội và môi trường.
6


Trách nhiệm xã hội và thực hành đạo đức rất quan trọng đối với thành công
của doanh nghiệp. Nghiên cứu Trách nhiệm xã hội toàn cầu năm 2015 nhận thấy
rằng 91% người tiêu dùng toàn cầu mong đợi các doanh nghiệp hoạt động có trách
nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và mơi trường. Hơn nữa, 84% nói rằng họ tìm
kiếm các sản phẩm có trách nhiệm bất cứ khi nào có thể. Số liệu thống kê cho thấy,
người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội
và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các doanh nghiệp hoạt động về mặt đạo đức.
Trách nhiệm xã hội chứng minh rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã
hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá
trị, tăng tính bền vững cho doanh nghiệp.
Chính phủ phải xây dựng quy định một cách thích hợp, có tính đến trụ cột
Phát triển bền vững như: Trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Trách nhiệm xã hội
có thể đóng vai trị là một trong những “cơng cụ”, hoặc thay thế cho chính sách điều
tiết, nhưng điều đó khơng chỉ đúng về lý thuyết, mà đó có thể được chứng minh

trong thực tế bởi các doanh nghiệp.
1.2.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

 Trách nhiệm xã hợi DN góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh
doanh.
Trách nhiệm xã hội của DN cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về
sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực
lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và
xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín,
quản lí rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao
động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất,... Bên cạnh đó nếu
người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm
việc tốt hơn tạo điều kiện cho DN tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trườg
cho sản phẩm của mình.
 Trách nhiệm xã hợi DN góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương
hiệu và uy tín của DN.

7


Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội DN sẽ giúp nâng cao uy tín của DN, doanh
nhân, từ đó DN sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế.
CSR có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp
DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động.
 Việc thực hiện Trách nhiệm xã hợi DN góp phần tăng lợi nhuận cho DN.
CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức doanh thu. CSR sẽ
tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức.
Một mặt, CSR giúp các DN giảm thiểu chi phí sản xuất an toàn, tiết kiệm. Bởi vậy,

những DN thành cơng nhất chính là các DN nhận thấy được vai trị quan trọng của
CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất.
 Trách nhiệm xã hợi DN góp phần thu hút nguồn lao đợng giỏi.
Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất
lượng cao lại không nhiều. Do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chun
mơn tốt và có sự cam kết cao là một thử thách đối với các doanh nghiệp.
 Trách nhiệm xã hợi góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia.
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính tồn cầu, thực hiện trách
nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vai trị của Chính
phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của DN là phải tạo ra mơi trường pháp
luật hồn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các DN, cung cấp thông tin, tư vấn,
hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp,
tạo điều kiện cho các DN thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, quản
lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế.
Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của DN không những sẽ giúp cho DN kinh
doanh tốt mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên
quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.
Trách nhiệm xã hội của DN cần được xem như là lợi ích của DN để họ chủ
động triển khai hướng tới một cộng đồng DN kinh doanh hiệu quả.

8


1.3.

Giới thiệu về tập đồn Trung Ngun và ơng Đặng Lê Nguyên Vũ

1.3.1. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên
Tập đoàn Trung Nguyên Legend là một doanh nghiệp hoạt động trong các

lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ
phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những
thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 80 quốc gia
trên thế giới. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập ra tập đoàn, là chủ tịch hội
đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên. Trụ sở chính của tập
đồn được đặt tại 82-84 Bùi Thị Xn, P. Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh. Website chính thức: .

Hình 1. Logo của tập đồn trung ngun
 Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt
Nam, giữ vựng sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát
vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu thông qua việc mang lại cho
người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tin trong phong cách
Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. Kết nối và phát triển những người yêu và đam
mê cà phê trên toàn thế giới.
 Giá trị cốt lõi:
-

Khơi nguồn sáng tạo và khát vọng lớn.

-

Phát triển và bảo vệ thương hiệu.
9


-


Lấy người tiêu dùng làm tâm.

-

Gầy dựng thành công cùng đối tác.

-

Phát triển nguồn nhân lực mạnh.

-

Lấy hiệu quả làm nền tảng.

-

Góp phần xây dựng cộng đồng.

 Lịch sử hình thành:
Trung Nguyên được sáng lập bởi ông Đặng Mơ (tức cha ruột của Đặng Lê
Nguyên Vũ) từ năm 1986. Đến năm 1996, ơng Vũ chính thức trực tiếp quản lý cơng
ty của cha. Hai năm sau đó, ơng kết hơn với bà Thảo. Bấy giờ công ty chỉ mới là
một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 cùng với chiếc máy rang cà phê thủ công.
Quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột của ông chuyên giao cà phê rang xay cho
các quán khác. Hai năm sau (năm 1998), doanh nghiệp Trung Ngun chính thức
“đáp sân” Sài Gịn lần đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận). Với mục
tiêu mở rộng kinh doanh theo mơ hình nhượng quyền thương hiệu. Kể từ đó các
quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên tồn
quốc.
Chỉ trong vịng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa phủ cà phê

Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6
công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Ngun, cơng ty cổ phần cà phê hịa tan
Trung Ngun, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG ) với các
ngành nghề chính thức bào gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng
quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn
Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề
đa dạng .
Đi tiên phong trong việc áp dụng mơ hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng
quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraia. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà
phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường
10


trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng
một hệ thống hơn 1000 cửa hang tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên tồn
quốc.
Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên
Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House với 133
cửa hàng và Highlands Coffee với 233 cửa hàng.
 Các mốc thời gian đánh dấu sự phát triển ngày càng lớn mạnh của
Trung Nguyên:
-

16/6/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột ( Sản xuất và kinh doan trà, cà

phê).
-


1998: Trung nguyên xuất hiện ở Tp. Hồ Chí minh bằng câu khẩu hiệu “Mang

lại người cảm hứng sáng tạo mới” .
-

2000: Hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến

Singapore, Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mơ hình nhượng
quyền thương hiệu trong nước và quốc tế.
-

2001: Công bố khẩu hiệu mới “Khơi nguồn sáng tạo”, và Trung Nguyên đã

có mặt tại tất cả các tỉnh thành Việt Nam, tiếp tục nhượng quyền tại Nhật Bản, Thái
Lan, Campuchia…
-

2002: quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. Đây là một

bước rất quan trọng làm tăng tốc kế hoạch bành trướng của Trung Nguyên ra nước
ngoài.
-

2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 bằng sự kiện thử mù tại Dinh

Thống Nhất (với 89% người tiêu dung chọn G7 là sản phẩm yêu thích hơn so với
11% chon Nescafe). Lần đầu tiên một thương hiệu Việt Nam “Thách đấu” một
thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.


11


Hình 2. Cà phê G7
-

2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600

quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hang và 59000 cửa
hang bán lẻ sản phẩm.
-

2005: Công nghiệp hóa hoạt động sản xuất. Khánh thành nhà máy cà phê

rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hịa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình
Dương với cơng xuất rang xay 10.000 tấn/năm và cà phê hịa tan G7 là 3000
tấn/năm.
-

Đạt chứng nhận EuREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà

phê ngon) của thế giới.
-

Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ

quốc gia trong Hội nghị ASEM5 và Hội nghị APEC 2006.
-

Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa và hoạt động


các công ty mới: G7 Mart, Truyền thông Nam Việt, Vietnam Global Gateway.
-

2006: Sự ra đời của hệ thống cửa hang tiện lợi G7Mart vào ngày 5/8/2006 tại

Dinh Thống Nhất đã đánh hồi chuông cảnh báo đầu tiên cho hệ thống phân phối
Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của hệ thống phân phối nước ngồi khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Xuất khẩu sản phẩm đến hơn 43
quốc gia trên thế giới.
-

Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam

và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển
12


nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway
(VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.
-

Cơng bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê tồn cầu” tại

Bn Ma Thuột.
-

2007: Tháng 12/2007 kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành cơng

Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà Nội và Tp.HCM

-

2008: Khai trương hệ thống quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế,

khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.
-

2009: Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên

40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế
giới tại Buôn Ma Thuột
-

11/3/2011: Festival coffee tại Tp.Bn Ma Thuột

-

28/3/2012: Trung Ngun chính thức khánh thành nhà máy cà phê G7 thứ

hai tại Bắc Giang (KCN Quảng Châu-Việt Yên).
 Những dấu ấn của cà phê Trung Nguyên trên thị trường trong nước và
quốc tế:
Từ Cafe hòa tan G7
Năm 2003 là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu “trỗi dậy” của trung
Nguyên với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7. Mặc dù chỉ chiếm một
thị phần khiêm tốn nhưng Trung Nguyên đã dần dần khẳng định chỗ đứng trong thị
trường cà phê Việt Nam.
Theo số liệu của Euromonitor công bố đầu năm 2015 thì cà phê hịa tan
Trung Ngun đang đứng thứ 3 (chiếm 5%) thị phần Việt Nam, sau Nescafe
(38,3%) và Vinacafe (37,5%).

Kế đến, công ty cafe Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê
lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương năm 2005. Nhà máy này do vợ ơng là bà Lê
Hồng Diệp Thảo, ngun Tổng giám đốc Cơng ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung
Nguyên đứng tên. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng mâu thuẫn tranh chấp vợ chồng, ông
Vũ đã quyết định sang tên lại cho mình vào ngày 21/4/2016.
13


Tiếp đó năm 2006, ơng Vũ quyết định thành lập hệ thống cửa hàng phân phối
G7 Mart một mơ hình siêu thị kiểu mới, với mức đầu tư 475 tỷ VNĐ cho mục tiêu
10.000 điểm bán lẻ. Nhưng chỉ sau 5 năm, mơ hình này thất bại. Sau thất bại, năm
2011, G7 Mart chuyển hướng sang cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật
Bản nhưng cũng phải từ bỏ sau 4 năm.
Ngày 27/4/2011 là ngày cái tên “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo
Financial Times (Thời báo Tài chính) danh tiếng như một trường hợp nghiên cứu
điển hình về mơ hình doanh nghiệp thành cơng và được bình chọn là một trong
những doanh nghiệp thành công nhất.
Năm 2013: Cà phê Trung Ngun hành trình lập chí vĩ đại. Cà phê hòa tan
G7 Trung Nguyên kỷ niệm 10 năm ra đời, 3 năm dẫn đầu thị phần và được u
thích nhất. Hành trình lập chí vĩ đại lan tỏa rộng khắp với cuộc thi Sáng tạo tương
lai và ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt lần 2 thu hút 100.000 người tham gia.
Năm 2015: Cà phê của giàu có và hạnh phúc. Ra mắt mơ hình Trung Ngun
Legend – Café của Giàu có và Hạnh phúc, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất
Đông Nam Á. Trao tặng 1,2 triệu cuốn sách đổi đời trong hành trình Lập chí vĩ đại
– Khới nghiệp kiến quốc.
Năm 2016: Tập đồn Legend tồn cầu. Cơng bố tổ chức hợp nhất Trung
Ngun Legend và danh xưng, Tầm nhìn xứ mạng mói. Ra mắt mơ hình Trung
Ngun Family – Café năng lượng – Café đổi đời.
Năm 2017: Tiếp tục khẳng định và nâng tầm vị thế Thương Hiệu Việt ra
quốc tế. Truyền cảm hứng khởi nghiệp thơng qua “Hành trình Lập chí Vĩ đại – Khởi

nghiệp Kiến quốc”.
1.3.2. Giới thiệu về ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Tên thật: Đặng Lê Nguyên Vũ.
Ngày sinh: 10 tháng 2, 1971.
Quê quán: Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
Nơi cư trú: Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tp. Hồ Chí Minh.
Nghề nghiệp: Doanh nhân.
14


Chức vụ: Nhà sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung
Nguyên, Việt Nam.
Danh hiệu: Vua Cà phê Việt Nam.
Tơn giáo: đạo Phật.
Vợ: Bà Lê Hồng Diệp Thảo (từ năm 1998 – 2019).

Hình 3. Ơng Đặng Lê Ngun Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân nổi tiếng Việt Nam. Ông là nhà sáng
lập, đồng thời là chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên, Việt
Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh
là “Vua Cà phê Việt Nam”. Sinh ra trong một gia đình nơng dân nghèo tại huyện
Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa. Đến năm 1979, ơng Vũ cùng gia đình di cư đến sinh
sống tại huyện miền núi M’drak, thuộc tỉnh Đắk Lắk.
 Sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ
Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu
trong ơng.
Năm 1992, nhập học khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Vừa đi học ông vừa đi
làm kiếm sống.
Năm 1996 , hợp tác với 3 người bạn lập nên “Hàng cà phê Trung Nguyên”,
bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang bằng tay

cũ kĩ, và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác

15


Năm 1998, doanh nghiệp Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở
Thành phố Hồ Chí Minh, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh
mơ hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng
quyền thương hiệu Trung Nguyên.
Từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ bắt
đầu được nhiều người biết đến.
Năm 2005, Hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn
nhất Việt Nam, vượt qua tất cả các đối thủ nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên được
Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại Sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các
nguyên thủ quốc gia.
 Gia đình của Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hồng Diệp Thảo từng là đơi vợ chồng
khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ ở bên nhau, cả hai
đã khơng tìm được tiếng nói chung và quyết định “đường ai nấy đi”.
 Các thành tựu:
-

Huân chương lao động Hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007

-

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho doanh nghiệp “Đã có thành tích

nhiều năm liền được bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007.

-

Được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đứng đầu ngành thức uống

khơng cồn trong cuộc bình chọn HVNCLC 2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
-

8 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (2000 - 2007).

-

Giải thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2006 do Phịng thương mại và

cơng nghiệp Việt Nam cấp.
-

Giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do Thời báo Kinh tế Việt Nam

phối hợp Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) tổ chức.
-

Là doanh nghiệp cà phê duy nhất của Việt Nam đạt chứng chỉ EUREPGAP

về Thực hành nộng nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon (do Institude for
Marketecology cấp năm 2005).
16


-


Giải thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2004 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ

chức.
-

Giải thưởng nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004 do Hiệp

hội các nhà doanh nghiệp Đông Nam Á trao tặng.

17


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra các khái niệm của trách nhiệm xã hội cũng như ý nghĩa
và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương này cịn giới
thiệu sơ qua về tập đồn Trung Ngun và ơng Đặng Lê Ngun Vũ – người sáng
lập ra tập đồn.
Trong chương tiếp theo, nhóm tác giả sẽ trình bày những thực trạng trách
nhiệm xã hội của tập đồn Trung Ngun, nhìn nhận ưu điểm, hạn chế còn tồn tại
trong tổ chức và các vấn đề xã hội Trung nguyên sẽ gặp phải trong thời gian tới. Từ
đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao khía cạnh trách nhiệm xã
hội của tập đoàn Trung Nguyên trong thời gian tới.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM VÀ NGUYÊN
NHÂN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG
NGUYÊN
2.1.


Khái quát kết quả kinh doanh của tập đoàn trung nguyên trong những
năm gần đây
Trong khi doanh thu liên tục tăng trưởng thì lợi nhuận của Trung Nguyên lại

bị giảm. Lợi nhuận năm 2018 của tập đoàn này đạt thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Năm 2018, sau khi trừ các chi phí và giá vốn hàng bán, Trung Nguyên ghi
nhận gần 347 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 50% so với năm 2017. Đáng chú
ý, năm 2017, Trung Nguyên thu về 681 tỷ đồng lãi trước thuế, nhưng mức này cũng
đã giảm hơn 11% so với 2016.
Trong quá khứ, lợi nhuận của Trung Nguyên cũng từng sụt giảm rất mạnh từ
1.300 tỷ năm 2014 xuống 800 tỷ năm 2015. Nguyên nhân là do tập đoàn ghi nhận
khoản lãi bất thường từ việc hợp nhất lợi nhuận từ các công ty con năm 2014.

Biểu đồ 1. Lợi nhuận của tập đoàn Trung Nguyên

19


Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Trung Nguyên sụt giảm đến từ việc
giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi trong những năm gần đây.
Trong khi doanh thu tăng trưởng qua từng năm thì giá vốn từ hoạt động sản xuất
kinh doanh còn tăng mạnh hơn, khiến lợi nhuận gộp doanh nghiệp thu về giảm dần.
Năm 2018, Trung Nguyên ghi nhận 1.353 tỷ đồng lãi gộp từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ, giảm hơn 160 tỷ đồng so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp của tập đoàn
cũng giảm từ mức 37,4% năm 2016, xuống chỉ còn chưa tới 28% năm vừa qua.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Trung Nguyên chính là
đà tăng mạnh của chi phí bán hàng.
Năm qua, để ghi nhận doanh thu tăng 8%, Trung Nguyên đã phải chi ra
tới 725 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng 19%. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi

nhuận trước thuế của doanh nghiệp sụt giảm mạnh hàng trăm tỷ đồng.
2.2.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn Trung Nguyên

2.2.1. Trách nhiệm về kinh tế
a.

Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy,

Trung Nguyên đặc biệt quan tâm tới đối tượng này. Doanh nghiệp cung cấp hàng
hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Sản phẩm cung cấp
đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản
phẩm, phân phối và bán hàng, cạnh tranh. Người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn
hàng hóa, và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, mức giá cả hợp lí.
 Sản phẩm
Chia làm 2 phân cấp sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, trung cấp.
Tương ứng với 3 dòng sản phẩm: Cà phê chuyên biệt, cà phê rang xay, cà
phê hòa tan.
20


 Chăm sóc khách hàng
Với sứ mệnh: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người
thưởng thứ phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung
Nguyên đậm đà hóa Việt. Trung Nguyên không những luôn nỗ lực cung cấp cho
người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
cao nhất. Doanh nghiệp có phịng chăm sóc khách hàng với các chính sách đổi trả
khi hàng giao bị bể vỡ, sai nội dung hoặc bị thiếu.

 Giải quyết khiếu nại:
Mặc dù luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra chất lượng nhưng trong quá
trình lưu thơng sản phẩm trên thị trường khó tránh khỏi những trường hợp chủ quan
hoặc khách quan gây hư hỏng sản phẩm hoặc có những thiếu sót trong cơng tác
phục vụ khách hàng. Vì vậy, với trách nhiệm là doanh nghiệp sản xuất cà phê hàng
đầu Việt Nam, Trung Nguyên luôn ghi nhận, xem xét và giải quyết tận tình những
khiếu nại của khách hàng. Khách hàng có khiếu nại sẽ điền thông tin khiếu nại về
sản phẩm và dịch vụ, Trung nguyên luôn phản hồi lại các khiếu nại và ý kiến đóng
góp của khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Trung Nguyên xây dựng một đội ngũ tiếp thị, nhân viên bán hàng nhiều kinh
nghiệm, những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng tại các điểm bán hàng,
hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tất cả những điều này giúp Trung Nguyên
định hướng và dần tiến đến. Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy
của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy,
chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
b. Đối với người lao đợng.
 Chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề
nghiệp

21


Trung Nguyên quan niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược
đầu tư cho sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Vì thế, nhân viên của
Trung Nguyên sẽ có cơ hội được đào tạo nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức
đáp ứng được yêu cầu và thách thức trong cơng việc. Các khóa đào tạo về chuyên
môn và kỹ năng cũng như các buổi tham gia huấn luyện thực tế được Trung Nguyên
tổ chức thường xuyên trong và ngoài nước. Trung nguyên vạch ra con đường phát
triển nghề nghiệp cụ thể cho người lao động và mang đến các chương trình đào tạo

phù hợp nhất giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Một khi hiệu quả làm việc được
nâng cao, người lao động sẽ được giao phó những cơng việc thử thách hơn.
Người lao động sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ đồng nghiệp và cấp trên
nhằm thực hiện những mục tiêu nghề nghiệp của mình.
 Chế độ lương bổng và đãi ngộ xứng đáng
Trung nguyên tin rằng con người là tài sản quý nhất nên xem tiền lương cũng
là tiền đầu tư hiệu quả nhất. Chính vì thế làm việc tại Trung Nguyên, người lao
động sẽ nhận được mức lương tương xứng với năng lực và cạnh tranh so với thị
trường. Cơng nhận những đóng góp của người lao động cũng là điều doanh nghiệp
đặc biệt quan tâm. Chương trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và mức
thưởng hàng năm hấp dẫn thể hiện sự trân trọng của doanh nghiệp đối với thành
công của người lao động và phản ánh tính cơng bằng giữa các nhân viên. Ngồi ra,
chương trình Bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ phương tiện đi lại cũng là một trong những
phúc lợi nổi bật Trung Nguyên mang đến cho người lao động.
 Nhiều cơ hội mới cùng với sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp
Hiện đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam và
đang vươn tầm ra quốc tế nhưng Trung ngun ln có tham vọng phát triển hơn
nữa. Trong q trình phát triển và mở rộng đó sẽ có nhiều cơng việc mới được tạo
ra, người lao động sẽ có cơ hội được thử sức với những vai trò, thách thức mới.
Điều này cũng giúp khơi dậy năng lực tiềm ẩn và khả năng sáng tạo của họ.

22


 Nền văn hóa tạo cảm hứng làm việc và sáng tạo
Giá trị và sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tính sáng
tạo và sự hứng thú trong cơng việc của người lao động. Chính vì thế Trung Nguyên
luôn nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng không kém phần
thân thiện và cởi mở để mỗi cá nhân có thể tự do phát huy tính sáng tạo, giải phóng
được tiềm năng của bản thân từ đó tạo ra sự khác biệt.

Tại Trung Nguyên, nhân viên luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ, mỗi
nhân viên đều cảm nhận được mình là một mắc xích quan trọng trong một tập thể
đồn kết và vững mạnh. Mọi nỗ lực và thành quả của người lao động công nhận và
khen thưởng kịp thời - đó là động lực rất lớn giúp người lao động tìm thấy sự hứng
khởi và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới trong công việc. Trung Nguyên
luôn mang đến cho người lao động sự thoải mái về tinh thần. Các hoạt động thể
thao, văn nghệ, khiêu vũ và dã ngoại,... được tổ chức thường xuyên giúp mọi người
có những khoảnh khắc vui vẻ và bổ ích; qua đó nhân viên cũng sẽ có cơ hội hiểu
nhau hơn và phát huy được tinh thần làm việc nhóm hiệu quả hơn.
 Các chương trình thực tập
Trung Ngun khơng chỉ tuyển dụng các tài năng cho doanh nghiệp mà còn
quan tâm đến việc đóng góp lợi ích cho xã hội ở nhiều khía cạnh. Chương trình
thực tập tại Trung Ngun cũng phần nào giải quyết được nhu cầu được cọ sát thực
tế của các bạn sinh viên trong chương trình Đại học. Không những thế, việc chọn
lựa một công việc phù hợp với năng lực, kỹ năng cũng như sở thích là một quyết
định không dễ đối với các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn định hướng được con
đường sự nghiệp ở những chọn lựa đầu tiên, Trung Nguyên mang đến chương trình
Thực tập hàng năm. Tại Trung Nguyên, các bạn sinh viên sẽ được tạo đầy đủ điều
kiện để thực tập cùng với đội ngũ nhân viên tài năng và chuyên nghiệp, sẽ có cơ hội
tiếp nhận được nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sau cùng là sẽ định hướng
được con đường sự nghiệp của mình.
c.

Đối với nhà đầu tư
23


Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp với chủ đầu tư là bảo tồn và phát triển
các giá trị tài sản được ủy thác. Những giá trị tài sản này có thể là của xã hội hoặc
của cá nhân, được họ tự nguyện giao phó cho doanh nghiệp với những điều kiện

ràng buộc chính thức nhất định.
Cơng ty cổ phần tập đồn Trung Ngun ln thực hiện tốt nghĩa vụ kinh tế
đối với các nhà đầu tư. Bằng chứng là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt
với nhiều giải thưởng và danh hiệu được vinh danh. Năm 2018, bên cạnh lợi nhuận
gộp sụt giảm, chi phí bán hàng của Trung Nguyên tiếp tục tăng 19% lên 725 tỉ
đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 9% lên 353 tỉ đồng.

Biểu đồ 2: Kết quả kinh doanh qua các năm
2.2.2. Trách nhiệm về pháp lí
 Điều tiết cạnh tranh
Trung nguyên là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất cà phê và
các sản phẩm từ cà phê. Hiện nay, Trung Nguyên chiếm khoảng 16% thị phần tồn
quốc . Hiện tại doanh nghiệp có trên 100 nhà phân phối trên hệ thống phân phối sản

24


phẩm Trung Nguyên và có trên 3000 cửa hàng trên hệ thống toàn quốc. Bán hàng
qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong tồn quốc.
Trung Ngun ln tơn trọng luật pháp, cam kết thực hiện đúng các quy định
của pháp luật và cam kết chịu trách nhiệm về những hành vi không tuân thủ.
Đặc biệt là luật cạnh tranh đảm bảo cho sự công bằng và mở rộng cho việc
tham gia thương trường của tất cả các doanh nghiệp/lĩnh vực không chiếm vị thế
độc quyền, chi phối. Nhận thức rõ điều đó Trung Ngun ln cam kết ln tn
thủ luật cạnh tranh.
-

Trung Nguyên sẽ luôn cạnh tranh trên nguyên tắc trung thực, khơng xâm

phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của

người tiêu dùng.
-

Trung Nguyên cam kết không thực hiện những hành vi cạnh tranh không

lành mạnh. Cụ thể như:
 Không đưa ra bất cứ những sai lệch nào về sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh.
 Không thu thập thông tin bí mật của đối thủ cạnh tranh bằng những cách
thức không hợp pháp hoặc phi đạo đức.
 Không thực hiện hành vi làm giả, làm sai lệch canh tranh trên thị trường.
2.2.3. Bảo vệ môi trường
Đánh dấu bước ngoặt trong hệ sinh thái sản phẩm cà phê của Tập đoàn, viên
nén cà phê rang xay Trung Nguyên Legend Capsule còn là một trong những sản
phẩm viên nén cà phê đầu tiên trên thế giới sở hữu vỏ viên nén làm bằng chất liệu
sinh học có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên chỉ trong 18 tuần và phần
bao bì có thể ngăn chặn đến 99% q trình oxy hóa, giúp giữ được trọn vẹn hương
vị tươi ngon đậm đà đặc trưng của cà phê rang xay trong suốt thời gian sử dụng.
25


×