Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất của giống bí đỏ goldstar 998 vụ đông năm 2016 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.11 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

-------

-------

BÙI THỊ TÌNH
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ
VI SINH ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998
VỤ ĐƠNG NĂM 2016 TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017


Thái Ngun, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

-------

-------

BÙI THỊ TÌNH
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ
VI SINH ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998
VỤ ĐƠNG NĂM 2016 TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K45-TT-N01


Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hoàng Kim Diệu

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong tồn bộ q
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh
viên củng cố và hệ thống hóa lại tồn bộ kiến thức đã học và áp dụng một
cách sáng tạo, linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp
cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi,
rút ra những kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng cao
năng lực chun mơn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của
xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN Khoa Nông Học em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân
hữu cơ vi sinh đến năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998 vụ Đơng

năm 2016 tại trường đại học Nơng Lâm Thái Ngun”.
Để hồn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cơ giáo hướng dẫn. Em xin bày tỏ
lịng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học và các thầy
cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Hồng Kim Diệu và cô ThS. Lê Thị Kiều
Oanh đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng em
xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em học
tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân cịn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và các bạn để khóa
luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Bùi Thị Tình


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................. vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 3

1.2.1. Mục tiêu .............................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của bí đỏ............ 4
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................ 4
2.2.2. Đặc điểm thực vật học .......................................................................... 6
2.2.3. Yêu cầu sinh thái .................................................................................. 7
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới và Việt Nam ................ 8
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới .................................. 8
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ ở Việt Nam................................. 13
2.4. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................. 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới ................ 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam ................. 16
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 17
3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu.......................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 17


iii

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................. 18

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 21
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng
và phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 ................................................... 21
4.1.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời gian sinh trưởng
và phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 ................................................... 21
4.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh tới chiều dài thân
chính của giống bí đỏ Goldstar 998 .............................................................. 22
4.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến đặc điểm hình
thái lá giống bí thí nghiệm ............................................................................ 24
4.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến tình hình sâu bệnh hại
giống bí đỏ Goldstar 998 tại Thái Nguyên .................................................... 26
4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998.................................... 28
4.3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số hoa cái và tỷ lệ đậu
quả giống bí đỏ Goldstar 998 ....................................................................... 28
4.3.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh tới kích thước quả
của giống bí đỏ Goldstar 998 ........................................................................ 30
4.3.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất bí đỏ
Goldstar 998 ................................................................................................. 31
4.4. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh tới hiệu quả kinh tế
của giống bí đỏ Goldstar 998 (tính cho 1 ha) ................................................ 33
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 35
5.1. Kết luận ................................................................................................. 35
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 35


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ trên thế giới giai đoạn 2010 –
2014 ............................................................................................................... 8
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của các châu lục trên thế giới
giai đoạn 2010 - 2014 ..................................................................................... 9
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của một số quốc gia trên thế
giới giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................................ 11
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian sinh
trưởng và phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 ........................................ 21
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh tới chiều dài thân
chính của giống bí đỏ Goldstar 998 .............................................................. 23
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến đặc điểm hình thái
lá giống bí thí nghiệm................................................................................... 25
Bảng 4.4.Thành phần các loại sâu, bệnh hại tới giống bí đỏ Goldstar 998 tại
Thái Nguyên................................................................................................. 26
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các loại phân hữu cơ vi sinh
tới giống bí đỏ Goldstar 998 tại Thái Nguyên ............................................... 27
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến số hoa cái và tỷ lệ
đậu quả giống bí đỏ Goldstar 998 ................................................................. 29
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh tới kích thước quả của
giống bí đỏ Goldstar 998 .............................................................................. 30
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất bí đỏ
Goldstar 998 ................................................................................................. 31
Bảng4.9. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh tới hiệu quả kinh tế của
giống bí đỏ Goldstar 998 .............................................................................. 34


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân của các cơng thức phân bón .... 23

Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống bí đỏ Goldstar
998 vụ Đơng năm 2016 tại Thái Nguyên ...................................................... 32


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CV

:

FAOSTAT :

Coefficient of Variantion: Hệ số biến động
The Food and Agriculture Organization of the United
Nations

LSD

:

Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý
nghĩa

HCVS

:

Hữu cơ vi sinh


VSV

:

Vi sinh vật


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bí đỏ (bí ngơ) có tên khoa học là Cucurbita pepo L. có tên tiếng Anh là
Pumpkin được trồng ở khắp mọi miền của Việt Nam và được sử dụng làm
thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Bí đỏ là loại cây dễ trồng, khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều loại
đất khác nhau, các vùng sinh thái khác nhau và có thể trồng được tất cả các
vụ trong năm. Đồng thời là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A có tác
dụng tốt cho sức khoẻ và có khả năng chữa được nhiều bệnh. Trồng bí đỏ
khơng chỉ để lấy quả ngồi ra cịn hoa, nụ, ngọn và lá non cũng được rất
nhiều người ưa dùng.
Bí đỏ là cây trồng rất quen thuộc với người dân tuy nhiên diện tích
trồng cịn ít, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây không phù hợp với sự sinh
trưởng của cây, kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm người xưa. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón cho cây
thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng khác nhau do đó việc lựa chọn phân
bón thích hợp cho cây trồng nói chung và cây bí đỏ nói riêng là rất cần thiết.
Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn
nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển
chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng nơng sản. Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến người,
động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản [2].
Phân hữu cơ vi sinh nâng cao độ phì, làm đất tơi xốp: Khi bón phân
hữu cơ, dưới tác động của độ ẩm và nhiệt độ, các hydrat cacbon sẽ được
phân giải chậm thành mùn, axit humic, các chất dinh dưỡng cần thiết cho


2

cây. Nhờ các chất hữu cơ, đất tơi xốp hơn, tăng khả năng thấm thoát nước,
giúp cho bộ rễ phát triển nhiều.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Cùng một loại cây trồng nhưng trồng
trong các điều kiện canh tác khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau. Một
trong những cây trồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là cây rau, các loại cây ngắn
ngày (trong đó có bí đỏ). Chính vì vậy, để sản xuất ra bí đỏ có chất lượng
cao thì việc sử dụng phân hữu cơ để canh tác cần được quan tâm hàng đầu.
Hạn chế xói mịn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng: Các chất hữu cơ
sẽ làm đất tơi xốp hơn, nhờ vậy sẽ tăng khả năng “cầm” chặt các chất ở dạng
ion hoặc phân tử dưới dạng liên kết bền vững.
Làm sạch nguồn nước: Các chất hữu cơ hút hoặc giữ lại các chất hịa
tan độc hại có trong nước như H2S, dư lượng phân hóa học Nitrat, Sunfat,
Clor… dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, ôxy… các chất độc sẽ dần bị phân
hủy thành các chất ít hoặc khơng độc hại cho người và động vật. Nếu khơng
có các chất hữu cơ, các chất độc hại sẽ được hịa tan và trơi tự do theo dòng
nước thấm xuống các tầng nước sâu hoặc trôi ra ao hồ, sông, suối…
Giảm sâu, bệnh hại: Với việc thâm canh cao độ sẽ làm cho cây phát
triển nhanh về sinh khối như cành, lá rậm rạp, dễ hấp dẫn các loại côn trùng
đến phá hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm hại phát

triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, quả… Khi bón
nhiều phân hóa học lá cây sẽ to và mỏng hơn nên dễ bị sâu ăn lá và các loại
nấm phá hại. Phân hữu cơ giúp các bộ phận cành lá, cây cứng cáp hơn, lá
dày, khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, do vậy cây ít bị
sâu bệnh hại.
Hạn chế sử dụng thuốc hóa học: Do cây phát triển cân đối thân, cành,
lá, sức đề kháng của cây với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn
hán, lũ lụt, gió, ẩm, nóng, lạnh cũng tốt hơn. Môi trường đất sạch, bộ rễ cây


3

nhiều, đâm sâu. Các loại nấm có hại cũng khơng có điều kiện phát sinh và
lây lan. Do vậy, chúng ta sẽ rất hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng.
Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động: Phân
hữu cơ sau khi phân hủy sẽ cung cấp mùn cho đất, làm tăng độ pH, độ chua
đất giảm và tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật trong đất phát triển. Việc
bổ sung đầy đủ phân hữu cơ sau mỗi vụ thu hoạch sẽ làm cho đất được tơi
xốp, các chất mùn trong phân hữu cơ sẽ là thức ăn cho các loại vi sinh có
ích, số lượng vi sinh vật có ích tăng đáng kể, trong khi các loại vi sinh có hại
sẽ giảm.
Tốt cho sức khỏe con người và động vật nuôi: Phân hữu cơ không gây ô
nhiễm môi trường. Phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi trong đất sẽ biến
các chất độc hại như H2S, CO2, NH3, CH4… thành các hợp chất không độc
hại, nguồn nước sẽ sạch hơn và an toàn đối với người và gia súc.
Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất của giống
bí đỏ Goldstar 998 vụ đơng 2016 tại Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu

Xác định được loại phân hữu cơ thích hợp nhằm nâng cao năng suất
giống bí đỏ Goldstar 998 vụ Đơng năm 2016 tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và
phát triển giống bí đỏ Goldstar 998.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng
chống chịu sâu bệnh hại của giống bí đỏ Goldstar 998.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của
đất, độ tơi xốp thống khí của đất, độ thấm nước và giữ nước của đất, hệ
đệm của đất, tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất
Phân hữu cơ có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng
mà khơng một loại phân khống nào có được. Ngồi ra phân hữu cơ cung cấp
chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp lên, bộ rễ phát triển mạnh, hạn
chế mất nước trong quá trình bốc hơi nước từ mặt đất, chống được hạn, xói
mịn.
Việc bón phân hữu cơ làm tăng hiệu quả sử dụng của phân vô cơ, dinh
dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ từ cho cây trồng, hạn chế
rửa trôi. Từ đấy mà làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ tạo nên nền nơng
nghiệp bền vững và hiệu quả [14].
Giống bí đỏ Goldstar 998 là giống F1 nên cây sinh trưởng phát triển

khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm. Năng suất rất cao, 3-4
quả/cây, quả nặng 1,5-1,8 kg. Quả đặc ruột, thịt dầy, có độ đồng đều cao,
khơng bị bệnh ghẻ trên quả. Chất lượng ăn rất ngon (dẻo, ngọt.....). Thu
hoạch sau gieo 75-80 ngày. Tiềm năng năng suất 30-35 tấn/ha.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xác định được loại phân hữu cơ thích hợp nhằm nâng cao năng suất
giống bí đỏ Goldstar 998 vụ Đông năm 2016 tại Thái Nguyên.
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của bí đỏ
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
Bí đỏ gồm 25 loài nhưng phát triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới là các loài Cucurbita pepo và Cucurbita moschata, cịn lồi
Cucurbita maxima và Cucurbita mixta thích hợp ở vùng ơn đới có khí hậu


5

mát. Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn
gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng:
Loài Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và Tây Nam
Hoa Kỳ từ 7000 năm trước Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã được ghi
chép lại ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện
ở Mexico và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm
được các mẫu hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trước Cơng ngun. Lồi
Cucurbita mixta cũng được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở
Peru có niên đại khoảng 1200 năm trước Cơng ngun. Bí đỏ được những
người dân ở Bắc Mỹ thuần hóa trồng và sử dụng như một nguồn thức ăn
chính. Đến thế kỷ XVI, khi những người da trắng đến định cư và từ đó bí đỏ
được chuyển qua các nước châu Âu và dần trở thành phổ biến như ngày nay [7].
Một số tài liệu khác cho rằng bí đỏ cũng như các cây bầu bí khác có nguồn

gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, Nam châu Á (Ấn Độ, Malacca, Nam
Trung Quốc) do vậy yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển cao hơn
các loại rau ăn quả khác như cà chua...[4].
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu
(Citrullus lanatus), dưa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu
(Lagenaria), bí ngơ (Cucurbita), mướp (Luffa), mướp đắng (Momordica)…
Bí đỏ hay bí ngơ là tên thơng dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài
Cucurbita pepo, Cucurbita mixta, Cucurbita maxima và Cucurbita
moschata. Họ bầu bí là một trong những họ quan trọng nhất cung cấp thực
phẩm trên thế giới. Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống
một năm với hoa khá lớn và có màu sắc sặc sỡ [1].
Bộ bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa
Hồng (Rosids) của thực vật 2 lá mầm thực sự (Eudicotyledoneae) . Bộ này chủ
yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lượng rất ít tại khu vực cận nhiệt đới


6

và ơn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn chủ yếu là
cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng chú ý của bộ bầu bí
(Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn và
dày [1]. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió như các
họ Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 lồi trong 7 họ và
129 chi. Các họ lớn nhất là họ thu hải đường (Begoniaceae) với 1400 loài trong
2 - 3 chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với 285 - 845 lồi trong 118 chi [8].
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
Rễ: Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính có thể ăn sâu
tới 2m, khả năng tái sinh của rễ chính kém. Rễ phụ ăn lan rộng và phát triển
mạnh ở tầng đất mặt, rễ phụ có khả năng ăn rộng tới 6m đường kính. Cây có
nhiều rễ bất định được mọc ra ở các đốt trên thân. Do có hệ thống rễ phát

triển mạnh nên bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên lại chịu úng kém.
Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn.
Thân: Thân leo hoặc bị có tua cuốn, thân dài từ 2-10m. Độ dài ngắn,
trịn hay có gốc cạnh của thân tùy thuộc vào đặc điểm của giống. Thân có khả
năng ra rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân. Thân mọc
chậm ở giai đoạn đầu khoảng ba tuần sau khi gieo. Bên trong thân rỗng và xốp,
bên ngồi thân có nhiều lơng tơ. Các nhánh được sinh ra từ đốt trên thân. Các lóng
trên thân phát triển rất nhanh [4].
Lá: Lá mầm to có dạng hình trứng. Lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến
lá rộng, trịn hay góc cạnh, có xẻ thùy sâu hoặc nông, màu xanh hoặc lốm
đốm trắng… Trên bề mặt lá có nhiều lơng tơ bao phủ nên hạn chế khả năng
tiêu thụ nước.
Hoa: Hoa đơn tính cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn
trùng. Số lượng hoa đực nhiều hơn hoa cái từ 10-30 lần. Hoa nằm đơn độc ở
nách lá. Hoa có cánh màu vàng đậm, có bầu nỗn hạ, cuống hoa dài, phần
lớn hoa nở vào buổi sáng. Quả phát triển nhanh sau khi hoa cái nở. Khi nở


7

hoa hướng lên trên nhưng quả phát triển hướng xuống. Trong điều kiện khí
hậu khơng thuận lợi cây sinh ra hoa lưỡng tính hoặc hoa đực bất thụ.
Quả: Quả bí đỏ thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì. Hình dạng, kích thước,
màu sắc quả thay đổi tùy thuộc theo giống. Đặc điểm của cuống quả là một
đặc tính dùng để phân biệt các lồi bí . Cuống quả mềm hay cứng, trịn hay
góc cạnh, đáy cuống phình hay khơng. Vỏ quả cứng hay mềm, trơn láng hay
sần sùi, màu sắc vỏ quả thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng
quả thay đổi từ trịn, oval tới dài. Thịt quả dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến
vàng tươi. Quả càng to thì ruột quả càng nhiều. Ruột chứa nhiều hạt nằm ở
giữa quả.

2.2.3. Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ: Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể
trồng ở đồng bằng cho đến cao ngun có độ cao 1.500m. Cây bí đỏ sinh
trưởng ở giới hạn nhiệt độ 10-40oC. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng
và phát triển là 28-30oC. Nhiệt độ và độ dài ngày đều ảnh hưởng đến sự hình
thành tỉ lệ hoa đực và hoa cái trên cây. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm
càng lớn thì hoa cái ra càng nhiều. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho
cây ra nhiều hoa đực [3].
Ánh sáng: Cây bí đỏ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn 10-12 giờ chiếu sáng
trong ngày. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh.
Quang chu kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái
nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao. Trời mưa nhiều, âm
u, thiếu ánh nắng cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu quả, dễ nhiễm sâu bệnh [3].
Nước: Cây u cầu nhiều nước vì có bộ lá to và nhiều lá. Ẩm độ đất 7080% là thích hợp. Ẩm độ cao khơng thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát
sinh bệnh trên lá. Cây bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, ưa khơ nhưng nếu khô
hạn quá dễ bị rụng hoa và quả non. Cây bí đỏ thuộc nhóm hút nước mạnh,
tiêu hao ít [11].


8

Đất: Cây khơng kén đất nhưng địi hỏi phải thốt nước tốt, vì cây chịu
úng kém nhưng chịu khơ hạn tốt. Khả năng thích nghi rộng, trồng được cả
trên đất bãi và đất trồng cây màu khác. Yêu cầu đất tơi xốp và có tầng canh
tác sâu. Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ. Độ pH thích hợp nhất cho
cây bí đỏ phát triển là 5,5 - 6,6. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của
cây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng quả non bị thối. Tuy nhiên
so với các loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu được pH thấp hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng: Nhu cầu dinh dưỡng của cây bí đỏ hay nói cách
khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh

trưởng và phát triển của cây bí. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của
cây sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng quả non bị thối. Tuy
nhiên so với các loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu được pH thấp hơn.
Bí đỏ sinh trưởng mạnh, ở giai đoạn từ khi bắt đầu ngả ngọn đến khi đậu
quả: Thân lá phát triển nhanh, có nhiều ngọn nhánh, nụ ra nhiều và tập
trung, tỷ lệ đậu quả cao. Ít bị sâu bệnh phá hoại. Cây yêu cầu nhiều dinh
dưỡng và nước, nhất là ở giai đoạn ra hoa rộ và đậu quả.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ trên thế giới
giai đoạn 2010 – 2014
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/tấn)

(tấn)

2010

1.746,293

133,203


23.261,071

2011

1.764,925

136,314

24.058,446

2012

1.778,499

136,576

24.289,960

2013

1.814,377

137,471

24.941,869

2014

2.004,058


125,729

25.196,723

Nguồn: FAOSTAT 2017 [12]


9

Về diện tích: Diện tích trồng bí đỏ trên thế giới có sự biến động qua các
năm. Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2014, diện tích trồng bí đỏ trên thế
giới có xu hướng tăng. Năm 2014, diện tích trồng bí đỏ tăng cao nhất trong 5
năm, đạt 2.004,058 ha.
Về năng suất: Năm 2013 có năng suất cao nhất trong 5 năm, đạt
137,471 tạ/ha. Từ năm 2010 đến năm 2013 năng suất có xu hướng tăng, năm
2014 giảm.
Về sản lượng: Từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng bí ngô trên thế
giới đều đạt trên 23 triệu tấn. Từ năm 2011 đến nay, sản lượng đạt trên 24
triệu tấn. Năm 2014, sản lượng bí đỏ lớn nhất đạt 25.196,723 tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của các châu lục
trên thế giới giai đoạn 2010 - 2014
Châu lục

Chỉ tiêu

2010

2011


2012

2013

1.116,23

1.157,88

1.164,26

1.169,74

1.339,973

136,37

137,84

138,57

138,30

119,967

SL (1000 tấn)

15.222,10

15.960,70


DT (1000 ha)

132,10

137,40

136,56

135,81

170,588

NS (tạ/ha)

227,85

247,55

243,51

248,01

232,46

SL (1000 tấn)

3.009,83

3.401,48


3.325,43

3.368,70

3.949,035

DT (1000 ha)

17,21

17,08

17,57

16,52

17,059

164,45

159,02

158,23

163,98

232,457

SL (1000 tấn)


283,08

271,53

277,94

270,88

394,903

DT (1000 ha)

197,56

194,43

198,86

200,96

187,78

NS (tạ/ha)

135,34

140,67

148,38


142,93

155,69

SL (1000 tấn)

2.673,85

2.735,05

2.950,79

2.872,41

2.923,61

DT (1000 ha)

265,80

265,63

271,63

274,15

289,588

74,52


74,39

73,52

72,60

67,69

1.980,78

1.975,92

1.997,13

1.990,33

1.960,46

DT (1000 ha)
Châu Á

Châu Âu

NS (tạ/ha)

Châu Đại Dương NS (tạ/ha)

Châu Mỹ

Châu Phi


Năm

NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)

2014

16.132,62 16.177,53 16.075,283

Nguồn: FAOSTAT 2017 [12]


10

Về diện tích: Châu Á có diện tích trồng bí đỏ lớn nhất thế giới, từ năm
2010 đến 2014 diện tích trồng bí đỏ của châu Á có xu hướng tăng, cao nhất
là năm 2014 đạt 1.339,973 nghìn ha chiếm 65,09% diện tích trồng bí đỏ của
thế giới. Diện tích trồng bí đỏ của châu Phi lớn thứ 2 sau châu Á, cao nhất là
năm 2014 đạt 289,588 nghìn ha. Năm 2010 và 2011 diện tích trồng bí đỏ của
châu Âu đều tăng, sau đó năm 2012 và 2013 diện tích lại giảm, đến năm
2014 tăng và có diện tích lớn nhất là 170,588 nghìn ha. Châu Mỹ cũng có
diện tích trồng bí đỏ khá lớn nhưng có biến động qua các năm. Châu Đại
Dương có diện tích trồng bí đỏ nhỏ nhất thế giới, năm 2011 diện tích trồng
bí đỏ đạt 17,08 nghìn ha và chỉ chiếm 1% diện tích trồng bí đỏ của thế giới.
Về năng suất: Năng suất bí đỏ của châu Âu cao nhất, năm 2013 năng
suất đạt 248,01tạ/ha. Châu Phi có năng suất bí đỏ thấp nhất thế giới, năm
2014 năng suất cao hơn so với 4 năm còn lại cũng chỉ đạt 67,69 tạ/ha. Năng
suất bí đỏ của châu Á có biến động qua các năm, năm 2012 có năng suất cao
nhất đạt 138,57 tạ/ha. Châu Đại Dương có năng suất bí đỏ khá cao, năm

2014 năng suất đạt 232,457 tạ/ha cao hơn so với 4 năm cịn lại. Năng suất bí
đỏ của Châu Mỹ có biến động qua các năm, năm 2014 năng suất cao nhất
đạt 155,69 tạ/ha.
Về sản lượng: Châu Á có sản lượng bí đỏ lớn nhất thế giới và có xu
hướng tăng qua các năm, sản lượng tăng từ 15.220,10 nghìn tấn (năm 2010)
lên 16.177,53 nghìn tấn (năm 2013), năm 2013 sản lượng bí đỏ của châu Á
chiếm 65,55% sản lượng bí đỏ của thế giới. Do diện tích trồng ít nên châu
Đại Dương có sản lượng thấp nhất trong các châu lục, năm 2013 sản lượng
đạt 270,88 nghìn tấn chỉ chiếm 1,1% sản lượng bí đỏ của thế giới. Sản lượng
bí đỏ của châu Phi có biến động qua các năm, năm 2012 sản lượng cao nhất
đạt 1.997,13 nghìn tấn chiếm 8,09% sản lượng bí đỏ của thế giới. Châu Âu
có sản lượng bí đỏ cao thứ 2 trong các châu lục, năm 2011 có sản lượng cao


11

nhất đạt 3.949,035 nghìn tấn. Châu Mỹ có sản lượng bí đỏ biến động qua các
năm, sản lượng cao nhất đạt 2.950,79 nghìn tấn (năm 2012).
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của một số quốc gia
trên thế giới giai đoạn 2010 - 2014
Quốc
gia
Trung
Quốc

Chỉ tiêu

Zealand

2012


2013

2014

374,50

380,00

385,00

394,828

NS (tạ/ha)

184,37

184,38

184,21

184,42

184,828

SL (1000 tấn)

6.665,00

6.905,00


7.000,00

7.100,00

7.297,548

DT (1000 ha)

5,25

5,20

5,14

5,27

5,141

148,62

173,29

187,70

155,29

205,524

SL (1000 tấn)


77,99

90,08

96,40

81,85

81,728

DT (1000 ha)

56,60

56,79

52,38

55,87

52,759

NS (tạ/ha)

61,33

59,93

69,00


73,75

94,736

SL (1000 tấn)

347,08

340,33

361,43

412,03

499,820

DT (1000 ha)

34,89

35,52

30,91

29,82

25,050

188,67


178,37

181,07

182,18

177,506

SL (1000 tấn)

658,23

633,56

559,61

543,33

444,653

DT (1000 ha)

32,10

31,21

34,00

32,99


33,318

162,74

168,38

166,17

165,17

170,166

SL (1000 tấn)

522,39

525,45

564,99

544,99

566,960

DT (1000 ha)

37,60

37,03


38,45

37,11

35,790

NS (tạ/ha)

210,82

219,92

232,87

214,73

241,257

SL (1000 tấn)

792,70

814,34

895,26

796,87

863,460


DT (1000 ha)

8,30

7,51

7,89

7,26

7,470

NS (tạ/ha)

194,58

197,07

194,04

201,98

198,270

SL (1000 tấn)

161,50

148,00


153,00

146,54

148,108

Mexico NS (tạ/ha)

New

2011

361,50

Ai Cập NS (tạ/ha)

Mỹ

2010

DT (1000 ha)

Canada NS (tạ/ha)

Cuba

Năm

Nguồn: FAOSTAT 2017 [12]

Trung Quốc là nước sản xuất bí đỏ lớn nhất, diện tích trồng bí đỏ của
Trung Quốc tăng qua các năm, năm 2014 diện tích đạt 394,828 nghìn ha
chiếm 34,91% diện tích trồng bí đỏ của châu Á và bằng 23,42% diện tích


12

trồng bí đỏ của thế giới. Năng suất bí đỏ của Trung Quốc không thay đổi
nhiều trong những năm gần đây, năm 2014 năng suất trồng bí đỏ đạt
184,828 tạ/ha và sản lượng đạt 7.297,548 nghìn tấn chiếm 29,77% sản lượng
bí đỏ thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia có năng suất bí đỏ cao nhất,
năm 2014 năng suất đạt 241,257 tạ/ha. Trong những nước sản xuất nhiều bí
đỏ thì Cuba là nước có năng suất thấp nhất, năm 2013 năng suất đạt 73,75
tạ/ha kém năng suất trung bình của thế giới 63,57 tạ/ha, tức là năng suất năm
2013 của Cuba chỉ bằng 53,70% năng suất trung bình của thế giới.
Tình hình tiêu thụ bí đỏ trên thế giới:
Làm thực phẩm: Các món ăn chế biến từ bí ngơ rất phổ biến trong bữa
ăn của các gia đình. Loại quả này được coi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe
vì chúng chứa nhiều các vitamin và khống chất cần thiết cho cơ thể, lại
giúp cơ thể phòng, chống được rất nhiều bệnh như viêm phế quản, đái tháo
đường, thanh nhiệt nhuận tràng… [15]. Ngồi ra bí đỏ cịn được sử dụng
trong các ngành cơng nghiệp thực phẩm. Các sản phẩm như chè bí đỏ, cháo
bí đỏ đóng lon, mứt bí đỏ, snack bí đỏ, dầu bí đỏ... rất phổ biến [5].
Các hoạt động văn hóa: Halloween là một ngày lễ hội truyền thống
được tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm. Ngày lễ này được tổ
chức ở các nước châu Mỹ, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada và New Zealand... Bí
ngơ là một ngành kinh doanh lớn trong lễ hội Halloween, mang lại vụ mùa
trị giá 106 triệu USD hằng năm cho nông dân ở Mỹ
Các cuộc thi bí đỏ: Hàng năm, trên thế giới người ta thường tổ chức các
cuộc thi bí ngơ khổng lồ. Ở đây người ta đem đến các quả bí đỏ khổng lồ

được trồng từ khắp nơi trên thế giới. Các quả bí có thể nặng tới 912kg [14].
Thực phẩm chữa bệnh và sử dụng trong y tế: Bí đỏ là loại thực phẩm
được ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn giảm cân. Ngồi ra, loại quả này cịn
chứa nhiều xenlulozo, chất xơ và đường tự nhiên, không gây béo phì, tốt cho
hệ tiêu hóa. Khi bí ngơ được nấu chín, cơ thể sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng


13

trên một cách dẽ dàng. Sử dụng bí ngơ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể
một lượng lớn các chất: Sắt, kẽm giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu và các
huyết cầu tố, phòng ngừa bệnh thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất
khác như: Beta caroten, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo
và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngơ cũng rất cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể. Ngồi ra bí đỏ cũng chữa được rất nhiều bệnh như viêm phế
quản, đái tháo đường, thanh nhiệt nhuận tràng… [13].
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ ở Việt Nam
Tuy đã xuất hiện từ lâu và là cây trồng khá phổ biến nhưng đến nay các
nghiên cứu về cây bí đỏ lại khơng có nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Ở nhiều
vùng, đặc biệt là vùng núi, người ta vẫn chỉ trồng những giống bí đỏ đã có từ
lâu đời ở địa phương. Người trồng bí cũng khơng có một quy trình trồng cụ
thể. Đất đai trồng cũng khơng phân biệt, người ta trồng bí ở bất cứ nơi đâu
có thể. Các sản phẩm của cây bí đỏ từ ngọn, lá, hoa, quả thường được sử
dụng làm rau nên trong các kết quả thống kê của các địa phương người ta rất
khó tìm được các số liệu cụ thể mà chỉ xuất hiện trong các loại rau quả nói
chung. Mấy năm trở lại đây, trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nhiều địa
phương cây bí đỏ đã được lựa chọn để đưa vào thay thế cho các loại cây
trồng cũ. Nhiều giống bí mới đã được nhập nội và thử nghiệm trồng, cây bí
đỏ đã bắt đầu được sản xuất với quy mô lớn hơn, nhiều vùng sản xuất
chuyên canh để phục vụ xuất khẩu đã được hình thành.

Tỉnh Bình Phước từ năm 2007 nhiều người dân đã thốt nghèo nhờ việc
trồng xen canh cây bí đỏ trong vườn cao su. Kết quả trồng thử nghiệm tại
nông trường 5 – Công ty cao su Lộc Ninh cho thấy cây bí đỏ phát triển tốt
dưới tán cao su, ít mắc bệnh, dễ chăm sóc, năng suất đạt từ 80 – 120 tạ/ha.
Cây bí đỏ khơng những được trồng để lấy quả mà còn được trồng để lấy
ngọn, hạt. Một hướng sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập của người
dân hiện nay là trồng bí đỏ lấy ngọn. Ngọn bí đỏ làm rau hiện đang được thị


14

trường ưa chuộng, nhiều người trồng bí đã chuyển từ việc trồng bí để lấy
quả sang trồng bí để lấy ngọn. Người ta có thể dễ dàng mua được các loại
giống bí “siêu ngọn” tại các của hàng dịch vụ nơng nghiệp. Nhiều nơng dân
cho biết trồng bí lấy ngọn rất dễ trồng, có thể trồng với mật độ cao, thời gian
trồng ngắn, nhanh cho thu hoạch, có thể trồng nhiều vụ trong năm, cho thu
nhập khá cao. Ở nhiều vùng như Hồi Đức – Hà Nội, Sóc Sơn – Hà Nội,
Sơn Dương – Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... nhiều người trồng
bí cho biết trồng bí lấy ngọn tuy phải đầu tư chăm sóc nhiều hơn nhưng hiệu
quả cao hơn từ 3 - 4 lần so với trồng bí lấy quả. Hiện nay người ta cịn trồng
bí ngồi việc lấy ngọn, lấy quả thì mục đích chính là lấy hạt. Hạt bí đỏ có
thể được sử dụng để làm dược liệu, sản xuất tinh dầu, sử dụng trong các dịp
liên hoan, lễ tết...
Ở nhiều địa phương, cây bí đỏ đã thực sự trở thành cây trồng cho thu
nhập chủ yếu của người dân. Tuy nhiên có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau như chất lượng hạt giống, điều kiện sinh thái, điều kiện canh tác mà
nhiều nơi người trồng bí đỏ khi đưa các giống vào sản xuất nhưng không
được thu hoạch. Trong vụ Hè Thu năm 2009, một diện tích hơn 300 ha bí đỏ
của huyện Đắk Song – Đắk Nơng đã khơng cho quả. Phịng Nơng nghiệp và
Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đắk Song và Công ty

giống Việt Nông cũng đã cử cán bộ xuống kiểm tra thực tế tại địa phương
nhưng vẫn chưa tìm ra ngun nhân làm cho bí đỏ khơng ra quả. Sau đó
người dân đã phá bỏ khoảng 80% diện tích bí đỏ khơng có trái để chuyển
sang trồng ngô ngắn ngày hoặc trồng khoai lang cho kịp thời vụ.
2.4. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới
Đến nay nhiều nước trên thế giới đã sản xuất chế phẩm vi sinh theo
nhiều hướng khác nhau, nhiều dạng khác nhau. Phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế xã hội, khoa học cơng nghê, trình độ dân trí và điều kiện tự nhiên của mỗi


15

nước khác nhau mà khác nhau. Nhưng tất cả đều sản xuẩ theo hướng đó là:
tiện cho người sử dụng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các kết quả nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Thái
Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, cho thấy sử dụng phân bón hữu vi sinh có thể
cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg N/ha/năm hoặc thay thế 1/2
đến 1/3 lượng lân vơ cơ bằng quặng phốt phát. Ngồi ra, thông qua các hoạt
động sống của vi sinh vật, cây trồng được nâng cao khả năng trao đổi chất,
khả năng chống chịu bệnh tật và qua đó góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản.
Ở Ấn Độ do sử dụng phân bón vi sinh cho các cây lạc, đậu tương, lúa,
cao lương đã mang lại lợi nhuận tương ứng là: 1204, 1015, 1149 và 242 rup
i/ha tương đương với sự tăng năng suất lạc, đậu tương là 13,9%, lúa 11,4%,
cao lương 18,2% và bông 6,8%
Tại Thái Lan lợi nhuận đem lại của phân hữu cơ vi sinh cho đậu tương
126,7 - 144 USD/ha, lạc 36,2 – 91,5 USD/ha, hay một gói chế phẩm /200g
có thể thay thế cho 28,6 kg ure.
Tại Trung Quốc phân bón vi sinh cố định đạm làm tăng năng suất cây

trồng từ 7-15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh phân giải lân tăng
năng suất cây trồng 5 – 30%, phân hỗn hợp vi sinh tăng năng suất cây lương
thực 10 – 30% cây ăn quả trên 40%.
Hiện nay phân bón vi sinh đã trở thành hàng hóa được sử dụng tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh các chế phẩm phân bón vi sinh ở dạng
bột, thì dạng phân bón vi sinh ở dạng lỏng đang được quan tâm phát triển vì
tính tiện lợi của nó. Phân bón vi sinh dạng lỏng trên thế giới hiện nay đã biết
đến là E2001, Nitragin, EM.


16

2.4.2. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam
Phân bón vi sinh vật được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo
công nghệ sản xuất, tính năng tác dụng của vi sinh vật chứa trong phân bón
hoặc thành phần các chất tạo nên sản phẩm phân bón.
Phân HCVS Sơng Gianh: Có độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh:
1,5%; Acid Humic: 2,5%. Trung lượng: Ca: 1,0%;Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các
chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter:1×106
CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g.
Phân HCVS Quế Lâm: Có hữu cơ =15%, Độ ẩm <_ 30%, Axit
Humic= 2%, các xác bả thực vật, tôm, cá, rong biển = 20% + Đầy đủ
trung – vi lượng: CaO: 0,5%, MgO: 0,03%, S: 0,2%, Fe: 5ppm, Cu: 3ppm,
Zn: 2 ppm, B: 5 ppm và các dưỡng chất kích thích sinh trưởng khác cần
thiết cho cây.
Phân HCVS NTT: Có N, P2O5, K2O, Ca, S: 5.0%, 4.0%, 1.5%,
0.04%, 0.02%. Axit amin: Lysines, Threonine,Metionine,Serine,…Enzym
(men hoạt tính sinh học), Amino axit và peptids. Cu, Bo, Mo, Fe, Zn, Mn:
150ppm, 180ppm, 5ppm, 200ppm, 300ppm, 300ppm,… Các thành phần
phụ đặc biệt khác.

Phân HCVS Hudavil: Có độ ẩm không lớn hơn% ≤ 30, VSV phân giải
xenlulo (VSVX) CFU/g ≥ 106, VSV cố định nitơ (VSVN) CFU/ g ≥ 106,
VSV hòa tan photphat (VSVP) CFU/ g ≥ 106, Hữu cơ% ≥ 18, NPK tổng số
(N:P:K)% ≥ 3, NTS% ≥ 2,0, P2O5hh% ≥ 0,5, K2O % ≥ 0,5, NTS% ≥ 1,0,
P2O5hh % ≥ 1,5, K2O% ≥ 0,5, Vi lượng (Cu, Zn, B, Mo, Fe, Mn)% ≥ 0,3.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống bí đỏ Goldstar 998
Các loại phân hữu cơ vi sinh:
+ Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh
+ Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm
+ Phân hữu cơ vi sinh NTT
+ Phân hữu cơ vi sinh Hudavil
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian: Từ ngày 8/2016 đến tháng 12/2016
3.2. Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới sinh trưởng và phát triển của
giống bí đỏ Goldstar 998.
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến tình hình sâu bệnh hại giống bí
đỏ Goldstar 998.
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998.
3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 cơng thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn
chỉnh, mỗi cơng thức được nhắc lại 3 lần.

Hàng
bảo vệ

I

CT1

Hàng bảo vệ
CT2
CT3

II

CT2

CT3

CT1

CT5

CT4

III

CT5


CT1
CT4
Hàng bảo vệ

CT2

CT3

CT4

CT5

Hàng
bảo vệ


×