Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống chè trung du búp tím tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.07 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-------------------------

HỒNG THỊ SINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun nghành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2009 – 2013

Thái Nguyên – năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-------------------------

HỒNG THỊ SINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun nghành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2009 – 2013

Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Trung Dũng
Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” mỗi sinh viên ra trường
cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn.
Do đó, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên. Quá
trình thực tập tốt nghiệp nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi
sinh viên ra trường sẽ hồn thiện hơn kiến thức về lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn, được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống chè Trung Du Búp Tím tại
Trường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun”. Trong q trình thực hiện đề tài
tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng các
thầy cô giáo khoa Nông Học. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo: TS. Dương Trung Dũng Giảng viên khoa Nông học Trường Đại
học Nơng lâm Thái Ngun đã tận tình hướng dẫn cho tơi hồn thành khố
luận tốt nghiệp này. Vì thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn
hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất
mong được sự đóng góp ý kiến qúy báu của thầy, cơ giáo và các bạn để đề tài
của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2017
Sinh viên


HOÀNG THỊ SINH


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2010 – 2014 ...................................................................................... 6
Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2010 – 2014 ...................................................................................... 7
Bảng 2.3: Sản lượng chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2010 – 2014 ...................................................................................... 8
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam từ năm 2005 – 2014 ... 9
Bảng 2.5: Số liệu xuất khẩu chè tháng 1/2017 và so sánh với cùng kì năm
trước của Việt Nam ....................................................................... 10
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thái nguyên từ năm
2010 – 2016 .................................................................................... 13
Bảng 4.1: Diễn biên thời tiết khí hậu năm 2017.............................................. 22
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây ........................ 26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của việc sử dụng một số tổ hợp phân bón đếnđộ rộng
tán cây ............................................................................................ 27
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ dày tán cây ..................... 29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến mật độ búp ........................... 30
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá..... 32
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của việc sử dụng các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ búp có
tơm, tỷ lệ búp mù xịe ..................................................................... 34
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến phẩm cấp chè nguyên liệu .... 35
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của cây chè .................... 36
Bảng 4.10: Tình hình sâu hại chính ................................................................ 38



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây trước và sau thí
nghiệm............................................................................................ 26
Hình 4.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ rộng tán cây trước và sau
thí nghiệm ...................................................................................... 28
Hình 4.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ rộng tán cây trước và sau
thí nghiệm ...................................................................................... 29
Hình 4.4: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mật độ búp chè qua
các lứa hái ...................................................................................... 31
Hình 4.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất chè ........................ 37
Hình 4.6: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất chè qua các lứa hái .... 37


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT

: Công thức.

NL

: Nhắc lại.

Cv


: Sai số thí nghiệm.

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
MỤC LỤC...........................................................................................................................v
PHẦN I MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài...................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 3
2.2. Sự phân bố cây chè .................................................................................. 4
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên Thế giới và Việt Nam ..................... 5

2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới ........................................ 5
2.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam....................................................... 9
2.4.Tình hình nghiên cứu phân bón chè trên Thế giới và Việt Nam. ............. 15
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..18
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2. Dụng cụ nghiên cứu............................................................................... 18
3.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 18


vi

3.3.1. Các tổ hợp phân bón ........................................................................... 18
3.3.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19
3.4. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ....................................... 19
3.5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
3.7. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 20
3.7.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát
triển của nương chè ............................................................................ 20
3.7.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và yếu tố
cấu thành năng suất cây chè................................................................ 21
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................22
4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây chè ......................................... 22
4.1.1. Điều kiện nhiệt độ khơng khí .............................................................. 23
4.1.2. Lượng mưa ......................................................................................... 24
4.1.3. Độ ẩm ................................................................................................. 24
4.1.4. Điều kiện ánh sáng ............................................................................. 25
4.2. ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây của nương chè ............ 25
4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ rộng tán của nương chè ........... 27
4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ dày tán của nương chè .......... 29

4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến mật độ búp chè ............................ 30
4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá ............ 32
4.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chất lượng chè nguyên liệu .......... 33
4.7.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón khác nhau đến tỷ lệ búp có tơm, tỷ
lệ búp mù xòe. ...................................................................................... 33
4.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón khác nhau đến phẩm cấp chè nguyên
liệu. ...................................................................................................... 35
4.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của cây chè .................. 36


vii

4.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu hại trên cây chè
trung du búp tím. .................................................................................. 38
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................40
5.1. Kết luận ................................................................................................. 40
5.1.1. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................ 40
5.1.2. Sâu hại ............................................................................................... 40
5.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................................... 40
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42
PHỤ LỤC


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm có

nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Cùng với sự phát triển của các ngành
sản xuất khác, ngành chè thế giới có bước phát triển rộng lớn với hơn 60
quốc gia sản xuất chè, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Phi. Sản
phẩm từ cây chè đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều
công dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Phân bón có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng
nói chung và cây chè nói riêng. Bón phân hợp lý có thể đẩy mạnh sự sinh
trưởng của cây chè, tăng năng suất và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè.
Để sản xuất ra các sản phẩm chè mang tính bền vững. Một bộ phận
khơng nhỏ người sản xuất cịn hạn chế, nhất là đối với người dân sản xuất chè
ở các vùng miền núi cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, sự hiểu
biết và sử dụng của nơng dân về phân bón lại rất khác nhau, phân bón ảnh
hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nhưng nơng
dân thường hay bón phân theo hình thức tự phát khơng cân đối giữa
đạm, lân, kali.
Đất trồng chè đại bộ phận là đất dốc, độ pH thấp 4 - 5; tầng đất canh tác
mỏng 50-70 cm, độ dày > 80 cm là rất hiếm. Mùa mưa đất đai bị rửa
trơi, xói mịn, mùa khơ cây chè gặp hạn trầm trọng, đó là ngun nhân chính
làm giảm sự sinh trưởng và phát triển

của cây chè. Vấn đề bón phân

cân đối cho câychè là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và
năng suất của giống chè trung du búp tím”.


2


1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu nhằm đánh giá, so sánh, xác định được tổ hợp phân bón
thích hợp có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng chè, giảm chi phí đầu tư
về phân bón cho chè Trung Du Búp Tím.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của việc bón các tổ hợp phân bón tới sự sinh
trưởng, phát triển cây chè.
- Xác định ảnh hưởng của việc bón các tổ hợp phân bón tới năng suất
và chất lượng chè nguyên liệu.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc
nghiên cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học
trong công việc để đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời,
là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động
thực tiễn.
- Có kết luận chính xác về các tổ hợp phân bón thích hợp cho vùng chè
tại khu cây trồng cạn Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đề tài cũng xem như là một tài liệu tham khảo cho Khoa, Trường và
sinh viên cho khóa tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài có thể được coi là cơ sở để từ đó có những định hướng cho việc sử
dụng các tổ hợp phân bón thích hợp cho cây chè vào thực tiễn sản xuất. Từ đó,
nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, cũng như góp phần nâng cao năng suất và
chất lượng chè tại khu cây trồng cạn Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nói
riêng và của Thái Nguyên nói chung.


3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Bón phân cho chè là biện pháp kĩ thuật quan trọng không thể thiếu với
chè kiến thiết cơ bản. Bón phân

nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển

của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành bộ khung tán chè, kích
thích bộ rễ cây chè phát triển, tăng khả năng đề kháng của chè đối với các
điều kiện bên ngoài khơng thuận lợi.
Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục
hàng năm cũng như cả đời sống của nó, về mùa đơng cây chè tạm ngừng sinh
trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp
dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường xuyên trong năm. Quá trình sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè khơng có giới hạn rõ
ràng và là một q trình mâu thuẫn thống nhất.
Vì vậy, cần phải bón phân hợp lý để thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực của chè. Cây chè có những đặc điểm dinh
dưỡng khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khoáng của
cây chè rất lớn.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Có thể ví phân bón là “thức ăn”của cây trồng. Việc bón phân thích hợp
sẽ góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, ít hoặc
khơng tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường. Ý nghĩa của vấn
đề này càng quan trọng hơn khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn đang cạn
kiệt, sản xuất trong điều kiện cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt buộc
chúng ta phải tiết kiệm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.



4

Phân bón có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng cây trồng nói chung và cây chè nói riêng. Bón phân hợp lý có thể đẩy
mạnh sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và cải thiện chất lượng
nguyên liệu chè.
2.2. Sự phân bố cây chè
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết
quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới, á
nhiệt đới thích hợp cho cây chè. Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và
được trồng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ thì hiện nay chè được phân bố khá rộng
từ 42º vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ ) đến 27º Nam Coriente (Achentina ).
Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình cũng
có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ
dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với những
giống chè khác nhau, chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng: chè
trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất
lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp.
Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ
tư 15-20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.000ºC, lượng mưa trung bình
hàng năm 1500 – 2000 mm, độ ẩm đất 70 - 80%. Tuy nhiên với khả năng
thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của khoa hoc kĩ thuật hiện nay
chè được trồng ở những vùng khắc nghiệt hơn. Theo đó hiện nay cây chè
của Việt Nam được phân bố theo 7 vùng như sau:
* Vùng chè Tây Bắc: Chè trồng tập trung ở Sơn La, Lai Châu, ngoài ra
cịn có các vùng chè rừng ở Chồ Lồng, Tơ Múa, Phù Yên của đồng bào
dân tộc thiểu số (Dao, Mơng).

* Vùng chè Việt Bắc – Hồng Liên Sơn: Chè đồi công nghiệp như
Công ty chè Sông Lô, Tân Trào, Việt Lâm, Yên Bái... Chè rừng dân tộc Dao


5

trồng ở ven suối, dưới tán cây lớn, đất dốc thoải.
* Vùng chè Trung du Bắc Bộ: Chè được trồng ở Thái Ngun, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Hịa Bình... Đây là vùng chè lớn ở miền Bắc, có nhiều cơ sở
sản xuất kinh doanh chè lâu đời, có Viện nghiên cứu chè Việt Nam ở Phú Hộ.
* Vùng chè Bắc Trung Bộ: Đây là vùng chè tươi lâu đời ở Việt
Nam (chè Gay – Nghệ An, chè Bạng – Thanh Hóa).
* Vùng chè Tây Nguyên: Vùng chè Lâm Đồng tập trung nhiều ở Bảo
Lộc - Một thành phố chè Việt Nam và huyện bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà,
Đức Trọng.
* Vùng chè cánh cung Đơng Bắc: Có chè rừng cổ thụ Mẫu Sơn ở Lạng
Sơn, sản phẩm trà xanh là chủ yếu.
* Vùng chè duyên hải miền Trung: Diện tích chè phân bố rời rạc ở các
tỉnh, nhiều nhất là Quảng Nam, ít nhất là Quảng Trị, sản xuất tự túc là chủ yếu.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
*Tình hình sản xuất
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm). Ngày nay
chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến với những sản phẩm chế biến đa
dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng,
thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những
nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Trên Thế Giới cây chè được phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là
từ đầu thế kỷ 18 trở lại đây. Đến năm 2000, đã có hơn 100 nước trồng và xuất
khẩu chè. Sản lượng chè Thế Giới năm 2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn. Ấn Độ và

Trung Quốc là hai nước trồng chè lớn nhất (chiếm hơn nửa tổng sản lượng) và
cũng là hai nước tiêu thụ chè lớn nhất Thế Giới. Chè được xuất khẩu trên Thế
giới dưới hai dạng chính là chè đen và chè xanh, trong đó, chè đen chiếm
phần lớn lượng chè xuất khẩu (84%). Shrilanka và Kenya là hai nước xuất
khẩu chè đen lớn nhất, chiếm 27,88% và 20,63% thị phần xuất khẩu. Các


6

nước Liên Xô cũ là thị trường nhập khẩu chè đen lớn nhất, chiếm 22%, tiếp
theo là Anh (13%), Parkistan (11%) và Mỹ (8%). Không như chè đen,
chè xanh được sản xuất ít hơn (chiếm 25% tổng sản lượng) và chủ yếu được
tiêu thụ nội địa. Trung Quốc, Nhật Bản là các nước sản xuất và tiêu thụ chính.
Các nước xuất khẩu chè xanh lớn nhất gồm có Trung Quốc
(83,4%), Việt Nam (10,16%) và Inđônêsia (4,28%). Chè xanh được xuất
khẩu nhiều nhất sang Morocco (18,7%).
Ngày nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia trồng chè. Chè được
trồng nhiều nhất ở Châu Á, sau đó đến Châu Phi, trong đó có khoảng 30 nước
có nền sản xuất chè phát triển, phân bố từ 33 độ đến 49 độ vĩ nam, tập trung
chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Theo FAO (2016) thì tình hình sản xuất và
tiêu thụ chè trên thế giới tính đến năm 2014 như sau:
* Diện tích
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2010 – 2014
(Đơn vị tính: ha)
Tên nước

2010
Trung Quốc 1.440.590
Ấn Độ

579.000
Sri Lanka
221.969
Kenya
171.916
Việt Nam
113.200
Indonexia
124.573
Turkey
75.851
Myanmar
78.746
Bangladest
52.236

2011
1.658.760
600.000
221.969
187.855
114.399
123.300
75.890
78.604
56.670

Năm
2012
1.748.508

605.000
221.969
190.600
114.433
123.300
75.856
79.200
57.900

Nhật Bản

46.800

46.200

45.900

Thế Giới

3.145.178

3.400.104

3.504.972

2013
2014
1869.018 1.996.014
563.980
604.000

221.969
221.969
198.600
203.006
114.827
115.436
122.500
118.900
76.425
76.049
80.800
82.800
58.300
59.925
45.400

44.800

3.616.412 3.799.831

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016)


7

Qua số liệu Bảng 2.1 cho thấy:
Tính đến năm 2014, diện tích chè trên tồn thế giới đạt 3.799.831 ha.
Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất với 1.996.014 ha,
chiếm 52,52% diện tích tồn thế giới. Tiếp đó là Ấn Độ đứng thứ hai với
604.000 ha, chiếm 15,89% so với thế giới. Đứng thứ ba là Srilanka với diện

tích 221.969 ha. Diện tích chè tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á với khoảng
5,84% diện tích, đây cũng là nơi phát sinh ra cây chè.
* năng suất
Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2010 – 2014
Đơn vị: tạ khô/ha/năm
Tên nước

Năm
2010

2011

2012

2013

2014

Trung Quốc

10,187

9,889

10,321

10,375

10,575


Ấn Độ

17,119

18,258

18,761

21,433

19,989

Sri Lanka

14,930

14,754

14,867

15,328

15,229

Kenya

23,209

20,117


19,381

21,772

21,926

Việt Nam

17,532

18,060

18,482

18,959

19,782

Indonexia

12,069

12,182

11,793

11,902

12,986


Myanmar

3,944

3,944

11,944

11,918

11,908

Bangladest

11,486

10,676

10,799

11,365

10,643

Nhật Bản

18,162

17,771


18,715

18,678

18,661

Thế Giới

14.637

14.040

14.364

14.791

14.636

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016)


8

Năng suất chè thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể. Trung Quốc
có diện tích lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt 10,575 tạ khơ/ha/năm. Kenya là
nước có năng suất chè lớn nhất đạt 21,926 tạ khô/ha/năm, cao hơn 33,25%
năng suất chè trung bình thế giới (Năng suất trung bình chè thế giới đạt14,636
tạ khơ/ha/năm). Đứng thứ hai là Ân Độ với 19,989 tạ khô/ha/năm cao hơn
26,78% năng suất chè trung bình thế giới.

* Sản lượng
Bảng 2.3: Sản lượng chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2010 – 2014
(Đơn vị tính: tấn)
Năm
Tên nước
2010

2011

2012

2013

2014

Trung Quốc

1.467.467

1.640.310

1.804.655

1.939.175

2.110.770

Ấn Độ


991.182

1.095.460

1.135.070

1.208.780

1.207.310

Sri Lanka

331.400

327.500

330.000

340.230

338.032

Kenya

399.006

377.912

369.400


432.400

445.105

Việt Nam

198.466

206.600

211.500

217.700

228.360

Indonexia

150.342

150.200

143.400

145.800

154.400

Turkey


235.000

221.600

225.000

212.400

226.800

Myanmar

31.060

31.000

94.600

96.300

98.600

Bangladest

60.000

60.500

62.524


66.259

63.780

Nhật Bản

85.000

82.100

85.900

84.800

83.600

Thế Giới

4.603.515

4.773.895

5034637

5.349.088

5.561.339

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016)



9

Qua Bảng 2.3 cho thấy:
Sản lượng chè thế giới năm 2014 đạt 5.561.339 tấn. Trung quốc là
nước có sản lượng chè cao nhất đạt 2.110.770 tấn chiếm 37,95% tổng sản
lượng tồn thế giới. Bangladest là nước có sản lượng chè thấp nhất thế giới
chỉ đạt 63.780 tấn chiếm 1,15% tổng sản lượng chè toàn thế giới. Việt Nam
đứng thứ 5 trên thế giới và đạt 228.360 tấn chiếm 4,1% tổng sản lượng chè
tồn thế giới.
2.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Với 3/4 diện tích là đồi núi, lại thêm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Việt
Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển.
Trong những năm gần đây, nhà nước ta có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư
cho phát triển cây chè. Do vậy, diện tích năng suất và sản lượng chè khơng
ngừng tăng lên.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam
từ năm 2005 – 2014
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014


Diện tích chè
kinh doanh
(1000ha)
97,700
102,100
107,400
108,800
111,400
113,200
114,399
114,433
114,827
115,436

Năng suất
(tạ khơ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn khơ)

13,560
14,790
15,270
15,950
16,670
17,530
18,060
18,482
18,959

19,782

132,530
151,000
164,000
173,500
185,700
198,470
206,600
211,500
217,700
228,360

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016)


10

* Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam
Dự kiến cả năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD, với tỷ lệ chè
xanh đạt khoảng 46%, chè đen 53%, còn lại là loại khác.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, các thị trường nhập khẩu chè lớn của
Việt Nam hiện là Afganistan, Indonesia, Nga, Pakistan, Đài Loan, Mỹ, Trung
Quốc, Anh và Các tiểu Vương Quốc Ả Rập...
Hiện nay, xu hướng uống trà đang phát triển mạnh ở Bắc Mỹ. Thị
trường chè Mỹ cũng đang ngày càng ưa chuộng các loại trà đặc sản như chè
đen hay chè xanh có hương hay chè thảo mộc.
Hiệp hội dự đoán, sản lượng chè xuất khẩu trong năm 2017 sẽ tăng
khoảng 10% so với năm 2016.
Tuy nhiên, để đạt được con số kỳ vọng này cần có sự phối hợp giữa các

đơn vị chức năng trung ương và địa phương như quy hoạch đất trồng chè và
cơ sở chế biến trên từng địa bàn với cơng suất phù hợp... Kiểm sốt chặt chẽ
việc sản xuất chè an tồn đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và
nơng dân trong q trì sản xuất, đầu tư và thu mua nguyên liệu...
Bảng 2.5: Số liệu xuất khẩu chè tháng 1/2017 và so sánh với cùng kì năm
trước của Việt Nam
Thị trường

Tháng 1/2017
Lượng (tấn) Trị giá (USD)

Tổng
Pakistan
Đài Loan
Trung Quốc
Nga
Indonesia
Hoa Kỳ
Thổ Nhĩ Kì
Ba Lan
Đức

9.155
3.113
809
608
1.296
543
391
44

44
31

13.463.066
5.586.154
1.075.092
609.314
1.816.117
426.788
465.232
94.416
94.416
105.238

So sánh với cùng kỳ năm trước
(%)
Lượng
-15,4
-20,73
-69,87
72,73
2,13
-67,81
9,83
-45,68
-45,68
-60,76

Trị giá
-20,0

-27,89
-12,28
16,79
-1,24
-71,95
9,31
-20,29
-20,29
7,70


11

Dự báo: Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm mạnh trong khi nhu cầu
tiêu dùng vững ở mức cao do nền kinh tế tồn cầu đang trong giai đoạn khó
khăn, người tiêu dùng tại nhiều nước đã chuyển thói quen dùng các đồ uống đắt
tiền khác sang dùng chè. Do đó, xuất khẩu chè của nước ta trong những năm tới
đây dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi cả về giá cả lẫn thì trường xuất khẩu.
Theo tính tốn của chuyên gia ngành chè, hiện tiềm năng ở thị trường
trong nước còn rất lớn. Với dân số hơn 90 triệu người, chỉ cần mỗi người dân
tiêu thụ 1kg/người/năm thì một năm đã tiêu thụ được trên 90.000 tấn chè, lúc
này áp lực về xuất khẩu khơng cịn nữa. Hiện nay, có một nghịch lý là chúng
ta cứ cố xuất khẩu chè thô để tăng sản lượng xuất khẩu, giá bán lại thấp, trong
khi đó thị trường trong nước lại bị bỏ trống. Trong những năm qua, một số
thương hiệu trà túi lọc nước ngồi đã tấn cơng vào thị trường Việt Nam,
người tiêu dùng phải trả với giá cao… Hiện nay, một số công ty chế biến chè
trong nước đã chuyển hướng từ xuất khẩu chè sang phát triển thị trường trong
nước và bước đầu đã gặt hái được thành công.
Theo dự báo, trong những năm tới, tiêu thụ chè ngày càng có xu hướng
tăng, bởi chè là sản phẩm thiên nhiên, người tiêu dùng ngày càng quan tâm

đến sức khỏe, tìm đến thức uống từ thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng
doanh nghiệp trong nước làm thương hiệu phân phối, đóng gói sản phẩm chè
một cách bài bản vẫn cịn ít. Do vậy, Nhà nước cần tạo cơ chế tốt để thu hút
các doanh nghiệp đầu tư đóng gói, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thương
hiệu chè, góp phần nâng cao giá trị kinh tế. “Chúng ta có thể phát triển Việt
Nam thành quốc gia về chè, thu hút khách du lịch quốc tế, bán với giá cao
hơn hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với giá cao hơn. Hiện nay, chè sen đang
thành công với nâng cao giá trị gia tăng, người ta chỉ cần ướp hoa sen, bán
từ 2-5 triệu đồng/kg, đây không phải người ta thích mùi sen, mà người ta


12

nghe câu chuyện về hoa sen, người trồng sen, đưa hồn vào sản phẩm, nâng
cao giá trị….” lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết.
* tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
Thái Nguyên nằm ở vị trí của ngõ giao lưu kinh tế giữa cùng Trung Du
Miền Núi phía Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, có độ cao trung bình so với mặt nước
biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Tỉnh
Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Băc Sơn, Ngân Sơn và Tam
Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m. Thái Nguyên có diện
tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số khoảng 1.127.200 người.
Tỉnh Thái Ngun có phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây tiếp
giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tun Quang. Phía đơng giáp với các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội. Với vị trí địa lý như
vậy Thái Nguyên đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, giáo
dục của khu vực Việt Bắc nói riêng và của vùng Trung Du Miền Núi phía Bắc
nói chung. Thái Nguyên là của ngõ giao lưu kinh tế - xã hội vùng Trung Du
Miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu được thực hiện thông qua
hệ thống đường bộ, đường sắt, đường song hình rẻ quạt mà thành phố Thái

Ngun là đầu mút.
Tỉnh có diện tích đất nơng nghiệp là 275.301,11ha, địa hình Thái Ngun
ít bị chia cắt, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 200 – 300 m, nằm
trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên Thái Ngun có khí hậu mang tính
chất nhiệt đới gió mùa. Khí hậu Thái Ngun chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung
bình năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm. Tổng số giờ nắng dao động từ 1300 đến
1750 giờ và phân bố tương đối đề trong các tháng trong năm.


13

Trong diện tích đất nơng nghiệp ở Thái Ngun, nhóm đất chủ yếu là
nhóm đất Feralit với độ cao 20 – 200m so với mực nước biển rất thích hợp để
trồng và phát triển cây chè. Trong nhóm đất này thì ưu thế hơn cả là đất vàng đỏ
trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chế biến đặc biệt có
kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống từ lâu đời, đã hình thành nên nhiều vùng
chuyên canh cây chè có sản phẩm chè ngon được người tiêu dùng ưa chuộng
như: Tân Cương, Trại Cài… Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh
mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng cũng như chất lượng chè và đã trở thành
một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Thái Ngun thì diện
tích, năng suất, sản lượng chè thái nguyên trong những năm trở lại đây được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thái nguyên từ năm
2010 – 2016
Năm

Tổng diện

tích (ha)

Diện tích
Năng suất
kinh
(tạ/ha)
doanh (ha)

Sản lượng Sản lượng
tươi
khơ
(nghìn tấn) (nghìn tấn)

2010

17.661

16.289

105,50

171,90

34,38

2011

18.138

16.648


108,73

181,02

36,20

2012

18.600

17.018

110,02

184,90

37,04

2013

19.100

17.630

111,82

191,00

39,95


2014

19.800

18.700

109,40

193,00

39,364

2015

20.764

18.500

110,02

192,951

38,50

2016

21.300

18.800


112,00

200,00

39,95

(Nguồn: Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên năm 2017)


14

Theo số liệu bảng 2.5 cho thấy:
Diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng tính đến năm 2016 tồn
tỉnh có 21.300 ha.
Năng suất chè năm 2010 mới chỉ đạt 105,5 tạ/ha nhưng đến năm 2016
đạt 112,00 tạ/ha. Cùng với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất thì sản
lượng chè cũng tăng mạnh. Năm 2016 đạt 200 tấn. Kết quả cho thấy sự quan
tâm, đầu tư phát triển cây chè trở thành cây trồng mũi nhon của lãnh đạo tỉnh
Thái Nguyên. Hiệu quả từ các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển cây
chè mang lại là rất cao.
Cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây xóa đói giảm nghèo và
làm giàu của nơng dân được trồng tập trung ở một số huyện như Định Hóa,
Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên. Giai đoạn
2000 – 2005, tỉnh đã thực hiện đề án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ
chè. Sau 5 năm thực hiện các mục tiêu của đề án cơ bản đã đạt được. Ngày 28
tháng 3 năm 2006, UBND tỉnh ra quyết định số 520/QĐ – UBND về việc phê
duyệt đề án phát triển chè Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 với các mục
tiêu chủ yếu: tổng diện tích đạt 17.500 ha (50% diện tích sản xuất nguyên liệu
chè xanh, 30% diện tích sản xuất nguyên liệu chè cao cấp, 20% diện tích sản

xuất nguyên liệu chè đen) năng suất bình quân 8,5 tấn búp tươi/ha/năm, giá trị
thu nhập bình quân 50 triệu/ha/năm.
Những năm gần đây thị trường tiêu thụ chè tương đối ổn định. Chè
xanh được tiêu thụ chủ yếu trong nước, chiếm 70% tổng sản lượng mặt hàng
lợi thế của Thái Nguyên, còn lại được xuất khẩu sang các thị trường chính
như Đài Loan, Nhật Bản, Liên Bang Nga với 2 loại sản phẩm là chè Xanh và
chè Đen.
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè
theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các
giống chè trong nược chọn tạo, lai tạo.


15

2.4.Tình hình nghiên cứu phân bón chè trên Thế giới và Việt Nam.
Trong quá trình sinh trởng và phát triển cây chè lấy đi một lượng phân
bón rất cao cộng với cây chè thường trồng trên phần sườn đồi, núi cao, dốc,
nghèo dinh dưỡng… Cho nên lượng chất dinh dưỡng trong phần đất trồng chè
bị thiếu hụt ngày càng cao. Chính vì vậy đảm bảo được năng suất và
chất lượng phẩm chất chè, đảm bảo mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ mơi
trường và duy trì thu nhập là một biện pháp không thể thiếu được. Theo Eden
(1958) trong búp chè non có 4,5% N, 1,5% P2O5 và 1,2 -2,5% k2O vì thế
cần bón phân cho chè một cách cân đối và hợp lý.
Theo tài liệu của Trung Quốc: Nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha cần phải cung
cấp N = 37,5KG, P2O5 = 75kg, K2O = 112 - 150kg.
Theo các nhà nghiên cứu của Trutuzin (1973) thì NPK phối hợp
với Zn, Bo thì phẩm chất chè nguyên liệu tăng lên.
Theo M.L. Bziava (1973) liều lượng đạm tăng thì sản lượng búp sẽ
tăng, song để đạt năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả cao nhất.
Ngồi ra cần chú ý rằng hàng năm khối lượng cành đốn cũng xấp xỉ

bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxeli thì lượng đạm bị
rửa trơi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.
Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh
trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè. Nhiều cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy hiệu quả
của phân bón cho chè chiếm từ 50 - 60%.
Hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả
nghiên cứu trong 10 năm (1988 - 1997) ở Phú Hộ cho thấy:
Đạm có vai trị hàng đầu sau đó đến lân và kali đối với sinh trưởng của chè
nhỏ tuổi.Vai trị của đạm, lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi,
lớn hơn vai trò tổng hợp đạm và kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bố đến


16

sinh trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, các tác giả Chu Xuân
Ái, Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức (1998) cho thấy: phân lân có vai trị với
sinh trưởng cả về đường kính thân, chiều cao cây và độ rộng tán của chè con.
Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ bón đạm
và kali hoặc chỉ bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh sự sinh
trưởng tán chè tiếp tục đòi hỏi đầy đủ phân P, K trên cơ sở bón đủ đạm.
Theo Viện Công nghệ xạ hiếm (Bộ Khoa học và Công nghệ); viện khoa
học vật liệu thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và cơng nghệ Quốc gia; viện
nơng hóa thổ nhưỡng đã nghiên cứu chế tạo thành công một số loại chế phẩm
phân bón vi lượng từ đất hiếm làm tăng sự phát triển cuả cây chè. Trong đó có
loại phân bón cho lá và phân bón cho đất.
Tuy nhiên, khi dùng đất hiếm với lượng lớn thì sinh trưởng cây trồng
tăng khơng nhiều, thậm chí giảm năng suất (do cây bị ngộ độc) và có hiện
tượng tăng dư lượng đất hiếm trong cây. Để có thể khẳng định tính ưu việt
của phân bón có chứa vi lượng đất hiếm đến năng suất và chất lượng chè, đến

độ an toàn thực phẩm người ta cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu thử
nghiệm ở phạm vi rộng hơn, thời gian dài hơn và phải tiến hành nghiên cứu
các tác động sinh lý của đất hiếm đối với cây trồng. Ngoài ra người ta cũng
cần tiến hành các phân tích đánh giá tính an tồn thực phẩm của sản phẩm chè
sau khi sử dụng đất hiếm.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Xn Tồn cơng ty cổ phần kỹ
thuật mơi trường (ETC) đã tiến hành khảo nghiệm một số loại phân hữu cơ
dạng lỏng phun qua lá: Agro Dream C; Agro Dream D và Agro
Dream M theo công nghệ thuỷ phân protein bằng enzyme ở nhiệt độ thấp
và bổ xung các chất dinh dưỡng đa lượng bao gồm urê, KOH, H3PO4, rỉ
đường trong 4 năm từ năm 2005 – 2008 trên cây chè tại Phú Hộ (Phú Thọ)
đã kết luận.


×