Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu CHƯƠNG I: THÔNG SỐ HÌNH HỌC PHẦN CẮT VÀ LỚP CẮT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.05 KB, 14 trang )

CHƯƠNG I THÔNG SỐ HÌNH HỌC PHẦN CẮT VÀ LỚP CẮT
Câu 1: Chuyển động cắt chính là gì? ý nghĩa của nó? Các dạng chuyển động cắt
chính?
Trả lời:
Chuyển động cắt chính là chuyển động được truyền từ trục chính của máy ra phôi
hoặc dụng cụ để tạo ra vận tốc cắt chính. Chuyển động này có thể quay hoặc tịnh
tiến
Ý nghĩa: Tạo ra vận tốc cắt chính. Đối với những máy mà chuyển động cắt chính là
quay tròn thì thông số công nghệ là số vòng quay, tính trong một đơn vị thời gian
là phút, ký hiệu vg/ph. Đối với chuyển động cắt chính là tịnh tiến khứ hồi như bào,
xọc thì thông số đó là HTK/ph
Các dạng chuyển động cắt chính:
+ Chuyển động quay tròn: Máy tiện, phay, khoan…
+ Chuyển động tịnh tiến: Máy bào xọc, chuốt…
Câu 2: Chuyển động chạy dao là gì? ý nghĩa của nó? Các dạng chuyển động chạy
dao?
Trả lời: Là chuyển động của dao hay chi tiết gia công nó kết hợp với chuyển động
cắt chính tạo nên quá trình cắt gọt.
Ý nghĩa: Chuyển động dao dọc để cắt hết bề mặt gia công; chuyển động chạy dao
ngang sau mỗi hành trình chạy dao dọc, với lượng tiến dao là
mm
t
vuông góc với bề
mặt gia công, nhằm cắt hết lượng dư gia công
Các dạng chuyển động chạy dao:
+ Chạy dao dọc
+ Chạy dao ngang
Câu 3:Chuyển động phụ là gì? Vai trò của nó trong quá trình gia công kim loại
bằng cắt?
Trả lời: Là chuyển động không trực tiếp tạo ra phoi như chuyển động tịnh tiến, lùi
dao ( không cắt vào phôi)


Câu 4: Bề mặt đã gia công là gì?
Trả lời:Là bề mặt được tạo thành khi dụng cụ cắt hớt đi phần kim loại( bề mặt mà
dao đã cắt qua)
Câu 5: Bề mặt chưa gia công là gì?
Trả lời:Là bề mặt mà dụng cụ cắt chưa cắt gọt, Là bề mặt mà phôi, dao sẽ cắt đến
theo quy luật chuyển động
Câu 6: Bề mặt đang gia công là gì?
Trả lời:Là bề mặt tiếp xúc với dụng cụ cắt trong quá trình gia công
Câu 7: Khái niệm về quá trình gia công kim loại bằng cắt?
Trả lời: Gia công kim loaị bằng cắt gọt là một phương pháp gia công kim loại phổ
biến trong ngành cơ khí chế tạo máy. Quá trình cắt kim loại là quá trình con người
sử dụng dụng cụ cắt để hớt bỏ lớp kim loại thừa khỏi chi tiết, nhằm đạt được
những yêu cầu cho trước về hình dáng, kích thước, vị trí tương quan giữa các bề
mặt và chất lượng bề mặt của chi tiết gia công
Câu 8: Có mấy loại bề mặt trên phôi khi quá trình gia công bằng cắt gọt đang thực
hiện?
Trả lời: Có 3 loại bề mặt trên phôi khi quá trình gia công cắt gọt đang thực hiện
+ Bề mặt đã gia công, ký hiệu E
+ Bề mặt đang gia công, ký hiệu C
+ Bề mặt chưa gia công, ký hiệu F
Câu 9: Mặt trước trên phần cắt của dụng cụ cắt có tác dụng gì đối với một dụng cụ
cắt?
Trả lời: Khi cắt kim loại phoi trượt, và thoát ra theo mặt này
Câu 10: Trình bày các bề mặt trên phần cắt dụng cụ?
Trả lời:Về mặt hình học, nó là một khối tam diện gồm 3 bề mặt sau đây tạo thành:
+ Mặt trước: Khi cắt kim loại phoi trượt, và thoát ra theo mặt này
+ Mặt sau chính: Đối diện với bề mặt cắt trên phôi tức là bề mặt đang được gia
công
+ Mặt sau phụ : Đối diện với bề mặt đã gia công
Câu 11: Trình bày về các lưỡi cắt của một dụng cụ cắt?

Trả lời:
+ Lưỡi cắt chính: là giao tuyến của mặt trước và mặt sau chính. Lưỡi cắt chính có
thể là thẳng cũng có thể là cong khi mặt trước hoặc mặt sau là cong
+ Lưỡi cắt phụ: Là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ
Câu 12: Trong quá trình cắt, lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ có vai trò như thế nào?
Trả lời: . Nó có nhiệm vụ cắt hết lượng dư kim loại của phôi
Câu 13: Số lượng lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên phần cắt của một dụng cụ cắt
là bao nhiêu?
Trả lời: Tùy vào loại dụng cụ cắt , dao tiện phay hay chuốt... Mỗi lưỡi cắt đều có
các thông số như lưỡi cắt đơn tức là cũng có lưỡi cắt chính và phụ.
Câu 14: Chiều sâu cắt là gì?
Trả lời:Là kích thước lớp kim loại bị cắt sau một lần chạy dao , đo theo phương
vuông góc với bề mặt gia công ký hiệu t(mm)
Câu 15: Vận tốc cắt là gì? Phân biệt vận tốc cắt và vận tốc cắt chính?
Trả lời:Là lượng dịch chuyển tương đối giữa lưỡi cắt và chi tiết gia công trong một
đơn vị thời gian( hoặc lương dịch chuyển tương đối của một điểm trên bề mặt chi
tiết gia công và lưỡi cắt trong một đơn vị thời gian) ta có
Câu 16: Đơn vị đo vận tốc cắt khi tiện, phay, mài, khoan, doa, gia công răng?
Trả lời: Khi tiện, phay, khoan : m/ ph
Khi bào , xọc : m/ph
Khi mài : m/giây
Câu 17: Vận tốc chạy dao là gì? Phân biệt vận tốc chạy dao và lượng chạy dao?
Trả lời:là lượng dịch chuyển tương đối giữa dao và chi tiết theo phương chạy dao
ứng với một đơn vị thời gian.
Câu 18: Phân biệt lượng chạy dao răng, lượng chạy dao vòng và lượng chạy dao
phút?
Trả lời:
+ Lượng chạy dao răng ký hiệu
z
S

, là lượng chạy dao xác định sau khi dao quay
được một góc răng
ε
;
360
Z
ε
=
; Z là số răng đơn vị là mm/răng
+ Lượng chạy dao vòng:
Sv
là lượng chạy dao xác định sau khi dao quay được một
vòng

.Sv S Z
z
=
(mm/vòng)
+ Lượng chạy dao phút
ph
S

Sv
là lượng chạy dao xác định sau khi dao quay thời
gian một phút
. . .S n S n Z S
ph v z
= =
Câu 19: Trình bày mặt cắt và mặt đáy tại một điểm trên lưỡi cắt của dụng cụ cắt?
Trả lời: Mặt phẳng cắt là mặt phẳng đi qua một điểm trên lưỡi cắt và tiếp xúc với

bề mặt gia công. Mặt đáy là mặt phẳng vuông góc với mặt cắt
Câu 20: Tiết diện chính tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt là gì?

×