Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SK cua toi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.9 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TOÁN CHO HỌC SINH TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO .................. PHẦN I:. MỞ ĐẦU. 1. Lý do Trong cùng một lớp học, thường có ba đối tượng: loại bộc lộ nhiều năng lực (gọi tắt là học sinh giỏi), loại trung bình và loại gặp nhiều khó khăn trong việc học toán (gọi tắt là loại kém). Cả ba loại cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiếu đặt ra theo mục tiêu đào tạo. Những yêu cầu tối thiếu được tính toán trên cơ sở trình độ học sinh trung bình. Vấn đề được đặt ra là làm sao cho loại trung bình đạt được yêu cầu đó một cách vững chắc và có thể vươn lên cao hơn, loại học sinh giỏi có thể đạt kết quả học tập cao hơn nữa và loại học sinh kém từng bước vươn lên đạt yêu cầu. 2. Nhiệm vụ Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là đề ra cách giúp cho học sinh yếu khắc sâu được kiến thức cơ bản môn toán ở lớp dưới mà các em chưa nắm chắc và tiếp thu những kiến thức mới ở lớp 5 dễ dàng hơn. Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tư duy, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong học tập. Tạo trong lớp bầu không khí yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bồi dưỡng đức tính tự tin, thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, lòng say mê ham học toán. Phát hiện học sinh có năng khiếu về toán, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán, một số thủ thuật giải toán, biến bài toán phức tạp đã cho thành bài toán đơn giản. Khắc phục việc giải toán rườm rà, thiếu mạch lạc. Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm trong việc khắc phục học sinh yếu- bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán. 3. Phương pháp tiến hành - Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả là chủ yếu. - Kiểm tra việc nắm khái niệm, kiến thức cơ bản, giải toán của học sinh ngay từ đầu năm học để phát hiện học sinh có nhiều khó khăn trong học toán và học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. - Trình tự thực hiện. + Phát hiện học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học toán. + Phát hiện học sinh có năng khiếu về toán. + Ôn luyện, củng cố kiến thức toán cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán: xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh gặp nhiều khó khăn- học sinh có năng khiếu về toán (dựa vào kinh nghiệm của bản thân). 4. Cơ sở và thời gian tiến hành.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề tài này được rút ra trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của nhiều năm dạy học lớp 5 và kết quả đạt được của từng năm. Đề tài được thực hiện ở lớp khoảng 3 năm trở lại đây.. PHẦN II:. KẾT QUẢ. A. RÈN LUYỆN CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU 1. Mô tả thực trang Qua quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: - Các em còn khó khăn, lúng túng không giải toán được là do các em bị hỏng khiến thức cơ bản từ lớp dưới, chưa biết vận dụng chúng vào giải toán một cách hợp lý, kỹ năng tính toán cũng rất chậm. - Những biểu hiện thường thấy là các em thiếu tự tin, mặc cảm về sự kém cỏi, chậm chạp của mình nên thụ động, ít giơ tay phát biểu trước lớp. Năng lực tư duy hạn chế, khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng không bền, không theo kịp chương trình. - Điểm bài làm của các em lúc nào cũng bị điểm yếu kém. Từ đó học sinh yếu toán của lớp chiếm tỉ lệ cao, ảnh hưởng đến chất lượng chung của lớp. Cụ thể: Tổng số học sinh 25. Số học sinh làm bài được 6. Số học sinh làm bài khó khăn 19. Kết quả sau khi áp dụng phương pháp này 22. 2. Nội dung giải pháp mới 2.1. Sự chuẩn bị của thầy và trò a) Sự chuẩn bị của thầy - Trước hết vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn toán của học sinh để có cơ sở phân loại các đối tượng học sinh (học sinh yếu chiếm nhiều). - Xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản của từng chương, một số bài tập dễ nhưng có vấn đề dành cho học sinh yếu, sưu tầm các câu đố vui toán học, chuyện kể toán học. - Bảng phụ tham gia trò chơi, nam châm đính đồ dùng, để khơi gợi niềm hứng thú học toán cho các em. b) Sự chuẩn bị của trò - Ngoài vở học chính, mỗi học sinh cần chuẩn bị một vở ôn luyện. - Phân đôi bạn cùng tiến: Học sinh khá giỏi có trách nhiệm kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu. - Mỗi học sinh soạn, chuẩn bị trước nội dung ôn luyện từ dễ đến khó theo yêu cầu của giáo viên. 2.2. Vận dụng vào giảng dạy - giáo dục (Cá thể hóa trong việc giảng dạy và giáo dục) - Áp dụng đề tài vào giảng dạy trong nhiều tiết, nhất là phần nội dung khó như: ôn tập về phân số, toán liên quan đến tỉ lệ, các phép tính về số thập phân ( nhất là phép chia), số đo thời gian; các nội dung cơ bản như: Tìm hai số khi biết.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tổng và hiệu, Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số, Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng (lớp 4),... - Trong nội dung ôn luyện, tôi đã thiết lập được một số kiến thức trọng tâm của chương trình thông qua công thức, kí hiệu và hình vẽ trực quan, nhiều chương trình ôn tập toán vui mà học, có thể áp dụng một phần cho sinh hoạt câu lạc bộ hay buổi sinh hoạt ngoại khóa do nhà trường tổ chức. - Qua nội dung giải pháp thực hiện đề tài, giáo viên càng gần gũi, tình cảm yêu thương học sinh nhiều hơn, có kế hoạch chủ động trong công tác giáo dục, ý thức trách nhiệm công việc cao hơn. Với học sinh, đã dần hình thành nề nếp ngăn nắp, trật tự trong ghi chép (sổ tay toán học); phát triển năng lực tư duy, khả năng phân tích tổng hợp một vấn đề, làm việc có hệ thống: Trình bày vở khi ghi bài theo hai cột (phần làm bài và phần chữa bài). Tính năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn, linh hoạt và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (trong đố vui học toán) Để rèn kỹ năng học toán cho học sinh yếu lớp 5, ta cần thực hiện một số biện pháp trong quá trình giảng dạy như sau: 1. Khơi gợi niềm hứng thú học tập bộ môn toán Bắt đầu của một tiết học toán, tôi đều không bỏ lở cơ hội cho các bài tập nhỏ, phù hợp với trình độ hiểu biết của các em, nhưng kích thích được óc tò mò học sinh, khuyến khích các em xung phong làm. Nếu các em làm sai, dùng câu hỏi gợi mở để học sinh nhớ lại những kiến thức đã tiếp thu và vận dụng làm bài tập cho đúng. Có như vậy, các em cảm thấy phấn chấn tự tin, dần dần say mê và ham thích học toán hơn. 2. Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu toán (Thành lập đôi bạn cùng tiến - Thi đua giữa các đôi bạn cùng tiến) Ngay từ đầu năm học, giáo viên phân công một số học sinh khá, giỏi theo dõi kiểm tra và giúp đỡ các bạn học sinh yếu, tạo thành một đôi bạn cùng tiến. Ngoài việc đảm bảo thời gian, kết quả học tập của bản thân, các em còn dành thời gian ôn luyện vào lúc truy bài đầu buổi hay giờ ra chơi. Giáo viên cần quan tâm, thường xuyên theo dõi kết quả học tập của các bài kiểm tra, việc tiếp thu bài trên lớp, kịp thời tuyên dương khen ngợi những đôi bạn cùng tiến bộ, giúp đỡ các đôi bạn khi gặp khó khăn để thi đua cùng học tốt. 3. Biện pháp rèn luyện a) Dành thời gian hợp lý để rèn luyện - Trong 15 phút truy bài đầu buổi: Dành 5 phút còn lại cho những đôi bạn cùng tiến kiểm tra bài của nhau. - Sau mỗi buổi học giáo viên dùng 4-5 phút ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản của tiết học toán, ôn luyện những kiến thức toán có liên quan đến bài từ những năm trước. - Trong các buổi dạy thêm (buổi chiều/tuần), giờ luyện toán giáo viên cho những bài toán cơ bản nhưng có vấn đề mà các em thường làm sai, hướng dẫn kỹ và làm theo từng bước để củng cố, có thêm kiến thức. b) Hướng dẫn trình bày vở rèn luyện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngoài những vở đã quy định, học sinh còn có thêm một quyển vở rèn luyện toán, học sinh phải mang theo vở này đi học hàng ngày. Quyển vở này được chia thành ba phần: - Phần đầu của quyển vở dành ghi những quy tắc, công thức toán đã học để học sinh dễ nhớ và ghi theo cách ghi từ điển (theo thứ tự chữ cái của chủ đề kiến thức). Nếu quên học sinh có thể mở ra xem một cách nhanh chóng, dễ dàng. - Hai phần còn lại học sinh dùng làm các bài tập luyện thêm và được chia làm hai: Một bên để ghi bài và một bên còn lại để chữa bài. Qua một thời gian theo dõi, nếu phần chữa bài trống nhiều tức là học sinh đã có tiến bộ, làm đúng nhiều. Giáo viên cho học sinh tự điều chỉnh hai phần cho thích hợp, lúc này phần làm bài bên trái dần rộng hơn phần chữa bài bên phải để tiết kiệm giấy. Ví dụ : về cách ghi phần đầu của vở: * Khi dạy chương I: Ôn tập và bổ sung về phân số. (Học sinh ghi vào mục Phân số của vở). Sau mỗi tiết học chương này, học sinh tự ghi lại tất cả các quy tắc và ví dụ minh họa từng tiết. - Tính chất cơ bản của phân số: + Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. + Khi chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. 2 2 x2 4 3 3:3 1 Ví dụ: 3 = 2 x2 = 6 ; 12 = 12 : 3 = 4. - So sánh hai phân số. So sánh hai phân số. Cùng mẫu. Khác mẫu. 3 4 3 4 Ví dụ: So sánh 7 và 7 Vì 3 < 4 nên 7 < 7 2 3 3 và 5 MSC: 15 2 2 x5 10 3 3 x3 9 10 9 2 3 3 = 3 x5 = 15 ; 5 = 5 x3 = 15 15 > 15 (vì 10 > 9). Vậy 3 > 5. * Khi dạy chương V: Hình học (học sinh ghi vào mục hình học của vở) Giáo viên nhớ cho học sinh ghi công thức kèm theo hình vẽ. + Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S = a x b ( a: chiều dài; b: chiều rộng) + Công thức tính diện tích hình tam giác: a. S=. x h 2 ( a: độ dài đáy; h: chiều cao).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Công thức tính diện tích hình thang: ( a  b) x h 2 S= ( a, b: độ dài hai cạnh đáy; h: chiều cao). + Công thức tính diện tích hình tròn: S = r x r x 3,14 ( r: bán kính hình tròn), ... * Khi học về: Các dạng toán thường gặp (phần lớp 4). Học sinh ghi các dạng toán vào vở. + Bài toán tổng hiệu: Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2 Số bé = Số lớn trừ hiệu + Bài toán tổng tỉ:  Tỉ giữa hai số: Số thứ nhất = Tổng : (tử + mẫu) x tử Số thứ hai = Tổng trừ số thứ nhất  Tỉ giữa số thứ nhất với tổng: Số thứ nhất = Tổng : mẫu x tử Số thứ hai = Tổng trừ số thứ nhất + Bài toán hiệu tỉ:  Tỉ số giữa hai số: Số thứ nhất = Hiệu : (mẫu - tử) x tử (nếu tử < mẫu) Số thứ hai = Số thứ nhất cộng hiệu. Số thứ nhất = Hiệu : (tử - mẫu) x tử (nếu tử > mẫu) Số thứ hai = Số thứ nhất trừ hiệu. c) Hình thức rèn luyện * Hình thức thứ nhất (hoạt động học tập của những đôi bạn học tập trong khoảng 5-7 phút truy bài đầu giờ. - Em học sinh giỏi có nhiệm vụ kiểm tra quy tắc toán, công thức toán của tiết học trước, học sinh giỏi có thể tự ra thêm một số dạng tương tự cho bân làm. Ví dụ: Học bài “Trừ hai số thập phân”, học sinh giỏi ra bài tương tự như ví dụ ở sách giáo khoa cho bạn làm hoặc ví dụ của giáo viên đã cho lớp làm. 9,74 - 5,9 ; 17,24 - 6,47 ; 36,65 - 8,73 - Học sinh giỏi cũng có thể ra một số đề toán giải tương tự như sách giáo khoa để khắc sâu kiến thức về phép trừ, chẳng hạn: Sợi dây thứ nhất dài 15,4m, sợi dây thứ hai ngắn hơn sợi dây thứ nhất 4,3m. Hỏi sợi dây thứ hai dài bao nhiêu mét? * Hình thức thứ hai: Giáo viên dành 5-7 phút sau mỗi buổi học (chỉ có học sinh yếu) củng cố kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức cơ bản qua mỗi dạng toán. Ví dụ: Học về “Nhân một số thập phân với một số thập phân”. Tính: 7,8 x 4,7 + Trước hết, cho các em làm tính nhân hai số tự nhiên: 78 x 47. Nếu học sinh không làm được thì giáo viên cho học sinh đọc lại bảng nhân 7, nhân 4. + Sau đó hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy ở tích tìm được. * Hình thức thứ ba: Trong những buổi tăng tiết (hoặc buổi phụ đạo), ngoài việc rèn luyện, củng cố theo chuẩn kiến thức - kĩ năng cho học sinh, giáo viên dành 10-12 phút cuối mỗi buổi để tổ chức ôn luyện theo hình thức “Đố vui Toán học”. Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Cách thứ nhất ( thi toán nhanh): chia đối tượng học sinh yếu thành hai nhóm. Nhóm xanh và nhóm đỏ. Các em ngồi hai bàn đầu, còn học sinh ngồi dưới lớp cổ vũ động viên. Cho hai nhóm làm bài trong 5 phút, thu bài chấm. Nếu nhóm nào làm bài nhanh hơn, số lượng bài làm đúng hơn nhiều sẽ được tuyên dương. Ví dụ: “Đưa gà về chuồng”: Nối các phân số thập phân, số thập phân, số thập phân bằng nhau ở các ô cho đúng. 0,043. 43 100. 0,43. 0,4300. 0,430. + Cách thứ hai (hình thức bốc thăm) Đối với học sinh yếu kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân, tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang...còn yếu, hay quên các công thức và quy tắc. Để học sinh thuộc và nhớ lâu giáo viên ra đề theo hình thức bốc thăm. Ví dụ: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các dòng thơ sau: Diện tích tam giác dễ thôi, Chiều cao...đáy chia đôi là thành. Chu vi tam giác rành rành, Lấy...ba cạnh là thành bạn ơi! Nếu đúng, giáo viên nêu thêm câu hỏi phụ để thay đổi không khí lớp giúp học sinh được vui vẻ hơn. * Tóm lại: sau khi áp dụng những phương pháp trên khi dạy toán cho học sinh, tôi thấy học sinh làm được nhiều bài tập. Hầu hết các em vững chắc các khái niệm, công thức, quy tắc kiến thức cơ bản môn toán. Từ những cơ sở trên tôi phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán. Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ nêu lên một số kinh nghiệm phát hiện học sinh có năng khiếu về toán, bồi dưỡng học sinh giỏi giải một số dạng toán. Rèn luyện kỹ năng thi giải toán qua mạng Internet. B) PHÁT HIỆN- BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU VỀ TOÁN 1) Mô tả thực trạng Chúng ta đã biết, năng khiếu được phát triển rất sớm, rất hiếm và rất quí, năng khiếu trong mỗi con người luôn luôn biến động, nó nảy nở và phát triển nếu ta biết bồi dưỡng kịp thời và nó sẽ mai một đi nếu không được bồi dưỡng bằng những phương pháp thích hợp. Học sinh giỏi ví như hạt giống tốt, công việc của người giáo viên là phải biết phát hiện hạt giống và bồi dưỡng hạt giống phát triển thành cây, ra hoa, kết quả. Hạt giống tốt mà không có điều kiện tốt cho nó nảy mầm tất nhiên sẽ bị thiu chột đi. Vậy làm thế nào để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả tốt. Việc đó yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của học sinh, giáo viên, gia đình...bản.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thân học sinh tự học, gia đình quan tâm, giáo viên có tâm huyết, có lòng nhiệt thành. 2) Nội dung giải pháp mới Để nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần thúc đẩy sự phát triển, chăm lo cho thế hệ trẻ, giúp các em có kết quả cao hơn trong học tập và rèn luyện. Tôi đã áp dụng cách phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán theo các bước sau: 2.1) Phát hiện học sinh có năng khiếu về toán Học sinh có năng khiếu về toán có những biểu hiện sau: - Ham thích học toán: Những học sinh ham thích học toán biểu hiện qua cách ghi bài học, hay phát biểu, hay thắc mắc, có tinh thần xung phong lên bảng chữa bài tập, thích đọc sách toán, bài tập được giáo viên chữa rồi muốn xem lại ngay để biết chỗ đúng, sai của mình, có thể các em này chưa đạt điềm cao trong bài học và bài làm. - Tiếp thu kiến thức toán nhanh: Qua nét mặt biểu hiện trong giờ học, qua bài tập ứng dụng hoặc việc trả bài và làm bài. - Biết suy nghĩ và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, có suy nghĩ sáng tạo, độc lập. - Việc phát hiện học sinh có năng khiếu về toán phải tiến hành ở tất cả các lớp, ngay từ lớp 1. Cần tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Giới thiệu những học sinh có năng khiếu về toán. Giáo viên dựa vào quá trình học tập ở lớp, ở nhà hoặc qua các kết quả kiểm tra cuối chương, cuối kì. Mặt khác cần thăm dò ý kiến phụ huynh về cách học tập của các em và ý kiến của các bạn cùng lớp. Bước 2: Lựa chọn những học sinh có năng khiếu về toán. Giáo viên có thể dùng nhiều hình thức kiểm tra theo các yêu cầu khác nhau. Ví dụ 1: Kiểm tra về việc nắm kiến thức đã học, kiểm tra về tư duy và óc sáng tạo của học sinh như: Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận, hệ thống, phán đoán... Mặt khác giáo viên có thể đưa ra một số quy tắc để học sinh nhận xét, phân tích đúng, sai. Về mặt thứ hai: có thể cho bài toán thiếu điều kiện để các em nhận xét và giải. Ví dụ 2: Hãy chỉ ra chỗ sai trong đề toán và chữa lại cho đúng: “Tìm số tự nhiên lớn nhất có tổng các chữ số bằng 10”. Nhiều em không phát hiện ra chỗ sai, nhưng cũng có em thấy ngay và chữa lại: “Tìm số tự nhiên bé nhất có tổng các chữ số bằng 10”, hoặc cũng có em chữa: “Tìm số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số sao cho tổng các chữ số của nó bằng 10”. Hoặc ra những bài toán có yêu cầu suy luận, phán đoán khó...yêu cầu học sinh trình bày cách tính để xem khả năng phân tích của học sinh. Ví dụ 3: Chu vi hình chữ nhật gấp 6 lần chiều rộng. Vậy chiều dài gấp mấy lần chiều rộng ? A. 3 lần B. 4 lần C. 2 lần D. 6 lần 2.2) Nội dung bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để trở thành học sinh giỏi toán.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đây là một quá trình lâu dài và khoa học đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, phải xây dựng một nội dung bồi dưỡng phong phú, một phương pháp bồi dưỡng khoa học. Muốn bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu trở thành những học sinh giỏi toán đạt kết quả cao thì giáo viên cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản rồi từ đó ta dần dần nâng cao lên từng mức. Cần thực hiện các giai đoạn sau: a) Bồi dưỡng tình cảm cho học sinh Trước tiên phải làm cho học sinh tin thầy, yêu môn học. Giáo viên phải chuẩn bị thật tốt những kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, sự hướng dẫn phải rõ ràng, có hệ thống, tránh nhầm lẫn gây khó hiểu cho học sinh. Làm cho học sinh yêu bộ môn Toán, thích học Toán, dần dần say sưa với việc học Toán. Giáo dục các em có thái độ đúng trong học tập, không vì điểm, không “quay cóp”. Từ đó làm cho các em thấy được việc học của mình là để đem lại vinh dự cho trường, cho gia đình, cho bản thân và phục vụ xã hội nên cần nổ lực học tập. Ví dụ: Giới thiệu sơ lược tiểu sử của một số nhà toán học xuất sắc như ông: Vũ Hữu, Lương Thế Vinh,...để giáo dục tình cảm yêu thích toán học của học sinh. b) Rèn luyện cho các em những ý thức tốt trong học tập - Ý thức chủ động học tập, tự đặt cho mình một kế hoạch học tập. - Ý thức học tập liên hệ với hành, vượt khó suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Ví dụ: Khi học đơn vị độ dài các em biết làm những thước mét đẹp, chính xác, biết sử dụng các đơn vị đo . - Ý thức đòi hỏi chính xác. Ví dụ: Giải bài toán: Trong đợt trồng cây, lớp 3 mỗi em trồng được 2 cây. Hỏi 35 em trồng được mấy cây? Không được viết: 35 em x 2 cây = 70 cây. Phải viết: 2 cây x 35 = 70 cây (thể hiện 35 lần 2 cây) Hoặc viết: 2 x 35 = 70 (cây), cũng không được viết: 2 cây x 35 em = 70 cây. c) Bồi dưỡng những thói quen tốt cho các em Đó là những thói quen bển bỉ nhẫn nại, vượt khó, không nản lòng trước bài tập khó, không đợi thầy hoặc bạn giải đáp. Có ý thức tìm hiểu để giải và kiểm tra đáp số bài toán. Tập cho các em thói quen lật ngược vấn đề, tìm tòi thắc mắc và tự mình giải đáp thắc mắc ấy. Ví dụ: Các em có thể lật ngược vấn đề hỏi lại: Tại sao số 154 chia hết cho 2? Dựa vào quy tắc đã học: “Những số có tận cùng bởi những chữ số chẳn thì chia hết cho 2”. Ta kết luận: 154 chia hết cho 2 (154 : 2 = 77) d) Bồi dưỡng óc thông minh sáng tạo và rèn luyện phương pháp suy luận Đây là vấn đề trung tâm trong công việc giảng dạy toán cũng như trong công tác bồi dưỡng học sinh giòi. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải chú ý đặt ra câu hòi, ra đề toán hay hướng dẫn, gợi ý nhằm giúp học sinh phát huy trí thông minh và rèn luyện phương pháp suy luận. Ví dụ 1: Sau khi dạy bài các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. Giáo viên ra nhiều số chia hết cho 2, cho 5 , cho 3, cho 9; nhiều số không chia hết cho các số trên. Giáo viên đặt ra câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu để nhận biết một số chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9. Từ đó nâng cao lên một bước cho các.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> em nhận ra dấu hiệu chia hết cho 6, 11, 15, 45, 99...(Một số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 thì chia hết cho 15,...). Ví dụ 2: Khi dạy các dạng toán về số tự nhiên. Để giúp học sinh giải bài toán, sáng sủa, mạch lạc có tác dụng không nhỏ đối với việc rèn luyện tư duy. Khi phân tích cấu tạo thập phân của số ta thường gặp dạng: a x 11 + b x 2 = X. Nên sử dụng chặn trên, chặn dưới trong giải toán: Vì b x 2 luôn luôn chẵn. + Nếu X là số chẵn thì a x 11 là số chẵn. Suy ra a là số chẵn. + Nếu X là số lẻ thì a x 11 là số lẻ. Suy ra a là số lẻ.  Sử dụng phân số, tỉ số trong giải toán Ví dụ 3: Đội tuyển học sinh giỏi của trường có 35 em. Biết rằng số học 3. sinh nữ bằng 4 số học sinh nam, Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ. 3. Bài toán này học sinh giải dễ dàng vì có tổng là 35 và tỉ số là 4 . Từ bài toán này giáo viên đưa ra bài toán nâng cao. * Bài toán nâng cao mức 1 Đội tuyển học sinh giỏi của trường có 35 em. Biết rằng. 1 3. soá hoïc sinh. 1. nữ bằng 4 số học sinh nam. Tìm số học sinh nữ, số học sinh nam. Đối với bài toán này đòi hỏi học sinh phải tìm được tỉ số mới giải quyết được. Trước hết cần cho học sinh vẽ sơ đồ: Học sinh nữ | | | | 35 hoïc sinh. Hoïc sinh nam | | | | | Học sinh nhìn vào sơ đồ thấy được học sinh nữ là 3 phần, học sinh nam là 4 phần. Từ đó các em sẽ giải được đưa về dạng cơ bản. Ta cần cho học sinh thấy khi hai tử số của hai phân số chỉ số phần của số học sinh nữ và số học sinh nam bằng nhau thì mẫu số chính là số phần của học sinh nữ và học sinh nam. Từ đó học sinh sẽ tìm được tỉ số và đưa về dạng cơ bản. Khi giải dạng toán này học sinh chỉ cần làm sao cho hai tử số của hai phân số chỉ hai đại lượng bằng nhau thì dễ dàng tìm ra tỉ số của hai đại lượng đó. * Bài toán nâng cao mức 2 Hai lớp 5A và 5B có 76 học sinh. Biết rằng. 2 3. hoïc sinh 5A baèng. 3 5. học sinh 5B. Tìm số học sinh mỗi lớp. Lúc bấy giờ học sinh muốn giải bài Toán này thì vận dụng kiến thức ở phần trên tức là đi tìm tỉ số, tìm số phần của mỗi lớp. Muốn tìm được tỉ số cần làm cho tử số của hai phân số trên bằng nhau thì mẫu số chính là số phần của mỗi lớp. 2. 3. Theo đề bài ta có: 3 (HS 5A) = 5 (HS 5B).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 6. 6. Qui đồng tử ta có: 9 (HS 5A) = 10 (HS 5B) 9. Ta dễ dàng nhìn thấy học sinh 5A bằng 10 học sinh 5B. Vậy các em đã tìm ra tỉ số. Đưa về dạng Toán cơ bản học sinh giải được. Tìm hai số khi biết toång vaø tæ soá. * Bài toán nâng cao mức 3 1 Tổng hai số bằng 1008. Nếu lấy số thứ nhất nhân với 3 , số thứ hai nhân với 1 5 thì được hai tích bằng nhau. Tìm hai số đó.. Đây là một trong những dạng toán xuất hiện rất nhiều ở phần thi giải toán qua mạng Internet. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: Số thứ nhất x Hay:. 1 3. 1 = Số thứ hai x 5. 1 1 3 Số thứ nhất = 5 Số thứ hai. Như vậy bài toán đã được đưa về mức 1: Số thứ nhất gồm 3 phần, số thứ hai gồm 5 phần, có tổng là 1008. Học sinh sẽ dễ dàng tìm được kết quả. 1. Hoặc cũng cĩ thể bài: Hai sợi dây dài 133m. Nếu cắt 3 sợi dây thứ nhất 2. và 5 sợi dây thứ hai thì phần còn lại của hai sợi dây dài bằng nhau. Tính độ dài mỗi sợi dây ? Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm phần còn lại của hai sợi daây. 3. 1. 2. Phần còn lại của sợi dây thứ nhất: 3 - 3 = 3 (sợi dây) 5. 2. 3. Phận còn lại của sợi dây thứ hai: 5 - 5 = 5 (sợi dây) 2. 3. Vậy ta có: 3 (sợi dây thứ nhất)= 5 (sợi dây thứ hai) 6. 6. Qui đồng tử ta có: 9 (sợi dây thứ nhất)= 10 9. Vậy sợi dây thứ nhất bằng 10. (sợi dây thứ hai). sợi dây thứ hai.. Từ đó ta có tỉ số sợi dây thứ nhất bằng. 9 10 sợi dây thứ hai và tổng là. 133m. Hoïc sinh deã daøng giaûi theo daïng cô baûn “ Tìm hai soá khi bieát toång vaø tæ cuûa chuùng”. 2.3. Phương pháp bồi dưỡng Ngoài việc gương mẫu thực hiện các phương pháp dạy học Toán, giáo vieân coù theå duøng caùc bieän phaùp sau:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a) Sử dụng một số học sinh có năng khiếu Toán làm nhóm trưởng, thành lập nhóm yêu Toán. Trong các sinh hoạt của nhóm, giáo viên nên giới thiệu tiểu sử các nhà Toán học để giáo dục lòng yêu khoa học, ý thức vươn lên. Ra những bài tập, những bài toán vui, tổ chức những trò chơi về Toán. b) Tăng cường một số bài tập khó hơn trình độ chung có sự vận dụng sáng tạo, tìm nhiều cách giải cho một bài toán, tự lập đề toán, tự giải. c) Cho một số đề tài thực tế như đo đạc, ước lượng… d) Chú ý đến những điều kiện học tập của các em: Điều kiện về thời gian: Trong từng tiết học giáo viên xen kẻ những câu hỏi, những bài tập có tính chất khó hơn trình độ chung để giúp các em vận dụng sáng tạo, linh hoạt qua bài học. Cuối buổi học có thể thêm thời gian để củng cố thêm cho học sinh giỏi và có thể giải đáp thắc mắc sau những giờ trả bài kiểm tra. e) Phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hoặc giải đáp thắc mắc cho các em. g) Thường xuyên mở chuyên đề về kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi theo từng khối lớp, ít nhất mỗi năm có một chuyên đề cho khối lớp mình. h) Vì trong một lớp học chung, trình độ học của học sinh khác nhau mà giáo viên phải hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch đặt ra nên không thể dành nhiều thời gian cho bồi dưỡng học sinh giỏi mà bỏ đối tượng học sinh khác nên nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi thích hợp. i) Thực hiện dạy qua đó rút kinh nghiệm, có thể tổng hợp cốt lõi cần nắm khi giải một bài toán. Ví dụ: Giải bài toán về tìm chữ số chưa biết trong các phép tính. Cần nắm phương pháp chung: Tìm dần từng chữ số, chữ số nào dễ thấy thì tìm trước theo 2 bước: Bước 1: Liệt kê tất cả các trường hợp có thể; xem xét đặt điểm của đầu bài để loại trừ những trường hợp không thể xảy ra. Bước 2: thử từng trường hợp một để chọ giá trị thích hợp. k) Sau mỗi bài tập, mỗi phương pháp giải toán cần khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách rút ra những qui tắc, qui luật, cách ghi nhớ . Ví dụ:  Các dạng toán về số tự nhiên: Học sinh cần nắm được: + Tổng hai số có một chữ số luôn bé hơn 20. + Tổng hai số có hai chữ số luôn bé hơn 200. + Tổng hai số có ba chữ số luôn bé hơn 2000.  Qui luật của phép cộng hai số tự nhiên: + Soá chaün + Soá leû = Soá leû. + Soá leû + Soá chaün = Soá leû..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Soá leû + Soá leû = Soá chaün. + Soá chaün + Soá chaün = Soá chaün.  Các dạng Toán về tìm tỉ số:. a c b số thứ nhất bằng d số thứ hai thì tỉ số của số thứ nhất so với c a số thứ hai là: d : b hoặc tìm tỉ số của số thứ hai so với số thứ nhất là: a c b : d .. Neáu. i) Kết hợp việc bồi dưỡng khả năng Toán học với môn Tiếng Việt để phát triển khả năng ngôn ngữ. m) Giao bài tập về nhà cho các em làm thêm(mỗi tuần một phiếu, thời gian giải đáp vào cuối tuần hay giờ sinh hoạt).Nếu lớp dạy 2 buổi/ ngày thì thời gian giải đáp vào tiết tăng giờ. 2.4. Lồng ghép dạy toán- Luyện thi giải toán qua mạng Internet các cấp a) Lồng ghép dạy học toán Vấn đề dược đặt ra là làm sao cho loại học sinh trung bình đạt được yêu cầu một cách vững chắc và có thể vươn lên cao hơn, học sinh giỏi có thể đạt kết quả cao hơn nữa và loại kém từng bước vươn lên đạt yêu cầu. Để giải quyết vấn đề trên, việc ra thêm bài tập ngoài giờ lên lớp chỉ là một hướng phụ (vì nó dễ làm cho học sinh bị “quá tải” trong học tập). Hướng quan trọng và chủ yếu là trên cơ sở những kiến thức và yêu cầu chung quy định trong chương trình, giáo viên nên biết khai thác các năng lực tìm tàng của học sinh, cần đặt ra mức độ yêu cầu thích hợp với từng đối tượng; chẳng hạn đặt yêu cầu cao hơn nghĩa là đặt yêu cầu trung bình với chất lượng sâu sắc hơn, có phát triển nhận thức của học sinh nhiều hơn. Kích thích được hứng thú và kết quả, từ đó gây được lòng tin và hứng thú trong cố gắng tiếp theo. Làm thế nào để học sinh yếu được sự giúp đỡ nhiều hơn, học sinh giỏi có điều kiện để thảo luận phát huy năng lực của mình. Để đảm bảo cho mỗi học sinh có thời gian học ở mức độ tối đa, đảm bảo cho mỗi nhóm luôn luôn làm việc, giảm đi mức độ tối đa sự mệt mỏi của chính bản thân người dạy và cho cả học sinh thì giáo viên phải biết tạo ra và sử dụng một nguồn tư liệu giảng dạy đa dạng. Ví dụ: Khi dạy bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng, giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm theo đối tượng học sinh, bố trí chỗ ngồi rồi tiến hành dạy như sau: - Với nhóm học sinh yếu giáo viên gợi ý tương đối cụ thể: Đọc đề bài hai lần, xác định cái đã cho, cái phải tìm; giúp tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng; hướng dẫn suy nghĩ (có tất cả mấy phần bằng nhau? Muốn tìm một phần ta làm thế nào? Vậy số bé bằng bao nhiêu? Muốn tìm số lớn ta làm thế nào? …). - Với nhóm học sinh trung bình giáo viên chỉ giúp tóm tắt đề( bằng sơ đồ đoạn thẳng) mà không gợi ý gì thêm nữa, để các em tự làm. - Với nhóm học sinh khá, các em phải tự giải không cần sự giúp đỡ của giaùo vieân..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Với nhóm học sinh giỏi, không những các em phải tự tóm tắt đề, tự giải mà sau đó lại còn hoàn thành thêm một nhiệm vụ đặt một đề toán khác về tìm hai số biết tổng và tỉ số của chúng có hình vẽ tóm tắt giống với sơ đồ bài toán đã cho, sau đó tự giải. Với cách làm như trên từ một bài toán trong sách giáo khoa ta có thể biến đổi thành 4 bài tập với 4 mức độ yếu, trung bình, khá, giỏi nhằm tác động đến từng đối tượng học sinh trong cả lớp. Với cách bố trí chỗ ngồi và dạy lồng ghép trên làm cho các em được học tập đúng vối sức của mình, lớp học trở nên sinh động, mọi học sinh đều có thể hoạt động tích cực, tự giác theo sự tổ chức điều khiển của giáo viên. Như vậy học sinh yếu đã được khắc phục, học sinh có năng khiếu đã được phát hiện- bồi dưỡng. Từ đó cho các em luyện thi toán qua maïng Internet. b) Luyện thi giải toán qua mạng Internet (ViOlympic) Cuộc thi giải toán qua mạng Internet (ViOlympic) là cuộc thi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ năm 2008-2009. Với hình thức thi mới lạ nên nhiều em còn bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi, đặc biệt khi ngồi trước màng hình của máy tính. Trong khi điều kiện của trường Tiểu học Ân Hữu chúng tôi chưa được trang bị phòng máy vi tính, chưa dạy tin học. Để tạo điều kiện cho các em làm quen trước trước khi rèn luyện và thi qua Internet. Bước đầu hướng dẫn học sinh “ Tự luyện ViOlympic”, mỗi vòng thi đi theo mỗi tuần trên lớp. Bước thứ hai: Hướng dẫn một số thao tác kỹ thuật máy tính (làm quen với công nghệ thông tin) Bước thứ ba: Cho các em truy cập Internet, vào địa chỉ www.violympic.vn để tham gia dự thi. Khi vào trang này các em cần đọc kỹ phần trợ giúp và làm theo hướng dẫn để có thể thi tốt. - Đăng kí thành viên, nhớ đăng nhập, mật khẩu để dự thi. - Hướng dẫn thi: Hướng dẫn sử dụng trang web VIOLYMPIC 1. Kiểu bài: Sắp thứ tự. Sau khi đọc kỹ yêu cầu bạn ấn nút “Bắt đầu” màn hình sẽ xuất hiện bảng số.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Cách chơi Dùng con trỏ chuột ấn vào ô số, phép tính trong bảng lần lượt theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn (tuỳ theo yêu cầu). + Luật chơi - Khi người chơi chọn nút “Bắt đầu” thì hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài của người chơi. Có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại. - Khi người chơi có sự lựa chọn và thao tác đúng cách chơi ô số đó sẽ xóa đi - Khi lựa chọn sai thứ tự một ô nào đó ô số đó sẽ không xóa đi.Các em có quyền chọn lại ( sai không quá 3 lần). - Bài thi kết thúc khi người chơi đã hoàn thành, khi hết giờ chơi hoặc khi số lần sai của người chơi vượt quá quy định. Điểm và thời gian chơi sẽ được lưu lại 2. Kiểu bài: Cặp bằng nhau. Sau khi đọc kỹ yêu cầu bạn ấn nút “Bắt đầu” màn hình sẽ xuất hiện bảng số.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> • Cách chơi -luật chơi + Cách chơi: Dùng con trỏ chuột ấn liên tiếp vào 2 ô có giá trị bằng nhau + Luật chơi: - Khi người chơi chọn nút “Bắt đầu” hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài của người chơi. Có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại. - Khi người chơi xác định đúng 1 cặp 2 ô có giá trị bằng nhau và dùng chuột click vào 2 ô đó thì 2 ô vừa chọn sẽ bị xóa đi. - Khi người chơi có lựa chọn sai hoặc thao tác sai 2 ô số đó sẽ không bị xóa. Người chơi được tiếp tục kích vào 2 ô để xác định cặp bằng nhau (Lưu ý: không ấn tiếp lần 3 kết hợp với 2 lần trước để xác định cặp bằng nhau mới). - Người chơi lựa chọn sai sẽ được lựa chọn lại để làm tiếp ( nhưng không sai quá 3 lần). - Bài thi kết thúc khi người chơi đã hoàn thành, khi hết giờ làm, hoặc khi số lần sai của người chơi vượt quá quy định. Điểm và thời gian làm sẽ được lưu lại. 3. Kiểu bài: Giúp Thỏ tới cà rốt 4. Kiểu bài: Vượt chướng ngại vật 5. Kiểu bài: Lựa chọn cho đúng 6. Kiểu bài: Đặt số để tạo phép tính đúng 7. Kiểu bài: Hoàn thành phép tính. 8. Kiểu bài: Điền số, dấu thích hợp vào chỗ (…) hoặc chọn phương án thích hợp: a. Kiểu bài : Điền số, dấu < > = thích hợp vào chỗ (….) Để làm kiểu bài này bạn chỉ cần nhấn chuột vào chỗ có dấu (…) rồi dùng bàn phím gõ các số hoặc dấu thích hợp. ( chú ý số thập phân phải viết dưới dạng gọn nhất và để đánh dấu phẩy của số thập phân phải dùng dấu (,) trong bàn phím ) b. Kiểu bài chọn phương án thích hợp. Để trả lời cho mỗi câu hỏi, bạn chỉ cần kích chuột trái vào vòng tròn (o) bên trái phương án trả lời của mỗi câu hỏi bạn cho là thích hợp. Chú ý: Với kiểu bài này, sau khi làm xong bài bạn cần phải kiểm tra kỹ các câu trả lời của mình rồi sau đó phải án nút " Nộp bài" khi đó hệ thống sẽ thông báo và ghi nhận điểm và thời gian làm bài của bạn. c) Cho phép học sinh mang vào phòng thi những gì? + Giấy nháp chưa viết, bút chì, com pa, thước kẻ, bút mực, bút bi. + Máy tính cầm tay không có bộ nhớ văn bản. d) Các giải pháp để thực hiện tốt cuộc thi violympic Sau khi HS đã đăng ký thành viên và tham gia giải toán từ vòng 1 đến vòng 9, GV chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh HS hướng dẫn và rèn luyện các em nhận biết các dạng toán. Ban chỉ đạo của trường thường xuyên theo dõi kết quả và tiến độ của từng em học sinh theo thống kê của chương trình. Hàng tuần, những HS có kết quả tốt sẽ được tuyên dương trước sân cờ. Những HS gặp khó khăn có thể trao đổi để nhận sự giúp đỡ của GV chủ nhiệm hoặc của ban chỉ đạo của trường. Có.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> một số HS trong khi giải toán đến vòng 10, do không nắm luật đã thi phần thí sinh tự do. Nếu muốn được công nhận chính thức phải đăng kí và thi lại từ vòng 1 để thi vòng 10 đúng quy định. Sau thời gian phấn đấu khắc phục khó khăn để triển khai và tổ chức cho học sinh tham gia thi giải toán qua internet đạt kết quả tốt, đồng thời qua đó xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Ban giám hiệu trường TH Ân Hữu và bản thân rút ra được những kinh nghiệm như sau: - Xây dựng kế hoạch tổ chức thật chu đáo, chọn lựa được những GV có năng lực vào ban chỉ đạo hoạt động của trường. Tổ chức triển khai kế hoạch một cách cụ thể và tập huấn tốt cho CB, GV về lãnh vực chuyên môn. - Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trong đội ngũ cũng như trong phụ huynh HS. Qua đó huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần để giảm bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải. - Ban giám hiệu phải theo dõi các hoạt động để nhắc nhở và động viên kịp thời CB-GV và HS hoạt động có kết quả tốt. - Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên phải hoà nhập vào các hoạt động, luôn ở bên cạnh học sinh để chia sẻ và dẫn dắt các em từng nội dung hoạt động. GV là người nói được, làm được và hướng dẫn cho học sinh biết cách tự học, tự điều chỉnh. * Tóm lại: Việc phát hiện học sinh có năng khiếu về toán, giáo viên cần chú ý theo dõi và phân tích để nhận biết đúng. Không lẫn lộn với những biểu hiện ngẫu nhiên. Nếu biết phát hiện và bồi dưỡng có khoa học, có phương pháp, sắp xếp chỗ ngồi, có nội dung dạy học cho từng đối tượng học sinh thì sẽ có tác dụng lớn đến sự phát triển tìm tàng của học sinh.. PHẦN II:. KẾT QUẢ. 1. Khái quát Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện đối với học sinh trong lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Với đề tài khi dạy khảo sát, phân loại học sinh. Loại học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học toán (gọi tắt là học sinh kém) được ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc. Phát hiện học sinh có nhiều năng lực (gọi tắt là học sinh giỏi) được bồi dưỡng và phát triển. Để đạt được điều đó, bản thân học sinh phải nổ lực, giáo viên phải luôn tìm ra phương pháp, cách thức dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh, phân loại khả năng của từng học sinh. Đảm bảo mỗi học sinh, nhóm học sinh có thời gian học ở mức tối đa. Việc làm này đòi hỏi lòng nhiệt thành, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của giáo viên để mọi học sinh phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu chương trình toán và đạt các yêu cầu quy định. Ở đây tôi muốn nói rằng học sinh giỏi sẵn (có tố chất bẩm sinh) chưa quan trong bằng việc phát hiện và bồi dưỡng tố chất đó. Phát hiện học sinh có năng khiếu về toán để bồi dưỡng đó chính là cái tâm nghề nghiệp của mỗi giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, học sinh có năng khiếu được nuôi dưỡng tham gia thi ViOlympic ngày càng say mê hơn, tiến bộ hơn và thành đạt trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Lợi ích và khả năng vận dụng Sau thời gian áp dụng đề tài này, bản thân tôi nhận thấy ở đối tượng học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học toán có những tiến bộ đáng kể. Từ những học sinh yếu, mặc cảm về sự chậm chạp, kém cỏi của mình, các em đã tự tin hơn, cố gắng vươn lên vui vẻ, hứng thú, sôi nổi hơn trong học toán. Cũng nhờ luôn được củng cố, rèn luyện với nhiều hình thức khác nhau nên phần nào các em đã nắm vững được kiến thức cơ bản ở các lớp dưới và lớp cuối cấp, chất lượng môn toán được nâng lên rõ rệt qua các lần làm bài kiểm tra. Cụ thể được thống kê trong bảng sau ( lớp 5A- 2011-2012) Tổng Các giai Chất lượng môn toán số HS đoạn Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % Đầu năm 2 8,0 6 24,0 10 40,0 7 28,0 Giữa kỳ I 7 28,0 6 24,0 9 36,0 3 12,0 25 Cuối kỳ I 11 44,0 6 24,0 8 32,0 Giữa kỳ II Cuối kỳ II Đối với việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán các em đã giải được những bài toán nâng cao. Học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi giải toán qua mạng Internet, thi học bổng. Cụ thể: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Năm học Thi học sinh Thi học bổng Thi giải toán qua mạng 2010giỏi Internet 2011 Huyện Tỉnh B.bổng T.bổng Trường Huyện Tỉnh T.Quốc 4 2 2 1 14 9 1 Với đề tài này khả năng vận dụng vào dạy học là thực tế mà bất cứ giáo viên nào cũng thực hiện được. Nếu giáo viên chúng ta chịu khó kiên trì, tìm tòi các bài toán để học sinh rèn luyện theo chương trình. 3. Đề xuất, kiến nghị Với đề tài này tôi đã áp dụng và đã cho nhiều kết quả tốt. Rất mong các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học xem xét. Nếu có thể được cho vận dụng hay cho giáo viên tham khảo để thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng. Ân Hữu, ngày 7 tháng 2 nằm 2012 NGƯỜI VIẾT Thái Minh Trung.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×