Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thứ tự kể trong văn tự sự – Ngữ văn 6 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.86 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>B – BÀI TẬP RÈN VIẾT VĂN TỰ SỰ</b>


VII - THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
<b>1. Ghi nhớ</b>


<i>- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên việc</i>
<i>gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.</i>


<i>- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, </i>
<i>người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng </i>
<i>cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.</i>


<b>2. Bài tập : Thứ tự kể trong văn tự sự</b>


<i><b>Bài tập 24</b></i>


Hãy kể lại chuyện con hổ thứ nhất trong Con hổ có nghĩa (sách Ngữ văn 6,
tập một).


a) Theo yêu cầu của đề trên, em dự kiến các sự việc thế nào ? Hãy liệt kê các
sự việc ấy.


b) Các sự việc ở truyện này nên xếp theo thứ tự nào thì phù hợp với đề bài ?


<i><b>Bài tập 25</b></i> (Dành cho học sinh khá, giỏi)


Hãy kể lại chuyên con hổ thứ nhất trong Con hổ có nghĩa. (Bắt đầu từ đoạn
giữa truyện : Trời hửng sáng, hổ đực đưa tiễn bà đỡ Trần... đến hết, sau đó kể lại từ
đầu đến hết truyện).


<i><b>Bài tập 26</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cho đề văn dưới đây (có thể viết một đoạn hoặc viết thành bài văn, hoàn
chỉnh) :


Hãy kể lại chuyện Em bé thông minh (chọn kể lần thử thách thứ tư, khi em
bé đối mặt với sứ thần nước ngoài).


(Theo đề đã cho : sự việc trong truyện sẽ diễn biến theo thứ tự nào ?)
- Đảo tuỳ tiện, lộn xộn các sự việc trong truyện đã kể có được khơng ?
<b>3. Giải bài tập 24, 25, 26</b>


<i>Bài tập 24 : - Theo yêu cầu của đề, em dự kiến sự việc kể trong truyện như </i>
sau :


1. Giới thiệu bà đỡ Trần.


2. Hổ đực gõ cửa, cõng bà lao vào rừng.


3. Tới rừng sâu, bà đỡ mới hiểu, bà phải đỡ đẻ cho hổ cái đang đau đẻ.
4. Bà cho hổ cái uống thuốc, xoa bụng hổ cái và cuối cùng một hổ con ra
đời.


5. Hổ đực biếu bà đỡ Trần một cục bạc và tiễn bà ra khỏi rừng.


6. Năm ấy, mất mùa, đói kém, nhờ số bạc hổ biếu, bà đỡ Trần cũng sống qua
được.


Các sự việc của truyện (6 sự việc như trên) xếp theo thứ tự trước, sau là hợp
lí. Việc gì xảy ra trước, kể trước, việc gì xảy ra sau, kể sau.



<i>Bài tập 25 : Vẫn kể chuyện con hổ thứ nhất như Bài tập 24, nhưng thay đổi </i>
thứ tự sự việc, nhằm để gây bất ngờ, câu chuyện hấp dẫn hơn. Bắt đầu từ sự việc
“Trời hửng sáng, hổ đực đưa tiễn bà đỡ Trần ra khỏi rừng...", sau đó kể lại từ đầu.


Ví dụ mở đầu truyện có thể như sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

được mười lạng. Năm ấy đói kém, mất mùa, bà đỡ Trần sống cũng khơng khó khăn
lắm, nhờ số bạc hổ đực biếu. Bà không sao quên được cái đêm hôm ấy. Khi bà
nghe tiếng gõ cửa và ra mở cửa. Đêm tối như bưng, bà chẳng nhìn thấy ai. Bỗng
như một luồng gió xốc tới...”.


(Vậy thứ tự của sự việc ở Bài tập 25 có thể đảo lại để gây bất ngờ, lí thú)
Thứ tự sự việc sẽ được đảo :


1. Trời hửng sáng, hổ đực, tiễn bà đỡ Trần ra khỏi rừng (1/2 sự việc 5).
2. Năm ấy, mất mùa, đói kém, nhờ số bạc hổ biếu, bà đỡ Trần cũng sống qua
được (sự việc 6).


3. Giới thiệu bà đỡ Trần (sự việc 1).


4. Hổ đực gõ cửa, cõng bà lao vào rừng (sự việc 2).


5.Tới rừng sâu, bà đỡ mới hiểu, bà phải đỡ đẻ cho hổ cái đang đau đẻ (sự
việc 3).


6. Bà cho hổ cái uống thuốc, xoa bụng hổ cái và cuối cùng một hổ con ra đời
(sự việc 4). Hổ đực đào bên một gốc cây lấy lên một cục bạc biếu bà đỡ Trần (1/2
sự việc 5).


<i>Bài tập 26 : 1. Tìm hiểu đề văn :</i>


- Thể loại : kể chuyện (tự sự).


- Nội dung kể : lần thử thách thứ tư - khi em bé phải đối mặt với sứ thần
nước ngoài.


- Tác phẩm : dựa vào truyện Em bé thông minh trong SGK Ngữ văn 6, tập
một.


Diễn biến thứ tự của sự việc trong bài tự sự (8 sự việc) :


- Một sứ giả láng giềng dò xem nước ta có nhân tài hay khơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Sự lo lắng của vua quan và triều thần trước sự thách đố của sứ giả nước
ngoài.


- Nhiều người làm thử, kể cả trạng và các nhà thông thái, đều lắc đầu, bó tay.
- Triều đình mời em bé thông minh giải đố.


- Cách giải đố rất nhẹ nhàng, hồn nhiên và rất dân gian của em bé.


- Thái độ sung sướng của vua, quan, triều thần và thái độ khâm phục của sứ
thần.


- Vua rất trọng em bé.


</div>

<!--links-->

×