Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.52 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
~~~~
~~~~


~~~~
~~~~
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU -
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU -
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viến hướng dẫn:
Giáo viến hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN HỮU THỦY
ThS. NGUYỄN HỮU THỦY
Sinh viên thực hiện:
Sinh viên thực hiện:
HOÀNG THỊ KHÁNH MINH
HOÀNG THỊ KHÁNH MINH
Lớp:


Lớp:
K41 QTKD - Thương Mại
K41 QTKD - Thương Mại
Khóa:
Khóa:
2007 - 2011
2007 - 2011
Huế, 05/2011
Huế, 05/2011
L i C m nờ ả Ơ
L i C m nờ ả Ơ
Ch ng đ ng b n n m đ i h c đã trang b cho tôi nh ng ki nặ ườ ố ă ạ ọ ị ữ ế
Ch ng đ ng b n n m đ i h c đã trang b cho tôi nh ng ki nặ ườ ố ă ạ ọ ị ữ ế
th c lí lu n c b n làm n n t ng cho t ng lai sau này. Nh ngứ ậ ơ ả ề ả ươ ữ
th c lí lu n c b n làm n n t ng cho t ng lai sau này. Nh ngứ ậ ơ ả ề ả ươ ữ
thành qu g t hái đ c hôm nay trên gi ng đ ng, ngoài s n l cả ặ ượ ả ườ ự ổ ự
thành qu g t hái đ c hôm nay trên gi ng đ ng, ngoài s n l cả ặ ượ ả ườ ự ổ ự
c a b n thân không th không k đ n s t n tâm c a các th y côủ ả ể ể ế ự ậ ủ ầ
c a b n thân không th không k đ n s t n tâm c a các th y côủ ả ể ể ế ự ậ ủ ầ
giáo tr ng i h c Kinh t Hu , s đ ng viên giúo đ c a gia đìnhườ Đạ ọ ế ế ự ộ ỡ ủ
giáo tr ng i h c Kinh t Hu , s đ ng viên giúo đ c a gia đìnhườ Đạ ọ ế ế ự ộ ỡ ủ
và b n bè. Chuyên đ này là thành qu đ u tiên cho c quá trìnhạ ề ả ầ ả
và b n bè. Chuyên đ này là thành qu đ u tiên cho c quá trìnhạ ề ả ầ ả
h c t p, rèn luy n trong su t b n n m h c và c ng là s bày tọ ậ ệ ố ố ă ọ ũ ự ỏ
h c t p, rèn luy n trong su t b n n m h c và c ng là s bày tọ ậ ệ ố ố ă ọ ũ ự ỏ
lòng bi t n chân thành tôi mu n g i đ n t t c nh ng s giúp đế ơ ố ử ế ấ ả ữ ự ỡ
lòng bi t n chân thành tôi mu n g i đ n t t c nh ng s giúp đế ơ ố ử ế ấ ả ữ ự ỡ
quý báu đó.
quý báu đó.
Tôi xin g i l i c m n sâu s c đ n th y giáo, Nguy n H uử ờ ả ơ ắ ế ầ ễ ữ

Tôi xin g i l i c m n sâu s c đ n th y giáo, Nguy n H uử ờ ả ơ ắ ế ầ ễ ữ
Thu , ng i đã h ng d n t n tình, chu đáo giúp tôi hoànỷ ườ ướ ẫ ậ
Thu , ng i đã h ng d n t n tình, chu đáo giúp tôi hoànỷ ườ ướ ẫ ậ
thành chuyên đ này.ề
thành chuyên đ này.ề
Xin g i l i c m n đ n Ban lãnh đ o cùng toàn th nhânử ờ ả ơ ế ạ ể
Xin g i l i c m n đ n Ban lãnh đ o cùng toàn th nhânử ờ ả ơ ế ạ ể
viên B ph n CSR và Phòng giao d ch Ngân hàng TMCP Á Châu –ộ ậ ị
viên B ph n CSR và Phòng giao d ch Ngân hàng TMCP Á Châu –ộ ậ ị
Chi nhánh Hu , đã t o đi u ki n giúp đ tôi trong th i gianế ạ ề ệ ỡ ờ
Chi nhánh Hu , đã t o đi u ki n giúp đ tôi trong th i gianế ạ ề ệ ỡ ờ
th c t p t i Ngân hàng. ự ậ ạ
th c t p t i Ngân hàng. ự ậ ạ
Tuy nhiên, do h n ch v m t th i gian, ki n th c và kinhạ ế ề ặ ờ ế ứ
Tuy nhiên, do h n ch v m t th i gian, ki n th c và kinhạ ế ề ặ ờ ế ứ
nghi m nên chuyên đ này không th tránh kh i nh ng thi uệ ề ể ỏ ữ ế
nghi m nên chuyên đ này không th tránh kh i nh ng thi uệ ề ể ỏ ữ ế
sót. R t mong đ c quý th y cô và b n đ c góp ý, b sung đấ ượ ầ ạ ọ ổ ể
sót. R t mong đ c quý th y cô và b n đ c góp ý, b sung đấ ượ ầ ạ ọ ổ ể
tôi hoàn thi n h n đ tài nghiên c u c a mình.ệ ơ ề ứ ủ
tôi hoàn thi n h n đ tài nghiên c u c a mình.ệ ơ ề ứ ủ
M t l n n a tôi xin chân thành c m n!ộ ầ ữ ả ơ
M t l n n a tôi xin chân thành c m n!ộ ầ ữ ả ơ
Hu , tháng 5 n m 2011ế ă
Hu , tháng 5 n m 2011ế ă
Sinh viên
Sinh viên
Hoàng Th Khánh Minhị
Hoàng Th Khánh Minhị
MỤC LỤC

Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................9
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................9
5.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................................9
5.1.1. Đối với số liệu thứ cấp..............................................................................................9
5.1.2. Đối với thông tin sơ cấp............................................................................................9
5.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê..............................................................................10
5.2.1. Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình..........................................................10
5.2.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của tổng thể (One Sample T Test)...........10
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................11
1.1. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại.............................................................11
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại.............................................................................11
1.1.2. Bản chất của NHTM ..................................................................................................11
1.1.3. Chức năng của Ngân hàng Thường mại.....................................................................12
1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế...........................14
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................................14
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng Á Châu Chi nhánh Huế.................15
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban............................................................15
1.2.3. Đặc điểm về nguồn vốn.............................................................................................17
1.2.4. Đặc điểm về nhân lực..................................................................................................18
1.3. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ NGÂN HÀNG..................................................................................................................19
1.3.1. Khái quát về thẻ ngân hàng.........................................................................................19
1.3.1.1. Sự ra đời của thẻ ngân hàng.................................................................................19
1.3.1.2. Khái niệm và tính năng của thẻ...........................................................................20

1.3.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng....................................................................................21
1.4. Phân loại thẻ ngân hàng......................................................................................................22
1.4.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất..............................................................................23
1.4.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ................................................................23
1.4.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ..................................................................................25
1.4.4. Phân loại theo chủ thể phát hành................................................................................25
1.4.5. Hoạt động phát hành thẻ.............................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ.........................28
CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB).......................................................................28
2.1. THỰC TRẠNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ CỦA ACB.......................................28
2.1.1. Tình hình sử dụng thẻ của các nhóm khách hàng mục tiêu.......................................28
2.1.2. Loại thẻ khách hàng sử dụng ....................................................................................30
2.1.3. Đánh giá động cơ và kiến thức tiêu dùng của khách hàng.........................................32
2.1.4. Lý do lựa chọn thẻ của Ngân Hàng TMCP Á Châu...................................................33
2.1.5. Mức độ hài lòng của khách hàng về các tiện ích của thẻ NHTMCP Á Châu...........34
2.1.6. Đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng máy ATM..........................................35
2.1.7. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ..36
2.1.8. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với nhân viên............................................36
2.1.9. Đánh giá sự tác động của sự cố đến mức độ hài lòng của khách...............................37
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ CỦA
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU NHỮNG
NĂM TỚI...................................................................................................................40
3.1. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh
Huế.............................................................................................................................................40
3.1.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ.................................................................................40
3.1.2. Giải pháp về con người...............................................................................................40
3.1.3. Giải pháp về hoạt động Marketing.............................................................................41
3.1.3.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu..............................................................................41
3.1.3.2. Đa dạng các hình thức thẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam............................42
3.1.3.3. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ........................................44

3.1.3.4. Đẩy mạnh công tác phân phối và khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân tại
ngân hàng...........................................................................................................................45
3.1.4. Giải pháp nhằm mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ.........................................46
3.1.5. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ............................................................47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................48
1. Kết luận..................................................................................................................................48
2. Kiến Nghị...............................................................................................................................49
2.1. Đối với Nhà nước...........................................................................................................49
2.2. Đối với Hội sở................................................................................................................50
2.3. Với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế..........................................................51
PHIẾU ĐIỀU TRA....................................................................................................52
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Á Châu - CN Huế.............Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Phân loại thẻ thanh toán...............................Error: Reference source not found
Bảng
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm
2008-2010.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Tình hình nguồn nhân lực ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2008-2010
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Thông tin khách hàng được điều tra.............Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Lý do sử dụng thẻ ATM của khách hàng................Error: Reference source not
found
Bảng 2.3: Tiêu chí khách hàng quan tâm nhất khi lựa chọn thẻ ATM của Á Châu
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định sự hài lòng của khách hàng về tiện ích của thẻ...........Error:
Reference source not found
Bảng 2.5: Kiểm định sự hài lòng của khách hàng về máy ATM của Ngân hàng
Á Châu..........................................................Error: Reference source not found

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Sự hài lòng của khách hàng với nhân viên tư vấn thẻ.............Error: Reference
source not found
Biểu đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Á Châu - CN Huế..........15
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm
2008-2010....................................................................................................................17
Bảng 1.2: Tình hình nguồn nhân lực ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2008-2010
.....................................................................................................................................19
Sơ đồ 1.2: Phân loại thẻ thanh toán..........................................................................22
Bảng 2.1. Thông tin khách hàng được điều tra.......................................................29
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ khách hàng sử dụng thẻ nội địa và quốc tế.................................32
Bảng 2.2: Lý do sử dụng thẻ ATM của khách hàng................................................32
Bảng 2.3: Tiêu chí khách hàng quan tâm nhất khi lựa chọn thẻ ATM của Á Châu
.....................................................................................................................................33
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định sự hài lòng của khách hàng về tiện ích của thẻ.......34
Bảng 2.5: Kiểm định sự hài lòng của khách hàng về máy ATM của Ngân hàng
Á Châu........................................................................................................................35
Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ phát hành và thanh toán
thẻ................................................................................................................................36
Bảng 2.7: Sự hài lòng của khách hàng với nhân viên tư vấn thẻ...........................36
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ kách hàng đã từng gặp sự cố......................................................37
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ từng sự cố khách hàng đã gặp phải khi giao dịch tại máy ATM
.....................................................................................................................................38
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB : Asia commercial bank
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
L/C : Letter Credit (Thư tín dụng)

TMCP : Thương mại cổ phần
CN : Chi nhánh
BP : Bộ phận
NV : Nhân viên
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
KSV : Kiểm soát viên
PLCT : Pháp lý chứng từ
QLTS : Quản lý tài sản
PFC : Tư vấn tín dụng cá nhân
QHKH : Quan hệ khách hàng
PTTD : Phát triển tín dụng
TELLER : Giao dịch viên
TTQT : Thanh toán quốc tế
TĐTS : Thẩm định tài sản
KT : Kế toán
CSR : Dịch vụ khách hàng
HTNV : Hỗ trợ nghiệp vụ
KDTM : Kinh doanh thương mại
ATM : Máy rút tiền tự động
NH : Ngân hàng
POS : Đơn vị chấp nhận thẻ
EFT : Chuyển tiền điện tử
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Những tiến bộ vĩ đại của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian vừa
qua đã đưa nền kinh tế toàn cầu tiến lên một tầm cao mới với sự cạnh tranh gay gắt hơn
bao giờ hết. Điều này đặc biệt rõ nét đối với ngành ngân hàng, một trong những ngành
kinh doanh được đánh giá là nhạy cảm và cạnh tranh bậc nhất trên toàn cầu.
Với hệ thống thông tin có thể dễ dàng truy nhập bất cứ lúc nào, khách hàng càng

ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, đồng thời,
yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn trước kia rất nhiều. Trong các hoạt động giao dịch
có sự tham gia của ngân hàng, khách hàng đang nâng dần mức độ thoả mãn dịch vụ của
mình lên, họ mong muốn các dịch vụ đó được đáp ứng một cách thuận lợi và nhanh
chóng. Dịch vụ thẻ ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, các giải pháp
nhằm phát triển khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói
riêng ngày nay đều nhằm hướng tới mục tiêu: cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất
cho khách hàng trên nền tảng công nghệ tích hợp hiện đại ngày nay.
Dịch vụ thẻ xuất hiện trên thế giới từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 và
đang phát triển rất mạnh trên thế giới. Ở Việt Nam, thị trường thẻ mới ra đời trong
khoảng 15 năm nay, nhưng thật sự phải tới năm 1999, thẻ thanh toán mới thực sự phát
triển khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng trong nước.
ACB là một trong 2 ngân hàng đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh
thẻ ở Việt Nam. Với phương châm: “Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách
hàng” được đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB luôn nỗ lực không ngừng để
gia tăng lợi ích cho khách hàng sử dụng thẻ của mình, đồng thời khẳng định vị thế vững
chắc của ACB trên thị trường thẻ Việt Nam và trong lòng người tiêu dùng hiện đại.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Giải pháp phát
triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng Á Châu” làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng và hoạt động phát triển khách
hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ tại
ngân hàng Á Châu (ACB) trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển khách hàng sử
dụng thẻ thanh toán của ngân hàng Á Châu (ACB) trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là quá trình hoạt động kinh doanh thẻ và hoạt động phát
triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng Á Châu (ACB) tại thị trường Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: chuyên đề chỉ nghiên cứu về nghiệp vụ kinh doanh thẻ ngân hàng
và hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: chuyên đề tập trung phân tích quá trình hình thành và phát triển
khách hàng sử dụng thẻ của ACB trong giai đoạn từ 2009-2010
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1. Đối với số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế
như doanh thu, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh… từ phòng Tổng hợp, phòng
Thanh toán thẻ trong thời gian tôi thực tập ở đây.
Thu thập các tài liệu liên quan từ báo chí, Internet, các khóa luận tốt nghiệp đại
học và cao học, tài liệu nước ngoài…
5.1.2. Đối với thông tin sơ cấp
Phương pháp lấy mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Số lượng mẫu điều tra: 100 phiếu.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Kết quả điều tra: thu được 95 phiếu hợp lệ/ 100 phiếu phỏng vấn trực tiếp khách
hàng.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
5.2.1. Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình
i
ii
f
fX
X
Σ
Σ
=

.
Trong đó X: Giá trị trung bình;
X
i
: lượng biến thứ i;
f
i
: tần số của giá trị i;
∑f
i
: Tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ.
5.2.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của tổng thể (One Sample T Test)
Cặp giả thuyết thống kê
Giả thuyết H
0
: µ = Giá trị kiểm định (Test value).
Đối thuyết H
1
: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value).
α: Mức ý nghĩa của kiểm định
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết
Sig Sig (2-tailed)
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H
0
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H
0
Sig ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H
0
Sig < α/2: Bác bỏ giả thuyết H
0

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại
NHTM được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở các nước khác nhau trên thế giới.
Ở một số nước thì khái niệm này được hiểu là các tổ chức tài chính tiền tệ mà hoạt động
kinh doanh chủ yếu của nó là nhận tiền gửi trong dân cư sau đó cho các tổ chức kinh tế
khác vay lại để sản xuất kinh doanh hoặc cho những hộ gia đình vay với mục đích tiêu
dùng; Các Ngân hàng không được phép kinh doanh tổng hợp các dịch vụ khác như đầu
tư tài chính, cung cấp dịch vụ cho các nhóm nghề riêng biệt. Trongkhi đó ở một số nước
khác cho rằng NHTM có thể kinh doanh tổng hợp các dịch vụ như buôn bán vàng bạc,
hành nghề thương mại và giá trị địa ốc…
Ở Việt Nam, tại khoản 7, điều 20 Luật các Tổ Chức Tín dụng được sửa đổi, bổ
sung năm 2004 có quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Trên thực tế, các NHTM ở nước ta ngoài việc thực hiện các hoạt động ghi trong
luật nêu trên thì còn phải thực hiện các hoạt động khác phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế, xã hội thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là cho vay để khuyến
khích phát triển một số thành phần kinh tế, ưu đãi đối với một số dự án và đối tượng đặc
biệt…
Do đó, ở Việt Nam các NHTM thường được hiểu như một Ngân hàng thực hiện
các dịch vụ tổng hợp về kinh doanh tiền tệ như nhận tiền gửi của khách hàng để cho
vay, cung cấp lại vốn đầu tư,… chịu sự chỉ đạo, định hướng và giám sát chặt chẽ của
Nhà nước.
1.1.2. Bản chất của NHTM
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Bản chất của NHTM thể hiện qua các khía cạnh sau:
 NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế: NHTM hoạt
động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, bình

đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có
nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước như các đơn vị khác.
 Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các NHTM phải có
vốn, phải tự chủ về tài chính, hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở chấp hành
pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín
dụng rất lớn cho nền kinh tế.
1.1.3. Chức năng của Ngân hàng Thường mại
 Trung gian tài chính
Trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại hai loại tổ chức, cá nhân như sau: Một là
những người tạm thời thâm hụt chi tiêu hoặc có nhu cầu tiêu dùng mà chưa có tiền, tức
là nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư của họ vượt quá mức thu nhập hiện tại. Thứ hai là
những cá nhân hoặc tổ chức có thu nhập lớn hơn mức chi tiêu của họ, còn gọi là thặng
dư trong chi tiêu. Nhóm thứ nhất có nhu cầu vay một khoản tiền trong hiện tại để bù đắp
thâm hụt, tất nhiên họ sẽ chi trả trong tương lai. Còn nhóm thứ hai muốn số tiền tiết
kiệm của mình được bảo vệ an toàn và nhất là có khả năng sinh lãi. Hai nhóm người này
sẽ đạt được lợi ích tối đa nếu họ gặp được nhau, quan hệ của họ khi đó gọi là quan hệ
Tài chính trực tiếp.
Nhưng những giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, không gian, thời gian…đã
ngăn cản họ.
NHTM ra đời, nhờ khả năng thẩm định thông tin tốt và lợi thế về quy mô, NHTM
hút tiết kiệm từ nhóm thứ hai cho nhóm thứ nhất - những người đảm bảo được khả năng
trả nợ vay. Người đi vay phải trả cho Ngân hàng chi phí sử dụng tiền vay, gọi là lãi suất
vay tính trên tổng số tiền vay, ngược lại thì Ngân hàng phải trả cho người gửi tiền một
khoản lợi nhuận gọi là lãi suất tiết kiệm đề bù đắp cho sự hy sinh không tiêu dùng trong
hiện tại mà cho Ngân hàng tại thời sử dụng. Lãi suất vay bao giờ cũng lớn hơn lãi suất
huy động, sau khi trừ những chi phí thì phần chênh lệch còn lại là thu nhập của Ngân
hàng.
Hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên hai nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi
tiết kiệm và cho vay còn được gọi là kinh doanh rủi ro. Ngân hàng luôn đảm bảo chi trả

cho khách hàng gửi tiền đúng kỳ hạn và đủ cả gốc lẫn lãi. Mặt khác những món cho vay
của Ngân hàng thì có rủi ro cao hơn do khả năng trả nợ của khách hàng thường ẩn chứa
yếu tố bất trắc. Với nguyên tắc rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao, Ngân hàng sẽ sử
dụng khả năng thẩm định thông tin của mình cân băng giữa lợi nhuận và rủi ro để đem
về cho mình một kết quả kinh doanh tốt nhất.
 Chức năng tiền ghi sổ
Quá trình tạo bút tệ của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và
thanh toán trong hệ thống Ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống Ngân
hàng Trung Ương (NHTW) của mỗi nước. Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại
một Ngân hàng thành một khoản tiền lớn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín
dụng thanh toán qua nhiều Ngân hàng. NHTM tạo được bút tệ xuất phát từ NHTW. Nếu
không có sự ràng buộc nào thì khả năng tạo bút tệ là vô hạn, tuy nhiên dưới sự kiểm
soát của NHTW thì NHTM chỉ tạo bút tệ trong giới hạn nhất định.
 Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Thực hiện chức năng thanh toán, NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán
cho nên kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng.
Thay vì phải thanh toán hàng hoá, dịch vụ trực tiếp bằng tiền mặt, giờ đây khách
chỉ cần mở tài khoản, Ngân hàng sẽ thừa lệnh của khách hàng thực hiện toàn bộ các
nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán cho khách hàng thông qua nhiều hình thức như
chuyển khoản, séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, thư tín dung L/C, các loại thẻ thanh
toán khác….Khi sử dụng các phương tiện thanh toán này, các chủ thể kinh tế sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian, lại an toàn. Đồng thời, hệ thống NHTM
lại tích tụ được một số vốn lớn để mở rộng khả năng tín dụng.
Để thực hiện tốt chức năng là một trung gian thanh toán, Ngân hàng đầu tiên phải
đầu tư vào yếu tố cống nghệ, chuẩn hoá quy trình thanh toán và cần thiết phải có một sự
kết nối giữa các Ngân hàng trên toàn hệ thống. Hiện nay, nhiều trung tâm thanh toán bù
trừ quốc tế đã ra đời làm gia tăng hiệu quả thanh toán qua Ngân hàng, khách hàng dù ở
bất kỳ đâu trên thế giới đều có thề sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
này.
 Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

Một trong những chức năng quan trọng nhất do các Ngân hàng thực hiện trong
việc tham gia vào nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế là tài trợ xuất nhập khẩu và nền thương
mại giữa các quốc gia. Ngày nay, khi tài trợ thành một phần không thể thiếu đối với
nhiều giao dịch thương mại, các Ngân hàng đã phát triển các dịch vụ này từ việc tài trợ
các hợp đồng thương mại riêng biệt đến cung cấp các giải pháp tổng hợp đối với các
nhu cầu thương mại. Điều này bao gồm sự kết hợp việc cho vay của Ngân hàng với các
nguồn tài trợ từ các cơ quan xuất khẩu của Chính phủ, công ty thuê mua tài chính quốc
tế và các nguồn tài trợ phi Ngân hàng khác, cùng với bảo hiểm rủi ro chính trị và kinh tế
 Cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, NHTM có những điều
kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Với những
điều kiện đó, Ngân hàng có thể thực hiện việc tư vấn về tài chính và đầu tư cho các
doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu bảo đảm đạt hiệu quả cao và tiết
kiệm chi phí.
Và ngoài ra, NHTM còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như: Dịch vụ
bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ tín thác
hoặc uỷ thác Ngân hàng…
1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Là một tỉnh nằm ở khu vực miền Trung có điều kiện tự nhiên không mấy thuận
lợi, nền kinh tế còn chậm phát triển so với các vùng khác của đất nước nhưng Thừa
Thiên Huế là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, là trung tâm dịch vụ
lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các ngành dịch vụ chất lượng và
trình độ cao trong lĩnh vực du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng, thương mại, khoa học –
công nghệ, bưu chính viễn thông,… có những bước phát triển kinh tế đáng kể.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của địa bàn, Ngân hàng TMCP Á Châu đã
xin phép thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế (ACB – CN Huế) theo
quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 ACB - CN Huế được
cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động chính thức ngày 22/07/2005.
- Địa chỉ: 01 Trần Hưng Đạo – Thành phố Huế

- Điện thoại: 0543.571175
- Fax: 0543.571123
Để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng gia tăng của người dân và mục đích mở
rộng thị phần, ngày 30/9/2008, Phòng giao dịch Phú Hội tại số 30 Hùng Vương, Thành
phố Huế chính thức đi vào hoạt động.
Tiếp đó, ngày 11/8/2009 ACB khai trương phòng giao dịch tại siêu thị Big C Huế,
Tòa nhà Phong Phú Plaza. nâng tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của ACB lên 205
đơn vị trên toàn hệ thống.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng Á Châu Chi nhánh Huế
Bộ máy quản lý của ACB được tổ chức gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến chức
năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa đảm bảo tiết kiệm
chi phí.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Á Châu - CN Huế
(Nguồn: Phòng Hành chính Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế)
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc chi nhánh, hai Giám đốc Phòng giao dịch và một
Phó giám đốc tại chi nhánh.Ban Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, xây
dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám
đốc giao cho đảm bảo cho bộ máy hoạt động một cách có hiệu quả.
- Phòng hành chính:Chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ chức ngân hàng,
quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, xây
dựng kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lương trong ngân hàng, xây dựng
nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể,... trình Giám đốc duyệt ban hành.
Tiến hành một số công việc như theo dõi, quản lý, sửa chữa hệ thống mạng, tham
mưu cho Giám đốc về các công tác tổ chức bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động và
những vấn đề liên quan khác. Kết hợp với bộ phận kế toán quản lý và xem xét những
nhu cầu mua sắm các trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh.
- Phòng kinh doanh (phòng tín dụng):
+ Phòng khách hàng cá nhân (KHCN): Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng
KHCN và doanh nghiệp tư nhân: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng,

đánh giá khách hàng.
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN): Thực hiện các sản phẩm dịch vụ
tín dụng KHDN: lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách
hàng.
- Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ:
Thực hiện các chức năng hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ
phận: theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng tiền vay
và tiền gửi, lập và thực hiện hợp đồng, thẩm định tài sản, xử lý nợ quá hạn,.....
- Bộ phận tư vấn tín dụng cá nhân (PFC):
Bộ phận này đảm nhận chuyên môn về khách hàng cá nhân, với các nhiệm vụ
cụ thể là: tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập các thông tin ban đầu để phục vụ
việc thẩm định sau này, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ và quảng cáo
thương hiệu của Ngân hàng cũng như của chi nhánh và phòng giao dịch.
-Phòng giao dịch và ngân quỹ:
Gồm hai bộ phận chính là Kế Toán và Ngân Quỹ. Thực hiện các chức năng như:
tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, thực hiện việc thu chi; kinh doanh vàng, các loại ngoại tệ
và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ: do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc
như: giám sát hoạt động của chi nhánh, kiểm tra nghiệp vụ, chứng từ, lập báo cáo.
1.2.3. Đặc điểm về nguồn vốn
Nếu như tình hình nguồn nhân lực nói lên chất lượng lao động tại chi nhánh thì
tình hình tài sản, nguồn vốn sẽ thể hiện sức mạnh về tài chính và quy mô hoạt động của
Chi nhánh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cũng như cổ
đông xem xét hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Chính vù vậy, để đảm bảo cho sự phát
triển thì Ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, đổi mới thường
xuyên hoạt động huy động vốn và luôn mở rộng thị trường hoạt động. Nhìn vào bảng số
liệu ta thấy, hầu hết qua 3 năm thì giá trị tài sản và nguồn vốn đều tăng.
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm
2008-2010
(Nguồn: Phòng Hành chính Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế)

1.2.4. Đặc điểm về nhân lực
Có thể nói rằng nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự
thành công bước đầu của Chi nhánh trong thời gian qua.Tính đến năm 2010, toàn Chi
nhánh có 82 cán bộ nhân viên. Tuy đây là một con số không lớn nhưng Chi nhánh đã có
những cố gắng, sự nỗ lực lớn nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên của
mình. Tình hình nhân lực tại Chi nhánh giai đoạn từ 2008 – 2010 có những nét tổng
quan sau:
Phần lớn cán bộ nhân viên có trình độ văn hoá Đại học, trên Đại học (chiếm tỷ lệ
hơn 80%) và tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu
chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong Chi nhánh tương đối tốt. Đồng thời, ACB -
CN Huế ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng đầu vào khi tuyển dụng lao động.
Hàng năm, Chi nhánh vẫn đào tạo, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực
công tác và mở các lớp học tìm hiểu thêm về những kỹ năng mềm cho cán bộ nhân viên
ngân hàng nhằm bổ sung và tiến đến hoàn thiện cho phù hợp với sự thay đổi của nền
kinh tế. Điều này đã góp phần xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng có năng lực
và nhạy bén với công việc.
Số lượng nhân viên tăng lên hàng nămchủ yếu là do sự phát triển mở rộng của Chi
nhánh trong thời gian qua khi thành lập thêm các phòng giao dịch Phú Hội (năm 2008)
và phòng giao dịch Big C (năm 2009).
Bảng 1.2: Tình hình nguồn nhân lực ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 70 100 79 100 82 100 9 12,86 3 3,80
1. Phân theo giới tính
Nam
32 45,71 35 44,30 33 40,24 3 9,38 -2 -5,71
Nữ
38 54,29 44 55,70 49 59,76 6 15,79 5 11,36

2. Phân theo trình độ
Đại học và trên Đại học
59 84,29 70 88,61 69 91,76 11 18,64 -1 1,43
Cao đẳng, trung cấp
2 2,86 1 1,27 2 1,18 -1 -50,00 1 100,0
Lao động phổ thông
9 12,86 8 10,13 10 7,06 -1 -11,11 2 25,00
3. Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
55 78,57 62 78,48 65 76,47 7 12,73 3 4,84
(Nguồn : Phòng hành chính Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế)
1.3. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG
1.3.1. Khái quát về thẻ ngân hàng
1.3.1.1. Sự ra đời của thẻ ngân hàng
Thẻ thanh toán là phương tiện chi trả hiện đại,xuất hiện với tư cách là phương tiện
thanh toán đầu tiên tại Mỹ vào năm 1914 và được sử dụng rộng rãi vào những năm
1950. Cho đến những năm 1960 thẻ thanh toán đã dần thâm nhập vào cuộc sống của dân
cư tại các nước Châu Âu và ngày càng phát triển rộng rãi, trở thành phương tiện thanh
toán thông dụng trên thế giới.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán KDTM do Ngân hàng phát hành. Thẻ
cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại
các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền
gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và chủ thẻ. Hoá đơn chấp nhận
thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Đơn vị
chấp nhận thanh toán thẻ là đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ nhận lại tiền của chủ thẻ thông
qua ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ.
Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy
đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa ngân hàng tổ chức tài chính
với các điểm thanh toán. Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an

toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
1.3.1.2. Khái niệm và tính năng của thẻ
a/ Khái niệm về thẻ ngân hàng:
Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt
nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán:
• Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá,
dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút
tiền tự động.
• Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng,
các Tổ chức tài chính hay các công ty.
• Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ
thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các
điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
• Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua
máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài
chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh
chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh
toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút
tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.
b/ Tính năng của thẻ
 Tính tiện ích: Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong lưu thông,
mang đến cho khách hàng sự tiện lợi hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Nó có
thể giúp cho người sự dụng thanh toán bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không cần phải
mang theo tiền mặt. Bên cạnh đó, kích cỡ của tấm thẻ chỉ bằng giấy chứng minh thư
nhân dân nên khách hàng không phải lo lắng khi mang theo trong người.
 Tính linh hoạt: Với nhiều loại đa dạng và phong phú, thẻ thanh toán thích hợp
cho mọi đối tượn khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng có
thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt cho tới giải trí, mua sắm hàng hoá…
Do đó, thẻ cung cấp cho khách hàng độ thoả mãn tối đa nhu cầu cần sử dụng của mọi

đối tượng khách hàng.
 Tính an toàn và nhanh chóng: Với quy trình và nghiệp vụ thanh toán thẻ mà
Ngân hàng cung ứng cho khách hàng, khách hàng sử dụng thẻ có thể hoàn toàn yên tâm
trước nguy cơ bị mất thẻ vì Ngân hàng vẫn bảo vệ được tiền trong tài khoản của khách
hàng bằng mã số Pin, chữ ký trên thẻ, mã tài khoản thẻ…Điều này cho thấy tính an toàn
hơn của thanh toán thẻ so với các phương tiện thanh toán khác. Ngoài ra, các giao dịch
thẻ đều được thựuc hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhân thẻ hay điểm
rút tiền mặt tới Ngân hàng thanh toán và Ngân hàng phát hành. Vì vậy, việc ghi Nợ - Có
cho các chủ thẻ tham gia vào quá trình thanh toán được thực hiện một cách tự động,
nhanh chóng và chính xác.
 Tính sinh lời: Đối với thẻ tín dụng, khách hàng có thể sử dụng tiền của ngân
hàng mà không trả lãi nếu thanh toán đúng hạn; nghĩa là khách hàng đã được cho vay
không tính lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Còn đối với thẻ ghi nợ thì chủ thẻ
sẽ được hưỡng lãi trên số dư của tài khoản (lãi suất không ky hạn). Như vậy, khách
hàng vừa chi tiêu và tiền vẫn sinh lời.
1.3.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng
Việc ra đời phương thức thanh toán điện tử là nhằm giảm áp lực việc lưu thông
tiền mặt trên thị trường. Với phương thức thanh toán điện tử, các giao dịch được giải
quyết qua hệ thống ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản qua đó giúp mọi người
tiết kiệm được về thời gian chi phí đi lại.
Trước kia, các dịch vụ ngân hàng chủ yếu được giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
Sau khi thẻ ATM ra đời, các hoạt động ngân hàng truyền thống được chuyển hoá dần
thành chức năng của thẻ.
Đến nay, số đông người dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử
dụng ATM để cất giữ khoản tiền thu nhập hàng tháng. Với thẻ ATM mọi người đã có
thể dễ dàng thực hiện việc rút tiền, gửi tiền cho người khác ngay trên máy ATM.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đã có ý tưởng tạo sự tiện ích thêm chức năng
của thẻ đơn cử như ngân hàng Đông Á đã cải tiến chiếc thẻ và hệ thống máy ATM của
mình có thể thực hiện nhu cầu gửi tiền vào tài khoản trực tiếp ngay trên máy ATM,
không phải đến trực tiếp ngân hàng, ngoài ra còn có thể thực hiện thanh toán tiền điện,

tiền nước, cước phí điện thoại tại một số nơi như Tp.HCM và Bình Dương.
Nối tiếp chiếc thẻ rút tiền tự động ATM, một số ngân hàng đã tranh thủ phát hành thẻ
thanh toán. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen thanh toán qua thẻ
nhưng với đà phát triển của nền kinh tế của Việt Nam như hiện nay thì việc ứng dụng
hình thức thanh toán điện tử sẽ phổ biến trong tương lai.
1.4. Phân loại thẻ ngân hàng
Sơ đồ 1.2: Phân loại thẻ thanh toán
Thẻ
thanh toán
Tính chất
thanh toán
Hạn mức
tín dụng
Phạm vi sử
dụng
Chủ thể
phát hành
Đặc tính
kỹ thuật
Thẻ
băng
từ
Thẻ
thông
minh
Thẻ
ngân
hàng
phát
hành

Thẻ
do tổ
chức
phi
ngân
hàng
phát
hành
Thẻ
tín
dụng
Thẻ
ghi
nợ
Thẻ
rút
tiền
mặt
Thẻ
vàng
Thẻ
thường
Thẻ
trong
nước
Thẻ
quốc
tế
1.4.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất
a. Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ

đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại
thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
b. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa
thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua ,
nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được,
thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật
mã hoá, bảo mật thông tin...
c. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có
cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.
1.4.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó
người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm
Thẻ
do tổ
chức
phi
ngân
hàng
phát
hành
hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay... chấp nhận loại thẻ
này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm
trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay
chậm trả.
b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức

vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào
tài khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ
thẻ sau đó vài ngày.
c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động
hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối
với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ
được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được
sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng
phát hành thẻ.
1.4.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng
tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại
tệ mạnh để thanh toán.
1.4.4. Phân loại theo chủ thể phát hành
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành
giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập
đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như
Diner's Club, Amex...

×