Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu Chương 17: X-25 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.48 KB, 11 trang )

Bài giảng: Truyền số liệu Chương 17: X-25
CHƯƠNG 17
X-25
Mạng diện rộng chuyển-gói X-25 được IUT-T phát triển từ 1976, với nhiều lần hiệu
chỉnh. Theo nghĩa của chuẩn ITU-T, thì X-25 là giao diện giữa thiết bị đầu cuối dữ liệu (DTE:
data terminal equipment) và mạch đầu cuối (DCE: data circuit-terminating equipment) trong
các hoạt động đầu cuối trong chế độ gói của mạng dữ liệu công cộng.

Hình 1 cho thấy ý niệm tổng quan về X-25. Cho dù X-25 là giao thức end-to-end, nhưng
di chuyển của gói xuyên qua mạng lại không được user nhìn thấy. User chỉ nhìn thấy mạng như
là một đám mây mà các gói đi xuyên qua để đến DTE nhận.
X-25 định nghĩa phương thức mà chế độ gói đầu cuối có thể được kết nối với mạng gói
để trao đổi dữ liệu. X-25 định nghĩa các phương thức cần thiết để thiết lập, duy trì, và kết thúc
kết nối. Nó cũng một tả tập các dịch vụ, được gọi là các tiện ích, nhằm cung cấp các chức năng
như thay đổi ngược (reverse change), gọi trực tiếp, và kiểm soát thời gian trể (delay control).
X-26 được xem là giao thức tạo giao diện mạng thuê bao (SNI: subscriber network
interface). Nó định nghĩa phương cách mà DTE của user thông tin với mạng và các gói được
chuyển qua mạng dùng các DTE ra sao. Nó dùng hướng mạng ảo để chuyển mạch gói (SVC và
PVC) và dùng phương pháp TDM không đồng bộ (TDM thống kê) để ghép kênh các gói.
I. CÁC LỚP X.25
Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 170
Bài giảng: Truyền số liệu Chương 17: X-25
Giao thức X.25 định rõ 3 lớp: lớp vật lý, lớp frame và lớp gói (packet). Các lớp này định
nghĩa chức năng của các lớp vật lý, kết nối dữ liệu và lớp mạng trong mô hình OSI. Hình 2
minh họa quan hệ giữa các lớp trong X.25 và các lớp trong OSI.
LỚP VẬT LÝ
Trong lớp vật lý, X.25 chỉ rõ giao thức gọi là X.21 (hay X.21bis), là giao thức đặc biệt đã
được ITU-T định nghĩa trong X.25. Tuy nhiên, tương tự như các giao thức lớp vật lý khác, như
EIA-232, thì X.25 là đủ hỗ trợ được tốt.
LỚP FRAME
Trong lớp frame, X.25 cung cấp phương thức điều khiển kết nối dữ liệu theo hướng bit


gọi là LAPB (link access procedure, balance), là một tập con của HDLC. Hình 3 cho thấy
format tổng quát của gói LAPB.
Các trường flag, địa chỉ, điều khiển và FCS là hoàn toàn giống với trường hợp mô tả
trong chương giao thức điều khiển kết nối dữ liệu. Tuy nhiên, trong trường hợp này ta có thông
tin điểm-điểm và ở chế độ không đồng bộ cân bằng, nên chỉ có hai địa chỉ là 00000001 (dùng
cho lệnh từ DTE và đáp ứng do lệnh này) và 00000011 (dùng lệnh từ DCE và đáp ứng do lệnh
này). Hình 4 cho thấy phương thức dùng các địa chỉ này trong lớp frame (data link).
Ba dạng frame:
Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 171
Bài giảng: Truyền số liệu Chương 17: X-25
Như đã biết thì HDLC (và giao thức con LAPB) có ba dạng frame: I-frame, S-frame và
U-frame.
I-frame:được dùng để gói gọn các gói PLP từ lớp mạng.
S-frame:dùng điều khiển lưu lượng và kiểm tra lỗi trong lớp frame.
U-frame:được dùng để thiết lập và dừng kết nối giữa DTE và DCE. Có ba gói được
LAPB dùng trong dạng này là SABM (hay ESABM nếu dùng chế độ địa chỉ mở rộng), UA và
DISC.
Các pha trong lớp frame:
Trong lớp frame, thông tin giữa DTE và DCE gồm ba pha: thiết lập kết nối, truyền gói, và
kết thúc kết nối. (xem hình 5)
Thiết lập kết nối: Kết nối giữa DTE và DCE phải được thiết lập trước khi các gói từ lớp
gói được chuyển đi. DTE và DCE đều có thể thiết lập kết nối bằng cách gởi đi frame SABM
(set asynchronous balanced mode); bên đáp ứng trả lời bằng frame UA (unnumbered
acknoledgment) cho biết là kết nối đã thực hiện xong.
Truyền dữ liệu: Sau khi thiết lập kết nối xong, hai phía có thể truyền và nhận các gói lớp
mạng (dữ liệu và điều khiển) dùng I-frame và S-frame.
Kết thúc kết nối: khi lớp mạng không còn cần đến kết nối nữa, thì chỉ cần một phía gởi
frame ngừng kết nối (DISC) để yêu cầu kết thúc kết nối. Phía còn lại chỉ cần gởi frame UA để
trả lời.
LỚP PACKET

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 172
Bài giảng: Truyền số liệu Chương 17: X-25
Lớp mạng trong X.25 được gọi là giao thức lớp gói (PLP: packet layer protocol). Lớp này
đảm nhiệm việc thiết lập kết nối, truyền dữ liệu và kết thúc kết nối. Ngoài ra, X.25 còn phải tạo
ra mạch ảo và thương lượng các dịch vụ mạng giữa hai DTE. Trong khi lớp frame đảm nhiệm
việc tạo kết nối giữa DTE và DCE, thì lớp gói chỉ thực hiện kết nối giữa hai DTE (end-to-end
connection). X.25 điều khiển lưu lượng ở hai mức (lớp frame và lớp gói). Điều khiển lưu lượng
và kiểm tra lỗi giữa (kết nối) DTE và DCE do lớp frame. Điều khiển lưu lượng và kiểm tra lỗi
giữa hai DTE (end-to-end) do lớp gói thực hiện. Xem hình 6.
Mạch ảo:
Giao thức X.25 là mạng mạch ảo chuyển mạch gói. Chú ý là mạch ảo trong X.25 được
tạo ra tại lớp mạng (không phải ở lớp kết nối dữ liệu như trong Frame relay hay ATM). Tức là,
một kết nối vật lý được thiết lập giữa DTE và DCE có thể mang nhiều mạch ảo tại lớp mạng
trong đó mỗi mạch chịu trách nhiệm mang dữ liệu hay thông tin điều khiển, theo mọt ý niệm
được gọi là in-band signalling. Hình 7
Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 173
Bài giảng: Truyền số liệu Chương 17: X-25
Nhận dạng mạch ảo:
Mỗi mạch ảo trong X.25 cần được nhận dạng dùng các gói. Bộ nhận dạng mạch ảo trong
X.25 được gọi là số kênh logic (LCN: logical channel nember). Khi mạng ảo đã thiết lập giữa
hai DTE, thì thường có một cặp LCN: một định nghĩa mạng ảo giữa DTE và DCE tại chổ, và
LCN còn lại dùng cho DTE và DCE đối tác. Mục đích là nhằm tạo ra miền LCN local. Điều
này cho phép tập các LCN tại mỗi kết nối là bé và tạo ra các trường LCN ngắn. Một global
LCN cần một tập LCN lớn và tạo ra trường LCN dài. LCN local cho phép dùng cùng tập LCN
này được dùng bởi hai cặp kết nối khác nhau DTE-DCE mà không tạo ra nhầm lẫn. Hình 5 cho
thấy LCN trong mạng X.25
X.25 dùng cả hai phương pháp chuyển mạch ảo (PVC và SVC). PVC được thiết lập
do các provider mạng X.25 và tương tự như đường thuê trong mạng điện thoại. LCN được nhà
cung cấp mạng chỉ định thường trực.
Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 174

×