Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bao cao tong ket nam hoc 20082009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.83 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỤC YÊN TRƯỜNG THCS TÂN PHƯỢNG. Số:14/BC-TKNH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Phượng, ngày 21 tháng 05 năm 2009. BÁO CÁO TỔNG KẾT Năm học 2008-2009 Căn cứ chỉ thị số 47/2008/CT- BGD &ĐT ngày 13/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2007 – 2008; Công văn số 7475/BGD&ĐT-GDTrH ngày 15/08/2008cuar Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008-2009; Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 31/07/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về kế hoạch thời gian năm học 2008-2009; Công văn số 28/2008/SGD&ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái ngày 25/08/2008 và công văn số 308/PGD&ĐT-CM ngày 08/09/2008 của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên. Thực hiện công văn Số 174/PGD&ĐT-TH ngày 12 tháng 05 năm 2009 của phòng GD&ĐT huyện Lục Yên về việc hướng dẫn tổng kết năm học 2008-2009. Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2008-2009. Trường THCS Tân Phượng xin báo cáo tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ VĂN HOÁ-XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG.. 1. Điều kiện tự nhiên. - Tân Phượng là một xã vùng cao, vùng xa nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lục Yên cách xa trung tâm huyện 32 km có tổng diện tích toàn xã là: 45,7 km2 so với các xã khác trong huyện thì diện tích ở mức rộng, là nơi giáp danh giữa ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. - Phía Đông giáp xã Lâm Thượng - Lục Yên - Yên Bái. - Phía Bắc giáp xã Nà Khương và Xuân Giang - Quảng Bình - Hà Giang. - Phía Nam giáp xã Minh Chuẩn - Lục Yên - Yên Bái. - Phía Tây giáp xã Việt Tiến - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. - Hệ thống giao thông xã Tân Phượng rất Yếu kém, có một con đường chạy từ đầu xã đến cuối xã, nối trung tâm xã với xã Lâm Thượng - Lục Yên - Yên Bái và với xã Việt Tiến - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. Từ trục đường chính có các đường hoặc các lối mòn dẫn tới các thôn bản. Chất lượng giao thông xuống cấp, đường đèo dốc nhiều chạy qua đồi núi và khe suối, hệ thống cống rãnh không đảm bảo yêu cầu đặc biệt vào mùa mưa. - Địa hình: 100% là địa hình đồi núi, khe núi và suối phức tạp hình thành năm cụm dân cư chia thành 9 thôn bản, diện tích đất canh tác ít. Dân cư sống rải rác ở các khe núi, triền đồi, sống không tập trung, phân bố rộng đều khắp trong diện tích đất xã. - Khí hậu thời tiết: Với địa hình vùng cao, đồi núi nhiều nên điều kiện khí hậu thời tiết cũng có sự khác biệt, độ ẩm cao, mưa rất nhiều, vào mùa đông khí hậu rất lạnh, gây khó khăn trở ngại chung cho hoạt động đời sống của nhân dân và học sinh. 2. Kinh tế. - Sản xuất phát triển kinh tế chủ yếu là trồng trọt: cây lúa nước, cây màu kết hợp bảo vệ rừng và trồng rừng, chăn nuôi. Lưu thông hàng hoá ít chủ yếu là hàng nông sản của địa phương Tân Phượng là xã nghèo với 42% hộ dân trong toàn xã là hộ nghèo do vậy chưa đáp ứng được tình hình mới. Kinh tế nông – lâm chiếm 95%..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Xã hội. - Với địa hình phức tạp chia cắt theo đồi núi khe sâu thành lập 5 cụm dân cư phụ thuộc vào địa hình phân chia thành 9 thôn bản, có hai dân tộc chủ yếu sinh sống với nhau. Trong đó dân tộc Dao có 290 hộ với 1534 nhân khẩu và dân tộc Tày có 19 hộ với 71 nhân khẩu. Tổng nhân hộ khẩu toàn xã là 309 hộ gia đình với 1632 nhân khẩu. - Với hiện trạng tổng dân số xã là 1632 người nguồn lao động của xã từ trước tới nay cũng như trong những năm tới là ít nhất so với các xã trong huyện, hơn thế do điều kiện là một xã vùng cao vùng sâu điều kiện và tập quán canh tác còn thô sơ, lạc hậu nguồn lao động có khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào sản suất là không có điều kiện và khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến còn xa xôi, sản phẩm lao động ít có giá trị hàng hoá thương phẩm. 4. Giáo dục. - Xã nhà có 3 trường thuộc 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS. - Xã đã phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002, hiện này tình hình dân trí ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên GD mũi nhọn còn yếu, học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học còn ít, học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh thấp. Với các tình hình đặc điểm về điều kiện của tự nhiên của địa phương như vậy đã có những ảnh hưởng tới sự phát triển của sự nghiệp giáo dục địa phương trong những mặt cụ thể sau : B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ I.Công tác tham mưu với Cấp uỷ, Chính quyền địa phương: - Ngay sau ngày thành lập trường 20/08/2009 Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động tham mưu với Đảng uỷ, Chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục THCS , trường THCS Tân Phượng của xã Tân Phượng, đồng thời báo cáo kế hoạch nhiệm vụ năm học 2008-2009 đặc biệt trong công tác công tác vận động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để tiến hành khai giảng năm học mới. - Nhà trường đã tiến hành tham mưu với Đảng uỷ – Chính quyền địa phương về công tác huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp nhằm đảm bảo tỷ lệ phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS . Tham mưu trong công tác quy hoạch mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo cơ sở pháp lý trong hoạt động của nhà trường. - Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã tiếp tục vận động những học sinh có biểu hiện bỏ học, thực hiện tốt yếu tố xã hội giáo dục học sinh tại địa phương – phối hợp với Ban công an xã bảo đảm an ninh trật tự – Phòng ngừa các tai tệ nạn sâm nhập trường học và công tác an toàn giao thông, cùng với nhà trường tuyên truyền và bài trừ các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan – Phối hợp với Đoàn thanh niên trường – Xã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường và tại các thôn bản nhằm lôi kéo thu hút học sinh tích cực đến trường tạo môi trường GD lành mạnh cho các em học sinh. II. Thực hiện kết hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo. 1. Cơ sở vật chất thiết bị nhà trường: a) Cơ sở vật chất : - Diện tích đất : 2.342 m2 (Chưa có hồ sơ đất) - Phòng học : 07 Phòng học xây cấp 3 có đủ bàn ghế bảng phục vụ giảng dạy: 2. Quy mô mạng lưới trường/ lớp/ học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Năm học 2008-2009 trường THCS Tân Phượng có quy mô trường lớp, học sinh, cán bộ giáo viên nhân viên như sau: * Tổng số học sinh THCS: 206 HS/ 7 Lớp. Trong đó: Số học sinh nữ: 101 HS. Tỷ lệ 49% * Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 18 Đ/c Trong đó: Cán bộ quản lý: 02 Đ/c Tổng phụ trách đội: 01 Đ/c Giáo viên giảng dạy: 13 Đ/c Kế toán nhà trường: 01 Đ/c - Giáo viên chia theo trình độ đào tạo: Đại học: 01 Cao đẳng: 16 Trung cấp: 02 - Phân loại độ tuổi: - Dưới 35 tuổi: 10 - Trên 45 tuổi: 06 -Công tác tổ chức nhà trường: + BGH: 1 Thầy giáo. Trần Quý Dương - Hiệu trưởng: phụ trách chung, phụ trách công tác tổ chức, tài vụ. Công tác phổ cập 2. Thầy giáo. Tống Xuân Bằng - Phó hiệu trưởng: chịu sự phân công của hiệu trưởng, được sự uỷ nhiệm khi hiệu trưởng vắng mặt.phụ trách về công tác chuyên môn; CSVC; Hoạt động ngoài giờ lên lớp; + BCH Công Đoàn: 1. Chủ tịch: Thầy giáo. Nông Văn Lại 2. Phó chủ tịch: Cô giáo. Lê Minh Nguyệt 3. Uỷ viên: Thầy giáo. Tống Xuân Bằng + Tổng phụ trách Đôị: Ông. Lý Đạt Hùng + Bí thư chi Đoàn: Thầy giáo. Lý Đạt Hùng + Bộ phận Tài vụ: +Kế toán: Thầy giáo. Nông Văn Lại. + Thủ quỹ: Thầy giáo. Nguyễn Ngọc Quỳnh + Thư kí hội đồng: Thầy giáo. Tống Xuân Bằng. +Phụ trách Thiết bị: Cô giáo. Lê Thị Ngân + Phụ trách thư viện: Thầy giáo.Nông Văn Lại. + Các tổ trưởng, tổ phó. 1. Tổ KHTN: Tổ trưởng: Thầy giáo. Nguyễn Ngọc Quỳnh Tổ phó: Cô giáo. Lê Thị Ngân. 2. Tổ KHXH: Tổ trưởng: Cô giáo. Nông Thị Chung. Tổ phó: Thầy giáo. La Quốc Huy Với những điều kiện của nhà trường và các điều kiện chủ quan, khách quan của địa phương đem lại trong năm học nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau: III. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch năm học. 1. Thuận lợi: Trường THCS Tân Phượng xã Tân Phượng là trường mới thành lập được tách ra từ trường PTCS Tân Phượng ngày 20/08/2008 Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ – HĐND – UBND xã Tân Phượng về công tác giáo dục xã nhà sự phối hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương để nắm bắt được các đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các phong tục tập quán.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> của địa phương, từ đó có các giải pháp, biện pháp khắc phục các nhược điểm, tồn tại để kế hoạch nhà trường được khả thi. Trong năm học này được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT huyện Lục Yên về nội dung, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ năm học. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch của nhà trường. Nhà trường đã có quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục các bậc học, đặc biệt là sự phát triển GD THCS từ nay cho đến năm 2020 - Đã có chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn từ nay cho tới 2016. Qua đó xây dựng các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học. Năm học 2008- 2009, là năm thứ 2 Ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị và là năm thứ 3, cuộc vận động "Hai khụng" theo Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với 4 nội dung: "Núi không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp"; là năm học đầu tiên triển khai thực hiện “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chớnh và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Đặc biệt tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường đoàn kết , sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong công tác, chỉ đạo chuyên môn, công tác thi đua cũng như trong sinh hoạt nội trú không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc nào sảy ra, Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm học, nhà trường còn gặp phải những khó khăn sau: b. Khó khăn . - Do đặc điểm là trường ở một xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất của huyện Lục Yên, giao thông đi lại khó khăn, thông tin liên lạc chậm. Các chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút đối với xã khó khăn nhất của huyện Lục Yên không có gây ảnh hưởng lớn tới tư tưởng, thu nhập dẫn tới cán bộ giáo viên nhân viên không thực sự yên tâm công tác. - Là một trường mới thành lập CSVC của nhà trường hầu hết còn thiếu thốn về mọi mặt, chưa có các nhà chức năng phục vụ giảng dạy . không có nhà ở nội trú cho giáo viên, các điều kiện phục vụ cho sinh hoạt, giảng dạy, và học tập còn rất nhiều thiếu thốn - Biên chế đội ngũ giáo viên nhà trường chưa được đáp ứng ngay từ đầu năm học (Từ 25/8 đến 5/9 nhà trường mới có 4 Giáo viên/ định mức là 14 – thiếu 10 GVđến 20/9 nhà trường mới có đủ giáo viên – Trong đó số lượng giáo viên nghỉ chế độ thai sản trong học kỳ I nhiều 03 Đ/c. Đây là những khó khăn rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch năm học. Bên cạnh đó trong năm học 2008-2009 do điều kiện thời tiết xấu suất hiện hai cơn bão lớn số 4 và số 6 đã ảnh hưởng và gây thiệt hại rất lớn tới các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên tuy chuẩn về trình độ song còn một số không nhỏ năng lực chuyên môn còn hạn chế tiếp cận với đổi mới phương pháp dạy học còn chậm . Tỷ lệ giáo viên hợp đồng, giáo viên tăng cường cao chiếm 50% dẫn tới bộ máy tổ chức nhà trường không đảm bảo cơ cấu. - Học sinh đa phần là con em các dân tộc thiểu (Dân tộc Dao chiếm 95%) còn lại 5% là học sinh người dân tộc tày hoàn cảnh kinh tế gia đình còn rất nhiều khó khăn, bản thân các em chưa có động lực học chính đáng gia đình HS chưa quan tâm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> sâu sát tới việc học hành của con cái chưa chăm lo tới các điều kiện tối thiểu đáp ứng việc học của con em mình. Các phong trào học tập - Tỷ lệ duy trì số lượng và tỷ lệ chuyên cần đạt thấp. - Trong lớp HS còn nhiều độ tuổi chênh lệch nhau cũng ảnh hưởng đến tâm lý HS 2. Duy trì số lượng học sinh: Đạt 99.03% cụ thể như sau:. 6/1 7/2 8/2 9/2. TS HS đầu năm 32 62 52 60. TS HS cuối kỳ I 32 62 52 60. TS HS cuối năm 32 62 52 58. Cộng. 206. 206. 204. TT Khối/lớp 1 2 3 4. TS Số HS Số HS Số HS Tuyển mới HS chuyển chuyển Bỏ Số lượng Tỷ lệ đi đi học % 0 0 0 25 100 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 2 0 0 0 0 ơ. 2. 0. 0. 26. 100. 3. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm chính trong việc thực hiện kế hoạch. III. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo: 1. Các biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo - Công tác quản lý, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng Giáo dục: a. Thực hiện chương trình hiện hành: - Ngay từ đầu năm học căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ và biên chế năm học Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch thực hiện chương trình, nội dung chỉ tiêu của năm học, tiến hành phân công nhiệm vụ thực hiện chương trình tới toàn thể Giáo viên, triển khai sâu rộng và giao nhiệm vụ cụ thể chi tiết cho từng Giáo viên yêu cầu nghiên cứu kỹ phân phối chương trình và biên chế năm học, đồng thời ban giám hiệu, tổ chuyên môn lên thời khoá biểu đúng theo quy định về thời lượng của từng bộ môn. Phân công giáo viên giảng dạy đúng theo chuyên ngành đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của giáo viên và của nhà trường. - Trong quá trình thực hiện, hàng tháng Ban giám hiệu và tổ Chuyên môn đều kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình từ đó có biện pháp điều chỉnh chương trình đúng tiến độ, với phương trâm tránh dạy dồn dạy ghép. Bên cạnh đó còn thường xuyên kiểm tra thanh tra việc thực hiện chương trình thăm lớp dự giờ để bồi dưỡng điều chỉnh bổ xung phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng và đảm bảo chương trình. - Năm học 2008 – 2009 nhà trường đã tích cực chỉ đạo thực hiện cuôc vận động “Hai không” với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp”. Nhà trường tăng cường các hoạt động thanh tra kiểm tra trong các hoạt động giáo dục – giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong giáo dục nhà trường. - Rà soát học sinh yếu kém, chỉ đạo tổ Chuyên môn xây dưng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Duy trì hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp. chỉ đạo giáo viên đánh giá chất lượng học sinh công bằng, đúng thực chất. b.Thực hiện dạy học tự chọn:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Căn cứ vào tình hình điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương nhà trường đã bố trí thực hiện dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát nhằm bồi dưỡng phụ đạo đối tương học sinh yếu kém và các đối tượng khác được củng cố khắc sâu. * Thuận lợi: Được sự chỉ đạo hướng dẫn sát xao của tổ chuyên môn phòng Giáo dục, cụm thi đua và trường kết nghĩa. Nhà trường lên kế hoạch, phân phối, nội dung chương trình, chỉ đạo sát xao chi tiết việc thực hiện dạy học tự chọn. Với điều kiện thực tế của nhà trường nhà trường đã bố trí giảng dạy bộ môn tự chọn theo chủ đề bám sát, phù hợp với điều kiện đội ngũ của nhà trường. * Khó khăn: Tài liệu chương trình 100% là do giáo viên nhà trường trực tiếp biên soạn do đó chất lượng và hiệu quả chưa được như mong đợi, các thang mục đánh giá kiểm định chất lượng chưa có nên chưa đánh giá hết được hiệu qủa của chương trình. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy chưa phát huy được hết ưu lợi thế về bộ môn tự chọn với chủ đề bám sát của mình. * Kết quả đạt được: Qua quá trình thực hiện môn tự chọn theo chủ đề bám sát thì chất lượng và hiệu quả bộ môn tự chọn trong năm học đã được nâng nên một cách rõ rệt tỷ lệ học sinh yếu kém và dưới kém đã giảm nhiều. * Bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện giảng dạy bộ môn tự chọn với thực tế ở nhà trường chúng tôi nhận thấy rằng để thực hiện có hiệu quả chủ đề bám sát nâng cao chất lượng bộ môn cần thực hiện một số nội dung sau: - Đối với giáo viên : Cần căn cứ vào khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại đúng đối tượng học sinh, từ đó xây dựng nội dung chương trình giảng dạy phù hợp và sát đối tượng. Thường xuyên theo dõi kết quả giảng dạy từ đó có giải pháp điều chỉnh phù hợp, kết hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục tư tưởng cho các đối tượng học sinh yếu kém. - Đối với ban giám hiệu nhà trường: Ngay từ đầu năm học phải có chương trình kế hoạch thực hiện giảng dạy tự chọn cụ thể, phân công giáo viên phù hợp nhiệt tình tâm huyết có trách nhiệm. c. Thực hiện quy chế chuyên môn: Qua công tác kiểm tra toàn diện cũng như việc quản lý thường xuyên kế hoạch giảng dạy nội dung chương trình, thời khoá biểu. Ban giám hiệu nhận thấy rằng hầu hết đội ngũ giáo viên thực hiện theo sự chỉ đạo, kế hoạch dạy học của nhà trường. Thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình kế hoạch dạy học, hầu hết bộ hồ sơ của giáo viên xếp loại đạt yêu cầu trở lên. Những thiếu xót đã được Ban giám hiệu, tổ Chuyên môn trực tiếp nhắc nhở sửa chữa và bổ xung. Thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định quy chế chuyên môn của ngành và của nhà trường, có đủ bộ hồ sơ giáo án, cập nhật hồ sơ đúng tiến độ đảm bảo yêu cầu quy định. Thực hiện đúng chương trình hiện hành, đủ các khâu các bước lên lớp, trung thành với giáo án, bám sát mục tiêu nội dung của bài giảng, đảm bảo tính chính xác khoa học, có sử dụng đồ dùng dạy học, quản lý tốt đối tượng học sinh, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng học sinh. Hầu hết các đồng chí giáo viên đã nắm bắt được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đã tiến hành đổi mới trong công tác soạn giảng, lên lớp hình thành được hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh. Tích cực chuẩn bị các phương tiện dạy học. Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng thông tư hướng dẫn và theo đúng nội quy quy định, quy chế chuyên môn của ngành. Thực hiện nhiều các phong trào thi đua dạy tốt học tốt – Dạy thực chất học thực chất xuyên suốt quá trình.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> học kỳ I, hàng tháng hàng tuần đều có đánh giá xếp loại thi đua cá nhân học sinh, lớp chủ nhiệm. Đối với giáo viên tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của nhà trường, hàng tháng các tổ, nhà trường đều có đánh giá xếp loại thi đua. - Tồn tại: Một số đồng chí giáo viên ý thức nghề nghiệp giảm xút, không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định, chất lượng hồ sơ, giờ dạy thấp, tác nghiệp sư phạm còn rất nhiều hạn chế, còn để Ban giám hiệu nhắc nhở cảnh cáo nhiều lần nhưng không có sự tiến bộ, không có sự sửa chữa. Còn một số đồng chí chưa thực hiện các nội quy, quy định quy chế chuyên môn của ngành và của nhà trường, bộ hồ sơ giáo án còn thiếu, cập nhật hồ sơ không đúng tiến độ quy định. Tác nghiệp sư phạm còn chậm chạp lề mề hoặc không thực hiện được, thực hiện phương pháp quá cũ chưa có sự linh hoạt sáng tạo không phù hợp với sự đổi mới, còn có đồng chí thể hiện năng lực nghiệp vụ yếu kém trình độ không vững, kiến thức không sâu dẫn tới chất lượng giờ dạy thấp. Còn nhiều đồng chí giáo viên chưa có sự tích cực đổi mới thường xuyên giảng dạy còn theo chiều hướng thầy đọc trò chép chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo án còn sơ sài các loại hồ sơ còn tồn tại hoàn thành không đúng tiến độ quy định hoặc không hoàn thành mặc dù đã được ban thanh tra nhắc nhở. d. Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường: Trong năm học 2008 – 2009 trường THCS Tân Phượng ngoài hoạt động giáo dục dạy và học nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác xuyên suốt năm học nằm trong kế hoạch của nhà trường như: * Công tác hội giảng cấp tổ và cấp trường: Kết quả như sau: Tổng số giờ tham gia hội giảng: …... 26….Giờ Xếp loại: Giỏi:.. .15.... giờ. Khá: . .09.....giờ Yếu:…. 2.....giờ. * Tham gia thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái có giải pháp đạt giải III * Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp: Như thực hiện phong trào văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, tham gia Hội diễn văn nghệ ngành giáo dục lần thứ IV, làm báo tường, tổ chức đêm trung thu cho thiếu nhi. tổ chức lễ kỷ niệm lễ mít tinh chào mừng các ngày lễ lớn như 20/11, 22/12 và thi đấu giải bóng đá học sinh các cụm dân cư chào mừng ngày 22/12 vv.Tổ chức mít tinh kỷ niện ngày 8/3 – Thi nữ công gia chánh đối với học sinh nữ, Tổ chức Đại hội TDTT với 6 môn thi đấu như kéo co, Đẩy gậy, Điền kinh, Đá cầu, Đối với giáo viên tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ của ngành đạt được nhiều thành tích cao như: giải bóng chuyền ngành, Tham gia Đại hội TDTT ngành Giáo dục với số lượng đông đảo. Ngoài ra nhà trường còn nghiêm túc tổ chức về giáo dục thể chất và giáo dục hướng nghiệp thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút học sinh để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Đánh giá chất lượng giáo dục: 2.1. Đánh giá, nhận xét, chất lượng GD&ĐT so với năm trước đối với từng lớp. Năm học 2008-2009 với những cố gắng lỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên của trường THCS Tân Phượng thì kết quả và chất lượng Giáo dục & Đào tạo của nhà trường đã nâng lên một bước rõ ràng vượt bậc hơn hẳn so với kết quả khảo sát đầu năm và của học kỳ I, tỷ lệ học sinh từ trung bình trở lên đạt: 91.7% và so với năm học 2007-2009 thì tỷ lệ này đã tăng lên hơn 4%, tuy nhiên tỷ lệ học sinh đi học.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chuyên cần còn chưa cao, Đây cũng là hạn chế, trở ngại trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường. 2.2- Đánh giá tình hình giáo dục đạo đức học sinh: - Đánh giá tình hình giáo dục đạo đức học sinh trong năm học: Học sinh trường THCS Tân Phượng hầu hết là con em người dân tộc thiểu số về cơ bản các em đều ngoan, không có các biểu hiện vi phạm về đạo đức, vi phạm pháp luật, không có học sinh nghiện ma tuý, đánh chửi gây mất trật tự trong và ngoài nhà trường. 2.3. Nhận xét: * Mặt tốt, đã thực hiện được: Tập thể cán bộ, giáo viên đã lỗ lực cố gắng phấn đấu vượt mọi khó khăn gian khổ, các điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, giao thông, thông tin liên lạc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo được hoàn thành chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Đảm bảo việc duy trì số lượng học sinh và duy trì tỷ lệ phổ cập THCS. Thể hiện tốt vai trò của người thầy giáo với phương trâm “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn bó đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cụ thể trong công tác giáo dục toàn diện Giáo dục truyền thống dân tộc, phát huy các bản sắc dân tộc của học sinh. Chăm lo tới các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, phong ngừa các tai tệ nạn xâm nhập học đường. Giáo dục học sinh theo kề hoạch và khẩu hiệu thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” – “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” * Mặt còn tồn tại, hạn chế: Kết quả chất lượng GD&ĐT còn ở mức trung bình phù hợp với điều kiện thực tế, kết quả này còn mang tính chất địa phương chưa xứng tầm với sự phát triển của giáo dục các trường có truyền thống trong huyện nhà. Các tồn tại này cũng do nhiều yếu tố chủ quan và khánh quan đem lại. Dó là suất phát điểm của GD THCS Tân Phượng ở điểm thấp – Nền tảng cho sự phát triển là không có – Không có các nhân tố điển hình nòng cốt để phát triển. Truyền thống, lịch sử của GD xã Tân Phượng không có điển hình tiêu biểu để các em noi theo. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của địa phương, các hủ tục lạc hậu, sự phát triển của dân trí cũng ảnh hương không nhỏ tới sự phát triển của kế hoạch năm học. 3. Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục cuối năm học 2008-2009. Hạnh kiểm Khối Lớp 6 7 8 9 Tổng. Học lực. TSHS. Tốt. Khá. T.bình. Giỏi. Khá. Tbình. Yếu. Kém. 32 62 52 58. 23 52 48 55. 7 7 4 3. 2 3 0 0. 0 1 1 3. 3 9 13 21. 20 45 38 33. 9 5 0 1. 0 2 0 0. 204. 178. 21. 5. 5. 46. 136. 15. 2. 2.5%. 2.5%. 23%. 66.2/%. 7.3%. 1.0%. Tỷ lệ%. 87.3% 10.2%. - Tỉ lệ từ TB trở lên: 91,7% - Học sinh Giỏi; 5 em = 2,5% - Học sinh tiên tiến; 46 em = 22,5% 4. Dự tính kết quả xét, công nhận tốt nghiệp THCS:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tổng số người học đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp: 58 học sinh. - Tổng số người học được xét công nhận tốt nghiệp THCS: 58 học sinh. + Trong đó : Xếp loại giỏi: 3 em; Khá: 21 em; Trung bình: 34 em IV. Công tác xây dựng đội ngũ: 1. Đánh giá về chất lượng đội ngũ - Ưu điểm: Thực hiện chỉ thị số 40 của ban bí thư TW Đảng v/v nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đôi ngũ cán bộ quản lý GD.Chỉ thị đã nêu rõ: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu”. Năm học 2008 – 2009 nhà trường đã có kế hoạch xây dựng đội ngũ theo hướng ổn định và từng bước chuẩn hoá, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, trình độ nghiệp vụ được nâng lên đã góp phần đào tạo nhân lực cho địa phương. - Hạn chế tồn tại: Trong năm học 2008-2009 về đội ngũ giáo viên nhà trường vẫn còn một số hạn chế đó là một số bộ phận giáo viên do lịch sử để lại, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên mặc dù đạt chuẩn về trình độ đào tạo nhưng còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới về phương pháp chưa đáp ưng được yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông, Tỷ lệ GV hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng tại chỗ và giáo viên tăng cường cao 9/17, điều kiện làm việc sinh hoạt khó khăn, chế độ chính sáchđãi ngộ không có dẫn tới anh em Cán bộ, Giáo viên không thực sự yên tâm công tác. ngoài ra tỷ lệ GV nghỉ chế độ thai sản nhiều đã gây khó khăn cho việc bố chí chuyên môn. Biện pháp khắc phục của đơn vị: Tăng cường công tác quản lý giám sất chặt chẽ các hoạt động chuyên môn của nhà trường – Phát huy tinh thân tương thân tương ái chỉ bảo động viên kịp thời tạo môi trường làm việc lành mạnh hoà hợp thực hiện nhiều phong trào thi đua để anh em Cán bộ, Giáo viên phát huy hết lòng nhiệt tình nghề nghiệp 2. Số lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn, số lượng và tỷ lệ GV dạy giỏi các cấp. a. Tổng số Cán bộ, Giáo viên: 18 Đ/c Trong đó: - CBQL: 2 Đ/c - Giáo viên: 14 Đ/c - Nhân viên: 01 Đ/c - Tổng PT đội: 01 Đ/c (Có 1 GV đi tăng cường cho trường THCS Chu Văn An +7 GV trong biên chế + 4 GV HĐNH + 2 GV HĐ tại chỗ + 3 GV tăng cường từ trường THCS Hoàng Hoa Thám lên) . b. Trình độ cán bộ, giáo viên: Trung cấp sư phạm: 01 đ/c CĐSP: 15 đ/c ĐHSP: 01 đ/c c. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là: 92.3% d. Kết quả phân xếp loại cán bộ, giáo viên. * Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: (Có bảng xếp loại kèm theo) Tốt: 17/18 Khá: 01 /18 * Chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt: 12 /18 Khá: 05/18.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tb: Yếu:. 0 01/18. * Phân loại cán bộ giáo viên : XSắc: 08/18 Khá: 09/18 Tb: 0 Kém: 01/18 e. Công tác bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cho đội ngũ * Tổ chức: Tổ chức 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng hè. Trong năm học nhà trường đã có kế hoạch bối dưỡng giáo viên thông qua: Tự học tự bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, thực hiện chuyên đề chuyên môn, thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm thông qua hội giảnh các cấp, sinh hoạt chuyên môn cụm thi đua, trường kết nghĩa. * Thời gian số giáo viên tham gia: - Tháng 7 - 8/2007 : Tham gia bồi dưỡng hè. 100% cán bộ giáo viên tham gia. - Tháng 9 - 10 - 11 – 12 /2008 và tháng 1 – 2 – 3 – 4 - 5: Thực hiện tự học tự bồi dưỡng, thực hiện chuyên đề chuyên môn, tham gia hội giảng các cấp, tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm thi đua, trường kết nghĩa. 100% cán bộ giáo viên nhà trường, khối chuyên môn tham gia. * Kết quả: 100% số cán bộ giáo viên được thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của nhà trương, khối chuyên môn, hầu hết Cán bộ, Giáo viên đã nắm bắt được tinh thần đổi mới công tác Giáo dục từng bước nâng cao, chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. đã đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng đi lên. V. Xây dựng cơ sở vật chất , cảnh quan sư phạm. + Tổng số phòng học là: 12 phòng . Trong đó : Xây cấp 3: 12 phòng Tỉ lệ phòng xây : 100% + Tổng số chỗ ngồi: 208 (đúng quy cách: 0) + Sách thiết bị : Năm học 2008–2009 đã tiếp nhận tài liệu sách giáo khoa vở phát không từ phòng GD&ĐT cấp, nhà trường phát đầy đủ cho Giáo viên và Học sinh. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số đầu sách ở các môn và quá trình sử dụng lâu bị rách nhiều trang không thể sử dụng được . + Cảnh quan sư phạm: - Thực hiện khẩu hiệu xanh-sạch-đep, Trường THCS Tân Phượng đã có kế hoạch quy hoạch lại khuân viên nhà trường, sau khi tách trường sửa chữa tôn tạo lại bồn hoa cây cảnh hiện có và trồng thêm cây xanh, cây cảnh và tôn tạo mặt bằng sân chơi bãi tập. được đoàn thanh tra phòng GD&ĐT chấm đạt 77 điểm. III. Công tác phổ cập giáo dục THCS và xây dựng trường chuẩn quốc gia. 1. Công tác phổ cập giáo dục THCS: Trong quá trình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao về công tác phổ cập giáo dục THCS nhà trường còn gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Nhà trường đã đạt phổ cập giáo dục THCS từ năm 2005, - Là một xã vùng cao dân số ít và gần như chỉ có một dân tộc. - Được sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo chỉ đạo hướng dẫn. * Khó khăn:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Hệ thống số liệu những năm trước không đảm bảo độ chính xác. - Đội ngũ giáo viên trẻ kinh nghiệm làm phổ cập ít. - Cán bộ hướng dẫn chỉ đạo của nhà trường chưa sắc bén. - Sự cập nhật tên tuổi của đối tượng phổ cập còn nhiều sự thay đổi do thay, đổi tên, họ, bố mẹ không khai báo sai thông tin về con. Điều kiện gia đình trẻ còn nhiều khó khăn lên việc duy trì tỷ lệ chuyên cần cũng rất khó khăn. Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn như trên nhà trường đã phát động phát huy mọi sức mạnh trí tuệ và đã duy trì được tỷ lệ phổ cập THCS và PCGDTH - CMC Kết quả đạt được: - Công tác CMC – PCGD tiểu học: 87.4% CMC- 82.4PCTH - Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Không đạt %; - Phổ cập GD-THCS : Đạt 82.3%; 2. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. *Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo hướng dẫn của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo. *Khó khăn: - Việc huy động các nguồn tài chính để xây dựng cơ sở vật chất còn khó khăn - Chưa có sự tự chủ trong tài chính và đội ngũ can bộ giáo viên . * Biện pháp: Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành thưc hiện đề án phát triển giáo dục trung hạn và dài hạn. * Kết quả đạt được: Đã huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, có đủ số phòng học và phòng học bộ môn, có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn cao 93.3%. VI. Công tác thanh tra: - Tổng số Giáo viên được thanh tra kiểm tra trong năm học là: 13 Đ/C đạt tỷ lệ: 100% Trong đó: Loại giỏi: 8 Đ/c Loại khá: 4 Đ/c Đạt yêu cầu: 0 Đ/c Không ĐYC: 1 Đ/c - Kết quả thanh tra của phòng giáo dục đạt: 81,5 điểm đạt trường tiên tiến - Kết quả chấm điểm trường Xanh – Sạch - Đẹp đạt 77 điểm - Kết quả kiểm tra của Hội đồng đội Huyện Lục Yên đạt 82 điểm - Trong năm học nhà trường không có đơn thư khiếu nại tố cáo. - Đánh giá Ưu điểm, Tồn tại: * Ưu điểm Kết quả thanh tra kiểm tra toàn bộ giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên so với những năm học trước. Chất lượng giảng dạy từng bước được cải thiện theo hướng tích cực. * Tồn tại: - Một số ít Giáo viên chuyên môn nghịêp vụ còn yếu, chất lượng giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Ý thức trách nhiệm còn chưa cao, hay trông chờ ỷ lại tư tưởng trung bình chủ nghĩa chậm đổi mới tư duy. VII. Công tác tài chính: Năm hoc 2008 – 2009 nhà trường không tham gia thu các khoản công quỹ nào. Nhà trường đã tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh tự thu và tự chi . VIII. Công tác Đảng - Đoàn thể:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Công tác Đảng: - Nhà trường có một chi bộ Đảng ghép với 14 Đảng viên chia làm 2 tổ Đảng . - Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ Đảng trong trường học, đã có tác dụng lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của nhà trường trong công tác cán bộ cũng như trong việc nâng cao chất lượng GD, xây dựng và phát triển GD của địa phương. - Công tác phát triển Đảng ở đơn vị nhà trường được chú trọng cả số lượng và chất lượng, trong năm đã cử 3 Đ/c giáo viên đi học lớp đối tượng Đảng. 2. Đoàn thể: - Nhà trường có công đoàn trường với số lượng Đoàn viên công đoàn và lao động là: 15 người - Có một liên Đội gồm 7 chi Đội với 202 ĐV - Công tác đoàn thể đã đi vào hoạt động từ đầu năm học. Các đoàn thể đã phối kết hợp với BGH quản lí công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng GD và các hoạt động khác của nhà trường. IX. Công tác xã hội hoá GD: a. Đối với Cán bộ, Giáo viên và Nhân viên: - Nhà trường đã tham mưu vối cấp uỷ Đảng vận động nhân dân và học sinh đóng góp ngày công xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. X. Công tác thi đua-khen thưởng: - 100% cán bộ giáo viên và tổ chuyên môn, các ban ngành đoàn thể đã đăng kí đầu năm học . - Kết quả thi đua trong năm học 2008 – 2009: * Tập thể: (Có danh sách kèm theo) * Trường: + Tiên tiến cấp cơ sở +Tổ KHTN tổ lao động tiên tiến cấp cơ sở * Công đoàn: + Công đoàn trường vững mạnh cấp cơ sở + Tổ công đoàn tổ KHTN vững mạnh * Đội TNTPHCM: + Liên đội mạnh cấp cơ sở. * Cá nhân: (Có danh sách kèm theo) + Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: 01đ/c + Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 02 đ/c + Lao động tiên tiến : 09 đ/c + Hoàn thành nhiêm vụ: 04 đ/c + Không hoàn thành nhiêm vụ: 01 đ/c (Đ/c Tiều). b. Đối với Tập thể lớp học sinh: * Lớp chủ nhiệm: Lớp tiên tiến – 02 lớp ( 9a1 – 8a1) * Chi đội tiên tiến: 9a1 – 8a1 * Danh hiệu thi đua học sinh: + Học sinh giỏi toàn diện: 05 em. + Học sinh tiên tiến: 46 em XI. Triển khai thực hiện các cuộc vận động: 1. Triển khai các văn bản hướng dẫn: Việc triển khai chỉ thỉ 33/CT–TTg của thủ tướng chính phủ và cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung, trong đó nhấn mạnh yêu cầu mỗi thầy cô giáo là một tấm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> gương tự học, tự rèn và sáng tạo. Góp phần lập lại kỷ cương, nề nếp nhà trường, phát huy mạnh mẽ tính dân chủ và đầy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường. Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao. - Ưu điểm: Đã triển khai cuộc vận động “Hai không” theo đúng kế hoạch của phòng Giáo dục. Triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, chính quyền và nhân dân địa phương về mục đích ý nghĩa của cuộc vận động “Hai không” đồng thời tổ chức ký cam kết thực hiện giữa cán bộ, giáo viên nhà trường với phòng Giáo dục và giữa học sinh các lớp chủ nhiệm với nhà trường. đồng thời triển khai tới hội cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện. - Tồn tại: Cuộc vận động thực hiện chưa đồng bộ ở một số khâu, đôi khi còn nóng vội, cứng nhắc dẫn tới hiệu quả chưa được cao. Hơn thế công tác phổ cập THCS cũng ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu của cuộc vận động. 2. Cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Năm học 2008- 2009, là năm thứ 2 Ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chớnh trị. Nhà trường thường xuyờn phối hợp với cỏc đoàn thể trong trường cũng như cỏc tổ chức đoàn thể trong xó. Giỏo dục cho CB, GV, học sinh tỡnh cảm và nhận thức về tư tưởng, giá trị đạo đức và tấm gương của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lóng phớ; chống tham ụ, tham nhũng; nhà trường đó xõy dựng kế hoạch thực hiện một cỏch cụ thể, sỏt với tỡnh hỡnh thực tế của đơn vị; mỗi thầy cô giáo lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các cuộc vận động và các phong trào của ngành ở đơn vị mỡnh cụng tỏc, giảng dạy. - Quán triệt sâu sắc và tổ chức đăng ký, cam kết Nhà giỏo mẫu mực về phẩm chất, đạo đức và thực hành tiết kiệm; xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân; thực hiện nghiêm những qui định về kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức xem đây là nội dung thi đua, là mục tiêu phấn đấu và là tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua tập thể và đánh giá, xếp loại giáo viên. 3. Công tác ATGT trong trừơng học: - Thực hiện kế hoạch triển khai trương trình hành động thực hiện nghị quyết 32 của chính phủ về một số giải pháp tai nạn, kiêm chế tai nạn giao thông trong trường học tới toàn bộ cán bộ cán bộ giáo viên , nhân viên và học sinh thông qua các buổi học giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chi đội, liên đội. Qua đó học sinh nhận thức được thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra . - Trong năm học 2008 - 2009 đối với trường THCS Tân Phượng không có trường hợp nào vi phạm luật ATGT. * ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm: Năm học 2008 – 2009 vớ sự cố găng nỗ lực của đội ngũ Cán bộ Giáo viên, nhà trường và học sinh cùng với sư quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của phòng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> GD&ĐT huyện Lục Yên - Đảng uỷ – HĐND – UBND xã Tân Phượng.và sự tạo điều kiện giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể xã, trường THCS Tân Phượng đã có những chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học. Năm học 2008 – 2009 này hầu hết các tập thể cá nhân trong nhà trường thực hiện đảm bảo đúng các yêu cầu kế hoạch quy định kết quả chất lượng chung của nhà trường tuy không cao nhưng so với những năm học trước thì đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. 2. Tồn tại: Còn tồn tại nhiều đồng chí Giáo viên còn chây lười ỷ lại, cơ hội, cá nhân, chậm tiến bộ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, còn mắc nhiều sai phạm trong chuyên môn. Thực hiện các hoạt động ngoại khoá của nhà trường không đảm bảo chất lượng. Nhà trường chưa chủ động về kế hoạch đội ngũ đầu năm. Chất lượng giáo dục còn hạn chế, số học sinh yếu kém còn nhiều chưa phát huy tối đa tính tích cực của cuộc vận động “Hai không”. Công tác quản lý của nhà trường còn nhiều mặt hạn chế. Công tác quản lý và sử dụng sách, thiết bị dạy và học chưa đạt hiệu quả cao. 3. Tự xếp loại: “ TỐT”. B. Phần II PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động : Triển khai cuộc vận động học tập và làm theo cuộc vận động “Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Theo chỉ thị 06 / TC – TW của bộ chính trị gắn với cuộc vận động “Hai không” và tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua do toàn ngành phát động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” . - Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. - Tiếp tục thực hiện kế hoạch XD trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2009-2015 - Xây dựng và nâng cao chất lượng dội ngũ GV và cán bộ quản lý trường học. - Duy trì thành quả Phổ cập THCS một cách bền vững. - Tích cực tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất KCHT, LH&NCV cho giáo viên theo hướng ổn định và kiên cố. - Thực hiện Nghị Quyết 39 của Hội đồng nhân tỉnh Yên Bái về nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên, các trường Mầm non, phổ thông giai đoạn 2008-2012. C. Phần III KIẾN NGHỊ - ĐỀ NGHỊ. Đề nghị HĐND – UBND xã quan tâm đến công tác qui hoạch mạng lưới trường lớp, đảm bảo quỹ đất cho xây dựng cơ sở vật chất nhà nhà trường. Đề nghị UBND xã Tân Phượng Hoàn thành hồ sơ cấp quyền sử dụng đất ngay trong tháng 8/2009.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của địa phương , tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Huy động học sinh ra lớp đảm bảo duy chì phổ cập giáo dục THCS. Đề nghị PGD & ĐT triển khai đề án xây dựng kiên cố trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012. Đề nghị Phòng GD&ĐT huyện Lục Yên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ Giáo viên, nhân viên, theo hướng chuẩn quốc gia và bổ xung đội ngũ giáo viên ngay từ đầu năm học - Đặc biệt là bổ xung giáo viên Văn để làm nòng cốt cho nhà trường. Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 của trường THCS Tân Phượng. Kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ , chỉ đạo về mọi mặt của Ban lãnh đạo phòng GD & ĐT huyện Lục Yên, Đảng uỷ – HĐND – UBND xã Tân phương, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong xã để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương./. T/M NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×