Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Du lịch sinh thái hồ Ba Bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.77 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH SINH THÁI
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong khi du lịch hàng loạt bùng nổ ở thế kỷ 20, một hình thức du lịch
khác với qui mô nhở hơn đã xuất hiện. Trong những năm 60, mối quan tâm của
quần chúng (hầu hết các nước công nghiệp) về môi trường đã tăng lên. Các tổ
chức bảo tồn đã được thành lập để vận động chính quyền dành ra các khu vực
không chỉ phục vụ cho du lịch hay bảo tồn một số loại động vật mà để toàn vẹn
các hệ sinh thái.
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong chính phủ các
nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ chức cứu trợ,
và các nhà bảo tồn nói lên tiềm năng kinh tế và bảo tồn các loại hình du lịch này.
Có thể nói du lịch sinh thái ngày càng thu hút khách du lịch, nó làm thoả mãn sự
khát khao thiên nhiên, sự khám phá thú vị tự nhiên của khách du lịch đồng thời
là sự khai thác tiềm năng du lịch cho baỏ tồn và phát triển, và là sự ngăn ngừa
các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ.
Thông qua chuyến đi thực tế ở vườn quốc gia Ba Bể cho chúng ta hiểu rõ
thêm về du lịch sinh thái, hiểu rõ bản sắc dân tộc của địa phương, góp phần hoàn
thiện những kiên thức đã được học.
Bài báo cáo gồm 3 phần.
Phần I. Lời mở đầu
Phần II. Giới thiệu sơ lược vườn quốc gia Ba Bể.
I. Đánh giá hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát
triển du lịch sinh thái tại Ba Bể.
II. Đánh giá những hấp dẫn du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch sinh
thái tại vườn quốc gia Ba Bể.
III. Những tác động tiêu cực và sự tham gia của người dân địa phương vào
hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể.
Phần III. Những giải pháp, phương hướng và kiến nghị phát triển du
lịch sinh thái tại Ba Bể.
1
PHẦN II. NỘI DUNG


GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ
Ba Bể là một di sản thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp vào bậc nhất nước
ta hiện nay. Năm 1992, đánh dấu sự kiện quan trọng không những đối với người
dân địa phương của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mà còn đối với cả khách du lịch
trong nước và nước ngoài, khi Ba Bể chính thức được công nhận là vườn quốc
gia thứ 8 của Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể là một phức hệ gồm sông, hồ,
núi, hang động và thác nước, nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Ba Bể với các dân
tộc anh em là kinh, nùng, tày, H'mông và Dao. Vườn là đơn vị sự nghiệp quản lý
bảo vệ rừng, có 3 chức năng chính: Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng sinh
học, nghiên cứu khoa học và dịch vụ du lịch sinh thái.
I. Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển
du lịch sinh thái (DLST) tại Ba Bể.
1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Ba Bể nằm giữa vùng núi đá vôi thuộc xã Nam Mẫu, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Có toạ độ địa lý: 105'36 độ kinh đông
22,30 độ vĩ bắc.
Địa hình: là vùng núi đã vôi đốc mạnh đến đốc đứng với phức hệ suối và
hồ nước ngọt trên núi đá vôi, điển hình cho vùng núi đá vôi ở đông bắc Việt
nam.
Giao thông: Hồ Ba Bể cách Hà Nội 254km, cách thị xã Bắc Kạn 74km
2. Hiện trạng
- Vườn quốc gia (VQG) được thành lập theo quyết định 15/TTG ngày
10/11/1992 TTCP, và đến năm 1993 thì ban du lịch VQG Ba Bể được hình
thành, song đến năm 1997 bộ phận này mới được chính thức đưa vào hoạt động
và quản lý các tài nguyên với các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Ban du lịch có chức năng nhiệm vụ quản lý hướng dẫn phục vụ khách
tham quan du lịch theo đúng nôị quy, quy chế của VQG và các quy định khác
của pháp luật.
2

+ Ban du lịch tổ chức các bộ phận quản lý, phục vụ khác du lịch gồm các
bộ phận: hướng dẫn, xuồng tham quan, nhà buồng, bàn ăn uống. Các bộ phận
này bổ trợ lẫn nhau để phục vụ và quản lý khách du lịch.
+ Các nhân viên hướng dẫn khách du lịch và bộ phận khác được trang bị
các dụng cụ hướng dẫn và có kiến thức tốt để giới thiệu về cảnh quan thiên
nhiên, về truyền thống văn hoá, xã hội, và đặc biệt là nguồn gốc lịch sử tương
truyền về hồ, núi, hang động...
+ Thực hiện các dịch vụ du lịch: VQG đã điều tra và qui hoạch được 21
điểm tham quan du lịch có giá trị và xác định được 3 loại hình du lịch: Du lịch
truyền thống, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái.
+ Tổ chức đón tiếp, bố trí ăn, ngủ, nghỉ ngơi cho khách trong nước và nước
ngoài tới tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học.
+ Tổ chức du lịch sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách
tới tham quan du lịch.
Ngoài ra ban du lịch cũng tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm giữa khách du
lịch và người dân địa phương. Đồng thời hướng dẫn khách du lịch về cách sinh
hoạt, hiểu và tôn trọng văn hoá địa phương, không có các hoạt động làm ảnh
hưởng đến môi trường, không mua các loại động thực vật được bảo vệ, hoặc các
sản phẩm từ chúng.
3. Những mặt hạn chế
+ Du lịch sinh thái ở VQG Ba Bề còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, các
hoạt động đại đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm đối tượng phục vụ rõ
ràng, việc quảng bá còn nhiều hạn chế, trong đó có cả việc nghiên cứu thị trường
và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái.
+ Thiếu đồ thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm, bán quà lưu niệm hay những
băng hình, tạp chí sách báo giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên cũng như con
người với những nét phong tục tập quán đặc sắc cho khách du lịch để có thêm
công ăn việc làm, thu thập cho địa phương.
+ Hoạt động giáo dục về môi trường chưa được đầu tư nhiều do chưa quan
tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực này.

+ Lợi ích từ hoạt động của vườn còn ít, chưa hỗ trợ nhiều cho công tác bảo
tồn, trùng tu và phát triển cộng đồng địa phương.
3
+ Ngoài ra số lượng đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên còn ít, còn hạn chế
về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ.
4. Tiềm năng
Vườn quốc gia Ba Bể có 620 loài thực vật thuộc 138 họ, 300 chi trong đó
có loại đặc trưng điển hình của vùng Đông Bắc, núi đá vôi như Đinh, Nghiến,
Trai, Lát... Về động vật có 319 loài gần 27 bộ, 85 họ, 42 loài được ghi trong
sách đỏ Việt Nam.
Đặc biệt có 3 loài động thực vật đặc hữu là: loài Voọc mũi hếch ở Đồng
Phúc, Trúc giây ở Ba Bể, Tảo đỏ ở Hồ Ba Bể. Khai thác tốt tiềm năng này gắn
với việc khai thác quần thể diện tích của căn cứ địa Việt Bắc và chiến khu Cao -
Bắc - Lạng thì Bắc Kạn sẽ có tư thế về du lịch vì địa phương nằm trong bộ giao
thông của khu vực. Nhận thức rõ tiềm năng và tư thế du lịch tỉnh Bắc Kạnh đã
cố gắng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất cho ngành du
lịch. Từ năm 97 đến nay các tuyến giao thông chính, các cơ sở du lịch được đầu
tư xây dựng. Trong đó một số đã đưa vào sử dụng. Số phòng buồng khách vào
các hoạt động du lịch đều tăng. Ba năm qua, số phòng khách đã tăng hơn 5 lần,
lượt khách tăng 3,1 lần, doanh thu tăng 5 lần. Cụ thể năm 95 số phòng quốc tế
chiếm 66,7%, phòng nội địa 33,3%. Con số đó tương ứng với năm 99 là 80%
khách quốc tế và 20% khách nội địa. Giá phòng nghỉ trung bình 150 - 200 nghìn
đồng/đêm đối với khách quốc tế và 80 - 150 nghìn đồng đối với khách nội địa.
Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Ba Bể vẫn không ngừng
tăng lên.
Cơ cấu khách du lịch đến vườn quốc gia (95 - 2000)
Năm
Khách
95 96 97 98 99 2000
Quốc tế 370 800 1500 1800 2600 4.800

Nội địa 1830 2571 7000 10200 16000 28000
Tổng 22000 3371 8500 12000 18600 32800
Một điều đáng chú ý hơn là nơi đây có các dân tộc thường sống kề hoặc
trong khu bảo tồn. Họ vẫn đang lưu giữ được phong cách sống, bản sắc văn hoá
riêng và tập tục độc đáo. Điều này khiến Ba Bể càng trở nên hấp dẫn trên
phương diện du lịch sinh thái. Hiện tại đời sống của những người dân ở đây còn
4
nhiều khó khăn thiếu thốn. Đây cũng là cơ hội để sinh thái du lịch thể hiện mình
đóng góp vào sự phát triển cộng đồng ở những điểm du lịch.
II. Thế mạnh du lịch sinh thái tại Ba Bể và sự tham gia của người dân
địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể.
1. Thế mạnh du lịch sinh thái tại Ba Bể - sự hấp của du lịch sinh thái
tại Ba Bể
Gần đây trong đề án qui hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010
của tỉnh Bắc Kạn ngành thương mại du lịch có nêu một số lợi thế về du lịch của
địa phương. Đó là sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, những danh lam
thắng cảnh riêng dòng sông Năng cũng có nhiều điều lý thú. Dòng sông chảy lên
phía Bắc, uốn lượn theo chân các dãy núi đá, vách đá dựng đứng để thành sông
Gâm chảy qua đất Tuyên Quang, sông Năng chảy qua lòng một dãy núi lửa,
đoạn sông chảy dài 300m qua núi, dân địa phương gọi là động Puâng. Độ cao từ
25 - 40m thành một vòm hùng vĩ. Người miền xuôi lên đây tưởng puâng là tên
riêng của cộng đồng puâng. Trong động còn có hang phụ và thạch nhũ trông rất
đẹp. Có nhiều loài dơi sống ở đây. Cách hang puâng không xa là "Lái Tang"
tiếng Tày "Lái Tạng" là "Thác Voi" dịch ra tiếng kinh là "Đầu Đẳng" Lái Tạng
là nơi dòng sông Năng từ trên cao đổ xuống. Mùa lũ nước chảy xiết vào những
khối đá lớn cao hàng chục mét. Nằm tận cùng phía Tây Bắc, gần bản Tà Kèn,
thác có 3 tầng chảy dữ dội tầng cao 7 - 8m, núi 2 bên dốc đứng. Giữa thác và
động có một ngã ba sông, bơi thuyền ngược dòng sông vài trăm mét sẽ đến hồ
Ba Bể và Ao Tiên.
Hồ rộng gần 500ha là hồ tự nhiên lớn nhất ở nước ta, có nhiều sông, suối

có hang, hốc, vách hố nhiều chỗ dựng đứng, có cả các loài cây cổ thụ vươn ra
mặt nước như: Si, nghiến... và trúc dây thả mình mền mại ven hồ. Nước hồ chảy
chậm, đảo đá, có kỳ đà, có nhiều chim và khỉ xuống uống nước. Từ thế kỷ
XVIII cảnh đẹp Hồ Ba Bể được nhà sử học Phan Huy Chú mô tả như sau: "Bốn
mặt nước, đá đầy kín, cây hoa tươi tốt, ở giữa có nhiều núi đá lớn, chìm nổi,
nhấp nhô ở trong làn sóng. Mỗi khi gió im lặng thì thuyền đánh cá lênh đênh cả
4 mặt"
III. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể
Tác động của du lịch lên khu bảo tồn thiên nhiên được phân thành 2 loại cơ
bản: Trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×