Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Gia đình và người thân - giải pháp tài chính " thân quen " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.2 KB, 3 trang )

Gia đình và người thân - giải pháp tài chính "thân quen"

Bấy lâu nay bạn nung nấu biết bao ý tưởng kinh doanh, và đến một ngày bạn quyết
tâm khởi nghiệp. Song, chướng ngại vật lớn nhất vẫn thường là vấn đề vốn. "Vốn ở đâu ra?"
sẽ là câu hỏi làm bạn phải đau đầu và chần chừ. Hẳn lúc ấy bạn đã nghĩ đến gia đình và bạn
bè thân hữu của mình. Điều tra của The Global Entrepreneurship Monitor (ĐH Basbon, Mĩ)
cho thấy, 87% nguồn vốn khởi nghiệp cho các doanh nghiệp tư nhân tại Mĩ là do phía gia
đình và bạn bè của họ đầu tư, một con số đáng kinh ngạc và xứng đáng để đưa giải pháp tài
chính "thân quen" này lên vị trí lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, dù mức độ quan hệ ruột thịt,
thân thiết có cao đến mấy đi nữa, thì công việc vẫn đòi hỏi một số nguyên tắc nhất định. Sau
đây là một số gợi ý của các chuyên gia nhằm giúp bạn thực sự thuyết phục được những nhà
đầu tư "thân quen" của mình.
Bạn đã thấu hiểu động cơ của gia đình và bạn bè mình chưa?
Nếu như bạn cho rằng lí do chính đáng nhất để gia đình và những người bạn "bồ kết"
của bạn quyết định đầu tư vốn cho dự án khởi nghiệp là do họ thực tình muốn giúp đỡ bạn,
điều đó hoàn toàn chính xác! Tuy nhiên, bạn cần hiểu một cách cặn kẽ hơn, là những đồng
tiền ấy được "rót" cho bạn, bởi một phần nào đó, họ xem doanh nghiệp của bạn như một
khoản đầu tư kha khá. Xác định cặn kẽ động cơ của những người nhiệt tình giúp bạn trong
vấn đề vốn sẽ khiến bạn sử dụng, điều chỉnh các khoản tiền một cách hợp lí hơn.
Họp gia đình và bạn bè để trình bày kế hoạch.
Bạn nên mời mọi người đến dự một bữa cơm thân mật, và ngay sau đó sẽ là phần trình
bày những kế hoạch kinh doanh của bạn. Phần lớn các CEO lúc ban đầu, đã phải rất mạnh
dạn, nhìn thẳng vào mắt mọi người, và nói: "Đây chính là ý định của tôi, và tôi định thực hiện
nó như thế này...". Đồng thời, đừng ngại ngần để đưa ra giải pháp cho tình huống xấu nhất, là
khi kế hoạch bất thành, lúc ấy thì nguồn vốn đầu tư sẽ được hoàn lại như thế nào. Bạn cần xác
định, những mối quan hệ này là tối quan trọng, và bạn phải biết cách bảo vệ, giữ gìn.
Kế hoạch phải đi kèm hành động cụ thể, bạn hãy xem như đây là một buổi thuyết trình
"vui vẻ". Hãy minh họa ý tưởng của bạn thật sinh động (kể cả dùng tranh ảnh, power-point).
Nếu bạn định kinh doanh sản xuất mặt hàng, hãy trình ra mô hình dây chuyền sản xuất. Còn
nếu bạn định kinh doanh bán lẻ và dịch vụ, hãy kê khai các mặt hàng của bạn và ưu thế.
Phân biệt rõ ràng giữa "nợ" và "đầu tư".


Hãy nói rõ với bố mẹ, anh chị, họ hàng và những người bạn thân đáng quý của bạn
rằng đây là một khoản tiền nợ chứ không phải đầu tư. Bởi vì tiền nợ, có nghĩa là bạn sẽ có
nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền đó, còn một khi những người thân yêu của bạn trở thành cổ
đông, tức là họ sẽ cùng phải chịu đựng mọi rủi ro trong kinh doanh của bạn. Điều tra cho
thấy, dù các doanh nghiệp có thành công đến mấy đi nữa, thì tình trạng tiền mặt của họ không
phải bao giờ cũng ổn định, bởi vậy khả năng ảnh hưởng đến cổ đông khá cao. Tuy nhiên, bạn
vẫn có cách để đáp lại tấm lòng của mọi người bằng cách trả thêm lãi suất, tiền thưởng theo
cấp độ nhất định.
Tiêu điểm: Kế hoạch trả nợ.
Khi bạn trình bày kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cũng cần phải song song triển
khai kế hoạch trả nợ cho các nhà đầu tư thân thiết. Vấn đề trả nợ cần được giải quyết một
cách thấu đáo và tránh những rắc rối về sau. Bạn có thể cần đến một luật sư giúp đỡ mình, tuy
nhiên hãy tránh làm cho không khí căng thẳng khi bàn đến vấn đề trả nợ. Hai vấn đề cơ bản là
lãi suất và thời hạn trả nợ. Đặc biệt là bạn phải lưu ý đến thời hạn trả nợ thật khoa học và hợp
lí, chẳng hạn như bạn có thể yêu cầu không trả nợ trong vòng một năm đầu tiên, trả nợ với lãi
suất nhất định cho hai năm tiếp theo, hoặc vòng chu kì thanh toán tiền nợ cũng phải tùy theo
loại hình kinh doanh của bạn. Ví dụ: bạn kinh doanh nhà hàng thì nên trả nợ theo từng mùa,
từng quý. Một điều bạn cần lưu ý là tuyệt đối không nên hứa hẹn trả nợ "một cục" trong vòng
ba hoặc năm năm. Bởi khó ai có thể chắc chắn là bạn có kế hoạch để tích lũy thanh toán được
từng ấy tiền mặt một lúc.
Soạn thảo thỏa thuận về việc vay nợ.
Lợi ích của việc soạn thảo thỏa thuận nợ là bạn biết cam đoan và đảm bảo quyền lợi,
lòng tin với người cho vay, nhất đó lại là người thân của bạn. Một thỏa thuận về nợ nên bao
gồm những vấn đề sau: các điều khoản nợ, số tiền nợ, lịch trình và thời hạn trả nợ, lãi suất và
tiền thưởng, dự trù tình huống phải trả nợ chậm hơn thời hạn quy định hoặc khất nợ, dự trù trả
nợ khi kế hoạch không thành, các điều khoản đặc biệt khác như cam kết không thanh toán nợ
trong năm đầu tiên...
Kiểm tra lại mọi khả năng.
Trước khi nhận tiền mặt từ những người thân thích, một lần nữa bạn phải kiểm tra lại
mọi khả năng. Lượng tiền mặt, thời gian trả nợ và lãi suất đã phù hợp chưa? Liệu bạn có đủ tự

tin để nhìn thẳng vào mắt mọi người khi công việc vỡ lở hay bạn vẫn sẽ mạnh dạn tiếp tục kế
hoạch của mình? Chỉ khi bạn thấy thật sự tự tin thì hãy khởi động kế hoạch của mình.
Như vậy, vấn đề bạn muốn gia đình và người thân đầu tư cho công việc kinh doanh
của bạn là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần xem đó là một khoản nợ và hợp lí hóa khoản
nợ ấy với kế hoạch kinh doanh, trả nợ thật khoa học. Nguyên tắc hành động cao nhất và động
cơ lớn nhất của bạn, chính là phải thành công để duy trì mối quan hệ với những nhà đầu tư
thân yêu của mình.


×