Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Tai lieu Gia Tri Song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 37 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động lớp tập huấn về GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG Chia sẻ Cảm nhận cuộc sống!!!! Xây dựng nội quy lớp học. Nội dung 1: Nhận diện các giá trị phổ quát Nội dung 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc giáo dục GTS Nội dung 3: Tìm hiểu quy tắc dạy GTS Nội dung 4: Kỹ năng sống – Mối quan hệ KNS - GTS Nội dung 5: Định hướng giáo dục GTS – KNS Nội dung 6: PP giáo dục GTS và KNS cho học sinh 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đèi chiÕu mong muèn víi nội dung kho¸ tËp huÊn, chóng t«i thÊy .... 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động tập huấn về GIÁ TRỊ SỐNG – KỸ NĂNG SỐNG Chia sẻ: Cảm nhận cuộc sống!!!! Lớp học giá trị: Xây dựng nội quy lớp học Hoạt động 1: Nhận diện các giá trị phổ quát Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc giáo dục GTS Hoạt động 3: Suy ngẫm về giá trị Hoạt động 4: Tìm hiểu quy tắc dạy GTS Hoạt động 5: Kỹ năng sống – Mối quan hệ KNS - GTS Hoạt động 6: Định hướng giáo dục GTS - KNS 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thầy cô cảm nhận gì về bức tranh sau. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thầy cô cảm nhận gì về bức tranh sau. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thầy cô cảm nhận gì về bức tranh sau. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> GIÁ TRỊ SỐNG. • Giá trị sống là gì?. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động 1: Nhận diện các giá trị phổ quát. • Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Suy ngẫm. “Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng các mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình”.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Với tư cách cá nhân, thầy cô hãy nêu tên 1 giá trị mà bản thân cho là quan trọng nhất?. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> NỘI DUNG 1: Nhận diện các giá trị phổ quát. Trung thực Hòa bình Hạnh phúc Khiêm tốn Hợp tác. Tôn trọng. Yêu thương. Giản dị Trách nhiệm Đoàn kết Khoan dung Tự do 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. Hòa bình Hòa bình là thế giới không có chiến tranh, xây dựng một thế giới hòa bình Hòa bình là đang sống trong sự tĩnh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc. Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta. Thông qua sự tĩnh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. TÔN TRỌNG. • Tôn trọng trước hết là tự trọng - biết giá trị của mình • Tôn trọng là lắng nghe người khác - biết người khác cũng có giá trị như mình • Tôn trọng chính bản thân - làm tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau. • Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng tôn trọng người khác. Những ai biết tôn trọng sẽ nhận được sự tôn trọng. Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người khác thì thế nào cũng chiếm được sự tôn trọng từ người khác. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. HỢP TÁC. • Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. • Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau. • Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tôi có khả năng tạo ra sự hợp tác. • Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp - chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4. TRÁCH NHIỆM. • Trách nhiệm là việc bạn góp phần của mình vào công việc chung. • Trách nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực. • Như là một người có trách nhiệm, bạn làm nhiều hơn những điều (việc) xứng đáng để góp phần cùng với người khác. • Một người có trách nhiệm thì biết thế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần. • Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm.. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 5. TRUNG THỰC. • Trung thực là nói sự thật • Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận. • Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu xa giữa sự lương thiện và tình bạn. • Khi sống trung thực: tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng, được tin cậy, thỏa mãn bản thân.. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 6. KHIÊM TỐN. • Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và có hiệu quả. • Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, uy thế của mình, nhưng không khoác lác khoe khoang • Một người khiêm tốn tìm được niềm vui khi lắng nghe người khác, nhận ra sức mạnh bản thân và người khác • Khiêm tốn làm cho một người trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Khiêm tốn tạo nên một trí óc cởi mở. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 7. GIẢN DỊ. • Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. • Giản dị là chấp nhận hiện tại và không làm mọi điều trở nên phức tạp. • Người giản dị thì thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng, biết tiết kiệm – biết thế nào là sử dụng tài nguyên, tiềm năng hiện có một cách khôn ngoan. • Giản dị giúp bạn kiên nhẫn, làm nảy sinh tình bạn và khả năng nâng đỡ, hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống.. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 8. KHOAN DUNG. • Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau • Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được tưới chăm bởi lòng trắc ẩn và sự ân cần quan tâm đến nhau. • Người khoan dung thì biết rút ra những điều tốt nơi người khác cũng như trong các tình thế, biết kiên nhẫn, cởi mở và chấp nhận sự khác biệt với những vẻ đẹp của nó.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 9. ĐOÀN KẾT. • Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. • Đoàn kết được tồn tại bởi đánh giá đúng mỗi con người • Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tưởng tương lai • Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu khí thân thiện. Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 10. TÌNH YÊU ( THƯƠNG). • Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ. • Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. • Lep Tonstoy viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy.”. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 11. Tự do. •Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy, mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác. •Tự do tinh thần là một kinh nghiệm khi tôi có những suy nghĩ tích cực về tất cả, kể cả về chính tôi.Tự do thuộc lãnh vực của lý trí và tâm hồn. •Tự do là một món quà quý giá. Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi quân bình với những trách nhiệm. Có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 12. HẠNH PHÚC. • Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực. • Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm. Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong. • Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Khi những lời nói của tôi là “những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới. • Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc. Buồn rầu tạo ra buồn sầu. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> NỘI DUNG 1: Nhận diện các giá trị phổ quát. • Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống.. 1. Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế 2. Giá trị sống mang tính cá nhân. Giá trị sống là động lực để mỗi người nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được nó. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Xác định giá trị. 3. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. 4. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hoá, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> NỘI DUNG 2: Ý NGHĨA CỦA GD GTS. Tại sao phải học giá trị sống? - Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha.. - Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> NỘI DUNG 3: Tìm hiểu bầu không khí giáo dục GTS. Clip. Câu hỏi quan trọng nhất. Ba tiền đề cơ bản trong giáo dục GTS 1.Việc giáo dục các giá trị hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và mọi người. Việc học tập để có được những giá trị này sẽ đem lại sức khỏe cho mỗi cá nhân và cả xã hội. 2. Mỗi học sinh quan tâm về những giá trị đều có khả năng học tập và sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập 3. Nếu học sinh được lớn lên trong một bầu không khí lấy các giá trị làm nền tảng thì chúng sẽ có năng lực học tập và có những chọn lựa mang ý thức xã hội. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Yêu cầu xây dựng bầu không khí dựa trên giá trị sống 1. Xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn. 2. Việc tạo nên bầu không khí dựa trên các giá trị trong bước chuẩn bị môi trường học tập là đều cần thiết để khám phá và phát huy tối đa các giá trị tích cực. 3. Một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, mà trong đó các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên, và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Yêu cầu xây dựng bầu không khí dựa trên giá trị sống. 4. Học viên sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong một môi trường học tập có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm và sáng tạo. 5. Mọi hình thức kiểm soát bằng cách đe đọa, trừng phạt, gây sợ hãi, xấu hổ chỉ khiến học viên cảm thấy không phù hợp, tổn thương, ngượng ngùng và bất an. 6. Tạo dựng bầu không khí dựa trên nền tảng giá trị cũng bao gồm các HĐ: lắng nghe tích cực, đưa ra quy tắc hợp tác; đưa ra những dấu hiệu nhỏ thông báo giữ yên lặng, tập trung, khơi dậy cảm giác bình yên hoặc tôn trọng; giải quyết mâu thuẫn; và hình thức kỷ luật 30 dựa trên giá trị..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Quy tắc 1: Khích lệ động viên trẻ Mỗi ngày, một đứa trẻ hai tuổi nghe 432 câu nói tiêu cực và chỉ có 32 câu nói tích cực. Tỉ lệ xấp xỉ 14 (tiêu cực): 1(tích cực) (Trường Đại học Lowa, Hoa Kỳ) 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Khích lệ, động viên. Ý kiến thầy cô!. • Tìm ra điều trẻ làm “đúng” thay vì tập trung vào điều trẻ làm “sai”. • Chú ý vào một hành vi nào đó, thì hành vi đó tăng lên.. * Thầy cô hãy đưa ra 10 tình huống sẽ thể hiện hành vi khích lệ , động viên trẻ/ 1 ngày. * Làm việc nhóm 3 * Thời gian: 10 phút * Trình bày 2- 3 thầy cô/ 5 phút. Clip. Câu nói dịu dàng. * Tổng kết: 5 phút. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Quy tắc 2: Tôn trọng nhân cách của trẻ Không chê bai những điểm hạn chế của trẻ Khen – chê hành vi của trẻ chứ không khen chê về nhân cách Xác định đúng hành vi cần khen chê Nên khích lệ hành vi tích cực ở trẻ để trẻ thay đổi.. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Quy tắc 3: Để trẻ tự cảm nhận và trải nghiệm GTS Không phê phán, đánh giá đúng sai những cảm nhận của trẻ về các giá trị. Phân tích các mặt của giá trị sống Trẻ sẽ tự cảm nhận!!!!!!. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Kỹ năng xác định giá trị. • Giá trị là gì?. • Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân. • Việc xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. • Xác định giá trị giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác cũng có những giá trị và niềm tin riêng. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Chia sẻ: Quan hệ giữa giá trị và kĩ năng sống!. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×