Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đề án môn học- Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.96 KB, 29 trang )

Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

A- MỞ ĐẦU
I- Khái niệm chung và lịch sử hình thành ngân hàng thương mại
Để có một nền kinh tế phát triển lành mạnh, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững đòi hỏi
các định chế tài chính phải luân chuyển vốn từ những người tiết kiệm đến những nhà đầu
tư sản xuất. Như vậy thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay lại, các định chế tài
chính thu được chênh lệch lãi suất, bảo đảm an tồn và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Những định chế tài chính đó chính là các Ngân hàng thương mại (NHTM). Vậy hệ thống
ngân hàng (NH) ra đời như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu sơ qua về quá trình hình thành
và phát triển của Ngân hàng và vai trị của nó đối với toàn bộ nền kinh tế của một quốc
gia.
Các nhà sử học và ngôn ngữ học đưa ra một câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc của
NH. Cả tiếng Pháp cổ Banque và tiếng Y Banca đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để
chỉ “cái ghế dài” hoặc “cái bàn của người đổi tiền”. Điều đó mơ tả khá rõ những gì mà giới
sử học đã quan sát và những NH đầu tiên xuất hiện hơn 2000 năm trước đây. Họ là những
người đổi tiền, thường ngồi ở một bàn hoặc một cửa hiệu nhỏ ở trung tâm thương mại,
giúp các nhà du lịch đến thành phố đổi ngoại tệ lấy bản tệ và chiết khấu thương phiếu giúp
các nhà bn có vốn kinh doanh.
Các NH đầu tiên có thể đã dùng vốn tự có để tài trợ cho các hoạt động của họ, những
điều đó khơng kéo dài trước khi ý tưởng về việc thu hút tiền gửi và cho vay ngắn hạn đối
với những khách hàng giàu có trở thành một nội dung quan trọng của hoạt động NH. Các
khoản cho vay được cấp cho các nhà buôn, chủ tàu, lãnh chúa với lãi suất thấp, khoảng 6%
năm và khoảng 48% tháng cho những dự án mạo hiểm nhất! Hầu hết các ngân hàng đầu
tiên đã xuất hiện ở Hy Lạp.
Công nghệ NH đã dần dần lan rộng từ nềm văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã sang
văn minh Bắc Âu và Tây Âu. Hoạt động của ngân hàng đã gặp phải những chống đối của
tôn giáo trong suốt thời Trung Cổ, chủ yếu là do các khoản cho vay, đặc biệt là đối với
người nghèo thường có lãi suất rất cao. Tuy vậy, khi thời Trung Cổ qua đi, thời kỳ Phục
Hưng bắt đầu ở Châu Âu, các khoản cho vay và tiền gửi phần lớn liên quan tới những
khách hàng tương đối giàu có. Điều này làm giảm sự chống đối của tôn giáo đối với hoạt


động của NH.
Sự phát triển của những con đường thương mại xuyên lục địa mới và những biến
chuyển trong ngành hàng hải và vào thế kỷ 15, 16, 17 đã dần chuyển TTTM của thế giới từ

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

1


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

Địa Trung Hải sang Châu Âu và quần đảo Anh, nơi NH trở thành ngành cơng nghiệp hàng
đầu. Chính giai đoạn này đã gieo mầm cho cuộc cách mạng công nghiệp với yêu cầu về
một hệ thống tài chính phát triển. Cụ thể, việc ứng dụng phương thức sản xuất lớn đòi hỏi
một sự mở rộng tương ứng trong thương mại toàn cầu để tiêu thu các sản phẩm cơng
nghiệp, địi hỏi phải phát triển các phương thức thanh tốn và tín dụng mới. Hệ thống NH
đã nhanh chóng phát triển thêm nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Trong số
những NH đứng đầu phải nói đến là Ngân hàng Medici (Medici Bank) ở Italia và Ngân
hàng Hochstettek (Hochstettek Bank) ở Đức.
Những nghiệp vụ đầu tiên mà các NH Châu Âu thực hiện là lưu giữ đảm bảo các vật
có giá (như tài sản bằng vàng, bạc) bởi vì trong giai đoạn này cơng chúng rất lo ngại về
tình trạng mất mát tài sản do an ninh hoặc chiến tranh. Những nhà bn thường cảm thấy
an tồn khi để tài sản của họ tại ngân hàng hơn là mang theo bên mình trên những chuyến
đi biển. Ở nước Anh, dưới thời kỳ vua Henry VIII và Charles I, Chính phủ thực hiện chính
sách tịch thu các tài sản bằng vàng bạc và kết quả là công chúng tiến hành gửi tài sản của
họ tại các cửa hàng thợ vàng và được chứng nhận bằng các chứng chỉ của cửa hàng. Sau đó
các chứng chỉ này được lưu thơng như tiền bởi việc sử dụng chứng chỉ trong thực tế thuận
tiện hơn và ít rủi ro hơn việc sử dụng vàng trực tiếp. Những nhà thợ vàng cũng cung cấp
các giấy chứng nhận giá trị ( Certificate of value ) – Hiện nay được gọi là giấy đánh giá trị

giá tài sản. Khách hàng thường mang tài sản bằng vàng bạc, đồ trang sức tới các chuyên
gia để xác nhận giá trị – một nghiệp vụ mà ngày nay các NH vẫn thực hiện.
Khi các thuộc địa được thiết lập ở Bắc và Nam Mỹ, hoạt động của NH ở Cựu thế giới
(chỉ Châu Âu) được chuyển sang Tân thế giới (chỉ Châu Mỹ). Đầu tiên những người di cư
giao dịch chủ yếu với các NH có trụ sở chính tại nước họ. Sang thế kỷ 19 , chính quyền
bang ở Mỹ bắt đầu cho phép thành lập các công ty NH. Rất nhiều công ty như vậy ban đầu
chỉ là một bộ phận của của các doanh nghiệp thương mại mà trong đó dịch vụ ngân hàng
hồn tồn là thứ yếu so với việc bán hàng. Sự phát triển của các tổ chức ngân hàng lớn,
chuyên nghiệp tập chung ở một và trung tâm thương mại hàng đầu, đặc biệt là ở New York.
Chính phủ liên bang trở thành một lực lượng chính trong hoạt động ngân hàng Mỹ trong
suốt thời kỳ nội chiến. Năm 1864, Quốc hội thành lập Cục quản lý tiền tệ (The Office of
the Controller of the Currency_OCC). OCC có quyền cấp giấp phép thành lập các NH. Đó
là cở sở để phân chia hệ thống quản lý NH thành hai cấp trong đó cả chính quyền liên bang
và chính quyền tiểu bang đều đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt và điều hành

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

2


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

hoạt động NH. Ở Mỹ mơ hình này được duy trì cho đến ngày nay.
* Thực trạng Việt nam
Sự ra đời của hệ thống NH ở Việt Nam phải nói là rất muộn so với thế giới. Tổ chức
tín dụng đầu tiên của nước Việt nam Dân Chủ Cộng hoà là Nha tín dụng, được thành lập
năm 1951. Đây là tiền thân của NH Nhà nước Việt nam (NHNNVN). Ngân hàng Nhà nước
Việt nam với hệ thống các chi nhánh tỉnh và chi điếm huyện, đã từng là tổ chức tín dụng
lớn nhất và duy nhất trong mấy chục năm. Chức năng chính của NHNNVN là huy động

tiền gửi của các doanh nghiệp của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế và dân cư để
cho vay. NHNN vừa là cơ quan quản lý tiền tệ vừa là tổ chức kinh doanh khơng vì mục
tiêu lợi nhuận.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và trong điều kiện chiến tranh, NHNN phải thực
hiện những kế hoạch tiền tệ tín dụng được giao. Lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ cho vay… phải
hướng vào phục vụ các DN Nhà nước, các Hợp Tác Xã và phục vụ quốc phịng để hồn
thành các kế hoạch 5 năm, phát triển kinh tế miền Bắc đồng thời chi viện cho tiền tuyến.
Trong điều kiện như vậy, hiệu quả tài chính trong hoạt động NH khơng thể đặt lên hàng
đầu. NHNN trở thành kênh cấp vốn của Nhà nước cho các ngành, các lĩnh vực thông qua
hình thức tín dụng. Phần lớn các doanh nghiệp và hợp tác xã vay NH 100% vốn lưu động
và 70-90% vốn cố định.
NHNN đã đóng vai trị quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ cứu nước, xây dựng CNXH ở Miền Bắc, kiến thiết đất nước sau 1975. Nhiều cơng
trình xây dựng, nhà máy, trường học, các hợp tác xã hình thành và phát triển thơng qua tài
trợ của NHNN. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua ngân hàng được mở rộng tạo
điều kiện cho Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh tế. NHNNVN là người đại diện cho
Việt nam trong hệ thống ngân hàng các nước xã hội chủ nghĩa, tiếp nhận và quản lý các
khoản tài trợ của các nước ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt
nam.
Sau năm 1975, cùng với khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa, viện trợ cho Việt
nam giảm sút. Việt nam phải đối đầu với hàng loạt các thách thức lớn: Giải quyết nạn đói
sau chiến tranh, các vấn đề xã hội cấp bách, các cơng trình nhà máy bị tàn phá, thiếu ngoại
tệ mạnh để nhập khẩu thiết bị và hàng tiêu dùng thiết yếu… các chính sách bao cấp trong
kinh tế đã đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng trì trệ khơng lối thốt.
NHNN phải in tiền để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của các doanh nghiệp, các đơn vị

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

3



Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

hành chính sự nghiệp. Lượng tiền cung ứng ra tăng trong điều kiện sản lượng không tăng
kịp đã đẩy lạm phát lên cao trong những năm 80. Lạm phát tăng làm xói mịn tiết kiệm,
khuyến khích tích trữ và đầu cơ, đẫn đến gia tăng mạnh nhu cầu vay cốn từ NH. Lãi suất
thực âm, tỷ giá bị bóp méo, tiền lương khơng đủ trang trải những chi phí tối thiểu… Vịng
xốy này gây sức ép NH phải in nhiều tiền hơn. NH khơng bảo tồn được vốn, khơng tính
tốn được hiệu quả kinh tế, bị kéo vào vịng xốy của siêu lạm phát.
Tình trạng độc quyền trong hệ thống ngân hàng (chỉ có NHNN và một số NH chuyên
doanh khác cũng thuộc sở hữu của Nhà nước, được Nhà nước phân chia ranh giới phục vụ)
đã góp phần duy trì tình trạng trì trệ trong các NH, làm giảm vai trị là trung gian tài chính
hoạt động nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế.
Sau năm 1990 hệ thống NH Việt nam đã được đổi mới một cách đáng kể trong quá
trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mơ của
Nhà nước.
Từ mơ hình hệ thống NH của nền kinh tế kế hoạch hố tập trung chuyển sang mơ
hình của nền kinh tế thị trường, mơ hình tổ chức có sự thay đổi căn bản đó là tách biệt
chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dạng
hố các loại hình ngân hàng, từng bước xoá bỏ độc quyền, chuyển sang cạnh tranh có sự
quản lý của Nhà nước. Kể từ đầu những năm 90 hệ thống các ngân hàng thương mại đã
khơng ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng
kinh tế đất nước.
Bên cạnh NH Ngoại Thương và NH Đầu tư phát triển được hình thành từ trước, đã
hình thành thêm hai NH chuyên doanh là NH Nông Nghiệp và NH Công Thương. Việt
Nam có bốn NHTM quốc doanh: NH Ngoại Thương, NH Đầu tư và Phát triển, NH Nông
Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam và NH Công Thương, đây là những NHTM lớn
của Việt nam. Trong giai đoạn đầu, các NHTM quốc doanh phải hoạt động trong mơi
trường khó khăn: gánh chịu việc xử lý các tồn đọng nặng nề của cơ chế cũ, tình hình tài

chính mất cân đối, nợ q hạn khê đọng khó địi cao do các tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ,
lạm phát cao, lãi suất thực âm, tỷ giá ngoại tệ còn bao cấp.
Đến đầu năm 1990, cả nước đã có tới 15 NHTM cổ phần và các hợp tác xã tín dụng
do các cấp chính quyền thành lập ở các thành thị lẫn nông thôn. Trong môi trường chưa ổn
định, các TCTD này cịn non nớt, tình trạnh mất khả năng chi trả còn nhiều TCTD đã làm
mất lòng tin nơi công chúng. Đến quý I năm 1990 với 791 tỷ đồng đã cho vay thì 510 tỷ

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

4


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

đồng là nợ quá hạn và đến quý III năm 1990 hầu hết các TCTD lâm vào tình trạng mất khả
năng chi trả.
Tháng5/1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước và Pháp
lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Cơng ty tài chính) ra đời là bước ngoặt quan trọng trong
hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Hai Pháp lệnh NH đã khẳng định hệ thống NH là hệ thống NH 2 cấp bao gồm : Ngân
hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại, HTX tín dụng, Cơng ty tài chính…Pháp
lệnh đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa
năng của hệ thống NHTM. Pháp lệnh đã mở đường cho quá trình phát triển các loại hình
ngân hàng tại Việt nam, bao gồm NH quốc doanh, NHTM cổ phần, NH liên doanh giữa
Việt nam và nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam.
Được xây dựng từ những năm đầu chuyển đổi cơ chế, Pháp lệnh đã không thể đáp
ứng yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính ở Việt nam trong giai đoạn nửa sau của
những năm 90. Trước tình hình đó, Quốc hội đã thơng qua Luật về NHNN và Luật về các
tổ chức tín dụng đã tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các NH.

Các NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, mở rộng thị
trường. Nhiều nghiệp vụ NH mới bước đầu được thực hiện như nghiệp vụ cầm đồ, chiết
khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, tín dụng thuê mua, đấu thầu tín phiếu kho
bạc, hùn vốn mua cổ phần các doanh nghiệp…
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các NHTM bỏ dần các cấp trung gian, tách biệt
dần các hoạt động chính sách và các hoạt động thương mại, tăng tính độc lập tương đối cho
các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các nghiệp
vụ mới.
Thành tựu của hệ thống ngân hàng Việt nam trong thời gian qua là kết quả của nhiều
nhân tố tác động. Cùng với quá trình cải cách kinh tế nói chung, Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm tới cải cách trong lĩnh vực NH. Các chính sách tiền tệ tín dụng của Nhà nước
đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NH. Kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá
trình xâm nhập và phát triển của tư tưởng và tác phong kinh doanh mới trong các NH. Sự
có mặt của các chi nhánh NH nước ngoài và NH liên doanh cũng đã góp phần tạo ra những
động lực mới cho sự phát triển của hệ thống NHTM Việt nam.

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

5


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

II- Khái quát về rủi ro trong hoạt động của NHTM và khái niệm chung về rủi ro
lãi suất
Qua việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NH ta có thể đưa ra
một khái niệm hồn chỉnh nhất: NH là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục những dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh

toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế.
Ta biết rằng để có một nền kinh tế lành mạnh, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững địi
hỏi các định chế tài chính phải luân chuyển được vốn từ những người tiết kiệm đến những
nhà đầu tư sản xuất. Như vậy, thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay lại các
NHTM thu được chênh lệch lãi suất, bảo đảm an toàn và góp phần tăng trưởng kinh tế. Tại
tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay dù là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh…
hay các nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì vai trị to lớn của hệ thống NH đối
với sự phát triển kinh tế là không thể phủ nhận. Hiện nay, các quy chế hoạt động kinh
doanh NH luôn là những quy chế riêng và mang tính đặc thù. Do có tính đặc thù nên hoạt
động KD NH ảnh hưởng rất lớn đến tồn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng của nó mang tính
chất dây chuyền, lây lan và sâu rộng. Hiệu ứng lây lan mang tính dây chuyền thể hiện khi
một ngân hàng phá sản, trước hết nó có thể làm tổn hại đến những người gửi tiền và đồng
thời hạn chế việc các công ty đến vay tiền tại NH này. Việc một NH bị đổ vỡ có thể tạo ra
sự nghi ngờ của người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh tốn của tồn hệ thống NH
nói chung và có thể tạo ra sự náo loạn trong xã hội.
Chính vì hoạt động kinh doanh NH là một loại hình kinh doanh đặc biệt, và những
rủi ro đối với hoạt động NH cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Vậy rủi ro trong hoạt động
của NH là gì?
Sản phẩm mà các NHTM mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu
chuyển vốn và các tiện ích NH khác. Trong hoạt động tín dụng, cho dù hệ số an tồn vốn
có đạt tới 8% thì so với tài sản có, số vốn liếng của bản thân NH chỉ là khơng đáng kể
(hoặc nói theo các nhà tốn học thì có thể dùng cụm từ “Vơ cùng nhỏ bé”). Nói một cách
ngắn gọn là: Hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và
dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là
người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ NH. Hoạt động
kinh doanh của các NHTM do đó bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716


6


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

rằng các NH cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm
tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận
được. NH sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu là hợp lý và kiểm
soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.
Trong hoạt động kinh doanh, NH có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại
rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên khơng tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các
NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ dự phịng rủi ro, hạch tốn vào chi phí. Qui mơ
quỹ dự phòng rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả
kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với
mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh
toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp.
+ Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh
doanh của của NHTM.
Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh
đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy các nhà quản trị NHTM cần được
trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thơng tin kinh tế cập nhật, có đội
ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả
là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh- theo đó
nhiều ý kiến khẳng định “quản lý rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực
“sống” hay là “chết” của một NHTM”.
Các nhà quản lý NH có thể quan tâm nhất đến tới việc nâng cao giá trị cổ phiếu và
đẩy mạnh khả năng sinh lời nhưng không ai lơ là việc kiểm soát rủi ro mà họ phải chịu
trách nhiệm. Một nền kinh tế biến động hơn với những vấn đề xuất hiện gần đây liên quan
tới lĩnh vực năng lượng, bất động sản, cho vay nước ngoài đã khiến cho các NH tập trung

hơn nữa vào công tác đo lường và kiểm soát rủi ro. Các NH quan tâm tới 6 loại rủi ro
chính: Rủi ro tín dụng, Rủi ro thanh khoản, Rủi ro thị trường, Rủi ro lãi suất, Rủi ro thu
nhập, Rủi ro phá sản.
Trong chuyên đề này chúng ta tìm hiểu về rủi ro lãi suất là một trong những thách
thức lớn trong công tác quản lý tài sản- nợ của ngân hàng thương mại.
Sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và chi
phí hoạt động của NH. VD: lãi suất tăng có thể làm giảm lợi nhuận nếu như cơ cấu tài sản
và nguồn vốn của NH tạo điều kiện cho chi phí trả lãi tăng nhanh hơn thu lãi từ đầu tư

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

7


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

chứng khoán và cho vay. Tuy nhiên, nếu NH nắm giữ quá nhiều tài sản lãi suất thả nổi (đặc
biệt các khoản cho vay) so với nguồn vốn lãi suất thả nổi (đặc biệt là CDs với lãi suất nhạy
cảm và những khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ) thì việc lãi suất giảm sẽ làm ảnh
hưởng tới lợi nhuận của NH, trong trường hợp này thu lãi từ tài sản sẽ giảm nhanh hơn chi
phí huy động vốn.

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

8


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM


B- NỘI DUNG
I- Tìm hiểu về cơng tác quản lý Tài sản-nợ của các NHTM
Ngày nay, NH là một loại hình tổ chức rất phức tạp, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ
tiền tệ đa dạng thông qua các bộ phận đa chức năng. Mỗi bộ phận này đều gồm một đội
ngũ chun gia có trình độ, giàu kinh nghiệm và có khả năng đưa ra các quyết định đúng
đắn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Từng nhóm chun gia trong NH thường xuyên phải ra
những quyết định về đối tượng khách hàng sẽ được cấp tín dụng; những loại chứng khoán
NH nên bổ sung vào danh mục đầu tư; Những tiêu chuẩn cần áp dụng cho từng loại tiền
gửi và các sản phẩm tiền tệ khác mà ngân hàng cung ứng và những nguồn vốn mà ngân
hàng nên huy động…Tuy nhiên, ngày nay các NH nhận thức được rằng: Tất cả những
quyết định này đều có liên hệ chặt chẽ với nhau.Ví dụ quyết định cung cấp những khoản
cho vay đối với khách hàng có liên hệ chặt chẽ với khả năng huy động nguồn vốn tiền gửi
hoặc các nguồn vốn phi tiền gửi của NH. Tương tự như vậy, mức độ rủi ro mà NH có thể
chấp nhận trong hoạt động cho vay liên quan chặt chẽ đến quy mô và mức độ hợp lý của
vốn NH; đây là yếu tố đóng vai trị bảo vệ cổ đơng và người gửi tiền trước nguy cơ rủi ro
thua lỗ gây ra bởi những khoản nợ khó địi.
Ngày nay, các NH đã hiểu rằng họ phải xem xét danh mục tài sản, nợ như một thể
thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu tổng quát của NH,
đó là khả năng sinh lợi tối đa với mức rủi ro có thể chấp nhận. Q trình ra quyết định
mang tính phối hợp và tổng hợp như vậy được gọi là phương pháp quản lý tài sản-nợ của
NHTM. Kỹ thuật quản lý tài sản-nợ là một vũ khí sắc bén giúp NH chống lại những biến
động của chu kỳ kinh doanh và sức ép mang tính thời vụ đối với hoạt động nhận tiền gửi
và cho vay. Đồng thời đây cũng là phương pháp quản lý hữu hiệu trong quá trĩnhây dựng
danh mục tài sản tối ưu.
Mục đích của hoạt động quản lý tài sản-nợ là tạo lập và thực hiện các chiến lược
củng cố Bảng cân đối kế toán nhằm đảm bảo rằng ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu
đề ra. Nói chung, các mục tiêu chủ yếu của hoạt động quản lý tài sản-nợ bao gồm:
- Tối đa hố hoặc ít nhất là ổn định mức thu nhập từ lãi hoặc chênh lệch giữa thu từ
lãi và chi phí trả lãi

- Tối đa hố hoặc ít nhất là bảo vệ trị giá tài sản của ngân hàng (Giá cổ phiếu) với
mức rủi ro hợp lý
1. Chiến lược quản lý tài sản ( Asset Management )

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

9


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

Không phải lúc nào NH cũng có thể đánh giá tổng thể và tồn diện về danh mục tài
sản-nợ của mình. Bởi vậy, đã có một thời gian dài trong lịch sử NH chỉ sử dụng các nguồn
vốn, bao gồm nợ (Vốn huy động) và vốn chủ sở hữu, cơ bản để cho vay. Những quyết định
then chốt của NH chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý tài sản, không bao gồm quản lý
nguồn tiết kiệm và các khoản vay mượn khác. NH chỉ tiến hành quản lý quá trình phân bổ
các nguồn vốn huy động thông qua việc quyết định xem khách hàng nào sẽ được vay vốn
và hợp đồng vay vốn sẽ gồm những điều khoản nào. Về bản chất cách tiếp cận này cũng
mang tính logic bởi vì trước khi Chính phủ thực hiện nới lỏng các quy định quản lý đối với
ngành NH, các loại tiền gửi, lãi suất áp dụng đối với mỗi loại tiền gửi cũng như các nguồn
vốn vay phi tiền gửi khác mà NH có thể huy động đều chịu sự kiểm sốt rất chặt chẽ. NH
bị hạn chế trong khả năng tái cấu trúc nguồn vốn của mình
2. Chiến lược quản lý nợ
Để đương đầu với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn, các
NH đã bắt đầu quan tâm đến việc khơi mở những nguồn vốn mới, quản lý cấu trúc và chi
phí của tiền gửi cũng như nguồn vốn phi tiền gửi. Đây được gọi là lý thuyết quản lý nợ.
Mục tiêu của lý thuyết này là tăng cường hoạt động quản lý nguồn vốn giống như những gì
NH đã thực hiện đối với quản lý tài sản. Yếu tố then chốt cần được quản lý chặt chẽ là giá
cả của nguồn vốn hay lãi suất mà NH phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các

khoản vốn vay nhằm đạt được các mục tiêu về chi phí, quy mơ và cấu trúc của nguồn vốn.
Nếu như nhu cầu vay vốn vượt quá lượng vốn khả dụng, NH có thể tăng lãi suất trên các
khoản tiền gửi và các khoản vay, tạo ưu thế với các đối thủ canh tranh để thu hút vốn. Mặt
khác nếu NH dư thừa vốn với nhu cầu vay hạn chế NH có thể hạ mức lãi suất huy động
nhưng trên thị trường sẽ có những đối thủ cạnh tranh đặt lãi suất huy động cao hơn.
3. Chiến lược quản lý hỗn hợp (Quản lý tài sản-nợ )
Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến hiện nay. Chiến lược quản lý hỗn hợp là sự
dung hoà giữa 2 chiến lược quản lý tái sản và quản lý nợ với những điểm chính sau:
- Để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, hoạt động quản lý NH cần
chú trọng kiểm sốt quy mơ, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên tài sản-nợ.
- Quản lý tài sản-nợ phải được kết hợp hài hoà sao cho hoạt động quản lý của nội bộ
NH thực sự là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp tối
đa hoá thu nhập của NH đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà NH phải đối
mặt.

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

10


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

- Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả hai phía của Bảng cân đối (Tài sản và
nguồn vốn). Do vậy, chính sách của NH cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hoá thu
nhập, tối thiểu hoá chi phí trong hoạt động của NH dù hoạt động đó bắt nguồn từ phía tài
sản hay nguồn vốn.
II- Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
1- Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản và chế độ lãi suất cố định.
Các TS và NV của NH có kỳ hạn khác nhau. Khi gắn chúng với lãi suất, NH quan

tâm đến kỳ hạn đặt lại lãi suất (repricing period). Đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ
bị thay đổi theo lãi suất thị trường. Căn cứ vào kỳ hạn này, NH chia tài sản và nguồn vốn
thành loại nhạy cảm với lãi suất và loại kém nhạy cảm với lãi suất.
Các TS và NV nhạy cảm: Là loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi
lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng,
ví dụ như tài sản là nguồn ngắn hạn, tài sản và nguồn trung dài hạn có thời gian đáo hạn
nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng, tài sản và nguồn có lãi suất thả nổi.
Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản trung và dài hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn
đặt giá lớn hơn 12 tháng.
Sự khơng phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản đựoc đo bằng khe hở lãi
suất:
Khe hở lãi suất = tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất
NH có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm và ngược lại.
2- Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến.
Lãi suất TT thường xuyên thay đổi. NH luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp NH khơng thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi
suất.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương:
- Khi lãi suất thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng.
- Khi lãi suất thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm:
- Khi lãi suất thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm.
- Khi lãi suất thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
III- Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất .
Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

11



Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

(Futures), hợp đồng quyền chọn (Options) và hợp đồng hoán đổi (Swaps). Trong thực tế,
nghiệp vụ phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa RRLS đối với một danh mục TS
(có hay nợ), hay được sử dụng một cách chọn lọc đối với một bộ phận TS nhất định. Đồng
thời một NH có thể quyết định phịng ngừa RRLS đối với TS này (hay nhóm TS này) và
khơng phịng ngừa đối với TS khác (hay nhóm TS khác), nếu NH muốn đầu cơ lãi suất.
Phòng ngừa RRLS là việc các NH sử dụng các hợp đồng phái sinh để cho giá trị của tài sản
là cố định, cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế nào.
1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn.
a. Khái niệm
- Hợp đồng kỳ hạn: là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t= 0
rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận và người
bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
- Hợp đồng tương lai: là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm
t=0 rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hoá được tiến hành bởi một thời điểm xác định
trong tương lai. Như vậy hợp đồng tương lai rất giống với hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau
giữa chúng có thể tóm tắt như sau:
+ Hợp đồng tương lai được giao dịch một cách có tổ chức trên sở giao dịch, trong khi
đó hợp đồng kỳ hạn là sự thoả thuận song phương được thực hiện trên thị trường phi tổ
chức (OTC).
+ Giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng
còn đối với hợp đồng tương lai thì giá của hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày để phản
ánh sự thay đổi của các lực lượng cung cầu trên thị trường. Do đó, hàng ngày người mua
người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi giá trị của hợp đồng để phù hợp với
thay đổi của thị trường.
+ Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa
người mua và người bán, trong khi các hợp đồng tương lai lại là những hợp đồng được tiêu

chuẩn hoá.
+ Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương là đối tượng chịu rủi ro tín
dụng của đối tác tham gia hợp đồng, trong khi rủi ro tín dụng đối với hợp đồng tương lai
được giảm một cách đáng kể bởi sự đảm bảo của sở giao dịch tương lai.
b. Nội dung, ý nghĩa Hợp đồng kỳ hạn.
Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc phòng ngừa rủi ro lãi

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

12


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

suất , chúng ta xét một ví dụ đơn giản sau:
Giả sử nhà quản trị ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản là một triệu
USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường tại thời điểm t = 0, các trái phiếu này
có thị giá 97$/100$ mệnh giá, tức tổng trị giá trái phiếu là 970.000$. Tại thời điểm t = 0,
nhà quản trị nhận được tin dự báo rằng lãi suất dự tính tăng 2% từ mức 12,5428% lên
14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng khi lãi suất thị trường tăng lên
nghĩa là thị giá trái phiếu sẽ giảm xuống và nhà quản trị nên tính tốn thời lượng của trái
phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Như vậy nhà quản trị có thể dự tính được
khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiếu(dP) theo phương trình thời lượng như sau:
dP/P = -D * dR/1+R
Trong đó:
dP là khoản lỗ của trái phiếu
P là thị giá trái phiếu
D là thời lượng của trái phiếu
dR là mức thay đổi lãi suất dự tính

Thay số phù hợp vào ta có: dP = - 103.427,32$
Kết quả là nhà quản trị ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái
phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103.427,32$ hay giá trái phiếu giảm là 10,66%. Tức là
giá trái phiếu giảm từ 97$ xuống còn 86,657$ trên 100$ mệnh giá. Để có thể bù đắp lại
được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro lỗ xuống số 0, nhà quản trị có thể tiến hành thông
qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1triệu $ mệnh giá của các trái phiếu
này với kỳ hạn 3 tháng. Giả sử tại thời điểm t = 0, nhà quản trị tìm được đối tác sẵn sàng
mua với giá 97$/100$ mệnh giá bằng hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Cái đó sẽ xảy ra nếu lãi
suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? đó là giá trái phiếu sẽ giảm 10,66%, tương
đương với khoản lỗ vốn là 103.427,32$. Mặt khác, sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị
ngân hàng có thể mua 1 triệu $ mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường
giao ngay với giá 866.573$ và giao số trái phiếu mua được này cho đối tác theo hợp đồng
kỳ hạn. Cần nhớ rằng giá trái phiếu kỳ hạn 3 tháng của 1 triệu $ mệnh giá là 970.000$. Do
đó lợi nhuận thu được từ hợp đồng kỳ hạn là:
970.000$ - 866.573$ = 103.427$
Do đó, sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản là 103.427$ sẽ được bù đắp lại đầy đủ bởi
lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn. Như vậy, rủi ro lãi suất đối với ngân hàng

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

13


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

được phòng ngừa, tức bằng 0.
2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai.
Bên cạnh phương pháp phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng kỳ hạn, thì hầu hết các NH
sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa RRLS ở mức độ vi mô cũng như vĩ mô. Hợp

đồng tương lai do các NH tiến hành nhằm phục vụ quản trị rủi ro được trình bày ở trên
dưới các hợp đồng cổ phiếu tương lai và ngay trên các hợp đồng giao dịch hàng hố nơng
nghiệp tương lai.
Các phương thức phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng tương lai:
Số lượng hợp đồng tương lai mà nhà quản trị ngân hàng cần phải mua hoặc bán để
phòng ngừa rủi ro là phụ thuộc vào:
- Mức độ rủi ro (mức độ thay đổi) của lãi suất.
- Xu hướng biến động của lãi suất .
- Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức trong các trường hợp phịng ngừa hồn tồn hay
phịng ngừa lựa chọn.
Như chúng ta đã biết, mức độ rủi ro đối với vốn tự có của ngân hàng khi lãi suất thị
trường biến động phụ thuộc trực tiếp vào:
- Sự không cân xứng về thời lượng giữa tài sản có và tài sản-nợ đã được điều chỉnh
bằng hệ số địn bẩy
- Quy mơ tài sản có
3. Phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn.
Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu việc các ngân hàng sử dụng các hợp đồng
quyền chọn để phòng ngừa rủi ro lãi suất là như thế nào. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ nghiên
cứu việc các ngân hàng đang chuyên sâu phát triển một số nghiệp vụ quyền chọn đặc biệt
như: Caps, Floor, và Collars. Những điểm đặc biệt trong việc thanh toán các hợp đồng
quyền chọn đã cung cấp cho các ngân hàng một sự linh hoạt để lựa chọn các nghiệp vụ
phòng ngừa rủi ro mà các giao dịch kỳ hạn và tương lai khơng có. Như chúng ta đã thấy,
các NH có thể sử dụng một cách rộng rãi và đa dạng các hợp đồng kỳ hạn và tương lai
trong việc phòng ngừa rủi ro tuy nhiên các sản phẩm của nghiệp vụ quyền chọn còn đa
dạng và phong phú hơn nhiều, bao gồm các hợp đồng tại sở giao dịch, giao dịch qua quầy,
giao dịch gắn liền với chứng khoán và các giao dịch Caps, Floor, Collars. Việc nghiên cứu
của chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào sử dụng những hợp đồng quyền chọn chứng khốn
có thu nhập cố định để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách điểm qua

Họ và tên: Trịnh Lan Hương

Mã SV: BH201716

14


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

4 chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn, đó là:
-

Mua quyền chọn mua – buying a call

-

Bán quyền chọn mua _ selling( writing) a call

-

Mua quyền chọn bán _ buying a put

-

Bán quyền chọn bán _ selling( writing) a put.

3.1.

Những đặc điểm của quyền chọn.

i. Mua quyền chọn mua trái phiếu.
“ Mua quyền chọn mua “ là chiến lược quyền chọn thứ nhất: Người mua có quyền

chọn mua, gọi là người mua, có quyền (khơng phải là nghĩa vụ) mua chứng khoán tại một
mức giá cố định X đã được thoả thuận trước, gọi là giá quyền chọn ( Exercise or strike
price). Để có được quyền chọn mua chứng khốn, người mua phải trả một khoản phí cho
người bán là C, gọi là phí chọn mua. Phí chọn mua được thanh toán cho người bán tại thời
điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn và đồng thời người mua trở thành người tiềm năng
thu lợi nhuận nếu giá trái phiếu tăng trên mức giá quyền chọn (X) cộng với khoản phí chọn
mua(C).Như vậy, đối với một hợp đồng quyền chọn (có thể chọn mua hay chọn bán), thì
người mua hợp đồng là người trả phí, cịn người báhợp đồng là người thu phí.
Tức là khi giá trái phiếu trên thị trường tăng một khoản là B thì lợi nhuận người mua
thu được lợi nhuận lớn hơn tương ứng.Ta có 2 đặc điểm quan trọng đối với trường hợp
mua quyền chọn mua như sau:
- Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng, dẫn đến tiềm năng thu lợi nhuận
đối với người mua tăng lên;
- Khi lãi suất thị trường tăng giá trái phiếu giảm, đẫn đến khả năng lỗ vốn đối với
người mua tăng lên. Tuy nhiên, mức độ lỗ vốn của người mua được giới hạn tối đa bằng
mức phí đã trả để mua.
Như vậy, khơng giống như hợp đồng lãi suất tương lai, tức là thị giá và khả năng thu
lợi (hoặc lỗ) biến động cùng chiều với biến động của lãi suất; còn đối với các hợp đồng
quyền chọn mua thì khả năng thu lợi nhuận (hoặc lỗ) chuyển động ngược với chuyển động
của lãi suất.
ii. Bán quyền chọn mua trái phiếu.
Bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ hai của giao dịch quyền chọn. Đối
với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua nhận được một khoản phí,
gọi là phí bán quyền chọn mua và phải luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho người mua tại mức

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

15



Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

giá cố định đã được thoả thuận trước, gọi là giá quyền chọn
Ta có hai đặc điểm quan trọng trong chiến lược bán quyền chọn mua như sau:
- Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến tiềm năng thu lợi nhuận
của người bán hợp đồng tăng lên. Tuy nhiên, mức lợi nhuận thu được tối đa bị giới hạn bởi
mức phí thu được từ việc bán hợp đồng quyền chọn mua.
- Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng, dẫn đến khả năng lỗ vốn của người
bán hợp đồng tăng lên. Về mặt lý thuyết,giá trái phiếu có thể tăng lên khơng hạn chế, tuy
nhiên, tại thời điểm đến hạn giá trái phiếu có xu hướng hội tụ vào mệnh giá của nó, mặc dù
vậy khả năng lỗ vốn cũng có thể xảy ra là rất lớn.
iii. Mua quyền chọn bán trái phiếu
Chiến lược thứ ba là mua quyền chọn bán trái phiếu. Người mua quyền chọn bán trái
phiếu có quyền( khơng phải nghĩa vụ) bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán tại một
mức giá cố định đã được thoả thuận trước( gọi là giá quyền chọn ). Ngược lại người mua
quyền chọn phải trả cho người bán một khoản phí, gọi là phí chọn bán.
Ta cũng có hai điểm quan trọng của chiến lược này như sau:
- Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm dẫn đến khả năng thu lợi nhuận của
người mua tăng lên.
- Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng thì khả năng phát sinh lỗ đối với
người mua sẽ tăng lên. Tuy nhiên,, khoản lỗ tối đa mà người mua có thể phải chịu được
giới hạn là khoản phí đã trả để mua quyền chọn bán mà thôi.
iv. Bán quyền chọn bán trái phiếu.
Chiến lược thứ tư là bán quyền chọn bán trái phiếu. Trong trường hợp bán quyền
chọn bán trái phiếu, người bán nhận được một khoản phí, gọi là phí bán quyền chọn bán,và
người bán luôn sẵn sàng mua trái phiếu tại mức giá quyền chọn khi người mua thực hiện
quyền chọn bán của mình.
Ta thấy có hai điểm quan trọng sau đây:
- Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, thì khả năng lỗ có thể xảy ra đối

với người bán quyền chọn bán tăng lên.
- Nếu lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng thì khả năng thu được lợi nhuận đối với người
bán tăng lên. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tối đa mà người bán có thể thu được bị giới hạn bởi
mức phí đã thu được từ bán quyền chọn bán.
3.2. Mua hay bán quyền chọn?

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

16


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

Qua phân tích 4 chiến lược quyền chọn trên cho thấy:
- Trong chiến lược mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán; đối với người mua
quyền chọn , khả năng thua lỗ được giới hạn bởi mức phí phải trả để mua quyền chọn trong
khi đó, khả năng thu lãi là không bị hạn chế.
- Trong chiến lược bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán, đối với người bán
quyền chọn , khả năng thu lãi bị giới hạn bởi mức phí thu được từ việc bán quyền chọn ;
trong khi đó, khả năng thua lỗ là khơng có giới hạn.
Xét từ giác độ quản trị rủi ro, kết luận trên gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng một
chiến lược là: Đối với những ngân hàng nhỏ thì chiến lược mua quyền chọn tỏ ra thích hợp
hơn so với chiến lược bán quyền chọn. Tuy nhiên, đối với những ngân hàng lớn thì cả 2
chiến lược là mua và bán quyền chọn, cũng như các giao dịch Caps, Floors,Collars đều là
những giao dịch thích hợp. Có hai lý do giải thích tại sao các ngân hàng nhỏ lại chỉ nên
thực hiện chiến lược mua quyền chọn, đó là lý do về kinh tế và lý do về quy chế.
3.2.1 Lý do kinh tế
Đối với việc bán quyền chọn thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng
khả năng thua lỗ thì khơng bị giới hạn. Khi thị giá trái phiếu giảm mạnh dẫn đến tiềm ẩn

thua lỗ lớn. Đối với những ngân hàng thực hiện các hợp đồng bán quyền chọn với lhối
lược lớn sẽ đứng trước nguy cơ lỗ vốn nặng nề.
Ta có kết luận sau:
- Mức độ lỗ tối đa trong hợp đồng mua quyền chọn bán trái phiếu khi lãi suất thị
trường tăng được giới hạn bởi phí mua quyền chọn bán. Ngân hàng thu được lợi nhuận khi
lãi suất giảm đủ để cho giá thị trường của trái phiếu lớn hơn giá quyền chọn cộng với phí
mua quyền chọn bán.
- Sự kết hợp giữa trái phiếu trong danh mục đầu tư và hợp đồng mua quyền chọn
bán trái phiếu ảnh hưởng đến tuyến thu nhập ròng của ngân hàng .
3.2.2. Lý do quy chế hạn chế các hợp đồng quyền bán.
Theo quan điểm của các nhà làm chính sách thì các hợp đồng bán quyền chọn mà
đặc biệt là các hợp đồng khơng nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro tài sản( tức là hoạt động
đầu cơ) thì rất rủi ro, bởi vì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lỗ vốn là không hạn chế.
Thật vậy, trong thời gian trước đây, những nhà làm chính sách ở nước ta đã cấm các ngân
hàng thực hiện các hợp đồng bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua trong một số

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

17


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

lĩnh vực nhất định nhằm quản lý rủi ro đối với các ngân hàng này. Hiện nay, ở úc các ngân
hàng được thực hiện hợp đồng bán quyền chọn, nhưng lại cấm các TCTC khác như quỹ tín
dụng, quỹ đầu tư…sử dụng giao dịch quyền chọn vào mục đích đầu cơ. Tương tự trong
những trường hợp khi mà thị trường bộc lộ rủi ro cao thì các cơng ty bảo hiểm cũng bị cấm
sử dụng các giao dịch quyền chọn.
3.3


Phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với trái phiếu.

Chúng ta đã phân tích chiến lược mua quyền chọn bán trái phiếu có ưu điểm như thế
nào đối với ngân hàng để phòng ngừa rủi ro lãi suất trái phiếu trong danh mục đầu tư của
mình. Trong phần này chúng ta sẽ mơtả cơ chế hoạt động của hợp đồng mua quyền chọn
bán và trình bày phương pháp để nhà quản trị ngân hàng tính chi phí hợp lý(Phí chọn mua)
để mua hợp đồng quyền chọn bán trái phiếu. Đối với việc tính phí chọn mua,có hai mơ
hình được áp dụng đó là: Mơ hình nhị thức và mơ hình The Black-Scholes- Mơ hình này
cung cấp một giải pháp mang tính khn mẫu và không đươc áp dụng rộng rãi để định giá
các hợp đồng quyền chọn. Mặc dù mơ hình này hoạt động hiệu quả đối với thị trường cổ
phiếu nhưng mô hình này lại có hai vấn đề cơ bản khi áp dụng để định giá các hợp đồng
quyền chọn, đó là:
- Mơ hình này đã giả thiết rằng lãi suất ngắn hạn khơng thay đổi, nhưng nhìn chung
trong thực tế thì khơng như vậy.
- Mơ hình này cho rằng lợi tức trái phiếu là khơng biến động.
3.4

Phịng ngừa rủi ro lãi suất đối với bảng cân đối tài sản

Phần này chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp sử dụng hợp đồng quyền chọn để
phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với bảng cân đối tài sản của ngân hàng, tức là phịng ngừa vĩ
mơ hơn là phịng ngừa vi mơ. Như chúng ta đã chỉ ra rằng rủi ro lỗ đối với ngân hàng khi
lãi suất thị trường thay đổi được xác định bằng công thức:
dE = - (DA – kDL ) * A * dR/ 1+R
Trong đó: dE = Thay đổi vốn tự có của ngân hàng .
DA – k.DL = Độ lệch thời lượng của bảng cân đối tài sản
A = Quy mơ tài sản có của ngân hàng.
dR/1+R = Mức thay đổi lãi suất.
k = Hệ số đòn bẩy( = L/A )

Mức độ nhạy cảm của vốn tự có đối với lãi suất là tương tự như trái phiếu có thời
lượng là

DA – k.DL. Ví dụ DA = 2, k = 0,9, DL = 1,5 thì mức độ thay đổi vốn tự có của

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

18


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

ngân hàng là tương tự như mức độ thay đổi giá trái phiếu có thời lượng là 0,65 năm. Như
vậy, việc phịng ngừa vĩ mô rủi ro lãi suất đối với bảng cân đối tài sản của ngân hàng bằng
giao dịch quyền chọn bán trái phiếu là việc mở rộng trực tiếp việc phịng ngừa rủi ro vĩ
mơ; cụ thể là thơng qua áp dụng mơ hình phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền
chọn bán ứng với mức lãi suất cụ thể.
Đối với những ngân hàng có nguồn rủi ro cơ bản là rủi ro lãi suất, thì phương án
phịng ngừa rủi ro có thể thơng qua các hợp đồng mua quyền chọn bán các cổ phiếu của
mình. Đối với thị trường vốn hoạt động hiệu quả, thì biến động vốn tự có của ngân hàng do
lãi suất thay đổi cũng được phản ánh bằng sự thay đổi giá trị cổ phiếu thường của ngân
hàng, dE  dS( sự thay đổi giá trị cổ phiếu thường)
Khi lãi suất thị trường tăng, thì giá trị vốn tự có và cổ phiếu cảu ngân hàng giảm.
Nghĩa là những người nắm giữ cổ phiếu ( cổ đông ) sẽ bị lỗ vốn.Bằng cách mua quyền
chọn bán cổ phiếu ngân hàng, các cổ đơng có thể, một mặt có thể phịng ngừa rủi ro khi lãi
suất tăng mặt khác cũng là người thu được lợi nhuận tiềm năng khi lãi suất thị trường
giảm. Thật vậy, chiến lược mua quyền chọn bán cổ phiếu của chính mình cũng phịng ngừa
được rủi ro đối với cổ tức khi các yếu tố khác biến động theo chiều nghịch, ảnh hưởng xấu
đến mức cổ tức, các yếu tố này bao gồm cả rủi ro ngoại hối. Như vậy,có thể dự tính mức

rủi ro cơ bản là rất lớn giữa sự biến động vốn tự có( do lãi suất thay đổi) và sự biến động
giá cổ phiếu ( do ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố khác ). Kết quả là một chiến
lược phòng ngừa như vậy chỉ có thể thay thế được các hợp đồng quyền chọn trái phiếu
trong trường hợp ngân hàng bộc lộ rủi ro lãi suất một cách mạnh mẽ.
3.5 Giao dịch Caps, Floors, Collars.
Một số khái niệm:
- Mua Cap là mua quyền chọn mua hoặc là mua một chuỗi quyền chọn mua lãi suất.
Cụ thể là nếu lãi suất thị trường tăng lên mức lãi suất giao dịch quyền chọn( lãi suất Cap),
thì người bán quyền chọn mua( người bán Cap thơng thường là ngân hàng ) sẽ thanh tốn
khoản chênh lệch lãi suất cho người mua quyền chọn mua. Thông qua hợp đồng bán Cap,
ngân hàng bán quyền chọn mua lãi suất thu được một khoản phí từ người mua quyền chọn
mua. Kết quả là, việc mua quyền chọn mua lãi suất là tương tự như mua bảo hiểm đối với
trường hợp khi lãi suất tăng. Ngày thực hiện quyền chọn trong hợp đồng Cap có thể là một
ngày hoặc nhiều ngày.
- Mua Floor là mua quyền chọn bán đối với lãi suất. Nếu lãi suất thị trường giảm

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

19


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

xuống dưới mức lãi suất giao dịch quyền chọn( lãi suất Floor), thì người bán sẽ thanh tốn
khoản chênh lệch lãi suất cho . mua. Thông qua việc bán hợp đồng quyền chọn bán, người
bán thu được một khoản phí từ người mua. Ngày thực hiện quyền chọn đối với hợp đồng
Floor có thể là một hoặc nhiều ngày.
- Hợp đồng Collar xuất hiện khi ngân hàng thực hịên đồng thời cả hai giao dịch Cap
và Floor, như việc đồng thời mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán.

Như vậy, ba công cụ giao dịch qua quầy này là những trường hợp đặc biệt của giao
dịch quyền chọn. Nhà quản trị ngân hàng sử dụng chúng như là trường hợp quyền chọn trái
phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản của ngân hàng. Nói một cách
tổng quát, ngân hàng mua quyền chọn mua lãi suất ( Mua Cap), nếu ngân hàng dự tính phải
chịu một khoản lỗ khi lãi suất thị trường tăng. Thông thường, điều này xảy ra nếu ngân
hàng tài trợ cho các khoản mục tài sản có bằng các tài sản-nợ có lãi suất thả nổi trong khi
các khoản mục tài sản có lại có mức lãi suất cố định hoặc là trong trường hợp phịng ngừa
rủi ro vĩ mơ nếu D A – kDL > 0. Ngược lại, ngân hàng mua quyền chọn bán lãi suất ( mua
Floor) khi ngân hàng có chi phí cố định đối với tài sản có và tài sản-nợ có lãi suất thay đổi,
hoặc là DA – kDL < 0.Cuối cùng ngân hàng mua Collars khi tài sản của họ chịu rủi ro khi
lãi suất biến động mạnh và ngân hàng thực hiện hợp đồng Collars nhằm thu phí để tài trợ
cho giao dịch Cap hoặc Floor.
4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi.
Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu các giao dịch hoán đổi lãi suất và việc sử
dụng chúng trên thị trường giao dịch qua quầy(OTC) nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Trong giao dịch SWAPS, các ngân hàng có thể đóng vai trị như bên tham gia trực tiếp vào
các giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro cho chính mình hoặc với vai trị là nhà mơi giới
nhằm mục đích thu phí.
Thị trường Swaps phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo dự đoán
của NH Thanh tốn Quốc tế (BiS) thì số dư giao dịch Swaps thuộc tất cả các loại xấp xỉ
$4.000 tỷ, lớn hơn rất nhiều so với số dư thị trường Future, Option, Floors, Caps, Collars.
Ta có bảng sau:
Tương đương tỷ USD
GD trên sở giao dịch
GD lãi suất tương lai
GD quyền chọn lãi suất
GD hối đoái tương lai
GD quyền chọn tiền tệ

1986

583
370
146
10
39

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

1987
725
488
122
14
60

1988
1.300
895
279
12
48

1989
1.762
1.201
387
16
50


1990
2.284
1.454
600
16
56

1991
3.518
2.159
1.072
18
59

20


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

GD chỉ số cổ phiếu tương 15

18

28

42

70

77


lai
GD chọn chỉ số cổ phiếu
GD qua quầy ( OTC)
GD Swaps lãi suất
GD Swaps tiền tệ và giao

23
867
683
184

38
1.330
1.010
320

66
2.402
1.503
449

88
3.451
2.312
578

132
4.449
3.065

807

450

561

577

3
500E
400E
100E

dịch chéo lãi suất tiền tệ
Các công cụ khác

-

-

-

Các NHTM là các thành viên chính tham gia thị trường với mục đích phịng ngừa rủi
ro cho chính mình hoặc là tìm kiếm lợi nhuận thơng qua kinh doanh trực tiếp hoặc môi
giới. Với chức năng kinh doanh trực tiếp, ngân hàng hoạt động như một nhà trung gian
thông qua hành động mua vào và bán ra đồng thời các hợp đồng Swaps. Thị trường Swaps
phát triển mạnh mẽ trong những năm 1980, điều này làm gia tăng sự chú ý về quản lý rủi
ro của các cơ quan định chế đối với ngân hàng tham gia thị trường này
Nhìn chung, nếu sắp xếp thứ tự về doanh số giao dịch thì thứ tự quan trọng của 4 loại
giao dịch Swaps như sau: Swaps lãi suất, Swaps ngoại tệ, Swaps hàng hố, và Swaps cổ

phiếu. Trong khi các cơng cụ được sử dụng trong giao dịch Swaps có thể thay đổi, thì các
nguyên tắc cơ bản của giao dịch Swaps vẫn được giữ nguyên.
Giao dịch hoán đổi lãi suất .
*Những điểm cơ bản về giao dịch Swaps lãi suất.
Từ bảng trên cho ta thấy phần lớn nhất của thị trường Swaps toàn cầu thuộc về giao
dịch Swaps lãi suất. Về kỳ hạnái niệm một giao dịch Swaps lãi suất bao gồm một chuỗi các
giao dịch kỳ hạn về lãi suất được thoả thuận và giao dịch bởi hai đối tác. Ví dụ một hợp
đồng Swaps thời hạn 4 năm và các ngày hoán đổi( ngày Swaps) lãi suất được thoả thuận là
hàng năm và vào cuối mỗi năm, cho nên hợp đồng này sẽ có 4 luồng tiền giao dịch giữa
các đối tác. Do đó, về bản chất thì hợp đồng Swaps có kỳ hạn 4 năm giống như một chuỗi
hợp đồng kỳ hạn độc lập về lãi suất . Như vậy thông qua giao dịch Swaps cho phép một
ngân hàng có thể tiến hành phịng ngừa rủi ro lãi suất một cách dài hạn, có khi tới 15 năm,
do đó sẽ giảm được sự cần thiết phải tiến hành các giao dịch tuần hoàn như trong các
trường hợp giao dịch kỳ hạn và tương lai.
Một hợp đồng Swaps bao gồm người mua và người bán. Tại những ngày giá trị giao
dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán và người bán thanh toán lãi suất
thả nổi cho người mua. Người thanh toán lãi suất cố định theo thơng lệ là người mua, nhìn

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

21


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

chung là NH có lợi thể so sánh trong việc thanh tốn lãi suất cố định đối với vốn huy động;
trong khi đó người thanh tốn lãi suất thả nổi theo thơng lệ là người bán, nhìn chung ngân
hàng có lợi thế so sánh trong việc thanh toán lãi suất thả nổi. Thông qua giao dịch Swaps
lãi suất, NH mua nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từ hình thức

lãi suất thả nổi sang hình thức lãi suất cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn
thu từ tài sản có. Trong khi đó, NH bán nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn
huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức lãi suất thả nổi để phù hợp với tính
chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có.
IV-

Thực trạng tại các NHTM Việt Nam, phân tích ngun nhân và cách giải

quyết
Hiện nay, mặc dù đều xác định là các NH hoạt động đa năng nhưng trên thực tế, hoạt
động kinh doanh chủ đạo của các NHTMVN vẫn là các hoạt động NH truyền thống bao
gồm huy động vốn và cho vay. Nguồn thu từ các dịch vụ NH khác chiếm tỷ trọng còn khá
thấp. Với các NHTM nhỏ thì nguồn thu chính vẫn là dựa trên chênh lệch lãi suất giữa huy
động vốn với đầu tư cũng như cho vay. Do vậy vấn đề quản lý RRLS trong hoạt động NH
có vai trị rất quan trọng, thậm chí có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các NHTM. Mặt khác trong xu hướng hội nhập quốc tế, xu hướng tự do hố hồn tồn
LS, cạnh tranh giữa các TCTC nói chung và giữa các ngân hàng nói riêng trở nên ngày
càng mạnh mẽ, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu ra- đầu vào cũng đã bị rút ngắn rất nhiều.
Chính những yếu tố trên đã gây áp lực địi hỏi các NHTM phải có ý thức cao và có các
biện pháp quản lý RRLS một cách có hiệu quả nhất.
1. Rủi ro lãi suất và mơ hình nhận biết rủi ro lãi suất .
Quản lý rủi ro lãi suất hay chính xác hơn là quản lý rủi ro biến động lãi suất, là một
bộ phận quan trọng hàng đầu của quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM. Các vấn đề
rủi ro lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi
ro lãi suất có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
- Lãi suất các khoản mục tài sản có là cố định và lãi suất các khoản mục tương ứng
của tài sản-nợ là biến đổi
- Lãi suất các khoản mục tài sản nợ là cố định trong khi lãi suất các khoản mục tương
ứng của tài sản có lại biến đổi.
Rủi ro biến động lãi suất được hiểu tương tự như rủi ro về giá cả thị trường, lãi suất


Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

22


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

cho các khoản mục của nguồn vốn coi như giá đầu vào và lãi suất cho các khoản sử dụng
vốn là giá đầu ra. Như vậy, rủi ro biến động lãi suất chính là rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới
kết quả kinh doanh do có sự thay đổi lãi suất trên thị trường.
Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất các sản phẩm ngân hàng thường được chia theo
hai loại: lãi suất cố định vầ lãi suất biến đổi. Do vậy, việc theo dõi, phân tích và quản lý rủi
ro biến động lãi suất cũng được thực hiện theo hai loại: Rủi ro thay đổi lãi suất cố định và
rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi.
Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi: sẽ xảy ra khi lãi suất các khoản mục trong tài sản có
và LS các khoản mục trong tài sản-nợ không thể thay đổi đồng thời về thời điểm và đồng
nhất về mức thay đổi của LS thị trường. Nói cách khác, khi LS thị trường thay đổi thì đều
có sự co giãn về lãi suất của các khoản mục bên tài sản có cũng như bên tài sản-nợ, nhưng
sự co giãn này không đồng thời trong một khoảng thời gian và không cùng cả mức độ co
giãn với LS thị trường. Điều đó một mặt có thể đem đến cho NH một cơ hội chênh lệch LS
đầu ra- đầu vào lớn hơn, nhưng mặt khác cũng có thể đem đến cho V rủi ro giảm thu do
chênh lệch LS đầu ra- đầu vào bị thu hẹp lại.
Rủi ro thay đổi lãi suất cố định: Khi giữa NH và KH đã thoả thuận một LS cố định
thì trong khoảng thời gian đã thoả thuận, LS này không thay đổi dù cho LS thị trường biền
đổi mạnh và biến động nhiều lần. Rủi ro do thay đổi LS cố định tác động đồng thời lên tất
cả các khoản mục TS nợ và TS có của NH. Có hai khả năng xảy ra:
- Khả năng thứ nhất là khối lượng của các khoản mục tài sản có với LS cố định lớn
hơn khối lượng các khoản mục tài sản-nợ với LS cố định. Khi lãi suất thị trường tăng lên

thì LS của phần nguồn vốn với lãi suất biến đổi (nhưng sử dụng với LS cố định) cũng sẽ
tăng theo .Chi phí nguồn vốn tăng nhưng lãi suất thu từ sử dụng vốn lại không tăng, dẫn
đến giảm kết quả kinh doanh của NH. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm thì NH lại có
thêm lợi nhuận do gia tăng chênh lệch lãi suất đầu ra- đầu vào.
- Khả năng thứ hai là khối lượng của các khoản mục tài sản-nợ với lãi suất cố định
lớn hơn các khoản mục tài sản có với lãi suất cố định. Trong trường hợp này, ngân hàng lại
có lợi khi lãi suất thị trường tăng và chịu rủi ro khi lãi suất thị trường giảm.
Như vậy, trong cả 2 trường hợp, khi có biến động LS thị trường sẽ có thay đổi chênh
lệch LS. Phần chênh lệch khối lượng của các khoản mục tài sản có và tài sản-nợ với LS cố
định có quy mơ càng lớn thì ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh càng nhiều.
Về mặt lý thuyết, sẽ thật lý tưởng nêu NH luôn cân bằng được khối lượng các khoản

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

23


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM

mục nguồn vốn với LS cố định (và đồng thời cũng cân bằng được các khoản mục có LS
biến đổi). Như thế, NH sẽ luôn đảm bảo ổn định chênh lệch LS đầu vào- đầu ra và không
bị RRLS. Nhưng trong thực tế, cũng tương tự như về kỳ hạn của tài sản có và tài sản-nợ,
thường rất khó có được sự tương xứng đồng nhất. Vì vậy, các NHTM cần nhận biết được
rủi ro này và có những biện pháp quản lý RRLS phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến kết
quả kinh doanh do bị giảm thu, thậm chí thua lỗ từ các nghiệp vụ NH phụ thuộc vào lãi
suất.
Mô hình nhận biết RRLS dựa trên bảng cân đối lãi suất, trong đó, các khoản mục của
tài sản có và tài sản-nợ được tập hợp tương ứng theo loại lãi suất cố định và lãi suất biến
đổi. Theo kinh nghiệm nhiều nước, có thể quy định các kỳ hạng mục có lãi suất cố định là

các khoản mục có lãi suất cố định có kỳ hạn 6 tháng trở lên. Như vây, xét về mặt lãi suất,
trên bảng cân đối có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Một là, giữa tài sản có và tài sản-nợ có sự cân bằng khối lượng các khoản mục có
lãi suất cố định cũng như biến đổi
- Hai là, tổng khối lượng các khoản mục có lãi suất cố định bên tài sản có nhiều hơn
khối lượng này bên tài sản-nợ
- Thứ ba là trường hợp ngược lại.
Mơ hình phân tích độ co giãn lãi suất :
Mơ hình bảng cân đối lãi suất là một công cụ khá đơn giảm dễ áp dụng trong quản lý
rủi ro. Tuy nhiên, đó chỉ là cơng cụ nhận biết rủi ro lãi suất ở mức khái qt. Thực ra, qua
mơ hình này mới chỉ biết được quy mô rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất sử dụng vốn
biến động, thay đổi với mức độ tương ứng như lãi suất nguồn vốn. Nhưng trên thực tế rất
nhiều trường hợp có sự co giãn khác nhau về lãi suất sử dụng vốn và nguồn vốn tại cùng
một thời điểm khi lãi suất thị trường biến động. Để nhận biết và phân tích được rủi ro lãi
suất biến đổi nêu trên có thể áp dụng mơ hình bảng cân đối đọ co giãn của lãi suất. Theo
mô hình này, tổng biến động về thu lãi suất sẽ được so sánh với tổng biến động về chi lãi
suất để xác định độ chênh lệch, tức là rủi ro hay cơ hội về sinh lời khi có biến động lãi suất
thị trường. Có ba trường hợp xảy ra:
- Lãi suất trung bình của sử dụng vốn và nguồn vốn có độ co giãn bằng nhau, tức là
chênh lệch lãi suất vẫn khơng thay đổi khi có biến động lãi suất.
- Lãi suất trung bình của sử dụng vốn có độ co giãn mạnh hơn của nguồn vốn khi lãi
suất thị trường biến động. Điều đó có nghĩa khi lãi suất thị trường tăng thì chênh lệch lãi

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

24


Đề án mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM


suất tăng và thu từ lãi suất cũng tăng theo tương ứng và ngược lại.
- Lãi suất trung bình của nguồn vốn có độ co giãn mạnh hơn sử dụng vốn khi lãi suất
thị trường biến động. Điều đó có nghĩa khi lãi suất thị trường tăng thì chênh lệch lãi suất
giảm, thu từ lãi suất cũng giảm theo tương ứng và ngược lại.
2. Một số biện pháp và công cụ điều tiết rủi ro lãi suất
Sau khi nhận biết và lượng hoá các rủi ro biến đổi lãi suất bằng kinh nghiệm hay
bằng các cơng thức, mơ hình khác nhau, ngân hàng phải có các biện pháp và sử dụng các
cơng cụ khác nhau để điều tiết giảm thiểu các rủi ro về mặt lãi suất trong hoạt động của
NH. Việc sử dụng các biện pháp và các công cụ điều tiết lãi suất ở qyu mô như thế nào phụ
thuộc rất nhiều vào chiến lược về quản lý rủi ro của NH cũng như khả năng phân tích, dự
báo, xu thế thay đổi của lãi suất thị trường. NH vẫn có thể chấp nhận rủi ro, khơng sử dụng
hay chỉ sử dụng các biện pháp điều tiết rủi ro lãi suất ở một qyu mô nhất định nếu như họ
tin rằng xu thế của lãi suất thị trường sẽ theo chiều hướng có lợi cho NH và nếu rủi ro xảy
ra thì đó là điều được lường trước và nămg hồn tồn trong sự kiểm sốt của ngân hàng,
NH chấp nhận được rủi ro này.
Thả nổi lãi suất
Một trong những biện pháp dễ áp dụng nhất đối với các TCTD để hạn chế RRLS là
việc sử dụng công cụ lãi suất thả nổi. Hiện nay, với cơ chế lãi suất thoả thuận khơng có
giới hạn lãi suất từ phía cơ quan quản lý nào, các NH lại càng chủ động hơn trong việc sử
dụng công cụ lãi suất thả nổi. Biện pháp này về nguyên tắc có thể áp dụng được cả cho bên
huy động vốn lẫn bên sử dụng vốn. Theo đó NH có thể thoả thuận với khách hàng về một
lãi suất linh hoạt, không cố định và được điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1
năm một lần. Tuy nhiên, công cụ lãi suất thả nổi này chỉ có thể áp dụng được với các
khoản mục trung và dài hạn và chủ yếu lại là bên sử dụng vốn khi cho vay tín dụng. Trong
hoạt động huy động vốn, công cụ lãi suất thả nổi ít được khách hàng chấp nhận sử dụng
hơn. Thậm chí với một số sản phẩm huy động vốn trung và dài hạn, công cụ lãi suất thả nổi
này chỉ được sử dụng một cách hạn chế, theo hướng có lợi cho khách hàng gửi tiền chứ
khơng hẳn có tác dụng hạn chế RRLS cho NH. Vì phải cạnh tranh huy động vốn rất gay
gắt, cần đa dạng hoá sản phẩm, có thêm các sản phẩm huy động hấp dẫn, huy động vốn

gần như bằng mọi cách mag một số NH đã chấp nhận lãi suất linh hoạt cho KH nhưng
thường chỉ điều chỉnh tăng lên khi mặt bằng LS tăng chứ không giảm khi mặt bằng LS
giảm. Với nghiệp vụ cho vay bằng LS thả nổi NH có thể điều tiết, cân đối kỳ hạn tốt các

Họ và tên: Trịnh Lan Hương
Mã SV: BH201716

25


×