Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.12 KB, 78 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

i

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................1
PHẦN 1........................................................................................... 3
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ............3
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ
ĐỨC MINH.....................................................................................3
PHẦN 2......................................................................................... 25
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY CP Y TẾ ĐỨC MINH....25
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Lưu Thị Thu

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt viết

Viết đầy đủ


GTGT
DN
TK
SXKD
QĐ-BTC
CBCNV
SXKD

:
:
:
:
:
:
:

Giá trị gia tăng
Doanh nghiệp
Tài khoản
Sản xuất kinh doanh
Quyết định bộ tài chính
Cán bộ công nhân viên
Sản xuất kinh doanh

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội


BHYT

:

Bảo hiểm y tế

KPCĐ

:

Kinh phí cơng đồn

Lưu Thị Thu

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................1
PHẦN 1........................................................................................... 3
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ............3
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ
ĐỨC MINH.....................................................................................3
PHẦN 2......................................................................................... 25
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY CP Y TẾ ĐỨC MINH....25
Bảng biểu 3.1: Bảng chấm công của Văn phịng Hành chính........................

Lưu Thị Thu

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

LỜI NÓI ĐẦU
Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách
rời lao động. Lao động là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người. Ngay từ khi xuất hiện để duy trì sự sống con người đã tiêu
hao một lượng của cải vật chất nhất định để thoả mãn những nhu cầu sinh
hoạt như ăn, ở, mặc. Muốn có lượng của cải vật chất này khơng cịn cách nào
khác là con người phải lao động. Qua lao động con người khám phá ra thế
giới xung quanh nắm bắt được quy luật tự nhiên.
Để quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên
liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái tạo sức lao động. Vì vậy, khi họ
tham gia hoạt động SXKD ở các doanh nghiệp thì địi hỏi các doanh nghiệp
phải trả họ một khoản thù lao bằng chính sức lao động mà họ bỏ ra đó chính
là tiền lương.
Với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ, các
doanh nghiệp sử dụng tiền lương, làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh
thần, tích cực lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, là nhân tố thúc đẩy
năng suất lao động, hiệu suất công việc và nâng cao đời sống cho người lao
động.
Đối với doanh nghiệp, quản lý tiền lương là nội dung quan trọng trong
công tác quản lý SXKD. Tiền lương phải trả cho người lao động là một phần

chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra. Do
vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng lao động sao cho phù hợp có hiệu quả để
tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Nó cịn là nhân tố giúp doanh nghiệp
đứng vững, hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất, công tác quản lý lao
động đi vào nề nếp thúc đẩy SXKD phát triển .
Gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng như
người lao động các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,BHTN,
KPCĐ. Các khoản này thể hiện sự hỗ trợ giữa các thành viên trong xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác hạch tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Y tế Đức
Minh được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Cơng ty, phịng Tài chính Kế toán
Lưu Thị Thu

1

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Phạm Xuân Kiên, em đã
nghiên cứu đề tài “Hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Cơng ty Cổ phần Y tế Đức Minh ”
Nội dung của chuyên đề gồm:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Cơng ty Cổ phần Y tế Đức Minh
Phần 2: Thực trạng công tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh.
Phần 3: Một số ý kiến nhằm hồn thiện cơng tác hạch tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương ở Cơng ty Cổ phần Y tế Đức Minh.
Trong khuôn khổ bài luận văn của mình em đã trình bày một cách cơ

đọng nhất những vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Cơng ty Cổ phần y tế Đức Minh. Để hoàn thành được bài luận văn của
mình, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Phạm Xuân Kiên đã chỉ
bảo em một cách tận tình để bài luận văn của em hồn thiện hơn. Đồng thời
em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong phịng Tài chính Kế tốn của
Cơng ty Cổ phần Y tế Đức Minh đã giúp em trong thời gian thực tập tại Cơng
ty. Do cịn những hạn chế về thời gian cũng như trình độ hiểu biết về lý luận
thực tiễn, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của Thầy Cơ để bài luận văn của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2013
Sinh viên

Lưu Thị Thu

Lưu Thị Thu

2

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ
ĐỨC MINH
1.1 Đặc điểm lao động tại Công ty CP Y tế Đức Minh.

*Khái niệm lao động:
Mác định nghĩa lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao
động. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên
quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu
của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là
sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
*Đặc điểm lao động
Trong quá trình lao động, sức lao động của con người bị hao mịn dần
cùng với q trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm
việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó, tiền lương là
một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở
bù lại sức lao động đã hao phí thơng qua sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng
của người lao động.
Đối với các nhà quản lý, tiền lương là một trong những công cụ để quản
lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng
lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc
theo kế hoạch, tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết
quả và hiệu quả cao nhất. Như vậy, người sử dụng lao động quản lý một cách
chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động mà mình đang sử dụng để trả
cơng một cách xứng đáng.
Lưu Thị Thu

3

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Do đặc thù của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng dược phẩm, thiết bị y tế… nên Công ty cần sử dụng một lực lượng
lao động khá lớn. Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh
trên “Sổ danh sách lao động” của doanh nghiệp do phịng tài chính - kế tốn,
bộ phận lao động - tiền lương lập dựa trên số lao động hiện có của doanh
nghiệp. Số lượng lao động trong Công ty là 112 người, trong đó lực lượng
cơng nhân kỹ thuật và lao động phổ thông là 65 lao động
Lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là lao động trẻ, nhiệt huyết với
công việc, nam giới chiếm phần đông, nữ giới chỉ có trong phịng kế tốn - tài
chính, bộ phận bán hàng và bộ phận hậu cần. Lao động trong Cơng ty có tính
ổn định, khơng có lao động mùa vụ.
Là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên Cơng ty khơng nhất
thiết địi hỏi tất nhân viên trong Cơng ty phải có trình độ cao học, đại học mà
chỉ bắt buộc đối với các đối tượng cụ thể như nghiên cứu, trưởng văn phòng
đại diện và những người làm trong phịng tài chính - kế tốn, phịng kinh
doanh ... Lực lượng lao động còn lại đảm nhiệm việc tham gia sản xuất, bán
hàng, giao hàng chủ yếu là trình độ trung cấp và lao động phổ thơng. Tại
Cơng ty, tỉ trọng của những người có trình độ trung cấp và cơng nhân chiếm
58% trên tồn bộ số cán bộ công nhân viên của Công ty. Cơ cấu lao động
trong Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP Y TẾ ĐỨC MINH.
Trình độ lao động Số lượng lao động Phần trăm (%)
Sau đại học
9
8%
Đại học
18
16%
Cao đẳng
20

17.8%
Trung cấp
32
28.5%
Sơ cấp
18
16%
Lao động phổ thơng
15
13.4%
Qua q trình đánh giá năng lực hoạch định nguồn nhân lực. Cơng ty có
đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong quản lý với trình độ chuyên môn
Lưu Thị Thu

4

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cao, đội ngũ Bác sỹ, dược sỹ giỏi, đội ngũ kỹ thuật với tay nghề cao được
đào tạo chính qui một cách bài bản, và đội ngũ cơng nhân thạo nghề……
Vì thế để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của
những năm tới Công ty cần nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng
cường công tác đào tạo cho cán bộ cơng nhân viên trong tồn cơng ty.
Các tiêu thức lao động
- Lao động gián tiếp: 37.3%
- Lao động trực tiếp: 62.7%
- Độ tuổi trung bình: 38 tuổi
- Giới tính nam: 58.8%

- Giới tính nữ:

41,2%

Lao động gián tiếp bao gồm lãnh đạo công ty cán bộ quản lý, nhân viên
phục vụ hành chính …Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận
lao động gián tiếp được hạch toán vào giá thành tồn bộ ở khoản mục chi phí
quản lý doanh nghiệp
Lao động trực tiếp: Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã
qua đào tạo chuyên mơn và có kinh nghiệm trong cơng việc thực tế có khả
năng đảm nhận các cơng việc phức tạp địi hỏi trình độ cao
Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn của công ty được phân loại
như sau:
+ Lao động có tay nghề trung bình: bao gồm những người đã qua đào tạo
qua lớp chun mơn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài được
trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế
+ Lao động phổ thông là lao động không phải qua đào tạo
Theo năng lực và trình độ chun mơn lao động gián tiếp được chia thành
+ Chuyên viên chính: là những người có trình độ đại học trở lên có khả
năng giải quyết các cơng việc mang tính chất tổng hợp, phức tạp
Lưu Thị Thu

5

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Cán sự: là những người lao động tốt nghiệp đại học có thời gian công
tác nhiều

+ Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chun mơn
thấp có thể đã qua đào tạo các trường chuyên môn
Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm
bắt thông tin về sản lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp
của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh
nghiệp từ đó thực hiện qui hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác
thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp
cho việc lập chi phí nhân cơng trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập quĩ
lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch này
1.2. Các hình thức trả lương tại Công ty CP Y tế Đức Minh
1.2.1. Chế độ tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà
người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn
ứng trước của doanh nghiệp và là một khoản chi phí trong giá thành sản
phẩm. Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, tiền lương
ln là một yếu tố chi phí quan trọng trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.
Bản chất của tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là
giá của yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu của giá
cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tiền lương chính là nhân
tố thúc đẩy tăng nắng suất lao động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần
hăng hái lao động.
Đối với người lao động, tiền lương là yếu tố rất quan trọng, giúp họ trang
trải cho những nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của cuộc sống, đáp ứng
Lưu Thị Thu

6

KT41



Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hiệu quả lao động của mình. Tiền lương là một trong những quan tâm đầu tiền
của người lao động khi vào làm tại doanh nghiệp bên cạnh những quan tâm về
bảo hiểm, phụ cấp, môi trường, điều kiện lao động. Để thu hút được người lao
động, doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tiền lương cùng các chế độ đãi ngộ
thích hợp.
Nhưng với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động thì tiền lương là
một bộ phận của chi phí sản xuất, tạo nên giá thành sản xuất của doanh
nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tính tốn kỹ lưỡng để đưa ra mức tiền
lương hợp lý, vừa có tác dụng kích thích người lao động, lại vừa đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sinh lợi cao nhất.
1.2.2. Đặc điểm của tiền lương
Tiền lương hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa người lao động và
người có nhu cầu về sử dụng lao động.
Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật giá trị: Tiền lương có thể cao
hơn, bằng hoặc thấp hơn giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra
trong suốt quá trình lao động.
Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật cung cầu: Nếu cầu về sức lao
động lớn thì người có nhu cầu sử dụng sức lao động sẽ sẵn sàng trả lương cao
hơn cho người lao động để giữ chân họ tiếp tục cung cấp sức lao động cho
mình chứ không phải cho người khác. Ngược lại, nếu cung về lao động hơn
cầu về lao động thì đương nhiên người có nhu cầu về sức lao động sẽ có nhiều
cơ hội lựa chọn sức lao động, họ sẵn sàng từ chối người lao động mà yêu cầu
đòi lương cao để tìm người lao động khác đang cần họ với số tiền lương thấp
hơn, chất lượng lao động có thể tốt hơn.
1.2.3. Phân loại tiền lương
Do tiền lương có nhiều loại khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác
Lưu Thị Thu


7

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nhau nên cần phải phân loại theo các tiêu thức phù hợp. Trên thực tế, có rất
nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả
lương ( lương sản phẩm, lương thời gian); phân loại đối tượng trả lương ( tiền
lương gián tiếp, tiền lương trực tiếp); phân loại theo chức năng tiền lương
(lương sản xuất, lương bán hàng, lương quản lý). Mỗi cách phân loại đều có
những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên để thuận tiện cho cơng tác
hạch tốn nói riêng và quản lý nói chung, về mặt hạch toán tiền lương được
chia làm 02 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ. Vì vậy, việc phân chia tiền
lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với cơng tác phân
tích kinh tế. Việc phân loại này khơng những giúp cho việc tính tốn, phân bổ
tiền lương được chính xác mà cịn cho biết cơ cấu tiền lương của công nhân
sản xuất để doanh nghiệp áp dụng phương pháp thích hợp.
1.2.4. Các Hình thức trả lương được áp dụng tại Cơng ty
Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác
nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất cơng việc và trình
độ quản lý của doanh nghiệp. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức
tiền lương sau:
+ Chế độ tiền lương cấp bậc
Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân. Tiền lương cấp bậc được
xây dựng dựa trên số lượng và chất lượng lao động có thể nói rằng, chế độ
tiền lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động, so sánh chất
lượng lao động trong các ngành nghề khác nhau và trong từng ngành nghề.
Đồng thời nó có thể so sánh điều kiện làm việc nặng nhọc có hại cho sức khoẻ

với điều kiện lao động bình thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất
tích cực nó điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý, nó
cũng giảm bớt được tính chất bình quân trong việc trả lương thực hiện triệt để
quan điểm phân theo lao động
Lưu Thị Thu

8

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Doanh nghiệp phải dựa vào chế độ tiền lương do nhà nước ban hành để
vận dụng vào thực tế tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình
Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau: Thang lương, mức lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Mỗi ngành có một bảng lương riêng
Mức tiền lương: Là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian ( giờ, ngày, hay tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương.
Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được qui định cho bậc
1 hay mức lương tối thiểu các bậc còn lại thì được tính dựa vào suất lương
bậc 1 và hệ số lương tương ứng với bậc đó theo cơng thức sau
Si = S1 x Ki
Trong đó: Suất lương bậc i
Si là suất lương bậc 1 hay mức lương tối thiểu
Ki là hệ số lương bậc i
Mức lương bậc 1 là mức lương ở bậc thấp nhất trong nghề. Mức lương
này ở từng nghề khác nhau cũng khác nhau phụ thuộc vào mức độ phức tạp
về kỹ thuật và điều kiện lao động và phụ thuộc vào hình thức trả lương. Trong
nền kinh tế mức lương bậc 1 của một nghề nào đó ln ln lớn hơn hoặc

bằng mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là mức lương trả cho người lao động làm những
công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao
động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng
Đó là những cơng việc thơng thường mà một người lao động có sức khoẻ
bình thường hoặc đào tạo về trình độ chun mơn cũng có thể làm được. Tiền
lương tối thiểu được nhà nước qui định qua từng thời kỳ trên cơ sở về trình độ
phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước và yêu cầu của tái sản xuất sức lao
động xã hội.
Lưu Thị Thu

9

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản qui định về mức độ phức tạp của
cơng việc và u cầu về trình độ lành nghề của cơng nhân ở một bậc nào đó
phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được
những công việc nhất định trong thực hành. Cấp bậc kỹ thuật phản ánh yêu
cầu trình độ lành nghề của công nhân. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là căn cứ
để xác định trình độ tay nghề của người công nhân
Chế độ tiền lương cấp bậc chỉ áp dụng đối với những người lao động tạo ra
sản phẩm trực tiếp. Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩm như cán
bộ quản lý, nhân viên văn phịng thì áp dụng chế độ tiền lương theo chức vụ
+ Chế độ tiền lương chức vụ
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những qui định của nhà nước mà
các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, và các doanh
nghiệp áp dụng để trả lương cho lao động quản lý

Mức lương theo chế độ lương chức vụ được xác định bằng cách lấy mức
lương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao động
của bậc đó so với bậc 1. Trong đó mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu
nhân với hệ số mức lương bậc 1 so với mức lương tối thiểu. Hệ số này, là tích
số của hệ số phức tạp với hệ số điều kiện
Theo nguyên tắc phân phối theo việc tính tiền lương trong doanh nghiệp
phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Bản thân nhà nước chỉ khống chế
mức lương tối thiểu chứ không khống chế mức lương tối đa mà nhà nước điều
tiết bằng thuế thu nhập
Hiện nay hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng trong các doanh
nghiệp là tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Tuỳ theo đặc thù riêng của từng loại doanh nghiệp mà áp dụng hình thức tiền
lương cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng nên
hầu hết các doanh nghiệp đều kết hợp cả hai hình thức trên.
Lưu Thị Thu

10

KT41


Chun đề thực tập chun ngành
• Các hình thức trả lương
- Các hình thức trả lương được áp dụng tại công ty Cổ phần y tế Đức
Minh
Công ty áp dụng một hình thức trả lương duy nhất cho tồn bộ cơng
nhân , cán bộ trong cơng ty đó là hình thức trả lương theo thời gian
Ngồi tiền lương ra cơng ty cịn có các khoản phụ cấp khác đó là: Trách
nhiệm, ăn trưa,…..
Hình thức trả lương theo thời gian tại công ty được dựa trên bảng lương,

thang lương theo qui định về chế độ tiền lương của Bộ lao động thương binh
và xã hội để tính ra mức lương cơ bản của mỗi cán bộ công nhân viên trong
công ty. Mức lương cơ bản đó cịn là căn cứ cho việc tính các khoản trích
BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ
Theo nghị định 97/2009/NĐ- CP qui định mức lương tối thiểu vùng áp
dụng đối với doanh nghiệp được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010
Công ty Cổ phần y tế Đức Minh là doanh nghiệp đã áp dụng mức lương
tối thiểu 730.000
Mức lương tối thiểu này được dùng làm căn cứ tính lương cơ bản của hệ
thống thang lương, bảng lương phụ cấp và các khoản Bảo hiểm cho cán bộ,
công nhân viên trong công ty
Lương cơ bản = Lương tối thiểu x hệ số lương
•Hình thức trả lương theo thời gian
Hàng tháng nhân viên kế toán tập hợp theo dõi thời gian lao động của
từng cán bộ, công nhân viên trên bảng chấm công, căn cứ vào bảng chấm
công này của từng bộ phận kế tốn tính ra tiền lương cho cán bộ, công nhân
viên được nhận trong tháng và lập bảng thanh tốn tiền lương cho từng phịng
Hiện nay theo qui định của nhà nước thì hệ số lương của các bậc đại học,
cao đẳng, trung cấp được áp dụng như sau:
Lưu Thị Thu

11

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Đối với bậc đại học: 2.34
+ Đối với hệ cao đẳng: 2.10
+ Đối với hệ trung cấp: 1.86

+ Đối với công nhân lái xe con: 2.18
* Hình thức trả lương theo thời gian.
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, vào lương cấp
bậc yêu cầu để tính lương cho CBCNV. Hình thức này áp dụng chủ yếu đối
với CBCNV làm việc ở bộ phận gián tiếp. Trong đó có hai loại:
-

Trả lương theo thời gian giản đơn:

Đây là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào lương cấp bậc và thời
gian làm việc thực tế, không xét đến thái độ lao động và kết quả công việc.
Chế độ trả lương này áp dụng cho người lao động mà khơng thể định
mức và tính tốn chặt chẽ hoặc cơng việc của mỗi người lao động chỉ địi hỏi
đảm bảo chất lượng sản phẩm mà khơng địi hỏi tăng năng suất lao động.
Đơn vị để tính tiền lương theo thời gian giản đơn là lương tháng, lương
ngày hoặc lương giờ:
* Lương tháng:
Được áp dụng để trả lương cho công nhân viên làm công tác quản lý
kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc ngành hoạt động khơng có
tính chất sản xuất.
Mức lương
tháng

Mức lương tối thiểu x Hệ số lương
=

x
Số ngày trong tháng

Số ngày

làm việc
thực tế

* Lương ngày:
Được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương
thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học
tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.
Lưu Thị Thu

12

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mức
Lương =
ngày
* Lương giờ:

Mức lương tháng theo cấp bậc

Hệ số các loại
x

phụ cấp (nếu

Số ngày làm việc (26 ngày)

có)


Được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian
làm việc không hưởng lương theo sản phẩm.
Mức
lương giờ

=

Mức lương ngày
Số giờ làm việc trong ngày(8giờ)

* Trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất là sự kết hợp giữa tiền lương trả theo thời gian giản đơn với
các chế độ tiền thưởng khi công nhân vượt mức chỉ tiêu số lượng và chất
lượng quy định. Hình thức này thường được áp dụng cho công nhân phụ, làm
việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị hoặc cơng nhân
chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ khí hố, cơng việc tuyệt đối phải
đảm bảo chất lượng.
Mức
lương

=

Lương theo thời
gian giản đơn

+

Tiền
thưởng


Hình thức này có những ưu điểm hơn hình thức trả lương theo thời gian
giản đơn. Nó quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động bởi vì
việc trả lương khơng chỉ xét tới thời gian lao động và trình độ tay nghề mà
cịn xét tới thái độ lao động, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo trong lao
động thơng qua hình thức trả lương. Do hình thức trả lương theo thời gian cịn
nhiều hạn chế khơng khuyến khích người lao động hăng hái làm việc cũng
như khơng phát huy được tính chủ động, sáng tạo đối với sản phẩm nên ít
được sử dụng.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm
Lưu Thị Thu

13

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất
lượng sản phẩm, cơng việc đã hồn thành đảm bảo u cầu chất lượng và đơn
giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm cơng việc nào đó.
Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về
hạch toán kết quả lao động, chẳng hạn như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc
cơng việc hồn thành và đơn giá tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng đối với
từng loại sản phẩm, công việc … Đây là hình thức trả lương phù hợp với
nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn liền với số lượng lao
động, chất lượng lao động. Vì vậy đã khuyến khích người lao động hăng say
lao động, góp phần làm tăng sản phẩm, tăng năng suất lao động cho xã hội.
Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụng những hình
thức trả lương khác nhau. Các hình thức này gồm:

- Tiền lương sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương căn cứ vào số
lượng và chất lượng sản phẩm mà người cơng nhân đó hồn thành trong thời
gian làm việc và được xác định bằng số lượng sản phẩm đã sản xuất ra với
đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm được trả.
Cơng thức:
Trong đó:

Lt
= Q x Đg
Lt:Tiền lương trả theo sản phẩm cá nhân trực tiếp

Q: Số lượng sản phẩm hợp quy cách
Đg: Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
Hình thức này đơn giản dễ hiểu đối với mọi cơng nhân. Nó được áp dụng
rộng rãi trong các xí nghiệp cơng nghiệp đối với cơng nhân trực tiếp sản xuất
mà cơng việc có thể định mức và hạch toán kết quả riêng cho từng ngành. Tuy
nhiên hình thức này cũng khơng khuyến khích người cơng nhân quan tâm đến
thành tích chung của tập thể.
- Tiền lương sản phẩm gián tiếp: áp dụng để trả lương cho công nhân
phục vụ sản xuất như công nhân điều chỉnh máy, vận chuyển vật liệu… Căn
Lưu Thị Thu

14

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cứ vào năng suất lao động của cơng nhân trực tiếp sản xuất để tính lương cho
cơng nhân phục vụ. Nhờ đó, bộ phận cơng nhân phục vụ sẽ phục vụ tốt hơn

và quan tâm hơn đến kết quả phục vụ, kết quả sản xuất.
Công thức:
Trong đó:

Lp = Sc x Đsp
Lp: Tiền lương cơng nhân phục vụ

Sc: sản lượng sản phẩm của cơng nhân chính
Đsp: đơn giá lương sản phẩm trực tiếp
- Tiền lương sản phẩm luỹ tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm
trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. Mức
độ hoàn thành định mức càng cao thì suất lương luỹ tiến càng lớn. Nhờ vậy,
trả lương theo sản phẩm luỹ tiến sẽ kích thích được người lao động tăng
nhanh năng suất lao động.
- Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp chế độ tiền
lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng ở các doanh nghiệp, việc áp dụng
hình thức này nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi
phí, tăng năng suất lao động ….
- Tiền lương theo sản phẩm tập thể: Tiền lương căn cứ vào số lượng sản
phẩm của cả tổ và đơn giá chung để tính lương cho cả tổ. Sau đó phân phối lại
cho từng người trong tổ. Phương pháp này cũng giống như đối với cá nhân
trong chế độ tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp.
* Hình thức trả lương khốn
Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng
cơng việc mà họ hồn thành.
Chế độ trả lương khốn áp dụng cho những cơng việc, nếu giao chi tiết bộ
phận sẽ khơng có lợi bằng giao tồn bộ khối lượng cho cơng nhân hồn thành
trong một thời gian nhất định. Chế độ trả lương này áp dụng trong xây dựng cơ
bản và một số công việc trong nông nghiệp áp dụng cho cá nhân và tập thể.
Lưu Thị Thu


15

KT41


Chun đề thực tập chun ngành
Ưu điểm: khuyến khích cơng nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn,
bảo đảm chất lượng cơng việc thơng qua hợp đồng làm khốn tập thể.
Nhược điểm: khi tính tốn đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây
dựng đơn giá lương chính xác cho cơng nhân khốn.
Tóm lại: việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào thang
lương, bậc lương, các định mức tiêu chuẩn mà còn phải lựa chọn hình thức
tiền lương thích hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, từng doanh nghiệp.
Có như vậy mới phát huy được tác dụng của tiền lương vừa phản ánh lao
động hao phí trong q trình sản xuất vừa làm địn bẩy kích thích người lao
động nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3. Chế độ chích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại
Cơng ty CP Y tế Đức Minh.
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp
quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động mất sức, hưu trí.
Theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP
ngày 09/01/2003 thì quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22%
trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người
lao động thực tế trong kỳ hạch tốn. Trong đó người sử dụng lao động đóng
16% trên tổng quỹ lương cấp bậc và được hạch tốn vào chi phí kinh doanh,
cịn 6% trên quỹ lương cấp bậc do người lao động đóng góp và được trừ trực
tiếp vào thu nhập của người lao động đó.

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước,
hạch tốn độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được thực hiện các
biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Lưu Thị Thu

16

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ, khơng vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành quỹ BHYT được hình
thành từ hai (02) nguồn: Một là do doanh nghiệp tự gánh chịu, phần còn lại
người lao động phải nộp dưới hình thức khấu trừ vào lương và được trích
4,5% trên tổng mức lương cơ bản. Trong đó, người sử dụng lao động chịu 3%
và tính vào chi phí kinh doanh còn lại người lao động trực tiếp nộp 1,5% trừ
vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách thông qua việc mua
BHYT để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho CNV như: khám chữa bệnh,
viện phí trong thời gian ốm đau sinh đẻ. Vì vậy, khi tính mức trích BHYT các
doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. Quỹ này tài trợ cho việc
phịng, chữa và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
1.3.3. Kinh phí cơng đồn (KPCĐ)
Là quỹ tài trợ cho hoạt động cơng đồn ở các cấp phục vụ chi tiêu cho
các hoạt động tổ chức của người lao động. Quỹ này được tính theo tỷ lệ 2%
trên tổng tiền lương được tính vào chi phí doanh nghiệp.Trong đó nộp 1% cho

cấp trên cịn 1% để chi tiêu tại cơng đồn co sở.Thực chất của hoạt động cơng
đồn tại đơn vị nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân và tổ chức các phong
trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất.
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt
hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện
tham gia vào thị trường lao động.
Theo thơng tư 32/2010/TT-BLDTBXH thì mức đóng bảo hiểm thất
nghiệp thì người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
Lưu Thị Thu

17

KT41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và
trích 1% tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng lao
động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Công ty phải nộp bảo hiểm thất nghiệp trích được trong kỳ vào quỹ tập trung
do quỹ bảo hiểm thất nghiệp quản lý (qua tài khoản của Công ty ở kho bạc).
Quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là quỹ rất có lợi cho người lao động
khơng những chỉ hiện tại mà còn trong tương lai sau này bởi khi nghỉ hưu
người lao động vẫn được trợ cấp hàng tháng và được khám chữa bệnh theo
chế độ bảo hiểm quy định.
Theo luật BHXH, BHTN bắt buộc áp dụng đối với đối tượng lao động và
người sử dụng lao động như sau
+ Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam
làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng

này không xác định thời gian hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36
tháng với người sử dụng lao động
+ Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã hộ kinh
doanh cá thể…. Và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao
động có sử dụng từ 10 lao động trở lên
Theo điều 81 luật BHXH, điều kiện hưởng BHTN người thất nghiệp
được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi
thất nghiệp
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp
Theo điều 82 luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp như sau
- Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
Lưu Thị Thu

18

KT41


Chun đề thực tập chun ngành
lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được qui định như sau
+ Ba tháng nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN
+ Sáu tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN
+ Chín tháng nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 140 tháng đóng BHTN
+ Mười hai tháng nếu có từ đủ 140 tháng đóng BHTN trở lên
Theo điều 102 luật BHXH nguồn hình thành quĩ như sau
- Người lao động đóng 1% tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN

- Người sử dụng lao động đóng 1% quĩ tiền lương, tiền cơng tháng đóng
BHTN của những ngừơi lao động tham gia BHTN
- Hàng tháng nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quĩ tiền lương, tiền
cơng tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi
năm chuyển một lần
Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2% trong đó người lao
động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% vào chi phí
Các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần y tế Đức Minh hàng
tháng căn cứ vào tổng số lương phải trả công nhân viên cơng ty tiến hành
trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN là 28.5%
Trong đó
- 20% Tính vào chi phí
+ 16% BHXH
+ 3% BHYT
+ 1% BHTN
- 8.5% trừ vào lương
+ 6% BHXH
+ 1.5% BHYT
+ 1% BHTN
Lưu Thị Thu

19

KT41


Chun đề thực tập chun ngành
Với kinh phí cơng đồn trích 2% trên tổng quĩ lương với tất cả cơng
nhân viên trong cơng ty. Trong đó nộp cho cấp trên 1% để lại doanh nghiệp
hoạt động là 1%

Trong trường hợp cán bộ công nhân viên ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động…đã tham gia đóng BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH. Trợ cấp
BHXH phải được tính trả theo cơng thức sau
Số BHXH phải trả = số ngày nghỉ tính BHXH x Lương cấp bậc bình
quân ngày x tỷ lệ % trích BHXH
Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ ốm là
75% tiền lương tham gia góp BHXH. Trường hợp nghỉ thai sản, tai nạn lao
động tính theo tỷ lệ 100% tiền lương tham gia góp BHXH việc thanh tốn các
khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cũng được công ty áp dụng theo
chế độ tài chính qui định
Tóm lại, quỹ tiền lương và BHXH, BHYT BHTN, KPCĐ hợp thành chi
phí nhân cơng trong tổng chi phí SXKD. Quản lý việc hạch tốn, trích lập và
chi tiêu sử dụng các quỹ này có ý nghĩa khơng những đối với việc tính tốn
chi phí kinh doanh mà còn đối với cả việc đảm bảo quyền lợi cho người lao
động tại doanh nghiệp.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty CP Y tế Đức Minh.
1.4.1. Những vấn đề cơ bản về lao động và tiền lương.
Bất kì nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại đều có đặc trưng
chung là sự tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm
thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Vì vậy, q trình sản xuất diễn ra đòi
hỏi phải liên tục tiêu dùng các yếu tố lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động. Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con
người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao
động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình.
Lưu Thị Thu

20

KT41



Chun đề thực tập chun ngành
Chính vì vậy quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác
quản lý toàn diện các đơn vị SXKD. Sử dụng lao động hợp lý là tiết kiệm về
lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm tăng doanh lợi cho doanh
nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động. Nhằm thực hiện mục tiêu
toàn diện trên, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến 2 vấn đề là sử dụng lao
động và bồi dưỡng lao động. Trước hết là cần phải đảm bảo tái sản xuất sức
lao động mà con người bỏ ra cần phải được bồi hồn dưới dạng thù lao lao
động đó là tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hố. Ngồi ra tiền lương thực chất là một phần thu nhập quốc
dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch
cho cơng nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của
mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân
viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối lao động nhằm tái sản xuất sức lao
động bù đắp hao phí lao động của con người lao động đã bỏ ra trong quá trình
SXKD của doanh nghiệp.
1.4.2. Tính chất của tiền lương.
Trong các doanh nghiệp CNV gồm nhiều loại, thực hiện những nhiệm vụ
và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
doanh nghiệp cần phải tổ chức lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo số
lượng lao động, cơ cấu ngành nghề, cấp bậc kỹ thuật và phân bổ lao động
trong từng lĩnh vực hoạt động một cách phù hợp, cân đối với nhiệm vụ SXKD
của doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế hiện nay, việc quản lý hợp lý nguồn lao động có ý
nghĩa vơ cùng to lớn. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa người lao động
với tư liệu lao động, góp phần tăng năng xuất lao động mang lại hiệu quả kinh
tế rất lớn cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó Cơng ty đã cố gắng ngày
Lưu Thị Thu


21

KT41


Chun đề thực tập chun ngành
một hồn thiện cơng tác quản lý lao động sao cho hợp lý hơn, phù hợp với
tình hình thực
1.4.3. Quản lý lao động tiền lương
*Quản lý lao động.
Quản lý nguồn nhân lực trong Công ty là một vấn đề mà các nhà lãnh
đạo quan tân hàng đầu đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Cơng ty
CP Y tế Đức Minh nói riêng. Chính vì vậy việc tuyển mộ, lựa chọn nhằm duy
chì và tạo mọi điều kiện phát triển nguồn nhân lực trong Cơng ty. Cơng ty đã
có những chính sách đãi ngộ với người lao động với mục đích gắn bó cán bộ
công nhân viên trong Công ty, tạo ra mối quan hệ tương tác giữa doanh
nghiệp với người lao động sao cho người lao động nhận thức được sự tồn tại
của doanh nghiệp chính là một phần trong đời sồng của mình.
Vậy đối với nhà quản lý một trong những công việc được quan tâm hàng
đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương, thường xuyên lắng
nghe và phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có
thể xảy ra trong phân phối tiền lương, tiền thưởng cho người lao động để từ
đó có sự điều chỉnh thoả đáng và hợp lý
Một cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi nó đảm bảo được về số lượng
ngành nghề và chất lượng lao động thật phù hợp. Ngoài ra phải phân định rõ
ràng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận chức năng của công ty
Để quản lý tốt người lao động thì Ban giám đốc phải biết kết hợp khéo
léo giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần ví như bày tỏ sự quan tâm, thăm
hỏi động viên…….để tạo được ấn tượng trong tâm trí người lao động ngồi ra

cịn phải đảm bảo các yếu tố vật chất phục vụ cho nơi làm việc của người lao
động như trang bị máy móc thiết bị, dụng cụ…..
Phải tăng cường định mức lao động bởi vì định mức lao động là xác định
lượng hao phí lao động tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm theo tiêu
Lưu Thị Thu

22

KT41


×