Chuyên đề tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Th.S Phan Thế Công – Bộ môn Kinh
tếvi mô đã hướng dẫn và chỉ bảo tân tình trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn tốt
nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã giảng dạy,
giúp em tích luỹ được nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Công ty Cổ phần
Hanel Mirolin, cùng các cô chú phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán – tài chính
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và cung cấp những số liệu cần thiết
phục vụ cho luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 21 tháng 4 năm 2011
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục Lục
Lời cảm ơn......................................................................................................................................................1
Mục Lục..........................................................................................................................................................2
.......................................................................................................................................................................2
Chương I. Tổng quan nghiên cứu đề tài........................................................................................................5
Danh mục bảng biểu
Lời cảm ơn......................................................................................................................................................1
Mục Lục..........................................................................................................................................................2
.......................................................................................................................................................................2
Chương I. Tổng quan nghiên cứu đề tài........................................................................................................5
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Lời cảm ơn......................................................................................................................................................1
Mục Lục..........................................................................................................................................................2
.......................................................................................................................................................................2
Chương I. Tổng quan nghiên cứu đề tài........................................................................................................5
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục từ viết tắt
DN: Doanh nghiệp
KD: kinh doanh
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tuy rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua đi nhưng hậu quả của nó để lại vẫn
còn, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các DN. Nó kéo theo xu hướngtiêu dùng ít hơn,
các quốc gia cũng tiến hành thu hẹp các khoản chi tiêu cho việc tiêu dùng. Đây là một
trong những nguyên nhân lớn làm thu hẹp cầu của DN.
Lạm phát đang có xu hướng ra tăng, giá hàng hóa trở lên đắt đỏ điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng.Người tiêu dùng trở lên dè dặt khi ra quyết
định mua hàng, điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới cầu của DN.
Khi là thành viên của WTO nhiều khó khăn, thách thức cũng đặt ra đối với các
DN trong nước.Sự cạnh tranh khốc liệt của các DN trong nước với các DN nước ngoài là
một trong những khó khăn lớn.Đối với sản phẩm bồn tắm, vấn đề cạnh tranh cũng ảnh
hưởng rất lớn, đặc biệt là cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại của các công ty có
danh tiếng và những sản phẩm có chất lượng.
Trước những điều kiện thực tế và xuất phát từ điều kiện trong DN, vấn đề nghiên
cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường, phân tích, dự báo và đưa ra các đánh giá, các giải pháp
kích cầu cho DN là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh
của DN. Chính vì vậy tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “ Kích cầu cho các sản phẩm
bồn tắm Mirolin trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần Hanel Mirolin. Thực trạng
và giải pháp”.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài
Đề tài cần tập trung vào làm rõ các vấn đề:
- Vai trò của kích cầu tiêu thụ sản phẩm bồn tắm Mirolin đối với hoạt động kinh
doanh của công ty như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin? Nó tác động như thế
nào?
- Thực tế hoạt động kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị trường Hà
Nội của công ty trong thời gian qua ra sao?
- Trong thời gian tới, công ty có những giải pháp gì để kích cầu tiêu thụ sản phẩm
này?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.3.1 Mục tiêu lý luận
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề nghiên cứu những lý luận liên quan đến cầu, chỉ ra các yếu tố tác động
đến cầu, qua đó dung làm cơ sở để đưa ra những biện pháp kích cầu một cách tổng thể.
Nhưng lý luận này được nêu ra ở chương 1 của chuyên đề.
1.3.2 Mục tiêu thực tiễn
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát chuyên đề sẽ nêu rõ được các vấn đề đặt ra
đối với cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin, xác định được nhóm khách hàng hiện tại và
khách hàng tiềm năng của công ty, chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại trong
công ty. Qua đó chuyên đề đưa ra các biện pháp kích cầu đối với mặt hàng này trên thị
trường Hà Nội trong thời gian tới.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là cầu và những biện pháp kích cầu đối
với sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị trường Hà Nội.Khách hàng của sản phẩm bồn tắm
Mirolin là các gia đình, người dân sống trên địa bàn Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đề tài nghiên cứu về cầu và đưa ra các biện pháp kích cầu đối với sản phẩm bồn
tắm Mirolin của công ty cổ phần Hanel Mirolin.
- Đề tài nghiên cứu về cầu của sản phẩm bồn tắm Mirolin trên địa bàn Hà Nội.
- Đề tài nghiên cứu về cầu, các biện pháp kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm
Mirolin của công ty Hanel Mirolin từ năm 2007 đến 2010. Qua đó, dự báo, phân tích cầu
và đưa ra các biện pháp kích cầu trong thời gian tới.
1.5 Nguồn số liệu nghiên cứu
Số liệu được thu thập trong quá trình điều tra, phỏng vấn đối với các khách hàng
và các đại lý bán sản phẩm bồn tắm trên địa bàn Hà Nội.
Số liệu dùng cho đề tài được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng kế toán của
công ty Hanel Mirolin.Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ các tạp trí, sách, báo, mạng
internet…
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là những luận điểm chung, có tính chất
khuynh hướng, chỉ đạo cho quá trình nghiên cứu. Quan điểm phương pháp luận có ý
nghĩa to lớn cho quá trình nghiên cứu, sự thành công hay thất bại, chất lượng thấp hay
cao của một công trình nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào cách tiếp cận đối tượng. Việc sử
dụng các phương pháp nghiên cứu phải tạo ra được sự logic, nhất quán, tính hệ thống cho
nội dung nghiên cứu.
1.6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp sử dụng hệ thống bảng biểu, đồ thị.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như mục lục, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết
tắt…thì kết cấu đề tài gồm có 3 phần, được chia làm 3 chương.
Chương I. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II. Thực trạng kích cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị trường Hà Nội
của công ty cổ phần Hanel Mirolin
Chương III. Một số giải pháp kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị
trường Hà Nội của công ty cổ phần Hanel Mirolin
1.8 Cơ sở lý luận về cầu và kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin
1.8.1 Cầu và các khái niệm liên quan
Nhu cầu
Theo Ngô Đình Giao (2007) cho rằng: “Nhu cầu là những mong muốn của người
tiêu dùng nhưng có thể thanh toán hoặc không”.
VD: Một hộ gia đình muốn có một chiếc xe hơi nhưng không có đủ tiền để mua
nên nhu cầu đó không thể thanh toán và cầu trong trường hợp này bằng không.
Cầu
Theo Ngô Đình Giao(2007) chỉ ra rằng: “Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ
mà người mua có khả năng và sẽ sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định, giả định rằng các nhân tố khác không đổi” .
VD: Một sinh viên có nhu cầu mua xe máy khi ra trường, giá xe dao động từ 17
đến 35 triệu và sinh viên này sẵn sàng trả mức giá này để có được chiếc xe. Như vậy
hành vi của sinh viên trên đã hình thành cầu về mặt hàng xe máy.
Lượng cầu
Theo Ngô Đình Giao (2007) cho rằng: “Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch
vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá đã cho trong một khoảng
thời gian nhất định”.
VD: Một sinh viên có nhu cầu mua xe máy khi ra trường, giá xe là 17 triệu và sinh
viên này sẵn sàng trả mức giá này để có được chiếc xe. Như vậy lượng cầu về mặt hàng
xe máy là 1 chiếc.
Luật cầu
Theo Nguyễn Văn Dần (2007) chỉ ra rằng: “ Luật cầu là số lượng hàng hóa hoặc
dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó giảm xuống
và ngược lại. Nói cách khác, giá cả và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch”.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Đồ thị 1: Đồ thị thể hiện luật cầu
Đường cầu
Theo Nguyễn Văn Dần (2007) cho rằng: “Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ
giữa lượng cầu và giá cả của một hàng hóa”.
Đồ thị 2: Đường cầu
Hàm cầu
Hàm cầu là hàm biểu thị mối quan hệ giữa sản lượng cầu và các yếu tố
khác.Trong đó sản lượng cầu là biến phụ thuộc còn các yếu tố tác động đến cầu là biến
giải thích.
Các biến giải thích như:
P là giá của bản thân hàng hóa là giá của hàng hóa liên quan
I là thu nhập của người dân T thị hiếu của người dân
N là quy mô thị trường
Khi đó hàm cầu có dạng: Q=f(P,Pr,I,T,N)
Hàm cầu đơn giản khi sản lượng cầu chỉ phụ thuộc vào giá của hàng hóa đó, các
yếu tố khác không đổi.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Khi đó hàm cầu có dạng: Q=f(P) hay Q=a + b P
Trong đó a, b là các hằng số (a>0 ; b<0)
1.8.2 Các yếu tố tác động đến cầu
1.8.2.1 Giá của bản thân hàng hóa
Cầu tuân theo đúng quy luật của nó, khi giá hàng hóa tăng (giảm) thì lượng cầu
hàng hóa giảm (tăng) ngoại trừ hàng hóa Giffen khi giá tăng thì lượng tăng và ngược lại.
Giả sử chỉ có giá bản thân hàng hóa tác động tới cầu, các yếu tố khác không đổi.
Với mức giá khởi điểm là lượng cầu là tương ứng với điểm lựa chọn là
điểm A trên đồ thị. Khi giá tăng từ lên làm cho lượng cầu giảm từ xuống khi
đó điểm lựa chọn là điểm B. Như vậy đã có sự di chuyển trên đường cầu từ điểm A đến
điểm B khi giá thay đổi từ lên .
Đồ thị 3: Mối quan hệ của giá và sản lượng cầu
1.8.2.2 Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mua hàng của người tiêu dùng.Tùy
vào từng loại hàng hóa mà tác động của thu nhập đối với cầu hàng hóa đó tăng hay giảm.
- Đối với hàng hóa thông thường
Đối với hàng hóa thông thường khi thu nhập tăng (giảm) sẽ làm cho đường cầu
dịch chuyển sang phải (trái) với giả định các yếu tố khác không đổi.
Ban đầu với thu nhập là khi đó đường lợi ích là tương ứng với điểm lựa
chọn tối ưu thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng là A. Khi thu nhập tăng từ lên lúc đó
đường lợi ích là và điểm lựa chọn để thỏa mãm nhu cầu người tiêu dùng lúc này là B.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Tương ứng với hai điểm A, B ta xác định được hai điểm M, N. Qua đồ thị ta thấy
với mức giá không đổi, khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa A sẽ tăng, đường cầu dịch
chuyển từ đường sang . Sự thay đổi củathu nhập sẽ làm đường cầu dịch chuyển.
Đồ thị 4: Tác động của thu nhập đối với cầu hàng hóa thông thường
- Đối với hàng hóa thứ cấp
Trái với hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa thứ cấp lại
giảm, khi đó đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Ví dụ, trước khi thu nhập tăng thì cầu
về khoai, ngô là nhiều nhưng khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng sẽ mua các sản phẩm
có chất lượng cao hơn như thịt, cá… Lúc đó cầu về khoai, ngô sẽ giảm.
1.8.2.3Giá của hàng hóa liên quan
Các hàng hóa có liên quan được chia ra làm hai loại: Hàng hóa bổ sung và hàng
hóa thay thế.
Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Khi giá
của hàng hóa tăng lên thì cầu của hàng hóa bổ sung sẽ giảm xuống và ngược lại.
Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có thể sử dụng thay cho các hàng hóa khác.
Khi giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu của hàng hóa thay thế sẽ tăng lên và ngược lại.
1.8.2.4 Số lượng người tiêu dùng (quy mô thị trường)
Số lượng người tiêu dùng càng đông thì cầu về hàng hóa hay dịch vụ càng cao.
Khi số lượng người tiêu dùng tăng lên thì đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải và ngược
lại.
1.8.2.5 Thị hiếu
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Người tiêu dùng thường hướng tới tiêu dùng những hàng hóa mà họ thích.Với khả
năng có hạn, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho những hàng hóa mà họ thích nhất hoặc thích
hơn.
Nếu thị hiếu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì đường
cầu sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.
1.8.2.6Các kỳ vọng
Cầu về hàng hóa hay dịch vụ sẽ thay đổi theo sự mong đợi của người tiêu dùng.
Nếu người tiêu dùng dự đoán giá hàng hóa nào đó trong tương lai sẽ giảm xuống thì cầu
về mặt hàng đó ở hiện tại sẽ giảm và ngược lại.
1.8.3 Ước lượng và dự báo cầu
1.8.3.1 Ước lượng cầu
a. Khái niệm
Ước lượng cầu là việc tiến hành đo lường cầu dựa trên các yếu tố tác động đến
cầu trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Các phương pháp ước lượng
Có rất nhiều phương pháp ước lượng cầu như phương pháp điều tra nghiên cứu
hành vi của người tiêu dùng, phương pháp thí nghiệm trên thị trường, phương pháp phân
tích hồi quy… Trong đó phương pháp phân tích hồi quy là một phương pháp cơ bản để
ước lượng hàm cầu.Khi ước lượng hàm hồi quy thì phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS) được dùng phổ biến nhất.
Doanh nghiệp tiến hành xây dựng mô hình về cầu dựa trên các yếu tố tác động
đến nó. Sau đó tiến hành thu thập số liệu có liên quan và chạy các phần mềm kinh tế
lượng sẽ ước lượng được hàm cầu. Đây là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay vì
nó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, ước lượng mang tính định lượng nên độ tin cậy là
khá cao.
1.8.3.2Dự báo cầu
a. Khái niệm
Dự báo cầu là dự đoán trước về những trị số của biến phụ thuộc sau khi đã có những
thông tin về các biến số giải thích, đó là việc tiên lượng một mức cầu cụ thể ở một thời
điểm trong tương lai và trong một môi trường xác định.
b. Các phương pháp dự báo
Có hai phương pháp dự báo đó là: Phương pháp dự báo định tính và phương pháp
dự báo định lượng.
Phương pháp dự báo định tính: Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét những
nhân tố nhân quả, dựa trên doanh số của sản phẩm, dựa trên những xu hướng của quá
khứ rồi dự báo những xu hướng này trong tương lai.
Phương pháp dự báo định lượng:
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp này thường sử dụng theo chuỗi thời gian, biến phụ thuộc thông thường là
các chỉ tiêu ta muốn dự báo, biến độc lập là các giai đoạn thời gian.
- Dự báo bằng xu hướng tuyến tính: Là việc dự đoán tăng hay giảm một cách tuyến
tính theo thời gian. Q=a + bt
- Dự báo bằng cách sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b.
= + t
- Dự báo theo thời vụ: Loại dự báo này thường có xu hướng lặp lại hàng năm,
những mùa vụ này xảy ra có thể do điều kiện thời tiết, địa lý hay tập quán của người tiêu
dùng.
Dự báo bằng mô hình kinh tế lượng.
- Dự báo doanh số bán của công ty trong tương lai.
- Dự báo doanh thu của công ty trong tương lai.
1.8.4 Các biện pháp kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin
1.8.4.1 Chính sách giá
Giá là yếu tố quan trọng nhất tác động đến cầu một hàng hóa hay dịch vụ. Theo
quy luật cầu thì khi giá cả hàng hóa tăng lên hay giảm đi thì lượng cầu sẽ giảm đi hoặc
tăng lên, tức là giá có tác động ngược chiều đối với cầu. Chính vì vậy chính sách giá
thích hợp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp.
Giá tác động lớn tới cầu về hàng hóa nên việc đặt một mức giá thích hợp là một
biện pháp kích cầu hiệu quả, có tác động nhanh và mạnh nhất. Tâm lý của khách hàng rất
nhạy cảm với sự thay đổi của giá, khi giá hàng hóa thay đổi thì tâm lý mua cũng thay đổi,
sự thay đổi này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. DN phải nắm bắt
được điều này để điều chỉnh mức giá cho hợp lý.
Sản phẩm bồn tắm là một mặt hàng nhạy cảm về giá, vì thế việc định giá của DN
phải hợp lý. Nếu giá của DN quá cao thì người mua sẽ chọn sản phẩm bồn tắm của công
ty khác, do đó cầu của DN sẽ giảm. DN có thể áp dụng chính sách giá cố định hay linh
hoạt. Chính sách giá linh hoạt là cùng với một loại hàng hóa như nhau nhưng tùy vào
khách hàng, khối lượng mua, mối quan hệ và các yếu tố khác mà đưa ra các mức giá khác
nhau.Chính sách giá cố định là bán một mức giá duy nhất cho tất cả các khách hàng cùng
mua sản phẩm trong cùng điều kiện.
Việc đưa ra mức giá hợp lý có thể giúp DN tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng
lượng sản phẩm bán ra từ đó mở rộng được thị trường… Ngược lại nếu mức giá không
hợp lý thì DN rất dễ bị thua lỗ.DN phải đưa ra mức giá bao nhiêu?đưa ra như thế nào? áp
dụng trong điều kiện nào?điều này rất quan trọng trong việc kích cầu sản phẩm.
1.8.4.2 Chính sách sản phẩm
Sản phẩm là đối tượng người tiêu dùng hướng tới và cũng là đối tượng mà DN
phải quan tâm vì mọi biện pháp kích cầu là kích cầu cho sản phẩm.Xã hội ngày càng phát
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
triển nên nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng càng cao.Câu hỏi đặt ra là DN có đáp
ứng được yêu cầu đặt ra để tồn tại?
Để kích cầu sản phẩm DN phải lựa chọn một trong hai yếu tố chất lượng hay số
lượng sản phẩm. Tùy theo từng loại hình sản phẩm, nguồn lực DN, chu kỳ sản phẩm, nhu
cầu thị trường và nhiều yếu tố khác để chọn hướng đi thích hợp.
Đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin, việc tăng cường chất lượng là yếu tố quan
trọng. Chất lượng có tốt thì DN mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo được
lòng tin, nâng cao tính cạnh tranh từ đó tăng cầu của DN mình. Chất lượng luôn là yếu tố
hàng đầu, mang tính chất dài hạn nếu DN không muốn nhanh chóng bị đẩy ra khỏi thị
trường.
1.8.4.3 Chính sách marketing
Quảng cáo là một trong những nhân tố tác động đến cầu, quảng cáo tốt giúp nhiều
khách hàng biết đến sản phảm của DN, do đó cầu của DN cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên
DN cần phải tạo ra sự khác biệt khi quảng cáo, quảng cáo như thế nào để tạo được ấn
tượng đối với khách hàng, khiến cho họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách
hàng từ đó thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của họ để bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận tối
đa cho DN. Thị trường ngày càng biến động, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi nên
hoạt động nghiên cứu thị trường là rất quan trọng và ngày càng được nhiều DN quan tâm.
Việc phát triển hệ thống kênh phân phối sẽ giúp sản phẩm đến gần hơn với khách
hàng.Đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin càng có ý nghĩa to lớn.
Hoạt động Marketing là một hoạt động khá quan trọng trong kích cầu đối với sản
phẩm, nó là công cụ khá hữu ích và được áp dụng tại nhiều DN. Bên cạnh các hoạt động
trên còn nhiều hoạt động khác nhằm kích cầu sản phẩm như việc xây dựng thương hiệu,
dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán…
1.8.4.4 Các biện pháp kích cầu khác
Ngoài các biện pháp kích cầu nói trên thì DN có thể tạo ra đội ngũ nhân viên hay
áp dụng khoa học công nghệ để kích cầu tiêu thụ sản phẩm cho DN mình.
Khi áp dụng khoa học công nghệ vào việc sản xuất kinh doanh sẽ giúp DN tăng
năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…từ
đó giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng điều này ảnh hưởng rất tốt tới việc kích
cầu cho DN.
Đào tạo nhân viên giúp DN tạo ra đội ngũ nhân viên có trình độ cao, có kỹ năng
tốt, đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Phong cách chuyên
nghiệp, thái độ tận tình sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng, điều này có tác động rất
lớn cho việc kích cầu trong tương lai.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
1.9 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài
Định hướng của đề tài nghiên cứu là dựa trên thực trạng cầu của sản phẩm bồn
tắm Mirolin giai đoạn 2007-2010 và đánh giá tác động của các nhân tố khác nhau đến
cầu sản phẩm này từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kích cầu tiêu thụ sản
phẩm cho công ty, đồng thời đưa ra các kiến nghị để kích cầu sản phẩm này trong thời
gian tới.
Chương 1 của đề tài sẽ đưa ra những lý luận chung nhất để người đọc có thể hiểu
qua về cầu, các khái niệm liên quan… Việc phân tích thực trạng cầu các nhân tố tác động
đến cầu, đánh giá thực trạng kích cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin tại công ty được phân
tích trong chương 2. Nhưng ưu nhươc điểm của công tác kích cầu, những giải pháp kích
cầu đưa ra để hoàn thiện, những kiến nghị kích cầu sản phẩm này trong thời gian tới của
công ty được viết trong chương 3.
Để phân tích thực trạng về cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin, đề tài chủ yếu sử dụng
các số liệu đã thu thập được ở công ty để xây dựng bảng biểu, đồ thị về các chỉ tiêu liên
quan đến sản lượng bán, doanh thu của sản phẩm trong thời gian từ 2007-2010.
Phân tích các nhân tố tác động đến cầu sản phẩm này kết hợp với việc phân tích
kết quả điều tra khách hàng để đưa ra các biện pháp kích cầu phù hợp với từng đối tượng
khách hàng, từng khu vực thị trường khác nhau.
Qua việc đánh giá những ưu nhược điểm trong công tác kích cầu tiêu thụ sản
phẩm của công ty, đề tài đưa ra dự báo về lượng tiêu thụ sản phẩm bồn tắm Mirolin trong
thời gian tới. Đề tài cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị về phía công ty, nhà nước để
tăng sản lượng tiêu thụ cho các năm tiếp theo.
1.10 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tài: “Kích cầu cho các sản phẩm bồn tắm Mirolin
trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần Hanel Mirolin. Thực trang và giải pháp”.Tác
giả cũng đã nghiên cứu một số đề tài có liên quan và có những nhận xét sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuấn năm (2010) cho rằng: Chính sách kích cầu nên
chú trọng vào một số giải pháp như giải pháp về sản phẩm, giải pháp về giá, giải pháp về
kênh phân phối, giải pháp về marketing…Nhưng những giải pháp này mang tính
marketing cho sản phẩm nhiều hơn, cần tiếp cận ở góc độ vi mô để đưa ra những chính
sách hợp lý hơn cho DN.
Nghiên cứu của Đào Văn Dương năm (2009) cho rằng: Các nhân tố quyết định tới
cầu là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như chính sách pháp luật, văn hóa, chính
trị…và các nhân tố thuộc môi trường vi mô như bản thân DN, đối thủ cạnh tranh… Tuy
nhiên cần tiếp cận ở tầm vi mô hơn, nghiên cứu riêng cho sản phẩm với các yếu tố tác
động tới nó như giá của bản thân hàng hóa đó, giá của hàng hóa có liên quan, thu nhập
người dân…
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Nghiên cứu của Lê Bích Thủy năm (2007) chỉ ra rằng:Nên chú trọng vào các giải
pháp marketing để kích cầu sản phẩm. Đề tài này tiếp cận các chính sách kích cầu thông
qua các dữ liệu sơ cấp. Do vậy các giải pháp đưa ra còn mang nặng tính lý thuyết, cần thu
thập các dữ liệu sơ cấp để có cái nhìn khách quan hơn từ đó đưa ra những giải pháp sát
hơn cho DN.
Dựa trên những đề tài đã nghiên cứu tác giả quyết định đi theo một hướng mới
trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các năm trước. Đề tài sẽ vận dụng sâu
hơn các phần mềm kinh tế như Eview, SPSS để phân tích, ước lượng và dự báo cầu, từ
đó đưa ra những chính sách kích cầu phù hợp hơn đối với công ty. Đề tài “Kích cầu cho
các sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần Hanel
Mirolin.Thực trang và giải pháp” là một hướng đi mới tại công ty Hanel Mirolin, vì đây
là đề tài đầu tiên nghiên cứu kích cầu cho sản phẩm bồn tắm của công ty. Tuy rằng đề tài
đã được nghiên cứu với sản phẩm khác như thép… nhưng với mỗi sản phẩm khác nhau
thì những nhân tố ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, do vậy việc nghiên cứu kích cầu cho
sản phẩm bồn tăm Mirolin là rất cần thiết.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương II. Thực trạng kích cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị trường Hà
Nội của công ty cổ phần Hanel Mirolin
2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Đối tượng điều tra là: Khách hàng sử dụng bồn tắm Mirolin.
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm: Sử dụng phiếu điều tra trắc
nghiệm ( Phụ lục 1) để thực hiện điều tra. Nội dung phiếu gồm 9 câu hỏi, số phiếu được
phát ra và thu lại là40 phiếu. Nguyên tắc phát phiếu là phát ngẫu nhiên cho các khách
hàng của công ty.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thu thập kết quả tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty cổ phần Hanel Mirolin.
Ngoài ra còn thu thập từ Internet, tạp chí… Nguồn số liệu được thu thập đều minh bạch,
có uy tín, độ tin cậy cao.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích định lượng là phương pháp lượng hóa các mối quan hệ giữa cầu và các
yếu tố tác động đến cầu. Phương pháp sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu sơ
cấp thu được qua quá trình điều tra.
Phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp để nhận biết được hiệu quả kinh doanh
sản phẩm bồn tắm Mirolin dựa vào số liệu thứ cấp thu thập được. Phần mềm Eviews
được sử dụng để thấy rõ được ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cầu sản phẩm.
2.1.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được tiến hành nhằm nhận biết được sự khác biệt của đề tài so
với công trình nghiên cứu trước để tìm ra một hướng đi mới cho vấn đề nghiên
cứu.Phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu, giúp ta có cái nhìn
toàn diện về các vấn đề, nội dung nghiên cứu.
2.1.4 Các phương pháp khác
Đề tài còn áp dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp thống kê,
phương pháp sử dụng bảng biểu, đồ thị…
2.2 Giới thiệu chung về công ty cổ phẩn Hanel Mirolin
2.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Hanel Mirolin
• Tên giao dich:CÔNG TY CỔ PHẦN HANEL MIROLIN
• Tên tiếng Anh: HANEL MIROLIN JOINT STOCK COMPANY
• Tên viết tắt: HANEL MIROLIN JSC
• Mã số thuế: 0101760550
• Trụ sở chính: Số 551 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
• VPGD/ Showroom:Số 1 Lô 4A Phố Trung Hòa, khu đô thị mới Trung Yên, Cầu
Giấy, Hà Nội
• Điện thoại: 04.37833165(line 3)04.5143719
• Nhà Máy sản xuất:Cụm Công Nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội
Công ty cổ phần Hanel Mirolin được thành lập ngày 25 tháng 08 năm 2005 theo
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008991 do Phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư thành
phố Hà Nội cấp.
2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty
- Sản xuất và phân phối bồn tắm Mirolin và ứng dụng vật liệu composite.
- Sản xuất lắp ráp phụ kiện phòng tắm nhãn hiệu Mirolin.
- Nhập khẩu phân phối độc quyền sản phẩm Sứ vệ sinh (Bệt, Lavabo), sen vòi,
bồn tắm, phòng tắm, phụ kiện phòng tắm mang nhãn hiệu Nahm của Công ty liên
doanh ULS-Nahm Sanitaryware Company Limited (ThaiLand - Swiss), Royal…
2.2.3 Tổng quan các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007-2010
Trong giai đoạn từ năm 2007-2010 công ty cổ phần Hanel Mirolin đã có nhiều
thành tựu to lớn, điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
qua các năm.
Đơn vị:triệu VNĐ
Nội dung Năm % tăng
2007 2008 2009 2010 2008/
2007
2009/
2008
2010/2
009
Vốn cố định 3000 3000 10.000 10.000 0 0
Tổng doanh thu 15.731 19.000 32.456 41.397 20,78 70,82 27,55
Tổng Chi phí 12.890 16.150 27.137 36.148
Lợi nhuận 2.841 2.850 5.319 5.249 0,317 86,63 -1,32
Số nhân viên 30 40 70 100
Thu nhập bình quân
nhân viên /tháng
1,8 1,9 2,4 3,2
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2010
Thông qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy doanh thu của công ty tăng mạnh
qua các năm, năm 2008 tăng 20,78% so với năm 2007, năm 2009 tăng 70,82% so với
năm 2008, năm 2010 tăng 27,55% so với năm 2009. Bên cạnh đó chi phí đầu vào cũng
tăng, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dẫn đến giá của các yếu tố đầu
vào tăng. Tuy vậy, lợi nhuận của công ty vẫn tăng qua các năm, năm 2008 lợi nhuận đạt
2,85 tỷ đồng tăng 0,317% so với năm 2007, năm 2009 đạt 5,319 tỷ tăng 86,63% so với
năm 2008. Chỉ riêng năm 2010 lợi nhuận có xu hướng giảm so với năm 2009, lợi nhuận
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
đạt 5,23 tỷ đồng. Ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận và doanh thu của
công ty qua đồ thị sau:
Đồ Thị 5: Mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận và doanh thu của công ty
từ năm 2007-2010
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Quy mô thị trường được mở rộng nên số nhân viên của công ty cũng được tăng
lên qua các năm. Công ty đang trên đà phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra
khá tốt nên thu nhập hàng tháng của nhân viên cũng được cải thiện qua các năm. Tuy
nhiên để phát triển hơn nữa công ty cần mở rộng thị trường và có những chính sách kinh
doanh hợp lý để thu hút khách hàng.
2.3 Đánh giá thực trạng kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin trên thị
trường Hà Nội của công ty cổ phần Hanel Mirolin từ năm 2007-2010
2.3.1 Đánh giá tổng quan các yếu tố tác động đến cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin
2.3.1.1 Chất lượng và thương hiệu sản phẩm
Chất lượng và thương hiệu sản phẩm là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn
đến cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin. Thông qua việc điều tra khách hàng sử dụng sản
phẩm tác giả đã thông kê được yếu tố người mua quan tâm nhất thông qua bảng số liệu:
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2: Yếu tố người mua quan tâm
Thống kê % Sai số TB mẫu Độ lệch chuẩn
Chất lượng sản phẩm 20 50.0 55.6 55.6
Thương hiệu 4 10.0 11.1 66.7
Giá cả 6 15.0 16.7 83.3
Dịch vụ hậu mãi 6 15.0 16.7 100.0
Tổng 36 90.0 100.0
Số phiếu không hợp lệ 4 10.0
Tổng phiếu điều tra 40 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 40 khách hàng trên SPSS)
Kết quả điều tra cho thấy, chất lượng sản phẩm là yếu tố được quan tâm nhiều
nhất chiếm tới 50% tổng số phiếu điều tra và chiếm 55,6% trên tổng số người biết đến
sản phẩm. Tiếp đến là dịch vụ sau bán chiếm tới 15% trên tổng số phiếu điều tra và
16,7% trên tổng số người biết đến sản phẩm này. Thương hiệu của sản phẩm cũng được
người mua chú ý đến, nó chiếm 10% trên tổng số phiếu điều tra và 11,1% trên tổng số
người biết đến sản phẩm.
2.3.1.2 Giá của sản phẩm
Sản phẩm bồn tắm Mirolin có rất nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau tương ứng
với những mức giá khác nhau.Điều này đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp nhân dân.
Những người có điều kiện cao thường sử dụng sản phẩm có kích cỡ lớn và chất lượng
cao và sẵn sàng trả mức giá cao. Ngược lại những người có thu nhập thấp hơn thì mua
sản phẩm với giá thấp hơn.
Theo như kết quả phỏng vấn thì giá của sản phẩm cũng là một trong số những yếu
tố người mua quan tâm, nó chiếm 15% trên tổng số những người được phỏng vấn và
chiếm 16,7% trên tổng số người biết đến sản phẩm.
2.3.1.3 Giá bồn tắm của các hãng khác
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bồn tắm khác nhau như bồn tắm Fantiny,
bồn tắm Fulisi, bồn tắm Massage EU… Các sản phẩm này rất đa dạng về chủng loại và
được bán ở các mức giá khác nhau. Nhưng nhìn chung thì mức giá của các sản phẩm trên
thường cao hơn mức giá của sản phẩm bồn tắm Mirolin, ví dụ như: giá của bồn tắm
Massage EU dao động từ 7 triệu đến 10 triệu trong khi giá của sản phẩm bồn tắm Mirolin
chỉ dao động từ 2,7 triệu tới 4 triệu. Đây là một lợi thế cho sản phẩm bồn tắm Mirolin
nhưng tâm lý khách hàng thường cho rằng giá thành cao thường đi với chất lượng
tốt.Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin.
2.3.1.4 Thị yếu người tiêu dùng
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Trước đây những người có thu nhập tốt mới có khả năng sử dụng bồn tắm.
Nhưng hiện nay thói quen sử dụng bồn tắm đã phổ biến hơn, những người có thu nhập ổn
định cũng đã bắt đầu sử dụng bồn tắm. Đại đa số người dân có mức thu nhập trung bình
nên những sản phẩm bồn tắm chất lượng tốt, giá thành cao không gây được sự chú ý. Họ
thường quan tâm tới những sản phẩm chất lượng tương đối và giá thành hợp lý, phù hợp
với thu nhập của họ. Biết được thị yếu của người tiêu dùng nên sản phẩm bồn tắm
Mirolin đưa ra mức giá rất phù hợp.
Qua việc phỏng vấn người tiêu dùng sản phẩm bồn tắm Mirolin, đề tài đã thống kê
được yếu tố quyết định việc mua sản phẩm của người tiêu dùng thông qua bảng sau:
Bảng 3: Yếu tố quyết định bạn mua sản phẩm
Thống kê Phần %
Sai số TB
mẫu
Độ lệch chuẩn
Nhu cầu bản thân 23 57.5 63.9 63.9
Lời khuyên bạn bè
1 2.5 2.8 66.7
Thông tin sản phẩm
12 30.0 33.3 100.0
Tổng
36 90.0 100.0
Số phiếu không hợp lệ
4 10.0
Tổng phiếu điều tra
40 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 40 khách hàng trên SPSS)
Nếu yếu tố người mua quan tâm nhất khi lựa chọn sản phẩm là chất lượng sản
phẩm thì yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định mua của họ là nhu cầu của chính
bản thân.Nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bản thân chính là yếu tố
quyết định người mua tìm đến sản phẩm. Theo thống kê thì 57,5% số người được hỏi và
63,9% số người biết đến sản phẩm sẽ mua sản phẩm khi bản thân có nhu cầu. Có 30% số
người được hỏi và 33,3% số người biết đến sản phẩm sẽ mua sản phẩm khi biết rõ thông
tin về sản phẩm.
2.3.1.5 Quy mô thị trường
Trước đây sản phẩm bồn tắm Mirolin chỉ được phân phối chính ở Hà Nội. Nhưng
hiện nay sản phẩm được cung cấp ở đa số các tỉnh thành trên cả nước, ví dụ như: Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... Đời sống của người dân ở khu vực nông thôn được nâng
cao nên nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn cũng tăng lên, họ bắt đầu quan tâm và sử dụng bồn
tắm, đây chính là khu vực thị trường tiềm năng mà công ty hướng tới. Mở rộng quy mô
thị trường sẽ tác động tích cực làm tăng cầu sản phẩm của DN.
2.3.2 Thực trạng cầu của sản phẩm bồn tắm Mirolin
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm bồn tắm Mirolin từ năm 2007- 2010 có những bước
tiến triển rất tốt. Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh sản phẩm bồn tắm Mirolin của
công ty cổ phần Hanel Mirolin.
Bảng 4. Kết quả kinh doanh sản phẩn bồn tắm Mirolin từ năm 2007-2010
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 % tăng
2008/2007 2009/2008 2010/2009
Doanh
thu
2672 3366 6264 7917 25,97 46,26 20,88
Sản lượng 1600 1800 2700 2900 12,5 50 7,4
Giá bán 1,670 1,870 2,320 2,730 11,97 24,06 17,67
( Nguồn : Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy sản lượng tiêu thụ sản phẩm bồn tắm Mirolin tăng
qua các năm. Năm 2008 sản lượng tiêu thụ tăng 12,5 % so với năm 2007, năm 2009 tăng
50% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 7,4% so với năm 2009. Sản lượng tiêu thụ tăng
dẫn đến doanh thu tăng, năm 2008 doanh thu đạt 3,36 tỷ đồng tăng 25,97% so với năm
2007, năm 2009 doanh thu tăng 46,26% so với năm 2008 và năm 2010 doanh thu đạt
7,917 tỷ đồng tăng 20,88% so với năm 2009.
Công ty đưa ra mức giá tương đối rẻ để hướng tới đối tượng khách hàng bình
dân.Theo thống kê của phòng kinh doanh cho thấy, hiện nay có khoảng 9000 khách hàng
đã và đang sử dụng bồn tắm Mirolin.Đây được coi là một trong những lợi thế của sản
phẩm khi DN sử dụng phương pháp kích cầu bằng giá.Do ảnh hưởng của nền kinh tế,
tình hình lạm phát ra tăng dẫn đến giá của sản phẩm bồn tắm Mirolin tăng qua các năm.
Nhưng sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng qua các năm điều này cho
thấy nhu cầu sử dụng bồn tắm của người dân là rất lớn.
Doanh thu tiêu thụ chủ yếu của mặt hàng này là ở trên thị trường Hà Nội. Do thu
nhập của người dân ở đây cao hơn nên cầu sử dụng sản phẩm cũng nhiều hơn. Để tăng
lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường công ty đang mở rộng hệ thống kênh phân phối và có
những biện pháp kích cầu đối với những thị trường mới như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc
Ninh…
2.3.3 Thực trạng hoạt động kích cầu đối với sản phẩm bồn tắm Mirolin của công ty cổ
phần Hanel Mirolin từ năm 2007-2010
Trong những năm qua, doanh số tiêu thụ sản phẩm bồn tắm Mirolin liên tục tăng
qua các năm.Sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và
biết đến. Có được thành công đó là do công ty đã nhận thấy và thực sự quan tâm tới hoạt
động kích cầu tiêu thụ sản phẩm.Sâu đây đề tài sẽ tập trung phân tích một số giải pháp
kích cầu tiêu thụ sản phẩm chính mà công ty thực hiện trong thời gian qua.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.3.1 Chính sách giá
Giá là một công cụ quan trọng mà bất kỳ DN nào cũng phải chú trọng. Việc xác
định mức giá hợp lý giúp DN thu hút được khách hàng, tăng cầu đối với sản phẩm của
DN, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Giá của sản phẩm bồn tắm Mirolin phụ thuộc rất nhiều vào giá bồn tắm của các
đối thủ cạnh tranh, thời gian… Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta đi ước lượng cầu sản phẩm
này của công ty. Ta coi cầu của sản phẩm phụ thuộc vào giá của chính sản phẩm, giá của
bồn tắm FBV và thời gian, giả định các yếu tố khác không đổi. Khi đó ta có mô hình hồi
quy:
Q = a + bP + c + d T
Trong đó: a, b,c,d là hệ số góc tương ứng với các biến.
, Plà giá của bồn tắm FBV và Mirolin
T là biến thời gian (quý)
Ta dùng phần mềm Eviews để ước lượng được kết quả như sau:
Bảng 5: Kết quả ước lượng nhân tố tác động tới cầu sản phẩm bồn tắm Mirolin
Qua bảng trên ta có phương trình hồi quy:
Q = 384,7697 – 11,7382*P + 10,0008* + 273,9473*T
Với mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% tất cả các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê.
Độ tin cậy của mô hình ở mức cao 99%, do vậy mô hình có ý nghĩa thống kê cao.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Ta có = - 11,7382 như vậy nếu giá tăng hoặc giảm 1 nghìn đồng thì cầu sẽ giảm
hoặc tăng sấp sỉ 12 chiếc.
Khách hàng của sản phẩm là đại đa số người dân nên mức giá mà công ty đưa ra
là phù hợp.Chính vì vậy trong thời gian vừa qua với chính sách giá công ty đã giữ được
nhiều khách hàng bên mình và có thêm nhiều khách hàng mới.Hiệu quả của tính hợp lý
trong chính sách giá được đánh giá khách quan qua những người sử dụng sản phẩm của
công ty. Ta có thể thấy rõ vấn đề này qua kết quả sau:
Bảng 6: Bảng thống kê mức độ hợp lý của giá
Thống kê % Sai số TB mẫu Độ lệch chuẩn
Không hợp lý 3 7.5 8.3 8.3
Hợp lý 32 80.0 88.9 97.2
Rất hợp lý 1 2.5 2.8 100.0
Tổng 36 90.0 100.0
Số phiếu không hợp lệ 4 10.0
Tổng phiếu điều tra 40 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 40 khách hàng trên SPSS)
Qua bảng số liệu trên ta thấy có đến 80% trên tổng số người được hỏi đánh giá
mức độ hợp lý của giá và tỷ lệ này là 88,9% trên số người biết đến sản phẩm bồn tắm
Mirolin. Chỉ có 8,3% số người biết đến sản phẩm của công ty cho rằng mức giá không
hợp lý.Điều này chứng tỏ rằng mức giá mà công ty đưa ra trong giai đoạn vừa qua là rất
hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Qua việc phân tích tác động của giá tới cầu qua phương trình ước lượng và tính
hiệu quả qua khảo sát thực tế ta thấy rõ tính hiệu quả của chính sách giá mà công ty áp
dụng. Cần tiếp tục duy trì sự phù hợp này trong tương lai nhằm tăng lượng cầu cho sản
phẩm.
2.3.3.2 Chính sách sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố người mua quan tâm nhất. Do đó
công ty hết sức chú trọng vào vấn đề này để kích cầu cho sản phẩm. Hiện tại công ty có
nhiều sản phẩm bồn tắm Mirolin với nhiều mẫu mã và chất lượng khác nhau nhằm thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.Việc kích cầu bằng chính sách sản phẩm chủ yếu là
việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng và nhiều kiểu dáng khác nhau, nhiều chủng
loại sản phẩm với các mức giá khác nhau. Qua đó có thể thu hút được nhiều khách hàng,
tạo được lòng tin từ họ và hạn chế được rủi ro khi kinh doanh sản phẩm.
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm bồn tắm Mirolin chưa được thị trường đánh giá
cao. Thông qua việc khảo sát một số khách hàng chúng ta sẽ có những nhận định khách
quan về sản phẩm của công ty.
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 7: Đánh giá chất lượng bồn tắm Mirolin
Thống kê % Sai số TB mẫu Độ lệch chuẩn
Tốt 4 10.0 11.1 11.1
Khá 8 20.0 22.2 33.3
Bình thường 23 57.5 63.9 97.2
Không tốt 1 2.5 2.8 100.0
Tổng 36 90.0 100.0
Số phiếu không hợp lệ 4 10.0
Tổng số phiếu điều tra 40 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 40 khách hàng trên SPSS)
Thông qua bảng trên ta thấy, có 10% số người được hỏi đánh giá sản phẩm bồn
tắm Mirolin có chất lượng tốt, 11,1% số người biết đến sản phẩm này đánh giá tốt sản
phẩm. 20% số người được hỏi và 22,2% số người biết đến sản phẩm đánh giá sản phẩm ở
mức khá. Đa số khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm ở mức bình thường chiếm
57,5% số người được hỏi và 63,9% số người biết đến sản phẩm. Một số ít đánh giá chất
lượng sản phẩm là không tốt.Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm còn hạn chế để kích
cầu cho công ty trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai cần chú trọng hơn đến vấn đề
này.
2.3.3.3 Phát triển hệ thống kênh phân phối
Vấn đề phát triển hệ thống kênh phân phối là một trong những vấn đề hàng đầu
mà DN nào cũng quan tâm.Hiện tại thì công ty có hệ thống kênh phân phối chủ yếu ở thị
trường Hà Nội. Hệ thống phân phối này liên tục được củng cố và hoàn thiện vì đây là
khu vực thị trường mang lại doanh thu lớn cho công ty. Bên cạnh đó thì công ty cũng
không ngừng tìm kiếm thị trường để phát triển hệ thống phân phối, đồng thời củng cố các
hệ thống ở các thị trường mới đặt chân như Hải Dương, Bắc Ninh.
Bảng 8: Đánh giá về phân phối
Thống kê % Sai số TB mẫu Độ lệch chuẩn
Hợp lý 7 17.5 19.4 19.4
Bình thường 20 50.0 55.6 75.0
Không hợp lý 9 22.5 25.0 100.0
Tổng 36 90.0 100.0
Số phiếu không hợp lệ 4 10.0
Tổng phiếu điều tra 40 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 40 khách hàng trên SPSS)
Qua số liệu thống kê ta thấy có 50% người được hỏi và 55,6% số người biết đến
sản phẩm đánh giá kênh phân phối sản phẩm ở mức độ bình thường. Có 22,5% số người
Vương Thị Thủy- K43F3
Chuyên đề tốt nghiệp
được hỏi và 25% số người biết đến sản phẩm đánh giá kênh phân phối sản phẩm không
hợp lý. Phần trăm đánh giá kênh phân phối sản phẩm hợp lý chỉ chiếm 17,5% người
được hỏi và 19,4% số người biết đến sản phẩm.
2.3.3.4 Các chiến lược quảng bá, gia tăng thị yếu người tiêu dùng
Ngoài các chính sách nêu trên thì công ty còn sử dụng các biện pháp marketing
như một công cụ hữu hiệu để kích cầu. Các hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm
của công ty bao gồm: nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng…
Việc giới thiệu sản phẩm thường được thực hiện qua các cuộc triển lãm, website, giới
thiệu trực tiếp tới khách hàng
Bảng 9:Thống kê kênh giới thiệu sản phẩm
Thống kê % Sai số TB mẫu Độ lệch chuẩn
Quảng cáo 4 10.0 11.1 11.1
Giới thiệu trực tiếp 23 57.5 63.9 75.0
Kênh khác 9 22.5 25.0 100.0
Tổng 36 90.0 100.0
Số phiếu không hợp lệ 4 10.0
Tổng phiếu điều tra 40 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 40 khách hàng trên SPSS)
Thông qua kết quả điều tra ta thấy, kênh quảng bá được người tiêu dùng biết đến
nhiều nhất là kênh giới thiệu sản phẩm trực tiếp chiếm 57,5% số người được hỏi và
63,9% số người biết đến sản phẩm. Thông qua kênh quảng cáo chỉ có 11,1 % người biết
đến sản phẩm. Còn lại người tiêu dùng biết đến qua các kênh khác như: bạn bè giới
thiệu, thông tin cá nhân…
2.3.3.5 Chăm sóc khách hàng và các dịch vụ hậu mãi
Chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi là công việc rất quan trọng để giữ chân
khách hàng và nâng cao uy tín của công ty.Thời gian qua công ty đã thực hiện một số
dịch vụ như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành sản phẩm. Ngoài ra công ty còn chiết khấu
cho các đại lý, khách hàng mua với số lượng lớn, tổ chức các đợt khuyến mại, giảm
giá…
Vương Thị Thủy- K43F3