Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.55 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN NGHĨA
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI CÁ
LỒNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐIA PHƯƠNG TẠI
TỔ 5 PHƯỜNG NA LAY THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH
ĐIỆN BIÊN"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa

: 2015 - 2019

THÁI NGUYÊN - 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN NGHĨA
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI CÁ
LỒNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐIA PHƯƠNG TẠI
TỔ 5 PHƯỜNG NA LAY THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH
ĐIỆN BIÊN"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 - KTNN - N01

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nơng thơn

Khóa

: 2015 - 2019


Giảngviên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Hà Phương

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo
bậc đại học nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào
thực tiễn sản xuất, đồng thời qua đó tích lũy những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
cơng tác chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Nay thời gian thực tập kết thúc đề tài đã hoàn thành cho phép tôi được gửi lời
cảm ơn đến ban giám hiệu cùng tồn thể các Thầy, Cơ giáo trường Đại Học Nơng
Lâm Thái Ngun đã tận tình giảng dạy và cho tơi nhiều kiến thức quý giá trong
suốt bốn năm học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Đỗ Thị Hà Phương
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Nhân đây, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ của
Phịng Kinh Tế, Phịng Khuyến Nơng – Khuyến Ngư thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện
Biên, đã tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp số liệu giúp cho tơi hồn thành đề tài.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bà con, các hộ gia đình đã rất nhiệt tình cung
cấp cho tôi những thông tin sát thực, kinh nghiệm quý báu để đề tài được hoàn thành.

Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và năng lực bản thân có hạn nên đề tài
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy

cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Tuấn Nghĩa


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình dân số, lao động của TX Mường Lay qua 3 năm 2016 - 2018
Bảng 4.2: Tình hình chăn ni cá lồng tại thị xã Mường Lay năm 2014 .......
Bảng 4.3: Tình hình phân bố sử dụng đất đai của thị xã ML qua 3 năm .......
Bảng 4.4: Tình hình chăn ni và sản xuất cá lồng tại địa bàn thị xã Mường
lay năm 2017 ...................................................................................
Bảng 4.5: Tình hình cơ sở hạ tầng của TXML qua 3 năm (2016 - 2018) ......
Bảng 4.6: Số lượng lồng nuôi, sản lượng nuôi cá lồng của thị xã qua 3 năm
2015 -2017 ...................................................................................... 43 Bảng
4.7: Năng suất, sản lượng của các loại cá nuôi lồng ở thị xã Mường Lay
năm 2017 .........................................................................................
Bảng 4.8: Số lượng các loài cá ni lồng tại 3 khu điều tra có lượng
lồng lớn nhất qua 3 năm (2016 - 2018) ..........................................
Bảng 4.9: Kinh phí đầu tư của tỉnh Điện Biên cho các xã nằm trong dự án
nuôi cá lồng ở Thị Xã Mường Lay .................................................
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất cá lồng của các hộ điều tra

tại địa bàn thị xã


Mường Lay Năm 2017 ....................................................................
Bảng 4.11: Kích cỡ và mật độ thả của một số loại cá nuôi lồng ....................
Bảng 4.12: Ý kiến của các hộ dân về định hướng nuôi cá lồng .....................


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến phát triển ni cá lồng
............................................................................................................................. 20

Hình 4.1. Đồ thị cơ cấu diện tích ni trồng thủy sản theo đối tượng ni của
thị xã năm 2017.............................................................................. 42
Hình 4.2. Đồ thị cơ cấu số lượng các loại cá lồng trên địa bàn thị xã mường
Lay năm 2017................................................................................. 44


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình qn

CC

Cơ cấu


DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

ĐH

Đại học

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NK


Nhập khẩu

NN

Nơng nghiệp

NTTS

Ni trồng thủy sản

SS

So sánh

SL

Sản lượng

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

XK

Xuất khẩu

UBND

Uỷ ban nhân dân



v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................iv
MỤC LỤC.........................................................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 2
1.3.2. Phạm vị nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa đề tài.............................................................................................3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................4
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................5
2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển nuôi cá lồng............................ 5
2.1.1. Khái niệm cơ bản....................................................................................5
2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 9
2.2.1. Tình hình ni cá lồng trên thế giới........................................................9
2.2.2. Tình hình ni cá lồng ở Việt Nam.......................................................10
2.2.3. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến trên thế giới trong
phát triển và chăn nuôi cá lồng....................................................................... 11



vi

2.3. Vị trí và vai trị, đặc điểm phát triển ni cá lồng....................................12
2.3.1. Vị trí của phát triển ni cá lồng...........................................................12
2.3.2. Vai trị của phát triển ni cá lồng........................................................ 12
2.3.3. Đặc điểm của phát triển ni cá lồng....................................................14
2.4. Quy trình nuôi cá lồng............................................................................. 16
2.4.1. Địa điểm đặt lồng..................................................................................16
2.4.2. Cấu tạo lồng..........................................................................................16
2.4.3. Cá giống và mật độ thả......................................................................... 17
2.4.4. Cách cho cá ăn...................................................................................... 17
2.5. Nội dung nghiên cứu phát triển nuôi cá lồng...........................................18
2.5.1. Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng........................................................ 18
2.5.2. Các hoạt động cho đầu tư trong phát triển nuôi cá lồng.......................18
2.5.3. Các mối quan hệ liên kết trong sản xuất............................................... 18
2.5.4. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi cá lồng. 20

2.5.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng...................................... 20
2.5.6. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến trên thế giới trong
phát triển và chăn nuôi cá lồng....................................................................... 22
PHẦN 3. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CỦA
MƠ HÌNH NI CÁ LỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ MƯỜNG LAY 24

3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................24
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................24
3.2.3. Phương pháp chuyên gia.......................................................................25

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................26
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................26
4.1.1. Tình hình cơ bản của thị xã Mường Lay...............................................26


vii

4.1.2. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của Thị xã Mường Lay................30
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................31
4.2.1. Tình hình lao động và việc làm.............................................................31
4.2.2. Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ.................................................38
4.2.3. Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở trên địa bàn thị xã Mường Lay...39
4.2.4. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển nuôi cá lồng.........................40
4.2.5. Kết quả nuôi trồng thủy sản trên thị xã Mường lay.............................. 41
4.3. Kết quả nuôi cá lồng ở tại các khu điều tra..............................................45
4.3.1. Hoạt động đầu tư phát triển nuôi cá lồng ở các hộ điều tra..................46
4.3.2. Tình hình sử dụng giống và CN sản xuất..............................................47
4.3.3. Các hình thức sử dụng chăm sóc và thu hoạch.....................................48
4.3.4. Quản lý và chăm sóc............................................................................. 49
4.3.5. Thu hoạch..............................................................................................50
4.3.6. Về tình hình tiêu thụ..............................................................................50
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi cá lồng theo kết quả điểu tra...51
4.4.1. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi cá lồng của các hộ.................................51
4.5. Cơ chế, chính sách của Nhà nước và tỉnh Điện Biên về phát triển nuôi cá lồng
................................................................................................................................ 53

4.5.1. Các yếu tố về kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình nuôi cá lồng ở các hộ
điều tra.............................................................................................................54
4.5.2. Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển nuôi cá lồng....................... 56
4.6. Định hướng và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn thị xã

Mường Lay - Tỉnh Điên Biên trong những năm tới........................................57
4.6.1. Định hướng phát triển nuôi cá lồng của các hộ trong những năm tới .. 57

4.6.2. Giải pháp phát triển nuôi cá lồng ởTX Mường Lay, tỉnh Điện Biên
trong những năm tới........................................................................................59
4.6.3. Giải pháp về quy hoạch.........................................................................59
4.6.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho các hộ nuôi cá lồng..........................60


viii

4.6.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách............................................................61
4.6.6. Giải pháp về môi trường....................................................................... 64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................65
5.1. Kết luận....................................................................................................65
5.2 Kiến nghị...................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................68


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nước
Việt nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề ni trồng thủy
sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan
trọng đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế quốc dân (giá trị sản xuất thủy sản theo
giá phan theo ngành nuôi hoạt động sơ bộ năm 2013 đạt 239976,7 tỉ đồng (tổng cục

thống kê năm 2013). Đóng góp khơng nhỏ trong hoạt động xuất khẩu nông sản nước
ta. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến 15/11/2014 xuất khẩu thủy sản
đạt gần 7 tỉ USD. Ngồi ra, ni trồng thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nơng nghiệp và tạo được nhiều cơng ăn việc làm, có ý nghĩa xã hội to lớn.
Việt Nam có đường bờ biển dai 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh
2

tế rộng khoảng 1triệu km với hơn 4000 hòn đảo nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh, vụng,
đầm phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Với nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng sản phẩm thủy sản của con người, ngoài hoạt động đánh bắt
thủy hải sản ra thì hoạt động ni trồng thủy hải sản là một phương thức hữu hiệu
để đáp ứng nhu cầu này. Một trong những hình thức ni trồng thủy sản có hiệu quả
là ni cá lồng bè. Mơ hình ni cá lồng đã phát triển từ lâu ở đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại rất mới mẻ đối với các tỉnh duyên hải miền
Trung. Sự phát triển của các ngành ni cá nước ngọt nói chung và cá lồng nói
riêng đã đang và sẽ mở ra lối đi mới cho sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương
trên cả nước.
Địa phương
Thị xã Mường lay thuộc Tỉnh Điện Biên nơi có con sơng Đà chảy qua người
dân ở đây đã biết tận dụng lợi thế được thiên nhiên ưu đãi này để phát triển nghề
nuôi cá lồng. Hiện tại xã có 200 lồng cá ni, nuôi cá lồng đã đem lại nguồn thu
nhập đáng kể và đồng thời tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân
nơi đây. Tuy nhiên hoạt động nuôi cá lồng trên sông Đà cũng đã gây ra rất nhiều
hiệu quả xấu về môi trường, nguồn nước sông Đà ngày càng ô nhiễm, tiềm ẩn nguy


2

cơ dịch bệnh xảy ra gây ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động nuôi cá lồng trong
những năm gần đây. Xuất phát từ tình hình trên, tơi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá

hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5
phường Na Lay - Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên" làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế, phân tích được tình hình và hiệu quả kinh tế
chăn nuôi cá lồng của các hộ dân trên địa bàn TXML, tỉnh Điện Biên qua đó nhằm
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển, sản xuất mơ hình ni cá lồng,
phục vụ và nâng cao đời sống, thu nhập cho các hộ nông dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng, kết quả, hiểu quả của mơ hình ni cá lồng tại Thị xã

Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình ni cá lồng.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng

ở nước ta.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng ở địa bàn thị

xã ML, tỉnh Điện Biên.
- Đối tượng điều tra: Các hộ gia đình ni cá lồng, các tổ chức, cá nhân cung

cấp dịch vụ cho nuôi cá lồng ở địa phương.
1.3.2. Phạm vị nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển ni cá lồng. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi cá lồng, trên cơ sở đó đề xuất những giải

pháp nhằm phát triển nuôi cá lồng ở TXML, tỉnh Điện Biên đạt hiệu quả cao trong
những năm tới.


3

1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Mường lay, tỉnh Điện Biên
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2016 - 2018 và số liệu điều tra

tại các hộ nông dân, cán bộ các ngành có liên quan.
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến nuôi cá lồng ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
- Cơ sở lý luận nào liên quan đến phát triển nuôi cá lồng?
- Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở TXML, tỉnh Điện Biên như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá lồng ở TXML, tỉnh Điện Biên.
- Những giải pháp nào để phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn TXML, tỉnh

Điện Biên.
1.5. Ý nghĩa đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là phương pháp chung trong quá trình thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu
bản chất của các hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội. Nó yêu cầu người nghiên cứu
các hiện tượng không nghiên cứu vấn đề trong trạng thái cô lập riêng lẽ mà được đạt
trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ các hiện tượng với nhau, không phải trong trạng
thái tĩnh mà trong sự vận động và phát triển không ngừng trong sự phát triển từ thấp

đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng mới, từ quá khứ
đến hiện tại và tương lai.
- NC đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ ban và những kiến

thức đào tạo chun mơn trong q trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo
điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngồi thực tế.
- NC đề tài là cơ sở cho SV vận dụng sáng tạo những kiến thức cơ bản đã

học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để SV thấy được những kiến thức cần bổ
sung để phù hợp với công việc thực tế sau này.
- NC đề tài nhằm là cơ hội để mỗi SV vận dụng những kiến thức đã học vào

trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để hình thành các ý tưởng sau này.


4

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả NC của đề tài sẽ đưa ra được tình hình ni cá lồng tại địa

phương. Từ đó đưa ra được những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và
những khó khăn trở ngại trong q trình ni cá và đưa ra các giải pháp để nâng cao
hiệu quả nuôi cá lồng. Kết quả NC của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho SV
của các lớp khóa sau.


5

PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển nuôi cá lồng
2.1.1. Khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mơ sản lượng quốc gia tính bình qn trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. ... Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm,
nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Ngồi ra đó là kết quả
cảu các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự
tăng trưởng kinh tế, người ta dung mức tăng them của tổng sản lượng nền kinh tế
của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay
bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên
tục trong một giai đoạn nhất định.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu, thể
chếkinh tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến
về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng
them về quy mơ sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ
thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế là một khái niệm chung
nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp lên một trạng thái
cao hơn. Do vậy khơng có tiêu chuẩn chung về sự phát triển. Để nói lên trình độ
phát triển cao, thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kì, các nhà kinh tế
học phân các quá trình đó ra các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát
triển,… gắn với các nấc thang đó là những giá trị nhất định, mà hiện tại vẫn chưa có
cơ sở thống nhất hồn tồn. Trong chiến lược phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh
vào tăng trưởng tức là thu nhập, nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã
hội hoặc nhấn mạnh vào phát triển toàn diện, tức vừa nhấn mạnh vào số lượng vừa
chú ý về chất lượng của sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục



6

tiêu công bằng và sự tiến bộ của xã hội. Trong thực tế phát triển kinh tế phải kết hợp
hài hòa với phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của
nhân dân. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công
bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo ra động lực vững chắc để thúc đẩy kinh
tế. Hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội thành hiệu quả kinh tế xã hội. Nó
là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền kinh tế. Như vậy, phát triển kinh tế
được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một
cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc
gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá trình lâu dài và do các nhân tố
nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát
theo ba tiêu thức:
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu
nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về
lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc
gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản
ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát
triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta
thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối
cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng
lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ
dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân vv… Hoàn thiện các tiêu chí
trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
Như vậy, phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng
và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề

về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá
trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát
triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:


7

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu
nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về
lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc
gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản
ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát
triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta
thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối
cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xố bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng
lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ
dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân vv… Hồn thiện các tiêu chí
trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
2.1.1.3. Tăng trưởng và phát triển trong sẩn xuất nông nghiệp
Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền
nơngnghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về
kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường đượcđo
bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản
lượng và sản phẩm nơng nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi.
Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp
không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ

cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nền nơng nghiệp với hồn cảnh mới, sự
tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài
ngun giữa các nhóm dân cưtrong nội bộ nơng nghiệp và giữa nông nghiệp với các
ngành kinh tế. Phát triển nơng nghiệp cịn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức thể chế
và môi trường. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp.

2.1.1.4. Tăng trưởng và phát triển trong nuôi cá
Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển thì phát triển ni cá được
hiểu là q trình tăng về quy mơ và hoàn thiện về cơ cấu.


8
 Q trình tăng về quy mơ
- Tăng về diện tích: Diện tích ni trồng tăng dần theo thời gian, số người

dân và các đơn vị tổ chức tham gia nuôi cá phải tăng lên về số lượng.
Tuy nhiên mở rộng diện tích ni cá phải đảm bảo lợi ích chung của tồn xã
hội và lợi ích của người ni, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng,
từng địa phương nhằm khai thác lợi thế so sánh, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng về năng xuất: Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi cá

nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích ngày một cao hơn.
- Tăng về sản lượng: Cùng với sự tăng lên về diện tích và năng suất trong

ni cá, sản lượng thu được cũng tăng lên theo thời gian. Nếu xét trên phạm vi
nhiều loại sản phẩm thì đó là sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất (GO) hay giá trị gia
tăng (VA).




Quá trình hoang thiện cơ cấu
Đối với ni cá, q trình hồn thiện cơ cấu được xét trên một số phương
diện chủ yếu sau:
- Quy mô nuôi: Trong các quy mô nuôi nên áp dụng quy mô nào mang lại

hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng vùng, từng địa phương cũng như từng quốc gia.
- Hình thức ni: Thực hiện tổ chức sản xuất theo hình thức ni nào là phù

hợp cho từng vùng, từng địa phương (nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh, ni
thâm canh, ni siêu thâm canh), hình thức ni theo hộ gia đình hay theo mơ hình
sản xuất tập trung quy mơ lớn.



Trình độ áp dụng khoa học – kĩ thuật
Ngày nay, việc phát triển ni cá ngồi việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố
truyền thống như thời tiết, vốn, lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật,... thì các
yếu tố của sản xuất trong thời đại mới như tổ chức quản lý, khoa học công nghệ
(nhất là công nghệ sinh học), không thể thiếu trong quá trình phát triển. Sự phát
triển ni cá khơng chỉ biểu hiện ở sự tăng trưởng về quy mô hay về số lượng mà
còn thể hiện ở mặt chất lượng của sản xuất, đó là sản phẩm có chất lượng cao nhằm
cải thiện dinh dưỡng cho người dân. Tuy nhiên, thực tế vấn đề đó khơng đơn giản vì
nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường,


9

thị hiếu tập quán tiêu dùng, thu nhập của người dân và hiệu quả kinh tế mang lại
cho người sản xuất.

Ngồi ra tính hiệu quả kinh tế, những lợi ích về xã hội và môi trường do phát
triển nuôi cá mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển. Phát triển nuôi cá nhanh
nhưng phải bền vững, mang lại hiệu quả cao trong sựphát triển và bảo vệ môi
trường sinh thái. Ngày nay, đối với việc phát triển nuôi cá còn phải đặc biệt chú ý
đến các yêu cầu cao cấp hố thực phẩm, hiện đại hố cơng nghệ sản xuất nơng
nghiệp, đơ thị hố nơng thơn và tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế - xã hội nơng thơn.
Nhưvậy, ngày càng hồn thiện cơcấu trong ni cá sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng
của ngành thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tích cực, kim ngạch xuất khẩuthuỷ sản
khơng ngừng tăng qua các năm, duy trì được mức tăng trưởng cao, có đóng góp
nhất định vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong nước.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình ni cá lồng trên thế giới
Ni trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sản xuất ra các loại
sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Nuôi cá được coi
là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia tiếp giáp với
biển như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Nhật Bản… sản phẩm chủ yếu là tôm,
cua, cá… đây là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và giàu dinh dưỡng.
Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển nuôi cá cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, hình thức ni chủ yếu là ni cơng nghiệp. Đây là hình thức ni
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng địi hỏi phải có chi phí lớn cùng với trình độ
kỹ thuật cao.
Ngư dân Nhật Bản đã rong buồm khắp các vùng biển trên thế giới để đánh
bắt hải sản, với mục đích là tăng thêm nguồn cung cấp thực phẩm cho nhân dân.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước biển ngày càng ô nhiễm và việc đánh bắt
quá mức đã khiến cho sản lượng đánh bắt tự nhiên đã giảm đáng kể trong khi đó,
nhu cầu về các sản phẩm thủy sản có chất lượng của người Nhật khơng ngừng tăng
cao. Trong hồn cảnh đó, việc ni cá lồng trở nên cần thiết. Để đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng, các trang trại cá bắt đầu ra đời và có thể cung cấp một số lượng



10

cá thường xuyên với giá thấp. Đến nay, Nhật Bản đã có những bước thành cơng
đáng kể trong việc cải thiện phương pháp đánh cá và chăn nuôi cá lồng, kỹ thuật
bảo quản, các khâu phân phối và thu được năng suất cao từ việc nuôi trồng thủy sản.
Sau nhiều năm nỗ lực, hiện nay Nhật Bản là nước có cách thức ni cá tiên tiến nhất
thế giới.
2.2.2. Tình hình nuôi cá lồng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa và sông đã phát triển rộng
rãi từ miền Bắc tới miền Nam. Đối tượng ni cũng rất phong phú với khoảng gần
20 lồi cá, từ những lồi ni với quy mơ lớn phục vụ xuất khẩu như cá tra, ba sa

tới những đối tượng cá thuỷ đặc sản nuôi ở quy mô nhỏ hơn như chiên, bỗng, lăng.
3

Năng suất nuôi cá cũng tăng đáng kể, từ mức 30-40kg/m năm 1990, đến nay năng
3

suất nuôi lên đến 150-160kg/m .
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía tây biển Đơng, có bờ biển dài 3.260
km với 112 cửa sơng, có nhiều eo biển, hồ, đầm phà ven biển có thể phát triển ni
trồng thuỷ sản với nhiều loại thuỷ sản khác nhau. Trong những năm gần đây nuôi cá
lồng đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: Mở rộng diện tích, phát triển các hình
thức ni tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại nuôi và phát triển
mạnh các loại cá có giá trị kinh tế cao.
Về sản xuất
Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về ni cá với diện tích mặt nước nội địa
khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hộ sống đầm phà ven biển có
thể ni cá. Trong khi đó diện tích có khả năng ni của cả nước ước tính khoảng

gần 2 triệu ha thì mới sử dụng 902.900 ha năm 2004
Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi
phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam
đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là
9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động ni trồng
thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các
năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản
lượng thủy sản của cả nước. Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, nuôi cá của Việt Nam
phát triển rất nhanh khơng chỉ về chiều rộng mà cịn phát triển cả về chiều sâu. Nuôi


11

cá từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề
sản xuất hàng hố tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các
thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ mơi trường,
hài hồ với các ngành kinh tế khác, diện tích ni cá đã tăng đều đặn theo từng năm
kéo theo đó thì sản lượng đưa vào ni trồng cũng tăng theo. Năm 1990, diện tích
ni trồng thuỷ sản mới đạt 491.723 ha, sản lượng nuôi trồng là 310.000 tấn và sản
lượng khai thác đạt 709.000 tấn, đến năm 2000 thì diện tích ni trồng tăng lên
652.000 ha, sản lượng nuôi trồng tăng lên 723.110 tấn và kéo theo sản lượng khai
thác là 1.280.590 tấn. Đến năm 2010 diện tích ni trồng tăng lên đến 1.050.000 ha,
sản lượng ni trồng là 2.706.825 tấn và sản lượng khai thác tăng lên 2.420.800 tấn
và đến năm 2014 diện tích ni trồng tăng lên đến 3.393.000 tấn, sản lượng khai
thác đạt 2.918.000 tấn.
2.2.3. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến trên thế giới trong phát
triển và chăn nuôi cá lồng
Nghề nuôi cá bằng lồng là một nghề nuôi trồng thuỷ sản mới được phát triển
mạnh trong một vài năm trở lại đây. Với nhiều ưu điểm so với nuôi trong ao như
nước thường xuyên được thay đổi nên có thể ni cá ở mật độ cao; mơi trường nuôi

cá sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá nên cá lớn nhanh; hao hụt ít, hạn
chế được dịch hại; chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi; năng suất cao… Đặc biệt
là do tận dụng môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt cá thơm ngon, được khách
hàng ưa chuộng. Vì vậy hiện nay tại Việt Nam, nghề nuôi cá bằng lồng trên hồ chứa
và sông đã phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam, riêng diện tích ni cá
lồng bè tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013 đã là 3.408 lồng, đạt sản lượng
5.689 tấn. Đây là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao mà tiết kiệm được rất
nhiều diện tích mặt nước. Phát triển cá lồng là một trong những chương trình thủy
sản quan trọng đang được Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ triển khai ở các địa
phương có điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, để phát triển cá lồng một cách bền vững
thì cần phải có sự quy hoạch chi tiết đối với từng địa phương và phổ cập kỹ thuật
chăn nuôi cho người dân. 32 nghề ni cá lồng có nhiều tiềm năng và lợi thế. Đây là
một mơ hình mới, có khả năng nhân rộng và phát triển phù hợp với điều kiện tự
nhiên của huyện. Qua bốn năm triển khai đã khẳng định mơ hình ni cá lồng ở


12

huyện Tam Nông mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho hộ nuôi, mở ra một hướng đi
mới trong phương thức nuôi trồng thủy sản của huyện. Phát triển nghề nuôi cá lồng
vừa tận dụng được tài nguyên đất, nguồn nước, vừa giải quyết bài toán việc làm,
tăng thu nhập cho hộ nơng dân. Do vậy, chính quyền địa phương cần có những bước
đi mạnh mẽ và quyết liệt hơn để giúp đỡ người dân địa phương mình phát triển nghề
nuôi cá lồng để nâng cao đời sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông
thôn mới. Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi cá lồng và khai thác các nguồn thủy
lợi sẵn có của vùng cũng phải đi đôi với tăng cường công tác quản lý, kiểm tra,
giám sát chặt chẽ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh cho thủy sản và
khai thác cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo vừa tăng thu nhập vào ngân sách địa
phương cũng như phát triển việc ni cá lồng một cách bền vững.
2.3. Vị trí và vai trị, đặc điểm phát triển ni cá lồng

2.3.1. Vị trí của phát triển ni cá lồng
Ni cá là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển thuỷ sản nói chung, phát triển ni cá lồng
nói riêng là một trong những yếu tố bảo đảm cho sự phát triển kinh tế ổn định vững
chắc, thể hiện trong các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, khai
thông và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản, đầu tư khoa học công nghệ, vốn,
đào tạo nguồn nhân lực, ...
2.3.2. Vai trò của phát triển nuôi cá lồng
Hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành trong lĩnh vực nơng nghiệp
thì ni trồng thủy sản trong đó có ngành ni cá lồng đang được xem là một mũi
nhọn kinh tế nhằm tạo ra những bước đột phá lớn trong phát triển nông nghiệp nông
thôn ở nước ta. Bởi ngành này khơng những có ưu thế trong việc khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên ven sơng mà cịn làm giảm sự q tải trong việc khai thác thủy sản
và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, ni cá lồng cịn phát
huy thế mạnh về lợi thế so sánh trong việc tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn,
từđó đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của nghề nuôi cá lồng không những đóng vai trị tích cực khai
thác lợi thế mặt nước, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm ở địa phương mà còn
mở ra cơ hội để thay đổi kỹ thuật, quy trình sản xuất thủy sản. Trong những năm


13

qua, nghề nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa đã tạo được công ăn việc làm và
nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ dân.
- Ni cá lồng cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng,

cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. Nuôi cá là một trong những
ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô,
dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, ni cá lồng đã góp phần bảo đảm an ninh

lương thực, thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin
cho thức ăn. Có thể nói ni cá lồng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp
thực phẩm, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân. Từ
các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng
triệt để cho các hoạt động nuôi cá. Trong thời gian tới, các mặt hàng cá sẽ ngày càng
có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam
- Nuôi cá lồng cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế

biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản là
nguồn chế biến thức ăn giàu đạm dùng để làm thức ăn hoặc chế biến thức ăn phục
vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nuôi cá lồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp
cho công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các loại thuỷ sản như: Tôm, cá,
nhuyễn thể, rong biển,... Các nguyên liệu của ngành thuỷ sản còn được sử dụng để
làm nguyên liệu cho các ngành công nghệ dược phẩm, mỹ nghệ....
- Ni cá lồng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của tồn ngành nơng,

lâm, ngư nghiệp nói chung: Ni cá lồng có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng.
Vì vậy phát triển mạnh ni cá lồng sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của
ngành nơng nghiệp. Trong những năm qua,tỷ trọng đóng góp của khu vực nông,
lâm, thuỷ sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và chỉ cịn đóng
góp trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỷ trọng của nông, lâm, thuỷ sản trong
GDP giảm, từ 24,53% năm 2000 xuống còn 21,65% trong 9 tháng năm 2003. Đây là
xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nơng, lâm, thuỷ sản giảm, thì tỷ trọng đóng
góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng lên, từ 11,4% năm 2001 nên 13%
năm 2003. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực


14


nông, lâm, thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt
nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta.
- Ni cá lồng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước: Với nhiều

lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ ngành thuỷ
sản nói chung và ni cá lồng nói riêng của nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế –
xã hội đất nước. Về mặt kinh tếở nhiều địa phương trong cả nước phát triển nuôi cá
lồng là con đường làm giàu của các chủ trang trại, các cơ sở, các hộ ni trồng, ở
các địa phương có tiềm năng về biển, sơng hồ… Phát triển ni trồng thuỷ sản nói
chung, ni cá nói riêng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
cho hiệu quả cao,tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập. Việc sản xuất và tiêu dùng
các sản phẩm thuỷ sản tại chỗ cịn góp phần cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng
sức khoẻ người dân. Đối với một số vùng biển hay trong đất liền, phát triển ni cá
lồng cũng góp phần vào phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du
lịch văn hố ...
Như vậy, ngành ni cá lồng nói riêng và ngành ni trồng thủy sản nói
chung, là một ngành kinh tế mũi nhọn, nó góp phần thúc đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa nền sản xuất nơng nghiệp và từng bước làm thay đổi bộ
mặt nông nghiệp nông thôn nước ta.
2.3.3. Đặc điểm của phát triển nuôi cá lồng
- Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành ni cá lồng nói riêng là

ngành có đặc điểm đặc thù riêng nhưng nó cũng có tương đồng với ngành sản xuất
nơng nghiệp như phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, nguồn nước
và địa hình. Đây được coi là yếu tố cơ bản để nuôi cá lồng cũng như nuôi trồng các
loại thủy sản khác đạt kết quả và hiệu quả cao. Nghề nuôi cá lồng ở nước ta đang
phát triển mạnh đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nơng dân. Nhiều diện
tích hồ, đầm, sơng (cả ngọt, lợ, mặn) rất đa dạng, môi trường phù hợp cho nghề nuôi
các lồng. Nếu phát triển sẽ tận dụng được mặt nước tự nhiên, giải quyết được công

ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nguồn thực phẩm dồi dào cho xã hội. Tuy
nhiên mỗi vùng đều có cách nuôi cá lồng khác nhau, phù hợp với đặc điểm tự nhiên,
tập quán của cư dân địa phương.


15

- Nuôi cá lồng thường chịu tác động lớn của môi trường, đặc biệt là môi

trường nước. Nuôi cá lồng bè trên sơng, hồ chứa phải có nguồn nước trong sạch,
không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, chất thải cơng nghiệp và chất thải của
các nhà máy hố chất. Môi trường nuôi phải đảm bảo pH từ 6,5-8,5, lưu tốc dịng
chảy từ 0,2-0,3m/s, ơxy hồ tan trên 5mg/l. Tuy nhiên, ni cá lồng trên sơng có thể
gây ơ nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường do mất cân bằng sinh thái, do tác
động quá lớn của con người vào dịng chảy của tự nhiên cũng như lượng hóa chất,
thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi khổng lồ thải ra có những tác động tiêu cực tới
hệ sinh thái, tới những lồi động khác sinh sống ở trên sơng. Vì vậy, biện pháp trong
việc giảm thiểu những thiệt hại, gìn giữ mơi trường chăn ni thủy sản trên mặt
nước chính là cơng tác quy hoạch phát triển ni trồng thủy sản cần dựa trên cơ sở
phân vùng sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước và xử lý chất thải đối
với ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, thâm canh...
- Trước đây phần lớn các hộ dân với kỹ thuật ni làm lồng cịn hạn chế, vật

liệu làm lồng chủ yếu tận dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có như tre, gỗ… Hiện
nay nhờ được tiếp cận với các loại lồng nuôi cải tiến bằng khung và lưới sắt nên đã
giảm được chi phí đầu tư và dễ dàng chăm sóc và quản lý, đem lại hiệu quả cao hơn.
Trung bình một lồng ni khung thép, thân lưới, kích thước 6x6x3m, thể tích
108m3 /lồng (loại lồng đang được áp dụng phổ biến hiện nay), sau 5-6 tháng ni
có thể cho thu hoạch 5-7 tấn cá thương phẩm/lồng, tương đương với 1 ha ao nuôi
thâm canh. Mặt khác, đối tượng nuôi lồng chủ yếu là các loài cá đặc sản như: Lăng

chấm, Chép lai, Ngạnh, Diêu hồng, Trắm đen... vốn khó ni thâm canh ở các thủy
vực nước tĩnh, giá bán thường cao gấp 2-5 lần các đối tượng nuôi truyền thống
khác, nên hiệu quả kinh tế của nuôi cá lồng là rất cao. Do đặc tính nước chảy, giàu ơ
xy và dinh dưỡng nên ni cá lồng cho năng suất, sản lượng cao. Năng suất ni cá
lồng trung bình từ 25-30 kg, cao gấp nhiều lần so với nuôi cá nước tĩnh trong ao.
Mặt khác ni cá lồng cịn tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên vốn rất phong phú
tại các sơng có dịng chảy yếu, nên chi phí thức ăn giảm, từ đó đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Tuy nhiên, nuôi cá lồng cũng chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Thời

tiết diễn biến bất thường, đặc biệt trong mùa mưa bão, lũ lớn sẽ làm thay đổi đột


×