Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Licensing Thomson ... bản quyền và lợi nhuận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.6 KB, 4 trang )

Licensing Thomson ... bản quyền và lợi nhuận

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh của bất cứ doanh
nghiệp nào, nhưng để thu được lợi nhuận cao lại không dễ chút nào. Nó đòi hỏi
các doanh nghiệp cần có những sách lược phát triển đúng đắn và lâu dài. Tuy
nhiên, có những doanh nghiệp đã “nôn nóng” muốn có lợi nhuận tức thời nên đã
tiến hành nhiều kế hoạch “không hợp pháp”.
Cũng vì mục tiêu trên mà
Licensing Thomson RCA, một công ty công nghệ
lớn của Mỹ đã thu tiền bản quyền sáng chế của hãng từ các nhà sản xuất địa
phương cao hơn so với tiền bản quyền thu ở các khu vực khác ví dụ như Pháp,
Trung quốc, Hàn Quốc.
Các cách thức kinh doanh không lành mạnh đã được
Licensing Thomson
RCA sử dụng như tạo ra sự đối xử phân biệt trong việc thu tiền bản quyền, thu tiền
bản quyền không phù hợp, thu tiền bản quyền có hiệu lực hồi tố, và đe doạ bằng
cách dẫn chiếu tới Điều 337 của Luật Hải Quan Mỹ (các biện pháp được sử dụng
nhằm ngăn cản việc khai hải quan của hàng nhập khẩu).
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về bản quyền thì doanh nghiệp nắm
giữ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) sẽ có nhiều quyền riêng biệt của mình theo quy định
của pháp luật. Một doanh nghiệp nắm giữ công nghệ cũng có thể chuyển quyền sở
hữu trí tuệ của mình cho một doanh nghiệp khác sử dụng và thu tiền bản quyền từ
doanh nghiệp này. Đây là cách tốt nhất mà một doanh nghiệp nắm giữ quyền sở
hữu trí tuệ khai thác thương mại quyền sở hữu trí tuệ của mình khi họ không thể
sử dụng quyền này cho riêng mình.
Trong các hoạt động chuyển quyền sở hữu trí tuệ quốc tế, một doanh
nghiệp nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ có vị trí thuận lợi tương đối trong các thoả
thuận và việc chuyển quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến các yêu cầu pháp lý
khác nhau về kinh tế của các bên tham gia.
Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu trí tuệ (có nghĩa là doanh nghiệp nắm
giữ quyền sở hữu trí tuệ) thường luôn yêu cầu doanh nghiệp được chuyển quyền


sở hữu trí tuệ chấp nhận một số hạn chế nhất định trong các hoạt động kinh doanh
của mình hoặc chấp nhận các điều khoản bất lợi khác là một phần của thoả thuận,
nhằm đạt được nhiều lợi ích hơn và tằng cường khả năng cạnh tranh và vị trí của
chính mình.
Mặt khác, doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu trí tuệ ở một vị trí kém
thuận lợi hơn, doanh nghiệp mà ngoài việc tìm cách sử dụng công nghệ thì thường
hoặc là có nhu cầu khẩn thiết có được kiến thức và bí quyết sản xuất đặc biệt hoặc
thiếu kiến thức cơ bản về nội dung chủ yếu của các điều khoản cụ thể trong thoả
thuận chuyển quyền sở hữu, và vì thế thường không có khả năng tranh luận về các
điều khoản hay gây tranh cãi trước khi ký hợp đồng. Vì vậy nguyên tắc tự do ký
hợp đồng thường không tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng tự quy định của thị
trường này.
Bên cạnh việc tạo ra nhiều loại hình sở hữu trí tuệ để bảo vệ lợi ích của
doanh nghiệp nắm giữ những quyền này, mỗi nền kinh tế quốc gia cũng cần đặt ra
một số những hạn chế trong nội dung của các thoả thuận chuyển quyền sở hữu trí
tuệ, điều mà rất phù hợp theo luật cạnh tranh nhằm bảo vệ lợi ích công cộng trong
nước. Sau đây là liệt kê những điều khoản mà thường bị nhiều nền kinh tế cho
rằng phải được điều chỉnh bởi luật cạnh tranh: cấm không thừa nhận giá trị của
quyền sở hữu trí tuệ; làm cho điều khoản của hợp đồng có hiệu lực lâu hơn thời
hạn hiệu lực của bằng sáng chế; áp đặt các hạn chế đối với cạnh tranh tự do; yêu
cầu trả tiền cho các sản phẩm không được bảo hộ; áp dụng các hạn chế trong số
lượng tối đa; áp dụng các hạn chế về giá; áp dụng các hạn chế về đối tác kinh
doanh; đặt ra nghĩa vụ phản hồi, ràng buộc, cấm buôn bán giữa các khu vực, áp đặt
hạn chế về bán hàng; chuyển quyền chéo và chuyển quyền kết hợp, chuyển quyền
sở hữu trí tuệ cả gói bắt buộc.
Chuyển giao công nghệ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp của những
đang phát triển, đặc biệt khi nền kinh tế quốc gia này là một bên nhập khẩu công
nghệ có trình độ phát triển thấp hơn với nền kinh tế đã công nghiệp hóa xuất khẩu
công nghệ. Bằng cách tham gia vào các thỏa thuận chuyển giao, các ngành công
nghiệp trong nước có thể mua được công nghệ tiên tiến, và từ đó việc chuyển giao

công nghệ đã trở thành một cách thức quan trọng để ngành công nghiệp trong
nước cải tiến mức độ công nghệ của mình.
Vì các bên liên quan thường ở vị trí không ngang bằng khi thiết lập các
quan hệ chuyên giao công nghệ, nên bên có vị trí thuận lợi tương đối đôi khi lợi
dụng và có những yêu cầu có lợi cho mình mà có thể được ghi trong thỏa thuận và
bắt buộc đối với bên khác này. Trái lại, bên nhận chuyển giao công nghệ có vị trí
kém thuận lợi hơn nên điều cần thiết đối với các doanh nghiệp này là cố gắng ngăn
cản các hành vi xâm phạm quyền bản quyền của đối tác để tránh việc bị kiện. Đôi
khi do thiếu các kiến thức pháp luật đầy đủ, nên các doanh nghiệp nhận chuyển
giao công nghệ có thể không có khả năng đàm phán. Chuyển giao công nghệ được
ký hợp đồng như vậy thường có những yếu tố bất bình đẳng.
Vụ việc
Licensing Thomson RCA mới đây liên quan đến các vấn đề tranh
chấp chuyển giao và nhập khẩu công nghệ. Tuy nhiên, về vụ việc
Licensing
Thomson RCA một số điểm của tranh chấp vẫn cần sự thảo luận và bằng chứng
thêm. Một số phần của đơn khiếu nại không thể được chấp nhận do thiếu các bằng
chứng cần thiết để xác định hành vi vi phạm. Dựa trên việc tính đến lợi ích công
cộng, có ý kiến đề xuất rằng những tranh chấp về vấn đề này nên được giải quyết
qua xử lý hành chính.

×