Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Tìm hiểu IC 555 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 3 trang )

Giới thiệu:
IC 555 là một trong những IC thông dụng khi bạn đi theo con đường điện tử. Đây là vi
mạch định thời gian đầu tiên và đến nay vẫn còn được phổ biến cho đến nay. Ngõ ra của
555 sẽ tạo ra một xung vuông mà chúng ta hay dùng để kích chân clock các IC khác.
Phương pháp tạo xung clock dùng 555 được cho là đơn giản và chuẩn xác hơn các cách
khác như dùng Transistor, Opamp …
IC 555 dòng NE
Lý do chọn 555:
• 555 rất phổ biến.
• Mạch tạo xung dùng IC này rất dễ làm, dễ giải thích, dễ hiểu nguyên lý làm việc
của nó.
Sơ đồ chân:
Sơ đồ chân 555
• Chân 1: nối xuống đất để lấy dòng cung cấp cho IC.
• Chân 2: ngõ vào của 1 tần số so áp, mạch so áp dùng các đén bán dẫn thuận (mức
áp chuẩn là 2*Vcc/3).
• Chân 3: Ngõ ra.
• Chân 4: dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân 4 nối mass thì ngõ ra ở mức
thấp, còn khi chân 4 nối lên mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tuỳ theo mức áp ở
chân 2 và 6.
• Chân 5: dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC theo VR hay R ngoài cho nối
mass. Tuy nhiên trong các mạch ứng dụng thường chân số 5 nối mass qua 1 con tụ
từ 10nF -100nF tác dụng lọc bỏ nhiễu cho mức áp chuẩn ổn định.
• Chân 6: ngõ vào của 1 tần so áp khác, mạch so sánh dùng các Transistor ngược
Vcc/3.
• Chân 7: có thể xem như 1 khoá điện.
• Chân 8: Cấp nguồn nuôi cho IC. Nguồn nuôi cấp cho IC khoảng từ +5V đến
+15V , tối đa là =18V.
Sơ đồ mắc để tạo xung
Chu kỳ xung vuông:
Hình bên trên sẽ cho ngõ ra (chân số 3) một xung vuông với chu kì được tính như sau:


• Thời gian áp cao T1=0.693*(R1+R2)*C (tụ nạp qua R1 và R2)
• Thời gian áp thấp T2=0.693*R2*C (tụ xả điện qua R2)
Chu kỳ xung vuông là: T=T1+T2
Lưu ý:
• Bạn lấy tụ C có giá trị cố định, vậy để tạo ra chu kỳ xung mong muốn thì bạn chỉ
việc thay đổi 2 điện trở R1 và R2.
• Để xung vuông ra có thời gian áp cao và áp thấp bằng nhau duty = 50% (T1=T2) ta
chọn R2>>R1 hoặc sử dụng mạch sau:
Duty = 50%
Mạch trên dùng thêm diode 1N4148 để T1=T2, để đảm bảo có được xung vuông tại chân
ngõ ra số 3 là đối xứng.
Lúc tụ nạp thì dòng chỉ qua R1 nhớ có diode D2. Khi đó thời gian nạp là T1 = t1 =
0.693*R1*C2 . Và khi tụ xả thì dòng xả chỉ qua R2 và thời gian xả là T2=t2=0.693*R2*C2
(để đảm bảo dòng chỉ qua R2 thì bạn có thể thêm 1 diode nối tiếp R2). Mà R1=R2 (chọn
lúc thiết kế) suy ra T1=T2.
Nguyễn Trung Hậu
Bài liên quan:
1. [Điện tử] Tìm hiểu 4017 – IC đếm thập phân
2. Xúc xắc điện tử
3. Mạch đèn tự động dùng 555
4. Tạo hiệu ứng ánh sáng cho quạt bằng Led
5. Mạch đèn trang trí dùng 555 và 4017

×