Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu TAM GIÁO THỜI LÝ - TRẦN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.95 KB, 7 trang )

1. Tam giáo đồng nguyên là gì?
Tam giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo đều do cùng một gốc mà ra. Tam
giáo nói đến ở đây chính là: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo.
Nho giáo: Còn được gọi là Khổng giáo, là hệ tư tưởng, học thuyết lớn nhất của
Trung Hoa thời cổ đại. Người đầu tiên sáng lập ra Nho giáo là Chu Công Đán
(Chu Công) sau đó Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và
tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người
sáng lập ra Nho giáo. Nội dung cơ bản của Nho giáo là tu thân và hành đạo. Muốn
tu thân Khổng Tử đã đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để
làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Sau khi tu thân xong
phải hành đạo tức là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” với 2 phương châm là nhân trị
và chính danh. Các sách kinh điển của Nho giáo là tứ thư (luận ngữ, đại học, trung
dung, Mạnh Tử), ngũ kinh (kinh thi, kinh thư, kinh dịch, kinh lễ, kinh xuân thu).
Phật giáo: Là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng
ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Nội dung cơ bản của Phật giáo nói về nỗi
khổ và con đường giải thoát nỗi khổ được thể hiện trong câu nói của Thích Ca:
“Trước và ngày nay ta chỉ có lý giải và nêu ra chân lý về nỗi khổ và con đường
giải thoát nỗi khổ cũng như đại dương kia chỉ có một vị mặn và học thuyết của ta
chỉ có một vị là cứu vớt”. Tất cả nội dung của Phật giáo đều nằm trong “Tứ diệu
đế” hay còn gọi là “Tứ thánh đế”: khổ đế, tập (nhân) đế, diệt đế và đạo đế.
Đạo giáo: Là một hệ tư tưởng, một học thuyết được hình thành ở Trung Hoa cổ
đại. Người sáng lập là Lão Tử và người hoàn thiện chính là Trang Tử. Đạo giáo
gồm có Đạo giáo triết học giải thích nguồn gốc của vũ trụ, đưa ra triết lý sống,
cách quản lý, cai trị đất nước; đạo giáo tôn giáo gồm đạo giáo phù thủy và đạo
giáo tu tiên.
Tam giáo ở Á Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không phải là ba hệ
thống danh lý bế quan mà là ba thái độ sống, ba đạo hay đường lối thực hiện sự
sống đầy đủ, con người toàn diện: sống ý chí, tình cảm và lý trí, đồng thời Chân,
Thiện, Mỹ. Đấy là ý nghĩa chính xác của chữ Đạo, thường được dùng thay cho
chữ Giáo. Chữ Đạo (道) là chữ hội ý của chữ Thủ (首) là đầu, là ý hướng và chữ
Xước (辶)là bước đi, vậy Đạo là đi có hướng. Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật đều là


những đường lối hướng vào mục đích tối cao Chí Thiện, Chí Mỹ, Chí Chân.
Chúng không phải là hệ thống danh lý về sự vật lấy một phương diện nào của sự
vật mà gạt bỏ tất cả những phương diện khác không thích hợp với hệ thống của
mình. Đạo trước hết là một quá trình vật thể tác dụng đồng thời, cho nên đấy là
một quá trình hơn là một cá thể. Và Đạo là đường lối thực hiện tuỳ theo khả năng
từng người, từng quan điểm, chứ Đạo không phải là một giáo điều đóng khung sau
khi người ta đã gán cho sự vật những nhãn hiệu và xếp loại chúng, không còn chờ
đợi gì ở kinh nghiệm sắp tới nữa.
Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật, khác nhau về quan điểm và phương pháp tu tập
vì Nho giáo chủ trương nhập thế, Phật giáo và Lão giáo chủ trương xuất thế,
nhưng cùng nhằm vào mục đích chung là dẫn dắt con người đến Chân, Thiện, Mỹ,
từ tự giác đến giác tha và giác hạnh viên mãn, để rồi linh hồn được siêu thoát lên
một thế giới tốt đẹp hơn, gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh hay Cực Lạc Niết Bàn, hợp
nhứt vào ngôi Thái Cực mà Nho giáo gọi là Thượng Đế, Lão giáo gọi là Đạo hay
Tiên Thiên Nhứt Khí, Phật giáo gọi là Chơn Như hay Chơn Không Diệu Hữu. Bởi
thế mà chúng có thể bổ túc cho nhau thành một thế giới quan đầy đủ về ba phương
diện đòi hỏi của con người: ý chí, tình cảm và lý trí.
2. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Lý – Trần.
Sang thế kỷ X lịch sử Việt Nam bước sang thời kỳ mới – Thời kỳ xây dựng và
phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ hình thành và phát triển nền văn
hóa Đại Việt.
Về mặt kinh tế, thời Lý – Trần sản xuất nông nghiệp vẫn được đặc biệt chú ý
phát triển. Các vùng đất mới được mở mang, những công trình thủy lợi được tiến
hành tiêu biểu là đê Cơ Xá được đắp vào thời Lý, có các chức quan chuyên trách
trông coi đê điều, có lễ cày tịch điền đầu năm của nhà vua để khuyến khích sản
xuất nông nghiệp, chính sách “ngụ binh ư nông” có tác dụng bảo vệ và phát triển
lực lướng sản xuất trong thời bình… Cùng với nông nghiệp thì thủ công nghiệp
cũng có bước phát triển mới: các ngành nghề truyền thống như đồ gốm, luyện sắt,
đúc đồng, nghề dệt… không những có bước tiến bộ về kỹ thuật mà còn phát triển
rộng khắp ở các vùng nông thôn và thành thị.

Về mặt xã hội, kết cấu giai cấp có sự thay đổi đáng kể. Giai cấp địa chủ quý
tộc lên nắm quyền thống trị xã hội. Số lượng và quy mô giai cấp địa chủ quý tộc
tăng lên đáng kể. Nhà nước phong kiến sử dụng nhà sư, nhà nho để ổn định xã
hội. Giai cấp bị trị là nông dân các làng xã, thợ thủ công, lái buôn, nông nô, nô
tỳ… Trong xã hội tồn tại mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. Mâu thuẫn này lúc
gay gắt, lúc bình thường tùy vào từng giai đoạn thịnh suy của các triều đại phong
kiến. Thời kỳ này giáo dục được chú ý phát triển, thi cử được tiến hành để tuyển
người tài bổ sung vào hàng ngũ quan lại giúp việc. Trong xã hội các nhà nho và
nhà sư được coi là trí thức.
3. Cơ sở dung nạp Tam giáo thời Lý – Trần.
Tam Giáo là chữ từ Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão giáo: Phật Giáo từ Ấn Độ
truyền sang (phía Tây Nam đưa lên), Còn Khổng giáo và Lão Giáo từ Trung Hoa
truyền sang (phía bắc đi xuống). Dân tộc Việt Nam đã hài hòa 3 đạo này lại được
thể hiện qua thái độ sống chứ không phải hòa chung Phật, Khổng và Lão với nhau.
Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố
Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó thể hiện
trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn
hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát triển là từ
yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển
dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối.
Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung
hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân
gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo
tịnh tồn ở thời kỳ này. Nói như Phan Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạo
hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt”. Trên nền tảng đó, nhìn chung
các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng.
Trong thế kỉ thứ X, nhà nước độc lập mới được xây dựng, đang dần dần tự
củng cố, vừa phải chuẩn bị đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược từ
bên ngoài, vừa phải đối phó với những yếu tố phân tán cát cứ ở bên trong. Trong
bối cảnh đó, tất nhiên bạo lực và quân sự là ứng xử trội của các ông vua và bộ

máy nhà nước. Song cũng thật kì lạ, đó cũng là bước đầu thời kì phát triển mạnh
mẽ của Phật giáo. Chính những ông vua từng “Đặt vạc dầu giữa sân, nuôi hổ báo
trong cũi” để trấn áp mọi chống đối, lại ủng hộ Phật giáo. Có hiểu được cái tình
thế dường như mâu thuẩn đó, chúng ta mới thấy rõ được đặc điểm của Phật giáo
Việt Nam trong thế kỉ thứ X.
Từ cuối thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo đã lan rộng khắp mọi miền của xứ “An
Nam đô hộ phủ”, tức đất nước ta ngày ấy. Đã xuất hiện một lớp cao tăng người
Việt, trong đó nhiều người đã đến Trung Quốc, xuống Nam Dương, sang Ấn Độ,
hiểu rộng, biết nhiều, kiêm thông Hán Phạn, có thể coi là những trí thức đương
thời. Và lực lượng Phật giáo các nhà sư và các tín đồ, đã thực sự tham gia vào
cuộc vận động giải phóng dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống áp bức,
giành lại nền độc lập cho đất nước.
Khi đất nước đã được độc lập, cũng là lúc uy tín và vai trò xã hội của lực lượng
Phật giáo được khẳng định. Nhà nước độc lập non trẻ lại đang cần 1 điểm tựa về ý
thức, một công cụ tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. Các vua đã chọn
Phật giáo làm hệ tư tưởng chính thống, dễ được lòng dân hơn là Nho giáo của
phương Bắc có nguy cơ đồng hóa dân tộc thành Bắc thuộc lần nữa.
Chính vì thế, dưới thời Lý – Trần Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Một mặt, vì đương thời tầng lớp phong kiến thế tục cầm quyền phần lớn xuất thân
từ chỉ huy quân sự ít học, trong khi đó các nhà sư vừa giỏi Phật học vừa biết Nho
học trở thành những người trí thức cần thiết cho triều đại như thiền sư Khuông
Việt, thiền sư Pháp Thuận, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Nguyễn Minh Không...
Mặt khác, ở những thế kỷ đầu độc lập, Nhà nước trung ương tập quyền mới thành
lập chưa khẳng định ngay được công cụ thống trị về mặt tư tưởng của mình. Phật
giáo bấy giờ đã phát triển, dễ dàng được chấp nhận để làm công cụ thống trị tinh
thần cần thiết đó. Phật giáo được coi là quốc giáo. Hầu hết các vua thời Lý, Trần
đều tôn sùng đạo Phật, bỏ nhiều tiền của xây chùa tháp, cúng ruộng cho chùa, tạc
tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật... Đạo Phật dưới thời Lý – Trần đã
ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước đó chính là chính sách thân dân,
khoan dung và đối trọng với nó là tư tưởng của Nho giáo tạo nên thế cân bằng.

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương
thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một
lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé. Đến
thời Lý – Trần, nó đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng
một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như
những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là
chế độ khoa cử. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý – Trần vẫn cần đến một sự
bổ trợ của Nho giáo. Trần Thái Tông nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước
không khác gì nhau. Như thế đủ biết đạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên
thánh (chỉ Khổng Mạnh) mà truyền lại cho đời…”.
Thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá
khiêm tốn. Năm 1070,Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các
vị tiên hiề, làm nơi dạy học Hoàng Thái tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi
Thái học sinh đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh;năm 1076, mở trường Quốc
Tử Giám. Đến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích
được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ. Qua thời Trần, Nho giáo và Nho học khởi sắc
hơn. Nhiều trường Nho học được mở, khoa cử đều kỳ hơn. Các vua Trần đã cố
gắng dung hòa Phật – Nho trong đường lối trị nước. Tầng lớp nho sĩ ngày một
phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài,
Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An… Họ đã dần
dần tham chính, nắm giữ các chức vụ trọng trách trước đây chỉ dành cho tầng lớp

×