Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.04 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI VĂN MẠNH

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN
TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN
TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 9229040

Hà Nội - 2020


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Phạm Duy Đức
2. TS. Lê Xuân Kiêu

Phản biện 1: ............................................................
............................................................

Phản biện 2: ............................................................
............................................................

Phản biện 3: ............................................................
............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện


họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên
nhiên thế giới, nơi có gần 20.000 dân đang sinh sống trong vùng lõi di sản.
Từ khi UNESCO công nhận là di sản của nhân loại, Quần thể danh thắng
Tràng An đã trở thành điểm đến nổi tiếng, thu hút ngày càng đơng du
khách tới tham quan. Q trình phát triển du lịch đã mang lại rất nhiều đổi
thay tích cực về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kinh tế xã hội, đời sống
văn hóa và nhất là tạo nhiều việc làm, sinh kế và thu nhập ổn định cho
cộng đồng cư dân địa phương. Mặt khác, phát triển du lịch cũng tạo ra
nhiều tác động tiêu cực làm thay đổi môi trường, không gian sản xuất, kỹ
năng tri thức nghề nghiệp, và các giá trị văn hóa mang tính định hướng,
các chuẩn mực, đạo đức trong cuộc sống và lao động sản xuất. Trước
những vấn đề đặt ra trên, NCS chọn đề tài nghiên cứu “Biến đổi văn hóa
sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động
của du lịch” làm luận án tiến sỹ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại
Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, Luận án tập
trung nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa

sinh kế, tìm hiểu sự biến đổi văn hóa sinh kế trong bối cảnh phát triển du
lịch, đồng thời lý giải những nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng tới sự biến
đổi, bàn luận một số vấn đề đặt ra để phát triển văn hóa sinh kế bền vững
trước tác động của du lịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh
kế do tác động của phát triển du lịch;
2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng biến đổi sinh kế và văn hóa sinh kế
của cư dân 3 xã nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An trước
và sau khi phát triển du lịch;
3) Phân tích các yếu tố tác động, xu hướng khai thác du lịch tác động
tới biến đổi, thời cơ và thách thức đối với biến đổi văn hóa sinh kế; bàn
luận xác định một số vấn đề đặt ra để phát triển sinh kế bền vững của cư
dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể
danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.


2

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung vào 3 xã trong vùng lõi di sản
chịu nhiều tác động từ phát triển du lịch gồm các xã Trường Yên, Ninh
Xuân và Ninh Hải.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.
- Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa sinh
kế và ứng xử của cư dân Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động
của phát triển du lịch.

4. Những câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản thế
giới Quần thể danh thắng Tràng An trước khi phát triển du lịch?
Thứ hai, văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh
thắng Tràng An biến đổi như thế nào trước tác động của phát triển du lịch?
Thứ ba, những vấn đề gì đặt ra đối với sự biến đổi văn hóa sinh kế
của cư dân trong khu di sản trước tác động của phát triển du lịch; cần làm
gì để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trong quá trình phát triển du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như xã hội học,
văn hóa học, kinh tế học, du lịch học để khảo sát, nghiên cứu sự biến đổi
văn hóa sinh kế của cư dân tại QTDT Tràng An trước tác động của du lịch,
đồng thời vận dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa, khung sinh kế bền
vững để phân tích, luận giải về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân và
những tác động tới sự biến đổi đó.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích và tổng hợp; Điền
dã; Điều tra xã hội học; và So sánh.
6. Đóng góp về khoa học của luận án
6.1. Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa về văn hóa sinh kế,
biến đổi văn hóa sinh kế trong quá trình phát triển du lịch của cư dân tại
QTDT Tràng An, dưới góc nhìn văn hóa học. Luận án sẽ đóng góp cho
việc hồn thiện hơn một số vấn đề lý luận về văn hóa sinh kế và sự biến
đổi của văn hóa sinh kế trước những tác động của du lịch tại các khu di sản
thế giới hiện nay.
6.2. Về thực tiễn: Luận án làm sáng tỏ thực trạng biến đổi văn hóa
sinh kế của cư dân tại khu QTDT Tràng An trước tác động của du lịch. Kết
quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu
và giảng dạy các mơn học về văn hóa học và du lịch học, quản lý di sản và
phát triển du lịch ở nước ta hiện nay.

7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của Luận án được bố cục thành 4 chương, 15 tiết.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ VÀ VĂN HÓA
SINH KẾ

1.1.1. Về sinh kế
Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm,
nghiên cứu từ lâu. Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert
Chambers vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, sau đó được Chambers,
Conway và những người khác phát triển vào đầu những năm 90 của thế kỷ
XX. Vấn đề này tiếp tục được Lavenda, Grant Evans phát triển.
Các nhà nghiên cứu (Đào Thanh Thái, Trần Văn Bình, Nguyễn Xuân
Mai, Nguyễn Huy Thắng, Bùi Văn Tuấn, Ngô Phương Lan….) tại Việt
Nam trong những năm trở lại đây đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra những
nhận định về vấn đề sinh kế, cho rằng hoạt động kinh tế hay sinh kế chính
là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên trong quá trình thỏa
mãn các nhu cầu vật chất để đảm bảo sự sinh tồn của mình, hay sinh kế là
những phương thức kiếm sống của cá nhân hay cộng đồng, nhằm đáp ứng
các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triển của cá
nhân hay cộng đồng đó.
1.1.2. Về văn hóa sinh kế
Thuật ngữ văn hóa mưu sinh hay sinh kế được nhiều nhà nghiên cứu

sử dụng gần đây để chỉ các hoạt động sản xuất, kiếm sống của cộng đồng
cư dân, của tộc người. Trong các cơng trình nghiên cứu của Norman Long
(1980), Wallman (1982), Robert Chambers và Conway (1992), Caroline
Ashley (1999), Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda (2001), Scoones
(1998), Grant Evans (2001), Carney, D. (2003), Solesbury W. (2003), Lee
Ann (2007), Twigg, J. (2007), Leo de Haan (2012), Stephen Morse
(2013)… mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau, từ dân tộc học, nhân học,
kinh tế học, khi nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền vững, đều dựa vào 5
loại vốn: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất - tài chính,
trong đó có nhiều nội dung được xem xét như những giá trị cốt lõi của văn
hóa và văn hóa sinh kế như phong tục tập quán, tri thức dân gian, trình độ, kỹ
năng, các quan hệ xã hội trong cộng đồng, nghi lễ liên quan đến sinh kế.
Các nhà nghiên cứu trong nước cơ bản thống nhất xếp văn hóa sinh kế
thuộc nhóm văn hóa sản xuất, chính là những giá trị, tri thức, phong tục
tập quán, nghi lễ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, kiếm


4

sống của hộ gia đình và cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam như
Trần Văn Bình, Nguyễn Văn Sửu, Bùi Văn Tuấn, Đào Thanh Thái,
Nguyễn Văn Tạo, Hoàng Cầm, Phạm Thúy Quỳnh, Nguyễn Xuân Mai,
Nguyễn Duy Thắng, Đỗ Hải Yến… từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã
thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về sinh kế, biến đổi sinh kế do tác
động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, di dân, tái định cư, phát
triển du lịch…. trong đó đã có những nhìn nhận đánh giá về biểu hiện và
yếu tố gắn với các giá trị của văn hóa sinh kế như các giá trị văn hóa, lối
sống, phong tục tập quán, nghi lễ liên quan đến sinh kế.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN
HÓA VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ


1.2.1. Về biến đổi văn hóa
Trên thế giới, biến đổi văn hóa đã được đề cập đến từ khá sớm bởi
những nhà khoa học khởi xướng ủng hộ Thuyết tiến hóa văn hóa như E.
Taylor (1891) hay L. Morgan (1877). Năm 1967, Joel M. Halpern đã cơng
bố cơng trình nghiên cứu về sự giao lưu và biến đổi văn hóa của hai hay
nhiều nền văn hóa ở nơng thơn, đơ thị; Ronald Inghart và Wayne E.Baker
đã có bước tiến xa hơn trong nghiên cứu Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và
sự duy trì giá trị văn hóa truyền thống, trong đó đã làm rõ thêm hệ thống
lý thuyết về biến đổi văn hóa trong xã hội trong tiến trình hiện đại hóa.
Trong các cơng trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa của các tộc người
dưới góc nhìn tâm lý học, các tác giả Pamela Balls Organista, Gerardo
Marin, và Kevin M. Chun có đề cập tới vấn đề biến đổi văn hóa với những
nội dung quan trọng của khái niệm, vai trị của biến đổi văn hóa khi nghiên
cứu tâm lý các tộc người. Ozgur Celenk và Vande đưa ra quan niệm về
BĐVH được hiểu là: quá trình thay đổi khi những cá thể từ các nền văn
hóa khác nhau có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau lâu dài và liên tục dẫn đến
sự biến đổi của bản thân cá thể cũng như sau biến đổi của nhóm cá thể.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa cũng được
nhiều học giả quan tâm từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay:
Những biến đổi văn hóa làng nghề ở Sơn Đồng; Bát Tràng; Đồng Xâm,
Thái Bình và Biến đổi văn hóa Làng nghề ở Châu thổ sơng Hồng hiện nay
của tác giả Vũ Diệu Trung; Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng
đồng nơng nghiệp - nơng thơn trong q trình phát triển các khu cơng
nghiệp (thơng qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) của tác giả
Nguyễn Văn Quyết; Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven
đô Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Sửu; Biến đổi văn hóa làng ở đồng
bằng Bắc Bộ (2017) của tác giả Vũ Phương Hậu…



5

1.2.2. Về biến đổi văn hoá sinh kế
Biến đổi văn hóa sinh kế là vấn đề cịn khá mới mẻ, các cơng trình
nghiên cứu gần đây mới tập trung vào nghiên cứu biến đổi sinh kế trong
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, di dân tái, định cư, phát triển du
lịch. Một số cơng trình tiêu biểu liên quan đến biến đổi văn hóa sinh kế
của các tác giả như: Bùi Thị Bích Lan “Hoạt động mưu sinh của người
Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”, Đỗ Lan
Phương và cộng sự “Những nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa Việt
Nam thập niên đầu thế kỷ XXI (2001-2010)”; Nguyễn Văn Hồng “Sự thích
ứng của đời sống mới của dân di cư Sơn La“; Nguyễn Văn Sửu đã cơng bố
cơng trình nghiên cứu“Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế ở
ven đơ Hà Nội”; Trịnh Thị Hạnh ‘‘Biến đổi sinh kế của người Mường
vùng lịng hồ thủy điện Hịa Bình ở nơi tái định cư”; Nguyễn Thị Vân Anh
“Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo”…
1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN
HÓA SINH KẾ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH

Trong bối cảnh hiện nay, sự biến đổi văn hóa sinh kế chịu rất nhiều
yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi theo thời gian, trong đó có sự tác động
của q trình phát triển du lịch. Tiêu biểu có các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả: Lê Tuấn Anh và Nguyễn Thị Hồng Tâm “Nhận thức của giới
trẻ về tiếp biến văn hóa trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện
nay”, Bùi Thanh Thủy “Văn hóa các tộc người thiểu số tỉnh Hịa Bình với
việc phát triển du lịch văn hóa”; Đặng Thị Diệu Trang và cộng sự “Du lịch
dựa vào cộng đồng và sự biến đổi văn hóa địa phương: trường hợp người
Thái và người Mường ở Hịa Bình”; Đặng Thị Diệu Trang “Du lịch dựa
vào cộng đồng và vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương”; Ming Ming Sue,
Geoeffrey và Kejian Xu “Tourism - Induced Livelihood changes at Mount

Sanqingsha - World Heritage Site, China” (Thay đổi sinh kế do tác nhân
du lịch ở khu di sản thế giới núi Sanqinshan của Trung Quốc); Đỗ Hải Yến
“biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn trong bối cảnh phát
triển du lịch”. Qua các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, các xu hướng
nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, liên quan đến nhiều cấp độ, nhiều
lĩnh vực, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại, vấn
đề nghiên cứu này đều chỉ ra những quá trình, nguyên nhân, bối cảnh biến
đổi và sự biến đổi trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.


6
1.4. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HĨA, TÁC ĐỘNG
CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI DI SẢN VÀ SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI
QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa, tác động của du lịch
tới di sản và sinh kế của các tác giả: Trương Đình Tưởng “Địa chí văn hóa
dân gian Ninh Bình”, Ryan Rabett và cộng sự “Sự thích ứng của con người
với sự thay đổi về môi trường vùng ven biển” và “quá trình cư trú và sinh
sống của người tiền sử ở vùng đất Tràng An”, UBND tỉnh Ninh Bình “Hồ
sơ đề cử Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới”, Bùi Thị
Hương, Lê Tuấn Anh và Ngô Phương Dung “Chaper 6. Managing
UNESCO World Heritage in Vietnam: Visitor Evaluation of Heritage
Mission and Management of Trang An Landscape Complex. In: AL., Y. W.
E. (ed.) Managing Asian Destinations, Perspectives on Asian Tourism”,
Hoàng Thảo và Gwenn Pulliat “Màu xanh cho ai? Khai thác du lịch sinh
thái như là một chiến lược thích ứng khí hậu ở Tràng An, Việt Nam”
1.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU
MÀ LUẬN ÁN CÓ THỂ KẾ THỪA VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG MÀ
LUẬN ÁN CẦN ĐI SÂU NGHIÊN CỨU


Qua tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu về sinh kế, văn hóa sinh kế và
biến đổi văn hóa sinh kế… trong và ngoài nước, đặc biệt là các tài liệu liên
quan đến sinh kế, VHSK và phát triển du lịch ở khu vực QTDT Tràng An,
nghiên cứu sinh nhận thấy một số vấn đề sau:
Một là, văn hóa sinh kế, biểu hiện của văn hóa sinh kế, biến đổi văn
hóa sinh kế cịn có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất về thuật
ngữ, nội hàm các thuật ngữ này (livelihood, sinh kế, mưu sinh…). Một số
nhà nghiên cứu nước ngoài mặc dù coi sinh kế (livelihood) đơn thuần là
các hoạt động vì mục đích kiếm sống, mục đích kinh tế, nhiều nghiên cứu
đã vận dụng và phát triển khung phân tích sinh kế bền vững của DFID
(1998) làm cơ sở khoa học để xem xét vấn đề văn hóa trong sinh kế như
nguồn lực con người và nguồn lực xã hội hay nguồn lực văn hóa.
Hai là, việc vận dụng lý thuyết về BĐVH vào nghiên cứu biến đổi
văn hóa truyền thống, văn hóa làng nghề, văn hóa gia đình, văn hóa nơng
thơn, văn hóa tộc người… khá phổ biến, tuy nhiên trong lĩnh vực biến đổi
văn hóa sinh kế cịn rất ít, nhất là SBĐVHSK của cư dân tại các khu di
sản thế giới, nơi vừa có sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nhưng vừa
phải tuân thủ các quy định về quản lý, bảo tồn di sản và đảm bảo sinh kế
cho người dân.
Ba là, hoạt động sinh kế hay kiếm sống xuất hiện cùng với sự xuất
hiện và phát triển của con người, cùng với quá trình đó, các giá trị vật chất


7

và tinh thần trong lao động sản xuất, kiếm sống cũng được kết tinh, tích
lũy, kế thừa và phát triển thành nên các giá trị của văn hóa sinh kế nói
riêng và các giá trị văn hóa của cộng đồng nói chung.
Bốn là, những nghiên cứu về BĐVHSK trên thế giới và Việt Nam đã

có đóng góp nhất định về cả lý luận và thực tiễn, tuy nhiên nghiên cứu sự
BĐVHSK của cư dân ở khu di sản thế giới QTDT Tràng An cũng như các
khu di sản thế giới ở nước ta đến nay vẫn chưa có. Như vậy còn những
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về nội hàm, cấu trúc hay các
thành tố của văn hóa sinh kế như: 1) Hệ thống giá trị định hướng trong
sinh kế; 2) Những giá trị mang tính chuẩn mực, quy tắc của sinh kế; và 3)
Hành vi sinh kế hay phương thức sinh kế.
Năm là, địa điểm nghiên cứu: các khu vực dân cư thuộc các xã (Ninh
Hải, Ninh Xuân và Trường Yên), huyện Hoa Lư nằm trong vùng lõi của di
sản thế giới QTDT Tràng An. Từ khi nơi đây trở thành di sản thế giới hỗn
hợp, hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt khách, chiếm hơn 40% lượng
khách đến Ninh Bình. Quá trình phát triển đó đã tác động khơng nhỏ tới
sinh kế, việc làm, thu nhập và văn hóa của người dân. Tuy nhiên đến nay
vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của người dân trong khu di sản thế giới
QTDT Tràng An do tác động của phát triển du lịch còn chưa được quan
tâm, có thể nói chưa có cơng trình nghiên cứu nào.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠNG CỤ

2.1.1. Khái niệm văn hóa
Theo UNESCO, “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ

cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.


8

2.1.2. Khái niệm sinh kế
Từ các cách hiểu và khái niệm về sinh kế của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước, với các cách tiếp cận, hướng nghiên cứu khác nhau,
trên quan điểm văn hóa học và hướng nghiên cứu của luận án, nghiên cứu
sinh đưa ra khái niệm về sinh kế như sau: Sinh kế chính là cách thức sử
dụng các nguồn lực và tổ chức những hoạt động kinh tế của hộ gia đình và
cộng đồng địa phương được sắp xếp thành những ngành nghề đặc thù phù
hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm duy trì cuộc sống được lặp lại
từ ngày này qua ngày khác và có sự thay đổi linh hoạt khi có biến động về
mơi trường sống.
2.1.3. Văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế
2.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của văn hóa inh kế
a) Khái niệm văn hóa sinh kế
Văn hóa sinh kế là tồn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mang tính
định hướng, chuẩn mực cho các hành vi, phương thức kiếm sống được
hình thành, kế thừa và phát triển trong quá trình tương tác, ứng xử với mơi
tự nhiên và xã hội nhằm đảm bảo và phát triển cuộc sống của cộng đồng
dân cư và hộ gia đình.
b) Đặc điểm của văn hóa sinh kế
Qua các biểu hiện của văn hóa sinh kế, có thể nhận thấy văn hóa sinh
kế có những đặc điểm như sau:
- Các giá trị văn hóa được hình thành thơng qua q trình ứng xử

của con người với thiên nhiên, con người với con người và với cộng
đồng. Văn hóa khơng chỉ biểu hiện trong các phong tục tập quán, tri
thức dân gian mà còn ở trong các phương thức sinh kế được bồi đắp, lưu
giữ qua nhiều thế hệ.
- Sinh kế có quan hệ thiết với văn hóa vật chất, văn hóa xã hội. VHSK
là những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng sáng tạo, tiếp biến và
thay đổi trong khoảng không gian của cộng đồng.
- Văn hóa sinh kế mang tính bản địa vì nó thường gắn với một mơi
trường tự nhiên và xã hội trong một khu vực nhất định. Điều này có thấy
rõ, những phong tục, tập quán sản xuất, kiến thức về nông vụ, trồng cấy,
thời tiết được người dân địa phương tích lũy, trao truyền qua nhiều thế hệ
thơng qua q trình lao động sản xuất, ứng xử với môi trường tự nhiên, các
mối quan hệ gia đình, làng xóm, ăn ở, sinh hoạt…
c) Các thành tố của văn hóa sinh kế
Văn hóa sinh kế thuộc nhóm văn hóa vật chất, là một thành tố quan
trọng của văn hóa, nó được hình thành trong q trình lao động, sản xuất,
ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Qua việc nghiên cứu nội hàm,


9

đặc điểm của văn hóa sinh kế, ta có thể thấy văn hóa sinh kế gồm 3 thành
tố sau:
- Hệ thống giá trị định hướng sinh kế: Văn hóa có đặc trưng quan
trọng là “tính giá trị”. Giá trị chính là những điều tốt đẹp được tích lũy qua
kinh nghiệm của nhiều thế hệ, nó trở thành “la bàn” định hướng dẫn lối
cho con người trên con đường mưu cầu hạnh phúc.
- Chuẩn mực sinh kế (thiết chế và quy tắc ứng xử): Văn hóa có vai trị
quan trọng trong việc “điều chỉnh xã hội” và điều chỉnh các ứng xử, hành vi
của con người trong các hoạt động sinh kế. Hệ thống quy tắc mang tính tiêu

chuẩn, định hướng cho các hoạt động mưu sinh, kiếm sống của con người.
- Hành vi sinh kế là các phương thức, cách thức sử dụng các nguồn
lực để kiếm sống, nó thường được biểu hiện trong các hoạt động sinh kế,
nghề nghiệp, phong tục, tập quán, thói quen kiếm sống của một cộng
đồng dân cư.
2.1.3.2. Biến đổi văn hóa sinh kế
Biến đổi văn hóa sinh kế là sự thay đổi các giá trị định hướng và
phương thức lựa chọn và sử dụng các nguồn lực sinh kế cùng với các quy
tắc mang tính chuẩn mực trong q trình tương tác, ứng xử với môi tự
nhiên và xã hội nhằm đảm bảo và phát triển cuộc sống của cộng đồng dân
cư và hộ gia đình.
2.1.4. Phát triển du lịch và văn hóa sinh kế bền vững
2.1.4.1. Phát triển du lịch bền vững
Theo Luật Du lịch năm 2017: phát triển du lịch bền vững là sự phát
triển đáp ứng yêu cầu đồng thời về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm
hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Phát triển du
lịch bền vững trong khu vực di sản thế giới vừa là phương thức vừa là yêu
cầu, không chỉ tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ di sản mà còn giúp
cho người dân địa phương bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống mà cịn
nâng cao khả năng thích ứng và quyền tự quyết trong việc lựa chọn các giá
trị và phương thức sinh kế phù hợp.
2.1.4.2. Phát triển văn hóa sinh kế bền vững
Phát triển văn hóa sinh kế bền vững là q trình biến đổi văn hóa theo
hướng đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của hiện tại với lợi ích của các thế hệ
tương lai thông qua việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách
khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ tài
nguyên và môi trường sinh thái.



10
2.2. LÝ THUYẾT VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ VÀ KHUNG
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỔI VĂN HĨA SINH KẾ

2.2.1. Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Trong luận án này, NCS tham khảo và vận dụng 3 lý thuyết về biến đổi
văn hóa (sinh thái văn hóa, giao tiếp văn hóa và khuếch tán văn hóa) làm cơ
sở lý thuyết cho việc tìm hiểu, luận giải về sự biến đổi văn hóa sinh kế của
người dân do tác động của phát triển du lịch và các yếu tố liên quan, đồng
thời NCS cũng vận dụng một số quan điểm “nền kinh tế trọng tình” của
Jame Scott và “người nơng dân duy lý” của Samuel Popkin để tìm hiểu và
giải thích về cách thức ứng xử và tổ chức các hoạt động sinh kế của người
dân trong bối cảnh phát triển du lịch.
2.2.2. Khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế
2.2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững
Nguồn lực sinh kế sẽ quyết định đến phương thức sinh kế hay cách
thức tổ chức các hoạt động lao động, sản xuất để kiếm sống. Khi các
nguồn lực sinh kế thay đổi, thì phương thức sinh kế cũng sẽ thay đổi. Theo
khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, sự thay đổi các nguồn lực
sinh kế (tự nhiên, con người, xã hội, vật chất và tài chính) sẽ làm thay đổi
hoạt động sinh kế.
2.2.2.2 Khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế
Khung phân tích này trước hết xem xét bối cảnh chung (luật pháp, cơ
chế chính sách, kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế) như là nhân tố gián tiếp
tác động đến văn hóa sinh kế, và du lịch được xem xét như là nhân tố trực
tiếp tác động làm thay đổi các nguồn lực sinh kế (tự nhiên, con người, tài
chính vật chất và văn hóa xã hội), dẫn tới thay đổi các hoạt động sinh kế
(gồm cả các hoạt động sinh kế truyền thống và sinh kế mới), trên cơ sở đó
tìm hiểu, đánh giá sự biến đổi văn hóa sinh kế thơng qua sự biến đổi các

thành tố của văn hóa sinh kế gồm: 1) Các giá trị mang tính định hướng
trong hoạt động sinh kế; 2) Các giá trị mang tính chuẩn mực, quy tắc ứng
xử trong các hoạt động sinh kế; 3) Các giá trị thể hiện trong các hành vi
sinh kế hay phương thức sinh kế.
2.3. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ MỐI QUAN HỆ
VĂN HÓA SINH KẾ VÀ DU LỊCH TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG
TRÀNG AN
2.3.1. Quan điểm về phát triển du lịch
Việc phát triển du lịch ở Tràng An, ngoài việc phải tuân thủ các quy
định, nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững, còn phải thực hiện các quy
định và tiêu chuẩn về quản lý, bảo tồn di sản của UNESCO. Kế hoạch


11

quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã xác định một cách đầy đủ về
tầm nhìn và các quy tắc định hướng cho công tác bảo tồn và phát huy giá
trị di sản thế giới.
Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 17/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình về bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch
giai đoạn 2016-2020, đã khẳng định Di sản là nguồn tài nguyên quý giá
đối với phát triển du lịch Ninh Bình, có vai trị hạt nhân thúc đẩy nhiều
ngành nhiều lĩnh vực; bảo vệ di sản là trách nhiệm của các cấp, các ngành,
các đơn vị và người dân trong tỉnh; Đặc biệt đã nhấn mạnh việc bảo tồn di
sản phải gắn kết chặt chẽ với triển du lịch, phát triển kinh tế với đảm bảo
an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống văn hóa
tinh thần cho người dân trong vùng di sản. Đây chính là quan điểm cốt lõi,
xuyên suốt về phát triển du lịch trong khu di sản.
2.3.2. Văn hoá sinh kế - nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch
Văn hóa khơng chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, mà còn nguồn lực

quan trọng cho du lịch phát triển, nhưng văn hóa cũng phải dựa vào du lịch
để bảo tồn, quảng bá và phát huy. Đó là mối tương quan cơ bản và chặt
chẽ, khơng thể tách rời. Mối quan hệ văn hóa - du lịch trong bối cảnh tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.
Trước hết là ảnh hưởng của văn hóa đối với du lịch. Những giá trị, chuẩn
mực, quy tắc ứng xử và tập quán lao động, sản xuất, phương thức mưu
sinh của cộng đồng địa phương sẽ tạo nên những sắc thái văn hóa bản địa,
tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, từ đó góp phần
đưa hình ảnh quốc gia hay địa phương đến với thế giới bên ngồi một cách
nhanh chóng, trực tiếp và sinh động.
2.3.3. Tác động của du lịch đối với văn hóa sinh kế
Trong khu vực Tràng An, nhờ có du lịch phát triển, các hoạt động sinh
kế truyền thống đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trước đây người dân địa
phương chủ yếu làm nông nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống,
nay phần lớn người dân chuyển sang làm các ngành nghề, dịch vụ liên
quan đến du lịch. Qua khảo sát có hơn 6.570 người làm các nghề liên quan
đến du lịch, trong đó nghề chèo đị là 4582 người, chiếm gần 70%, tiếp đến
là khách sạn, nhà hàng (lễ tân, phục vụ bàn, buồng…) khoảng 1445 người,
chiếm 21%. Sự phát triển du lịch đã tạo nhiều công ăn việc làm cho lao
động nông thôn mà không cần phải đào tạo bài bản, từ đó góp phần từng
bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn.
Sự phát triển du lịch đã có sự tác động mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa
của dân tộc và các địa phương. Chính những giá trị văn hóa liên quan đến


12

sinh kế, lao động sản xuất, lối sống của cư dân địa phương là nguồn lực,
tài nguyên quan trọng tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn đối với khách du lịch.
Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch xét trên cả hai phương

diện văn hóa vật thể (cảnh quan, di sản kiến trúc, di tích văn hóa - lịch sử,
hàng thủ công mỹ nghệ, công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, ẩm thực...)
và văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật truyền thống, lối sống bản địa,
phong tục tập quán địa phương, tín ngưỡng...).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì VHSK cũng làm mai một và
mất dần một số bản sắc văn hóa truyền thống, khiến cho một số phong tục tập
quán của cư dân trong vùng di sản Tràng An bị mai một, lai căng, tây hóa.
2.4. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.4.1. Khái quát về khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An
Quần thể Danh thắng Tràng An có diện tích 6.226 ha và một vùng
đệm rộng 6.026 ha, trên địa bàn của các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho
Quan và các thành phố Tam Điệp, Ninh Bình. Khu di sản gồm ba khu vực
được bảo vệ là: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đơ Hoa Lư, khu danh thắng
Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Theo
thống kê hiện có khoảng hơn 20.000 dân sinh sống trong vùng lõi khu di
sản, trong đó chủ yếu tập trung ở 3 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh
Hải của huyện Hoa Lư. ràng An được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn
hóa và Thiên thiên Thế giới theo ba tiêu chí: v, vii và viii.
2.4.2. Phân vùng quản lý trong khu di sản
Khu di sản Tràng An được chia thành năm phân vùng quản lý nhằm
xác định các hình thức sử dụng khác nhau và các phương pháp bảo tồn phù
hợp với những hình thức sử dụng đó. Việc phân vùng có tính đến đảm bảo
các hoạt động của một vùng khơng ảnh hưởng tới những vùng khác. 5
phân vùng gồm: 1). Các khu vực cảnh quan thiên nhiên cần được bảo vệ:
2). Các khu vực di tích văn hóa cần bảo vệ; 3). Các khu vực bảo tồn và sử
dụng bền vững; 4). Các khu vực cho phép du lịch; 5). Các khu vực dân cư.
2.4.3. Khái quát tình hình phát triển du lịch trong khu di sản
Du lịch sinh thái đóng góp đáng kể cho kinh tế và xã hội của địa
phương. Hiện nay, có khoảng 3.930 chiếc thuyền thuộc sở hữu của các hộ

gia đình và các doanh nghiệp du lịch và đây là phương tiện chủ yếu để đưa
khách du lịch thăm quan khu di sản. Sáu khu du lịch sinh thái do các
doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đầu tư và hoạt động trong khu di sản
từ năm 2002.
Năm 2019, Các khu, điểm du lịch trong vũng lõi di sản đón được trên
3,1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế khoảng 650.000 lượt, với tốc độ tăng


13

trưởng khách khoảng 9,7%/năm. Về cơ sở vật chất, tính đến 31/10/2019
trong khu di sản có 236 cơ sở lưu trú và nhà hàng, trong đó loại hình nghỉ
lại nhà dân (homestay) chiếm đa số. Du lịch phát triển đã tạo việc làm cho
người dân địa phương, tốc độ tăng trưởng đạt 12,7%, tính đến 31/12/2019,
có khoảng 21.500 người, trong đó riêng lao động du lịch trong khu vực
vùng lõi di sản có 6.570 người chiếm khoảng 70% lực lượng lao động du
lịch trực tiếp của toàn tỉnh, với thu nhập bình quân 5 triệu
đồng/người/tháng. Các hoạt động du lịch, dịch vụ và bảo tồn di sản đã
mang lại thu nhập và lợi ích trực tiếp cho người dân địa phương, từ đó tạo
nên mối quan hệ mật thiết, gắn bó của cộng đồng dân cư đối với Di sản.
Chương 3
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN
TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN
3.1. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN
THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRƯỚC NĂM 2000

3.1.1. Đặc điểm nguồn lực sinh kế
3.1.1.1. Nguồn lực tự nhiên
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 12.252 ha, trong đó vùng
lõi 6.226 ha và vùng đệm có diện tích khoảng 6.026 ha nằm trên địa bàn

của 12 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Vùng
lõi di sản thế giới tập trung các dự án du lịch và khu, điểm du lịch chủ yếu
nằm trên địa bàn 03 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải. Đây là khu
vực có nhiều dân cư sinh sống (90%) và chịu tác động nhiều nhất từ hoạt
động du lịch.
Các xã này đều nằm trên khối núi đá vơi Tràng An, với địa hình chủ
yếu là núi đá và rừng đặc dụng trên núi đá, chiếm trên 40% tổng diện tích
tự nhiên, riêng xã Ninh Hải có diện tích đất lâm nghiệp trên 56%. Diện
tích đất nơng nghiệp và ni trồng thủy sản chỉ chiếm trên dưới 20%. Đặc
thù địa hình có nhiều núi non, sơng ngịi và hang động khơng thuận lợi cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng đã tạo ra cảnh quan đẹp, sơn thủy
hữu tình, đây chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.
3.1.1.2. Nguồn lực con người
Trong di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có khá nhiều dân
cư sinh sống, dân số hiện trạng trong phạm vi khu danh thắng khoảng
47.000 người, trong đó vũng lõi khoảng 20.000 người, vùng đệm có
khoảng 27.000 người, tỷ lệ lao động làm nông nghiệp chiếm khá cao và có
khá nhiều người làm nghề thủ cơng truyền thống, nổi bật là nghề làm đá
mỹ nghệ, thêu ren và mộc. Dân cư nông thôn sinh sống phân tán tại nhiều


14

khu vực trong địa bàn, nhưng phần lớn là ở phía ngồi các thung lũng của
khối đá vơi Tràng An.
3.1.1.3. Nguồn lực vật chất - tài chính
Quần thể danh thắng Tràng An nằm trên vùng đất cổ, bao gồm toàn bộ
khu vực kinh thành Hoa Lư xưa, nơi có nhiều di tích lịch sử và danh thắng
liên quan đến các triều đại nhà Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, nên ln được
chính quyền và người dân địa phương quan tâm, đầu tư tu bổ để tri ân các

bậc tiền nhân và phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng. Đây vừa là nguồn
lực văn hóa quan trọng, vừa là nguồn lực vật chất to lớn để người dân địa
phương khai thác, sinh tồn và phát triển một cách bền vững.
3.1.1.4. Nguồn lực văn hóa - xã hội
Nguồn lực văn hóa xã hội là những kho tàng kiến thức, tri thức của
nhân dân về thiên nhiên, xã hội, lao động và con người được đúc kết, lưu
truyền và bổ sung qua nhiều thế hệ. Nguồn lực này được thể hiện trong
tính cách, phong tục tập quán, các môi quan hệ xã hội, trong giao tiếp và
các nghi lễ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư và từng người dân. Đây chính
là những nguồn sinh dưỡng tạo nên tính cách, cốt cách của người dân ở
Tràng An - Ninh Bình.
Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, cư dân địa phương trong khu
di sản còn lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, trong đó có
nhiều lễ hội gắn với hoạt động sinh kế và sản xuất của cư dân nông nghiệp
như lễ khai canh, lễ rửa bừa, lễ cơm mới, lễ rước nước….
3.1.2. Các hoạt động sinh kế truyền thống
3.1.2.1. Hoạt động nơng nghiệp
Trải qua hàng nghìn năm sống bằng nghề nông, cư dân trong khu di
sản Tràng An đã đúc kết cho mình kho tàng tri thức dân gian phong phú về
nghề trồng trọt và chăn nuôi.
* Hoạt động trồng trọt: Tại các khu vực dân cư sinh sống trong vùng Di
sản trước đây chủ yếu sống dựa vào trồng trọt trong đó diện tích trồng lúa
nước chiếm diện tích lớn. Khí hậu ơn đới có bốn mùa nhưng người dân tại khu
vực Tràng An chỉ trồng cấy hai vụ: Vụ xuân hè và vụ thu đơng. Giữa các vụ
có trồng xen kẽ các loại đậu, bí, ngơ làm lương thực vào thời điểm giáp hạt.
* Hoạt động chăn nuôi: Do địa thế là vùng bán sơn địa nên hoạt động
chăn nuôi tại khu vực Tràng An cũng được ưu tiên phát triển ngang bằng
với trồng lúa nước. Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bị, gà, lợn, dê…
3.1.2.2. Các nghề thủ cơng truyền thống
Vùng đất Tràng An - Hoa Lư (Ninh Bình) trước đây là vùng đất thuần

nông. Người dân nơi đây chủ yếu làm ruộng, tuy nhiên đây là khu vực


15

chiêm trũng quanh năm lũ lụt, ruộng trong thung, trong thong khuất bóng
núi, năng suất thấp. Vì vậy, ngồi nghề nơng, cư dân địa phương cịn có
nhiều nghề để mưu sinh như thêu ren, nghề chạm khắc đá, nghề làm non
bộ, trồng y dược…
3.1.3. Các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống
3.1.3.1. Các giá trị văn hóa mang tính định hướng
Các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tràng An được hình
thành và phát triển qua nhiều giai đoạn của lịch sử, về cơ bản có những giá
trị đặc trưng sau:
- Thứ nhất, do sự tác động của điều kiện tự nhiên nên hoạt động chính
trong vùng Tràng An là sản xuất nông nghiệp nên cộng đồng dân cư khu
vực này có điều kiện gần gũi, hịa đồng với thiên nhiên, tạo nên lối sống
giản dị, đoàn kết, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa.
- Thứ hai, Tràng An là vùng đất địa linh nhân kiệt - nơi đặt nền móng
đầu tiên cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của nước
ta. Lịch sử hào hùng của vùng đất văn hiến, thượng võ đã hun đúc nên ý trí
tự cường dân tộc và truyền thống đấu tranh bền bỉ chống giặc ngoại xâm
của cư dân Tràng An trong suốt những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
- Thứ ba, tinh thần đoàn kết và ý thức cố kết cộng đồng, dân tộc được
đề cao.
3.1.3.2. Các giá trị văn hóa mang tính chuẩn mực sinh kế
Trải qua hàng nghìn năm sinh sống và thích ứng với sự thay đổi mơi
trường ở vùng đất Tràng An, người dân nơi đây đã hình thành nên cho
mình ý thức bảo vệ, giữ gìn tài ngun, mơi trường, sống hài hịa với thiên
nhiên, tơn trọng thiên nhiên. Qua thời gian, ý thức đó đã trở thành quy tắc,

chuẩn mực trong cuộc sống, trong các hoạt sinh kế của cộng đồng. Các
quy tắc, chuẩn mực này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn lực
sinh kế, các hoạt động sinh kế và quan hệ kinh doanh, buôn bán:
- Đối với các nguồn lực thiên nhiên, người dân ln có ý thức bảo vệ
và tơn trọng thiên.
- Phong tục thờ cúng các vị tổ nghề nông, nghề thủ công… khá phổ
biến trong cộng đồng dân cư.
- Các quy tắc, chuẩn mực trong hoạt động sinh kế truyền thống (nông
nghiệp, nghề thủ công) cũng được cộng đồng dân cư quy định rõ ràng
trong hương ước. Hương ước còn được gọi là lệ làng, là giá trị văn hóa,
truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc, ví như sợi dây liên kết, cố kết
cộng cùng ứng phó với thiên tai, chống giặc ngoại xâm và trong nền nông
nghiệp lúa nước. Sống trong vùng núi non hiểm trở, sông nước, nơi trọng
yếu về quân sự, nhưng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên tinh thần cố


16

kết cộng đồng, sống thích ứng hài hịa với thiên nhiên trở thành chuẩn
mực, “nguyên tắc vàng” trong cuộc sống và hoạt động sinh kế của người
dân nơi đây.
3.1.3.3. Các giá trị văn hóa thể hiện trong hành vi sinh kế
Tri thức dân gian là những kiến thức, những hiểu biết và kinh nghiệm
của cư dân về tự nhiên, xã hội, lao động, sản xuất và con người, được đúc
kết, lưu truyền và bồi đắp từ đời này qua đời khác. Nghiên cứu các giá trị
văn hóa biểu hiện trong hành vi/phương thức sinh kế truyền thống thông
qua các tri thức, cách ứng xử của người dân với các vấn đề về tự nhiên,
văn hóa, xã hội và con người: Văn hóa trong ứng xử với tự nhiên; Văn hóa
trong ứng xử với địa hình đất đai, phong cảnh; Văn hóa trong ứng xử với
con người; Văn hóa trong ứng xử với các giá trị văn hóa truyền thống; Văn

hóa trong các hoạt động sinh kế truyền thống
3.2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN
TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN DO TÁC ĐỘNG CỦA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.2.1. Biến đổi các nguồn lực sinh kế
3.2.1.1. Biến đổi nguồn lực tự nhiên
Các dự án du lịch được hình thành và triển khai rất nhanh, như dự án
cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (2001), dự án cơ sở hạ
tầng khu du lịch Tràng An (2002); dự án đầu tư xây dựng khu du lịch
Tràng An (2003), dự án chùa Bái Đính, dự án Cơng viên Văn hóa Tràng
An (2009). Các dự án đã sử dụng và thu hồi khá nhiều diện tích đất canh
tác nông nghiệp, đất ở của người dân và nhiều khu vực cảnh quan tự nhiên
(ao đầm, hồ nước và núi non).
Tính đến 31/12/2018, tổng diện tích đất bị thu hồi phục vụ các dự án
du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu di sản khoảng 1248.52 ha,
chiếm 23.53% tổng diện tích đất tự nhiên 3 xã, trong đó diện tích nơng
nghiệp chiếm khoảng trên 30%, còn lại là đất lâm nghiệp, mặt nước và
núi đá.
Diện tích đất nơng nghiệp của các địa phương bị giảm khá lớn, đồng
nghĩa với không gian sản xuất, không gian sinh tồn bị thu hẹp. Theo thống
kê năm 2010, diện tích trồng cấy hàng năm của các xã cịn khá lớn, xã
Trường Yên 975 ha, xã Ninh Xuân còn 349 ha và xã Ninh Hải là 525 ha;
nhưng đến năm 2019, xã Trường Yên giảm 198 ha, khoảng 20,3%, xã
Ninh Xuân giảm 157 ha, khoảng 44.9%, xã Ninh Hải giảm 99 ha, khoảng
20%. Như vậy nhiều gia đình bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển
du lịch không đủ đất sản xuất, canh tác. Theo điều tra, 48% người được
hỏi cho rằng gia đình họ thiếu đất sản xuất và trồng cấy.



17

3.2.1.2. Biến đổi nguồn lực con người
Người dân ở Tràng An có truyền thống cần cù, chịu khó, hiếu học.
Tuy nhiên trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông đi lại không
thuận lợi, nên tỷ lệ học sinh cấp 3, trung cấp nghề và cao đẳng trở lên còn
khá thấp.
Từ năm 2010 đến nay, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và
Sở Du lịch đã tổ chức được 53 lớp tập huấn cho gần 7.000 người dân trong
khu di sản, trong đó 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách
nhiệm, quản lý bảo vệ di sản cho cán bộ quản lý các khu du lịch, di tích
văn hóa, 22 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cho người dân làm dịch vụ du
lịch tại các khu, điểm du lịch; 9 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên
du lịch tại điểm và 12 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái đò, lái
xe điện.
Theo thống kê của Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An hiện
trong khu di sản có 6.570 lao động làm các dịch vụ du lịch. Việc tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên hàng năm đã góp phần nâng
cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp, văn minh du lịch cho người dân địa
phương tham gia làm du lịch như chèo đò, bán hàng và bảo vệ tại các khu,
điểm du lịch.
3.2.1.3. Biến đổi nguồn lực văn hóa - xã hội
Khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, được sự quan tâm đầu tư
của Chính phủ và của tỉnh, từ năm 2010 đến nay, nhiều di tích lịch sử văn
hóa đã được bảo tồn và tôn tạo như Khu di tích Lịch sử Văn hóa Cố đơ
Hoa Lư, đền Thái Vi, đền Cọ, đền Vơi, Đình Thanh Khê Hạ, chùa Động
Hoa Sơn, chùa và động Am Tiên, đền và chùa Khả Lương,….
3.2.1.4. Biến đổi nguồn lực vật chất - tài chính
Trong khu di sản, cơ sở hạ tầng du lịch luôn được Trung ương và tỉnh
quan tâm đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm, như: Khu

du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố Đơ Hoa Lư,
Quảng trường Đinh Tiên Hồng đế,.. Từ năm 2002 đến nay, đã có 08 dự
án CSHT được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được triển khai
thực hiện với tổng mức đầu tư 9.145 tỷ đồng, trong đó mới hồn thành và
giải ngân thanh toán được hơn 2.600 tỷ đồng.
Hưởng ứng chính sách thu hút đầu tư của tỉnh từ đầu những năm
2000, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp địa phương đã triển thực hiện các
dự án đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm nằm trong khu vực di
sản với giá trị đầu tư trên 18.000 tỷ đồng, hình thành 6 khu, điểm du lịch
nổi tiếng: Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích


18

Động, động Thiên Hà, Thạch Bích - Thung Nắng, khu du lịch sinh thái
Thung Nham và khu du lịch hang Múa.
3.2.2. Thực trạng biến đổi các hoạt động sinh kế
3.2.2.1. Biến đổi các hoạt động sinh kế truyền thống
- Hoạt động chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các con đặc sản địa phương
để phục vụ khách du lịch như dê, lợn, cá cá trầu; cá rô tổng trường…
- Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong các thung, ao đầm trong khu di
sản cũng bị giảm đáng kể, phần lớn các khu vực thung lũng, ao hồ được
thu hồi chuyển thành khu vực bảo tồn cảnh quan và di sản.
- Các nghề thủ cơng truyền thống: Nhờ có du lịch, nhiều nghề thủ
công truyền thống đã được khôi phục và phát triển như nghề thêu ren,
nghề chạm khắc đá. Theo kết quả điều tra, hiện có khoảng 20% hộ gia
đình có làm thêm nghề phụ, trong đó nghề thuê ren chiếm 29%.
3.2.2.2. Các hoạt động sinh kế mới
Bên cạnh những nghề nghiệp truyền thống (nông nghiệp, chăn nuôi,
thủ công mỹ nghệ…), đã xuất hiện nhiều nghề mới như lễ tân, buồng bàn

bar (nhà hàng, khách sạn), bán hàng, chèo thuyền cho khách du lịch, đóng
thuyền, sửa thuyền; hướng dẫn viên du lịch và dịch vụ biểu diễn nghệ
thuật truyền thống.
3.2.3. Thực trạng biến đổi các giá trị của văn hóa sinh kế
3.2.3.1. Biến đổi giá trị văn hóa mang tính định hướng sinh kế
Những giá trị cốt lõi như sống hài hịa, tơn trọng thiên nhiên, cần cù,
chịu khó, tương trợ, giúp đỡ nhau công việc và đặc trưng của cư dân nơng
nghiệp ln quan tâm đến “sự an tồn” về lương thực cho bản thân và gia
đình của người dân Tràng An nhìn chung được gìn giữ và phát huy.
3.2.3.2. Biến đổi giá trị văn hóa mang tính chuẩn mực sinh kế
- Về các quy định của pháp luật: Trước đây với quan niệm “phép vua
thua lệ làng”, coi trọng luật lệ, hương ước của làng xóm hơn các quy định
của pháp luật, khi người dân chuyển từ nông nghiệp sang làm du lịch và
dịch vụ, các quy định và chuẩn mực đã thay đổi nhiều, đòi hỏi phải thực
hiện nhiều quy định của pháp luật, quy chế của tỉnh và của khu du lịch.
- Tiêu chuẩn về trình độ, kỹ năng: Trước đây làm nông nghiệp, nghề
thủ công, người dân chủ yếu làm theo tập quán, hương ước của làng, của
hội và kinh nghiệm được truyền lại. Người làm du lịch phải có trình độ, kỹ
năng và nghiệp vụ nhất định, mỗi cơng việc địi hỏi chun mơn, nghiệp
vụ và kỹ năng khác nhau: Với nghề chèo đò, nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, hướng dẫn viên…
- Tiêu chuẩn về đạo đức, văn hóa trong các hoạt động nghề nghiệp,
sinh kế: Sự thật thà, cần cù chịu khó ln là tiêu chuẩn, là phẩm chất cần


19

có trong tất cả các hoạt động nghề nghiệp và sinh kế từ xưa đến nay,
nhưng với nghề dịch vụ, du lịch, ngồi các giá trị đó, cịn địi hỏi sự
chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, tôn trọng khách hàng, dù họ là ai,

dân tộc hay tôn giáo nào.
3.2.3.3. Biến đổi giá trị văn hóa trong các hành vi sinh kế
- Sự thay đổi hành vi, phương thức sinh kế của người dân: Trước đây,
với cư dân nông nghiệp, tập quán cố kết cộng đồng, hỗ trợ nhau trong lao
động sản xuất, ứng phó với thiên tai là truyền thống tốt đẹp của cư dân ở
QTDT Tràng An.
- Sự thay đổi phương thức sử dụng không gian sinh tồn, không gian
sản xuất: Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong những năm qua, đã
có hơn 1.000 ha đất lâm nghiệp, nông nghiệp và đất ở đã bị thu hồi làm dự
án du lịch và cơ sở hạ tầng.
- Sự thay đổi trong phương thức tổ chức các nghi lễ dân gian gắn với
hoạt động sinh kế của cư dân: Trước đây việc tổ chức lễ hội dân gian là do
dân làng và chính quyền địa phương tự chuẩn bị và tổ chức.
- Sự thay đổi trong các hành vi ứng xử với con người và trong các
quan hệ xã hội: Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong hoạt động sinh kế,
nghề nghiệp, vẫn còn xảy ra nhiều hành vi không phù hợp, làm ảnh hưởng
xấu tới hình ảnh, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân địa phương
trong khu di sản:
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ
CỦA CƯ DÂN Ở QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRƯỚC TÁC
ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Quá trình phát triển du lịch tác động đến biến đổi văn hóa sinh kế
của cư dân tại QTDT Tràng An có thể xem xét, đánh giá dưới các khía
cạnh sau:
Một là, sự phát triển du lịch trong QTDT Tràng An đã làm thay đổi
các nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương (nguồn lực con
người, nguồn lực tư nhiên, tài chính, vật chất và nguồn lực xã hội), các
hoạt động, chiến lược sinh kế, phương thức sinh kế truyền thống...
Hai là, chính sách, định hướng phát triển du lịch ở QTDT Tràng An

trong Quy hoạch, kế hoạch và nghị quyết của tỉnh Ninh Bình đã xác định
rõ phát triển du lịch phải gắn với vấn đề bảo tồn di sản, đảm bảo sinh kế
bền vững và công bằng cho người dân địa phương.
Ba là, sự phát triển du lịch cũng đã tác động tới việc thay đổi nhiều
ngành, nghề truyền thống như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi.


20

Bốn là, phát triển du lịch trong khu di sản cần tuân thủ các quy định
về bảo tồn và nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó kiểm sốt sức tải
(về mơi trường và văn hóa) là một trong những yêu cầu hàng đầu.
Năm là, phát triển du lịch có tác động như thế nào đối với cư dân tại
QTDT Tràng An, tích cực hay tiêu cực, việc đánh giá này thường phụ thuộc
vào mức độ tham gia và hưởng lợi của các cộng đồng dân cư địa phương.
Sáu là, xung đột nảy sinh khi các lợi ích kinh tế của các bên, nhất là
của cộng đồng được phân chia không đồng đều, sự chênh lệch lớn về mức
độ thu nhập, giàu có.
Chương 4
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
4.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN
HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

4.1.1. Những yếu tố tác động
4.1.1.1. Yếu tố bên ngoài
a. Sự phát triển của kinh tế thị trường
b. Sự phát triển của khoa học công nghệ
4.1.2.2. Những yếu tố bên trong

a. Chính sách, cơ chế
b. Sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của địa phương
c. Các giá trị văn hoá truyền thống
4.2.2. Những xu hướng phát triển du lịch tác động đến biến đổi
văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An
4.2.2.1. Xu hướng khai thác các đặc điểm văn hóa sinh kế truyền
thống để phát triển du lịch
4.2.2.2. Xu hướng thay đổi các yếu tố văn hóa sinh kế truyền thống
trong quá trình phát triển du lịch
4.2.2.3. Xu hướng bảo tồn các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống
trong quá trình phát triển du lịch
4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA DO TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
DU LỊCH

4.2.1. Thời cơ
Quá trình thay đổi sinh kế từ khi có sự tác động du lịch đã làm thay
đổi các ngành nghề truyền thống của cư dân Tràng An, khiến cho ngành
nghề trong khu vực này trở nên đa dạng hơn, mang lại nguồn thu nhập ổn
định cho cư dân địa phương. Theo khảo sát của NCS khi thực hiện nghiên


21

cứu tại khu vực di sản Tràng An thì sự biến đổi sinh kế đã có những tác
động tích cực sau:
- Thứ nhất, biến đổi sinh kế đã góp phần đa dạng hóa các ngành nghề
góp phần to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ: Dịch vụ ăn
uống, nghỉ dưỡng: Dịch vụ thông tin hướng dẫn: Dịch vụ chụp ảnh lưu niệm.
- Thứ hai, biến đổi sinh kế góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân

điạ phương: Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn
việc làm cho lao động trong khu vực Tràng An mà không cần phải đào tạo
bài bản, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng thôn.
4.2.2. Thách thức
Những tác động từ du lịch làm biến đổi văn hóa sinh kế truyền thống
của cư dân trong vùng Tràng An có những tác động tiêu cực, trực tiếp đến
đời sống của cư dân tại đây. Những tác động này cần được nhận thức nghiêm
túc, đầy đủ và tạo ra những thách thức, được thể hiện trên các mặt sau:
a. Về kinh tế: Sau khi phát triển kinh tế hộ gia đình nhờ các hoạt động
kinh doanh dịch vụ du lịch đã đem lại đời sống vật chất khá giả cho một số
hộ gia đình đã dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo rõ rệt.
b. Về xã hội: Sự phát triển du lịch thường kèm theo sự du nhập văn
hóa ngoại lai do lượng khách nước ngồi lưu trú tại Ninh Bình liên tục
tăng cao trong những năm gần đây có thể làm lấn át hoặc mất đi bản sắc
văn hóa địa phương.
Q trình biến đổi văn hóa sinh kế trong khu vực di sản Tràng An đã đặt
ra nhiều vấn đề thách thức trước sự phát triển của nền kinh tế và bùng nổ công
nghệ thông tin như hiện nay. Nổi bật là những khó khăn, thách thức sau:
- Thứ nhất, các phương thức sinh kế, mưu sinh truyền thống sau khi
biến đổi có sự tác động của hoạt động du lịch chỉ mang tính thời vụ. Vấn
đề thời vụ du lịch tác động đến văn hóa và đời sống của cộng đồng cư dân
trong bối cảnh hiện nay, như thiếu việc và khơng có việc làm hoặc việc
làm không ổn định.
- Thứ hai, nguồn lực đất canh tác theo phương thức mưu sinh truyền
thống bị thu hẹp. Hiện nay nhiều hộ gia đình đã bán đất lúa, đất ruộng cho
các nhà đầu cơ bất động sản trong khi một bộ phận cư dân chưa có điều kiện
chuyển đổi nghề nghiệp nên tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng tăng,
dẫn tới sự phân hóa giàu, nghèo, phân tầng xã hội trong khu vực di sản.

- Thứ ba, trình độ VHSK của cư dân làm du lịch trong khu vực di sản
chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của hoạt động sinh kế bền vững.


22

- Thứ tư, sự mở rộng của các loại hình lưu trú và ngành nghề của cộng
đồng cư dân trong khu vực di tích quốc gia đặc biệt đã gây nhiều khó khăn
cho cơng tác quản lý tại địa phương và gây sức ép môi trường lên di sản
trong việc bảo tồn nguyên trạng khu vực được bảo vệ hạn chế hoạt động
của con người.
- Thứ năm, các tệ nạn xã hội và vấn đề an ninh trật tự ở địa phương ngày
càng phức tạp, khó kiểm sốt do ảnh hưởng của mặt trái phát triển du lịch.
- Thứ sáu, tình trạng ơ nhiễm mơi trường và suy thối nguồn lực tự
nhiên do sự tập trung lượng khách du lịch tương đối lớn, vượt sức chứa tại
các khu, điểm du lịch vào mùa cao điểm của lễ hội cũng ảnh hưởng tới vấn
đề sinh kế bền vững của cộng đồng cư dân.
4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN Ở QUẦN THỂ DANH
THẮNG TRÀNG AN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

4.3.1. Cơ chế chính sách khơi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa
sinh kế truyền thống, nghề truyền thống của cư dân địa phương
Trong thời gian tới cần xây dựng và thực hiện đồng bộ và hiệu quả các
cơ chế chính sách khơi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa sinh kế truyền
thống, nghề truyền thống của cư dân địa phương. Vấn đề xây dựng và thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án khôi phục, bảo vệ và phát huy các giá
trị văn hóa sinh kế truyền thống trong khu vực di sản đã đạt được những
kết quả bước đầu rất quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch,
kế hoạch những năm tiếp theo, có được kết quả đó chính là nhờ việc phân

cấp cụ thể thực hiện việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và khảo sát khôi
phục, bảo tồn các giá trị VHSK truyền thống; nghề truyền thống của cư
dân địa phương trên địa bàn khu di sản.
4.3.2. Bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người hình thành hệ
thống giá trị định hướng, chuẩn mực, hành vi sinh kế phù hợp với yêu
cầu phát triển du lịch bền vững trong khu di sản
Để phát triền nguồn nhân lực trẻ, Ninh Bình cần phải có chính sách,
cơ chế và giải pháp phù hợp, quan tâm đầy đủ và trực tiếp tới nhóm người
sẽ là nguồn nhân lực của tương lai. Nói một cách chính xác chúng ta cần
phải có những giải pháp tác động trực tiếp tới nhóm đối tượng đặc thù này
như: Thực hiện các giải pháp về việc làm, thị trường lao động, điều kiện
làm việc cho cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng Tràng An; Tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch:
4.3.3. Phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, khai
thác các giá trị văn hóa để tạo văn hóa sinh kế bền vững cho người
dân địa phương
- Trước hết cần lựa chọn loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng phù
hợp với đặc thù và nguồn lực của địa phương.


23

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư: Cộng đồng thực
hiện tham gia từ đầu các kế hoạch phát triển du lịch.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các bên liên quan để phát triển
du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp.
4.3.4. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản và nguồn lực tự nhiên
của di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An
- Xây dựng hệ thống các quy chế, quy định về bảo vệ di sản: Xây
dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý là nội dung cần quan tâm hàng

đầu đối với công tác quản lý, bảo tồn, phát huy như chỉnh sửa bổ sung Quy
chế quản lý di sản.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trong khu vực Di sản:
Đẩy mạnh phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương với các cơ quan quản
lý Quần thể Danh thắng Tràng An trong công tác quản lý, giám sát các hoạt
động kinh tế - xã hội và kiểm tra, xử lý vi phạm trong khu vực Di sản.
- Đầu tư khai thác gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản
- Nâng cao chất lượng diễn giải di sản và hiệu quả hoạt động xúc tiến,
quảng bá Di sản: Xây dựng các trung tâm trưng bày giới thiệu diễn giải
các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản và giá trị văn hóa truyền thống
của địa phương.
- Nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ, quản lý Di sản thế
giới: Thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc các quy định của tỉnh trong
quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản; Quy hoạch chung xây
dựng Quần thể Danh thắng Tràng An; Kế hoạch quản lý di sản giai đoạn
2015 - 2020, tầm nhìn 2030; Cơng ước di sản thế giới và các yêu cầu,
khuyến nghị của UNESCO.
4.3.5. Xây dựng môi trường du lịch văn hóa văn minh tại các thơn
xóm trong khu di sản
Xây dựng các khu, điểm du lịch văn hóa văn minh là giải pháp đã
được các địa phương và ngành du lịch triển khai trong thời gian vừa qua.
QTDTTA có tất cả 06 khu du lịch và nhiều điểm du lịch nằm đan xen giữa
các khu dân cư và làng xóm, do đó việc xây dựng mơi trường du lịch văn
hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch phải bao gồm cả việc xây dựng các
khu dân cư văn hóa văn minh trong hoạt động du lịch.
KẾT LUẬN
Luận án “Sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh
thắng Tràng An trước tác động của du lịch“ được nghiên cứu sinh tiếp cận
theo phương pháp liên ngành của văn hóa học. Trên cơ sở nghiên cứu tìm
hiểu và xác lập hệ thống lý luận về sinh kế, văn hóa sinh kế, khung phân

tích biến đổi văn hóa sinh kế, các lý thuyết về biến đổi văn hóa, luận án đã


×