BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐỖ THỊ NGỌC MAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG
TRÀNG AN, NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC:
TS. NGUYễN THị XUÂN HƯƠNG
Hà Nội, 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Thị Xuân Hương. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày.....tháng 03 năm 2016
Người thực hiện
Đỗ Thị Ngọc Mai
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cơ quan đơn vị, gia
đình và bạn bè về cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Cô giáo Tiến sỹ Nguyễn Thị Xuân Hương, giảng viên Trường Đại học Lâm
Nghiệp đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp, cùng toàn thể các thầy giáo,
cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm,
đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, công chức: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, BQL QTDT Tràng An, BQL rừng đặc
dụng Hoa Lư - Vân Long, Hạt Kiểm lâm liên huyện Hoa Lư – Gia Viễn, Hạt
Kiểm lâm Tam Điệp, Trung tâm du lịch Tràng An, Trung tâm du lịch Tam
Cốc – Bích Động, Trung tâm du lịch Cố Đô Hoa Lư và Ban Giám đốc Khu
DLST Thung Nham đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Thống kê huyện Hoa Lư, huyện Gia
Viễn - tỉnh Ninh Bình, Lãnh đạo UBND và nhân dân 13xã/phường vùng dự
án, đã cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm
học tập và nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày.... tháng 03 năm 2016
Tác giả
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀPHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI BỀN VỮNG .............................................................................. 4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái
4
1.1. Du lịch sinh thái ...................................................................................... 4
1.2. Phát triển bền vững.................................................................................. 9
1.3. Phát triển du lịch sinh thái bền vững ...................................................... 13
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 18
1.4.2.Tại Việt Nam ....................................................................................... 25
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................. 32
2.1. Đặc điểm cơ bản khu danh thắng Tràng An
32
2.1.1. Giới thiệu chung về quần thể danh thắng Tràng An ............................ 32
2.1.2. Các đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 33
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 35
2.1.4. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái củaQuần thể danh thắng Tràng
An ................................................................................................................ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu
44
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát .................................... 44
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................. 45
iv
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 48
3.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tại Quần thể Danh
thắng Tràng An
48
3.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động du lịch ..................... 48
3.1.2. Thực trạng tổ chức các tuyến du lịch .................................................. 49
3.1.3. Các sản phẩm, các loại hình du lịch sinh thái tại QTDT Tràng An .... 54
3.1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất phục vụ du lịch ............................................. 59
3.2. Kết quảhoạt động du lịch sinh tháitrong QTDT Tràng An ................... 63
3.2.1. Kết quả thu hút khách du lịch ............................................................. 63
3.2.2 Kết quả doanh thu du lịch tại QTDT Tràng An .................................... 65
3.2.3. Tác động của phát triển DLST tại Tràng An đến sự phát triển kinh tế xã
hội của địa phương ....................................................................................... 68
3.3. Đánh giá của người dân, du khách và các công ty du lịch về hoạt động
DLST tại QTDT Tràng An
72
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST tại QTDT Tràng An
83
3.5. Những thành công, tồn tại trong phát triển DLST bền vững tại QTDT
Tràng An
85
3.5.1 Những thành công ............................................................................... 85
3.5.2. Những tồn tại ...................................................................................... 86
3.6. Giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái tại QTDT Tràng
An
87
3.6.1. Phân tích SWOT................................................................................. 87
3.6.2. Các giải pháp phát triển DLST bền vững tại QTDT Tràng An ............ 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên cụm từ
KBT
Khu Bảo Tồn
VHLSMT
Văn hóa, Lịch sử, Môi trường Hoa Lư
BQL
Ban Quản Lý
RĐD
BQLQTDT
Rừng đặc dụng Hoa Lư Vân Long
Ban quản lý quần thể danh thắng
DLST
Du Lịch Sinh Thái
DLCĐ
Du lịch cộng đồng
DLTL
Du lịch tâm linh
ĐVR
Động vật rừng
TVR
Thực vật rừng
CĐ
Cộng đồng
CĐĐP
Cộng đồng địa phương
KDL
Khu du lịch
UBND
Ủy ban Nhân dân
DN
Doanh Nghiệp
CTCP
Công ty cổ phần
QTDTTA
Quần Thể Danh Thắng Tràng An
DNXDXT
Doanh Nghiệp Xây Dựng Xuân Trường
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
2.1
3.1
Tên bảng
Hiện trạng dân số và lao động các xã trong khu vực quần thể
danh thắng Tràng An
Giao thông đến các điểm du lịch
Danh sách
3.2 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông trong QTDT Tràng An
3.3
Số lượng các nhà hàng, khách sạn, quầy lưu niệm
tại các điểm du lịch trong QTDT Tràng An
Trang
37
60
61
62
3.4
Số lượng và trình độ hướng dẫn viên du lịch Khu vực Tràng An
63
3.5
Lượt khách du lịch đến các địa điểm QTDT TA, 2010-2015
64
3.6
3.7
3.8
3.9
Cơ cấu khách du lịch và doanh thu từ du lịch ở quần thể danh
thắng Tràng An, 2011- 2015
Thu nhập BQ hộ/tháng các xã trong QTDT Tràng An
Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng hướng dẫn viên
ở QTDT Tràng An.
kết quả đánh giá của khách du lịch về công tác tổ chức du lịch ở
Tràng An
3.10 Đánh giá của du khách về hệ thống CSHT vật chất tại khu du lịch
3.11
3.12
Kết quả điều tra người dân về ảnh hưởng của du lịch đến đời
sống hộ
Kết quả điều tra DN về hoạt động tổ chức du lịch tại Tràng An,
Ninh Bình
3.13 Kết quả phân tích SWOTtrong phát triển DLST ở Tràng An
66
69
73
75
77
78
80
87
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở phía tây nam thành phố Ninh Bình, QTDT Tràng An, có tổng
diện tích 12.252 ha, thuộc địa bàn hành chính 12 xã, của 03 huyện và 02
thành phố của tỉnh Ninh Bình.
QTDT Tràng An, tỉnh Ninh Bình, là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
của thế giới, có giá trị về địa chất địa mạo, cảnh quan thiên nhiên và lịch sử văn hóa (được UNESCO công nhận năm 2014). Đây là khu du lịch của Quốc
gia, tầm cỡ Quốc tế.
Hiện tại, việc tổ chức khai thác du lịch tại QTDT Tràng An, tỉnh Ninh
Bình đã và đang được phát triển tích cực theo hướng DLST và tâm linh.
Trong đó du lịch tâm linh chủ yếu nằm ở khu vực vùng đệm khu di sản đó là
Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, còn DLST lại chỉ
tập trung ở Khu di sản QTDT Tràng An như: Khu DLST Tràng An, Khu du
lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu DLST Thung Nham .
Tuy hoạt động DLST tại QTDT Tràng An đã và đang rất phát triển, nó
đang là loại hình du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến
tham quan thưởng ngoạn cảnh quan danh thắng Tràng An, nhưng loại hình
DLST ở đây chưa phát triển một cách toàn diện. Du lịch tại QTDT Tràng An
vẫn còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhiều tác động không mong muốn từ các
hoạt động du lịch và các lĩnh vực khác, nhất là việc triển khai đồng bộ các
giải pháp khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây chưa được
thực hiện một cách triệt để.
Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác
định là loại hình ưu tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
2
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch,
2012) dưới góc độ bảo tồn môi trường thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh
học nói riêng.
Để tổ chức thực hiện tốt hoạt động DLST, khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên một cách toàn diện tại QTDT Tràng An, một loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên, văn hóa bản địa và giáo dục môi trường, có sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương việc nghiên cứu và đề xuất một số giải
pháp góp phần phát triển DLST tại QTDT Tràng An, tinh Ninh Bình là một
nhiệm vụ rất cần thiết.
Chính vì những lý do trên tôi đi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp góp
phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại quần thể danh thắng Tràng
An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái, đề xuất một
số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại quần thể danh
thắng Tràng An, Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST bền vững;
- Đánh giá được thực trạng phát triển DLST bền vững tại QTDT Tràng
An, Ninh Bình.
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững,
những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với DLST tại
QTDT Tràng An, Ninh Bình.
- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu phát triển DLST bền vững tại
QTDT Tràng An, Ninh Bình.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch sinh thái, các
nguồn tài nguyên cho du lịch sinh thái tại tại QTDT Tràng An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
3.2.1. Phạm vi về nội dung:
Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu đánh giá các hoạt động phát
triển DLST tại QTDT Tràng An, trên cơ sở phân tích đánh giá tính bền vững
về các mặt kinh tế, xã hội và nhất là các yếu tố về môi trường sinh thái tại khu
vực.
3.2.2. Phạm vi về không gian:
Luận văn tiến hành nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn QTDT
Tràng An, Ninh Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập chủ yếu tập trung
trong khoảng thời gian 05 năm, từ năm 2011 – 2015
+ Các số liệu điều tra khảo sát thực tế được tiến hành trong 3 tháng từ
tháng 12/2015 đến hết tháng 2/2016
4. Nội dung nghiên cứu của Luận văn
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST và phát triển DLST bền
vững.
- Thực trạng phát triển DLST tại QTDT Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững,
những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức và cơ hội đối với phát triển
DLST tại QTDT Tràng An, Ninh Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại QTDT Tràng An,
Ninh Bình.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái
1.1. Du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Hector Ceballos-Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch
sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du
lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị
xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng
ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị
văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này".
Đến năm 1993, khái niệm DLST mới có được một định nghĩa của
Lindberg và Hawkins phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của
DLST. Theo đó, “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là
công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương”.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên
được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích
với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi
trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội
để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính
cho cộng đồng địa phương”.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng đưa ra định nghĩa khá
đầy đủ hơn:“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại
5
các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc
điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan
gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”
(Ceballos - Lascurain, 1996).
Năm 2001, theo Weaver nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại
trong hầu hết các định nghĩa, đó là:
- Dựa vào thiên nhiên;
- Có tính bền vững;
- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức.
Năm 2002, Page và Dowling đưa thêm 2 yếu tố mà du lịch sinh thái cần có:
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng
- Sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách.
Năm 1999, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST
ở Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương”.
Năm 2005, Luật Du lịch Việt Nam đã xác định: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương
với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” .
Theo quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia,
Khu bảo tồn thiên nhiên ban hành kèm Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN,
ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương
nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai” .
6
Như vậy, quan niệm về du lịch sinh thái được thể hiện ở nhiều dạng
khác nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu của các tổ chức
và tùy vào điều kiện đặc thù của các Quốc gia, các khu vực địa lý, hành
chính khác nhau. Nơi có ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn thì
tiêu chí thiên nhiên hoang dã được đề cập đến nhiều hơn. Nơi ý thức bảo tồn
thiên nhiên và yếu tố giáo dục môi trường, sinh thái được chú trọng thì tiêu
chí về quản lý bền vững được chú trọng nhiều hơn.
Nhận định chung: Cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở
và cho dù có những khác biệt nhất định nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức
quốc tế đều thống nhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải
có, đó là:
- Du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được
quản lý bền vững;
- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính;
- Có hỗ trợ bảo tồn (không làm thay đổi tính toàn vẹn của hệ sinh thái,
nguồn thu được từ hoạt động du lịch sinh thái được đầu tư cho công tác bảo
tồn, bảo vệ môi trường…);
- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về môi trường và sinh thái;
- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia
cộng đồng trong các hoạt động và dịch vụ cho du lịch sinh thái như hướng
dẫn viên địa phương, kinh doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm bổ trợ
khác…).
Quan điểm trên có thể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch
đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các
nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch sinh thái của nước ta, từ đó có
thể đưa ra những chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển Du lịch sinh
thái ở Việt Nam.
7
Trên thực tế ở Việt Nam, quan điểm về Du lịch sinh thái cũng có những
yếu tố chưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm du lịch và
các bên liên quan. Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng như thực chất là phải có
đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương một cách trực tiếp
bằng các lợi ích tài chính cụ thể như việc làm và tiền lương nhân công, trích
nguồn thu tái đầu tư cho phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương, bù đắp
cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại chỗ… và như vậy thì hoạt động
du lịch sinh thái hiện nay chưa được triển khai theo đúng nghĩa của nó.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái
- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh
thái đều mang tính thân thiện môi trường. Từ khâu quy hoạch xây dựng dự
án du lịch sinh thái cho đến khâu tổ chức hoạt động đều phải tuân thủ một
nguyên tắc đó là tôn trọng tự nhiên, thân thiện với môi trường, không làm
phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động ảnh
hưởng đến môi trường. Điều này liên quan đến kiểu dáng kiến trúc, công
nghệ và vật liệu sử dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
sinh thái và công tác quản lý giám sát các hoạt động của du lịch sinh thái.
- Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa: Các hoạt động du
lịch sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái và đa
dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua du lịch sinh
thái khách du lịch có thể nâng cao nhận thức về môi trường, nâng cao tinh
thần trách nhiệm và hiểu thêm về quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc
bảo vệ môi trường tự nhiên và giữ gìn những nét văn hóa bản sắc truyền
thống của dân tộc.
- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu trình độ
quản lý chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, có kiến
thức nghiệp vụ chuyên môn cao và kiến thức về sinh thái môi trường bao
8
quát. Tính chuyên nghiệp được thể hiện trước hết ở trình độ, năng lực của
nhà quản lý. Yêu cầu đối với nhà quản lý du lịch sinh thái không chỉ giỏi ở
nghiệp vụ quản trị du lịch, năng lực quản lý tốt mà còn phải am hiểu về hệ
sinh thái, về văn hóa và cả nghiệp vụ bảo tồn.
- Tính định hướng thị trường: Do đặc điểm của mình, du lịch sinh thái
có tính định hướng thị trường rất cao. Thường thì du lịch sinh thái có một
phân khúc thị trường riêng, những người ưa khám phá, tìm hiểu tự nhiên và
có trình độ nhất định. Do vậy, để phát triển du lịch sinh thái, vấn đề nghiên
cứu thị trường và quảng bá xúc tiến du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng.
PGS.TS. Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) đã đúc
kết một số đặc điểm của khách du lịch sinh thái như sau:
+ Đó là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có
sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên;
+ Thích hoạt động ngoài thiên nhiên;
+ Thường có thời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với
khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên;
+ Thường không đòi hỏi cao về đồ ăn thức uống hoặc nhà nghỉ cao cấp
đầy đủ tiện nghi.
- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo những mục tiêu
bảo tồn, giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các
đoàn khách du lịch sinh thái thường có quy mô không lớn, thường lập thành
nhóm khoảng 15 người và tần suất hoạt động tại các điểm du lịch cũng
không dày.
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao: Đây là một
đặc điểm mà nhiều loại hình du lịch không nhất thiết phải có. Bởi vì du lịch
sinh thái hướng đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm với những tác
động, nhất là tác động của con người. Do vậy, yêu cầu trước tiên là phải có
9
sự tham gia của cộng đồng. Chính những người dân ở các khu vực trên sẽ là
người bảo vệ đắc lực nhất cho hệ sinh thái của mình.
Với những đặc tính trên, du lịch sinh thái được phát triển sẽ mang lại
những lợi ích vô cùng thiết thực đối với ngành du lịch nói riêng, phát triển du
lịch sinh thái là chìa khóa để phát triển bền vững du lịch sinh thái và phát
triển xã hội bền vững nói chung .
1.2. Phát triển bền vững
1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh
nghiệm phát triển của các quốc gia từ trước đến nay. Nó phản ánh xu thế của
thời đại và định hướng tương lai của loài người.
Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) lần đầu tiên
xuất hiện trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của ủy ban môi trường và
phát triển thuộc ngân hàng thế giới (WB) vào năm 1987.
Khái niệm của Herman Daly (World Bank): “Một thế giới bền vững là
một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ
nhưỡng, sinh vật. nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng
không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch,
khoáng sản nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra
môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu
hoá chúng”.
Khái niệm của Bumetland: “Phát triển bền vững là một loại phát triển
lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm
đến lợi ích của thế hệ tương lai”.
Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED World commission on the Environment and Development) (1987): “Phát
triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời nay mà không làm
10
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Hay nói cách khác nó
chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu
đựng được của hệ sinh thái”.
Như vậy phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong đó sự
phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác,
sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến sự phát triển của cộng đồng,
sự phát triển của cộng đồng người này không làm ảnh hưởng thiệt hại ðến lợi
ích của cộng đồng người khác và sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm
phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người thì không
đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm điều kiện sống của các loại sinh vật
khác trên hành tinh.
1.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững
Chương trình Nghị sự thế kỷ XXI - một chương trình hành động có quy
mô toàn cầu đã xác định kế hoạch hành động cho mỗi quốc gia, nhằm đạt
được mục tiêu PTBV, cụ thể tập trung chủ yếu vào 4 mục tiêu sau:
- Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững: Nhu cầu sử dụng tài
nguyên của con người ngày càng gia tăng đang làm nảy sinh những cạnh
tranh và mâu thuẫn. Nếu muốn thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một
cách bền vững, cần phải giải quyết các mâu thuẫn đó và tìm cách sử dụng
hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững: Hàng hoá và dịch vụ thiết
yếu trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào sự đa dạng và biến động của
các các loài, số lượng các loài và các hệ sinh thái. Tuy nhiên, sự suy giảm đa
dạng sinh học đang diễn ra nhanh chóng, chủ yếu là do sự phá huỷ môi trường
sống, khai thác quá mức, ô nhiễm và việc đưa vào môi trường các động, thực
vật ngoại lai không thích hợp. Cần phải có hành động khẩn cấp và mang tính
quyết định để bảo vệ và duy trì các nguồn tiền, các loài và các hệ sinh thái.
11
- Phương thức tiêu thụ trong phát triển bền vững: Nguyên nhân chính
dẫn đến sự suy thoái ngày càng tăng của môi trường toàn cầu là do các nhu
cầu quá lớn và lối sống thiếu tính bền vững trong tầng lớp những người giàu
hơn. Trong khi đó, tầng lớp nghèo hơn thì không được thoả mãn các nhu cầu
về lương thực, thực phẩm, chăm sóc y tế, nhà ở và giáo dục. Để giải quyết
mâu thuẫn trầm trọng này, điều tất yếu là phải có được các mẫu hình tiêu thụ
mang tính bền vững. Điều này. có thể phải đưa ra các chỉ số mới gắn với phúc
lợi của mỗi quốc gia thường xuyên và lâu dài. Tất cả các nước đều phải phấn
đấu để tăng cường các mẫu hình tiêu thụ bền vững, và các nước phát triển
phải đóng vai trò tiên phong. Còn các nước đang phát triển phải cố gắng thiết
lập cho được các mẫu hình tiêu thụ bền vững. Họ cần đảm bảo thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của người nghèo, trong khi vẫn tránh được các mẫu hình tiêu
thụ không bền vững, không hiệu suất và lãng phí. Sự phát triển như vậy đòi
hỏi phải có sự trợ giúp từ các nước công nghiệp hoá.
- Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển bền vững: Từ trước
tới nay, vai trò của công nghệ đối với sự phát triển đã được rất nhiều học giả,
nhiều nhà doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách xem xét,
bàn bạc và phân tích. Trong số đó, nổi lên hai xu hướng chính đó là công
nghệ gây nhiều tác hại hơn là ích lợi cho nhân loại thì cần phải bị loại bỏ và
công nghệ, tuy có hại trong một số lĩnh vực (ví dụ như có hại cho môi trường,
vấn đề công ăn việc làm và chất lượng cuộc sống) nhưng vẫn đem lại những
lợi ích kinh tế rõ ràng thì nên sử dụng nhưng với điều kiện phải định ra những
giới hạn để loại trừ hoặc ít nhất là hạn chế được các tác hại và phải tuân theo
những kế hoạch đã định cho phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, khoa học
công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình
phát triển. Với nhận thức về bảo vệ môi trường vì một xã hội PTBV, khoa học
công nghệ đã dần dần thể hiện được vai trò có ích đối với môi trường, thân
thiện hơn với môi trường.
12
1.2.3. Nguyên tắc phát triển bền vững
Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, cơ sở đạo lý cho các nguyên tắc tiếp
theo khác. Đó là trách nhiệm phải quan tâm đến người khác và các hình thức
của sự sống trong hiện tại và trong tương lai.
Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
Mục đích của việc phát triển là cải thiện chất lượng của cuộc sống con
người. Đó là một cách để con người biết được khả năng của mình và xác lập
niềm tin vào mục đích sống chân chính.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ cuộc sống và tính đa dạng của trái đất
Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động sao cho
bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ thống tự nhiên
mà loài người phải lệ thuộc vào đó:
Nguyên tắc 4: Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài
nguyên không tái tạo.
Do đặc điểm của tài nguyên không thể tái tạo cho nên việc sử dụng các
nguồn tài nguyên này phải được cân nhắc tính toán đến lợi ích trước mắt của
thế hệ hiện nay và lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau.
Nguyên tắc 5: Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất
Khả năng chịu đựng có thể hiểu là một số lượng cá thể sống trong một
vùng, sử dụng lượng thức ăn, nước, các tài nguyên khác và khoảng không
gian sống đầy đủ do vùng đó cung cấp mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng
đến hệ sinh thái.
Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người
Thực hiện một đạo đức mới trong cuộc sống bền vững, con người phải
xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cần đề ra những tiêu chuẩn
đạo đức mớivà phê phán những cách sống không còn phù hợp với một cuộc
13
sống bền vững. Phổ biến rộng rãi bằng hệ thống giáo dục, hiểu rõ các chính
sách và hành động cần thiết để có thể có một xã hội tốt đẹp trên toàn thế giới.
Nguyên tắc 7: Tạo ra một cơ cấu quốc gia và quốc tế thống nhất thuận
lợi cho việc phát triển và bảo vệ môi trường.
Một chương trình quốc gia nhằm đạt được tính bền vững phải tính đến
tất cả mọi quyền lợi của quốc gia, của cộng đồng và của từng cá nhân trong
đó phải tính đến tính thích ứng và phải luôn luôn điều chỉnh để phù hợp với
hoàn cảnh mới.
1.3. Phát triển du lịch sinh thái bền vững
1.3.1. Nội dung phát triển du lịch sinh thái bền vững
Phát triển DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động DLST
nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của phát triển bền vững, cụ thể:
- Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường, gồm:
đất, nước ngọt, các thủy vực, khoáng sản... đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng
tài nguyên không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít
hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên
tắc “nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài
nguyên đó”.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động
vật và thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền
bằng cách quản lí phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài
nguyên đó vẫn còn có khả năng hồi phục.
- Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và
nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn.
- Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong
khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ
gìn sự cân bằng các hệ sinh thái.
14
Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát
triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến
văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài
nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính
cho việc BTTN. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá
trị đạo đức (Allen K., 1993)
1.3.2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững
Phát triển DLST bền vững là việc con người khai thác, tổ chức các hoạt
động du lịch trên cơ sở những nguyên tắc của phát triển bền vững. Những
nguyên tắc này đòi hỏi đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến
nhu cầu của thế hệ tương lai. Đây không chỉ là nguyên tắc cho các nhà quy
hoạch, quản lý, điều hành mà cho cả cộng đồng tham gia du lịch và khách du
lịch. Bởi vậy, phát triển DLST bền vững cần có có những nguyên tắc cá biệt:
- DLST nên khởi đầu với sự tham gia của cộng đồng và cộng đồng nên
duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách hợp lý, bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên là nền tảng cơ
bản nhất của việc phát triển DLST.
- Thông qua DLST, nhằm giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng,
của du khách, góp phần giảm thiểu những tác động sấu, nâng cao chất lượng
môi trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa, (chủng loài thực vật, động
vật, bản sắc văn hóa dân tộc...).
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương và quốc gia.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh tế địa phương nhất là trong việc bảo vệ và
không ngừng nâng cao các giá trị văn hóa lịch sử, đa dạng sinh học và văn
hóa bản sắc cộng đồng.
15
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không
chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm
tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du
lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm
nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và
văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
1.3.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái bền vững
* Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường:
Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui
chơi giải trí, phục hồi sức khoẻ cho con người. Với DLST còn là giáo dục du
khách ý thức bảo vệ môi trường và thấy rõ môi trường sinh thái là yếu tố
quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Thế hệ tương lai có
quyền được hưởng một cuộc sống trong môi trường trong lành. Sự gắn bó hữu
cơ giữa môi trường tự nhiên với con người là sự gắn bó mật thiết không thể
tách rời.
Một vấn đề nữa là những người dân địa phương ở gần các khu bảo tồn
thiên nhiên, các khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú cho phát
triển du lịch thường là những người nghèo, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều
vào việc săn bắn hái lượm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy... Để hạn chế việc
này cần phải cho họ cơ hội việc làm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra
từ những nguồn tài nguyên mà họ từng gắn bó bao đời nay. Công việc mà họ
có thể làm đó là tham gia vào các hoạt động hướng dẫn khách du lịch, sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có của địa phương, làm các
món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình họ….
Rõ ràng, DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên
thiênnhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi
16
hỏi pháttriển kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân
địa phương và bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại là giải quyết việc làm thu nhập
vừa không cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo
an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
ngành du lịch.
* Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương:
Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể phải thu hồi
đất đai, đồng cỏ, nguồn nước của cư dân quanh khu vực bảo tồn. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa
phương, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi. Để đảm bảo phát triển
kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tại những nơi này, DLST là
một trong những giải pháp tích cực nhất. DLST phát triển không những đem
lại kinh tế trong vùng mà đời sống văn hoá người dân, trình độ dân trí được
nâng lên, người dân được giao tiếp với du khách, giao lưu, trao đổi văn hóa từ
đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được mở mang từ các hoạt động như
phim ảnh, ca hát, thể thao…
Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã
hộinó có thể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân
địaphương và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa.
* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệpnông thôn theo hướng tiến bộ:
Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế
nông nghiệp đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề
đa dạng, đưa tỷ trọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền
17
với kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển. Thu nhập của các hộ gia đình
ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST được chuyển từ nông, lâm nghiệp sang
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó thu nhập từ các hoạt động phục vụ
khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hoá mỹ nghệ
mang tính chất đặc thù của địa phương… chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm
cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có
một mức sống tốt hơn.
* Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST
phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách
rời với các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ
thể. Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu
khách quan. Tính tất yếu khách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ
nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hoá. Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng
của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hoá vốn ẩn chứa
trong các hiện tượng của cuộc sống.
Trong chiến lược phát triển DLST người ta luôn đặt vấn để bảo tồn
vàphát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là vì:
- Văn hóa địa phương mang màu sắc riêng và tồn tại cùng với các hệ
sinh thái của môi trường thiên nhiên xung quanh.
- Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của
khách du lịch sinh thái đối với môi trường thiên nhiên.
- DLST chỉ ra cách làm kinh doanh du lịch mà không xâm hại tới văn
hóa địa phương.
1.3.4. Những yêu cầu cơ bản đối với phát triển DLST bền vững
Theo Drumm (2002), những yếu tố dưới đây có vai trò quyết định đối
với việc tổ chức thành công hoạt động DLST:
18
- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn thiên
nhiên và các vườn quốc gia (VQG).
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách du lịch, các
nhà điều hành du lịch và các cơ quan, tổ chức phi chính phủ.
- Tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương.
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho
các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của VQG và tăng cường thu
nhập của người dân địa phương nhằm giảm sức ép lên tài nguyên VQG.
- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
1.4. Một số kinh nghiệm thực tiễn về phát triển DLST
1.4.1. Trên thế giới
Trong khoảng 20 năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và
bắt đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá - xã hội và
môi trường của lãnh thổ đón khách. Vì thế các nhà du lịch thế giới quan tâm
nhiều tới việc nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi
trường và đề xuất một chiến lược phát triển du lịch mới tôn trọng môi trường.
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu
được đề cập đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích
những ảnh hưởng của du lịch đến sự PTBV. Trọng tâm của các nhà nghiên
cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi
trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục
vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự PTBV. Krippendorf (1975) và
Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những
suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn
- hard tourism” để chỉ LHDL ồ ạt và “Du lịch mềm - soft tourism” để chỉ một
chiến lược du lịch mới tôn trọng môi trường.