Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.79 KB, 142 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG VĂN DŨNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG VĂN DŨNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN VĂN LÊ



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồng Văn Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình và trách nhiệm
của các thầy cơ giáo, các cơ quan và bè bạn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành về những giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo Khoa Quản lý Giáo dục, các
đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động,Thương binh và Xã
hội tỉnh Bắc Kạn, các đồng chí lãnh đạo và các phòng ban của Huyện ủy UBND Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn...đã cung cấp nhiều thơng tin chính xác và
những tư liệu q giá.
Ngồi ra, luận văn này cịn nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo,
các đồng chí giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn,

các trường THPT và THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã đóng góp nhiều ý
kiến q báu và đưa ra nhiều ý tưởng mới trong công tác quản lý, tạo cơ sở để
tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin dành trọn tình cảm kính trọng và lịng biết ơn sâu
sắc của mình với PGS.TS. Nguyễn Văn Lê người hướng dẫn trực tiếp luận văn
đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình chuẩn bị đề cương, viết, sửa
chữa, hoàn chỉnh và bảo vệ đề tài này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, song luận văn chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến góp ý
của các thầy cơ giáo cùng các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
TÁC GIẢ

Hồng Văn Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. v
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3

4. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi khảo sát.............................................................................. 4
7. Các phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
8. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
- GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN........................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề.................................7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn....................................................................................................9
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nghề trình
độ sơ cấp cho Lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên cấp huyện................................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................10
1.2.1. Khái niệm nghề, nghề nghiệp................................................................. 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.2.2. Khái nhiệm đào tạo, đào tạo nghề trình độ sơ cấp, quản lý đào tạo
nghề trình độ sơ cấp..........................................................................................11
1.3. Khái quát về đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện..................................................... 14
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên trong đào tạo lao động trình độ sơ cấp................................14
1.3.2. Nhu cầu xã hội về đào tạo nghề hiện nay............................................... 15

1.3.3. Mục tiêu, nội dung, hình thức đào tạo nghề trình độ sơ cấp...................16
1.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp ở Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện.............................................20
1.4.1. Lập kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp.............................................20
1.4.2. Tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện..................................................... 22
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp
tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện.......31
1.5.1. Tình hình kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề của địa phương..............31
1.5.2. Sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền địa phương............................... 31
1.5.3. Năng lực quản lý của Giám đốc, Ban giám đốc và đội ngũ Cán bộ
giáo viên tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên........32
1.5.4. Nội dung chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo........33
1.5.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo nghề trình
độ sơ cấp........................................................................................................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN BA BỂ, TỈNH
BẮC KẠN........................................................................................................ 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.............................................................................................................36
2.2. Khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn...............................................................................36

2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng....................................................................... 37
2.3.1. Mục tiêu khảo sát.................................................................................... 37
2.3.2. Nội dung khảo sát................................................................................... 38
2.3.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu khảo sát..................................... 38
2.4. Kết quả khảo sát.........................................................................................39
2.4.1. Thực trạng đào tạo nghề trình độ sơ cấp ở Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn..........................39
2.4.2. Thực trạng quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm Giáo
dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn..........40
2.4.2. Đánh giá chung....................................................................................... 58
Kết luận chương 2.............................................................................................63
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
- GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN......64
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................64
3.1.1. Đảm bảo tính khả thi...............................................................................64
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................................64
3.1.3. Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống....................................................... 64
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa..............................................................................65
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ.............................................................................65
3.1.6. Đảm bảo quy luật cung cầu.....................................................................66
3.2. Các biện pháp đề xuất................................................................................ 66
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý và giáo viên dạy nghề...........................................................................66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3.2.2. Biện pháp 2: Rà soát xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề
trình độ sơ cấp gắn với yêu cầu của thị trường lao động.................................. 68
3.2.3. Biện pháp 3: Phối hợp đào tạo nghề trình độ sơ cấp giữa Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện và các đơn vị sử
dụng lao động tại địa phương............................................................................70
3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện...........71
3.2.5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo nghề tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện...........73
3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý công tác tuyển sinh tại Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên..............................................................74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................ 76
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
...........................................................................................................................76
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm..............................................................................76
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................. 76
Kết luận chương 3.............................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................87
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt
1

BGĐ

2

CB

3

CBQL

4

CSSX

5

CSVC

6

DN

7

GD&ĐT

8


GDNN-GDTX

9

GV

10

HV/HS

11

LĐTB&XH

12

NV

13

THCS

14

THPT

15

UBND


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạng khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của người lao động

ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.......................................................40
Bảng 2.2.

Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp.................42

Bảng 2.3.

Thực trạng thực hiện cơng tác tuyển sinh đào tạo nghề trình độ

sơ cấp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên............................................................................................44
Bảng 2.4.

Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề trình
độ sơ cấp qua đánh giá của cán bộ quản lý - giáo viên................47

Bảng 2.5.

Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề................51


Bảng 2.6.

Thực trạng quản lý chứng chỉ sơ cấp, chứng nhậnkết quả học tập

của người học qua đánh giá của cán bộ quản lý - giáo viên
Bảng 2.7.

53

Đánh giá của cán bộ quản lý - giáo viên về thực trạng yếu
tốảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp - Giáo dục thường xuyên Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn.......................................................................... 55

Bảng 3.1.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp................76

Bảng 3.2.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp...................78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đối với nền kinh tế Việt Nam thì chất lượng nguồn nhân lực tốt là điều
kiện hàng đầu đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Giáo dục nghề nghiệp có một vai trò quan
trọng trong việc cung cấp nhân lực cho thị trường lao động. Tuy nhiên đào tạo
nghề phải đáp ứng được chất lượng, số lượng và cơ cấu trình độ ngành nghề
phù hợp với thị trường lao động. Do vậy trong công tác đào tào nghề, để trung
tâm GDNN-GDTX tồn tại và phát triển thì các trung tâm phải chuyển từ day
nghề "hướng cung" sang dạy nghề theo "hướng cầu" đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động.
Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nơng thơn có độ tuổi từ 15-30,
chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số
này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động
nơng thơn trong tìm kiếm việc làm. Tính đến năm 2017, dân số trong độ tuổi lao
động của Việt Nam là hơn 72,04 triệu người (chiếm khoảng 75% tổng dân số cả
nước), trong đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 75,5%, với 54,4 triệu người.
So với năm 2010 (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 75%), lực lượng lao động
tính đến năm 2017 tăng cả về tỷ lệ và số lượng tuyệt đối. Ngồi ra hằng năm lại có
thêm gần 1 triệu người đến tuổi lao động bổ sung vào đội ngũ lực lượng lao động.
Trong khi đó, vấn đề đào tạo nghề và sử dụng lao động đã được đào tạo đang còn
nhiều bất cập như: Các trường đào tạo nghề mở ra ồ ạt, nhưng hầu hết trang thiết
bị của các trường nghề đều rơi vào tình trạng lạc hậu. Có những trường nghề hiện
nay cịn dùng các loại máy móc những năm 60 - 70 của thế kỷ 20 được nhập từ
các nước Ðông Âu; đội ngũ giáo viên cũng chưa thật sự đủ mạnh để có thể truyền
nghề cho học sinh của mình. Từ thực tiễn cơng tác đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy một nghịch
lý tồn tại là "thừa thầy thiếu thợ".
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đào tạo lao động gắn với thị trường
lao động và gắn với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI đánh giá "Chất lượng giáo dục đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển, nhất là đào tao nguồn nhân lực trình độ cao vẫn cịn hạn chế; Chưa chuyển
mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội".[1] Đồng thời đề ra nhiệm vụ: "Đẩy mạnh
đào tạo nghề theo hướng nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách
thiết lập mỗi liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo".[1] Và
mới nhất trong Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 của Chính phủ về
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW đưa ra
yêu cầu giải pháp: "Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục
nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường
lao động, đảm bảo quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo,
chuẩn hóa, hiện đại hóa và có phân tầng chất lượng";[27] Ngày 27/11/2009 Chính
phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho

Lao động nông thôn đến năm 2020".[53]
Tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể
được thành lập vào tháng 12/2016 trên cơ sở sát nhập Trung tâm GDNN và Trung
tâm GDTX huyện, có nhiệm vụ tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo
hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng
nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện
các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Sau nhiều năm
xây dựng và phát triển Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể đã có nhiều đóng góp
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện nhà. Hiện nay trên địa bàn huyện có
nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nơng, lâm nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





du lịch vì vậy cần có người lao động qua đào tạo để áp dụng khoa học kỹ thuật
nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên dạy nghề và cơ sở vật chất cho đào
tạo nghề ở Trung tâm còn thiếu; hoạt động đào tạo nghề cịn q nhiều khó khăn,
bất cập, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển khoa học công nghệ.... cơ cấu

nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo nghề chưa
cao, các chương trình đào tạo nghề mới chưa được bổ sung kịp thời. Từ trước
đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy nghề nhưng
các cơng trình nghiên cứu về quản lý tào tạo nghề trình độ sơ cấp tại cơ sở
GDNN-GDTX theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động còn ít được đề
cập. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài "Quản lý đào tạo nghề trình độ sơ
cấp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn" cần được đặt ra và nghiên cứu có hệ thống.
2.

Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đào tạo quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua;
phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý
đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm GDNN-GDTX
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Hiện nay Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể đang tổ chức đào tạo
nghề trình độ sơ cấp. Việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại trung tâm GDNN GDTX huyện Ba Bể còn hạn chế, chất lượng chưa cao đặc biệt cơ cấu ngành
nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, các ngành nghề mới chưa được
bổ sung, cập nhật. Nếu nghiên cứu được cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng
quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý phù
hợp, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng lao động thúc đấy phát triển
kinh tế, xã hội ở địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ
sơ cấp tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp
tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
6. Giới hạn phạm vi khảo sát
6.1. Giới hạn về khách thể khảo sát
-

2 CBQL cấp huyện và Sở (Lãnh đạo phòng Lao động, thương binh và


xã hội huyện Ba Bể; Lãnh đạo phòng Quản lý việc làm - Sở LĐTBXH)
-

3 CBQL Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể (1 Giám đốc, 2 phó

giám đốc)
- 10 Giáo viên các lớp nghề.
- 100 học viên học nghề.
- Khảo sát nhu cầu lao động của huyện.
6.2. Giới hạn về địa bàn và thời gian khảo sát
Đề tài sử dụng số liệu của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể trong
thời gian năm học 2014 đến 2019.
7. Các phương pháp nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp - phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các
văn bản của Đảng và Nhà nước và của tỉnh như: văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, thông
tư, quyết định; các quy định, quy chế, thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ lao
động thương binh và xã hội, tổng cục dạy nghề ban hành; nghị quyết, chương trình,
kế hoạch của tỉnh....và các tài liệu có liên quan tới các vấn đề lý luận về hoạt động

đào tạo nghề trình độ sơ cấp và quản lý hoạt động đào tạo nghề.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Trực tiếp phỏng vấn CBQL sở, huyện, chuyên gia, GV, học viên, và các

phòng, ban liên quan của huyện.... nhằm kiểm tra, làm rõ thêm một số thông tin
để bổ sung, củng cố những kết luận khoa học.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Lấy ý kiến cán bộ quản lý phịng chun mơn thuộc Sở Lao động, thương
binh và xã hội, CBQL phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện, Giám đốc
và các phó giám đốc Trung tâm GĐNN-GDTX huyện Ba Bể và các cơ sở sử dụng
lao động, giáo viên và người học nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể
để đánh giá thực trạng công tác quản lý các hoạt động đào tạo nghề, chất lượng
đào tạo nghề, nhu cầu nguồn lao động phục vụ định hướng phát triển KTXH của
địa phương và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề....

7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát có chủ định hoạt động quản lý, đào tạo nghề ở một số cơ sở đào
tạo có chất lượng, quan sát hoạt động thực tiến của học viên sau khi được đào
tạo nghề, hiệu quả của các chương trình đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh
tế hộ gia đình và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục thông qua các buổi
hội thảo, tọa đàm ở các cơ sở đào tạo nghề hoạt động lâu năm và có chất lượng,
các sáng kiến kinh nghiệm quản lý giỏi....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




7.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm của học viên
Nghiên cứu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kết quả đào tạo của học viên
nhằm làm sáng tỏ thêm quá trình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
7.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số
liệu, kết quả nghiên cứu, đồng thời xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và
kết quả nghiên cứu, củng cố cho các cơ sở và nhận định của đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại
Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện;
Chương 2.Thực trạng đào tạo vàquản lý tạo nghề trình độ sơ cấp tại
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể;
Chương 3.Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình
độ sơ cấp tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đào tạo nghề cũng như quản lý đào
tạo nghề trên thế giới, như:Cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo: “Chiến
lược quản lý đào tạo ở các nước phát triển” của John E.Kerrigan and Jeff S.
Luke; “Quản lý đào tạo và phát triển hệ thống” của William R.Tracey; Trên tạp
chí của Viện hoạch định quốc tế số 4, tháng 10-12/2007, trong bài: “Vocational
education and trainingforyouth” (tạm dịch: giáo dục và đào tạo nghề cho
thanh niên) - của tác giả David Atchoarene đã nêu ra thực trạng

những khó khăn của thanh niên trong việc hội nhập thị trường lao động....
Riêng ở Việt Nam, Đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch sử khá lâu đời, gắn
liền với sự phát triển của các làng nghề, của sản xuất nông nghiệp và cũng chịu
sự ảnh hưởng của nền văn minh thế giới. Rất nhiều các nhà nghiên cứu của Việt
Nam cũng có nhiều những cơng trình về quản lý đào tạo nghề có ý nghĩa thiết
thực, đáng để học hỏi và áp dụng như:
Tác giả Phan Chính Thức đã đi sâu nghiên cứu những khái niệm, cơ sở
lý luận mới của đào tạo nghề về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào
tạo nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta [55].
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn có phân tích mối quan hệ giữa quản lý và chất
lượng đào tạo nghề [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về "Giáo
dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp".Trong nghiên cứu này tác giả đã
nhận diện những vấn đề tồn tại, phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
của Việt Nam từ chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ giáo viên, chất
lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với mơi trường làm việc, tác phong nghề
nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo
dục nghề nghiệp [51].
Tác giả Lại Thị Duyên [37] cũng đánh giá được những mặt còn tồn tại
trong quản lý dạy nghề cũ và tính cần thiết, khả thi khi quản lý dạy nghề theo
tiếp cận năng lực thực hiện.
Các tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến đã có nghiên cứu về "Phát
triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam -Lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu này
tác giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật ở Việt Nam nhằm đáp

ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những nội dung đổi mới
về chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị phù hợp, nâng cao chất
lượng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp đánh giá, kiểm tra
chất lượng các trường nghề, đáp ứng chất lượng, số lượng, cơ cấu lao động của
nền kinh tế và hiệu quả công tác dạy nghề[29].
Tác giả Trần Trung đã chỉ ra một số điểm tồn tại của các mô hình nhà
trường và của quản lý chất lượng nhà trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp


Việt Nam và một số điểm tương đồng trong giáo dục nghề nghiệp ở các nước

[56; Tr 89].
Tác giả Bùi Đức Tùng đã làm rõ sự cần thiết và nội dung quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực đào tạo nghề. Tuy nhiên bài viết chưa nói đến vai trị cụ thể
của quản lý Nhà nước về đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như
các cơng trình nghiên cứu ở dưới đây [61].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Tác giả Phan Văn Bình đã làm rõ xu hướng xã hội hóa đào tạo nghề theo
quy luật của thị trường lao động để làm cơ sở tham mưu cho các lãnh đạo địa
phương chỉ đạo công tác đào tạo nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; luận văn cũng nêu
lên những yêu cầu cơ bản của công tác đào tạo nghề, đã làm rõ thêm việc đào
tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những điều kiện quan trọng phát
triển kinh tế tri thức [6].

-

Tác giả Nguyễn Tiến Dũng đã nêu ra một số kết quả bước đầu trong công

tác đào tạo nghề cho lao động nước ta và đề cập đến một số hướng giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động. Những giải pháp mà tác giả

đưa ra còn mang tính khái qt và chung chung. Bài viết có tính tham khảo hữu
hiệu cho những nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở những
địa phương cụ thể [35].
- Trong "Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010"
của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng năm 2000, vấn đề đào
tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được đề cập, với các nội dung như: Sự
cần thiết, nhu cầu đào tạo, một số giải pháp chủ yếu cần triển khai để thực thi
chiến lược.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ
sơ cấp cho Lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên cấp huyện
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ
cấp như: đề tài của các tác giả Bùi Hồng Đăng - Đinh Văn Đãn - Nguyễn Phúc
Thọ - Lại Hà Nam: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề
nông thôn tỉnh Nam Định” đã nói về đào tạo nghề sơ cấp cho lao động nơng thơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhưng chưa nói về quản lý như thế nào? Có đáp ứng nhu cầu lao động của xã
hội từng địa phương cụ thể khơng? [31]
Tác giả Đồn Thị Nga với đề tài "Tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ

thông tại TT GDNN - GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương" [48]
Tác giả Nguyễn Viết Dũng với đề tài Quản lý hoạt động đào tạo nghề tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ.
Có thể nói rằng các cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề trình độ
sơ cấp tại các Trung tâm GDNN-GDTX ít đề cập đến và chưa được phân tích sâu
đến yếu tố đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội và địa phương hay không.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý đào tạo
nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm GDNN - GDTX Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn” để nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm nghề, nghề nghiệp
Có nhiều diễn đạt khác nhau về khái niệm nghề:
Theo tác giả Lương Văn Úc “Nghề là một hình thức phân cơng lao động,
nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực
hành để hồn thành những cơng việc nhất định. Những cơng việc được sắp xếp
vào một nghề là những cơng việc địi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như
nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo
ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng”. [62]
Bên cạnh đó cũng có thể hiểu, "Nghề là một dạng xác định của hoạt
độngtrong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã

hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định". [22]
Theo từ điển tiếng việt: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân
công lao động xã hội ”. [64]
Về diễn giải khái niệm nghề có thể rất dài, nhưng tựu chung lại, nghề
nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì đó cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp
cũng giống như một cơ thể sống có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn
do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành cơng nghệ điện tử, do sự
phát triển của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền cơng nghệ tin học
đồ sộ bao gồm việc thiết kế chế tạo phần cứng, phần mềm, các thiết bị hỗ trợ....
Công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời.....Bên
cạnh đó, rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như không thể thiếu trong đời sống xã
hội trước đây, nay đã mất đi, từ những nghề hồn tồn thủ cơng, lao động chân tay
(như nghề cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi máy xay sát được đưa vào
hoạt động thì nghề này khơng cịn nữa) hoặc sử dụng cơng nghệ ở trình độ thấp
(như nghề trực tổng đài điện thoại tại các cơ quan để nối đến các máy lẻ đã mất đi
nhiều năm nay khi cơng cơng nghệ thơng tin phát triển cao).

Như vây có rất nhiều nghề trong xã hội, trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn, luận văntập trungnghiên cứu nghề trong các nghề được đào tạo theo
quy định tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện
1.2.2. Khái nhiệm đào tạo, đào tạo nghề trình độ sơ cấp, quản lý đào tạo nghề

trình độ sơ cấp
* Khái niệm đào tạo:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng
lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [64]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Có thể hiểu, đào tạo là q trình trang bị kiến thức nhất định về mặt
chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một
cơng việc nhất định.
Từ góc nhìn của các nhà giáo dục Việt Nam, tác giả Nguyễn Minh
Đường có nêu khái niệm này một cách tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là q
trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ
thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ... để hoàn thiện nhân cách cho mỗi
cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và
có hiệu quả ” [36]
Như vậy, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp
hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm
vững tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.

Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên môn, đào tạo
chuyên sâu, đào tạo nghề, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
*

Giáo dục nghề nghiệp: là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân

nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương
trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực
tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức

là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. [50]
*

Đào tạo nghề nghiệp: "đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học


nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học
để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học
hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là
quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và
phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu
cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề." [50]
Có thể hiểu một cách chung nhất: Đào tạo nghề nghiệp là quá trình truyền
thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức nghề, kỹ năng nghề nhất định đã được khái
quát hóa trong nghề đào tạo để hình thành nhân cách nghề nghiệp, q trình này
được thực hiện chủ yếu thơng qua việc giảng dạy theo các nghề đào tạo.

*

Chương trình đào tạo sơ cấp

Chương trình đào tạo sơ cấp “Là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực
tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều
kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để
đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách
nhiệm cần thiết để thực hiện các cơng việc đơn giản của nghề”[20]
Qua đó có thể khái qt: Đào tạo nghề trình độ sơ cấp được các cơ sở
đào tạo cho người học nghề từ đủ 15 (mười năm) tuổi trở lên, có trình độ học
vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học với khối lượng kiến thức, kỹ năng

tối thiểu là 03(ba) mô-đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ,
được thực hiện từ 03(ba) tháng đến dưới 01(một) năm học đạt được kiến thức,
kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc
đơn giản của nghề.
* Quản lý đào tạo nghề
Quản lý đào tạo nghề: là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp qui luật của chủ thể của quản lý nhằm làm cho hoạt động đào tạo nghề
của các đơn vị vận hành theo đúng đường lối, chính cách của Đảng và Nhà
nước, thực hiện tốt mục đích đã đề ra là đào tạo nên những người lao động có
tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có những phẩm chất đạo đức của người lao
động trong thời đại mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Quản lý đào tạo nghề bao gồm: Quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý
chương trình và kế hoạch đào tạo; quản lý sử dụng phương pháp đào tạo; quản lý
sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; quản lý kết quả
đào tạo và chất lượng đào tạo; quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên....

*

Quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp

Quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp là hoạt động quản lý của lãnh đạo cơ sở
đào tạo nghề đối với toàn bộ các lĩnh vực của quá trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
(Quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo, quản
lý sử dụng phương pháp đào tạo; quản lý sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ đào tạo; quản lý kết quả đào tạo và chất lượng đào tạo; quản lý việc bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên.....) nhằm đào tạo ra người lao động có đạo đức,

lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,
năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công
việc của một nghề; tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.3. Khái quát về đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên trong đào tạo lao động trình độ sơ cấp
Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện Tổ chức đào tạo lao động trực tiếp
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp; đồng thời
Trung tâm liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; liên kết tổ chức bồi dưỡng
hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; Tổ chức đào tạo nghề cho
lao động nơng thơn và thực hiện đầy đủ các các chính sách của Nhà Nước hỗ
trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo đúng quy định.
Căn cứ theo thướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và điều kiện, tình hình
thực tế của địa phương thì Trung tâm có trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối
với những nghề được phép đào tạo theo quy định của chính phủ đảm bảo đúng
quy định, phù hợp thực trạng của trung tâm để đạt được mục tiêu đào tạo đề ra.
1.3.2. Nhu cầu xã hội về đào tạo nghề hiện nay
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là
yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống

còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn
nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức và cịn hạn chế.
Theo Bộ LĐ-TB&XH thì hiện tại, chất lượng việc làm vẫn rất thấp. Cụ
thể: việc làm giản đơn, không cần kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm của
cả nước. Ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 18,1% nhưng khu vực nông thôn chiếm

gần 50% tổng việc làm. Trong khi đó, so với những năm trước đây, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhu cầu
về nguồn nhân lực có chất lượng cao của các ngành dịch vụ và công nghiệp
tăng rất nhanh. Đến các khu công nghiệp, khi tuyển công nhân cho các ngành
may mặc, điện tử cũng yêu tiên người có kinh nghiệm, tay nghề, lao động đã
qua đào tạo. Bên cạnh các Doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta cũng đang rất khát nguồn lao động có tay
nghề, chất lượng cao. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có chất lượng của chúng ta
lại q ít, khơng đủ để đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì
vậy, việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan trọng hiện
nay.
Đối với lao động nông thôn: Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và phát
triển nông thôn (Bộ NN&PTNT): Giai đoạn 10 năm tới (từ năm 2020 đến năm 2030),
nhu cầu đào tạo nghề lao động nông nghiệp của lao động khu vực nông thôn sẽ rất
lớn. Dự báo sẽ có 4,5 - 6 triệu lao động có nhu cầu đào tạo nghề nơng nghiệp, với
mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×