Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.81 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

MAI VĂN DŨNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM
SĨC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA
ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – NĂM 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

MAI VĂN DŨNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM
SĨC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA
ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH
THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 87 20 163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS TRẦN THẾ HOÀNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, năm 2019
Người cam đoan

Mai Văn Dũng


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, các thầy cơ
khoa Y tế cơng cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Đặc biệt em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thế Hồng - người Thầy đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên, Tập thể
Ban giám đốc và cán bộ Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phú Lương, UBND
huyện Phú Lương, Trạm Y tế xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phú Lý và Trạm Y tế
Thị trấn Đu – đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và
thu thập số liệu để hồn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã
tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi.

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Mai Văn Dũng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NCSNKT
NCS

NKT


PHCN
PHCNDVCĐ

: Người chăm sóc

UNFPA

: Người chăm sóc người khuyết tật
: Người khuyết tật

UNICEF

: Phục hồi chức năng
: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

WHO


: United Nations Population Fund - Quỹ Dân số Liên

hiệp quốc
: United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc
: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1.. TỔNG QUAN................................................................................ 3
1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật....................3
1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng............................................................3
1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật................................................................. 5
1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật..........................7
1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật....................... 7
1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật.....................9
1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình.................12
1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc

chính cho người khuyết tật tại gia đình................................................................................ 15
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào cộng

đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình.........18
1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã.............................................20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 21
2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................21
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22

2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.....................................................22
2.4.2. Cỡ mẫu..................................................................................................22
2.4.3. Chọn mẫu..............................................................................................23
2.5. Chỉ số nghiên cứu.................................................................................... 23
2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...........................23
2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi
chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật...................24


2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN
tại nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật..................................25
2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu...........................................25
2.7. Xử lý số liệu.............................................................................................26
2.8. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................26
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 28
3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật...........28
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật..................................................... 33
3.2.1. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT................33
3.2.2. Thái độ về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho NKT .. 34

3.2.3. Thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc NKT..............36
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm
sóc người khuyết tật................................................................................42
Chương 4. BÀN LUẬN............................................................................................................... 53
4.1. Đặc điểm chung của NCS chính cho NKT tham gia nghiên cứu.............52
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc

chính cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.................................53
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm

sóc chính cho người khuyết tật...............................................................56
KẾT LUẬN.....................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT..................28
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với người

khuyết tật của người chăm sóc chính............................................30
Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219)...........31
Bảng 3.4. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT..........33
Bảng 3.5. Thái độ về hoạt động phục hồi chức năng của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật..................................................................... 34
Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT..............36
Bảng 3.7. Đặc điểm người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT
37
Bảng 3.8. Tần suất thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật........................................................... 38
Bảng 3.9. Cách thức hỗ trợ của người chăm sóc người khuyết tật (n = 155) . 39
Bảng 3.10. Tỉ lệ NCSNKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình cho NKT 40

Bảng 3.11. Đặc điểm khám sức khỏe cho người khuyết tật............................40
Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

với thực hành phục hồi chức năng................................................42
Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết tật


với thực hành phục hồi chức năng................................................43
Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người khuyết

tật với thực hành phục hồi chức năng...........................................43
Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho
người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng.....................44
Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...............................44


Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm
sóc chính với thực hành phục hồi chức năng................................45
Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...............................45
Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người khuyết

tật với thực hành phục hồi chức năng.......................................................... 47
Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng........................... 47
Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc
dành cho người khuyết tật.............................................................48
Bảng 3.22. Đặc điểm hoạt động về dịch vụ PHCN của trạm y tế xã..............49
Bảng 3.23. Nguồn thông tin về dịch vụ phục hồi chức năng mà người chăm sóc

chính cho người khuyết tật được tiếp cận.....................................50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT.......................29
Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT...29

Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật..............................32
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật..........32
Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc
người khuyết tật......................................................................................34
Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật........................................................................................................... 37
Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính

cho người khuyết tật............................................................................... 41


DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật..................................................... 41
Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật.................................... 46
Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người chăm
sóc chính cho người khuyết tật...............................................................47
Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật..................................................... 48
Hộp 3.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của cán bộ y tế xã.........50
Hộp 3.6. Đặc điểm nguồn thông tin hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm

sóc chính cho người khuyết tật...............................................................51


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Người khuyết tật là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình

trạng sức khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham
gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20]. Trên
thế giới, có khoảng 10% dân số sống chung với một loại khuyết tật [32]. Theo
ước tính, ở Việt Nam có 6,1 triệu người, hay 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có
khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe,
vận động và tập trung hoặc ghi nhớ [29].
Phục hồi chức năng là ngành nghiên cứu, sử dụng các biện pháp y học
kinh tế, xã hội học, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm
tác động của bệnh tật, khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật tới người bệnh và
người tàn tật. Giúp người tàn tật, người bệnh phục hồi tối đa về thể chất, tâm
thần và xã hội [6]. Phục hồi chức năng chủ yếu dựa vào các khoa phục hồi
chức năng của các bệnh viện Trung ương, các Trung tâm phục hồi chức năng.
Đội ngũ cán bộ phục hồi chức năng tại cộng đồng cịn thiếu hụt: tuyến tỉnh có
khoảng 5-10%, tuyến huyện có khoảng 1% và tuyến xã là 0%.
Để giải quyết vấn đề người khuyết tật tại cộng đồng, Hội đồng Bộ trưởng đã
có văn bản số 405/VP ngày 17 tháng 02 năm 1987 cho phép Bộ Y tế triển khai
Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Ngày 07 tháng 2
năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT [5] về
việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010” tại chuẩn III: Khám
chữa bệnh và Phục hồi chức năng có quy định: Tỉ lệ người khuyết tật được hướng
dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng ở miền núi phải đạt từ 15% trở lên.
Nghiên cứu của Đào Thanh Quang thấy nhu cầu cần phục hồi chức năng của người
khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu là 49,2%, trong đó, nhu cầu ở nhóm mất cảm giác
chiếm cao nhất (100,0%) và thấp nhất là nhóm khuyết tật về nhìn


2
(27,2%). Tỉ lệ người khuyết tật và gia đình tham gia vào công tác phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng là 63,3%. Tỉ lệ yêu cầu dụng cụ hỗ trợ 14,9% [19].


Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: trình độ văn hóa, quan hệ với người khuyết tật, tiếp cận
dịch vụ y tế và năng lực cán bộ y tế tại tuyến xã..., trong đó có kiến thức, thái
độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2002) thấy có 43,2% gia đình chưa nghe về
tập luyện phục hồi chức năng, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về
phục hồi chức năng, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn phục hồi chức
năng, trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện phục hồi chức năng,
45,0% hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình
có nhu cầu tài liệu về phục hồi chức năng [1].
Phú Lương là một huyện miền núi của Việt Nam, gồm có 15 xã, thị trấn, hiện
đang triển khai chương trình quản lý người khuyết tật. Câu hỏi đặt ra là: Kiến thức,
thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật hiện
nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của người
chăm sóc người khuyết tật? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu

“Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” nhằm 02 mục tiêu
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã,
huyện Phú Lương năm 2018
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật

1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng
1.1.1.1. Khái niệm phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng (PHCN): Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
PHCN cho người khuyết tật (NKT) là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho
họ tiếp cận và duy trì những cảm giác, tình trạng thân thể, trí tuệ tâm lý và các
chức năng xã hội của họ một cách tối ưu. Phục hồi chức năng cung cấp cho
NKT công cụ cần thiết để đạt được sự độc lập và tự quyết [56].
PHCN được hiểu là: "Áp dụng các vấn đề y học, xã hội, hướng nghiệp,
giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết, giảm chức năng do tàn
tật tạo điều kiện cho người bệnh, người tàn tật phục hồi tối đa về thể chất, tâm
thần và xã hội, qua đó hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham
gia vào các hoạt động trong cộng đồng". Hay nói cách khác, là "Sự khơi phục
đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh"
Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều đến sinh thái môi trường và các
mối quan hệ trong xã hội [4], [43].
1.1.1.2. Mục đích của phục hồi chức năng
PHCN cho NKT khơng phải chỉ là công tác y tế đơn thuần mà nó cịn có

ý
nghĩa nhân đạo, kinh tế, xã hội và pháp lí sâu sắc. Mục đích của
PHCN:

-

-

Hồn lại một cách tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp.

-


Ngăn ngừa tổn thương thứ phát.

Tăng cường tối đa khả năng còn lại của NKT để giảm hậu quả khuyết

tật của bản thân, gia đình và xã hội.


4
-

Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành

viên trong gia đình và chính bản thân NKT, coi NKT cũng là một thành viên
bình đẳng trong cộng đồng.
-

Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thơng...để NKT có thể

tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. NKT không phải lúc nào cũng
làm được những việc mà người bình thường có thể làm hoặc khơng làm theo
cách của người bình thường được.
-

Động viên được toàn xã hội nhận thức được việc phịng ngừa khuyết

tật là cơng việc của cộng đồng, xã hội và tích cực tham gia vào hoạt động này.
Quan điểm trước đây nhận định quá trình PHCN cho NKT chỉ được bắt
đầu khi một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể đã bị mất chức năng hoàn toàn
hoặc gần hoàn toàn. Ngày nay, quan điểm về PHCN cho NKT được xác định
kể từ khi chưa bị bệnh, người ta gọi đó là "phục hồi dự phịng" [32].

1.1.1.3. Các hình thức phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng tại trung tâm: Đây là hình thức PHCN đã được áp
dụng từ lâu, để chỉ tình trạng một khi hầu hết hoặc tất cả mọi dịch vụ PHCN đều
được tập trung tại viện hoặc tại trại dành cho NKT. PHCN tại trung tâm có nhiều
thuận tiện về điều kiện cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị, có thể
phục hồi được những trường hợp khó và nặng. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi
chi phí cao, trong khi số lượng người được phục hồi không nhiều và gây rất
nhiều bất tiện cho bản thân NKT và gia đình họ một khi họ phải sống xa nhà.
Điều này làm cho NKT được phục hồi khó chấp nhận các trung tâm [4].
Phục hồi chức năng ngoài trung tâm: Đây là hình thức đưa cán bộ PHCN
cùng phương tiện xuống cộng đồng hay là PHCN ngồi viện. Với hình thức này,
số lượng NKT được PHCN có thể tăng lên chút ít và khắc phục được nhiều khó
khăn cho bản thân và gia đình NKT. Tuy vậy, chi phí cho PHCN ngồi trung tâm
rất lớn và khó có thể đảm bảo được nhân lực và trang thiết bị [4].


5
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là một chương trình y tế được
xã hội hóa cao. Những kiến thức phòng ngừa và PHCN cho NKT được truyền
đạt từ người thầy thuốc đến nhân viên y tế thôn bản, đến NKT và gia đình họ.
Với sự giúp đỡ của nhân viên y tế thơn bản, NKT có thể được tập luyện tại
nhà bằng việc sử dụng các dụng cụ thích ứng có ở địa phương [25]. Cơng tác
PHCN thành công việc của cộng đồng, thông qua các tổ chức ở cộng đồng để
xã hội hoá và dân chủ hoá cơng tác PHCN và phịng ngừa tàn tật.
PHCNDVCĐ được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân
NKT, gia đình họ và cộng đồng thơng qua những dịch vụ y tế, giáo dục,
hướng nghiệp và xã hội thích hợp. PHCNDVCĐ đáp ứng được cả 5 mức độ
về nhu cầu cơ bản của con người [25]. Trong hình thức PHCNDVCĐ, người
quản lý chương trình có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển giao kiến
thức và các kỹ năng PHCN đến tận NKT; gia đình NKT và thành viên của

cộng đồng. Cộng đồng có trách nhiệm tham gia lập kế hoạch quyết định triển
khai đánh giá chương trình. PHCNDVCĐ cần có sự tham gia của nhiều
ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ và chính quyền các cấp và các ngành.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Lao động Quốc tế đã
thống nhất định nghĩa: "PHCNDVCĐ là chiến lược phát triển của cộng đồng
về PHCN, bình đẳng về cơ hội, hội nhập xã hội của mọi NKT, triển khai
PHCNDVCĐ thuộc về trách nhiệm của cộng đồng, bản thân NKT và gia đình
của họ thơng qua các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội” [55].
1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật
1.1.2.1. Khái niệm người khuyết tật
NKT là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức
khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia trong
các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20].
1.1.2.2. Phân loại khuyết tật
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang sử dụng phân loại khuyết tật của WHO,


6
gồm 7 nhóm khuyết tật khác nhau áp dụng chung cho cả người lớn và trẻ em.
1.

Khó khăn về tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức

năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận
động, di chuyển.
2.

Khó khăn về nghe/nói hoặc nghe và nói kết hợp: là tình trạng

giảm hoăc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành

tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thơng tin
bằng lời nói.

3.

Khó khăn về học: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận

thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân
tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
4.

Khó khăn về nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn

và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh
sáng và mơi trường bình thường.
5.

Nhóm hành vi xa lạ: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm

xúc, kiểm sốt hành vi, suy nghĩ có biểu hiện với những lời nói, hành
động bất thường.
6.
Nhóm động kinh: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng,
khuyết tật

liên quan đến bệnh động kinh: bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc khơng
kèm theo các dạng khuyết tật khác.
7.

Khó khăn mất cảm giác: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả


năng, khuyết tật liên quan đến bệnh phong [7].
1.1.2.3. Nguyên nhân và tỉ lệ người khuyết tật
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật là do “già cả” (46,9%),
khoảng một phần tư số người được hỏi cho biết họ bị khuyết tật chủ yếu là do
bệnh tật (39,8%). Tai nạn là nguyên nhân phổ biến thứ ba của khuyết tật, đặc
biệt là đối với nhóm khuyết tật về vận động (5,2% và 4,0%). Mặc dù chiến


tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn hiện diện rất rõ trong
số liệu về khuyết tật. Chiến tranh và chất độc màu da cam đứng ở vị trí thứ tư


7
(0,9%) và có khoảng 5% số NKT cho rằng đây là ngun nhân chính dẫn đến
tình trạng khuyết tật của họ [30]. NKT được Đảng, Chính phủ quan tâm thơng
qua các trợ cấp xã hội. NKT được nhận trợ cấp xã hội nhưng chỉ có khoảng
70% NKT tương đối hài lòng. Vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến
quy trình trợ cấp và mức trợ cấp [26]. Tỉ lệ NKT khác nhau ở mỗi quốc gia,
nghiên cứu ở Etiopia cho tỉ lệ NKT là 3,8%, trong đó nguyên nhân do TNGT
bằng xe máy là 47,0% và do mù là 28,6% [39].
Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi thuộc Ấn Độ là 5178/100.000 người
cao tuổi, trong đó, khuyết tật về vận động chiếm 25,0% và khuyết tật về nghe
chiếm 19,0% [53]. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi Nhật Bản là 20,1% với
nguyên nhân chiếm cao nhất là mất trí nhớ 23,5% và đột quỵ 24,7% [57].
Nghiên cứu của Mitra S và cs (2014) cho tỉ lệ NKT ở người trưởng thành
thuộc 54 quốc gia tham gia nghiên cứu là 14% [47]. Tỉ lệ này ở vị thành niên
và người trưởng thành tại vùng nông thôn Trung Quốc chiếm 7,0% [33]. Tỉ lệ
NKT có xu hướng tăng có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là người già [50].
1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật

Người chăm sóc (NCS) chính cho NKT là người thường xuyên hỗ trợ
NKT thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, sinh hoạt; giúp NKT có cơ hội
hịa nhập, tái hòa nhập xã hội.
1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật
Cải thiện tình trạng của NKT là nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách.
Có nhiều yếu tố cản trở sự cải thiện đó, rất nhiều người cho rằng khuyết tật tại
cộng đồng là một vấn đề nhỏ, phục vụ cho NKT tốn kém, họ khơng muốn
cung cấp kinh phí và thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ NKT. NKT thường là
nghèo khổ, phụ thuộc và ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu.
NKT có một số đặc điểm về sinh lý khác với người bình thường. Hơn nữa,
ở những NKT sớm sau khi được sinh ra thì thơng thường những chức năng khác
của họ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngồi những nhu cầu chung, NKT cịn


8
có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần và xã
hội, nếu những nhu cầu này khơng được đáp ứng thì sẽ làm tăng mức độ
khuyết tật hoặc ảnh hưởng đến tương lai của họ. Trong cuộc sống hàng ngày,
NKT nói chung chủ yếu sống trong mơi trường gia đình (xã hội thu nhỏ). Vì
vậy, quá trình hội nhập xã hội phải bắt đầu từ ngay chính tại gia đình NKT.
Do đó nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho NKT thực hiện bình đẳng các
quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để
ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội [28].
NKT bình đẳng hịa nhập xã hội thể hiện ở chỗ MKT có quyền tham gia
mọi hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng, giống như mọi thành viên khác.
Gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội cần tạo mọi điều kiện để NKT/trẻ khuyết tật
có thể tiếp cận và tham gia các hoạt động này. Vai trị của gia đình NKT trong sự
phát triển chương trình PHCNDVCĐ là rất lớn. Cha mẹ có thể chia sẻ kinh
nghiệm của mình, có thể khuyến khích các phụ huynh khác tham gia cùng con
cái của họ trong hoạt động hàng ngày, bằng cách thông cảm, lắng nghe NKT. Họ

cũng chia sẻ thông tin y tế và xã hội dịch vụ. Gia đình có thể tìm cách để phát
hiện khả năng cá nhân NKT, tạo sự kết nối giữa NKT và người sử dụng lao động.
NKT cần có cơ hội học nghề để có được kỹ năng. NKT và gia đình họ cần phải
được tham gia ngay từ đầu trong chương trình PHCNDVCĐ, để họ đưa ra quan
điểm, mong muốn hy vọng, nhu cầu, nỗi sợ hãi và những rào cản, cha mẹ có vai
trị rất mạnh mẽ trong việc thúc đẩy trẻ em khuyết tật trong môi trường giáo dục
chính thống, vì vậy cần nâng cao nhận thức cho họ.
Các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, vợ chồng và anh chị em
là những người có ảnh hưởng trực tiếp và là nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với NKT,
đặc biệt là vai trò của NCS chính cho NKT. Việc PHCN tại gia đình được nhấn
mạnh với NKT là trung tâm nhằm mục đích: (1) Tăng cường và nâng cao mối
quan hệ giữa người nhà và NKT. (2) Giúp phòng chống những vấn đề tiềm tàng
nảy sinh thông qua mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái, anh –


9
em, ông bà – cháu và như vậy họ là những người thân trong gia đình trở thành
người cho chính NKT, con em của mình. Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp
quốc khuyến nghị rằng cần ưu tiên cho cơng tác phục hồi và tái hịa nhập của trẻ
em trong mơi trường gia đình, làm việc với tồn thể gia đình chứ khơng nên đưa
trẻ vào các cơ sở chăm sóc tập trung. (3) PHCN tại nhà được coi là phương pháp
kinh tế, hiệu quả trong quá trình hội nhập của NKT thơng qua việc sử dụng tồn
bộ các nguồn lực sẵn có ngay tại gia đình, cộng đồng. Để có thể đảm nhận được
vai trị của mình, gia đình cần được nâng cao nhận thức về quyền của NKT và
những lĩnh vực liên quan đến khuyết tật được đào tạo và chuyển giao những kỹ
năng PHCN cơ bản, mà đối tượng cần chú ý nhất là NCS chính.

1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật
1.1.5.1. Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và di chuyển
Vận động di chuyển là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.

Sự vận động di chuyển giúp con người, nhất là NKT nâng cao nhận thức về
thế giới tự nhiên, xã hội. Trong các hoạt động PHCN, nguyên tắc cơ bản nhất
mà bất cứ người làm công tác PHCN nào cũng phải coi trọng và tuân theo là:
Phải luôn luôn khiến người bệnh hoạt động, hiển nhiên sự hoạt động đó đem
lại lợi ích về sức khỏe cho họ [25]. Với NKT, phần lớn các nguyên nhân gây
khiếm khuyết về vận động di chuyển đều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây
ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển của NKT. PHCN cho NKT cần
tiến hành ngay sau khi bị khiếm khuyết là bước đầu tiên tạo ra sự hồi phục về
thể chất của NKT. Với NKT vận động, PHCN nhằm chống teo cơ, cứng khớp
và hình thành những hoạt động vận động thông thường là vấn đề đầu tiên và
cốt lõi, nhằm đảm bảo cho NKT có sự vận động di chuyển dễ dàng.
Trong khn khổ của chương trình PHCNDVCĐ thì can thiệp hỗ trợ về
PHCN được thực hiện hàng ngày tại cộng đồng và gia đình NKT thơng qua sự
hỗ trợ về vận động và di chuyển. Hoạt động này mang lại lợi ích trực tiếp cho
NKT, hỗ trợ NKT PHCN và phòng ngừa được các khuyết tật thứ phát. Báo cáo


10
nghiên cứu của Trần Trọng Hải và cs cho thấy: theo quan điểm của đa số gia
đình NKT (83%) và gia đình khơng có NKT (86%) thì PHCN tại nhà đã mang lại
kết quả tốt cho NKT ở các lĩnh vực: vận động (75%), độc lập trong sinh hoạt
(49%), giao tiếp và ngôn ngữ (49%), tham gia vào các hoạt động gia đình. Chỉ có
17% các gia đình khơng có NKT cho thấy kết quả PHCN chưa tốt [12].

1.1.5.2. Hỗ trợ phục hồi chức năng về ngôn ngữ và giao tiếp
PHCN về ngôn ngữ giao tiếp thật sự cần thiết cho NKT để họ tiếp cận và
trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Nhằm đảm bảo cho NKT có thể đề
xuất ý kiến hay nguyện vọng của mình nhằm để thỏa mãn một số nhu cầu trong
cuộc sống hàng ngày. NKT tham gia vào các hoạt động khác nhau của xã hội,
cộng đồng, gia đình và nhà trường, được vui chơi cùng bạn bè cùng tuổi và nhận

được sự hỗ trợ hàng ngày của bạn bè, thầy cô thì ngơn ngữ và giao tiếp thực sự
hết sức quan trọng. Bên cạnh sự phát triển về trí tuệ và kiến thức, thông qua
tương tác với người xung quanh, biểu hiện bằng ngơn ngữ giao tiếp, ngỗn ngữ
hình thể khơng lời. NKT sẽ dần khắc phục được sự mặc cảm, thiếu tự tin và
khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, NKT có cơ hội bình đằng, tiếp nhận
dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết, phù hợp tại cộng đồng để chuẩn bị
trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. Theo nghiên cứu của Võ Ngọc
Dũng thì có 64,4% NCS chính có thực hành PHCN tại nhà cho NKT về ngôn
ngữ và giao tiếp [11]. Bên cạnh việc dạy NKT tại trường, sự hỗ trợ về việc học
tập ngôn ngữ hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục về ngôn ngữ và
giao tiếp. Đa số NKT đều cần sự trợ giúp của gia đình trong việc đi học, giảng
bài thêm cho NKT khi ở nhà để củng cố kiến thức. Theo ước tính có khoảng 6,1
triệu NKT ở Việt Nam, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng
số NKT, trong đó có 7% khuyết tật về ngơn ngữ [3].

1.1.5.3. Hỗ trợ phục hồi chức năng về sinh hoạt hàng ngày
PHCN về sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá
nhân thật sự cần thiết đối với NKT. Sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp NKT


11
phát huy được tính tương tác xã hội, đồng thời cũng giúp cho NKT trở nên
độc lập hơn, có khả năng tự chăm sóc cho bản thân mình. Theo kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân thì tỉ lệ NCS chính có thực hành PHCN
sinh hoạt hàng ngày cho NKT ăn uống (86,3%), tắm rửa (43,9%), đánh răng
(27,5%) và mặc quần áo 57,5%), đại tiểu tiện (39,6%) [16]. Theo nghiên cứu
của Võ Ngọc Dũng có 70% NCS chính có thực hành hồi phục chức năng tại
nhà cho NKT trong sinh hoạt hàng ngày [11].
1.1.5.4. Hỗ trợ phục hồi chức năng hòa nhập xã hội
Hòa nhập xã hội là một nhu cầu thật sự cần thiết cho NKT. Điều này đã

được xã hội chấp nhận thông qua Luật NKT của chính phủ [20]. Như những
người bình thường, NKT cũng là một thành viên của xã hội, vì vậy khơng thể
tách tời cuộc sống của NKT ra khỏi các hoạt động của gia đình. Ngồi việc chăm
sóc và luyện tập PHCN hàng ngày cho NKT thì việc khuyến khích và tạo điều
kiện cho NKT tham gia vào các hoạt động của gia đình cũng là một biện pháp trị
liệu tích cực. Tham gia vào các hoạt động rửa bát đĩa, quét dọn nhà cửa hoặc làm
một số việc vặt khác sẽ làm NKT mong muốn được tham gia vào các hoạt động
của gia đình. Được tham gia vào hoạt động thơng thường như dọn dẹp nhà cửa,
rửa bát hoặc một số việc lặt vặt sẽ làm NKT khẳng định được vị thế, vai trị của
mình trong gia đình, sống năng động và tích cực hơn.
Song song với hịa nhập xã hội với cuộc sống gia đình thì NKT cần được
tham gia vào các hoạt động tập thể tại cộng đồng. Thông qua sự tham gia này,
NKT sẽ khơng cịn cảm giác bị bỏ rơi, xa lánh hoặc kỳ thị. Ngược lại, cộng đồng
cũng có điều kiện khẳng định sự tơn trọng và yêu thương đối với NKT. Các
thành viên trong gia đình NKT là người đầu tiên cần tìm các cơ hội cho NKT
tiếp cận với các hoạt động chung của cộng đồng bằng cách tạo điều kiện cho
NKT chơi với bạn bè, cho NKT đi học và đưa NKT tham gia vào các hoạt động
chung của cộng đồng. Hòa nhập xã hội là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động
PHCN cho NKT. NKT sẽ khơng cịn cảm giác mặc cảm, bị xa lánh hoặc


12
bị bỏ rơi, cô lập. Thông qua hội nhập xã hội, NKT trở nên tự tin hơn, có khả
năng bộc lộ những khả năng tiềm tàng của mình và phát triển để trở thành một
nhân tố đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tuy
nhiên, NKT khơng thể hội nhập nếu khơng có sự tham gia và hỗ trợ của gia
điình, cộng đồng và xã hội. PHCNDVCĐ thúc đẩy sự hợp tác của các nhà
lãnh đạo cộng đồng, NKT, gia đình họ và các thành viên liên quan cung cấp
cơ hội bình đằng cho tất cả các NKT trong cộng đồng. Các thành viên của gia
đình, đặc biệt là NCS chính cần tham gia một các tích cực có hiệu quả mới

giúp NKT vượt qua mọi chướng ngại vật để đi đến đích.
1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình
1.1.6.1. Tình hình PHCN của NCSNKT tại gia đình trên thế giới
Năm 1974, tại Iraq đã xảy ra một vụ ngộ độc làm phần lớn dân thường
cả trẻ em và người lớn trong một vùng nông thôn bị liệt, teo cơ. Sau khi xảy
ra, tại đây nhân dân đã tự luyện tập, kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ
thích hợp các dụng cụ thích nghi có tại địa phương. Sau gần 3 năm luyện tập,
Tổ chức Y tế thế giới đã cử các đoàn chuyên viên về kiểm tra, đánh giá thấy
trên 80% người bị liệt, teo cơ đã được phục hồi, nhiều người đã trở về với lao
động sản xuất bình thường, trẻ em đi học trở lại. Tất cả các người bệnh tại đây
đã được cán bộ y tế địa phương giúp đỡ tại cộng đồng. Từ đó năm 1976 đã
đưa ra Chương trình PHCNDVCĐ. Năm 1978, vấn đề này được nêu trong
Hội nghị bàn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sức khoẻ cho mọi người đến
năm 2000. Hội nghị được cộng đồng thế giới chấp thuận và Chương trình
PHCNDVCĐ được lồng ghép chặt chẽ trong Chương trình mạng lưới chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Tất cả những nơi đã triển khai chăm sóc sức khỏe ban
đầu đều có thể áp dụng Chương trình PHCNDVCĐ.
Năm 1979, Chương trình PHCNDVCĐ đã tiến hành thử nghiệm ở 10
nước, năm 1982 lại tiếp tục thử nghiệm và đã đưa ra 23 nhu cầu cơ bản của con
người. Năm 1981, Liên hợp quốc phát động năm quốc tế về người tàn tật, khởi


13
đầu về sự quan tâm đến vấn đề người tàn tật của cộng đồng quốc tế. Năm
1982, Chương trình thế giới hành động vì người tàn tật đã tuyên bố thập kỷ
đầu tiên người tàn tật (1983 - 1992). Mục tiêu của thập kỷ người tàn tật nhằm
phòng ngừa các nguyên nhân gây tàn tật, PHCN, sự tham gia tối đa và sự bình
đẳng tối đa của người tàn tật.
Qua nhiều thập kỷ triển khai và nghiên cứu về PHCNDVCĐ, chứng
minh đây là một hình thức PHCN rất có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh kinh

tế của các nước đang phát triển. Tại Châu Á, năm 1992 đã có 33 nước tham
gia và tuyên bố giai đoạn 1993 - 2002 là thập kỷ người tàn tật Châu Á và Thái
Bình Dương, đồng thời triển khai nhiều Chương trình nhằm cải thiện chất
lượng sống của người tàn tật, trong đó PHCNDVCĐ được chọn là một biện
pháp phù hợp để giải quyết vấn đề NKT.
Đến nay, Chương trình PHCNDVCĐ đã phát triển ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, nhiều bài học kinh nghiệm thu nhận được từ việc triển khai
Chương trình PHCNDVCĐ ở các nước đang phát triển, ở Châu Phi, Châu Á,
Ấn Độ, Nam Mỹ... chất lượng cuộc sống của NKT được cải thiện rõ rệt và
cộng đồng ngày càng tích cực tham gia vào chương trình nhằm giúp đỡ NKT.
Chương trình PHCNDVCĐ có tám nội dung hoạt động chủ yếu sau:
-

Phát hiện thương tật và đề phòng khuyết tật.

Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích

thích sớm trong khi chơi đùa.
-

Huấn luyện về giao tiếp cho NKT về nghe, nói.

Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày (ăn, mặc, vệ sinh cá
nhân và
các công việc nội trợ).
-

Huấn luyện lao động thơng qua sản xuất.

-


Học tập.

-

Hồ nhập xã hội.

-

Tìm việc làm và tăng thu nhập [48].


×